Tin Việt Nam – 17/09/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 17/09/2017

Rủ Nhau Kêu Cứu

Trần Khải

Cả nước kêu cứu vì sợ chết ngộp… cả trên đất liền cho tới Biển Đông đều nghe kêu cứu…

Thê thảm tới mức đài của chính phủ Hà Nội cũng chiếu bản đồ Biển Đông 9 đoạn của Hoa Lục… Thế thì, nước mất mấy hồi.

Bản tin VOA kể rằng vào hôm 13/09, kênh VTV1 – chuyên về thời sự chính luận của đài truyền hình Việt Nam, có vẻ như đã sử dụng bản đồ Trung Quốc với đường lưỡi bò (đường chín đoạn) trên Biển Đông, trong bản tin dự báo thời tiết của mình. Đoạn video được cho là nằm trong chương trình Cuộc sống thường ngày, nói về thông tin cơn bão Talim đổ bộ vào Trung Quốc. Không khó để thấy những đường đứt đoạn màu vàng, được đặt trên khu vực Biển Đông. Đây không phải là lần đầu tiên Đài truyền hình Việt Nam vướng phải những tranh cãi về việc sử dụng hình ảnh. Đường lưỡi bò, hay còn gọi là đường chín

đoạn, là tên gọi dùng để chỉ đường quốc giới hải vực biển Đông mà Trung quốc chủ trương và đơn phương tuyên bố chủ quyền và đã bị Tòa án Trọng tài thường trực bác bỏ.

Nghệ sĩ cũng kêu cứu…

Báo Dân Việt kể rằng: Các nghệ sĩ điện ảnh tụ họp kêu cứu cho Hãng phim truyện VN.

Sáng ngày 15.9, các đạo diễn Nguyễn Xuân Thành, nghệ sĩ Lê Hồng Sơn, nghệ sĩ Vũ Quốc Tuấn…cùng rất nhiều nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam đồng loạt làm đơn kêu cứu gửi tới Hội Điện ảnh Việt Nam.
Mấy ngày nay cư dân mạng đang xôn xao việc Công ty TNHH MTV Hãng phim Truyện Việt Nam bị biến thành nơi bán bún, bán phở. Đồng thời với đó là những buưc dọc của các cán bộ, công nhân viên, nghệ sĩ khi công ty đi vào hoạt động cổ phần hóa sau hơn 2 tháng.

Cụ thể, Ban giám đốc Công ty đã tự động dọn những đạo cụ tại phòng đạo cụ, dọn kịch bản phim tại phòng biên kịch gửi tới Viện Phim mà không có bất cứ thông báo tới các trưởng, phó phòng liên quan. Ngoài ra, Ban giám đốc còn sáp nhập 4 phòng là biên kịch; đạo diễn; quay phim; thiết kế mỹ thuật vào một phòng gọi tên là Phòng Nghệ thuật, còn 4 dãy nhà trước đây của 4 phòng đã bị tiến hành cho thuê để kinh doanh chứ không phục vụ mục đích làm phim.

Việc trả lương cho cán bộ, công nhân viên, giới nghệ sĩ có sự chênh lệch cao thấp không đồng đều, không theo một định mức, căn cứ nào, thậm chí có bộ phận không có lương…

Trong khi đó, bản tin BizLive kể chuyện Đồng Nai cũng vang vọng lời kêu cứu:

Sở Xây dựng Đồng Nai nói gì về thư kêu cứu của 300 người “tố” bị 2 công ty môi giới lừa đảo?

Tại tọa đàm bất động sản đầu tư thị trường Đồng Nai mới tổ chức, câu chuyện liên quan đến hàng trăm người dân tố hai doanh nghiệp môi giới lừa đảo được đề cập như lời cảnh báo về rủi ro khi đầu tư vào thị trường này.

Cụ thể, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, hiệp hội đã nhận được thư kêu cứu của khoảng 300 người dân mua sản phẩm của 2 công ty làm các dự án ở huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom.

“Chúng tôi rất tiếc là chủ đầu tư các dự án đã chọn nhầm đơn vị môi giới. Hai công ty môi giới này với nhiều thủ đoạn để lừa đảo người mua”, ông Châu cho  biết.

Theo chủ tịch HoREA thì các thủ đoạn gồm đầu tiên là đổi tên dự án để người mua không biết dự án tên

gì. Thủ đoạn thứ hai là đổi tên luôn chủ đầu tư để không thể tìm được chủ đầu tư là ai. Thủ đoạn thứ ba là sửa lại, vẽ lại quy hoạch 1/500 dự án, thêm thắt vào rất nhiều tiện ích không có để lừa đảo người tiêu dùng. Thủ đoạn thứ tư là thay đổi giá. Giá chủ đầu tư bán có 300 triệu/nền thì đơn vị môi giới kê lên 150, 200 triệu thậm chí gấp đôi. Thủ đoạn thứ 5 là dùng chim mồi, chẳng hạn phía môi giới mời bà con đi mua đất quận 2, đón bà con lên xe rồi nói chỗ này đất đã bán hết hàng, rồi dùng chim mồi hỏi còn chỗ nào khác thì dẫn đi xem, vậy là tiếp theo đó họ dẫn đoàn đi Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom…

Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ kể: Xây bệnh viện làm ảnh hưởng sức khỏe dân, kêu cứu ai?

Người dân phản ánh công trình xây dựng bệnh viện Hoàn Mỹ (27 Kỳ Đồng, P. 9, Q.3, TP.SG) hoạt động quá giờ quy định, làm ồn, ảnh hưởng giờ giấc nghỉ ngơi của người dân. Chính quyền địa phương nói gì?

Phản ánh đến Đường dây nóng báo Tuổi Trẻ, ông Tư – CLB hưu trí, Q.3 bực dọc: “Công trình xây dựng của nhà nước hoạt động thì người dân luôn ủng hộ. Nhưng, hoạt động đến tận 2-3 giờ đêm, tiếng động rất lớn khiến tôi không thể nào ngủ được, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe”.

Thê thảm là Bình Thuận, cơ nguy vùng biển xinh đẹp sẽ trở thành hố bùn đỏ…

Báo Pháp Luật kể về thủ phủ titan kêu cứu.

Với lợi thế về tự nhiên, nhất là các cảnh đẹp ven biển, Bình Thuận có thể trở thành trung tâm du lịch và trung tâm về năng lượng sạch. Song do được quy hoạch là “trung tâm titan” nên Bình Thuận gánh chịu hậu quả nặng nề từ các dự án khai thác ồ ạt, môi trường tan hoang.

Tại Hà Nội cũng kêu cứu, theo báo Hà Nội Mới: Hàng trăm hộ dân thủ đô kêu cứu vì nỗi đau mang tên… sổ đỏ!

Khoảng 200 hộ dân sinh sống ổn định đã trên dưới 30 năm tại thôn Thượng, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội (nay là tổ dân phố số 1, phường Mễ Trì, Q.Nam Từ Liêm. TP Hà Nội) đang kêu cứu vì cho rằng bị “giam lỏng” trong dự án quy hoạch bất khả thi. Hàng loạt nguyện vọng đã được được người dân bày tỏ với PV Dân trí.

Kêu cứu vang khắp trời…

https://vietbao.com/p123a272253/ru-nhau-keu-cuu

 

Tình nguyện viên và tinh thần phục vụ cộng đồng

Hà Vũ

Một trong những người tình nguyện lâu năm tại Virginia là Mục sư Huỳnh Minh Mẫn. Ông tình nguyện làm việc trong ngành cứu thương từ khi chưa được phong chức mục sư. Ông nói:

“Tôi nhìn thấy cái bảng họ để là cần người tình nguyện đặt trên đường ở mấy trạm cứu hỏa. Khoảng đó là năm 1993 mọi sự đã ổn định rồi sau khi đi tị nạn thì thấy bây giờ mình có được cuộc sống thoải mái như vầy thì nên nghĩ tới chuyện là phải làm một cái gì đó để gọi là đền đáp lại công ơn của chính phủ và dân chúng Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay đón chào mình lúc mình là một người đi tị nạn cộng sản. Tôi đến hỏi thăm và ghi tên và sau đó được đưa đi huấn luyện. Sau khi huấn luyện xong tôi phục vụ cho trạm cứu thương ở thành phố Sterling thuộc Loundon County.”

Mục sư Mẫn cho biết thêm là lúc đó ông làm về điện tử, không biết gì về cứu thương cả nhưng sau khi được huấn luyện về cứu thương trong 3 tháng và được sự chỉ dẫn của các đồng nghiệp, ông hoàn tất tốt đẹp công việc được giao. Ông nói thêm về nghĩa vụ của các tình nguyện viên trong ngành cấp cứu.

“Mỗi một tình nguyện viên phục vụ cho đơn vị cứu thương, cứu hỏa, phải cam kết phục vụ 12 tiếng đồng hồ một tuần. Sau đó mỗi tháng phải phục vụ thêm 24 tiếng đồng hồ cho 4 ngày cuối tuần trong tháng.”

Bà Lê Tống Mộng Hoa, một giáo chức hiện đã nghỉ hưu nhưng vẫn liên tục tình nguyện dạy tiếng Việt cho các em học sinh. Bà dạy tiếng Việt từ năm 1977 và hiện nay bà dạy tại trường Việt ngữ Thăng Long ở thành phố Falls Church, Bắc Virginia. Bà nói:

“Những thiện nguyện viên trong các trường Việt ngữ phần đông là kỹ sư, bác sĩ, nha sĩ, lấy tình thương, việc khuyến khích để dạy các em. Làm thế nào các em hy sinh sáng thứ Bảy đi học nhưng thấy vui.”

Bà Lê Tống Mộng Hoa giải thích thêm là tinh thần tình nguyện của người Mỹ được thành hình ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Trường học không những tạo điều kiện cho các em học sinh làm công việc thiện nguyện nhưng cũng khuyến khích phụ huynh học sinh thúc đẩy con em mình và ngay chính mình tình nguyện làm các công tác xã hội. Bà Hoa cho biết thêm:

“Trường tiểu học, trường trung học cũng kêu gọi phụ huynh bằng cách gởi thơ cho học sinh mang về khi có đi chơi để giúp trường. Hồi đó tôi đến trường để giúp làm photocopy. Ở đây mình ý thức được những việc này còn ở Việt Nam tôi thấy không có chuyện đó.”

Em Bảo Ngọc năm nay 15 tuổi, tình nguyện làm cho thư viện lúc em còn nhỏ giải thích về lý do em trở thành một tình nguyện viên:

“Trước tiên con đi làm tình nguyện viên là để hoàn thành yêu cầu của nhà trường là học sinh trung học cần phải có giờ làm việc, đi làm tình nguyện trong năm học và con có mục đích để chuẩn bị khi nộp đơn vào đại học hoặc xin việc làm thì họ cũng có đòi hỏi học sinh phải có kinh nghiệm làm công tác xã hội thì mình mới được nhận thêm điểm phụ trội vào đại học hay nhận được học bổng của trường hơn các bạn không có làm. Ngoài ra bố mẹ ông bà cũng khuyến khích con giúp đỡ mọi người chung quanh, bất cứ khi nào con có cơ hội làm việc hữu ích thay vì ở nhà xem phim, chơi game …”

Em Bảo Ngọc nói tiếp:

“Ông Bà và Bố Mẹ con cũng luôn luôn muốn con làm việc thiện nguyện, làm các công tác xã hội để tỏ lòng biết ơn đối với đất nước Mỹ đã cưu mang gia đình của con tị nạn cộng sản và cho họ cơ hội trên một đất nước tự do này và vì vậy con mới có một ngày hôm nay.”

Em Elizabeth Nguyễn Bảo Ngọc phát biểu trong buổi lễ khánh thành “Đường đến Tự do” tại Thư viện Thomas Jefferson. Falls Church

Em Elizabeth Nguyễn Bảo Ngọc phát biểu trong buổi lễ khánh thành “Đường đến Tự do” tại Thư viện Thomas Jefferson. Falls Church

Em Bảo Ngọc cho biết ngoài việc làm thiện nguyện tại thư viện Thomas Jefferson ở Falls Church em còn đến Bailey’s Crossroads để phục vụ cơm trưa cho những người vô gia cư.

Bà Lý Kim Hà, cựu nhân viên Sở Xã hội Quận Fairfax, vùng bắc tiểu bang Virginia, cho biết việc kêu gọi tình nguyện viên để phục vụ cho các chương trình xã hội giúp cộng đồng Việt Nam gặp nhiều khăn. Bà Lý Kim Hà nêu lên trường hợp chương trình Meals on Wheels (MOW) đưa thức ăn đến tận nhà cho những người neo đơn.

“Trong rất nhiều năm, Sở Xã hội và Tiểu bang muốn có chương trình Meals on Wheels cho cộng đồng người Việt giúp những người già neo đơn, nằm một chỗ hay không có phương tiện đi lại để tự mua thức ăn cho mình, thì bên cộng đồng người Đại Hàn họ đã có chương trình đó trước mình gần 4 năm mà mình vẫn không dùng được cho đến khi nguồn tiền để giúp chương trình đó thành hình sắp hết hạn thì lúc đó Sở xã hội tuyển dụng người để phụ trách chương trình. Một trong những khó khăn là tìm cho đủ thiện nguyện viên.”

Tuy nhiên, theo bà Lý Kim Hà thì dần dần cộng đồng người Việt hải ngoại cũng ý thức được việc này và tích cực làm các công tác xã hội.

“Càng lúc người Việt mình càng hòa nhập vào đời sống của quê hương thứ hai. Riêng tại quận Fairfax, cái tình và cái tính tự nguyện, có thể nói là bây giờ cũng không có thua kém với những cộng đồng khác nhiều như ngày xưa.”

Làm các công việc tình nguyện ngoài việc giúp dễ tìm việc làm sau này theo như em Bảo Ngọc, thì công tác tình nguyện cũng giúp cho tình nguyện viên tìm được nguồn vui trong cuộc sống, như kinh nghiệm của bà Lê Tống Mộng Hoa:

“Mình cứ làm một chút việc thiện mình đem niềm vui cho người khác thì tự nhiên mình cũng được vui.”

https://www.voatiengviet.com/a/tinh-nguyen-vien-va-tinh-than-phuc-vu-cung-dong/4031872.html

 

Đồng Tâm: ‘Không nhất thiết phải xử tội người dân’

Vụ việc ở Đồng Tâm, Hà Nội nên được xử lý theo hướng mà Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung đã cam kết, với hy vọng những vi phạm của người dân ‘không đáng phải xử lý’, nhưng cũng cần phải xử lý những quan chức đã làm sai, như những người đã hành hung ông Lê Đình Kình, theo một cựu thành viên của Ban tư vấn Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

Cần có sự ‘điềm tĩnh’ để ‘hỗ trợ chính quyền giải quyết’ tuy nhiên đã có ‘các chỉ dấu’ cho thấy dường như đã có sự ‘không nghiêm chỉnh’ trong xử lý vụ việc, một cựu quan chức từng giữ chức Thứ trưởng ở Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Việt Nam nêu nhận định.

Trước hết bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, trong một trao đổi với BBC Việt ngữ từ Budapest, Hungary thượng tuần tháng 9/2017, nói với BBC Tiếng Việt:

Việt Nam có cần tư duy lại để phát triển?

Còn đối với một số người của chính quyền, họ đã làm sai, họ phải được xử lý, kể cả những người như đã đánh ông già Kình mà đánh ông ấy đến mức gẫy chân như vậy, thì những trường hợp đó phải được xử lýBà Phạm Chi Lan

Cụ Lê Đình Kình kể lại vụ bị hành hung ‘vì đất nông nghiệp’

Vụ Trịnh Vĩnh Bình và Trịnh Xuân Thanh: Bài học quá đắt

Luật sư Thuận: BOT điều tra kỹ cũng là ‘đại án’

Đảng đang quyết tâm ‘mổ xẻ cơ thể sinh bệnh tật’

“Về những vụ việc cụ thể như Đồng Tâm, tôi rất trông đợi chính quyền rút cục sẽ xử lý theo cách như ông Nguyễn Đức Chung đã xử lý khi đến với người dân Đồng Tâm và ký biên bản chấp thuận như vậy.

“Bây giờ họ có thể nói là theo luật pháp thì sẽ phải đưa vấn đề này ra để xem xét xem vi phạm luật đến đâu của người dân, hoặc là những người công chức liên quan vi phạm đến đâu để xử lý, thì tôi mong là kết luận của việc xem xét vi phạm đó sẽ là người dân không vi phạm, hoặc là vi phạm của người dân không đáng đến mức phải xử lý.

“Còn đối với một số người của chính quyền, họ đã làm sai, họ phải được xử lý, kể cả những người như đã đánh ông già Kình mà đánh ông ấy đến mức gẫy chân như vậy, thì những trường hợp đó phải được xử lý.

“Cũng phải nói thật là tôi giữ một thái độ điềm tĩnh khi nghe tin, được biết là chính quyền sẽ đưa vụ này ra để xử lý và tôi tin là cách xử lý không nhất thiết cứ phải là phải xử tội người dân, xử lý hoàn toàn có thể xem xét theo pháp luật và kết luận là vô tội, tôi nghĩ những trường hợp cụ thể cần phải được giải quyết theo cách đó,” bà Phạm Chi Lan nói với BBC.

‘Cần điềm tĩnh hỗ trợ giải quyết’

Nhận diện chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Việt Nam

Chủ tịch Chung ‘mong dân Đồng Tâm chấp hành’

Khởi tố ‘quan’ trong vụ đất đai Đồng Tâm

Đất đai Đồng Tâm ‘rối như canh hẹ’ từ lâu

Tiếp theo ý kiến trên, Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ & Môi trường, phát biểu:

Tôi cũng nghĩ là chúng ta phải điềm tĩnh để mà hỗ trợ chính quyền giải quyết, tuy nhiên rất nhiều chỉ dấu cho thấy rằng hình như không nghiêm chỉnhGiáo sư Chu Hảo

“Tôi rất chia sẻ với ý kiến của bà Phạm Chi Lan, về Đồng Tâm, tôi cũng nghĩ là chúng ta phải điềm tĩnh để mà hỗ trợ chính quyền giải quyết, tuy nhiên rất nhiều chỉ dấu cho thấy rằng hình như không nghiêm chỉnh, xử lý như vậy là không nghiêm chỉnh.

“Không nghiêm chỉnh ở chỗ là cái mà cần xem xét đầu tiên là những vấn đề cụ thể của ông Kình mà ông ấy đã đặt ra về nhà nước có chiếm dụng, có tước đoạt đất đai của nhân dân hay không?

“Chứ không phải chỉ là xử lý 14 ông mà đã tham nhũng trước đây.

“Và khi xem xét vấn đề đó, thì phải xem xét ngay đến những người đã nhân danh công lý đàn áp, trấn áp và đã gây thương tích cho ông Kình, cái đó phải làm trước, tại sao bây giờ lại không nhắc gì đến?

“Cho nên ở Đồng Tâm, đừng để ông Kình phải nói lên tiếng nói đau xót như sau, mới đây tôi rất đau xót khi nghe ông nói rằng là ‘chúng ta có thể phải hy sinh cả xương máu để bảo vệ quyền đất đai của chúng ta.’

“Tại sao trong một chế độ mình cứ xưng là vì dân, do dân, rồi nhà nước có pháp luật, mà lại để cho người dân phải nói những tiếng nói như vậy?

“Điều đó rất là bất cập và còn gây ra nhiều hậu quả không đáng có,” Giáo sư Chu Hảo, người hiện đang là Giám đốc Nhà Xuất bản Tri thức, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nói với Quốc Phương của BBC hôm 01/9/2017.

Quý vị có thể bấm vào đường dẫn này hoặc ở đây để theo dõi một số ý kiến của Giáo sư Chu Hảo và chuyên gia Phạm Chi Lan mà BBC Tiếng Việt thực hiện từ đầu tháng Chín tới nay.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41300271

 

Việt Nam chỉ trích Bắc Hàn

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 17/9 lên tiếng sau khi Bắc Hàn phóng tên lửa qua Nhật Bản, bất chấp các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Trong tuyên bố đăng trên trang web của Bộ này, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nói: “Việt Nam quan ngại sâu sắc trước việc CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo qua không phận Nhật Bản ngày 15/9/2017, vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết liên quan của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, làm gia tăng căng thẳng ở khu vực”.

Bà Hằng nói thêm rằng “Việt Nam nhất quán ủng hộ mọi nỗ lực thúc đẩy đối thoại và duy trì hòa bình, ổn định trên Bán đảo Triều Tiên”, đồng thời “kêu gọi các bên tuân thủ nghiêm túc các nghị quyết liên quan của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và có những hành động mang tính xây dựng, thiết thực, đóng góp cho việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực và trên thế giới”.

Hai ngày trước đó, Bắc Hàn phóng một quả tên lửa đạn đạo qua lãnh thổ Nhật Bản sau khi LHQ áp đặt Cùng ngày Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ trích Bình Nhưỡng, Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ, bà Nikki Haley, nói rằng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã hết các giải pháp kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bắc Hàn, và Hoa Kỳ có lẽ sẽ phải chuyển vấn đề này sang Bộ Quốc phòng Mỹ.

Trả lời kênh CNN, bà Haley nói rằng “chúng tôi gần như đã hết mọi điều có thể làm tại Hội đồng Bảo an tại thời điểm này”, và nói thêm rằng bà “sẵn lòng chuyển giao vấn đề cho Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis” xử lý.

Nữ đại sứ này nói tiếp rằng “chúng tôi đã thử mọi giải pháp chúng tôi có, nhưng hiện có cả các giải pháp quân sự đặt trên bàn”.

Quan hệ giữa Việt Nam và Bắc Hàn nổi lên gần đây sau khi một phúc trình của LHQ cho biết rằng Bắc Hàn tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng cấm, trong đó có than đá, sang các nước, trong đó có Việt Nam, thu về 270 triệu đôla kể từ tháng Hai năm nay.

Sau đó, trả lời VOA tiếng Việt, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nói: “Là một thành viên có trách nhiệm của Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn luôn tuân thủ các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trong đó có Nghị quyết số 2371”.

Nghị quyết Hà Nội đề cập ở trên được thông qua ngày 5/8, theo đó cấm Bắc Hàn xuất khẩu than, sắt và quặng sắt, chì và quặng chì cũng như hải sản. Biện pháp này được cho là sẽ khiến Bình Nhưỡng mất đi một lượng ngoại tệ đáng kể lên tới một tỷ đôla.

https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-chi-trich-bac-han/4032415.html