Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Phản ứng của các tổ chức nhân quyền

Cac Bai Khac

No sub-categories

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Phản ứng của các tổ chức nhân quyền
Hiếu Bá Linh
8-9-2017
Sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, tổ chức nhân quyền Đức GfbV yêu cầu thay đổi cách nghĩ về quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam. Tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam phải giữ một vai trò lớn hơn trong những cuộc gặp gỡ trao đổi với các đại diện chính phủ Việt Nam.
Lên tiếng phê bình hôm thứ Tư, tại Göttingen, ông Ulrich Delius, Giám đốc tổ chức nhân quyền GfbV đã nói: “Thay vì khen ngợi kinh tế nhảy vọt, ca tụng Việt Nam đang trên đường tiến đến dân chủ và trở thành một đối tác chiến lược, thì cần phải nhìn thẳng vào hiện thực nhiều hơn“.

Ông Ulrich Delius, Giám đốc tổ chức nhân quyền GfbV và lời phát biểu của ông.

Bài viết này tổng hợp thông tin những phản ứng của các tổ chức nhân quyền ở Đức cũng như trên thế giới sau khi xảy ra vụ việc mật vụ Việt Nam sang Berlin thủ đô nước Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đưa về nước.
1- Đầu tiên là phản ứng của tổ chức nhân quyền Đức “Gesellschaft für bedrohte Völker” (viết tắt là GfbV). Ngay sau khi truyền thông Đức đưa tin về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, tổ chức nhân quyền Đức GfbD đã cho ra một Bản thông cáo báo chí.  
Sau đây là bản dịch Thông cáo báo chí của tổ chức nhân quyền Đức GfbV ngày 02.08.2017:
02.08.2017
Việt Nam: Chế độ Việt Nam bị lột mặt nạ qua vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin
Chính phủ Đức phải xem xét nghiêm chỉnh vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam
Sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, tổ chức nhân quyền Đức GfbV yêu cầu thay đổi cách nghĩ về quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam. Tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam phải giữ một vai trò lớn hơn trong những cuộc gặp gỡ trao đổi với các đại diện chính phủ Việt Nam. “Thay vì khen ngợi kinh tế nhảy vọt, ca tụng Việt Nam đang trên đường tiến đến dân chủ và trở thành một đối tác chiến lược, thì cần phải nhìn thẳng vào hiện thực nhiều hơn“, ông giám đốc tổ chức nhân quyền GfbV Ulrich Delius lên tiếng phê bình hôm thứ tư tại Göttingen. “Nhằm bảo vệ sự độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, nhà cầm quyền Việt Nam hành xử độc đoán, vi phạm nặng nề những quyền của người dân, không những xảy ra trong nước Việt Nam mà giờ đây xảy ra ngay tại nước Đức này.” Theo báo chí tường thuật, vào ngày 23.07 một quan chức của đảng CSVN đang xin tỵ nạn ở Đức đã bị bắt cóc tại Berlin và một thời gian ngắn sau đó tái xuất hiện ở Việt Nam, nơi ông bị giam giữ hiện nay.
Ông Delius chỉ trích chính phủ Đức đã nâng tầm quan hệ ngoại giao với Việt Nam lên thành đối tác chiến lược mà không phê phán gì cả, và công nhận những vấn đề kinh tế có ưu tiên cao hơn hẳn so với những quyền công dân cơ bản và nhân quyền. “Bây giờ nước Đức phải lãnh hậu quả một cách cay đắng: Rõ ràng mật vụ Việt Nam hành động ở Berlin như là đang hoạt động ở Việt Nam. Ở đó những người đối lập, như những sắc dân thiểu số vùng núi, từ bấy lâu nay nhận thấy rõ cánh tay nối dài của nó“.
Tổ chức GfbV nhắc nhở một cách khẩn thiết rằng, hầu như mỗi tuần đều xảy ra những vụ bắt bớ các nhà hoạt động trong phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam và họ thường bị kết án nhiều năm tù. “Cho đến nay nó không phải là một đề tài đối với chính phủ Đức và Ủy ban châu Âu“, ông Delius giải thích. Mới cuối tuần vừa rồi 4 nhà hoạt động dân chủ đứng đầu đã bị bắt giam ở Việt Nam. Họ bị cáo buộc âm mưu lật đỗ chế độ độc đảng. Mục sư đạo Tin Lành Nguyễn Trung Tôn, luật sư Nguyễn Bắc Truyển, nhà báo Trương Minh Đức và kỹ sư Phạm Văn Trội dấn thân đấu tranh cho công cuộc dân chủ hóa đất nước.
Trước đó vào ngày 25.07 nhà hoạt động Trần Thị Nga đã bị kết án 9 năm tù và 5 năm quản chế. Cô Trần Thị Nga -mẹ của 2 đứa con nhỏ và là người tranh đấu cho dân oan bị cướp đất- từ lâu đã bị nhà cầm quyền đe dọa. Hồi tháng 5 năm 2014 cô đã bị công an dùng gậy sắt hành hung và bị thương nặng.
Liên hệ: Ulrich Delius, Giám đốc tổ chức nhân quyền GfbV và là chuyên gia đảm trách vùng châu Á. E-Mailasien@gfbv.depresse@gfbv.de
2- Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch của Hoa Kỳ, có chi nhánh ở Đức, đã thực hiện một Video Clip ngắn với tựa đề “Việt Nam, mặt trái của thiên đường du lịch” mô tả về tình trạng những nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam bị công an dùng côn đồ hành hung. Và đúng vào ngày Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố về vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, Video Clip này đã được đài truyền hình quốc gia Đức ZDF, đài truyền hình lớn nhất nhì nước Đức, trình chiếu trong chương trình tin tức Heute.
Trên Facebook của đài ZDF vẫn còn lưu trữ video clip này với lời dẫn sau:
Tại Berlin mật vụ Việt Nam dường như đã bắt cóc một người Việt tỵ nạn và áp tải về nước. Bộ Ngoại giao ở Berlin thông báo như vậy. 
Gần đây ở Việt Nam một phụ nữ phê phán nhà cầm quyền đã bị kết án 9 năm tù. Các tổ chức nhân quyền quốc tế thường chỉ trích Việt Nam về việc bắt bỏ tù những người mà họ trình bày quan điểm của họ một cách ôn hòa“.
Đây là video clip với phụ đề Việt ngữ:
Bình Luận từ Facebook
baotiengdan.com/2017/09/08/vu-bat-coc-trinh-xuan…