Tập Cận Bình vừa bị Triều Tiên “đưa vào thế”, làm đúng những gì Bình Nhưỡng mong muốn?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập Cận Bình vừa bị Triều Tiên “đưa vào thế”, làm đúng những gì Bình Nhưỡng mong muốn?

Ngày đăng 07-09-2017

BĐN
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 6/9 đã có cuộc điện đàm quan trọng để thảo luận về vụ thử hạt nhân mới nhất của CHDCND Triều Tiên.
Tàu quét thủy lôi của Trung Quốc tập trận trên biển Hoa Đông tháng 8/2017, trong gian đoạn căng thẳng bán đảo leo thang (Ảnh: Chinamil)
Báo Chosun Ilbo (Hàn Quốc) ngày 4/9 dẫn lời ông Peter Hayes, giám đốc Viện nghiên cứu Nautilus (Mỹ), nói “nhân vật mà vụ thử hạt nhân nhắm đến không phải là ông Trump, mà là ông Tập Cận Bình”.
Theo ông Hayes, Bình Nhưỡng muốn lợi dụng phát ngôn từ lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc để thuyết phục tổng thống Donald Trump đưa Mỹ-Triều trở lại cơ chế đối thoại.
Triều Tiên được cho là chủ định lựa chọn trưa ngày 3/9, ngay trước phiên khai mạc hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) ở Hạ Môn, Trung Quốc, để tiến hành thử nghiệm bom H (bom nhiệt hạch), như một cách cho thế giới thấy nước này là một cường quốc vũ khí hạt nhân, tiếp theo là thể hiện sự không hài lòng với các biện pháp cấm vận mà Bắc Kinh đang áp đặt với Bình Nhưỡng.
Nhưng đây không phải là mục đích cơ bản nhất. Trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh kêu gọi tăng cường trừng phạt toàn diện Triều Tiên, việc đẩy mạnh thử nghiệm tên lửa và hạt nhân, có thể là một lá bài nhằm tìm kiếm đàm phán với Mỹ – Chosun bình luận.
Tờ Dong-A Ilbo (Hàn Quốc) cho rằng “cuộc đối thoại Mỹ-Triều sẽ đầy kịch tính”. Phân tích việc Triều Tiên lựa chọn thời gian và phương thức tiến hành vụ thử hạt nhân, tờ này cho rằng mục đích của Bình Nhưỡng là tìm cách mở đường đối thoại.
Vụ thử hạt nhân là “xúc tác” để nhà lãnh đạo Kim Jong Un chiếm thế thượng phong trong cuộc đàm phán với Mỹ.
Tối 6/9 (giờ Bắc Kinh), hai ông Tập Cận Bình và Donald Trump đã có cuộc điện đàm đầu tiên từ sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.
Trong điện đàm, hai lãnh đạo chỉ trích vụ thử hôm mùng 3 là hành động “thách thức và gây bất ổn”, và con đường Bình Nhưỡng đang đi “gây nguy hiểm cho thế giới” – theo thông cáo của Nhà Trắng.
Nhưng thông cáo của Trung Quốc không hề đề cập cách diễn đạt cứng rắn trên. Tân Hoa Xã đưa tin, ông Tập nói với ông Trump rằng “Trung Quốc kiên quyết gìn giữ thể chế quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân, duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực, và giải quyết vấn đề hạt nhân bằng đối thoại”.
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi dàn xếp vấn đề một cách hòa bình, “kết hợp đối thoại với các biện pháp toàn diện khác” là cách tốt nhất để tìm ra giải pháp lâu dài.
Dù ông Tập tái khẳng định lập trường của Bắc Kinh rằng bán đảo phải phi hạt nhân hóa, song Triều Tiên vẫn có được điều họ muốn khi giải pháp đối thoại được ông nhấn mạnh.
Việc chính phủ Trung Quốc cùng và Nga trong vài ngày qua chỉ trích phương án gia tăng cấm vận của Mỹ/đồng minh là không hiệu quả cũng mang lại lợi thế cho Bình Nhưỡng. Bởi sau khi bỏ phiếu thuận ở Hội đồng bảo an LHQ về nghị quyết trừng phạt Triều Tiên hồi tháng trước, Bắc Kinh không muốn phải tiếp tục thông qua một gói cấm vận cứng rắn hơn nữa.
Trong khi Nga, Trung Quốc đều có quyền phủ quyết ở Hội đồng, sẽ rất gian nan cho Mỹ trong nỗ lực thông qua gói cấm vận mới “đủ mạnh” để gây sức ép lên Triều Tiên.
Theo nhà nghiên cứu thuộc Viện Sejong Hàn Quốc Hong Hyun Ik, “Mục tiêu hiện nay của Bình Nhưỡng là vừa muốn sở hữu vũ khí hạt nhân vừa đối thoại với Mỹ; biến Hàn Quốc trở thành ‘con tin’ trong cuộc đối thoại của Triều Tiên, và nắm chặt vũ khí hạt nhân trong tay, đề phòng những sự trả đũa quân sự của Mỹ.”
Vì vậy, trong chừng mực nào đó, Triều Tiên muốn bỏ qua Hàn Quốc, tiến hành đối thoại trực tiếp với Mỹ.
Viện trưởng Viện quốc tế thuộc Đại học Seoul, Hàn Quốc, ông Park Cheol Hee nhận định “chính quyền Triều Tiên đang bị đe dọa, họ cần phải có sự đảm bảo an toàn từ phía Mỹ”.
“Nếu Mỹ và Triều Tiên đạt được thỏa thuận về việc Mỹ rút lực lượng khỏi Hàn Quốc hay giải trừ quan hệ đồng minh, thì Hàn Quốc sẽ rơi vào tình thế hiểm nghèo,” ông Park lo ngại.