Tin Việt Nam – 07/09/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 07/09/2017

VN muốn Úc ngừng treo cờ vàng?

Báo Úc đưa tin Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull ở Hội nghị G20 vào tháng 7 ngừng để cờ của Việt Nam Cộng Hòa được treo ở Úc.

Trước thông tin này, cộng đồng người Việt ở Úc đã lên tiếng phản đối và không muốn chính phủ Việt Nam can thiệp vào quyền treo lá cờ vàng, một biểu tượng chính trị và văn hóa đối người Việt tị nạn sau chiến tranh Việt Nam ở Úc.

Chủ tịch Hội Người Việt tại Úc, ông Peter Thang Ha, nói lá cờ là biểu tượng của bản sắc văn hoá của người Việt tị nạn ở Úc, theo tờ Daily Telegraph ở Úc (dailytelegraph.com.au).

“Lý do khiến nhiều người rời bỏ Việt Nam là do chế độ Cộng sản”, ông Thang Ha cho biết.

Đại sứ Mỹ không ưa chụp hình với

Quanh tranh cãi mới về cờ đỏ và cờ vàng

“Chúng tôi treo cờ này vì chúng tôi vẫn không chấp nhận chế độ hiện tại và lá cờ đỏ; nó không phải là một phần của nền văn hoá của chúng tôi và nó đã không bao giờ được chấp nhận. “

Hội đồng Thành phố Fairfield cũng ủng hộ quyền của Cộng đồng gốc Việt tại đây treo cờ vàng ba sọc đỏ vào những dịp đặc biệt.

Ông Thang Ha cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Julie Bishop đưa ra vấn đề này trong một cuộc họp gần đây với cộng đồng tại Canberra.

“Đây là một vấn đề địa phương, nhưng Chính phủ Việt Nam lại làm lớn chuyện với việc đề cập đến nó với Julie Bishop”, ông Thang Ha được tờ Daily Telegraphy dẫn lời.

Phát ngôn viên của bà Bishop nói rằng các quy định pháp lý của bang và địa phương không bị ràng buộc bởi luật lệ theo Nghị định Treo Cờ của Chính phủ Úc.

“Đó là một thông lệ của chính phủ Úc, khi các tổ chức địa phương treo cờ vàng, họ được khuyến khích theo chính sách của Chính phủ là chỉ treo những lá cờ được ÚC chính thức công nhận cùng với quốc kỳ Úc”, bà nói.

Thị trưởng Fairfield Frank Carbone cho biết tại một cuộc họp Hội đồng thành phố hồi tháng Năm rằng nhiều thuyền nhân Việt Nam tại Fairfield coi lá cờ vàng như một biểu tượng, di sản và cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ.

“Thành phố Fairfield là nơi chúng ta coi trọng sự đa văn hóa, nhưng chúng tôi phải kết hợp với các giá trị của Úc, bao gồm việc tôn trọng di sản và văn hoá của nhau và tự do cho phép biểu hiện văn hoá”, ông nói.

Trong một diễn biến khác, Hội đồng thành phố Milpitas ở California, Hoa Kỳ vừa thông qua nghị quyết cấm cờ đỏ sao vàng hôm 5/9 với 100% phiếu thuận.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41186550

 

Chiết Giang đào tạo MBA cho VN bằng chữ Hán

Đại học Chiết Giang của Trung Quốc và một Viện nghiên cứu tại Việt Nam vừa ký thỏa thuận hợp tác đào tào bằng cao học quản trị kinh doanh MBA.

Hôm 6/9, tại Hà Nội, quan chức Đại học Công nghiệp Chiết Giang và Viện Nghiên cứu Phát triển Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã ký thỏa thuận dự án hợp tác MBA và “3+1”, theo Tân Hoa Xã.

Hai cơ quan này sẽ tung ra chương trình MBA và hệ chính quy “3+1” tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Bất cập giáo dục VN ‘bộc lộ rõ’ qua kỳ thi PTTH

Việt Nam và cải cách sách giáo khoa

Việt Nam nói về điện hạt nhân Trung Quốc

Liệu có việc ‘khách Trung Quốc bị đánh’?

Theo Tân Hoa Xã, chương trình MBA sẽ giảng dạy bằng tiếng Trung và có bằng được Bộ Giáo dục Trung Quốc công nhận.

Sinh viên Việt Nam dự án hệ chính quy “3+1” sẽ học ba năm đầu trong nước để sang năm thứ 4 đến Đại học Công nghiệp Chiết Giang hoàn tất chương trình học tập.

Ông Phạm Chí Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam được báo chí trích lời nói về ưu thế trong giáo dục đại học của Trung Quốc sẽ giúp hệ đại học và cao đẳng Việt Nam tiến hành cải cách đổi mới sáng tạo trong ngành này.

Hợp tác toàn diện

Hồi tháng 4/2017, trong chuyến thăm sang Bắc Kinh của Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng, ông Phạm Bình Minh, hai bên Trung – Việt đã đồng ý mở rộng tác lĩnh vực hợp tác.

Theo thông báo hai bên về phiên họp lần thứ 10 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, mà Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cùng chủ trì với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì, hai bên đã bàn đến hợp tác kinh tế thương mại, mở rộng đầu tư, và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác như văn hóa giáo dục, du lịch, báo chí và giao lưu nhân dân.

Vấn đề Biển Đông cũng được bàn tới tại cuộc họp trong tháng 4 nhưng không phải là phần chính của nghị trình.

TBT Trọng thăm Trung Quốc ngày 12-15/1

Trung Quốc yêu cầu Việt Nam xin lỗi

Tướng Phạm ‘về sớm, hủy giao lưu Trung-Việt?’

Trước đó, tháng 9/2016, 3/9 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong chuyến thăm đến Trung Quốc cùng phái đoàn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng lãnh đạo Bộ Giáo dục Trung Quốc “thống nhất các nội dung hợp tác chính trong thời gian tới”, theo truyền thông hai nước.

Việt Nam mong muốn Bộ Giáo dục Trung Quốc chia sẻ những chính sách, thực tiễn tốt của Trung Quốc trong phát triển giáo dục đào tạoBộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chính thức nói phía Việt Nam mong muốn Bộ Giáo dục Trung Quốc “chia sẻ những chính sách, thực tiễn tốt của Trung Quốc trong phát triển giáo dục đào tạo”, theo báo Giáo dục và Thời đại 16/09/2016.

Những năm qua, ngày càng có nhiều du học sinh Việt Nam sang học tại Trung Quốc.

Triển lãm du học Trung Quốc được tổ chức hàng năm ở Việt Nam với sự tham gia của hơn 30 trường Đại Học Trung Quốc, theo các báo Việt Nam.

http://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-41193599

 

Phải chăng Việt Nam đã ‘cam chịu’ Trung Quốc?

 Trả lời Bàn tròn thảo luận của BBC về việc Trung Quốc bắn đạn thật ngoài khơi Đà Nẵng, TS Hà Hoàng Hợp từ Hà Nội nói:

“Đây là cách Trung Quốc dùng vũ lực đe dọa Việt Nam.”

Ông cũng nói, “Trung Quốc đã tuyên bố trước năm ngày họ sẽ huấn luyện bắn đạn thật trên một vùng rộng nhưng vùng đó có 11 nghìn km vuông trong vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam. Họ có nhiều hạng mục bắn đạn thật.”

“Họ chọn thời điểm có Quốc khánh của Việt Nam, ngày 2/09, họ nói là tập trận hàng năm nhưng bắt đầu từ năm nay, và như thế có nghĩa là sang năm họ sẽ bắn tiếp.”

Thảo luận về Biển Đông và cuộc tập trận mới nhất của TQ

Cũng từ cuộc thảo luận, nhà báo Đỗ Thông Minh từ Tokyo nói:

“Nếu không kiềm hãm được thì từ những vụ đụng độ nhỏ có thể đi đến đụng độ lớn. Phía Việt Nam luôn phản ứng yếu ớt, không dám đưa quân ra biển để bảo vệ ngư dân, trừ một vài lần nho nhỏ cho tàu chạy kèm…”

Trước đó, một cựu quan chức Việt Nam ở Ban Biên giới của Chính phủ đặt vấn đề liệu Việt Nam đã ‘cam chịu’ Trung Quốc trên Biển Đông khi có các phản ứng được cho là rất ‘yếu ớt’ và ‘chưa đủ’ sau khi Trung Quốc tập trận ở khu vực Hoàng Sa trên Biển Đông, rất gần thành phố Đà Nẵng.

Trao đổi với BBC hôm 06/9/2017, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ của Việt Nam nói:

“So sánh hành động này với năm 2014 khi mà giàn khoan HD-981 kéo vào Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam, thì lần này hành động này có thể nói là trầm trọng hơn, nguy hiểm hơn và thô bạo hơn.

VN ‘mạnh mẽ phản đối’ TQ tập trận trên Biển Đông

Biển Đông: VN phản đối việc TQ tập trận

Bây giờ bằng hành động họ tập trận ở trên Vùng Đặc quyền Kinh tế, dường như nó thể hiện chính phủ Việt Nam cam chịu những hành vi đó của Trung Quốc và cái đó hoàn toàn bất lợi về mặt pháp luật cho câu chuyện đấu tranh về mặt pháp lý cũng như đấu tranh về mặt ngoại giao đối với Trung QuốcPGS. TS Hoàng Ngọc Giao

Bàn tròn Cuối tuần: TQ tập trận ở Biển Đông

“Nhưng nếu ta so sánh thái độ của chính quyền Việt Nam năm 2014 và hiện nay tôi nhận thấy một điều là năm 2014, tuy vậy, chính quyền Việt Nam cũng phản ứng rất rõ ràng, cụ thể là đã có ý kiến với người đại diện của sứ quán Trung Quốc, cụ thể là đã làm văn thư gửi lên Liên Hợp Quốc cho ông Tổng Thư ký, cụ thể cũng đã có tuyên bố rất mạnh mẽ.

“Đó là những hành vi, những động thái của Việt Nam phản ứng trước hành vi (về) Giàn khoan HD-981 năm 2014, thế nhưng lần này thật sự là tôi cảm thấy thất vọng bởi trong khi Trung Quốc đang tập trận, bắn đạn thật ở cách Đà Nẵng có 75 hải lý, thì Việt Nam ở Đà Nẵng vẫn cứ ăn mừng quốc khánh, bắn pháo hoa.

“Rồi chính quyền Việt Nam chỉ ra một tuyên bố rất yếu ớt là ‘quan ngại’, rồi đề nghị Trung Quốc chấm dứt hành động này, theo tôi phản ứng này rất yếu ớt và gần đây có thêm một tuyên bố nữa của người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ngôn từ có vẻ mạnh hơn một chút, tức là ‘phản đối mạnh mẽ’.

‘Cam chịu Trung Quốc?’

Ông Giao cho rằng cách xử lý của Việt Nam có thể tạo ra ‘tiền lệ’ rất bất lợi cho nước này trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, ông nói:

“Và như thế dường như nó tạo tiền lệ tiếp theo trong tương lai để Trung Quốc hoành hành ở Biển Đông và đặc biệt Việt Nam hiện nay đang bị Trung Quốc chế áp, khống chế rất mạnh mẽ.

“Và nếu như chính phủ Việt Nam trong những ngày tiếp theo không có những động thái về mặt ngoại giao chính thức, công khai, mạnh mẽ trên trường quốc tế, tôi nghĩ rằng nó sẽ dường như là hành vi tiếp nối sau câu chuyện chính phủ Việt Nam đã phải buộc cho công ty Repsol ngừng thăm dò khai thác ở Bãi Tư Chính.

“Và bây giờ bằng hành động họ tập trận ở trên Vùng Đặc quyền Kinh tế, dường như nó thể hiện chính phủ Việt Nam cam chịu những hành vi đó của Trung Quốc và cái đó hoàn toàn bất lợi về mặt pháp luật cho câu chuyện đấu tranh về mặt pháp lý cũng như đấu tranh về mặt ngoại giao đối với Trung Quốc,” Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao nói với BBC hôm thứ Tư 6/9.

Còn ông Đỗ Thông Minh từ Nhật Bản so sánh ngân sách quốc phòng Trung Quốc với Việt Nam và cho rằng:

“Việt Nam vẫn phải chấp nhận sự yếu thế, Hải quân Việt Nam chỉ đi loanh quanh ven bờ nhưng lại kêu gọi ngư dân bám biển.”

“Việt Nam đã khuất phục, không dám đối đầu trước sự đe dọa mới chỉ bóng gió thôi của Trung Quốc.” ông Đỗ Thông Minh bình luận.

http://www.bbc.com/vietnamese/media-41187074

 

Kaspersky: Việt Nam là

nguồn phát tán thư rác lớn nhất trong quý 2

Trong quý 2 vừa qua, Việt Nam là quốc gia đứng đầu danh sách 10 nước có nguồn phát tán thư rác nhiều nhất trên thế giới, vượt qua cả Mỹ và Trung Quốc.

Bảy quốc gia có tên sau đó là Ấn Độ, Đức, Nga, Brazil, Pháp, Iran vàHà Lan.

Thống kê này nằm trong báo cáo do hãng bảo mật điện toán Kaspersky Lab đưa ra ngày 7 tháng 9.

Theo báo cáo này, những thư rác độc hại được bọn hackers thiết lập dưới dạng thư điện tử (email) gửi đi, giả dạng từ các doanh nghiệp với thông tin, dịch vụ của công ty đó, bao gồm cả chữ ký, logo và thông tin ngân hàng. Email của bọn gian chứa mã độc hại, nếu người nhận mở ra, dữ liệu máy tính sẽ bị phá hoại.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/Vn-top-10-countries-sending-spam-mail-in-second-quarter-09072017112226.html

 

Việt Nam có nhiều cơ quan chống tham nhũng

nhưng không hiệu quả

Có quá nhiều cơ quan chống tham nhũng, nhưng không có hiệu quả.

Đó là phát biểu của ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên của Ủy ban tư pháp thuộc Quốc hội Việt Nam, trong cuộc thảo luận của Ủy ban này vào ngày 6 tháng Chín, năm 2017.

Ông Kim nói thêm là trong năm nay chỉ mới có 25 người đứng đầu các cơ quan nhà nước bị kiểm điểm về trách nhiệm của họ trong các vụ tham nhũng, như vậy là quá ít, vì theo ông Kim nạn tham nhũng đang tràn lan.

Một đại biểu quốc hội khác là Thứ trưởng Bộ công an Lê Quí Vương thì nói rằng cần phải xem xét hai lĩnh vực chính trong việc chống tham nhũng là quản lý tài chính và đất đai.

Một đại biểu của Thành phố Cần Thơ nói rằng rất khó chống tham nhũng ở Việt Nam vì không kiểm soát được tài sản của cán bộ, nên việc kê khai tài sản của họ chỉ là chuyện hình thức.

Trong cuộc họp này, Ủy ban tư pháp đã cho ý kiến về Dự luật phòng chống tham nhũng sửa đổi. Tuy nhiên các đại biểu tham dự cuộc thảo luận nói rằng vẫn còn phải theo dõi để điều chỉnh những qui định của luật.

Cũng liên quan đến việc chống tham nhũng, một cuộc hội thảo về phòng ngừa tham nhũng trong các dự án đầu tư đấu thầu khai thác và chuyển giao (gọi tắt theo tiếng Anh là BOT) do báo Công an nhân dân tổ chức diễn ra tại Hà Nội vào ngày hôm nay, 7 tháng Chín.

Một người tham gia hội thảo, đồng thời là Tổng giám đốc một công ty xây dựng nói rằng cần phải tạo điều kiện cho nhiều công ty nhỏ tham gia đấu thầu, chứ nếu chỉ có vài công ty lớn thì sẽ dễ diễn ra chuyện móc ngoặc giữa họ với các người làm công việc chấm thầu của nhà nước.

Ông Tổng Giám đốc này cũng đề nghị là các dự án lớn nên chia nhỏ các gói thầu để các công ty nhỏ có thể tham gia.

Tuy nhiên ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội lại nói rằng những gói thầu nhỏ như vậy rất khó để kiểm soát chất lượng.

Các dự án thầu BOT ở Việt Nam phần lớn được thực hiện trong các công trình giao thông công cộng. Vừa qua báo chí Việt Nam có nêu nghi vấn rằng các công ty làm dự án BOT đã nâng giá thu tiền đường, tiền cầu, đặt các trạm thu phí quá gần nhau để thu được nhiều tiền.

Điều này đã dẫn đến sự phản ứng mạnh mẽ của dân chúng tại Cai Lậy Tiền Giang, Cầu Giẽ Nghệ An, Văn Lâm Hưng Yên. Tại những nơi này các lái xe đã dùng tiền lẻ trả tiền thu phí dẫn đến kẹt xe trên quốc lộ hàng giờ liên lục. Một số trạm thu phí đã phải đóng cửa, hoặc hạ giá.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/not-yet-solution-for-the-anti-corruption-09072017105349.html

 

Phó Tổng giám đốc Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Việt Nam PVN

bất ngờ thay đổi lời khai

Liên quan đến vụ xử tham nhũng của Ngân Hàng Ocean Bank,  Phó giám đốc Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Việt Nam PVN là ông Ninh Văn Quỳnh bất ngờ thay đổi lời khai tại phiên toà sáng thứ Năm, 7 tháng 9, thừa nhận đã nhận từ bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên tổng giám đốc OceanBank khoảng 20 tỉ đồng.

Tại những phiên xử trước đây, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn khai rằng đã chuyển cho ông Quỳnh từ 30 đến 40 tỉ đồng trong số tiền hơn 300 tỉ đồng nhận từ OceanBank. Tuy nhiên, ông Quỳnh đã phủ nhận điều này cho đến phiên toà sáng ngày 7 tháng 9.

Ông Quỳnh khẳng định không ai ép buộc ông thay đổi lời khai, mà do ông biết không thể trốn tránh sự thật.

Tin trong nước tường thuật lời ông Quỳnh tại diễn biến phiên toà cho biết, từ năm 2009 đến cuối năm 2013, ông đã nhiều lần nhận tiền từ bị cáo Nguyễn Xuân Sơn kèm theo những món quà khác như rượu, áo sơ mi. Ông cho biết tổng cộng là khoảng 20 tỉ đồng và khai thêm rằng đã dùng cho mục đích cá nhân.

Cũng theo tường thuật từ trong nước, đối chất với lời khai của bị cáo Ninh Văn Quỳnh, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn việc đưa tiền là nhằm chăm sóc cho Công Ty Cổ Phần Đầu Khí Việt Nam PVN chứ không phải chuyển cho ông Quỳnh với mục đích cá nhân. Cũng theo lời khai của ông Sơn, số tiền đó là do chủ tịch OceanBank, ông Hà Văn Thắm tự nguyện hỗ trợ tiền chi đối ngoại.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/Deputy-general-director-pvn-unexpectedly-gave-notification-that-received-tens-of-billion-vnd-09072017104212.html

 

Thủ tướng đề nghị thanh tra việc nhập thuốc của VN Pharma

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng cần phải thanh tra việc cấp giấp phép nhập thuốc từ nước ngoài của công ty VN Pharma. Đó là nội dung của một công văn do Thủ tướng Phúc ký, trong đó ông yêu cầu cơ quan Thanh tra chính phủ thanh tra việc cấp giấy phép nhập khẩu thuốc trị bệnh từ công ty Helix Pharmaceutical của Canada sản xuất do công ty VN Pharma tiến hành, cũng như thanh tra việc trúng các gói thầu cung cấp thuốc của công ty Pharma cho các bệnh viện Việt Nam. Thủ tướng Việt Nam cũng đề ra hạn chót mà cơ quan thanh tra phải làm rõ vụ việc là ngày 31 tháng 12 năm nay, 2017.

Xin được nhắc lại là trong thời gian qua, một vụ cung cấp thuốc trị bệnh ung thư của công ty Pharma đã bùng nổ với nghi vấn công ty này đã cung cấp thuốc giả cho các bệnh viện. Qua các phiên xét xử sơ thẩm, các lãnh đạo của công ty VN Pharma đã phải lãnh án buôn lậu thuốc.

Ngoài ra báo chí Việt Nam cũng đặt nhiều nghi vấn về việc một người em chồng của đương kim Bộ trưởng Y tế , bà Nguyễn Thị Kim Tiến, lại là một nhân vật trong ban lãnh đạo của VN Pharma, việc này có thể dẫn đến việc ưu ái cho VN Pharma trong các hợp đồng cung cấp thuốc.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-pharma-scandal-the-process-to-issue-the-import-permit-should-be-investigated-pm-says-09072017091930.html

 

Lựa chọn giáo dục Phần Lan

– Lựa chọn nền giáo dục đứng đầu thế giới

Cát Linh, RFA

Ngày 28 tháng 8, tại cuộc hội đàm ở xứ sở Phần Lan, vấn đề “nhập khẩu chương trình đào tạo của Phần Lan” được ký kết giữa Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Phùng Xuân Nhạ cùng với Bộ trưởng Giáo dục và Văn hoá Phần Lan, ông Sanni Grahn-Laasonen.

Vì sao lại là Phần Lan? Việt Nam cần phải làm gì để mang lại hiệu quả giáo dục như Bộ Giáo dục Việt Nam mong muốn?

Những điều đặc biệt

Chỉ cần vào trang web tìm kiếm nổi tiếng nhất thế giới, Google, đánh vào chữ “giáo dục Phần Lan” là sẽ thấy ngay hàng loạt các bài viết đại loại như: 7 điều khiến nền giáo dục Phần Lan đứng đầu thế giới; Hệ thống giáo dục “không  giống ai” của Phần Lan; hay 4 lý do vì sao Phần Lan có nền giáo dục tốt nhất thế giới…

Do đó, sau khi báo chí trong nước công bố Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam nhập khẩu chương trình đào tạo của Phần Lan, RFA nêu vấn đề với Giáo sư Trương Nguyện Thành, Phó hiệu trưởng điều hành trường Đại học Hoa Sen về lý do vì sao lại là hệ thống giáo dục Phần Lan? Từ tiểu bang Utah, Mỹ, ông cho biết với ý kiến cá nhân, ông nghĩ rằng “Trong tất cả các hệ thống giáo dục phổ thông, Phần Lan là một trong những hệ thống giáo dục hiện tại được cho là tốt nhất, qua mặt cả Mỹ.”

“Từ 10 năm trở lại đây, Phần Lan đứng đầu về giáo dục phổ thông và chi phí đầu tư cho mỗi học sinh của Phần Lan so với Mỹ thì nó vẫn thấp hơn. Cho nên, cái đó là một trong những lý do mà có thể Việt Nam muốn xem xét chương trình đào tạo của Phần Lan.”

Từ 10 năm trở lại đây, Phần Lan đứng đầu về giáo dục phổ thông và chi phí đầu tư cho mỗi học sinh của Phần Lan so với Mỹ thì nó vẫn thấp hơn – GS Trương Nguyện Thành

Như chúng tôi đã đề cập ở những dòng đầu tiên, nói đến giáo dục Phần Lan, là nói đến sự khác biệt, là ‘không giống ai’ như cách dùng từ của một trang báo mạng trong nước. Giáo sư Toner Wagner của Đại học Harvard, Mỹ đã từng làm hẳn một bộ phim tài liệu dài hơn 1 giờ đồng hồ – có tên The Finland Phenomenon: Inside The World’s most suprising school system (Hiện tượng Phần Lan: Hệ thống giáo dục đáng ngạc nhiên nhất thế giới) – sau khi ông thâm nhập vào các trường học ở Phần Lan để tìm hiểu về nền giáo dục được cho là tốt nhất thế giới này. Trong video, ông kể rằng:

“Có một đất nước mà ở đấy, học sinh có được ba tháng hè; không mất nhiều thời gian trong lớp cho một ngày. Có một đất nước mà ở đấy, học sinh có rất ít bài tập về nhà, rất ít khi phải làm bài kiểm tra. Có một đất nước mà ở đấy, nghề dạy học là một nghề được tôn trọng nhất trong xã hội và người thầy hiếm khi phải trải qua các qui trình đánh giá nghề nghiệp. Có một đất nước mà ở đấy, các trường học luôn tìm kiếm và tiếp nhận những kỹ thuật tiên tiến nhất…”

Thêm vào đó, tờ báo Khởi nghiệp trẻ trong nước có một bài viết nêu 7 lý do khiến nền giáo dục Phần Lan đứng đầu thế giới. Trong đó, theo một cuộc nghiên cứu kéo dài trong ba năm của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, học sinh Phần Lan đạt tiêu chuẩn tri thức cao nhất trên thế giới.

Chỉ bấy nhiêu chi tiết ấy thôi, có thể hiểu vì sao Giáo sư Trương Nguyện Thành nói rằng kế hoạch nhập khẩu chương trình đào tạo của Phần Lan vào Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam là một tin mừng cho tất cả bậc cha mẹ có con nhỏ nói riêng và nền giáo dục Việt Nam nói chung.

Khó khăn

Tuy nhiên, có vẻ như dự án này không thể tạo cho Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh, nguyên là chuyên viên cao cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng rằng đây là một hướng đi có triển vọng tốt đẹp cho giáo dục Việt Nam. Với ông, điều đầu tiên ông cho rằng không cần phải nhập khẩu một chương trình đào tạo từ nước ngoài để áp dụng cho giáo dục Việt Nam.

“Có rất nhiều những nhóm người ta đã nghiên cứu rồi như nhóm Cánh Buồm hay trường thực nghiệm của ông Hồ Ngọc Đại. Nếu tôi là Bộ trưởng tôi sẽ tận dụng những cái đang có, đã có, những sức mạnh tổng hợp để làm cái gì phù hợp với đất nước mình hơn là nhắm mắt rồi nhét vào một mô hình không thể bước được.”

Nếu tôi là Bộ trưởng tôi sẽ tận dụng những cái đang có, đã có, những sức mạnh tổng hợp để làm cái gì phù hợp với đất nước mình hơn là nhắm mắt rồi nhét vào một mô hình không thể bước được. – TS Mai Văn Tỉnh

Sự phù hợp mà Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh đề cập đến, theo quan điểm của Giáo sư Trương Nguyện Thành, chính là triết lý sống được ứng dụng vào giáo dục của quốc gia Phần Lan.  Ở vị trí một người làm sứ mệnh giáo dục, ông có những lo ngại khi nghĩ đến đến việc áp dụng một triết lý giáo dục rất xa lạ và ông e rằng “rất khó chấp nhận được trong xã hội Việt Nam”.

“Giáo dục Phần Lan có một triết lý rất là khác biệt, cũng như là triết lý sống của họ. Liệu là mình có hiểu được triết lý đó để mà ứng dụng nó hay không? Vì nếu mình ứng dụng mà không hiểu triết lý đó thì nó sẽ không có hiệu quả như vậy.”

Qua những năm gần đây trở về Việt Nam sống và truyền dạy kiến thức, tiếp lửa sáng tạo cho học sinh sinh viên, Giáo sư Trương Nguyện Thành nhận thấy ở Việt Nam, cả giáo viên và phụ huynh luôn có một tâm lý lo sợ học sinh không tiếp cận đủ kiến thức với số giờ trên lớp. Rất nhiều bài báo trong nước đã nhắc đến vấn đề học thêm ngoài giờ của học sinh ở Việt Nam gần như là bắt buộc.

Thêm vào đó, theo ông, xã hội Việt Nam là một xã hội trọng bằng cấp.   Văn hoá Việt Nam là văn hoá thi cử. Câu nói ‘Đại học là ngưỡng cửa thành công duy nhất của con người’ có lẽ đã thấm nhuần trong tư tưởng của các cô cậu học sinh Việt Nam. Và điều này hoàn toàn trái ngược với triết lý giáo dục của Phần Lan.

“Mình muốn hiểu cách làm đó thì mình phải hiểu cái triết lý đằng sau nó. Vì từ triết lý ở sau nó mình mới có nhận định và có cách làm. Từ giảng viên cho đến những nhà quản lý giáo dục cũng như những nhà quản lý trường học cần phải hiểu triết lý của hệ thống giáo dục đó. Còn nếu không thì không thể nào ứng dụng 1 cách hiệu quả.”

Từ giảng viên cho đến những nhà quản lý giáo dục cũng như những nhà quản lý trường học cần phải hiểu triết lý của hệ thống giáo dục đó. Còn nếu không thì không thể nào ứng dụng 1 cách hiệu quả. – GS Trương Nguyện Thành

Cần phải làm gì?

Từ những lo ngại như thế, cho nên cho dù Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh nhìn nhận quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là “nhiệt tình và tâm huyết”, nhưng theo ông, trước hết vẫn cần một quá trình nghiên cứu chi tiết và cụ thể.

“Anh phải nghiên cứu chuyển giao những ứng dụng điều kiện, yếu tố tốt của nền kinh tế của Bắc Âu, Phần Lan vào trong điều kiện cụ thể, trong nền kinh tế thi trường, trong ngành giáo dục đang lạc hậu và đang lạc hướng này như thế nào? Chứ không thể bê vào đây được.”

Giáo sư Trương Nguyện Thành thì cho rằng cách quản lý và môi trường giảng dạy mới là quan trọng. Do đó theo ông, mọi chuyện cần phải bắt đầu ngay bây giờ bằng những chiến lược đào tạo con người và thực hiện từng bước một.

“Tôi nghĩ ngay từ lúc này, điều quan trọng nhất là chính phủ và Bộ giáo dục cần có một chương trình đào tạo giảng viên. Chọn lọc tất cả những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ở những ngành nghề khác mà họ muốn trở thành giảng viên.”

Vì theo ông, muốn có 1 chương trình đào tạo tiên tiến mang từ nước ngoài về thì phải có những người hiểu biết và vận hành hệ thống đó.

“Chưa nói gì đến là đưa vào các trường trung học phổ thông ở Việt Nam nhưng phải có chiến lược là đào tạo mộtđội ngũ giảng viên phổ thông bài bản.”

Ông cho biết, phải trải qua 30 năm, triết lý giáo dục Phần Lan mới trở thành một trong những nền giáo dục thành công nhất toàn cầu.

Việt Nam sẽ là bao lâu? Chính ông cũng chưa thể đưa ra câu trả lời. Nhưng theo ông, cần phải có cách nhìn vấn đề này như đối với một “dự án khởi nghiệp”, và cần phải có thời gian thử nghiệm.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Importing-education-system-of-finland-choice-of-the-best-education-in-the-world-09072017094911.html

 

Nguyễn Mai Trung Tuấn: Hình ảnh thế hệ dân oan tiếp nối

Hòa Ái, phóng viên RFA

Nguyễn Mai Trung Tuấn, thành viên trẻ tuổi nhất trong nhóm tám thành viên của một gia đình chống cưỡng chế đất tại Thạnh Hóa, tỉnh Long An bị kết án tù vừa được cho về nhà trước thời hạn 6 tháng, chia sẻ về thời gian hơn 2 năm tù đày khi em tròn 15 tuổi.

Đi tù ở tuổi vị thành niên

“Họ nhốt em từ 9 giờ sáng cho tới 11 giờ đêm và không cho em ăn uống gì hết. Họ nói ‘Bây giờ mày khai không? Mày không khai là tao giết mày’. Em nói “Tôi không có gì để khai. Gia đình tôi hoàn toàn bị mất tất cả rồi’. Lúc đó họ còng tay chân em lại. Đến chiều, họ đánh vào ngực em, đá vào hông em. Em thì có tiền sử bị hen suyễn và bị bệnh tim, cho nên em rất mệt. Em có nói ‘Sức khỏe của tôi bây giờ bị kiệt sức. Cần được cấp cứu’. Em nêu ra vậy nhưng họ bỏ mặc em trong phòng và đóng cửa lại. Một lúc sau là em ngất luôn.”

Lời bộc bạch vừa rồi là của em Nguyễn Mai Trung Tuấn, có thể được xem như một dân oan trẻ tuổi nhất tại Việt Nam phải chịu án tù vì đã cùng gia đình phản đối chính quyền địa phương “cướp đất” hồi trung tuần tháng 4 năm 2015.

Sau khi về đến nhà vào tối ngày 31 tháng 8 từ Trại giam Long Hòa, Bến Lức, tỉnh Long An, sáng sớm hôm sau, em Nguyễn Mai Trung Tuấn mở đầu cuộc trò chuyện cùng Hòa Ái với những hồi ức mà em bị tổn thương nặng nề về thể chất lẫn tinh thần.

Những phạm nhân đó biết gia đình em bị mất đất mất nhà và vì em chống đối nên em bị bắt bỏ tù. Họ cũng đồng cảm với em và có nói rằng ‘Nếu như là anh, chị thì anh, chị cũng sẽ chống đối như thế tại vì gia đình chỉ còn một phần đất mà cha mẹ bị bắt nữa

-Nguyễn Mai Trung Tuấn

Em Nguyễn Mai Trung Tuấn cho biết bản thân và gia đình đón nhận thông tin nhà cửa bị di dời từ năm 2009. Vụ việc kéo dài cho đến ngày 14 tháng 4 năm 2015, gia đình chọn cách đốt nhà, ném bom xăng và tạt axit lực lượng cưỡng chế để phản đối chính quyền đã đẩy họ vào con đường cùng do đền bù với mức giá rẻ mạt, không đủ cho việc tái định cư.

Cơ quan chức năng bắt giữ 13 thành viên của gia đình, trong đó có ba mẹ và cả em Nguyễn Mai Trung Tuấn vì đã làm cho 20 người của lực lượng cưỡng chế bị thương.

Biến cố của gia đình xảy ra vào ngày 14 tháng 4 năm 2015, khi em Nguyễn Mai Trung Tuấn được 15 tuổi. Và những gì diễn ra tại buổi hỏi cung trong cùng ngày 14 tháng 4 là ký ức hằn sâu trong tâm trí của một cậu bé tuổi vị thành niên, theo như lời em vừa thuật lại. Không chỉ thế, phiên tòa sơ thẩm tuyên bản án tù về tội danh ‘cố ý gây thương tích’ theo Khoản 3 Điều 104 Bộ Luật Hình sự Việt Nam dành cho bị can Nguyễn Mai Trung Tuấn cũng sẽ không bao giờ phai nhòa đối với em. Nguyễn Mai Trung Tuấn nhớ rõ từng chi tiết tại phiên tòa sơ thẩm, diễn ra vào ngày 22 tháng 11 năm 2015:

“Khi tuyên án em 4 năm 6 tháng ở tòa sơ thẩm thì em có hô là ‘Đả đảo Cộng Sản Việt Nam-Đả đảo bản án bất công-Đả đảo phiên tòa xét xử không công khai’. Em bị khống chế lên xe. Em vẫn la lên như thế khi lên xe thì có 3 người trấn áp em, đánh vào mặt em, đá vào ngực em.”

Bước vào tuổi đời vừa mới lớn, cậu bé Nguyễn Mai Trung Tuấn đối diện với những năm tháng tù đày đầy bạo lực và sự nhẫn tâm của nhân viên trại giam. Em cho biết trong suốt 2 năm 24 ngày ở tù, em phải làm công việc dọn dẹp vệ sinh, bị chích điện 2 lần, liên tục bị nhân viên trại giam đe dọa, như lấy dao mổ bụng và em cũng từng tuyệt thực 5 ngày để phản đối tình trạng phạm nhân bị đánh đập.

Tiếp tục đấu tranh

Trả lời câu hỏi của RFA rằng bên cạnh những ký ức buồn, có điều gì khiến em lưu luyến trong thời gian hơn 2 năm tù tại Trại giam Long Hòa hay không, Nguyễn Mai Trung Tuấn nói rằng em được gặp gỡ và sống cùng các phạm nhân mà sự đồng cảm của những hoàn cảnh cùng khổ đã giúp cho em vững vàng hơn:

“Những phạm nhân đó biết gia đình em bị mất đất mất nhà và vì em chống đối nên em bị bắt bỏ tù. Họ cũng đồng cảm với em và có nói rằng ‘Nếu như là anh, chị thì anh, chị cũng sẽ chống đối như thế tại vì gia đình chỉ còn một phần đất mà cha mẹ bị bắt nữa’.”

Từ sự đồng cảm, cậu bé tuổi vị thành niên Nguyễn Mai Trung Tuấn còn có lòng thương cảm dành cho các phạm nhân lớn tuổi hơn mình. Cậu kể về trường hợp của một phạm nhân là người bán hàng rong, bị đi tù vì đã đốt chiếc xe là phương kế sinh nhai duy nhất của gia đình, khi lực lượng trật tự đô thị mang chiếc xe bán hàng đi. Hành trang sau khi ra tù của cậu thanh niên 17 tuổi Nguyễn Mai Trung Tuấn là lời nhắn gửi của các phạm nhân đến cộng đồng nhờ giúp đỡ lên tiếng đấu tranh cho những tù nhân bị tra tấn và bị đối xử một cách vô nhân đạo:

“Em rất thương các anh, chị phạm nhân. Họ bị ép cung trong lúc hỏi cung và họ bị đánh đập rất dã man, rất tàn bạo. Thậm chí, họ không được cho gia đình thăm gặp. Nếu họ phản đối thì bị bắt làm những công việc nặng không phù hợp với sức khỏe của họ và những người Cộng Sản của trại giam cho là họ chống đối, kỷ luật các anh, chị và đánh anh, chị đến nỗi họ đập đầu vào tường tự giận.”

Ra tù với tình trạng sức khỏe không tốt, nhưng tinh thần của Nguyễn Mai Trung Tuấn thật rắn rỏi với lời khẳng định:

Khi bước chân đến Sài Gòn, lúc đầu tiên bắt chiếc xe Uber thì anh lái xe đã nhận ra em và anh ấy đã chở đi qua nhiều tuyến phố. Sau đó anh ấy không lấy tiền và nói muốn chia sẻ cùng với em
-Trịnh Bá Phương

“Em vẫn tiếp tục đấu tranh để đòi lại công lý, đòi lại dân chủ nhân quyền cho gia đình em và cho cả những người dân Việt Nam bị đán áp, áp bức, bị bắt bỏ tù.”

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận cộng đồng cư dân mạng xã hội bày tỏ sự vui mừng trước thông tin Nguyễn Mai Trung Tuấn cùng 7 thành viên của gia đình được ra tù. Họ chào đón và ủng hộ em với ý chí chọn lựa tiếp tục con đường không bị khuất phục trước những bất công của xã hội.

Anh Trịnh Bá Phương, một cư dân mạng và cũng là con trai của tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu từng hai lần bị tuyên án tù vì đấu tranh giữ đất và chống tham nhũng, chia sẻ rằng những người con của các dân oan như chính anh hay Nguyễn Mai Trung Tuấn và nhiều người khác nữa sẽ không đơn độc trong những ngày tháng của cuộc đấu tranh vì xã hội tốt đẹp hơn, tương lai đất nước tươi sáng hơn với cuộc sống của dân chúng bình đẳng và nhân bản hơn. Anh Trịnh Bá Phương cho biết rất xúc động trước tấm lòng của nhiều người dành cho tù nhân lương tâm trẻ tuổi nhất Nguyễn Mai Trung Tuấn, dành cho những đứa bé là con của 2 nữ tù nhân lương tâm Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga, cũng như dành cho 3 anh em của gia đình mình. Anh Trịnh Bá Phương kể lại một vài kỷ niệm của riêng anh:

“Khi bước chân đến Sài Gòn, lúc đầu tiên bắt chiếc xe Uber thì anh lái xe đã nhận ra em và anh ấy đã chở đi qua nhiều tuyến phố. Sau đó anh ấy không lấy tiền và nói muốn chia sẻ cùng với em. Trong lần mới gần nhất em thăm mẹ em vào ngày 6 tháng 7. Khi em đến Pleiku thì bạn bè và các anh em trong đó dành cho gia đình em tình cảm rất lớn. Khi em vừa vào đến nơi thì có bạn đã chuẩn bị một chiếc xe ô tô, dự định đưa em đến trại giam Gia Trung luôn ngay chiều khi em vừa đến Pleiku. Tuy nhiên, em cũng lo sợ vì muộn giờ. Đến sáng hôm sau, có một bạn khác mà em được biết anh ấy là một giang hồ, anh ấy đã chuẩn bị một chiếc xe 4 chỗ để đưa em, bạn em cùng 1 người dân Dương Nội đến thẳng trại giam Gia Trung.”

Cậu thanh niên Nguyễn Mai Trung Tuấn hay anh Trịnh Bá Phương đều nói với RFA rằng niềm tin của họ về sự dấn thân, tiếp bước thế hệ ông bà, cha mẹ mình chắc chắn sẽ gặt hái kết quả vì có sự đồng lòng của những người với tên gọi “dân oan”.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/an-example-of-the-continuous-generation-of-injustice-victims-ha-09062017142703.html

 

Nhiều đại học danh tiếng ở Việt Nam bị xếp hạng thấp

Bảng xếp hạng các trường đại học Việt Nam vừa mới được công bố đã không nhận được sự hoan nghênh của một số trường đại học, nhất là các trường được đánh giá không tương xứng với danh tiếng lâu nay của họ, các báo trong nước loan tin.

Bảng xếp hạng được công bố hôm 6/9 với 49 trong tổng số hơn 300 trường đại học ở Việt Nam được đánh giá. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một bảng xếp hạng như vậy, đây là công trình của một nhóm khảo sát độc lập dưới sự chủ biên của TS Lưu Quang Hưng, nhà nghiên cứu hiện đang làm việc tại Úc.

Năm trường xếp đầu bảng là Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Tôn Đức Thắng, Học viện Nông nghiệp, Đại học Đà Nẵng và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Năm trường cuối bảng là Học viện Ngoại giao, Đại học Luật Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Đại học Văn hóa và Đại học Y-Dược Hải Phòng.

Việc một trường tương đối mới trên bản đồ đại học Việt Nam như trường Tôn Đức Thắng đánh bại các trường lâu đời, có bề dày truyền thống như Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Ngoại giao, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Hà Nội đã gây nhiều bất ngờ.

Trong khi đó, các trường được xem là ‘danh giá’ lâu nay với đầu vào cao như Đại học Ngoại thương, Học viện Ngoại giao, Đại học Kinh tế Quốc dân hay Đại học Kiến trúc lại có thứ hạng từ trung bình cho đến chót bảng.

Việc xếp hạng dựa trên ba tiêu chí lớn là giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và cơ sở vật chất quản trị. Hai tiêu chí đầu mỗi tiêu chí chiếm tỷ trọng 40% trong khi tiêu chí còn lại chiếm 20% tỷ trọng.

Các tiêu chí được quy ra các chỉ số có thể đo lường được để so sánh, chẳng hạn một trong những chỉ số dùng để đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học của một trường là số công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí quốc tế (chỉ số ISI) và số lượng các trích dẫn từ các công trình nghiên cứu đó.

Số liệu nghiên cứu được nhóm khảo sát lấy từ trang chủ của các trường. Nhóm khảo sát cũng thừa nhận số liệu ở một số trường chưa có sự cập nhật và một số trường không phản hồi đề nghị cung cấp số liệu của họ, theo báo mạng VnExpress.

Trong số các ý kiến phản biện, có ý kiến cho rằng việc đánh đồng một viện đại học lớn có nhiều trường thành viên như các Đại học Quốc gia với một trường chuyên ngành như Đại học Xây dựng hay Đại học Kiến trúc là “không phù hợp”. Việc so sánh tiêu chí nghiên cứu khoa học giữa các trường chuyên về khoa học tổng hợp với các trường đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên cũng bị phản đối.

Ngoài ra việc bảng xếp hạng này không tính đến yếu tố số lượng sinh viên ra trường có việc làm và mức thu nhập của họ cũng được xem là thiếu sót.

Đại học Tôn Đức Thắng, trường xếp thứ hai trong bảng xếp hạng, nằm ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trường đại học này có lịch sử mới 20 năm, khởi thủy là đại học tư thục nhưng hiện đã chuyển đổi thành đại học công lập trực thuộc Tổng Liên đoàn Liên đoàn Việt Nam.

Trong những năm gần đây, Đại học Tôn Đức Thắng đã đầu tư nhiều vào đội ngũ giảng dạy với chế độ đãi ngộ cao nên thu hút được người giỏi. Trường cũng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hiện đại để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trường xếp đầu bảng về nghiên cứu khoa học và xếp thứ hai về chất lượng giảng dạy trên bảng xếp hạng.

Mới đây, Đại học Tôn Đức Thắng cũng được đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về tham dự lễ khai giảng năm 2017. Sự hiện diện của một lãnh đạo cao cấp là dấu hiệu cho thấy trường đại học này được Nhà nước đánh giá cao.

Tiến sỹ Trần Trọng Hanh, hiệu trưởng Đại học Kiến trúc Hà Nội, và Tiến sỹ Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng Đại học Hoa Sen, đã từ chối bình luận về bảng xếp hạng với VOA. Bà Phượng nói rằng bà phản đối bảng xếp hạng này nhưng không cho biết lý do. Các trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Đại học Hoa Sen đều có thứ hạng thấp trong bảng xếp hang.

https://www.voatiengviet.com/a/nhieu-dai-hoc-danh-tieng-o-viet-nam-bi-xep-hang-thap/4019086.html

 

VINFAST – giấc mơ ô tô Việt trong tầm tay hay xa vời?

An Tôn – VOA

Sau những sửng sốt ban đầu khi tập đoàn Vingroup tuyên bố làm ô tô, một số chuyên gia mới đây liên tiếng nói về những khó khăn căn bản mà dự án tham vọng này phải đối mặt.

Trong khi chỉ ra thuận lợi lớn là sự ủng hộ về mặt chính sách từ chính phủ Việt Nam, các chuyên gia hoài nghi về khả năng dự án thành công. Họ nêu ra các yếu tố như Vingroup chưa từng có kinh nghiệm quản lý sản xuất xe hơi, thiếu nghiêm trọng công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam, và những khó khăn tiềm tàng về tài chính.

Người khổng lồ Vingroup – chủ yếu kinh doanh bất động sản ở Việt Nam – hôm 2/9 đã khởi công xây tổ hợp sản xuất ô tô VINFAST tại một khu công nghiệp ở thành phố cảng Hải Phòng.

Những thông tin ban đầu tập đoàn cung cấp đến báo chí cho hay sản phẩm chủ lực của tổ hợp là ôtô động cơ đốt trong, ôtô động cơ điện và xe máy điện thân thiện với môi trường.

Vingroup cho biết thêm dự án có tổng mức đầu tư là 3,5 tỷ đôla, với mục tiêu sau 12 tháng sẽ bán ra thị trường xe máy điện, tiếp đó, sau 24 tháng sẽ xuất xưởng ô tô.

Về dài hạn, tập đoàn nói họ nhắm mục tiêu đưa VINFAST thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á với công suất lên đến 500.000 xe/năm vào năm 2025, sau 8 năm kể từ bây giờ. Một phần đáng kể số xe đó sẽ được xuất khẩu sang các nước trong khu vực.

Hãng ô tô mới nhất ở Việt Nam cũng khẳng định xe của họ sẽ đáp ứng tiêu chuẩn khí thải khắt khe Euro 5.0 và Euro 6.0. Bên cạnh đó, hãng hướng tới việc đạt tỷ lệ nội địa hóa đến 60%.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tham gia lễ khởi công và phát biểu rằng dự án “có ý nghĩa đặc biệt quan trọng”. Ông nói nó “khơi dậy ‘giấc mơ’ về ôtô của người Việt từ nhiều năm nay”.

Sự hiện diện của ông Phúc được nhìn nhận như là một thuận lợi to lớn cho dự án VINFAST khi nó được chính phủ ủng hộ.

Ông Trần Bằng Việt, Giám đốc điều hành Dong A Solutions, một hãng tư vấn cho các doanh nghiệp nội địa, nói với VOA từ thành phố Hồ Chí Minh:

“Đặc biệt, kinh nghiệm của Vingroup trong vấn đề làm việc với chính quyền các cấp ở địa phương và trung ương ở Việt Nam cho nhiều công trình. Và đa phần các công trình đều đem lại các kết quả tương đối khả quan dưới mắt của công luận hay dưới mắt của chính quyền, tạo ra những thuận lợi nhất định cho Vin trong vấn đề làm việc và có những vận động chính sách, hoặc có những chuẩn bị trước, đón đầu chính sách trong tương lai. Đó là những thuận lợi lớn nhất của Vin”.

Ông Việt nói thêm Vingroup còn có những thuận lợi khác, thậm chí còn lớn hơn sự ủng hộ từ chính phủ, là năng lực tài chính và uy tín của tập đoàn, thêm vào đó là việc nhiều nhân tài sẵn sàng đầu quân cho Vingroup sau những thành công tính đến nay của tập đoàn.

Một khi đi vào sản xuất, VINFAST cũng có thuận lợi về công nghệ, ông Trần Khắc Huy, giám đốc kỹ thuật của Lamborghini và Bentley ở Việt Nam, nói với VOA:

“Với một thuận lợi về công nghệ hiện nay là các phần mềm về thiết kế, các nhà cung cấp platform [khung xe cơ bản], động cơ, thiết kế, v.v… người ta có thể làm thuê, Vingroup hoàn toàn có thể đi thuê những nhà chuyên nghiệp để người ta làm những việc này, đúng như Vin thông báo”.

Nói chuyện với báo chí hôm 2/9, ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup, cho hay tập đoàn đã ký hợp đồng hợp tác, tư vấn với các đối tác hàng đầu thế giới như Boston Consulting Group, Magna Steyr, AVL, Durr, Henn… và các studio thiết kế xe hàng đầu thế giới như Pininfarina, Zagato, Torino Design và ItalDesign.

Ngay cả những hãng gạo cội về sản xuất xe hơi, nếu gây dựng một nhà máy hoàn toàn mới ở một thị trường hoàn toàn mới với điều kiện hạ tầng, rồi công nghiệp phụ trợ như Việt Nam, thì tôi cũng không tin trong 24 tháng người ta có thể làm được. Cho nên, khả năng thành công của Vin, theo tôi, rất là thấp.

Ông Trần Khắc Huy, giám đốc kỹ thuật của Lamborghini và Bentley ở Việt Nam

Tuy nhiên, khi nhảy vào sản xuất ô tô, một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ với Vingroup, họ không tránh khỏi đối mặt với những khó khăn từng làm 2 dự án ô tô khác ở Việt Nam thất bại, là VEAM do nhà nước chống lưng và Vinaxuki của tư nhân.

Ông Nguyễn Thanh Hải, một cây viết nổi tiếng về ô tô, từng làm marketing cho Lamborghini và Bentley ở Việt Nam, nói với VOA từ Hà Nội:

“Đầu tiên là thiếu nguồn nhân lực trong ngành sản xuất ô tô. Thứ hai, các nhà cung cấp lớn như Bosch, Denso, hay một số nhà cung cấp khác đa phần ở các quốc gia khác. Sự hiện diện của các nhà cung cấp ở Việt Nam rất nhỏ lẻ, không đáng bao nhiêu so với quy mô để sản xuất xe hơi. Tôi nghĩ con số các nhà cung cấp hiện tại ở Việt Nam rất khó để đáp ứng cho một nhãn hiệu xe hơi sản xuất từ A tới Z”.

Suy nghĩ của ông Hải cũng trùng với quan điểm của vị giám đốc kỹ thuật thuộc Lamborghini và Bentley ở Việt Nam. Ông Trần Khắc Huy tiên liệu rằng thiếu nguồn nhân lực và công nghệ phụ trợ “non trẻ, yếu kém” sẽ làm VINFAST khó đạt các mục tiêu:

“VINFAST nói đến hai việc, một là tỉ lệ nội địa hóa sẽ khoảng 60%. Hai là trong vòng 24 tháng sẽ cho ra 2 mẫu sản phẩm, 1 sedan [xe du lịch 4 cửa] và 1 SUV [xe đa dụng thể thao gầm cao]. Theo tôi [VINFAST] sẽ gặp rất nhiều khó khăn với nền công nghiệp phụ trợ như ở Việt Nam chúng ta hiện nay. Từ trước đến nay, chúng ta chỉ có lắp ráp và dịch vụ sau bán hàng. Cho nên việc chế tạo xe mới, theo tôi, đối với đội ngũ công nhân, những người thừa hành các công việc trực tiếp sẽ gặp rất nhiều khó khăn”.

Xét đến điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay, ông Huy thẳng thắn bày tỏ không tin VINFAST có thể xuất xưởng ô tô sau 24 tháng:

“Ngay cả những hãng gạo cội về sản xuất xe hơi, nếu gây dựng một nhà máy hoàn toàn mới ở một thị trường hoàn toàn mới với điều kiện hạ tầng, rồi công nghiệp phụ trợ như Việt Nam, thì tôi cũng không tin trong 24 tháng người ta có thể làm được. Cho nên, khả năng thành công của Vin, theo tôi, rất là thấp”.

Vin hoàn toàn sẽ không có sản phẩm [ô tô] nào ra thị trường và cho dòng tiền đủ lớn. Tôi nghĩ là trong 4-5 năm tới họ sẽ không có dòng tiền nào đáng kể khi mà những sản phẩm đầu tiên vẫn chưa ra thị trường.

Ông Trần Bằng Việt, giám đốc điều hành Dong A Solutions

Chuyên gia tư vấn doanh nghiệp Trần Bằng Việt nêu ra yếu tố tài chính có thể cản trở VINFAST.

Ngân hàng đầu tư quốc tế tên tuổi Credit Suisse sẵn sàng thu xếp cho Vingroup khoản tín dụng ban đầu là 800 triệu đôla, theo ông Quang, phó chủ tịch tập đoàn. Và khoản tín dụng có thể tăng lên theo nhu cầu phát triển của VINFAST, ông nói.

Nhưng ông Việt thuộc Dong A Solutions cảnh báo về các rủi ro:

“Vingroup làm việc tại Việt Nam. Vin lại bị ảnh hưởng bởi những vấn đề vĩ mô ở Việt Nam. Ví dụ, ai có thể bảo đảm trong suốt mười mấy, hai mươi năm vay vốn nước ngoài nhiều tỉ đô thì số tiền không bị lạm phát, không bị biến động tỉ giá. Đây là những rủi ro cực kỳ lớn. Một vấn đề khác là dòng tiền. Vin hoàn toàn sẽ không có sản phẩm [ô tô] nào ra thị trường và cho dòng tiền đủ lớn. Tôi nghĩ là trong 4-5 năm tới họ sẽ không có dòng tiền nào đáng kể khi mà những sản phẩm đầu tiên vẫn chưa ra thị trường”.

Theo dõi sự vận hành của chuỗi các cửa hàng tiện lợi thuộc tập đoàn Vingroup trong khoảng 3 năm qua, ông Việt đánh giá hệ thống phân phối này “chưa thành công”. Từ đó, ông bổ sung rằng sự thiếu kinh nghiệm về phân phối cũng có thể là trở ngại cho hãng sản xuất ô tô VINFAST.

Từng là nhà sản xuất trong hãng thương mại điện tử VinEcom thuộc Vingroup, cây viết chuyên về ô tô Nguyễn Thanh Hải dự đoán rằng ông chủ của tập đoàn – Phạm Nhật Vượng – sẽ có những tính toán khôn ngoan để khắc phục các vấn đề:

“Anh Phạm Nhật Vượng khi làm kinh doanh anh rất khéo trong việc khi ra các sản phẩm của anh ý là luôn luôn có gì đó để nói. Anh thả chất liệu marketing vào sản phẩm của anh rất là tốt. Tôi nghĩ các sản phẩm ô tô của VINFAST chắc chắn anh sẽ lựa chọn những nhà cung cấp, như động cơ chẳng hạn, anh sẽ chọn của các hãng người Việt chắc chắn biết tới và có tín nhiệm cao. Và anh sẽ sử dụng tất cả những nhà cung cấp tốt để anh có chất liệu để marketing”.

Từ kinh nghiệm từng làm marketing cho tập đoàn, ông Hải cũng dự đoán giá xe do VINFAST sản xuất sẽ “không rẻ”, không phải mức giá “cho toàn dân”. Ông Hải bình luận rằng việc không làm xe giá rẻ sẽ làm cho hãng xe thuộc hàng mới nhất châu Á có “vị thế đĩnh đạc hơn” cũng như “dễ thuyết phục với người Việt hơn”.

Giấc mơ ô tô ở Việt Nam hiện nay và trong vòng 5 năm tới vẫn còn quá xa vời. Công nghệ chế tạo, đẳng cấp phát triển của một xe hơi hiện nay, rồi thói quen tiêu dùng của người Việt Nam, thì tôi nghĩ rằng khả năng thành công của một thương hiệu [ô tô] Việt Nam hiện nay rất khó khăn.

Ông Trần Khắc Huy

Dưới con mắt chuyên gia kỹ thuật, ông Trần Khắc Huy, hiện làm cho Lamborghini và Bentley ở Việt Nam, không thấy thuyết phục về việc VINFAST gọi ô tô sản xuất theo quy trình như vậy là sản phẩm thương hiệu Việt. Ông khẳng định giấc mơ người Việt làm ra xe hơi của chính mình vẫn chưa trong tầm tay:

“Giấc mơ ô tô ở Việt Nam hiện nay và trong vòng 5 năm tới vẫn còn quá xa vời. Công nghệ chế tạo, đẳng cấp phát triển của một xe hơi hiện nay, rồi thói quen tiêu dùng của người Việt Nam, thì tôi nghĩ rằng khả năng thành công của một thương hiệu [ô tô] Việt Nam hiện nay rất khó khăn. Bởi vì ai cũng biết rằng chất lượng, giá thành bao giờ cũng đi kèm sản lượng, quy trình chế tạo”.

Đưa ra ví dụ là một phân xưởng làm thân xe của hãng Hyundai của Hàn Quốc rộng 39.000m2 nhưng chỉ có 39 công nhân vận hành các dây chuyền tự động, ông Huy nói điều này liên quan đến giá thành, chất lượng và sự ổn định của sản phẩm.

Hình ảnh tương phản là Việt Nam “đang không có tất cả những thứ đó”, theo ông Huy. Vì vậy, ông đặt câu hỏi “Tôi không hiểu Vingroup sẽ thành công dựa vào những yếu tố nào?”

Nếu có một cách nào đó để Vin thành công, thì Vin phải dựa vào chính sách, tác động vào chính sách. Trong quá khứ, Vin đã đón đầu chính sách khá là tốt cho một số công trình, một số sản phẩm của họ trong một khoảng thời gian khá ổn định, qua nhiều nhiệm kỳ [lãnh đạo nhà nước]. Tôi hoàn toàn nghĩ rằng Vin có thể làm được.

Ông Trần Bằng Việt

Thận trọng hơn và nhìn vào bức tranh lớn, chuyên gia tư vấn doanh nghiệp Trần Bằng Việt cho rằng vận động chính sách sẽ là điều then chốt đối với tập đoàn:

“Nếu có một cách nào đó để Vin thành công, thì Vin phải dựa vào chính sách, tác động vào chính sách. Trong quá khứ, Vin đã đón đầu chính sách khá là tốt cho một số công trình, một số sản phẩm của họ trong một khoảng thời gian khá ổn định, qua nhiều nhiệm kỳ [lãnh đạo nhà nước]. Tôi hoàn toàn nghĩ rằng Vin có thể làm được, nhưng làm tốt đến đâu chúng ta phải chờ thêm. Tôi nghĩ anh Vượng tuyên bố là [xuất xưởng xe sau] 2 năm có thể là hơi tham vọng. Tôi nghĩ sớm lắm cũng phải 3-4 năm. Không dễ để thành công được đâu”.

Lượng tiêu thụ ô tô ở Việt Nam đang gia tăng cùng với mức thu nhập tăng lên. Năm 2016, doanh số bán ôtô ở Việt Nam lập kỉ lục, với 304.427 xe được bán ra.

Các hãng ngoại quốc đang thống trị ở thị trường Việt Nam, trong đó Toyota chiếm thị phần lớn nhất với 23% tính đến tháng 7/2017. Hãng Ford của Mỹ chiếm vị trí số 2 với 12% thị phần.

https://www.voatiengviet.com/a/vinfast-giac-mo-o-to-viet-trong-tam-tay-hay-xa-voi/4017665.html

 

Người Việt thủ đô phản đối kế hoạch phát triển kinh tế

của Virginia với Việt Nam

Hoàng Long

Cộng đồng người Việt quanh vùng thủ đô Washington đang vận động chống lại một kế hoạch phát triển kinh tế giữa chính quyền bang Virginia với sáu tỉnh thành của Việt Nam, và nỗ lực này có thể gia tăng cường độ vào lúc các chính trị gia Virginia bước vào chặng cuối của mùa bầu cử trong những tháng tới.

Thống đốc Virginia, Terry McAuliffe, hôm 11 tháng 7 loan báo đã ký Bản Ghi nhớ với các nhà lãnh đạo của thành phố Hà Nội và các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Quảng Trị và Thái Nguyên về việc thành lập một nhóm công tác chung nhằm “mở rộng thương mại và hợp tác đầu tư, củng cố trao đổi liên lạc, tăng cường niềm tin, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra công ăn việc làm.”

“Virginia có mối quan hệ thương mại tuyệt vời với Việt Nam, và với số lượng dân nhập cư người Việt đông đảo sinh sống trong Khối thịnh vượng chung Virginia, đây là một bước quan trọng hướng tới việc phát triển quan hệ đối tác,” ông McAuliffe nói trong một bữa trưa giao lưu với doanh nghiệp do Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ tổ chức hồi tháng 7.

“Khi chúng ta tiếp tục những nỗ lực này, tôi trông đợi thiết lập những cơ hội phát triển kinh tế mới tạo nên đầu tư mới và công ăn việc làm, bắc những cây cầu giữa Virginia và Việt Nam,” Thống đốc bang Virginia nói.

Nhưng phát biểu của ông McAuliffe nhắc tới người nhập cư gốc Việt khiến nhiều người Việt ở vùng thủ đô Washington, Virginia và Maryland bất bình vì nó ngụ ý rằng thỏa thuận này nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong cộng đồng ở đây, điều mà Chủ tịch Cộng đồng Đinh Hùng Cường phủ nhận.

“Ông ấy không hề tham khảo một khối người Việt đông đảo ở đây tới năm sáu chục ngàn người,” ông Cường nói với VOA. “Tôi không nghĩ là ai ở đây lại đồng ý để mà thương thảo với một đất nước hiện giờ không có tự do, không có dân chủ, không bảo vệ quyền lợi của người làm ăn ở bên đó. Nhưng mà nếu những người ở bên đó mà sang đây làm ăn thì nước Mỹ và chính quyền Virginia họ bảo vệ đầy đủ.”

Ông Cường dẫn ra trường hợp của doanh nhân người Hà Lan gốc Việt Trịnh Vĩnh Bình, người hai lần đệ đơn kiện chính phủ Việt Nam chiếm đoạt tài sản khi ông về nước đầu tư và làm ăn trong những năm 1990. Vụ kiện của ông Bình, với số tiền đòi bồi thường lên tới hơn 1 tỉ đôla, được đưa ra phân xử tại Tòa án Trọng tài Quốc tế thuộc Phòng Thương mại Quốc tế ở Paris hôm 21 tháng 8 và đang chờ phán quyết chung cuộc.

Trong một bức thư gửi cho Thống đốc McAuliffe vào cuối tháng 7, ông Cường nêu ra những “quan ngại sâu xa” về mặt pháp lý đối với cư dân Virginia trong việc tiến hành hoạt động kinh doanh ở Việt Nam và yêu cầu đình chỉ Bản ghi nhớ này cho đến khi những quan ngại đó được giải quyết. Đến giờ ông vẫn chưa nhận được hồi âm từ Văn phòng Thống đốc, ông nói.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Ủy ban cứu Người vượt biển BPSOS chuyên vận động cho nhân quyền Việt Nam, cho biết tổ chức của ông đã gửi một thông cáo tới Văn phòng Thống đốc kêu gọi ngưng triển khai Bản ghi nhớ này, “để có thời gian tìm hiểu về các chính sách của chính quyền Việt Nam mà có ảnh hưởng trực tiếp tới cư dân của Virginia, mà đặc biệt là chính sách tịch thu nhà và đất của người dân Việt Nam mà bây giờ đã là công dân Mỹ.”

Ông Thắng nói:

“Một trường hợp rất điển hình là những người trước đây sống ở giáo sứ Cồn Dầu và sau này họ đã sang Mỹ và có quốc tịch Mỹ nhưng họ vẫn còn sở hữu tài sản, bất động sản ở Cồn Dầu. Năm 2010 chính quyền Đà Nẵng đã cướp trắng của họ mà không bồi thường gì hết, chưa kể đánh đập, tra tấn, bắt bớ thân nhân của họ nữa khi mà những người này bảo vệ cho đất đai của giáo xứ Cồn Dầu.

“Chúng tôi nêu ra những điều ấy để cho Văn phòng Thống đốc hiểu rằng có những quyền lợi của cư dân Virginia đã bị ảnh hưởng và Thống đốc nên tận dụng cơ hội để khi tiếp xúc với giới chức chính quyền Việt Nam thì hãy nêu lên vấn đề ấy và yêu cầu bồi thường trước khi nói đến vấn đề giao dịch, mậu dịch, Mỹ đầu tư thêm vào Việt Nam mà không có sự bảo vệ gì hết.”

Tiến sĩ Thắng cho VOA xem một email mà Bộ trưởng Mậu dịch và Thương Mại Virginia, Todd Haymore, gửi cho ông hồi đáp về yêu cầu gặp gỡ những người hữu trách tại văn phòng của ông Haymore nhằm thảo luận những cách thức mà Thống đốc có thể đạt được một thỏa thuận với chính phủ Việt Nam để trả lại những tài sản của cư dân Virginia “bị tịch thu bất hợp pháp.”

Ông Haymore nói trong email đề ngày 11 tháng 8 rằng sau khi thảo luận với cố vấn pháp lý của Văn phòng Thống đốc, ông cảm thấy chính quyền Virginia khó lòng giải quyết được những yêu cầu này bởi vì điều này thuộc độc quyền của chính phủ liên bang Hoa Kỳ tiến hành chính sách đối ngoại, và chính quyền tiểu bang chỉ có thể theo đuổi những cơ hội phát triển kinh tế mà thôi.

Ông Haymore cũng tái khẳng định Bản ghi nhớ sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho đầu tư nước ngoài và cơ hội mậu dịch giữa Việt Nam và Virginia trong khi ca ngợi cộng đồng Việt Nam ở Virginia là “năng động.”

Văn phòng Thống đốc Virginia không hồi đáp ngay tức thì những câu hỏi của VOA về sự phản đối của cộng đồng người Việt đối với Bản nghi nhớ này.

Cho rằng phản hồi của chính quyền Virginia là thiếu thỏa đáng, Chủ tịch Cộng đồng Đinh Hùng Cường và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nói họ đã quay sang vận động sự ủng hộ của các chính trị gia dân cử địa phương để lên tiếng cho những lo ngại của họ. Họ tin rằng vấn đề này sẽ được chú ý đặc biệt vào lúc mùa vận động tranh cử ở Virginia đang bước vào chặng cuối.

“Một người đầu tiên mà chúng tôi tiếp xúc mạnh nhất là ông [Ed] Gillespie,” ông Cường nói, nhắc tới ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang tranh ghế Thống đốc trong cuộc bầu cử toàn bang vào tháng 11 này. “Ông ấy có viết cho tôi một cái thư nói rằng khi ông ấy đắc cử ông ấy sẽ là Thống đốc của cả tiểu bang Virginia. Và ông ấy coi [vấn đề] này là quan trọng mà ông ấy có thể gặp và giúp đỡ.”

“Những lời hứa hẹn đó làm chúng tôi rất phấn khởi,” ông Cường nói thêm.

Ông Thắng cho biết dân biểu viện lập pháp bang, Bob Marshall, đã chính thức yêu cầu Văn phòng Thống đốc công khai những giấy tờ, hồ sơ và danh sách của những người đã họp trước đây giữa Văn phòng với phía Việt Nam, và đã được hồi đáp là Văn phòng sẽ cung cấp những tài liệu đó.

Hai nhà lãnh đạo cộng đồng Việt Nam nhấn mạnh họ không phản đối mở rộng thương mại để mang tới sự thịnh vượng cho cư dân Virginia, nhưng điều này phải được thực hiện với cam kết rõ ràng từ chính phủ Việt Nam về thương mại công bằng và tự do cũng như tôn trọng nhân quyền và pháp trị.

Năm 2016, Việt Nam là một trong 15 điểm đến hàng đầu cho nông sản và lâm sản xuất khẩu của bang Virginia với kim ngạch gần 65,5 triệu đôla, theo thông cáo của Văn phòng Thống đốc.

Thống kê của Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2010 xếp Virginia ở vị trí thứ năm trong số những bang có người gốc Việt tập trung đông nhất với gần 54.000 người.

Thống đốc Dân chủ Terry McAuliffe, một trong những người thân tín nhất của cựu ứng cử viên Tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton, sẽ mãn nhiệm vào tháng 1 năm 2018. Thông tấn xã Việt Nam, trong một bản tin về sự kiện ký bản ghi nhớ này, cho hay ông sẽ sang thăm Việt Nam vào “mùa thu tới.”

https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-viet-vung-thu-do-phan-doi-ke-hoach-phat-trien-kinh-te-cua-virginia-voi-vietnam/4010411.html