Tin Việt Nam – 04/09/2017
Xe ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ có dấu vết điều tra
Chủ chiếc xe cho thuê, bị nghi là phương tiện trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin, đã được nhận lại tài sản của mình.
Ông Bùi Quang Hiếu cho BBC biết ông đã được cảnh sát Đức trả lại chiếc Multivan VW (Volkswagen) bảy chỗ mang biển số 2AB-3140 vào sáng 1/9 tại địa điểm lưu xe khá gần công viên Tiergarten, nơi phía Đức nói đã xảy ra vụ bắt cóc.
Tuy nhiên, viên thanh tra cảnh sát Đức phụ trách vụ việc hôm 4/9 từ chối bình luận với BBC về tình trạng pháp lý hiện thời của chiếc xe.
Trước đó ít hôm, ông Bùi Quang Hiếu, sống ở CH Czech, nói ông đã nhận được email thông báo việc điều tra đối với chiếc xe đã hoàn tất.
Ông được trao một giấy bàn giao xe, “có tác dụng đi đường, để nếu cảnh sát sơ suất không nhìn thấy cái xe đã hủy lệnh truy nã toàn cầu thì tôi có giấy tờ làm bằng chứng”.
Đức thải nhân viên, trả xe ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Đức điều tra thêm hai người Việt
VN còn ‘thẩm quyền’ xét xử ông Thanh?
Ông nói chiếc xe lúc nhận lại có rất nhiều dấu hiệu, vết đánh dấu mà cảnh sát để lại.
‘Nhiều vết giống như máu’
“Trong xe có những dấu giống như màu máu,” ông Hiếu nói, là những vết không hề có trước thời điểm chiếc xe bị cảnh sát tịch thu.
“Khi nhận lại xe thuê vào hôm 24/7, tôi là người kiểm tra xe. Tôi đã rửa sàn xe rất sạch sẽ nhưng không để ý trên ghế có những vết gì.
“Thông thường chúng tôi chỉ kiểm tra mặt sàn, hút bụi, lau chùi sạch sẽ.
“Nếu khi đó có những vết máu thì tôi nghĩ cũng rất khó nhìn. Bởi máu khô thì sẽ chuyển sang màu đen. Nhưng lúc nhận lại xe từ cảnh sát thì chúng tôi nhìn thấy màu huyết dụ.
“Theo suy đoán cá nhân, tôi cho rằng cảnh sát dùng hóa chất đặc biệt xịt vào các ghế. Nếu chỗ nào có vết máu khô, kể cả lau chùi sạch rồi thì nó vẫn nổi lên.”
Trên trần xe, cảnh sát có đánh dấu vào một vị trí bằng một mũi tên.
Đức dọa trả đũa Việt Nam vì ‘bắt cóc’ Trịnh Xuân Thanh
Báo Đức viết: ‘Bắt cóc từ công viên Berlin về VN’
Vì sao Đức yêu cầu trao trả Trịnh Xuân Thanh?
Ông Bùi Quang Hiếu nói theo suy luận của một số người có mặt cùng ông, thì đây rất có thể “là dấu vết đầu của một người bị đập vào, có tóc, có máu, cho nên cảnh sát tìm được, dán mũi tên vào”.
Ngoài ra, trong xe còn có một số vật dụng như vỏ lon, vỏ chai nước, và đặc biệt là “có một ống nhựa trắng nắp đen”.
“Duy nhất có một thứ [khác thường], là một ống tuyp màu trắng trắng. Có một anh cầm nó lên và nói đó là thuốc mê. Nhưng tôi không biết đó có đúng là thuốc mê không.
“Đó là những thứ của những người thuê xe bỏ lại.
“Không biết đó là đồ của người thuê cuối cùng mà ông [Nguyễn Hải] Long thuê hộ, hay của những người thuê trước nữa, chúng tôi không biết vì chúng tôi không sử dụng mà chỉ cho thuê. Những người thuê bỏ rác lại trên xe thì chúng tôi chỉ dọn qua thôi, chủ yếu chỉ hút bụi giặt thảm và rửa xe phía bên ngoài. Còn những rác lặt vặt bên trong chúng tôi không để ý.”
Quan hệ Việt – Đức và nguyên tắc pháp quyền
Trong vụ việc chính quyền Đức cho là an ninh Việt Nam đã xâm nhập nước họ và ‘bắt cóc’ ông Trịnh Xuân Thanh nhưng Việt Nam nói ông Thanh “tự ra đầu thú’, đã có một người mang quốc tịch Việt Nam được coi là liên quan bị dẫn độ từ Czech sang Đức.
Hôm 24/8, Tổng công tố Liên bang Đức ra thông cáo nói ông N. H. Long, 46 tuổi, quốc tịch Việt Nam, đã được di lý sang Đức.
Thông cáo nói nghi can đã lái một chiếc xe thuê từ Prague đến Berlin vào ngày 20/7, 3 ngày trước khi có thông tin ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.
Được biết Cục An ninh Liên bang Đức đã hỏi chuyện nhiều người Việt ở Berlin về vụ Trịnh Xuân Thanh và cách thức hoạt động của những nhóm người Việt tại Đức, liên kết bên trong và bên ngoài của họ và quan hệ với các cơ quan của Việt Nam tại Đức.
Báo chí Đức gần đây đưa tin về mối liên hệ giữa ông Hồ Ngọc Thắng, người từng làm việc cho Văn phòng Liên bang về Nhập cư và Tỵ nạn (viết tắt là BAMF) với vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.
Ông Thắng đã bị cho nghỉ việc hôm 1/9 sau khi báo chí Đức, gồm cả đài Deutsche Welle của chính phủ nói ông ta đăng nhiều bài ủng hộ quan điểm của chính phủ Việt Nam, điều phía Đức cho là vi phạm nguyên tắc trung thành với chính quyền Liên bang mà một công chức phải tuân thủ.
Chính quyền Đức vẫn yêu cầu Việt Nam trao trả lại ông Trịnh Xuân Thanh và chuyến thăm nhằm làm xoa dịu tình hình của Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã không đạt kết quả gì.
Căng thẳng quan hệ hai bên vẫn tiếp tục, khiến lễ kỷ niệm quốc khánh do Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin tổ chức vừa qua không có người Đức nào đến dự hôm 31/08, theo các nguồn tin từ cộng đồng người Việt Nam tại Đức.
Trong buổi lễ năm ngoái, khoảng 400 khách Đức và quốc tế có mặt.
Trong dư luận Việt Nam hiện vẫn có nhiều luồng ý kiến về vụ ‘bắt cóc xuyên biên giới’ này trong bối cảnh quan hệ Việt – Đức thu hút nhiều bình luận.
Trong thư mừng Quốc khánh Việt Nam gửi cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang, ông Frank-Walter Steinmeier, Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức viết ông “muốn động viên đất nước Việt Nam tiếp tục kiên trì tiến bước trên con đường hiện đại hóa và tăng cường nhà nước pháp quyền”.
Có Facebooker là Phan Van Thanh viết trên trang của BBC Tiếng Việt:
“Đó là một thông điệp khá rõ ràng về tình trạng nhà nước pháp quyền ở VN hiện nay trong ngôn ngữ ngoại giao của ông Tổng thống Đức.”
Nhưng cũng có những người khác cho rằng Đức không nên ‘bảo vệ’ cho quan chức bị cáo buộc tham nhũng như ông Trịnh Xuân Thanh, và ủng hộ cách làm của an ninh Việt Nam.
Còn trong cộng đồng người Việt ở Berlin có ý kiến cho rằng chính giới Việt Nam chưa hiểu hết lập luận của chính quyền Đức trong vụ việc hiện đang “làm khổ ngành ngoại giao Việt Nam” dù họ không gây ra.
“Quốc khánh VN tại Đức năm nay kém vui”
Việt Nam làm gì để giảm căng thẳng với Đức?
Ý kiến này cho BBC Tiếng Việt biết rằng, “với người Đức, từ sau vụ khủng bố Palestine vào Munich bắn các vận động viên Olympics năm 1972 thì chưa bao giờ họ bị an ninh nước khác xâm nhập và bắt người trên đất Đức”.
Ngoài ra, theo ý kiến này, Đức “đang bảo vệ nguyên tắc pháp quyền của họ”, và họ sẽ không khoan nhượng, chứ không phải họ bảo vệ cá nhân ông Trịnh Xuân Thanh.
“Ông ta chỉ là một trong hàng nghìn người xin tỵ nạn tại Đức, và không được ưu tiên gì, nhưng nếu Đức để cho một chính quyền nước ngoài làm như vậy thì Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Bắc Hàn, Trung Quốc, Iran…cứ thế vào nước họ bắt người hay sao?”
Mặt khác, trong bối cảnh Anh ra khỏi châu Âu trong quá trình Brexit, nước Đức đang thực sự trở thành quốc gia lãnh đạo hàng đầu của EU và phải chứng tỏ vai trò “nhà nước pháp quyền” họ đề cao.
Hôm 01/09/2017, trang web của Đại sứ quán CHLB Đức tại Hà Nội công bố nội dung sau:
“Để có thể hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa Việt Nam và Đức cũng như tăng cường hiểu biết về văn hóa của nước sở tại, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội trong thời gian tới sẽ đăng bài về chủ đề ”Sốc văn hóa” #Kulturshock (culture shock).”
Cũng liên quan tới vụ Trịnh Xuân Thanh nhưng tại CH Czech mới đây nhật báo Aktuálně.cz của Czech đưa tin Bộ Ngoại giao nước này đã mời đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Prague tới và thông báo rằng nếu như có nhân viên ngoại giao nào của Tòa Đại sứ có liên quan tới vụ bắt cóc, Czech sẽ trục xuất người đó.
Cũng về vụ việc, Tiến sỹ Hoàng Xuân Phú, Đại học Heidelberg viết trên trang blog cá nhân:
“Nếu đúng như cáo buộc của phía Đức, là mật vụ Việt Nam đã bắt cóc TXT giữa Berlin để đem về Hà Nội, thì hành vi ấy không chỉ vi phạm thô bạo luật pháp Đức và luật pháp quốc tế, mà còn vi phạm cả pháp luật Việt Nam. Vì Điều 492 (về nguyên tắc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự) của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định rõ:
“Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau…”
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41150351
VinGroup triển khai dự án sản xuất ô tô
Việt Nam có thể sẽ có thương hiệu xe ô tô riêng chỉ trong vòng vài năm tới.
VINFAST, một nhánh của tập đoàn bất động sản Vingroup sẽ thử sức trong lĩnh vực sản xuất xe máy và ô tô hướng đến việc xuất khẩu, theo báo Vietnamnet.
Vingroup lên kế hoạch đến năm 2025 sẽ sản xuất 500.000 xe tại Việt Nam, bao gồm các phương tiện ô tô, xe máy chạy bằng xăng và điện.
Dự án này nhận được sự đồng thuận từ chính phủ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ khởi công Dự án Tổ hợp sản xuất ô tô VINFAST hôm 2/9 tại Khu kinh tế Đình Vũ, Hải Phòng.
Độc quyền BOT, ‘sự cố’ Cai Lậy và bất ổn thể chế
Giải tỏa Quận 1: ‘Cần làm đúng pháp luật’
Thách thức lớn?
Dự án xe hơi sẽ là một thách thức “rất khó khăn”, ông Michel Tosto, người đứng đầu tổ chức bán hàng và môi giới tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Viet Capital nói.
Công ty nên tìm kiếm liên doanh với một nhà sản xuất nước ngoài, ông nói.
“[Vingroup] không có chuyên môn hay vốn để làm điều đó,” ông Tosto nói. “Đó là một không gian cạnh tranh cao mà các thương hiệu nước ngoài chi phối.”
Các công ty Trung Quốc như Geely, BYD, Beijing Auto và Chery đã nỗ lực tạo ra một thương hiệu xe hơi trong nhiều năm.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, doanh số bán ô tô mang biển hiệu Trung Quốc chiếm 43,5% tổng doanh số bán hàng trong tháng Một đến tháng Bảy.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam, Toyota là thị trường bán xe lớn nhất của Việt Nam với 23% thị phần trong tháng Bảy. Ford Motor thì chiếm 12%.
VINFAST rất có thể là thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam, tờ Nikkei, báo tài chính điện tử Nhật Bản, nhận định.
Nhà sản xuất ô tô lớn nhất Việt Nam hiện tại vẫn là Trường Hải Automobile, dưới dạng sản xuất hợp đồng, chuyên sản xuất xe cho tập đoàn Hyundai của Hàn Quốc và các thương hiệu lớn khác trên thế giới.
Việt Nam: Tăng thuế VAT ‘phải rà soát chi tiêu công’
VN thúc đẩy kinh doanh trong bất ổn thể chế
Tờ báo này cũng cho rằng nhà máy đặt ở Hải Phòng có lợi thế gần cảng quốc tế Lạch Huyện, vốn có thể sẽ hoàn thành vào 2018.
Các tàu lớn sẽ có thể ghé cảng sau đó mang những chiếc xe của VINFAST đến Bắc Mỹ và Châu Âu.
VINFAST cũng có thể tận dụng việc bãi bỏ thuế quan giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, vốn có hiệu lực vào tháng Một.
Không có thuế quan, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với xe ô tô và xe máy các nước láng giềng sản xuất.
Tuy nhiên Vingroup có thể lợi dụng điều này để nhập khẩu các vật liệu lắp ráp giá rẻ từ các nước anh em ASEAN.
Theo báo Vietnamnet, Nhà máy VINFAST Hải Phòng có quy mô 335 ha gồm đầy đủ các phân xưởng cho quy trình sản xuất từ xưởng lắp ráp đến xưởng sơn.
Credit Suisse AG, một tập đoàn tài chính của Thụy Sĩ đồng ý vay 800 triệu đôla cho dự án này.
Vietnamnet dẫn lời ông Lito Camacho, Giám đốc điều hành kiêm Phó Chủ tịch khu vực Châu Á Thái Bình Dương rằng: “Quy mô đầu tư lớn thể hiện cam kết của Vingroup đối với ô tô – lĩnh vực đang phát triển nhanh tại Việt Nam, cũng như đối với mục tiêu xây dựng nhà máy sản xuất hiện đại, được kỳ vọng là lớn nhất nước, đạt tầm quốc tế.
“Chúng tôi rất vui mừng được tiếp tục xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Vingroup và hỗ trợ Tập đoàn trong việc phát triển ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam.”
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41144631
1/2 Hãng Xuất Cảng Thức Ăn VN Bị Mỹ Xù
New Zealand Thâm Thủng Thương Mại Tăng
Cam Bốt: Giấy Phép Kinh Doanh Tăng 55%
Tháng 5: Hoạt Động Xây Cất Nhà Mới Giảm 6.5%
SAIGON — Mỹ xóa tên hơn 1/2 số doanh nghiệp Việt xuất cảng hàng thực phẩm…
Báo Khoa Học và Phát Triển đưa ra thống kê trên.
Bản tin KH&PT nói rằng câu chuyện 1.039 doanh nghiệp thực phẩm của Việt Nam bị loại khỏi danh sách xuất cảng sang Mỹ vì không biết để tuân thủ quy định mới của thị trường này là một trong những bài học được nêu ra tại diễn đàn “Phát triển thị trường cho hàng Việt” diễn ra tại TPSG ngày 28/8.
Câu chuyện được ông Mark Gillin – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam – nêu tại diễn đàn cho thấy một thực trạng đáng báo động: Vào thời điểm tháng 12/2016, Việt Nam có tới 1.845 doanh nghiệp thực phẩm đăng bộ với Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ để xuất cảng sang thị trường này; thế nhưng đến tháng 1/2017 chỉ còn 806 doanh nghiệp được chấp thuận.
“Hơn 1.000 doanh nghiệp bị loại khỏi danh sách xuất cảng sang Mỹ vì không tuân thủ quy định mới là tất cả các nhà máy đăng ký phải gia hạn đăng ký sau mỗi 2 năm, bắt đầu từ năm 2016” – ông Mark Gillin nêu.
Vào đầu tháng 7/2017, một lô hàng của doanh nghiệp Việt Nam xuất cảng sang Mỹ bị phát hiện chứa chất carbendazim – chất diệt nấm được sử dụng nhiều trong trồng cây ăn quả. Lập tức lô hàng đó bị cơ quan chức năng nước này tiêu hủy và nhà nhập cảng Mỹ bị phạt hơn 50.000USD. Sau đó, phía doanh nghiệp Việt cũng nhận được cảnh báo nếu còn vi phạm chất cấm thì sẽ bị cấm nhập cảng vào thị trường Mỹ.
Thừa nhận thực tế này, bà Hà Minh Phương – Giám đốc phát triển kinh doanh của Công ty Eurofins sắc ký Hải Đăng – cho biết hiện hệ thống thông tin về luật chưa được cung cấp rộng rãi cho nông dân, doanh nghiệp xuất cảng. Hiện các doanh nghiệp xuất cảng cũng chưa có thói quen cập nhật thông tin về luật liên quan đến thị trường xuất cảng nên khó tránh rủi ro phạm luật.
Theo bà Ratih Puspitasari – Giám đốc phụ trách hợp tác khoa học và luật định của Tập đoàn Cargill (Mỹ) khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, nhu cầu của thế giới về các loại đạm động vật lành mạnh và thực phẩm nhiệt đới ngày càng tăng. Vì thế, việc nâng cao năng lực cho ngành thực phẩm Việt Nam, thúc đẩy canh tác nông nghiệp bền vững và tuân thủ các yêu cầu mới của thị trường xuất cảng – đặc biệt là thị trường Mỹ – rất cần thiết lúc này.
Bản tin KH&PT cũng nghi thêm:
“Để doanh nghiệp Việt tiếp cận được nhiều thị trường xuất cảng lớn và đa dạng, bà Puspitasari cho rằng Việt Nam cần đẩy mạnh những tiêu chuẩn, quy định liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm, giá trị dinh dưỡng và phát triển bền vững. “Cần có chính sách rõ ràng để thúc đẩy an toàn thực phẩm, thực hành tốt về chăn nuôi, kiểm soát chặt điều kiện vệ sinh và môi trường chăn nuôi. Đồng thời, cần có các quy định nghiêm ngặt về sử dụng thuốc trong chăn nuôi, chăm sóc vật nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế, học hỏi phương pháp chăn nuôi từ những thị trường thành công” – bà Ratih Puspitasari nói và cảnh báo nếu điều này bị lơ là, việc doanh nghiệp Việt bị loại khỏi cuộc chơi là đương nhiên.”
https://vietbao.com/p122a271752/2/1-2-hang-xuat-cang-thuc-an-vn-bi-my-xu
Một Linh mục Công giáo bị khủng bố tại VN
Tin sau đây có nguồn từ email và FaceBook
Một Linh mục Công giáo bị khủng bố tại Việt Nam
Đồng Nai – Sáng ngày 04 tháng Chín năm 2017, tại khuôn viên nhà thờ Thọ Hòa, Giáo phận Xuân Lộc, một nhóm khoảng 20 người đứng đầu là Nguyễn Trọng Nghĩa đã có hành động ập vào nơi ở của Linh mục Giuse Nguyễn Duy Tân và thực hiện hành động khủng bố tinh thần, có thể cả nguy hiểm đến cả tính mạng.
Sự việc diễn ra trong buổi sáng, người dân trong giáo xứ và linh mục Tân phát hiện kịp thời nên đã tránh được tổn thất, đồng thời nhóm người khủng bố đã bị người dân nơi đây khống chế. Sau đó là sự xuất hiện của công an huyện Xuân Lộc và xã Thọ Hòa, thông tin trực tiếp cho thấy, công an không thực hiện những công việc cần thiết đối với nhóm người khủng bố đang thực hiện phạm tội quả tang.
Thông tin trực tiếp từ Facebook của Linh mục Tân quay tại hiện trường xác nhận nhóm người này có mang theo hung khí gây sát thương đó là súng ngắn và lựu đạn.
Sự việc xảy ra không có thương vong về người.
Linh mục Nguyễn Duy Tân thuộc Giáo phận Xuân Lộc, những năm gần đây được biết đến là một linh mục can đảm, thường xuyên lên tiếng chống lại bất công trong xã hội. Với tiếng nói của mình, linh mục Tân đã bị nhà chức trách liên tục làm phiền mời làm việc với con số lên đến 20 lần. Hiện tại linh mục Nguyễn Duy Tân đang làm việc tại Giáo xứ Thọ Hòa, một giáo xứ nhỏ mới được thành lập khoảng 2 năm nay.
Các Linh mục Công giáo tại Việt Nam có tiếng nói bảo vệ công lý, lên án bất công thường là những nạn nhân của chính quyền và xã hội. Từ việc ngăn cấm xuất cảnh, bôi nhọ, vu khống xuyên tạc trên truyền thông đến việc bị khủng bố trực tiếp đe dọa đến phẩm giá và tính mạng con người.
Dư luận trong nước đang đặt vấn đề về sự việc nhóm người khủng bố có vũ khí nhắm vào một Linh mục trong khu vực nhà thờ có phải trả lời trước công lý, trước pháp luật Việt Nam hay không ? Và có thể nhóm người khủng bố này được sự bảo vệ của tổ chức nào đó ? Câu trả lời thuộc về nhà chức trách.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=638121906385042&id=100005617153289&hc_location=ufi
https://vietbao.com/p122a271770/mot-linh-muc-cong-giao-bi-khung-bo-tai-viet-nam
Rút Ruột, Mìn Giả, VN Pharma, Nhà Báo, Công An…
Thuốc giả thì cứ bảo là thuốc thật nhưng kém chất lượng, trong khi đó công an nói mìn giả là mìn giả, hình như không ai dám nói đó là mìn thiệt nhưng kém chất lượng.
Báo Tuôi Trẻ kể chuyện: Dùng mìn giả vào HD Bank cướp 200 triệu đồng…
Chiều 1-9, Huyện ủy, UBND, Bộ chỉ huy quân sự và Công an huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) cùng đại diện chi nhánh ngân hàng HD Bank tổ chức họp báo thông tin vụ cướp táo tợn tại ngân hàng này..
Trưa cùng ngày, tại chi nhánh giao dịch của Ngân hàng HD Bank ở khu phố 3, thị trấn Gia Ray (Xuân Lộc, Đồng Nai) đã xảy ra vụ cướp táo tợn. Nghi can đã dùng mìn giả, mã tấu uy hiếp các nhân viên ngân hàng cướp hơn 200 triệu đồng.
Tại buổi họp báo, thượng tá Cao Xuân Hoa – phó trưởng Công an huyện Xuân Lộc cho biết nghi can là một nam thanh niên khoảng 24 tuổi, dáng cao, gầy, mặc áo khoác xanh đen, đi xe máy không biển số….
Báo Thanh Niên kể chuyện công an nghèo thê thảm: Từ đầu năm đến nay, hàng chục công an xã, ấp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã làm đơn xin nghỉ việc để ra ngoài làm công nhân, bảo vệ nhằm bảo đảm cuộc sống gia đình.
Đại tá Lê Tôi Sủng, Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết hầu hết công an xã nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, phụ cấp quá ít. “Mỗi tháng, một công an xã chỉ có 1,6 – 1,7 triệu đồng tiền phụ cấp, không có tiền lương thì sao đủ sống.
Trong 7 tháng đầu năm, tại địa phương có hơn 60 trường hợp công an xã, công an ấp nghỉ việc để ra ngoài làm công nhân, bảo vệ, phụ việc nhà giúp gia đình”, ông Sủng cho hay.
Như thế, đó là công an lương thiện… vì nghèo.
Báo Người Lao Động kể về “Vụ án VN Pharma: Em chồng mà nói không giúp cũng khó!”
Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) sắp trình Quốc hội trong thời gian tới sẽ quy định những đối tượng kiểm soát lợi ích như em chồng, em dâu, chị dâu,… của người đứng đầu
Trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng em chồng làm Phó Giám đốc phụ trách đầu tư của Công ty CP VN Pharma (VN Pharma) thì bà không vi phạm quy định của Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) vì em chồng không được xem là “người thân” (vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con – PV), bà cũng không can thiệp hay biết gì về công việc kinh doanh của em chồng và cũng không có liên quan đến việc kinh doanh này. Tuy nhiên, lập luận của bộ trưởng không thuyết phục được đại biểu Quốc hội (ĐBQH), giới chuyên gia vì vậy Luật PCTN (sửa đổi) đang được xây dựng sẽ phải lấp kẽ hở này.
Than ôi, làm dâu khó lắm, hỏi quý bà thì biết: sợ nhất là mẹ chồng, sau là sợ em chông…
Báo SGGP kể về Cà Mau: Đề nghị xử lý đơn vị thi công “rút ruột” khi làm đường…
Ngày 1-9, ông Nguyễn Thanh Sử, Trưởng Phòng kinh tế và hạ tầng huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau), cho biết đã đề nghị UBND huyện xử lý Hợp tác xã nuôi hàu lồng Đất Mũi vì thi công đường không đúng với thiết kế được duyệt.
Đồng thời, cũng đề nghị kiểm điểm, xử lý đối với chủ đầu tư là Chủ tịch UBND xã Đất Mũi. Hiện UBND huyện Ngọc Hiển đang xem xét xử lý.
Theo phản ánh của người dân, công trình xây dựng lộ bê tông ấp Cái Xếp (từ cầu Kênh Cụt đến nhà ông Bườm, xã Đất Mũi) làm bằng nguồn vốn ngân sách và huy động vốn trong dân, chiều dài trên 1,8 km, tổng mức đầu tư trên 1,5 tỉ đồng nhưng mới đưa vào sử dụng khoảng một năm đã có dấu hiệu xuống cấp, nhiều đoạn bị lún, nứt. Người dân cho rằng đơn vị thi công là Hợp tác xã nuôi hàu lồng Đất Mũi khi làm đường đã “rút ruột” công trình.
Bản tin Infonet kể: Hội Nhà báo Đà Nẵng lên án hành động nguy hiểm đe dọa, uy hiếp PV Infonet.
Chiều 1/9, ông Nguyễn Văn Lưỡng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Đà Nẵng đã ký công văn số 37/HNB gửi Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng, Công an Đà Nẵng, Phòng An ninh văn hóa (PA 83, Công an Đà Nẵng) về việc PV báo Infonet bị đe dọa, uy hiếp
Công văn 37/HNB nêu rõ, ngày 29/8, Hội Nhà báo TP Đà Nẵng nhận được đơn trình báo khẩn cấp của nhà báo Đặng Thanh Hải (bút danh Hải Châu), hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, phóng viên thường trú báo điện tử Infonet tại Đà Nẵng, về việc tối 25/8 bị kẻ lạ ném luyn vào nhà và ngày 27/8 tiếp tục bị kẻ lạ gửi tin nhắn đe dọa.
Báo Kiến Thức kể: Phát hiện hàng loạt vi phạm tại Ngân hàng nhà nước.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt vi phạm trong công tác thanh tra, giám sát và phòng chống tham nhũng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Pháp luật TPSG đưa tin về việc phát hiện hàng hoạt vi phạm tại Ngân hàng Nhà nước:
Chiều 1/9, Thanh tra Chính phủ (TTCP) thông báo Kết luận thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).
Theo đó, công tác giám sát từ xa của NHNN chưa tổng hợp và phân tích sâu sắc các báo cáo của tổ chức tín dụng để đánh giá chính xác các nội dung: diễn biến về cơ cấu tài sản nợ và tài sản có; chất lượng tài sản có; vốn tự có; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh; việc thực hiện quy định về các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật khác.
https://vietbao.com/p121a271747/rut-ruot-min-gia-vn-pharma-nha-bao-cong-an-
Những chiếc xe hơi Pháp đầu tiên ở Việt Nam
Citroen, Peugeot và Renault, ba thương hiệu ô tô của Pháp, xuất hiện tại Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XX. Nhưng trước đó, Đông Dương từng là mảnh đất thử nghiệm cho các nhà sáng chế xe hơi Pháp đưa ra mẫu thiết kế dành riêng cho địa hình và điều kiện khí hậu nhiệt đới.
Từ sáu chiếc xe hơi được công chức và giới nhà giầu phương Tây tại Đông Dương nhập nguyên chiếc từ “Mẫu quốc” vào khoảng năm 1905, thì 15 năm sau, con số này tăng lên hơn 1.000 lần, với khoảng 10.000 đến 15.000 xe, trong đó một nửa số xe thuộc về người Á châu (Việt, Lào, Cam Bốt và Hoa).
Xe hơi trở thành phương tiện khẳng định địa vị, quyền lực và giàu sang trước ánh mắt vừa có chút thèm muốn, vừa có chút coi thường của người dân vì đó là biểu tượng của sự đô hộ Pháp. Ngoài ra còn có một số tiêu chí khác cho phép đoán được khả năng tài chính của chủ xe, hay thân thế địa vị của người trong xe qua vị trí ngồi của họ như, một quan chức của triều đình thường ngồi băng ghế sau và có tài xế riêng, một người giầu có cởi mở với hiện đại thường tự lái xe…
Vậy những chiếc xe hơi đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam khi nào? Quá trình phát triển của xe hơi ở Đông Dương ra sao? RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Stéphanie Ponsavady, giảng viên đại học Wesleyan, Hoa Kỳ.
RFI : Xin chị cho biết những chiếc xe hơi đầu tiên xuất hiện tại Đông Dương vào thời điểm nào?
Stéphanie Ponsavady : Lần đầu tiên tôi nhìn thấy cụm từ “xe hơi” trong tài liệu lưu trữ là năm 1905. Đó là một bản thống kê, lập tại Sài Gòn vì thị trưởng Sài Gòn muốn lập danh sách số lượng xe hơi để đánh thuế. Nhờ đó, người ta biết là năm 1905 bắt đầu có xe hơi, còn trước đó thì khó tìm được dấu vết.
RFI : Theo tài liệu mà chị tìm được ở các viện lưu trữ, xe hơi được dành cho đối tượng nào tại Đông Dương?
Stéphanie Ponsavady : Vào thời kỳ đó, xe hơi chủ yếu được các cá nhân sử dụng, đa số là những người có danh vị, trong đó có luật sư, bác sĩ. Theo thống kê năm 1905 thì có khoảng 6 chiếc, phần lớn thuộc về người châu Âu và chỉ có một hoặc hai chiếc có lẽ thuộc về người Việt.
Thời kỳ đó chủ yếu là xe hơi Pháp, đó là những chiếc Citroen, Peugeot và Renault, ba thương hiệu nổi trội hồi đầu thế kỷ XX. Những chiếc xe này được người châu Âu mang sang khi họ đến định cư ở Đông Dương. Chúng có dáng nhỏ, chưa mạnh lắm, chắc khoảng 2-4 mã lực.
Sau đó, khi đến Đông Dương, chúng được cải tiến để thích nghi với khí hậu nhiệt đới, có nghĩa là thường được biến thành xe mui trần, vì bên trong những chiếc xe kín như bưng vô cùng nóng bức, ngột ngạt. Nhưng điều này lại gây ra một vấn đề khác vì ở Đông Dương, cũng như ở châu Âu, khá bụi bặm. Bụi dính vào trong xe và trong động cơ. Chính vì thế, khi đến xứ Đông Dương, vấn đề đặt ra là làm thế nào cải tiến xe để thích nghi với điều kiện khí hậu, đường xá.
RFI : Chị từng nói là xe hơi được sản xuất tại Pháp sau đó được nhập sang Đông Dương, nhưng Đông Dương lại là một thị trường để ngành xe hơi Pháp thí điểm?
Stéphanie Ponsavady : Khi tôi nói đến những chiếc xe hơi đầu tiên được thống kê vào năm 1905, tôi muốn nói đến những chiếc xe nguyên dạng. Thế nhưng, ngay vào cuối thế kỷ XIX, đã có vài nhà sáng chế Pháp đề xuất những thiết kế xe hơi phù hợp với thị trường Đông Dương.
Ví dụ, vào cuối thế kỷ XIX, xuất hiện loại phương tiện được gọi là “ô tô-tầu hoả” (train automobile). Các nhà sáng chế đưa ra ý tưởng làm đường ray và những chiếc xe hơi, thay vì dùng bánh bình thường, sẽ dùng bánh sắt như tầu hoả. Đây là dự án của hai người Pháp vùng Lyon và họ đề xuất lên chính phủ thuộc địa dự án được cho là phù hợp với địa hình đồi núi Bắc Kỳ. Vì họ nghĩ rằng loại xe này có bánh xích nên sẽ không cần đến đường xá, vì xe của họ sẽ tự đi được. Thế nhưng, nha Tổng thanh tra Công Chính Đông Dương lại cho rằng ngoài chi phí đắt, xe bánh sắt có trọng lượng rất nặng nên sẽ không thể triển khai được vì nền đất ở Bắc Kỳ không ổn định và không chắc chắn cho loại xe này.
Có thể nói trong khi ở Pháp và ở châu Âu còn chưa hình thành được mô hình xe hơi hiện đại, vậy mà ngay khi người Pháp ổn định tại Đông Dương, các nhà sáng chế Pháp đã nghĩ cách thử nghiệm kỹ thuật mới ngay tại chỗ.
Sau này, Citroen lấy lại ý tưởng ban đầu đó để thử nghiệm những cuộc thám hiểm đầu tiên là ở châu Phi trong những năm 1920, sau đó là tại châu Á vào khoảng những năm 1930-1931. Cuộc thám hiểm mang tên “Croisière jaune” với mục đích đi xuyên châu Á bằng ô tô bánh sắt của Citroen vừa thành công, nhưng cũng thất bại. Thành công vì đã đi xuyên châu Á, còn thất bại là do một trong số người khởi xướng qua đời trước khi đến Đông Dương. Vì vậy, hành trình Đông Dương bị huỷ, còn thi thể người quá cố được đưa về Pháp bằng tầu thuỷ. Nên có thể nói, Đông Dương vừa là vùng đất kích thích trí tưởng tượng, vừa là nơi thử nghiệm thật sự của các mẫu xe hơi Pháp.
RFI : Chính quyền thuộc địa Đông Dương có tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng loại hình giao thông mới này không?
Stéphanie Ponsavady : Khi mới đến, người Pháp cố tìm cách sử dụng hệ thống đường thuỷ, nhưng sau đó không thành hiện thực vừa vì lý do chính trị, địa-chiến lược, vừa vì công nghệ. Vì thế, Nha Công Chính tập trung vào những phương tiện trên mặt đất. Từ những năm 1910-1920, các khoản đầu tư chủ yếu đổ vào phát triển hệ thống đường xá, đầu tiên là tuyến quốc lộ 1 xuyên suốt Việt Nam, sau đó là những tuyến đường khác bắt nguồn từ quốc lộ 1 toả đi khắp nơi.
Trên thiết kế, mạng lưới này hoàn toàn sử dụng được cho xe hơi. Nhưng trên thực tế, nảy sinh rất nhiều vấn đề về kỹ thuật, công nghệ, mặt đường không hẳn phù hợp với khí hậu nhiệt đới, hay vấn đề bảo dưỡng… Vì đó là một mạng lưới lớn nên xảy ra rất nhiều cuộc tranh luận về ngân sách giữa chính quyền địa phương và bộ Thuộc Địa Pháp : Liệu chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm về hệ thống đường xá ? Hay chính quyền trung ương Pháp lập hẳn một ngân sách cho việc trùng tu bảo dưỡng ? Vì dù tốn kém, nhưng mạng lưới đường xá tại Đông Dương lại vô cùng quan trọng cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp.
RFI : Những chiếc xe hơi này chạy bằng nguồn nhiên liệu nào?
Stéphanie Ponsavady : Khi những chiếc xe đầu tiên xuất hiện, vấn đề nhiên liệu cũng được đặt ra ngay. Ban đầu có rất nhiều loại xe hơi, trong đó có những chiếc chạy bằng động cơ nên cần xăng. Chính quyền Đông Dương nhập xăng dầu đã lọc hoặc thô chủ yếu từ các thuộc địa của Hà Lan trong khu vực, như Malaysia và Indonesia, hoặc nhập xăng từ Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đó là ba nguồn cung cấp chính.
Một số nghiên cứu lúc đó cũng cho thấy ở Đông Dương có những mỏ dầu trong lòng đất nhưng chính quyền thuộc địa vẫn ưu tiên nhập xăng dầu. Cũng vào giai đoạn này, một số khu vực phân phối và trạm xăng đã được xây dựng, dĩ nhiên là ở thành phố, và cũng được xây dọc theo trục quốc lộ 1. Đây là cơ sở hạ tầng cho loại xe chạy bằng xăng.
Ngoài ra còn phải kể đến những loại phương tiện khác, được cải tiến tại chỗ, chạy bằng gazogène, có nghĩa là động cơ không chạy bằng xăng mà bằng than củi. Loại xe này khá phát triển tại Đông Dương, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và trong Thế Chiến II, sau khi quân Nhật đổ vào Việt Nam.
Kiểu xe này có hình dạng khác với các mẫu ô tô thông thường vì có thêm một lò đốt than đằng sau, trong khi xe vẫn chạy. Vì thế, người ta thường thấy nô bộc ngồi ở sau xe cho củi vào lò. Chúng ta có thể thấy những chiếc Citroen, Renault được cải tiến để thích nghi với điều kiện địa phương. Thực ra, phát minh này đã được áp dụng ở châu Âu nhưng trong phạm vi nhỏ. Sau đó, người Pháp áp dụng ở Đông Dương, rồi về sau dần trở thành chuyên môn của người Việt, biến những chiếc xe hơi chạy xăng thành xe chạy gazogène.
RFI : Người Việt sở hữu xe hơi nhiều hơn từ khoảng thời gian nào?
Stéphanie Ponsavady : Trong những năm 1920, thị trường xe hơi Pháp mở rộng hơn ở Đông Dương. Thực ra là những chiếc xe hơi của người Pháp mua từ đầu những năm 1900-1910 được bán lại theo dạng xe đã qua sử dụng. Người châu Á địa phương thuộc tầng lớp khá giả mua lại để phục vụ mục đích cá nhân. Ngoài ra, một số người mua lại xe tải hoặc xe có kích thước lớn để biến thành xe chở khách. Cả một nền công nghiệp lớn được hình thành, bắt đầu từ những năm 1910 và phát triển mạnh trong những năm 1920.
Theo tôi, có hơn 500 công ty vận tải như thế trên khắp lãnh thổ Đông Dương (Lào, Việt Nam, Cam Bốt), thường do người Việt và người Hoa quản lý. Họ đảm bảo phương tiện giao thông cho người dân địa phương là chủ yếu, vì người Pháp chỉ thích đi xe cá nhân.
RFI : Các nhà sản xuất xe hơi tung ra chiến dịch quảng cáo như thế nào để hút khách hàng ở Đông Dương?
Stéphanie Ponsavady : Quảng cáo xe hơi được trình bày tùy theo đối tượng. Với khách hàng Pháp, hình ảnh xe hơi thể hiện cuộc sống xã hội tại Pháp. Chiếc ô tô trở thành một thế giới thu nhỏ của tầng lớp tư sản Pháp ở Đông Dương được đặt trên bốn bánh. Người ta thường thấy phía sau xe là phong cảnh Đông Dương, còn trong xe là cảnh đang chuẩn bị một bữa pic-nic theo kiểu Pháp với một chiếc khăn trải và một chiếc làn đựng đồ ăn.
Từ cuối những năm 1940 đầu 1950, khi quảng cáo xe hơi nhắm vào khách hàng Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu, quảng cáo lại được thiết kế hoàn toàn khác. Hình ảnh thường thấy là những phụ nữ Việt tạo dáng trước chiếc xe trong bộ áo dài. Người ta cố điểm thêm vài nét địa phương trong hình ảnh quảng cáo. Chiếc xe hơi tượng trưng cho sự hiện đại và tốc độ của châu Âu nhưng vẫn đậm bản sắc truyền thống.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20170828-nhung-chiec-xe-hoi-phap-dau-tien-o-viet-nam