Tin Việt Nam – 03/09/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 03/09/2017

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ‘giám sát kém’

Thanh tra Chính phủ nói NHNN kiểm soát lỏng lẻo các tổ chức tín dụng và chưa kịp thời ngăn chặn sai phạm.

Báo cáo được đưa ra hôm thứ Sáu 01/09 có đoạn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát các quy định, hướng dẫn trong công tác thanh tra, giám sát và phòng chống tham nhũng để điều chỉnh, sửa đổi “cho phù hợp với tình hình hiện nay”.

Báo cáo có đoạn nói “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm” và đề nghị “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, các cá nhân có vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra”.

Mua lại ngân hàng ‘đổ bề’ với giá ‘0 đồng’ và trách nhiệm của NHNN?

Vụ bắt Trầm Bê ‘thể hiện quyết tâm Tổng Bí thư’

Bắt thêm cựu lãnh đạo Ngân hàng Đông Á

‘Việc bắt sếp ngân hàng chưa dừng ở ông Bình’

Mở lại phiên xử ‘đại án’ Hà Văn Thắm

“Chưa kịp thời có biện pháp xử lý, chấn chỉnh hữu hiệu đối với một số tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả. Các tổ chức tín dụng có nhiều vi phạm nhưng trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa kịp thời phát hiện để xử lý, ngăn chặn…”

Hiện chưa rõ kết luận Thanh tra Chính phủ Việt Nam có nêu tên cụ thể các tổ chức tín dụng hoặc các cá nhân cần rà soát là những đối tượng nào hay không.

Đáng chú ‎ý là báo cáo này nói tới các khuyết điểm và sai phạm của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Hà Nội, và Ngân hàng Nhà nước TPHCM trong giai đoạn từ ngày 1/1/2010 đến 30/6/2015, là giai đoạn phần lớn nằm dưới sự giám sát và điều hành của cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.

Ngân hàng Nhà nước được mô tả là đã “chậm ban hành” quyết định đặt các tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, thực hiện kê khai tài sản, thu nhập của hàng năm chưa đúng về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, và rằng các văn bản hướng dẫn về kê khai và công khai tài sản, thu nhập của Ngân hàng Nhà nước không tuân thủ các quy định tại một nghị định của Chỉnh phủ và thông tư của Thanh tra Chính phủ.

Công ty nước ngoài có rủi ro khi VN chống tham nhũng?

VN thúc đẩy kinh doanh trong bất ổn thể chế

Thống đốc NHNN cũng được nhận xét là không giao nhiệm về việc thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập tuy báo cáo không nói rõ trách nhiệm và thiếu sót này thuộc về đương kim Thống đốc NHNN là ông Lê Minh Hưng (nhiệm kỳ từ tháng 4/2016) hay thuộc về cựu Thống đốc Nguyễn Văn Bình (nhiệm kỳ 8/2011-4/2016), hay cả hai người.

Thời gian gần đây, Việt Nam đã truy tố và bỏ tù hàng chục cán bộ quản lý ngành ngân hàng trong nhiều vụ đại án ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng các lãnh đạo tham nhũng cũng phải bị truy tố trước pháp luật.

“Trong các vụ án kinh tế, chỉ có chủ doanh nghiệp hay những người quản lý doanh nghiệp bị truy tố, không có những người làm luật hay cán bộ nhà nước…việc trừng phạt (quan chức) đảng và nhà nước là chưa đủ mạnh,” chuyên gia về luật kinh tế Nguyễn Viết Khoa nói với hãng AFP mới đây.

http://www.bbc.com/vietnamese/business-41139685

 

Lệ Thường Hối Lộ Tết: Chục Ngàn…

SAIGON — Hối lộ ngày Tết là chuyện bình thường tại Việt Nam… và gọi lịch sự là quà Tết.
Nhưng quà Tết bao nhiêu cho vừa?

Ông Nguyễn Xuân Sơn – nguyên Chủ tịch PVN.- nói trước trước tòa án rằng: “Quà tết 200 triệu/người là thông lệ của doanh nghiệp Nhà nước… Để được đến tặng quà là khổ lắm rồi, lo quà tặng còn khổ hơn.”
Con số 200 triệu đồng là tương đương 9 ngàn đôla Mỹ.

Báo Tiền Phong kể như thế.

Chiều 31/8, HĐXX đại án tham nhũng – kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) tiến hành xét hỏi Nguyễn Xuân Sơn – nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để làm rõ hành vi chi tiền chiếm đoạt được từ OceanBank.

Ông Sơn khai nhận, tiền có được từ OceanBank được chi chủ yếu cho PVN nhằm giúp tập đoàn này đối ngoại.

Lúc là TGĐ của OceanBank, bị cáo này chuyển cho Ninh Văn Quỳnh – kế toán của PVN số tiền 50 tỷ đồng. Khi quay về PVN công tác, Nguyễn Xuân Sơn vẫn tiếp tục dùng tiền từ OceanBank để “đối nội, đối ngoại:..

Bị cáo Sơn khai, từng nhiều lần chi tiền cho công tác đền ơn đáp nghĩa hoặc khi Sơn vào Tây Nguyên học lớp cán bộ nguồn đã ủng hộ 600 triệu xây dựng nhà ở cho đồng bào nghèo.

Đặc biệt, Sơn khai chi tiền cho đoàn công tác của Bộ Công thương tham gia đàm phán hiệp định tự do thương mại TTP; chi tiền cho việc đàm phán các hiệp định về dầu khí. Tuy vậy, bị cáo này xin không công bố cụ thể vì những việc này liên quan lợi ích quốc gia.

Ngoài ra, mỗi dịp lễ tết, tập đoàn PVN phải chi khoảng 50 tỷ đồng tiền quà. Theo Sơn thì mỗi người 1 – 2 trăm triệu tùy “lớn bé”. Thẩm phán đặt câu hỏi: “Nếu chỉ vui vẻ ngày tết, quà cáp liệu có đến 200 triệu một người? Như vậy có còn là tình cảm nữa không trong khi quà hơn 500 nghìn đồng đã bị Nhà nước cấm?”.

Nguyên Chủ tịch PVN trình bày: “Chi quà tùy “lớn bé” và cũng tùy vào kích thước của đơn vị chi. Tập đoàn PVN đã nghiên cứu và thấy mức này là thông lệ của các doanh nghiệp Nhà nước còn doanh nghiệp tư nhân thì phải hơn. Bị cáo đã từng làm tư nhân và thấy nếu tư nhân chi mức này là khiêm tốn”.
Tiếp tục, Nguyễn Xuân Sơn nói: “Thực trạng đất nước thì việc quà tết cho thầy cô giáo, lãnh đạo… đã bị kinh tế thị trường làm méo mó, đó là nỗi khổ của doanh nghiệp… Làm sao để được tặng quà là khổ lắm rồi, lo quà còn khổ hơn”.

Tiền Phong ghi thêm rằng về giá trị của quà tặng, bị cáo Sơn cho rằng: “Lúc làm bé, bị cáo cũng được đi cùng lãnh đạo đi chúc tết. Được đi là tốt rồi và quà bé thì bên nhận không ai bảo gì nhưng mình thấy vậy là không tương xứng nên dần dần tăng lên”.

https://vietbao.com/p124a271742/le-thuong-hoi-lo-tet-chuc-ngan-