“Tự hào” và “Tự gào”
ội tuyển CHXHCNVN đã khăn gói lên đường trở về nước. Hình ảnh còn đọng lại có lẽ hình ảnh một cổ động viên nữ, bên má có sơn màu cờ đỏ sao vàng của CHXHCNVN, buồn bã: “Em đã gào thét cuồng nhiệt nhất đến khan cả cổ, Thế nhưng…”. Cô chỉ là hình ảnh tượng trưng cho hàng triệu người Việt hâm mộ bóng đá đã tự gào, tự hét trước truyền hình: “Đừng sợ nó, giữ vững tinh thần, cố lên…”. Và cái đội tuyển ấy chỉ cố được cho trận thua bẽ bàng 0-3. Với chiều hướng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay, so sánh giữa VN và TL, có lẽ người Việt sẽ còn tự gào dài dài, một tự gào vì tinh thần dân tộc để có một chiến thắng trên sân cỏ mà lâu lắm rồi, chỉ có đội tuyển VNCH đã làm được ngay trên đất Thái.
*
Sea games đầu tiên: tự hào dân tộc
Giải SEA games đầu tiên 1959 được tổ chức ở Thái Lan từ 12/12 đến 17/12/1959, gồm 6 nước có nền thể thao mạnh nhất thời bấy giờ ở Đông Nam Á. Có 12 bộ môn tranh tài, đương nhiên bóng tròn là môn thể thao được nhiều người ưa chuộng, hâm mộ nhất.
Sau khi các trận tranh vòng loại, hai đội mạnh nhất vào chung kết. Trên sân vận động chính của thủ đô Bangkok không còn một chỗ trống. Các cổ động viên đội chủ nhà ngồi chật kín các khán đài.
Và đã đến giờ, sân vận động như bùng nổ khi đội tuyển Thái Lan bước ra sân, cđv Thái hò reo, vẫy cờ. Tiếng hoan hô đột nhiên lắng xuống, không khí tưng bừng chìm hẳn khi đội tuyển Việt Nam Cộng Hoà bước ra sân. Trên khán đài chỉ lác đác vài lá cờ vàng, sọc đỏ được phất lên kèm theo tiếng hò reo ủng hộ lạc lõng của một nhóm nhỏ cđv VNCH.
Đội Thái Lan đưa ra đội hình đầy đủ và hoàn hảo gồm huấn luyện viên và 21 cầu thủ.
Đội tuyển VNCH, đại diện cho khoảng 14 triệu người dân miền Nam, có 11 đấu thủ chính: Phạm Văn Rạng; Lê Văn Tỷ, Nguyễn Văn Tư, Phạm Văn Hiếu, Nguyễn Văn Cụt; Đỗ Thới Vinh, Lê Văn Hồ (tự Myo), Nguyễn Ngọc Thanh, Trần Văn Nhung (tự Pie); Hà Tam, Đỗ Quang Thách. Trong đội còn 5 đấu thủ dự bị. Đây là đội tuyển duy nhất trên thế giới: “không thèm có huấn luyện viên”. Đội tuyển chỉ dựa vào tinh thần đồng đội với quyết tâm vì màu cờ sắc áo. Với ý chí sắt thép, ở vòng đấu loại, đội tuyển VNCH đã làm các cầu thủ Thái Lan khóc sướt mướt trên sân cỏ với tỷ số 4-0, bốn bàn không gỡ!
Trong trận chung kết hôm sau, với ủng hộ rầm rộ cđv nhà, các tuyển thủ Thái Lan tỏ vẻ vô cùng háo hức để trả thù, gỡ lại thể diện.
Và trận đấu đã bắt đầu…
Sau những pha giao trả qua lại giữa hai đội, banh đã đến chân tiền vệ Vinh. Anh dùng kỹ thuật cá nhân, khéo léo lừa qua hàng hậu vệ Thái Lan và anh đã tung cú sút như búa bổ… Cả cầu trường như bong bóng xì hơi, các cđv TL bàng hoàng, thất thần… Thủ môn đội TL nằm lăn ra sân cỏ, không phải để chụp banh, mà để đập tay xuống cỏ tức tối vì banh đã nằm gọn trong khuôn gỗ.
Tuy nhiên sau chiến thắng, vì khinh thường đối thủ nên TL đã có dịp gỡ hoà 1-1. Các cđv TL đã hồi tỉnh sau cơn ác mộng, lấy lại tinh thần, tiếp tục gào thét. Nhưng không nhằm nhò gì! Tuyển thủ VNCH đã chứng tỏ đẳng cấp cao trước đối thủ. Tiền đạo Đỗ Quang Thách khéo léo vượt qua truy cản quyết liệt hậu vệ TL, và một cú sút như trong mơ đã hạ đo ván thủ thành TL. Đâu chịu hài lòng với tỉ số 1-2, hậu vệ Lê Văn Tỷ, không thèm kéo về thủ để câu giờ giữ tỉ số, lại dâng lên tấn công. Anh đưa banh rất gọn gàng vào lưới trước sự bất lực của hàng hậu vệ TL… Và thủ môn TL, lại nằm lăn ra cỏ, không phải đập tay tức tối mà nằm mở mắt nhìn trừng trừng vào bầu trời xanh trên cao, có lẽ đang trách: “Trời xanh kia sao nỡ lòng nào không cho tôi làm người Việt Nam!!!”.
Cùng đồng đội dơ cao chiếc cúp SEA Games bóng đá tổ chức lần đầu tiên, nhìn lá cờ vàng sọc đỏ phấp phới bay cao, không chỉ đội tuyển VNCH tự hào, mà cả dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi tự hào về dân tộc Việt, cũng như tổ tiên giòng giống Lạc Hồng nhìn xuống, tự hào với hậu duệ của mình.
SEA games 2017: tự gào dân tộc?
Trong trận tranh vào bán kết SEA games 2017 đang diễn ra ở Kuala Lumpur, Mã Lai, đội tuyển CHXHCNVN, đại diện cho 90 triệu người dân, đã thảm bại trước đội tuyển TL với tỉ số 0-3. Đội tuyển TL đã thống trị SEA games trong nhiều năm gần đây, nhưng đội chơi rất mờ nhạt, không có chiến thắng thuyết phục trước các đội yếu trong SEA games 2017. Chiến thắng 3–0 trước CHXHCNVN là một chiến thắng vang dội, làm cầu thủ TL phấn chấn tinh thần, người dân TL hỉ hả. Nữ trưởng đoàn của Thái Lan, người đẹp 32 tuổi, Watanya Wongopasi vui vẻ đưa ý kiến như lên lớp, dạy dỗ đội tuyển CHXHCNVN: “…đội bóng của chúng tôi đã cho thấy ai có đẳng cấp cao hơn”.
U22 Việt Nam vs U22 Thái Lan: Sai lầm sơ đẳng, trả giá đau đớn- seagame 29 -24/8/2017 |
Đội tuyển CHXHCNVN đã khăn gói lên đường trở về nước. Hình ảnh còn đọng lại có lẽ hình ảnh một cổ động viên nữ, bên má có sơn màu cờ đỏ sao vàng của CHXHCNVN, buồn bã: “Em đã gào thét cuồng nhiệt nhất đến khan cả cổ, Thế nhưng…”. Cô chỉ là hình ảnh tượng trưng cho hàng triệu người Việt hâm mộ bóng đá đã tự gào, tự hét trước truyền hình: “Đừng sợ nó, giữ vững tinh thần, cố lên…”. Và cái đội tuyển ấy chỉ cố được cho trận thua bẽ bàng 0-3.
Với chiều hướng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay, so sánh giữa VN và TL, có lẽ người Việt sẽ còn tự gào dài dài, một tự gào vì tinh thần dân tộc để có một chiến thắng trên sân cỏ mà lâu lắm rồi, chỉ có đội tuyển VNCH đã làm được ngay trên đất Thái.
****
Nhắc lại thành tựu thể thao của VNCH, không thể không nhắc đến Mai Văn Hoà và các đồng đội trong đội tuyển bóng bàn VN như Lê Văn Tiết, Trần Cảnh Được. Đây là đội tuyển bóng bàn lững lẫy ở châu Á những năm 1951-1962. Năm 1953 giải bóng bàn Á châu tổ chức ở Tokyo, Nhật Bản, Mai Văn Hoà cùng đồng đội đoạt vô địch đánh đôi. Sau đó tranh vô địch đánh đơn, Mai Văn Hoà đã hạ tay vợt vô địch của Nhật khiến đấu thủ này phải chạy đến HLV của mình quì gối, khóc nức nở, xin được “kamikaze” vì có trận thua nhục nhã. Cả nhà vua Nhật cùng thần dân đều bàng hoàng, không tin được lá cờ ngạo nghễ mặt trời đỏ một ngày có thể rủ xuống như một sự tang tóc cho nước Nhật trước lá cờ vàng sọc đỏ của miền Nam Việt Nam.
Sau những năm đầu 1960, chiến tranh bắt đầu leo thang tại miền Nam. Những chuyến xe lửa từ Sài Gòn ra Trung liên tục bị đặt mìn. Người ta phải cho đầu máy đẩy vài toa xe trống phía trước để dò mìn. Đầu máy chính chạy phía sau, kế là các toa cho hành khách. Các tuyến đường bộ cũng bị quấy phá, xe đò bị du kích Cộng sản chận bắt, tuyên truyền và vòi tiền, thực phẩm… Tài lực, nhân lực dồn vào chiến tranh để chống sự phá hoại do du kích, thể thao miền Nam tuột dốc. Tuy vậy đội tuyển quốc gia VNCH vẫn còn tạo nhiều thành tích như vô địch Merdeka 1966, hai huy chương bạc, hai huy chương đồng SEA games.
Kể chuyện xưa và nay trong thể thao không ngoài thời sự. Một bộ sử Việt Nam do viện sử học Việt Nam biên soạn được tái bản lần thứ nhất với vài điểm sửa đổi, bổ xung. Trong đó nhiều người quan tâm khi tên “ngụy quân, ngụy quyền” được thay thế bằng “chính phủ VNCH”. Vấn đề thay đổi danh từ, tên gọi, người CS thường thay đổi. Ngay cả chủ nghĩa cộng sản thực thi trên lãnh thổ VN trước gọi thời “bao cấp”, bây giờ gọi “đổi mới”. Anh láng giềng đã từng đô hộ VN cả ngàn năm, vui thì gọi là anh em, đồng chí “môi hở răng lạnh”, buồn thì gọi “bọn bá quyền bành trướng Bắc Kinh”, rồi lại quay qua “16 vàng 4 tốt”… Danh từ thôi! Thực chất xin hãy nhìn những gì CS làm và chỉ cần suy nghĩ chút ít, có thể suy ra, từ danh từ tiến đến sự hoà hợp với những người không thích CS, ghét CS… vẫn còn nghìn trùng xa cách.
Tại sao mình lại không thích danh từ “Ngụy” nhỉ ? Anh hùng Tây Sơn bị Nguyễn Ánh gọi là “Ngụy”. Với những nước cùng bị chia cắt giữa tư bản và CS, đã gọi VNCH là “ngụy” thì CSVN cũng nên gọi “Hàn ngụy” thay vì âu yếm gọi là “Hàn quốc”. Chẳng lẽ ham đô la của nó bỏ vào đầu tư nên phải âu yếm với nó à ? Nên gọi nước Đức là “Đức ngụy” vì tư bản Tây Đức “ngụy” dám ngang nhiên chả thèm bắn phát đạn nào lại nuốt chửng mất anh đồng chí Đông Đức thân yêu của ta, “ngang ngược đến thế là cùng!”. Mình đưa người qua “Đức ngụy” tóm cổ thằng trốn tránh, làm như nước Đức ngụy thuộc về mình, thế thì sợ quái gì không gọi nước Đức là “ngụy”? Rồi Bác Hồ đã từng phán “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, bây giờ không có “Ngụy”, chỉ có “VNCH”, phải vứt tư tưởng vĩ đại của “Bác” vào thùng rác? Thế thì chết thật! Bao nhiêu đảng viên trung kiên sẽ xếp hàng, đồng thanh tự gào như thể “Bác” lại lăn ra chết thêm lần thứ hai. Bao nhiêu sẽ kiên trì đi theo “Bác”… lúc ấy còn gì người để tham nhũng cũng như để còn có việc cho người chống tham nhũng kia chứ?
Với người đã sống trong VNCH không nên sợ danh từ “ngụy”. Tại sao sơ chữ “Ngụy”? Đức, Hàn quốc không là “ngụy” giống mình à? Hãy nghĩ mình đã được sống trong một xã hội đáng sống hơn, mình đã tự hào những thành quả thể thao, văn hóa, giáo dục, xã hội… hơn hẳn cái xã hội dối trá hiện nay. Một xã hội có bao nhiêu kẻ chỉ biết tự gào lên “đỉnh cao trí tuệ”, “tư tưởng vĩ đại”, “đảng CS quang vinh”… Toàn là những sáo ngữ lãnh đạo gào lên và ép con người như cái máy phải gào theo.
25/8/2017
Hồ Chí Phèo
danlambaovn.blogspot.com
danlambaovn.blogspot.com