Tin khắp nơi – 26/08/2017
16 nhân viên Mỹ ở Cuba bị tổn thương thính lực
Ít nhất 16 nhân viên chính phủ Mỹ phải điều trị các triệu chứng liên quan tới tình trạng suy giảm thính lực.
Đây có thể là do tác động của đợt tấn công bằng âm thanh nhắm vào các nhân viên sứ quán tại Cuba, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói.
Truyền thông Mỹ đưa tin các triệu chứng gồm từ mất thính lực cho tới “tổn thương nhẹ ở não”, là triệu chứng có thể gây choáng hoặc đau đầu.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói các vụ tấn công có vẻ như đã chấm dứt.
Quân đội Cuba làm cách mạng hay làm ăn?
Mỹ chấm dứt miễn visa cho di dân Cuba
Cuba muốn trả nợ cho CH Czech bằng rượu rum
Cuba bác bỏ việc có liên quan và nói đang điều tra về các tường thuật trên.
Các vụ tấn công lần đầu tiên được nêu ra hồi đầu tháng này, khi Hoa Kỳ trục xuất hai nhà ngoại giao Cuba khỏi Washington.
Tuy nhiên, cho đến thứ Năm 24/8, người ta vẫn chưa rõ có bao nhiêu nhân viên Mỹ bị ảnh hưởng.
Tin tức nói có thể đã xảy ra việc sử dụng các thiết bị siêu thanh phát ra những sóng âm tai người không thể nghe thấy nhưng lại gây điếc.
“Chúng tôi xác nhận rằng có ít nhất 16 nhân viên chính phủ Hoa Kỳ, nhân viên Tòa đại sứ đã bị số triệu chứng,” phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Heather Nauert nói.
“Chúng tôi coi đây là điều vô cùng nghiêm trọng,” bà nói thêm.
Các nhân viên Tòa đại sứ Hoa Kỳ và ít nhất một người Canada bắt đầu nhận thấy họ bị ảnh hưởng thính lực vào cuối năm ngoái.
Cuba: Một nơi đầy mâu thuẫn nhưng quyến rũ
Fidel Castro và “kẻ thù phương Bắc”
Cái chết của Fidel ‘đóng lại một thời kỳ lịch sử’
Các nạn nhân, trong đó có một số người đã được đưa ra Cuba, đã được điều trị tại Mỹ hoặc bởi các bác sỹ Mỹ ở Cuba.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson mô tả vụ việc là một vụ “tấn công y tế”.
Các vụ việc có vẻ như vẫn tiếp diễn sau khi các nhân viên Mỹ khiếu nại và giới chức Cuba tiến hành điều tra, phóng viên BBC Will Grant tại Havana nói.
Hiện phía Mỹ, Canada và Cuba đang có mở các cuộc điều tra. Công tác an ninh được tăng cường quanh các khu tư gia của quan chức ngoại giao tại Havana.
Các phân tích gia chuyên về tình hình an ninh cho rằng một nước thứ ba có quan hệ thù nghịch với Hoa Kỳ có liên quan tới vụ việc. Tuy nhiên, hiện chưa xác định được rõ ràng về nghi vấn này.
Washington và Havana mới chỉ tái thiết lập quan hệ song phương vào năm 2015, sau thời gian 50 năm thù nghịch.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41050810
Bắc Hàn bắn ba tên lửa ra biển
Bắc Hàn bắn ba tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra biển, quân đội Hoa Kỳ cho hay.
Tên lửa được phóng đi từ tỉnh Gangwon và bay khoảng 250km, giới chức Nam Hàn nói.
Sau vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa hồi tháng trước, Bình Nhưỡng đe dọa bắn tên lửa nhắm vào đảo Guam.
Tuy nhiên, vụ thử mới nhất không đe doạ Hoa Kỳ hay Guam, quân đội Hoa Kỳ nói.
Bắc Hàn muốn Hoa Kỳ ‘phải trả giá’
Người đào tẩu Bắc Hàn bị bắt cóc?
Các vụ thử tên lửa của Bắc Hàn thường nhằm đáp trả các đợt tập trận chung của Nam Hàn và Hoa Kỳ.
Hàng ngàn binh sĩ Hoa Kỳ và Nam Hàn đang tham gia các cuộc tập trận chung, chủ yếu là các hoạt động giả lập trên máy tính.
Các tên lửa được phóng vào lúc 06:49 hôm 26/8, Bộ Quốc phòng Nam Hàn cho biết.
Quân đội Hoa Kỳ cho biết ba tên lửa đã được phóng.
Tư lệnh Dave Benham thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết: “Tên lửa đầu tiên và tên lửa thứ ba bay không được xa. Tên lửa thứ hai dường như nổ tung gần như ngay lập tức.”
Vụ thử diễn ra trong khoảng 30 phút.
Bộ Quốc phòng Nam Hàn nói rằng “Quân đội Nam Hàn đang theo dõi chặt chẽ miền Bắc để đối phó với các hành động khiêu khích tiếp theo”.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41059051
Iraq: Quân chính phủ tấn công ổ kháng cự IS cuối cùng
Các lực lượng Iraq nói rằng họ đã sẵn sàng giành lại thành phố Tal Talar từ cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) sau sáu ngày chiến đấu dữ dội.
Quân đội đã dọn sạch thành cổ và vùng lân cận bao quanh của các chiến binh, tướng Abdul Amir Yarallah cho biết hôm thứ Bảy.
Tin cho hay các cuộc đụng độ vẫn còn diễn ra ở ngoại ô phía Bắc của thành phố.
Thành phố Tal Afar sắp rơi hoàn toàn vào tay lực lượng của chúng tôi, chỉ có 5% vẫn còn thuộc kiểm soát của ISPhát ngôn viên quân đội
Iraq tấn công thành trì Tal Afar của IS
IS mất ‘1/4 lãnh thổ’ trong năm 2016
Tal Afar, ở gần biên giới Syria, là một trong những căn cứ và ổ kháng cự cuối cùng của quân thánh chiến ở Iraq.
Tháng trước, một chiến dịch kéo dài đã đẩy bật các chiến binh IS ra khỏi thành phố Mosul của Iraq.
Tướng Yarallah, chỉ huy cuộc tấn công mới nhất, nói rằng các lực lượng của ông hiện đang giải quyết những ổ kháng cự cuối cùng của các chiến binh thánh chiến ở thung lũng Afar.
Một đoạn phim từ bên trong thành cho thấy các lực lượng đang di chuyển qua các đường phố trong những chiếc xe tăng với khói đen bốc lên từ các khu nhà là mục tiêu tấn công.
“Thành phố Tal Afar sắp rơi hoàn toàn vào tay lực lượng của chúng tôi, chỉ có 5% vẫn còn [thuộc quyền kiểm soát của IS]”, một phát ngôn viên của quân đội nói với hãng tin Reuters.
Những người lính thuộc lực lượng do người Shia dẫn đầu (Hashd al-Shaabi) nói họ gặp phải kháng cự của quân IS dưới hình thức bắn tỉa, xe hơi đặt mìn cài bẫy và pháo cối.
Đột phá
Nhiều người bỏ chốn khi đến được các địa điểm của chính phủ bị kiệt sức và mất nước sau khi phải đi bộ từ 10 đến 20 giờ trong thời tiết cực kỳ nóngLiên Hợp Quốc
Iraq: Cư dân Mosul bỏ chạy trước không kích
Quân Iraq tấn công Cổ thành Mosul
Các lực lượng Iraq đã đột phá xuyên qua các tuyến phòng thủ của IS để tiến tới trung tâm của Tal Afar vào thứ Sáu.
Các đơn vị tinh nhuệ cũng đã chiếm giữ các khu lân cận thuộc mạn bắc của Nida, Taliaa, Uruba, Nasr và Saad, bộ chỉ huy liên chiến dịch của Iraq (JOC) cho biết.
Người ta tin rằng khoảng 2.000 chiến binh đã từng ở bên trong Tal Afar, giữa 10.000 tới 40.000 thường dân.
Tal Afar, nơi có dân số 200.000 người với chủ yếu là người sắc tộc Turkmen trước khi bị rơi vào tay của IS hồi tháng Sáu năm 2014, tọa lạc trên một tuyến đường huyết mạch lớn giữa Mosul, khoảng 55km về phía đông, và biên giới Syria, 150 km về phía tây.
Nguồn tin an ninh nói một phần tử nam giới từ thành phố này đã gia nhập hàng ngũ của IS như các chỉ huy, thẩm phán và các thành viên của cảnh sát tôn giáo.
Thành phố đã bị cắt đứt trong giai đoạn chín tháng với Mosul do các cuộc tấn công của quân đội và dân quân đồng minh từ Hashd al-Shaabi.
Nhưng quân đội của chính phủ đã không thử tái chiếm thành phố này cho đến tuần này.
Hơn 30.000 thường dân đã bỏ chạy khỏi khu vực Tal Afar kể từ cuối tháng Tư, nhiều người trong số họ khi đến được các địa điểm của chính phủ Iraq đã bị kiệt sức và mất nước, sau khi phải đi bộ trong vòng 10 đến 20 giờ trong thời tiết cực kỳ nóng, Liên Hợp Quốc cho biết.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41062973
Trump ân xá
Cảnh sát trưởng Arizonabị kết tội khinh mạn tòa án
Tổng thống Donald Trump ra quyết định ân xá cựu cảnh sát trưởng Joe Arpaio ở bang Arizona, một trong những người ủng hộ ngay từ đầu chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump, chưa đầy một tháng sau khi ông ta bị kết tội khinh mạn hình sự trong một vụ án liên quan đến chính sách của sở cảnh sát của ông ta chặn giữ người dựa trên yếu tố chủng tộc.
Trong một thông cáo phát đi vào tối thứ Sáu, Nhà Trắng nói về ông Arpaio như sau: “Trong suốt thời gian làm cảnh sát trưởng, ông Arpaio tiếp tục công tác suốt đời của mình là bảo vệ công chúng khỏi những vấn nạn tội phạm và tình trạng nhập cư bất hợp pháp. Cảnh sát trưởng Joe Arpaio giờ đã tám mươi lăm tuổi. Sau hơn năm mươi năm phụng sự đáng khâm phục cho Quốc gia của chúng ta, ông ấy là một ứng viên xứng đáng cho lệnh ân xá của Tổng thống.”
Ông Trump đã nói bóng gió trong cuộc tập hợp kiểu vận động tranh cử hồi đầu tuần này rằng ông có thể ân xá ông Arpaio, người được những người ủng hộ gọi là “cảnh sát trưởng cứng rắn nhất nước Mỹ.”
Khi còn là cảnh sát trưởng Quận hạt Maricopa của bang Arizona, ông Arpaio là người lớn tiếng cổ súy cho những vụ trấn áp nhập cư bất hợp pháp và tháng trước đã bị kết tội khinh mạn tòa án vì từ chối thi hành một lệnh hồi năm 2011 của một thẩm phán tòa án liên bang Hoa Kỳ buộc ông ta chấm dứt những cuộc tuần tra giao thông nhắm mục tiêu xác định những người nhập cư bất hợp pháp.
Một số người chỉ trích ông Arpaio bày tỏ thất vọng về quyết định của ông Trump, trong đó có Cecillia Wang, phó giám đốc luật pháp của Liên đoàn Quyền Tự do Dân sự Mỹ.
“Với việc ân xá Arpaio, Trump đã chọn sự vô luật pháp thay vì công lý,” bà Wang nói, nhắc tới những biện pháp kỷ luật phi chính thống của ông Arpaio. Một số biện pháp này – chẳng hạn như chính sách chặn giữ người dựa trên yếu tố chủng tộc – đã bị tòa án phán quyết là bất hợp pháp.
“Một lần nữa, Tổng thống đã hành động ủng hộ những tập tục bất hợp pháp và thất bại để chấp hành luật di trú vốn dĩ nhắm mục tiêu vào người da màu và đã bị tòa án bác bỏ,” bà nói. “Việc ân xá Arpaio là một sự ủng hộ công khai của tổng thống đối với sự kì thị chủng tộc.”
Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA), một tổ chức của những luật sư và những người chuyên nghiệp ngành luật khác, nói trong một thông cáo rằng họ thất vọng về hành động của Tổng thống, rằng nó làm suy yếu niềm tin của công chúng vào hệ thống luật pháp của Mỹ. ABA nói ông Arpaio đã “không tuân lệnh của các tòa án và vi phạm quyền của những người mà ông ta tuyên thệ bảo vệ,” dùng cách hiểu riêng của ông ta về công lý thay cho luật pháp.
Hiệp hội Quốc gia các Quan chức Công cử và Được Bổ nhiệm Người Mỹ Latin gọi quyết định ân xá là “sự ủng hộ công khai nạn kì thị chủng tộc từ văn phòng cao nhất của đất nước.”
Ông Arpaio lẽ ra đã phải đối mặt với án tù 6 tháng trong phiên tòa tuyên án vào ngày 5 tháng 10 tới đây.
Bão Harvey suy yếu sau khi ập vào bờ biển Texas
Bão Harvey đã đổ bộ vào vùng đông nam bang Texas, ở thị trấn nhỏ Rockport gần thành phố Corpus Christi, sáng sớm thứ Bảy, đem gió mạnh và mưa lớn trút xuống hàng trăm dặm đường bờ biển của vùng Duyên hải Vịnh Mexico ở bang miền nam này.
Harvey là cơn bão xoáy hung hãn nhất ập vào Mỹ trong hơn một thập kỷ – với sức gió 209 km/giờ tại thời điểm đổ bộ vào bờ.
Tuy nhiên cơn bão đã dần dần suy yếu, và tới sáng thứ Bảy, Trung tâm Bão Quốc gia Hoa Kỳ cho biết Harvey có sức gió liên tục là 185 km/giờ.
Khi Harvey đến gần, hàng chục ngàn cư dân Texas đã chạy sâu vào nội địa để tránh bão dữ.
Chưa có thương vong nào được xác nhận ngay tức thì, nhưng giới hữu trách cho biết các đội ứng cứu khẩn cấp không thể tới được nhiều nơi vì gió mạnh.
Phản ứng của Trump
Khi Harvey bắt đầu tiến sát bờ biển Texas vào tối thứ Sáu, Tổng thống Donald Trump nói ông đã ký một tuyên bố thiên tai liên bang cho Texas, mở ra nguồn lực cấp liên bang để hỗ trợ bang này.
Trung tâm Bão Quốc gia gọi Harvey là “cơn bão đe dọa tính mạng.”
Thống đốc bang Texas Greg Abbott cho biết cơn bão sẽ là một “thảm họa lớn” và cảnh báo người dân chuẩn bị để đối mặt với lũ lụt kỷ lục.
Cơn bão được dự báo sẽ di chuyển qua một vạt rộng 600 km dọc theo đường bờ biển của Texas.
Lũ lụt
Thị trưởng thành phố Galveston ven bờ biển Texas, James Yarbrough, hôm thứ Sáu cho biết cơn bão dự kiến sẽ gây ngập lụt ở trung tâm thành phố, và nói rằng nước có thể sẽ không rút trong ba hoặc bốn ngày.
Các cơn bão xoáy thường suy yếu nhanh chóng thành bão nhiệt đới khi chúng đi vào đất liền, nhưng các nhà dự báo cho biết cơn bão này sẽ theo một mô thức bất thường – chậm lại khi nó ập vào bờ biển, sau đó có lẽ quay ngược trở ra biển trong một thời gian ngắn và lại ập vào những cộng đồng nằm ờ vùng đất thấp ven biển.
Harvey dự kiến sẽ trút gần 100 cm nước mưa trên một khu vực rộng lớn của bờ biển Texas trong ba ngày tới.
Người dân Texas sống ở vùng Duyên hải Vịnh Mexico đã chuẩn bị cho cơn bão này bằng cách đặt những bao cát xung quanh những khu vực dễ bị ngập lụt. Người dân cũng đổ xô tới các cửa hàng mua nước và những nhu yếu phẩm khác để sống qua những ngày sắp tới.
Lần gần đây nhất mà một cơn bão xoáy ập vào phía nam bờ biển Texas là cách đây 14 năm. Thống đốc Abbott đã ra lệnh huy động nhân viên ứng cứu khẩn cấp của bang để thực hiện các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ cần thiết.
https://www.voatiengviet.com/a/bao-harvey-suy-yeu-sau-khiap-vao-bo-bien-texas/4001828.html
Bắc Triều Tiên tăng cường thiết bị cho lò phản ứng
Bắc Triều Tiên gia tăng các nỗ lực chế tạo phụ tùng cho một lò phản ứng hạt nhân mới đang xây dựng trong khi tiếp tục điều hành một lò phản ứng chính hiện có để cung cấp nhiên liệu cho bom hạt nhân, cơ quan theo dõi hạt nhân Liên hiệp quốc cho biết trong một phúc trình hàng năm công bố ngày 25/8.
Bắc Triều Tiên đã hai lần thử nghiệm hạt nhân và hơn chục vụ thử nghiệm phi đạn kể từ đầu năm ngoái, bất chấp khuyến cáo của các cường quốc và gây lo ngại về khả năng bùng nổ xung đột tại bán đảo Triều Tiên.
Một vụ thử nghiệm phi đạn trong tháng qua nhắm đất liền Mỹ trong tầm bắn. Bình Nhưỡng sau đó tuyên bố có kế hoạch bắn phi đạn đến đảo Guam, lãnh thổ của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, trong khi Tổng thống Donald Trump nói bất cứ đe dọa nào cũng sẽ gặp “hỏa thịnh nộ”.
Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley ngày 25/8 nhấn mạnh: “Đây là một mối lo ngại, việc này cho thấy Bắc Triều Tiên không lùi bước, Bắc Triều Tiên không ngưng việc đang làm và đây là lý do tại sao chúng ta tiếp tục cảnh giác khi nói tới Bắc Triều Tiên.”
Hiện chưa rõ Bình Nhưỡng có thể thu nhỏ bom hạt nhân để đặt lên đầu một phi đạn như vậy hay không, và hiện nay nhiều người tin rằng Bắc Triều Tiên không thể bảo vệ một đầu đạn như vậy tránh khỏi sức nóng tạo ra khi phi đạn trở lại bầu khí quyển trái đất.
Tuy nhiên nỗ lực của Bắc Triều Tiên chế tạo nhiên liệu cho bom hạt nhân đã được đẩy mạnh, theo phúc trình của Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA) tại hội nghị khoáng đại thường niên. IAEA không tiếp cận được Bắc Triều Tiên và chỉ theo dõi những hoạt động của nước này chính yếu qua các hình ảnh vệ tinh.
“Có những chỉ dấu cho thấy những hoạt động xây dựng lò phản ứng nước nhẹ gia tăng, tương ứng với việc chế tạo một số bộ phận của lò phản ứng,” phúc trình của IAEA cho biết.
“IAEA không thấy những chỉ dấu về việc chuyển giao hay sản xuất các bộ phận chính yếu cho lò phản ứng được đưa vào tòa nhà chứa lò phản ứng,” IAEA nói. Lò phản ứng mới dự kiến sẽ lớn hơn lò phản ứng đang thử nghiệm tại Yongbyon.
Trong năm qua cũng không có chỉ dấu cho thấy quốc gia cộng sản này đã sử dụng phòng thí nghiệm gần lò phản ứng chính mà họ thường dùng để sản xuất plutonium từ các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng, IAEA nói. Việc này đường như mâu thuẫn với một phúc trình mới đây của một cơ quan nghiên cứu Mỹ là phòng thí nghiệm này hoạt động không liên tục.
Có những chỉ dấu cho thấy lò phản ứng thí nghiệm tiếp tục hoạt động, IAEA nói. Những phúc trình trước đây của IAEA cho biết lò phản ứng này lại được tiếp nhiên liệu trong năm 2015 và những thanh nhiên liệu có thể đã được chuyển đi hai năm sau đó. Phúc trình ngày 25/8 xác nhận tiên đoán này, nói rằng chu kỳ nhiên liệu có thể kéo dài cho đến cuối năm 2017.
Không có nhiều thông tin về các nỗ lực của Bắc Triều Tiên chế tạo một nhiên liệu khác có thể dùng cho vũ khí hạt nhân—chất uranium tinh chế cao—nhưng phúc trình cho thấy việc này đang tiếp tục tại Yongbyon.
https://www.voatiengviet.com/a/bac-trieu-tien-tang-cuong-thiet-bi-cho-lo-phan-ung/4001355.html
Chính sách di dân của Obama sắp bị xóa sổ
Tổng thống Mỹ Donald Trump có phần chắc sẽ xóa sổ chính sách thời cựu Tổng thống Obama bảo vệ cho gần 600 ngàn di dân được bố mẹ đưa vào Mỹ bất hợp pháp thường được gọi là thế hệ “Dreamers”, theo truyền thông Mỹ ngày 25/8.
ABC News dẫn nhiều nguồn tin cho hay sớm nhất là tuần tới, ông Trump sẽ quyết định chấm dứt hay duy trì chính sách tạm hoãn thi hành trục xuất những di dân không giấy tờ được bố mẹ mang sang Mỹ từ thời thơ ấu, gọi tắt là DACA.
NBC cho hay Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions đã thảo luận chương trình này với các giới chức cao cấp trong Tòa Bạch Ốc hôm 24/8 và Bộ An ninh Nội địa đầu tuần này đã gửi khuyến nghị cho Tòa Bạch Ốc về những bước cần thực hiện.
Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc, Sarah Sanders, ngày 25/8 cho hay chương trình DACA vẫn đang được xem lại.
Khi tranh cử, ông Trump đã cam kết sẽ hủy bỏ các sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Obama về di dân trong đó có DACA.
Chủ tịch Ủy ban Dân chủ Toàn quốc, Tom Perez, cho rằng chấm dứt DACA là một hành động đáng hổ thẹn về mặt đạo đức. “Mỹ là quốc gia duy nhất mà thế hệ Dreamers này gọi là quê cha đất tổ, họ không đáng để bị đẩy lùi lại vào bóng tối,” ông Perez nói.
https://www.voatiengviet.com/a/chinh-sach-di-dan-cua-obama-sap-bi-xoa-so-/4001305.html
Bộ An ninh Nội địa Mỹ duyệt lại chương trình di dân DACA
Các giới chức hàng đầu của Bộ An ninh Nội địa tuần này họp để duyệt xét lại tình trạng của chương trình hoãn hành động đối với di dân không giấy tờ hợp lệ. Chương trình này trong tháng tới có thể bị Texas đệ đơn kiện. Cuộc họp tuần này khiến người ta lo ngại rằng Tổng thống Trump có thể hủy bỏ Chương trình Trì hoãn Hành động đối với những Người đến Mỹ từ khi còn nhỏ (DACA).
Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Elaine Duke và ông Thomas Homan, quyền giám đốc Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan có mặt trong cuộc họp hôm đầu tuần để thảo luận về tương lai của chương trình DACA, theo một viên chức của Bộ cho hay.
Trong cuộc vận động tranh cử, ông Trump hứa rằng ngay ngày đầu nhậm chức sẽ chấm dứt chương trình DACA và gọi đây là một việc lạm quyền của hành pháp bất hợp hiến. Tuy nhiên, ông Trump chưa thực hiện lời đe dọa đó. Chương trình bắt đầu vào năm 2012 dưới chính quyền Obama đã cấp giấy phép mới cho phép làm việc hai năm cho gần 800.000 di dân đến Mỹ bất hợp pháp từ khi còn nhỏ.
Hiện không rõ cuộc họp đưa tới kết luận thế nào, nhưng những người hoạt động bảo vệ quyền của di dân râm ran tin đồn từ hôm qua rằng ông Trump chắc chắn sẽ có quyết định.
Bất cứ quyết định nào cũng sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ của hai bên tranh luận.
DACA rất được các cộng đồng người Mỹ gốc Châu Mỹ La Tinh và gốc châu Á ủng hộ. Tổng thống đã hoãn thực hiện lời đe dọa của ông, và tháng 4 năm nay, ông Trump còn tuyên bố rằng những người thuộc diện DACA có thể “yên tâm.”
https://www.voatiengviet.com/a/bo-an-ninh-noi-dia-my-duyet-lai-chuong-trinh-di-dan-daca/4001294.html
Mỹ áp đặt chế tài mới, mạnh tay với Venezuela
Tòa Bạch Ốc loan báo Tổng thống Donald Trump vừa ký một sắc lệnh áp đặt “những trừng phạt tài chánh mới, mạnh tay lên chế độ độc tài tại Venezuela.”
“Chế độ độc tài Maduro tiếp tục tước bỏ thực phẩm và thuốc men của người dân Venezuela, bắt giam các thành phần đối lập được bầu chọn một cách dân chủ, và đàn áp khốc liệt quyền tự do ngôn luận,” tuyên bố của Tòa Bạch Ốc nêu rõ. “Quyết định của chế độ thành lập một Quốc hội Lập hiến bất hợp pháp—và gần đây nhất cho phép cơ quan này vượt quá quyền hạn của Quốc hội Lập pháp được bầu chọn một cách dân chủ–đã phá vỡ một cách căn bản trật tự hiến pháp chính đáng của Venezuela.”
Tòa Bạch Ốc cho hay lệnh chế tài mới “cấm giao dịch các khoản nợ mới và mua bán cổ phiếu của chính phủ và công ty dầu quốc doanh Venezuela, cấm giao dịch với một số trái phiếu hiện hữu do lãnh vực công của Venezuela làm chủ, cũng như việc trả tiền lời cổ phần cho chính phủ Venezuela.”
Tòa Bạch Ốc nói Hoa Kỳ nhắc lại lời kêu gọi Venezuela phục hồi dân chủ, tổ chức những cuộc bầu cử tự do và công bằng và thả tất cả các tù chính trị.
Tuần trước Quốc hội Lập hiến Venezuela tự quyền thông qua luật, chiếm quyền lập pháp của Quốc hội do đối lập kiểm soát.
Quốc hội lập hiến đồng thanh thông qua một sắc lệnh cho phép cơ quan này “làm luật về những vấn đề trực tiếp nhắm vào việc đảm bảo duy trì hòa bình, an ninh, chủ quyền, hệ thống kinh tế xã hội tài chánh, những mục tiêu của nhà nước, và tính ưu việt của nhân quyền Venezuela.”
Cuộc bầu cử quốc hội lập hiến hồi tháng rồi bị phe đối lập tẩy chay và thế giới lên án. Cơ quan này được giao trách nhiệm viết lại hiến pháp 1999 của Venezuela và cho phép Tổng thống Nicolas Maduro tùy tiện ra luật mà không cần Quốc hội thông qua.
https://www.voatiengviet.com/a/my-ap-dat-che-tai-moi-manh-tay-voi-venezuela/4001282.html
FED muốn duy trì
các quy định an toàn thời hậu khủng hoảng
Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Mỹ nói hệ thống tài chính hiện nay an toàn hơn so với thời điểm trước cuộc suy thoái, và bà hối thúc Washington điều chỉnh các quy định tài chính, thay vì hủy bỏ các quy định đó.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Janet Yellen nói cuộc suy thoái kinh tế năm 2008 đã làm Hoa Kỳ mất đi 9 triệu công ăn việc làm, và điều đó có nghĩa là hàng triệu người đã bị mất nhà cửa.
Bà Yellen nói cải cách các quy định về tài chính có mục đích giảm thiểu nguy cơ các định chế lớn có thể thất bại trong tương lai và đề ra một phương thức có trật tự, để giải quyết các khoản nợ của các công ty tài chính lớn sẽ thất bại, nếu không được chính phủ cứu nguy tài chính.
Bà Yellen nói các công ty tài chính, đặc biệt là các công ty lớn, nếu thất bại, có thể phương hại tới toàn thể nền kinh tế, giờ đây các công ty này bị buộc phải duy trì một khoản dự trữ lớn hơn.
Bằng cách đó, nếu một khoản tiền cho vay trở thành nợ xấu, công ty sẽ không bị buộc phải bán tống bán tháo những tài sản khác với giá hời để bù đắp vào các khoản lỗ lã.
Mức dự trữ thấp đã khiến nhiều công ty gặp rắc rối tức thời, và khi mà các công ty đều cố gắng bán tống tài sản, thì không có người muốn mua các tài sản đó.
Bà Yellen thừa nhận rằng quá nhiều quy định có thể cản trở tiến trình cho vay và mức độ rủi ro cần thiết cho tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên bà lưu ý rằng một số cuộc khảo sát cho thấy mức quy định hiện hành phương hại tới việc cho vay, trong khi các cuộc nghiên cứu khác cho thấy các quy định ấy là có ích.
Trong bài phát biểu hôm 25/8 trước một cử tọa gồm các giới chức kinh tế đến từ khắp thế giới tụ tập tại Wyoming, bà Yellen cho biết các giới chức của Cục Dự trữ Liên bang đang xem xét những phương thức nhằm đơn giản hóa các quy định cho các ngân hàng nhỏ, mà nếu thất bại, sẽ không gây vấn đề cho nền kinh tế quốc gia.
Các ngân hàng nhỏ phàn nàn rằng chi phí phải bỏ ra để tuân thủ các quy định phức tạp đã cản trở hoạt động cho vay của họ. Các ngân hàng nhỏ rất quan trọng bởi vì các ngân hàng này thường là nguồn vốn cho các công ty nhỏ, trongk hi các công ty nhỏ, đang phát triển, là nguồn chủ yếu cung cấp các việc làm mới.
Bài phát biểu của bà Yellen tại hội nghị thường niên quy tụ các nhà kinh tế thế giới tại một khu nghỉ mát ở Jackson Hole, Wyoming, được theo dõi rất sát, sau những lời chỉ trích của đảng Cộng hòa và những người khác, rằng những quy định chặt chẽ hơn phương hại tới việc cho vay và cản trở tăng trưởng kinh tế.
Tổng thống Donald Trump kêu gọi bãi bỏ một phần quan trọng của đạo luật “Dodd-Frank”, hay còn gọi là Đạo luật Cải cách Tài chính Phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng. Luật này đã được cựu Tổng thống Barack Obama ký thông qua vào ngày 21/7/2010, và đặt theo tên của hai nhà lập pháp đã soạn thảo ra luật này để bảo vệ người tiêu thụ.
https://www.voatiengviet.com/a/fed-nen-dieu-chinh-khong-nen-huy-cac-quy-dinh-tai-chinh/4000944.html
Bỉ: Một người trúng đạn sau khi đâm 2 binh sĩ
Cập nhật: Hung thủ đâm dao tấn công hai binh sĩ trước khi bị trúng đạn đã thiệt mạng.
Các công tố viên Bỉ xem vụ này là một âm mưu giết người khủng bố.
Phát ngôn nhân của công tố viên liên bang cho hay đương sự la to hai lần ‘Thượng đế Vĩ đại’ trong lúc ra tay tấn công.
Hai binh sĩ trúng thương nhẹ.
Một người bị trúng đạn ngay trung tâm Brussels, Bỉ, chiều ngày 25/8 sau khi dùng dao tấn công hai binh sĩ, theo tin từ các công tố viên Brussels.
Đương sự bị thương nặng nhưng không tử vong, hiện đang được cấp cứu tại bệnh viện.
Hai binh sĩ bị tấn công trúng thương nhẹ, một người bị ngay mặt và một người bị đâm vào tay.
Phát ngôn viên của dịch vụ công tố cho biết hung thủ là một người đàn ông 30 tuổi, chưa từng có tiền án về khủng bố.
Đường phố Brussels đang được tuần tra chặt chẽ với cảnh sát và cả binh sĩ vì mức độ đe dọa an ninh tăng cao sau các vụ tấn công của các thành phần chủ chiến tại Paris và ở thủ đô Bỉ vào năm 2015, 2016.
Hồi tháng 6, binh sĩ Bỉ bắn chết một kẻ tình nghi tấn công tự sát trong một trạm xe lửa trung tâm ở Brussels trong vụ việc mà nhà chức trách xem như một kế hoạch tấn công khủng bố.
https://www.voatiengviet.com/a/bi-mot-nguoi-trung-dan-sau-khi-dam-hai-binh-si-/4001296.html
Bắc Triều Tiên tăng cường thiết bị cho lò phản ứng
Bắc Triều Tiên gia tăng các nỗ lực chế tạo phụ tùng cho một lò phản ứng hạt nhân mới đang xây dựng trong khi tiếp tục điều hành một lò phản ứng chính hiện có để cung cấp nhiên liệu cho bom hạt nhân, cơ quan theo dõi hạt nhân Liên hiệp quốc cho biết trong một phúc trình hàng năm công bố ngày 25/8.
Bắc Triều Tiên đã hai lần thử nghiệm hạt nhân và hơn chục vụ thử nghiệm phi đạn kể từ đầu năm ngoái, bất chấp khuyến cáo của các cường quốc và gây lo ngại về khả năng bùng nổ xung đột tại bán đảo Triều Tiên.
Một vụ thử nghiệm phi đạn trong tháng qua nhắm đất liền Mỹ trong tầm bắn. Bình Nhưỡng sau đó tuyên bố có kế hoạch bắn phi đạn đến đảo Guam, lãnh thổ của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, trong khi Tổng thống Donald Trump nói bất cứ đe dọa nào cũng sẽ gặp “hỏa thịnh nộ”.
Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley ngày 25/8 nhấn mạnh: “Đây là một mối lo ngại, việc này cho thấy Bắc Triều Tiên không lùi bước, Bắc Triều Tiên không ngưng việc đang làm và đây là lý do tại sao chúng ta tiếp tục cảnh giác khi nói tới Bắc Triều Tiên.”
Hiện chưa rõ Bình Nhưỡng có thể thu nhỏ bom hạt nhân để đặt lên đầu một phi đạn như vậy hay không, và hiện nay nhiều người tin rằng Bắc Triều Tiên không thể bảo vệ một đầu đạn như vậy tránh khỏi sức nóng tạo ra khi phi đạn trở lại bầu khí quyển trái đất.
Tuy nhiên nỗ lực của Bắc Triều Tiên chế tạo nhiên liệu cho bom hạt nhân đã được đẩy mạnh, theo phúc trình của Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA) tại hội nghị khoáng đại thường niên. IAEA không tiếp cận được Bắc Triều Tiên và chỉ theo dõi những hoạt động của nước này chính yếu qua các hình ảnh vệ tinh.
“Có những chỉ dấu cho thấy những hoạt động xây dựng lò phản ứng nước nhẹ gia tăng, tương ứng với việc chế tạo một số bộ phận của lò phản ứng,” phúc trình của IAEA cho biết.
“IAEA không thấy những chỉ dấu về việc chuyển giao hay sản xuất các bộ phận chính yếu cho lò phản ứng được đưa vào tòa nhà chứa lò phản ứng,” IAEA nói. Lò phản ứng mới dự kiến sẽ lớn hơn lò phản ứng đang thử nghiệm tại Yongbyon.
Trong năm qua cũng không có chỉ dấu cho thấy quốc gia cộng sản này đã sử dụng phòng thí nghiệm gần lò phản ứng chính mà họ thường dùng để sản xuất plutonium từ các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng, IAEA nói. Việc này đường như mâu thuẫn với một phúc trình mới đây của một cơ quan nghiên cứu Mỹ là phòng thí nghiệm này hoạt động không liên tục.
Có những chỉ dấu cho thấy lò phản ứng thí nghiệm tiếp tục hoạt động, IAEA nói. Những phúc trình trước đây của IAEA cho biết lò phản ứng này lại được tiếp nhiên liệu trong năm 2015 và những thanh nhiên liệu có thể đã được chuyển đi hai năm sau đó. Phúc trình ngày 25/8 xác nhận tiên đoán này, nói rằng chu kỳ nhiên liệu có thể kéo dài cho đến cuối năm 2017.
Không có nhiều thông tin về các nỗ lực của Bắc Triều Tiên chế tạo một nhiên liệu khác có thể dùng cho vũ khí hạt nhân—chất uranium tinh chế cao—nhưng phúc trình cho thấy việc này đang tiếp tục tại Yongbyon.
https://www.voatiengviet.com/a/bac-trieu-tien-tang-cuong-thiet-bi-cho-lo-phan-ung/4001355.html
Thủ tướng Canada rút lại lời chào mời đối với người tị nạn
Ottawa, Canada. (Reuters) – Thủ Tướng Canada Justin Trudeau đang cố gắng xóa bỏ tư tưởng cho rằng Canada là nơi trú ẩn an toàn cho những người đang trốn chạy khỏi sự trục xuất của Hoa Kỳ.
Trước đó, chính phủ Trudeau đã bị chỉ trích dữ dội, vì nhiều người cho rằng, thông điệp thân thiện với người tị nạn của Ottawa đã tạo ra hy vọng sai lầm, khiến hàng ngàn di dân từ Hoa Kỳ đã đổ về Canada. Trong bài diễn văn hôm thứ Năm, 24 tháng 8, Thủ Tướng Trudeau nói rằng, Canada là một xã hội thân thiện nhưng cũng là quốc gia pháp trị. Những người nhập cư bất hợp pháp sẽ không được ưu tiên, và họ cần tuân theo các quy định của luật di trú. Ông Trudeau giải thích thêm rằng, những người đã được cho tị nạn đều không phải là di dân vì lý do kinh tế, mà là những người có nguy cơ bị ngược đãi hoặc bị sát hại ở quê hương.
Vào tháng Giêng năm nay, ngay sau khi Tổng Thống Trump ra lệnh cấm di dân từ 7 nước Hồi giáo, Thủ Tướng Trudeau đã viết lên mạng Twitter rằng, Canada chào đón mọi người di dân đang chạy trốn chiến tranh và khủng bố, bất kể tôn giáo của họ là gì. Thông điệp này của ông Trudeau bị các chính trị gia đối lập chỉ trích là hết sức vô trách nhiệm, và đã tạo ra dòng chảy di dân khổng lồ vào Canada. Từ đầu năm đến nay, hơn 11,300 người đã đi đường bộ từ Hoa Kỳ sang Canada, băng qua biên giới tại những vùng xa xôi, không có lính gác. Khoảng 85% người vượt biên vào Canada đều là người Haiti, đang sống tại Hoa Kỳ theo một chương trình tạm thời. Những người này đang có nguy cơ bị trục xuất, vì chương trình giúp đỡ sắp kết thúc vào năm 2018. (Ngô Bảo)
http://www.sbtn.tv/thu-tuong-canada-rut-lai-loi-chao-moi-doi-voi-nguoi-ti-nan/
Lao động biệt phái :
Ba Lan chỉ trích tổng thống Pháp Macron
Vấn đề cải tổ quy định về những người lao động biệt phái trong Liên Hiệp Châu Âu đang gây căng thẳng quan hệ giữa Pháp với Ba Lan. Hôm qua, 25/08/2017, thủ tướng Ba Lan Beeta Szydlo cho rằng những tuyên bố của tổng thống Emmanuel Macron về Ba Lan là « kiêu ngạo », sau khi ông chỉ trích Vacxava vẫn từ chối cải tổ quy định này.
Trên trang mạng wpolityce.pl, bà Szydlo tuyên bố : « Tôi khuyên Ngài tổng thống nên lo công việc của nước ông, có thể lúc đó ông sẽ đạt được các thành quả kinh tế và an ninh cho công dân của ông, như những gì mà Ba Lan bảo đảm ». Bà nhắc ông Macron rằng « Ba Lan là một thành viên Liên Hiệp Châu Âu ngang hàng với nước Pháp ».
Thủ tướng Szydlo đã nói như trên sau khi tổng thống Pháp trong cuộc họp báo tại Varna, Bulgari, hôm qua đã trách Ba Lan đang « tự đặt mình ra bên lề » châu Âu và đi ngược lại các lợi ích của châu Âu « trên nhiều vấn đề ». Ông Macron đã chỉ trích kịch liệt việc Vacxava dứt khoát chống lại dự án cải tổ quy định về các lao động biệt phái.
Đây là hồ sơ vẫn gây chia rẽ các nước châu Âu. Quy định hiện nay của Liên Hiệp Châu Âu cho phép chẳng hạn như một công ty Ba Lan giành được một hợp đồng ở Pháp được điều động những người lao động Ba Lan đến làm việc tạm thời tại Pháp, mà không phải trả các khoản đóng góp xã hội ở Pháp, vốn cao hơn rất nhiều so với Ba Lan.
Đối với tổng thống Macron, đây là một sự cạnh tranh bất bình đẳng và điều này làm tăng thêm tâm lý chống hợp nhất châu Âu ở các nước Tây Âu.
Tổng thống Pháp hôm qua vừa kết thúc chuyến công du ba nước Trung Âu, Áo, Rumani và Bulgari chủ yếu chính là nhằm tìm kiếm sự ủng hộ cho dự án cải tổ quy định về lao động biệt phái.
http://vi.rfi.fr/phap/20170826-lao-dong-biet-phai-ba-lan-chi-trich-tong-thong-phap-macron-ok
Chi phí « trang điểm » cho tổng thống Pháp gây bất bình
Chi phí trang điểm cho tổng thống Pháp Emmanuel Macron, lên tới 26 ngàn euro tính từ khi ông nhậm chức cách đây ba tháng, đang gây phản ứng bất bình trên các mạng xã hội tại Pháp.
Trong số báo ra ngày 24/08/2017, tuần báo Le Point tiết lộ rằng người trang điểm cho ông Macron đã gởi đến phủ tổng thống Pháp hai hóa đơn, một hóa đơn 10 ngàn euro và hóa đơn kia 16 ngàn euro cho ba tháng “chăm sóc sắc đẹp” cho vị nguyên thủ quốc gia Pháp. Hôm qua, những người thân cận với tổng thống Macron đã xác nhận thông tin nói trên với hãng tin AFP.
Sau tiết lộ của tuần báo Le Point, đã có nhiều lời chỉ trích trên các mạng xã hội, bất bình với số tiền quá lớn dành cho việc trang điểm cho tổng thống, vào lúc mà dân Pháp được kêu gọi phải thắt lưng buộc bụng và chính phủ đang cắt giảm một số trợ cấp, trong đó có trợ cấp về nhà ở.
Hôm thứ năm vừa qua, phủ tổng thống Pháp bảo đảm với đài truyền hình BFMTV là chi phí trang điểm cho tổng thống sắp tới đây « sẽ giảm đáng kể ».
Trước đây tổng thống François Hollande cũng đã từng bị chỉ trích vì chi tiêu mỗi tháng 6000 euro cho người trang điểm và 10 ngàn euro cho người hớt tóc.
Sau ba tháng cầm quyền, tỷ lệ được lòng dân của tổng thống Macron đã sụt giảm rất nhiều và chính phủ của ông đang chuẩn bị đối phó với các cuộc biểu tình tháng 9 tới theo lời kêu gọi của các công đoàn và phe cực tả để chống lại dự án cải tổ luật lao động.
http://vi.rfi.fr/phap/20170826-chi-phi-%C2%AB-trang-diem-%C2%BB-cho-tong-thong-phap-gay-bat-binh
Anh Quốc:
Cảnh sát bị tấn công bằng dao trước điện Buckingham
Một người đàn ông đã đâm vào cảnh sát ngay trước điện Buckingham ở Luân Đôn, nơi nữ hoàng Anh cư ngụ, vào tối hôm qua, 25/08/2017. Hai nhân viên cảnh sát bị thương, còn thủ phạm đã bị câu lưu theo luật chống khủng bố tại Anh Quốc.
Thông tín viên RFI, Marie Vivent, tường thuật từ Luân Đôn :
« Theo báo The Guardian, dường như du khách đã báo cho chính quyền hành tung khả nghi của một người gần điện Buckingham.
Theo thông cáo của cảnh sát, người này ngồi trong xe hơi, và cảnh sát đã nhìn thấy một con dao trong xe và muốn bắt người lái xe. Xô xát xẩy ra và hai cảnh sát bị thương.
Trong bản thông cáo, cảnh sát Anh cho biết là « nhân viên bộ phận chống khủng bố của cảnh sát Luân Đôn đang mở điều tra về sự cố gần Buckingham ». Ban đầu người đàn ông nói trên chỉ bị câu lưu với tội danh đả thương.
Theo các nhân chứng, vụ việc xẩy ra trong không đầy một phút. Cảnh sát được chữa trị vết thương tại chỗ trước khi đưa đến bệnh viện. Thủ phạm bị câu lưu tuổi độ 20.
Vụ việc xẩy ra trong khi nữ hoàng Anh, nghỉ hè tại Scotland, không có mặt trong cung. Những sự cố xẩy ra chung quanh các cung điện của hoàng gia Anh, trong đó có Buckingham và Kensington, đã tăng gấp 3 lần trong 5 năm gần đây. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170826-anh-quoc-canh-sat-bi-tan-cong-bang-dao-truoc-dien-buckingham-ok
Philippines :Đám tang một thiếu niên
biến thành biểu tình chống Duterte
Hàng ngàn người Philippines hôm nay 26/08/2017 đã xuống đường đòi chấm dứt tình trạng giết người bừa bãi, nhân tang lễ của một học sinh 17 tuổi bị cảnh sát bắn chết vào tuần qua. Đám tang này đã biến thành cuộc biểu tình lớn nhất từ trước đến nay, phản đối cuộc chiến chống ma túy thô bạo của tổng thống Rodrigo Duterte.
Vụ sát hại cậu học sinh Kian Delos Santos đã gây ra phong trào phản kháng hiếm hoi chống lại chiến dịch đẫm máu của ông Duterte nhằm bài trừ ma túy. Đối với người biểu tình, cái chết này đã đưa ra ánh sáng những vụ vi phạm nhân quyền liên tục của cảnh sát.
Từ khi ông Duterte lên nắm quyền cách đây 14 tháng, cảnh sát đã giết chết 3.500 người trong chiến dịch chống ma túy. Cuộc chiến này được nhiều người Philippines ủng hộ, nhưng vụ bắn chết cậu thiếu niên Kias đã chiếm trang nhất các nhật báo, làm dấy lên làn sóng phẫn nộ.
Theo cảnh sát, Kias là người buôn bán ma túy đã bắn vào các nhân viên công lực. Nhưng hình ảnh từ camera giám sát cho thấy hai cảnh sát đang kéo lê cậu thiếu niên không vũ khí, và giám định pháp y khẳng định cậu bé trúng hai viên đạn vào đầu trong lúc đang nằm trên mặt đất.
Sau khi tưởng niệm tại nhà nạn nhân, khoảng 3.000 người gồm bạn học cùng lớp, hàng xóm, các tu sĩ và nhà hoạt động nhân quyền đã tuần hành trên các đường phố để phản đối vụ giết người. Họ giơ cao các biểu ngữ « Công lý cho Kian », « Chấm dứt sát hại người nghèo ». Đoàn biểu tình dừng lại một lúc trước đồn cảnh sát, nơi làm việc của ba nhân viên công lực đã bắt giữ Kian và hiện đang bị đình chỉ công tác.
Tổng thống Duterte hứa hẹn sẽ đưa ra tòa những người đã giết chết cậu thiếu niên. Trước đó hồi tháng Hai, Amnesty International từng tố cáo cảnh sát Philippines sát hại những người trong tay không tấc sắt, bịa ra các chứng cứ, trả tiền cho xã hội đen để giết người…Tổ chức phi chính phủ này đã thu thập bằng chứng về những nạn nhân nhỏ tuối, một số chỉ mới lên tám.