Tiết lộ mới: Chiếc xe thứ hai Audi-Limousine trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
24/08/2017
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra vào khoảng 10 giờ 40 sáng ngày 23.07.2017 giữa thủ đô Belin, tại công viên Tiergarten, gần khách sạn Sheraton.
Ảnh minh họa: Chiếc xe thứ hai, Audi-Limousine, trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh |
Một vài nhân chứng đã thấy Trịnh Xuân Thanh và một phụ nữ Việt Nam đi cùng, đã bi một số người dùng vũ khí cưỡng bức đẩy lên một chiếc xe mang biển số CH Séc. Đó là chiếc xe 7 chỗ ngồi, hiệu Volkswagen (VW) của Đức, kiểu xe: Multivan màu ánh bạc mang biển số 2AB-3140.
Chiếc xe thứ nhất trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Multivan VW (Volkswagen) – biển số 2AB-3140 |
Nghi can Nguyễn Hải Long 46 tuổi ở Praha đã bị bắt tại CH Séc và hôm qua 23.08.2017 bị dẫn độ về Đức, đúng một tháng sau ngày xảy ra vụ bắt cóc, vì chính ông Long đã đứng tên thuê chiếc xe Multivan VW mà được dùng để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, mặc dù ông Long không phải là tài xế lái chiếc xe này. Trong thời gian chiếc xe được thuê nhiều nhân chứng vẫn thấy ông Long làm việc tại cửa hàng ở Praha thủ đô CH Séc, ông Bùi Quang Hiếu chủ cho thuê xe cũng xác nhận điều này.
Tuy nhiên, có một chi tiết mà ít ai để ý, ngay từ ban đầu báo chí Đức đã đưa tin, những nhân chứng đã nhìn thấy một chiếc xe Limousine 5 chỗ ngồi tham gia vụ bắt cóc.
Tờ báo Bild (bản online trên mạng) ngày 16.08.2017 có đăng một bài mang tựa đề “Phản bội nhà nước Đức – Vai trò của Cơ quan cứu xét tỵ nạn trong vụ gián điệp hình sự” nói về vụ việc ông Hồ Ngọc Thắng nhân viên của cơ quan này bị tình nghi có liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Nhật báo Bild (bản online trên mạng) ngày 16.08.2017 |
Nguồn: http://www.bild.de/bild-plus/regional/berlin/asyl/welche-rolle-spielte-das-fluechtlingsamt-im-agenten-krimi-52882370,view=conversionToLogin.bild.html#remId=1575068491355808573
Trong bài báo của tờ Bild có nêu ra một tiết lộ mới, chiếc xe thứ hai tham gia vụ bắt cóc là chiếc xe Audi Limousine 5 chỗ ngồi, cũng mang biển số CH Séc và là xe thuê mướn. Như vậy cả hai chiếc xe tham gia vụ bắt cóc đều là xe nhãn hiệu Đức: Volkswagen (VW) và Audi. Cả hai chiếc xe đều mang biển số CH Séc và đều là xe thuê mướn
Ảnh chụp đoạn trong bài báo Bild nói về 2 chiếc xe tham gia trực tiếp vụ bắt cóc TXT |
Chiếc xe thứ nhất cảnh sát Đức phối hợp với cảnh sát CH Séc đã tìm ra rất nhanh chóng và cẩu về Đức hôm 28.07.2017, nghĩa là vọn vẹn chỉ vài ngày sau khi vụ bắt cóc xảy ra và 3 ngày trước khi Việt Nam công bố Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú.
Nhưng còn chiếc xe thứ hai thì ra sao? Các cơ quan điều tra của Đức phối hợp với các cơ quan chức năng CH Séc đã tìm ra chiếc xe thứ hai này hay chưa? Chiếc xe thứ hai có gắn hệ thống định vị GPS chống trộm giống như chiếc xe thứ nhất hay không? Chiếc xe thứ hai có nhiệm vụ gì? v.v.
Nhật báo B.Z. số ra ngày Thứ Bảy 05/08/2017 có đăng một bài báo với tựa đề, tạm dịch như sau: Mật vụ Việt Nam dùng người tình để “chim mồi” bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Bài báo trên nhật báo B.Z. số ra ngày 05/08/2017 |
Nguồn: http://www.bz-berlin.de/tiergarten/seine-geliebte-fuehrte-den-geheimdienst-zum-ex-funktionaer
Bài báo của tờ B.Z. cho biết vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một kế hoạch tinh xảo của mật vụ Việt Nam. Người tình của ông Thanh đã trở thành một tai họa cho ông.
Mật vụ Việt Nam đã biết từ lâu, Trịnh Xuân Thanh có mối quan hệ tình cảm với một cô gái Việt Nam 25 tuổi trẻ đẹp. Cô gái này là con của một Bộ trưởng.
Những nhân viên mật vụ đã đón cô gái ở sân bay Tegel tại Berlin bằng một chiếc xe Limousine thuê mướn mang biển số Cộng hòa Séc, và chở thẳng đến gặp Trịnh Xuân Thanh đúng hẹn tại khách sạn Sheraton ở trung tâm Berlin gần công viên Tiergarten.
Ảnh chụp đoạn trong bài báo B.Z. kể về chiếc xe Limousine đón cô gái ở sân bay Tegel và chở thẳng đến gặp Trịnh Xuân Thanh |
Điểm đáng chú ý, bài báo của tờ B.Z. cho biết, chiếc xe thứ hai này cũng có gắn hệ thống định vị GPS chống trộm xe, cho nên toàn bộ lộ trình chiếc xe di chuyển đều được lưu trữ lại qua hệ thống định vị GPS. Nhờ vào đó mà các cơ quan điều tra của Đức có thể xác định chính xác địa điểm, ngày giờ đúng từng giây, và hành trình di chuyển của chiếc xe.
Phương án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được mật vụ Việt Nam chuẩn bị rất kỹ lưỡng, cân nhắc và tính toán từng chi tiết một. Thế nhưng khi thuê xe thì cả hai xe đều đều trúng vào loại xe có trang bị hệ thống định vị GPS. Đây cũng là điều đáng ngạc nhiên.
Cực kỳ ngạc nhiên nếu biết rằng thiết bị định vị GPS chống trộm xe không xa lạ gì đối với người dân bình thường ở Việt Nam, nói chi đến những nhân viên mật vụ được đào tạo có nghiệp vụ hẳn hoi. Thiết bị này được rao bán khắp nơi, quảng cáo đầy trên mạng:
Thiết bị định vị GPS chống trộm xe của Viettel |
Đó là một sản phẩm của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, chẵng nhẽ những nhân viên đặc vụ của Tổng cục 2, tức là Cục tình báo quân đội lại không biết đến thiết bị này sao!
Do đó một câu hỏi được đặt ra, đội đặc nhiệm vô tình lơ đễnh bị lỗi lầm hoặc cố ý thuê cả 2 chiếc xe đều có gắn hệ thống định vị GPS ? Nếu cố tình thì ý đồ là gì? Mục đích như thế nào? Phục vụ cho ai, phe nhóm nào?
Mặt khác, từ những dữ kiện nêu trên, có thể kết luận rằng chiếc xe thứ hai đã được tìm ra từ lâu, nhưng chưa được công bố. Ai cũng nhận thấy rằng, không phải tất cả những gì các cơ quan điều tra của Đức thu thập được, đều được tiết lộ cho báo chí biết hết. Chắc chắn sau một tháng điều tra, phía Đức nắm trong tay nhiều chi tiết về vụ bắt cóc và nhiều chứng cớ v.v.
Lần lượt tất cả sẽ được đưa ra ánh sáng dần dần.
Hiếu Bá Linh
(Thoibao.de)