Cựu thủ tướng Yingluck đã ‘trốn khỏi Thái Lan’ – Cựu thủ tướng Thái Lan trốn khỏi nước trước ngày bị tuyên án
BBC
25 tháng 8 2017
Bản quyền hình ảnhEPAImage captionCựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra có thể lãnh 10 năm tù nếu bị tuyên án có tội
Nguồn trong đảng Puea Thai Party của bà Yingluck Shinawatra nói với Reuters rằng bà “dứt khoát rời Thái Lan”.
Các nguồn tin thân cận của bà cho biết bà đã bất ngờ quyết định rời Thái Lan, ngay trước phiên tòa phán quyết về các cáo buộc của bà hôm 25/8.
Thái Lan thắt chặt kiểm soát biên giới sau khi cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra không xuất hiện trong phiên toà phán quyết về cáo buộc ‘sao nhãng bổn phận’ của bà trong chương trình trợ giá gạo năm 2011.
Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwan nói có thể bà đã bỏ trốn.
Các luật sư của bà Yingluck nói bà không thể đến tòa vì bị ốm.
Cựu thủ tướng Thái Lan không ra hầu tòa
Quân đội Thái Lan: Tiền bạc và Đảo chính
Vua Bhumibol gây dựng Thái Lan thế nào
Tuy nhiên, Toà án Tối cao đã ban hành lệnh bắt giữ và tịch thu số tiền bảo lãnh của bà là 900.000 đôla và trì hoãn bản án đến hôm 27/9.
Bà Yingluck bác mọi hành động sai trái trong chương trình trợ giá gạo gây thiệt hại cho Thái Lan hàng tỷ đô la. Nếu bị kết tội, bà có thể đối mặt với 10 năm tù giam và bị cấm tham gia chính trường Thái Lan vĩnh viễn.

Hôm 25/8, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cho biết tất cả các tuyến đường ra khỏi lãnh thổ Thái đang được giám sát chặt chẽ.
“Tôi chỉ biết rằng bà ta đã không xuất hiện (tại tòa),” ông nói với các phóng viên. “Tôi đã ra lệnh tăng cường tại trạm kiểm soát biên giới.”
Ông Prawit ban đầu nói rằng ông không có thông tin về nơi ở của bà Yingluck nhưng khi ông rời một cuộc họp ở Bangkok, ông nói: “Có thể bà ta đã trốn rồi.”
Trước đó, luật sư của bà Yingluck yêu cầu trì hoãn phiên tòa phán quyết, nói bà bị chóng mặt và đau đầu dữ dội và không thể tham dự.

Tuy nhiên, thông cáo chính thức của Toà án Tối cao cho biết họ không tin rằng bà bị bệnh vì không có giấy chứng nhận y khoa và bệnh này không đủ nghiêm trọng đến mức không thể ra tòa.
“Hành vi như vậy cho thấy có thể bà ta đã đào tẩu. Vì vậy, tòa án đã ban hành một lệnh bắt giữ và tịch thu số tiền bảo lãnh”, thông cáo của tòa cho biết.
Trưởng phòng cảnh sát nhập cư nói với Reuters rằng ông tin rằng bà Yingluck vẫn còn ở Thái Lan vì ông không có thông tin cho thấy bà đã rời đi.
Tuy nhiên, khi được BBC hỏi liệu bà vẫn còn ở trong nước, luật sư của bà Yingluck Norrawit Larlaeng nói: “Tôi không biết, tôi không biết.”
Sự nghiệp chính trị của YingluckShinawatra
- Tháng 7/2011: Giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử để trở thành Thủ tướng thứ 28 và nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan
- Tháng 8/2011: Đợt lũ lụt tồi tệ nhất ở Thái Lan trong 50 năm xảy ra và chính phủ của bà bị chỉ trích nặng nề vì không giải quyết vấn đề triệt để
- Tháng 10/2011: Khởi động chương trình trợ giá gạo, mua đồng ruộng từ nông dân với giá cao hơn nhiều so với giá thị trường. Chính quyền quân sự khi đó đã cáo buộc dự án gây ra thiệt hại cho ngân sách nhà nước một nửa nghìn tỷ baht (15 tỷ đôla)
- Tháng 11/2013: Giới thiệu một dự luật về ân xá cho tất cả các vụ án liên quan đến chính trị, khiến các cử tri trung lưu ở thành thị phẫn nộ và dẫn đến các cuộc biểu tình đường phố kéo dài
- Tháng 12/2013: Giải tán quốc hội và kêu gọi một cuộc bầu cử nhanh khi bà vẫn giữ chức thủ tướng
- Tháng 5/2014: Bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự
- Tháng 1/2015: Các nghị sĩ phe đảo chính bỏ phiếu cách chức bà và cấm bà tham gia chính trị trong 5 năm.
- Tháng 3/2015: Tòa án tối cao bắt đầu các phiên điều trần về hành vi sao nhãng bổn phận của bà trong khi hàng ngàn người ủng hộ đã đến Bangkok để ủng hộ bà tại tòa án
- Tháng 10/2016: Bộ Tài chính đã ra lệnh cho bà bồi thường nhà nước khoản lỗ 35,7 tỷ Baht
- Tháng 7/2017: 12 tài khoản ngân hàng của bà đã bị đóng băng
————–
Cựu thủ tướng Thái Lan trốn khỏi nước trước ngày bị tuyên án

Diễn biến bất ngờ trong vụ xét xử cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra : Hôm nay 25/08/2017, một quan chức giấu tên của đảng Puea Thai ( Vì Người Thái ), cho AFP biết, bà Yingluck đã ra nước ngoài từ hôm thứ tư, 23/08.
Trước đó, vào sáng nay, khi Tòa Án Tối Cao dự kiến tuyên án cựu thủ tướng Thái, vì tội bất cẩn gây thiệt hại cho Nhà nước trong thời gian đương nhiệm, một tội danh có thể dẫn tới mức án 10 năm tù, luật sư thông báo bà không đến tòa nghe tuyên án vì lý do sức khỏe.
Ngay lập tức các thẩm phán phát lệnh bắt đối với cựu thủ tướng đồng thời quyết định hoãn tuyên án sang cuối tháng 9. Lãnh đạo tập đoàn quân sự, thủ tướng Chan-O-Cha cũng cho biết đã « ra lệnh tăng cường kiểm soát » ở biên giới và trên toàn lãnh thổ.
Thông tín viên RFI tại Bangkok, Arnaud Dubus,tường thuật :
Hàng nghìn người ủng hộ cựu thủ tướng Thái Lan đã tập hợp trước Tòa Án Tối Cao ngay từ đầu giờ sáng nay. Sau nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi, một thông báo bất ngờ được đưa ra : Luật sư của bà Yingluck Shinawatra giải thích thân chủ của ông có vấn đề về sức khỏe, bị đau tai, vì thế bà không thể đế để nghe tuyên án.
Không thuyết phục với lý do trên, Tòa đã phát lệnh bắt giữ, cho rằng bà Yingluck Shinawatra có thể bỏ trốn, đồng thời Tòa thu giữ khoản tiền bảo lãnh 25 nghìn euro mà bà đã nộp. Trong khi chờ đợi, Tòa quyết định hoãn tuyên án đến ngày 27/09 tới.
Những ngày qua, không khí căng thẳng đã tăng cao xung quanh vụ xử cựu thủ tướng. Chính quyền quân sự lo ngại những người ủng hộ sẽ tụ tập đông khi tòa tuyên án. Diễn biến mới này có thế càng làm bùng lên căng thẳng. Những người ủng hộ cựu thủ tướng cho rằng tập đoàn quân sự đang truy bức chính trị đối với bà Yingluck.
Bà cựu thủ tướng bị cáo buộc đã tiến hành chương trình trợ giá gạo cho nông dân trong thời gian lãnh đạo chính phủ từ năm 2011 cho đến khi bị đảo chính năm 2014. Chương trình này đã làm thâm hụt lớn cho ngân sách Nhà nước nhưng cũng đã mang lại lợi ích cho hàng triệu nông dân Thái.