Tin khắp nơi – 14/08/2017
Vụ Charlottesville:
Nhà Trắng bảo vệ phát biểu của Trump
Nhà Trắng đã lên tiếng bảo vệ phản ứng của Tổng thống Donald Trump trước bạo lực gây chết người tại một cuộc tập hợp của những người chủ trương thượng đẳng da trắng ở thành phố Charlottesville, bang Virginia, Mỹ hôm 12/8.
Ông Trump đang phải đối mặt với chỉ trích vì ông không trực tiếp lên án những nhóm hữu khuynh cực đoan.
Nhưng một người phát ngôn Nhà Trắng nói lời phát biểu của ông Trump có ý gồm cả những nhóm theo chủ trương thượng đẳng da trắng.
Đừng hiểu phát ngôn của Trump theo nghĩa đen?
Trump: Bắc Hàn ‘rắc rối to’ nếu tấn công Guam
19 người bị thương trong một vụ xe tông vào đám đông, và 15 người khác bị thương trong một vụ xung đột khác liên quan đến cuộc tuần hành của phe hữu khuynh cực đoan chiều thứ Bảy 12/8.
Hôm Chủ nhật 13/8, một số cuộc biểu tình nhỏ và lễ cầu nguyện ủng hộ thị trấn Charlottesville được tổ chức tại nhiều thành phố Mỹ. Ở Seattle, cảnh sát xịt hơi cay để ngăn người biểu tình đến gần một cuộc tập hợp của những người ủng hộ Trump.
Phản ứng ban đầu của ông Trump ra sao?
Chỉ vài giờ sau khi bạo lực xảy ra, ông Trump nói ông lên án “một cách mạnh mẽ nhất có thể những biểu hiện quá khích của thù hận, thành kiến và bạo lực từ nhiều phía.”
“Sự thù ghét và chia cắt phải dừng lại ngay bây giờ,” ông nói với báo giới ở New Jersey hôm 12/8, nơi ông đang có một kỳ nghỉ làm việc. “Chúng ta phải đoàn kết là người Mỹ với tình yêu đất nước chúng ta.”
Nhưng lời phát biểu của ông không lên án trực tiếp những nhóm da trắng cực đoan đã tham gia vào cuộc tập hợp đó. Thiếu sót này bị các nghị sỹ Cộng hòa cũng như Dân chủ chỉ trích mạnh mẽ.
Trump phản bác chỉ trích của Meryl Streep
Nhiều nghị sĩ, như ông Marco Rubio và Ted Cruz, đồng tình với Nghị sỹ Cory Gardner bang Colorado, người viết trên Twitter: “Thưa ngài Tổng thống – chúng ta phải gọi rõ tên cái ác. Đó là những kẻ theo chủ trương thượng đẳng da trắng và đây là hành động khủng bố nội địa.”
Cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, ông HR McMaster, còn nói thêm: “Bất cứ khi nào bạn gây một cuộc tấn công vào người khác để reo rắc sợ hãi, việc đó có thể được định nghĩa là khủng bố.”
Con gái của Tổng thống Trump cũng có vẻ đưa ra lới lên án mạnh mẽ hơn cha cô.
Thị trưởng Charlottesville, nghị sỹ Dân chủ Mike Signer, thì đưa ra mối liên hệ giữa những vụ việc xô xát này và chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump năm 2016. Ông Signer nói “những kẻ bài Do Thái, phân biệt chủng tộc, theo chủ trương thượng đẳng da trắng, theo chủ nghĩa Phát xít mới, theo giáo phái KKK” đã từ bóng tối bước ra sau khi “được giao chìa khóa và có cớ để bước ra ánh sáng”.
Đáp lại những lời chỉ trích này, Nhà Trắng đưa ra một thông cáo hôm 13/8 và nói rõ lời lên án của ông Trump bao gồm cả những kẻ theo chủ trương thượng đẳng da trắng.
“Tổng thống nói rất mạnh trong phát biểu hôm qua rằng ông lên án mọi hình thức bạo lực, thành kiến và thù hận. Tất nhiên điều đó gồm cả những người theo chủ trương thượng đẳng da trắng, KKK, theo chủ nghĩa phát xít mới và tất cả các nhóm cực hữu,” một người phát ngôn cho hay.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-40923370
CIA nói gì về nguy cơ chiến tranh hạt nhân?
Không có mối đe dọa hiện hữu cho một cuộc chiến tranh hạt nhân với Bắc Hàn, giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ cho biết, mặc dù căng thẳng gia tăng.
Ông Mike Pompeo cho biết Bình Nhưỡng đang triển khai chương trình vũ khí của mình ở “mức đáng báo động” và việc thử thêm tên lửa sẽ không có gì đáng ngạc nhiên.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng Washington đã hết “kiên nhẫn chiến lược”.
Cả hai phía đã lớn tiếng trong những ngày qua khi nói về khả năng dùng vũ lực.
Trump: Mỹ đã ‘lên nòng’ trước Bắc Hàn
Bắc Hàn ‘cân nhắc tấn công đảo Guam’
Ông Pompeo nói rằng ông “hoàn toàn tin tưởng” rằng nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un sẽ “cố tiếp tục phát triển” chương trình vũ khí của nước này.
Căng thẳng bấy lâu này do chương trình hạt nhân của Bắc Hàn leo thang sau khi Bình Nhưỡng thử hai tên lửa xuyên lục địa trong tháng Bảy.
Hành động này khiến Liên Hiệp Quốc đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế mới và đã làm chính quyền Bắc Hàn phẫn nộ.
Bình Nhưỡng đã cáo buộc ông Trump đưa bán đảo Triều Tiên đến “bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân”.
Tuy nhiên, ông Pompeo phủ nhận rằng mối đe dọa của một cuộc xung đột hạt nhân sắp xảy ra và nói : “Tôi đã nghe người ta nói về một cuộc chiến tranh hạt nhân sắp nổ ra và tôi không thấy có thông tin tình báo cho thấy chúng ta đang ở trong tình thế đó vào lúc này”.
Một số nước đã bày tỏ quan ngại trước sự leo thang của cuộc khủng hoảng. Trung Quốc, đồng minh chính và duy nhất của Bắc Hàn, đã thúc giục kiềm chế.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi Donald Trump và Bắc Hàn tránh những “lời nói và hành động” làm trầm trọng thêm các căng thẳng, theo truyền thông nhà nước.
Ông Trump và Bắc Hàn đã trao đổi các lời lẽ thù địch, với tổng thống Mỹ đe dọa trút “lửa và cuồng nộ” lên Bắc Hàn.
Nhưng Trung Quốc, đồng minh chính yếu duy nhất của Bắc Hàn, đang kêu gọi kiềm chế.
Tổng thống Trump trước đó đó trách cứ Trung Quốc vì đã không kiềm chế Bắc Hàn, nói rằng Bắc Kinh lẽ ra đã có thể làm được hơn “rất nhiều”.
Hôm thứ Sáu 11/8/2017, ông Trump đã đưa ra một mối đe dọa mới đối với Bắc Hàn, nói rằng nước này sẽ gặp “rắc rối lớn, rất lớn” nếu có bất cứ điều gì xảy ra với lãnh thổ Mỹ ở Guam.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-40920596
Kinh tế Nhật tăng trưởng hơn dự kiến
Nền kinh tế Nhật tăng trưởng nhanh hơn so với dự kiến trong quý hai năm nay.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) có mức tăng trưởng là 4% cho giai đoạn từ tháng tư tới tháng Sáu, tức là cao hơn mức kỳ vọng tăng 2,5%.
Nền kinh tế tăng trưởng 1% so với quý trước.
Kinh tế Nhật đang có đà tăng trưởng kinh tế dài nhất trong một thập niên nhờ lực đẩy từ chi tiêu và đầu tư.
Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã có đà nhờ xuất khẩu tăng, bao gồm cả điện thoại thông minh và chip bộ nhớ.
Các dự án đầu tư phục vụ cho Thế vận hội Tokyo năm 2020 cũng đã giúp kinh tế Nhật tăng trưởng trong những tháng gần đây.
Chi tiêu của người tiêu dùng
Nhu cầu trong nước mạnh giúp bù đắp sự sụt giảm xuất khẩu trong quý hai.
Tiêu dùng cá nhân tăng 0,9% và trong giai đoạn này khi người dân mua sắm các mặt hàng lớn như xe hơi và đồ gia dụng, và cũng ăn tiệm nhiều hơn.
Nhật Bản đã và đang cố gắng để nâng chi tiêu tiêu dùng, vốn chiếm hơn phân nửa GDP nước này.
Số liệu mới nhất có thể giúp cho Thủ tướng Shinzo Abe, người đã cam kết để tiếp cận tăng trưởng và chi tiêu thông qua cải cách kinh tế theo mô hình Abenomics của riêng mình.
Nhật Bản đã gặp khó khăn vì nạn giảm phát và tăng trưởng chậm sau bong bóng chứng khoán và bất động sản vào đầu những năm 1990.
http://www.bbc.com/vietnamese/business-40920772
Phía sau ngành công nghiệp video tình dục tại Romania
Linda PresslyBBC News, Bucharest
Video tương tác qua webcam là mảng phát triển nhanh nhất trong ngành công nghiệp khiêu dâm thế giới. Tại Romania, hàng ngàn phụ nữ làm việc ở vị trí “người mẫu” (cam-girls) tại các studio và tại chính nhà của họ. Đây là một thị trường 24/7, với khách hàng chủ yếu truy cập từ Bắc Mỹ và Tây Âu.
Tại trung tâm Bucharest, một nhóm phụ nữ trẻ hút thuốc, nói chuyện và cười đùa trên vỉa hè dưới chân một tòa cao ốc. Đây không phải một cảnh tượng đáng chú ý. Trừ việc đó là một buổi sáng nắng rực rỡ, các cô gái này trang điểm dày, đi những đôi giày “siêu cao gót” và mặc những bộ trang phục thiếu vải, đối lập với những người qua đường trong trang phục thích hợp trong không khí hè.
Tìm thấy phim ‘nô lệ tình dục’ cho lính Nhật
‘Yêu’ robot có đồng nghĩa với việc ngoại tình?
Cảnh nóng trên phim ngày càng mạnh bạo?
Bên trong tòa nhà, Studio 20 nằm tại tầng một và tầng hai. 40 căn phòng mở ra thật cũ kĩ, dãy hành lang sơn trắng, và những bức tường được treo ảnh các cô gái khỏa thân quyến rũ. Mỗi cánh cửa đóng là một buổi làm việc đang diễn ra. Bên trong căn phòng là một cô gái đang quay trực tiếp với khách hàng quốc tế bằng webcam – chỉ cần cô ở trong phòng một mình, thì việc đó hoàn toàn hợp pháp. Trong thế giới của những mối quan hệ ảo và tình dục qua mạng, những người ngồi trước máy quay là “người mẫu” còn những người đàn ông ngồi xem là “thành viên”.
Lana làm việc tại Phòng số 8. Giữa căn phòng là một chiếc giường hình tròn chiếm phần lớn không gian cùng nhiều đệm gối. Bên cạnh là một chiếc tủ chứa một số trang phục của cô.
“Tôi thường mặc váy, đồ lót hoặc lông vũ,” cô nói.
Ở góc phòng là một màn hình máy tính lớn, một camera đắt tiề và đằng sau là một hệ thống ánh sáng nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Có hàng tá những cặp mắt có thể nhìn Lana trực tiếp từ phòng của cô thông qua các website người lớn. Nhưng cô không kiếm được đồng nào trừ khi có một thành viên mời cô chat webcam riêng.
Làm việc tám tiếng một ngày, cô kiếm được gần 4.000 euro một tháng – gấp gần 10 lần mức lương trung bình tại Romania. Chủ của Lana, Studio 20 cũng kiếm được 4.000 euro một tháng nhờ nguồn thu từ các buổi online của cô. Tại vị trí cao nhất của kim tự tháp này, LiveJasmin – trang web đăng tải các nội dung của Studio 20 và chịu trách nhiệm thu phí từ khách hàng, được trả qua thẻ tín dụng – nhận số tiền gấp đôi, khoảng 8.000 euro.
LiveJasmin là website cung cấp dịch vụ qua webcm trực tiếp lớn nhất thế giới. Mỗi ngày trang web này có khoảng 35 đến 40 triệu thành viên truy cập, và ở bất kì thời điểm nào cũng có khoảng 2.000 người mẫu xuất hiện trực tiếp. Không khó để có thể hiểu được vì sao ngành công nghiệp webcam nói chung có thể thu về khoảng 2 đến 3 tỷ USD trong năm 2016.
Lana đã tốt nghiệp đại học và làm việc trong ngành bất động sản cho tới năm 2008 khi kinh tế thế giới suy thoái và Romania rơi vào khủng hoảng. Đó là thời điểm cô gia nhập ngành công nghiệp video chat. Ngày đầu tiên làm việc trước máy quay luôn là kí ức đối với cô.
“Tôi ở một mình trong phòng, nhưng có cảm giác như có hàng trăm người xung quanh mình. Và tôi không thể theo sát được tất cả những gì họ đang nói và đang đòi hỏi từ mình. Tôi khá sốc. Nhưng sau đó tôi nhận thức được thành viên nào là khách hàng có tiềm năng sẽ trả tiền để không tốn thời gian cho tất cả bọn họ.”
Vậy chuyện gì xảy ra trong một buổi trực tiếp riêng tư?
“Đa phần là trò chuyện. Thỉnh thoảng tôi có chơi trò nhập vai theo yêu cầu của khách (role-play), cũng đôi khi khỏa thân và thủ dâm,” cô nói.
Cho dù các thành viên đôi lúc ép cô làm những thứ cô không muốn, nhưng cô vẫn giữ bình tĩnh.
“Là phụ nữ trong cuộc chơi, bạn được quyền dẫn dắt. Điều này khiến tôi cảm thấy mình được trao quyền.”
Việc quan trọng là phải giữ chân khách hàng trả tiền càng lâu càng tốt.
“Bạn có 10 phút để thể hiện mình là người đáng yêu và sexy, và sau đó bạn cần có chuyện gì đó để nói nếu không thành viên sẽ bỏ đi mất,” Andra Chirnogeanu, Quản lý truyền thông Studio 20 cho biết.
Để đạt được điều này, Studio 20 có 20 huấn luyện viên, một chuyên gia tâm lý và một giáo viên tiếng Anh. Đa số khách hàng ở Bắc Mỹ và châu Âu, nên các người mẫu cần phải biết cách giao tiếp với họ.
Nhưng giáo viên tiếng Anh, Andrea, còn truyền thụ nhiều điều hơn cả khả năng ngôn ngữ đơn thuần.
“Tôi dạy họ về sự tôn sùng – tôn sùng nghĩa là gì, tại sao mọi người đều tôn sùng cái gì đó… Chúng tôi học nhiều về Freud và về tâm lý. Và chúng tôi học về cử chỉ thông qua sách vở vì phụ nữ cần phải quyến rũ, thông minh và xinh đẹp.”
Địa lý cũng rất quan trọng, giúp các người mẫu có thể trò chuyện về những nơi mà các thành viên đang sống.
“Nơi đó có thể là một nơi rất đặc biệt,” Andrea nói. “Đây không đơn thuần là hoạt động kinh doanh tình dục như mọi người thường nghĩ – các người mẫu phải nói chuyện với thành viên như họ đang trong một mối quan hệ online bình thường. Có thể trao đổi về nhiều chủ đề khác nhau giúp đôi bên thoải mái hơn.”
Studio 20 là hệ thống studio webcam lớn nhất thế giới. Công ty này có 09 chi nhánh tại Romania, bao gồm một hệ thống người mẫu nam (cam-boys) phục vụ thị trường đồng tính. Các chi nhánh khác có mặt tại thành phố Cali của Colombia, Budapest và Los Angeles.
Không phải tất cả người mẫu đều làm việc tại studio. Sandy Bell – cô sinh viên tốt nghiệp với hai bằng đại học – là một trong số ít những nhân viên nữ làm việc tại nhà. Cô kiếm khoảng 100 euro cho một ngày online nhằm tăng thêm thu nhập ngoài công việc thiết kế nội thất. Một thế mạnh của làm việc độc lập – và thương lượng trực tiếp với công ty quản lý website – là cô thu được phần trăm cao hơn từ phí hội viên.
“Họ phần lớn là những người tử tế, không phải những người đàn ông điên loạn,” cô nói. “Rất nhiều thành viên tìm kiếm tình yêu. Họ muốn có sự kết nối. Một số thành viên muốn bạn gọi tên họ. Hoặc nói chuyện với họ khi bạn đang nhảy và cởi đồ. Tôi rất thành thật với họ – họ biết tôi có bạn trai, và họ biết chúng tôi sẽ không quan hệ ngoài đời thật.”
Sandy Bell sống chung với bạn trai tại một căn hộ trong tòa cao ốc ở ngoại ô Bucharest. Anh biết những gì cô làm, nhưng cha mẹ cô thì không. Che giấu công việc với gia đình và bạn bè không phải một điều hiếm gặp trong ngành công nghiệp này – kể cả với các chủ studio. Điều này thể hiện qua việc những nhân vật trò chuyện cùng BBC tại Bucharest đều dùng tên trên mạng hoặc chỉ dùng tên riêng.
Không giống nhiều người làm việc trong ngành công nghiệp tình dục, Sandy Bell không lo lắng về an toàn của bản thân.
“Thành viên có thể làm gì tôi cơ chứ? Nếu anh ta đi quá giới hạn hoặc tỏ ra thô lỗ với tôi, tôi chỉ cần click chuột và dừng lại. Và tôi có thể nói ban quản trị website chặn địa chỉ IP để người đó không bao giờ có thể truy cập lại, kể cả khi đã thay đổi nickname. Những người đó cách xa tôi hàng ngàn dặm. Họ không thể chạm vào bạn – không ai có thể chạm vào bạn. Bạn online một mình và bạn làm việc một mình. Việc này chẳng liên quan đến mại dâm.”
Sandy Bell có phải một nạn nhân? Cô nói không phải, dù những người bênh vực nữ quyền như Irina Ilisei nói đây là một câu hỏi khó trả lời.
“Chúng ta đã nói đến những người phụ nữ bị ép phải làm việc này? Họ có phải những người lựa chọn công việc này không? Hay họ làm vậy vì bị lôi kéo về tâm lý, hay họ không có kinh tế ổn định. Rất có thể là sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên.”
Ilisei tin rằng những yếu tố thúc đẩy bao gồm tỉ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên tại Romania tăng cao, và có tới 30% sinh viên tốt nghiệp không thể tìm được việc làm.
Ngành công nghiệp webcam này đồng thời làm mọi cách để lôi kéo các cô gái trẻ.
“Quảng cáo được đăng tại các trường đại học,” Ilisei nói. “Các sinh viên nhận tin nhắn báo trúng tuyển trực tiếp qua Facebook. Và các studio hoạt động rất chuyên nghiệp – y như tuyển nhân viên mới vào nghề trong các lĩnh vực khác. Ngôn ngữ được sử dụng đều theo hướng trao quyền cho phụ nữ trẻ, sự độc lập, trau dồi kĩ năng, và còn được thưởng nếu có thể thuyết phục bạn bè cùng tham gia.”
Với Lana, 31 tuổi, công việc này giúp cô có đủ tiền để một mình nuôi dưỡng con gái, và nghĩ tới việc đầu tư tiền vào việc gì đó “sẽ đem lại tiền cho đất nước”. Cô dự định sẽ dừng công việc này trong hai năm tới.
Nhưng một cố cô gái không thể tự giải thoát mình như Lana. Oana, 28 tuổi, coi mình là một người đã trốn thoát khỏi ngành công nghiệp tình dục. Ở tuổi 16, trẻ vị thành niên, cô yêu một người bạn trai dụ dỗ mình chat sex.
“Anh ta nói rằng tôi chỉ cần nói chuyện. Chỉ vậy tôi. Nhưng anh ta ở chung phòng với tôi, và chúng tôi đã quay phim khiêu dâm ở đó.”
Việc quay webcam giữa một nam và một nữ tại Romania là bất hợp pháp, nhưng câu chuyện của Oana nói lên một điều rằng rất khó để nói được pháp luật đã bị coi thường như thế nào. Cô làm gái mại dâm tại Đức, cho tới khi có được dũng khí để trở lại Bucharest và bắt đầu cuộc sống mới. Giờ cô làm việc phòng chống lao động tình dục – nói chuyện với những cô gái trẻ về kinh nghiệm của mình, và cố gắng thuyết phục họ về những nguy hiểm của việc trò chuyện qua video.
“Nhiều cô gái nghĩ rằng họ chỉ đang đứng trước máy quay và kiếm tiền. Nhưng tất cả những gì họ làm sẽ ảnh hưởng tới suy nghĩ của họ. Bước tiếp theo sẽ là mại dâm. Tôi có thể nhìn thấy điều đó.”
Lana không đồng tình với ý kiến này.
“Đó là việc bán bộ não của bạn, chứ không phải thân thể,” cô nói. “Tôi coi nó như một màn trình diễn, một buổi biểu diễn. Nhưng đây không phải là công việc cho tất cả mọi người – rất nhiều cô gái đã từ bỏ sau vài tuần hoặc thậm chí vài ngày, bởi họ có suy nghĩ là họ đang bán cơ thể của mình. Suy nghĩ chính là điều quan trọng trong làm nghề. Tôi có những giới hạn của mình, và tôi không cảm thấy mình bị bóc lột.”
Andra Chirnogeanu, Quản lý truyền thông của Studio 20, cũng phủ nhận ý kiến rằng đây là công việc mạo hiểm và gây tổn thương tâm lý.
“Sẽ là tổn thương tâm lý nếu bạn ngồi văn phòng 12 tiếng đồng hồ và nhận mức lương tối thiểu,” cô nói.
Nhưng việc các người mẫu thường cố gắng che đậy công việc của họ có lẽ đã phần nào thể hiện. Nếu Lana và Sandy Bell có thể có một cuộc sống tốt dựa vào bằng cấp của họ và các kinh nghiệm làm việc khác, liệu họ còn chọn việc cởi đồ trước những khách hàng tại New York, Frankfurt hay London?
http://www.bbc.com/vietnamese/world-40904492
Đài Loan nói
máy bay TQ tiếp tục huấn luyện bay gần đảo quốc này
Máy bay quân sự của Trung Quốc tiếp tục hoạt động bay huấn luyện gần Đài Loan sang ngày thứ ba tính đến thứ Hai, 14 tháng Tám.
Thông tin được Bộ Quốc Phòng Đài Loan loan đi, và cho biết rõ hai máy bay vận tải của quân đội Trung Quốc bay ngang qua eo biển Ba Sĩ giữa Philippines và đảo quốc Đài Loan, lượn nhiều vòng, bay về phía Đông Bắc gần một hòn đảo của Nhật Bản, rồi bay về Đại Lục.
Bộ Quốc Phòng Đài Loan cũng nói rằng họ theo dõi hoạt động của máy bay Trung Quốc từ đầu đến cuối, chuẩn bị tinh thần để can thiệp khi cần thiết.
Bộ Quốc Phòng Trung Quốc chưa lên tiếng gì về chuyện này, và đây là những hoạt động mới nhất của không quân Trung Quốc sát cạnh đảo Đài Loan, và Nhật Bản, trong một loạt chuyến bay của không quân nước này trong thời gian gần đây.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một lãnh thổ của mình, và có thể sử dụng vũ lực để thu hồi nếu cần, mặc dù trên thực tế đảo quốc này được một cai trị bởi một chế độ chính trị hoàn toàn khác với Bắc Kinh. Trong thời gian gần đây thái độ của Trung Quốc đối với Đài Loan ngày càng mạnh mẽ, vì Bắc Kinh lo ngại khuynh hướng độc lập của người dân Đài Loan lên cao sau khi đảng Dân Tiến của đương kim Tổng thống Thái Anh Văn lên cầm quyền.
Tướng Mỹ lên tiếng về vấn đề Bắc Hàn
Đại Tướng Joseph Dunford, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Hoa Kỳ, cho hay quân lực Mỹ đã sẵn sàng để đối phó với Bắc Hàn, trong trường hợp các giải pháp ngoại giao và cấm vận với Bình Nhưỡng không đem lại hiệu quả.
Điều này được Đại Tướng Dunford trình bày với Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in hồi sáng ngày 14 tháng 8, trong cuộc thảo luận ở Seoul về tình hình an ninh bán đảo Triều Tiên và những biện pháp hai chính phủ Hoa Kỳ và Nam Hàn cần làm để chận đứng những hành động mang tính khiêu khích, gây hấn của Bình Nhưỡng.
Sau Seoul, Tướng Dunford sẽ sang Nhật Bản và Trung Quốc.
Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Mỹ thực hiện chuyến viếng thăm Châu Á với mục đích trấn an 2 quốc gia đồng minh là Nam Hàn và Nhật Bản, đồng thời cũng để xây dựng quan hệ với Trung Quốc.
Cũng cần nhắc lại trước khi đến Seoul, Tướng Dunford có nói rằng Washington đang tìm cách giải quyết căng thẳng với Bắc Hàn mà không xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh rằng Washington sẽ sử dụng biện pháp quân sự, nói rõ không thể chấp nhận Bắc Hàn đe dọa an ninh của Hoa Kỳ và các nước đồng minh bằng võ khí hạt nhân.
Tại Washington, các giới chức Nhà Trắng nhắc lại rằng cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều đều nhất trí Bình Nhưỡng phải ngưng ngay các hành động khiêu khích và leo thang mà họ đang làm.
Tin mới nhất từ Bắc Kinh cho hay kể từ ngày 15 tháng 8, Trung Quốc sẽ ngưng mua than, sắt, quặng sắt và hải sản của Bắc Hàn, thực hiện đúng điều Bộ Trưởng Ngoại Giao Vương Nghị đã tuyên bố là sẽ tuân thủ đúng với quyết định trừng phạt Bình Nhưỡng mà Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mới thông qua hồi tuần trước.
Sáng ngày 14 tháng 8 trong cuộc họp báo thường lệ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng loan báo đã chọn ông trợ lý bộ trưởng ngoại giao Khổng Huyễn Hựu là đặc sứ về Bắc Hàn.
Người được chọn là một nhà ngoại giao kỳ cựu, từng giữ chức đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam và phục vụ tại Đại Sứ Quán Trung Quốc ở Nhật Bản.
Trong vai trò mới được trao phó, chắc chắn ông Khổng sẽ sang Bình Nhưỡng, nhưng chưa thấy Bắc Kinh nói gì về chuyến đi này.
Trở lại Seoul, Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in kêu gọi các quốc gia tìm cách giải quyết căng thẳng với Bắc Hàn bằng đường lối ôn hòa.
Văn phòng Tổng Thống Nam Hàn cho biết trong cuộc họp với các cố vấn, Tổng Thống Moon nói rằng tất cả những hành động gây hấn, những cuộc khẩu chiến, chỉ khiến tình hình trở nên rối ren hơn.
Ông cũng nói mục tiêu quan trọng nhất là phải bảo vệ ổn định cho quốc gia, và không thể để cho chiến tranh lại xảy ra ở Bán Đảo Triều Tiên.
Trung Quốc và Mỹ đối mặt ‘chiến tranh thương mại’?
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 14/8 nói rằng vấn đề thương mại với Hoa Kỳ và chuyện Bắc Triều Tiên không có liên hệ gì với nhau, và Bộ này cũng cho rằng một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước không có lợi cho ai.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đưa ra phát biểu này tại một cuộc họp báo thường lệ.
Hãng tin Reuters tường thuật rằng Tổng thống Trump hôm nay, 14/8, sẽ ra lệnh cho cố vấn thương mại hàng đầu của ông có nên tiến hành điều tra xem cung cách làm ăn của Trung Quốc, theo đó buộc các công ty Mỹ hoạt động ở nước này phải chuyển giao sở hữu trí tuệ của mình cho Trung Quốc hay không.
Trước đó trong cùng ngày, một tờ báo do nhà nước Trung Quốc điều hành cho rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh điều tra cách làm ăn ‘không công bằng’ của Trung Quốc, có thể “đầu độc” quan hệ song phương.
Động thái có thể dẫn tới việc Mỹ tăng mạnh thuế quan đánh vào hàng hóa Trung Quốc, trong bối cảnh ông Trump đang hối thúc Trung Quốc phải làm nhiều hơn nữa để kìm hãm chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Bắc Triều Tiên, và ông đe dọa có thể có hành động quân sự chống lại Bình Nhưỡng.
Ông Trump trước đây tỏ ý ông sẵn sàng nhẹ tay hơn với Bắc Kinh nếu Trung Quốc hành động quyết liệt hơn để kìm hãm Bắc Triều Tiên.
Trong một bài xã luận, China Daily, tờ báo chính thức của Trung Quốc, nói rằng điều quan trọng thiết yếu là chính quyền Trump chớ hành động vội vã để mà hối tiếc sau này.
“Xét lối tiếp cận theo kiểu giao dịch của ông Trump về các vấn đề đối ngoại, không thể xem xét vấn đề mà không tính tới sự thất vọng ngày càng tăng của ông về điều mà ông cho là sự thất bại của Trung Quốc trong việc kiềm chế Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên”, phiên bản tiếng Anh của tờ báo viết.
“Nhưng thay vì thăng tiến các lợi ích của Hoa Kỳ, chính trị hóa thương mại chỉ làm cho các khó khăn kinh tế của nước Mỹ càng thêm tệ hại, và cùng lúc, đầu độc mối quan hệ Trung – Mỹ nói chung.”
Một giới chức chính phủ Mỹ nhấn mạnh giải pháp ngoại giao đối với vấn đề Bắc Triều Tiên và cuộc điều tra về cách làm ăn của Trung Quốc mà phía Mỹ có thể tiến hành là “hoàn toàn không có liên hệ gì với nhau”, và cuộc điều tra này không phải là một chiến thuật để tăng sức ép đối với Bắc Kinh.
Tờ China Daily nói thật là bất công khi ông Trump trút hết gánh nặng trách nhiệm lên vai Trung Quốc, phải thuyết phục Bình Nhưỡng đừng xúc tiến những gì họ muốn làm.
Tờ báo nói bằng cách chụp mũ Bắc Kinh như một tòng phạm của Bắc Triều Tiên trong cuộc phiêu lưu hạt nhân của Bắc Triều Tiên, và quy lỗi cho Trung Quốc về sự thất bại lẽ ra phải do tất cả các bên liên quan gánh vác, ông Trump có nguy cơ phạm phải sai lầm nghiêm trọng, là phá vỡ liên minh quốc tế vốn là phương tiện để có thể giải quyết vấn đề một cách hòa bình.
Tờ báo của nhà nước Trung Quốc viết:
“Hy vọng ông Trump có thể tìm ra một hướng đi khác. Mọi việc sẽ càng khó khăn hơn khi mà Bắc Kinh và Washington đối đầu với nhau.”
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-va-my-doi-mat-chien-tranh-thuong-mai/3984834.html
Cố vấn ANQG:
Vụ tấn công chết người ở Charlottesville là khủng bố
Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng bạo lực gây chết người nổ ra tại cuộc biểu tình của những người chủ trương thượng đẳng da trắng ở thành phố Charlottesville, bang Virginia “phù hợp với định nghĩa khủng bố.”
Ông H.R. McMaster, trong một cuộc phỏng vấn trên đài ABC News, mô tả vụ xe hơi tông vào đám đông người phản biểu tình hôm thứ Bảy làm thiệt mạng một người phụ nữ 32 tuổi là “một hành động phạm tội có thể đã bị thúc đẩy bởi sự thù hằn và sự cực đoan.”
19 người khác bị thương và hai viên cảnh sát của bang Virginia theo dõi tình trạng bất ổn từ trên không thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay trực thăng.
Bộ Tư pháp Mỹ đã mở một cuộc điều tra dân quyền liên quan tới vụ bạo lực tại cuộc tập hợp “Unite the Right” nơi những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng, nhiều người trong số này ủng hộ Tổng thống Donald Trump, đã đụng độ với những người phản biểu tình trên đường phố của thành phố nằm cách thủ đô Washington 160 kilômét về hướng tây nam.
Những người chủ trương thượng đẳng da trắng mang những biểu ngữ và khẩu hiệu chống những nhóm chủng tộc thiểu số và người Do Thái. Họ đánh nhau với những người phản biểu tình bằng gậy gộc, nắm đấm cũng như ném đá và xịt hơi cay.
Hôm thứ Bảy, ông Trump lên án vụ bạo lực, nhưng không nêu đích danh bất kỳ nhóm chủ nghĩa dân tộc da trắng nào đứng ra tổ chức cuộc tập hợp này, và điều này đã khiến ông bị những người thuộc mọi quan điểm chính trị ở Mỹ chỉ trích vì phản ứng hời hợt.
Hôm Chủ nhật, Nhà Trắng cho biết tổng thống lên án mọi hình thức “bạo lực, cực đoan và thù hận,” bao gồm những người chủ trương thượng đẳng da trắng, tổ chức kì thị chủng tộc Ku Klux Klan, những kẻ tân phát xít và “tất cả các nhóm cực đoan.”
Con gái lớn của ông Trump, Ivanka Trump, một cố vấn Nhà Trắng, nói trong một bình luận trên Twitter, “Sự kì thị chủng tộc, tư tưởng thượng đẳng da trắng và tân phát xít không có chỗ trong xã hội của chúng ta. Chúng ta phải đến với nhau như là người Mỹ và là một đất nước HỢP NHẤT. #Charlottesville.”
Tân đặc sứ Trung Quốc về Bắc Hàn từng làm ở Việt Nam
Trung Quốc đã bổ nhiệm Trợ lý Ngoại Trưởng Khổng Huyễn Hựu làm đặc sứ mới của Trung Quốc về vấn đề Bắc Triều Tiên, sau khi người tiền nhiệm của ông, ông Vũ Đại Vĩ, đến tuổi về hưu, theo thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 14/8.
Theo tiểu sử, ông Khổng là một người gốc Triều Tiên, xuất thân từ tỉnh Hắc Long Giang ở đông bắc Trung Quốc. Ông hiện đảm trách các vấn đề Châu Á tại Bộ Ngoại giao.
Ông từng nắm nhiều chức vụ cao cấp tại đại sứ quán Trung Quốc ở Nhật Bản, và từ năm 2011 tới năm 2014, là đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, xác nhận ông Khổng, 58 tuổi, đã thay thế ông Vũ, nhưng bà nói rằng không có mối liên hệ nào giữa việc bổ nhiệm này và tình hình trên bán đảo Triều Tiên, nơi mà căng thẳng đã tăng cao hồi gần đây.
Bà Hoa cho biết thêm rằng không có thay đổi chính sách nào đối với bán đảo Triều Tiên vì thay đổi nhân sự này.
Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao nước ngoài tại Bắc Kinh hiểu biết vấn đề cho hay rằng ông Vũ Đại Vĩ đã đến tuổi về hưu, và sẽ mừng sinh nhật thứ 71 vào tháng 12 sắp tới.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã dịu đi phần nào hôm 14/8, sau khi Tổng thống Nam Triều Tiên tuyên bố phải giải quyết hòa bình các tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên, và các giới chức Mỹ cũng phát biểu, giảm nhẹ nguy cơ xảy ra chiến tranh với Bắc Triều Tiên.
Những quan ngại về việc Bắc Triều Tiên có thể gần đạt mục tiêu là đặt lục địa Hoa Kỳ vào tầm ngắm của vũ khí hạt nhân của họ, là lý do căng thẳng leo thang trong mấy tháng gần đây.
Trung Quốc là đồng minh thân thiết nhất của Bắc Triều Tiên, nhưng cũng tỏ ra giận dữ về những cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên tục của Bình Nhưỡng, và đã đồng ý tăng cường các biện pháp gay gắt hơn để trừng phạt đất nước vốn đã bị cô lập này.
Tuy nhiên, Trung Quốc nhấn mạnh rằng các biện pháp chế tài không phải là cách cuối cùng để giải quyết vấn đề, và đã nhiều lần kêu gọi tái khởi động các cuộc đàm phán hạt nhân 6 bên, có sự tham gia của Trung Quốc, hai miền bán đảo Triều Tiên, Hoa Kỳ, Nga và Nhật Bản, để tìm một giải pháp ngoại giao cho vấn đề. Các cuộc đàm phán này đã đổ vỡ hồi năm 2008.
https://www.voatiengviet.com/a/tan-dac-su-ve-bac-han-tung-lam-viec-o-vietnam/3984753.html
Tướng Mỹ cao cấp đến Hàn Quốc
bàn về tình hình Bắc Triều Tiên
Vị tướng hàng đầu của Mỹ đang có mặt ở bán đảo Triều Tiên trong khi các cuộc diễn tập quân sự hàng năm của Mỹ và Hàn Quốc có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng hơn nữa với miền Bắc.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Joseph Dunford cho biết chuyến thăm của ông tới vùng này là để trấn an hai nước đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản trong khi xây dựng mối quan hệ quân đội tới quân đội với Trung Quốc để tránh những tính toán sai lầm.
Trong khi đó, các quan chức an ninh quốc gia cao cấp của Mỹ hôm Chủ nhật nói rằng một cuộc đối đầu quân sự với Bắc Triều Tiên không sắp sửa xảy ra, nhưng khả năng chiến tranh đã tăng lên.
Giám đốc CIA Mike Pompeo nói trên đài Fox News rằng nỗ lực của Bắc Triều Tiên phát triển một phi đạn đạn đạo có khả năng tấn công Mỹ “là một mối đe dọa rất nghiêm trọng và chính quyền này sẽ xem là như vậy.”
Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump, H.R. McMaster, trong chương trình This Week của đài ABC nói rằng “… Chúng ta không gần với chiến tranh hơn so với một tuần trước, nhưng chúng ta gần với chiến tranh hơn so với cách đây một thập niên.”
Ông Dunford nói rằng “trọng tâm chính” của quân đội là hỗ trợ chiến dịch ngoại giao và kinh tế của chính quyền để giải trừ hạt nhân bán đảo Triều Tiên, trong khi chuẩn bị các lựa chọn quân sự trong trường hợp chiến dịch đó thất bại.
“Tất cả chúng ta đều muốn thoát khỏi tình huống này mà không có chiến tranh,” ông Dunford nói, ngay cả khi ông nhấn mạnh việc Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân đe dọa Mỹ và các đồng minh khu vực là điều “không thể chấp nhận được.”
“Là một nhà lãnh đạo quân đội, tôi phải bảo đảm rằng tổng thống có các lựa chọn quân sự khả thi trong trường hợp chiến dịch gây áp lực về ngoại giao và kinh tế thất bại,” ông nói thêm.
Nhưng một số chuyên gia không đồng ý rằng việc Bình Nhưỡng thủ đắc vũ khí hạt nhân là một lựa chọn không thể chấp nhận được. Richard Bush, nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Trung Quốc John L. Thornton thuộc Viện Brookings ở Washington, nói chính quyền Trump “mắc sai lầm lớn” bằng việc xác định rằng Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân có khả năng đánh trúng Mỹ là điều mà họ phải ra sức ngăn chặn.
“Mối nguy hiểm hoặc trọng tâm lớn hơn phải là bảo đảm rằng Bắc Triều Tiên không sử dụng những năng lực đó,” ông Bush nói.
Ông Dunford dự kiến sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In và chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng của Hàn Quốc vào ngày thứ Hai trước khi tới Trung Quốc và Nhật Bản sau đó trong tuần này.
Mục sư Canada: Kim Jong Un muốn giảm áp lực
Một mục sư Canada 62 tuổi từng bị cầm tù hơn hai năm ở Bắc Hàn nói rằng ông nghĩ việc Bình Nhưỡng thả ông tuần trước nhằm mục đích hạ giảm sức ép lên chính quyền này.
Ông Hyeon Soo Lim được Reuters trích lời nói hôm 13/8: “Tôi tin việc (lãnh tụ Bắc Hàn) Kim Jong Un thả tôi là một cử chỉ thiện chí trong khi đối mặt với quá nhiều chỉ trích”.
Cho tới nay, chính quyền Canada vẫn từ chối thảo luận về các cuộc đàm phán dẫn tới việc ông Lim được thả.
Trong buổi chào đón cựu tù nhân này trở về do giáo dân của một trong những giáo hội lớn nhất Canada tổ chức, ông Lim ngồi ở hàng ghế đầu tại một nhà thờ chật kín giáo dân nằm ở ngoại ô thành phố Toronto.
Cùng với ông là các thành viên gia đình, trong đó có cháu gái 1 tuổi chào đời khi ông đang bị giam ở Bắc Hàn.
Đây là lần đầu tiên ông Lim xuất hiện trước công chúng sau khi được thả hôm 12/8.
Một mục sư gốc Hàn cho biết ông Lim nói với mình rằng ông chỉ biết được thả trước khi được phóng thích 10 phút.
Ông Lim đã mất tích trong một chuyến đi tới Bắc Hàn đầu năm 2015. Ông sau đó bị kết án tù chung thân kèm lao động khổ sai vào cuối năm 2015 vì tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền Bình Nhưỡng”.
Hãng tin KCNA của Bắc Hàn trong tuần này nói rằng ông Lim, 62 tuổi, đã được thả vì lý do nhân đạo do sức khỏe yếu.
Mục sư này được thả trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bình Nhưỡng, và Reuters dẫn lời chính quyền cho biết rằng không có mối liên hệ nào giữa việc thả ông Lim và nỗ lực tháo ngòi căng thẳng vì chương trình hạt nhân của Bắc Hàn.
https://www.voatiengviet.com/a/giao-dan-canada-tu-bac-han-tro-ve/3983926.html
Nhà báo Thụy Điển mất tích
khi làm phóng sự trên tầu ngầm
Bí ẩn vẫn bao trùm vụ mất tích xảy ra tối thứ Năm tuần trước, 10/08/2017. Nhà báo Thụy Điển được biết đã xuống chiếc tàu ngầm tư nhân tự chế cùng với người chế tạo con tàu. Tư pháp Đan Mạch đã tạm giữ viên kỹ sư nói trên để điều tra.
Thông tín viên Violette Goarant tường trình từ Stockholm:
“Câu chuyện khởi đầu như khúc dạo đầu u ám của một bộ phim trinh thám dài tập thường thấy của xứ sở Scandinave. Kể từ tối thứ Năm, nữ phóng viên Thụy Điển mất tích khi thực hiện một bài phóng sự về một chiếc tàu ngầm, bị đắm ngoài khơi thủ đô Copenhagen, Đan Mạch.
Nhà báo Kim Wall, đi cùng với Peter Madsen, người chế tạo và cũng người chủ con tàu mang tên UC3 Nautilus, được coi là tàu tự chế tư nhân lớn nhất thế giới.
Viên kỹ sư Đan Mạch bị tạm giam vì cáo buộc “cố ý giết người”. Theo lãnh đạo cơ quan cảnh sát hình sự Copenhagen, vụ đắm tàu nói trên dường như là một hành động cố tình, điều mà bị can phủ nhận, với giải thích đây là do vấn đề kỹ thuật.
Không có thi thể nào được tìm thấy trong chiếc tàu bị đắm, mà các nhà điều tra nghi ngờ là nơi xảy ra vụ án mạng. Cảnh sát của hai nước Đan Mạch và Thụy Điển được huy động tìm kiếm trên đất liền phía Đan Mạch và trên biển, với sự hỗ trợ của các thợ lặn và các sonar, tức các phương tiện theo dõi tần số âm thanh dưới nước”.
Chiến tàu được tìm thấy cách Copenhagen khoảng 50 km.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170814-mot-nha-bao-thuy-dien-mat-tich-khi-lam-phong-su-tren-tau-ngam
Pakistan kỷ niệm 70 năm tách khỏi Ấn Độ
trong không khí căng thẳng
Hôm nay, 14/08/2017, Pakistan long trọng kỷ niệm 70 năm ngày độc lập, ngày quốc gia Nam Á này tách khỏi Ấn Độ.
Lễ kỉ niệm được tổ chức ngay từ nửa đêm chủ nhật qua sáng nay. Pháo hoa được bắn tại các thành phố lớn. Sáng nay, tân thủ tướng Shahid Khaqan Abbasi, vừa nhậm chức hôm 1/8, chủ trì buổi lễ Quốc khánh tại thủ đô. Tuy nhiên, nghi thức đặc biệt được chú ý là lễ thượng cờ mang tính biểu tượng, do tổng tham mưu trưởng quân đội Pakistan, ông Qamar Javed Bajwa, một nhân vật đầy thế lực, chủ trì. Chiếc cột cờ cao hơn 100 mét nằm tại trạm biên phòng Wagah, bang Punjab, sát với Ấn Độ.
70 năm sau ngày độc lập, căng thẳng biên giới giữa hai nước láng giềng vẫn còn nguyên. Chính tại Wagah, ngày nào cũng vậy, vào cuối buổi chiều, hàng ngàn người Pakistan đổ về đây để tham dự nghi thức đóng cửa biên giới nổi tiếng, mang đầy tính quân sự. Căng thẳng giữa hai láng giềng Nam Á lộ rõ qua nhịp sống hàng ngày. Tuy nhiên, khu vực xung quanh đường ranh giới tạm thời giữa hai nước ở vùng Cachemire tranh chấp mới là nơi máu vẫn còn đổ gần như hàng ngày, trong những ngày gần đây, khi hai bên bắn súng và pháo qua lại.
Buổi lễ kỉ niệm độc lập của Pakistan năm nay diễn ra trong bối cảnh quan hệ quân đội và chính quyền dân sự đang căng thẳng, hai tuần sau việc thủ tướng Nawaz Sharif bị Tòa án Tối cao cách chức, vì bị cáo buộc tham nhũng.
Ngày mai, đến lượt New Delhi sẽ kỷ niệm 70 năm dịp chia tay với Pakistan.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170814-pakistan-ki-niem-70-nam-tach-khoi-an-do-trong-khong-khi-cang-thang
Thuyền nhân : Ý hoan nghênh Libya cấm các NGO can thiệp
Hôm thứ Năm tuần trước, chính quyền Libya thông báo lập vùng tìm kiếm và cứu nạn, vượt ra khỏi phạm vi lãnh hải 12 hải lý, cấm các tổ chức phi chính phủ cứu trợ người vượt biển vào khu vực này. Tripoli cáo buộc các tổ chức phi chính phủ đồng lõa với các băng nhóm đưa người vượt biên. Hôm qua, 13/08/2017, chính phủ Ý hoan ngênh quyết định nói trên.
Thông tín viên Anne Le Nir tường trình từ Roma:
Trong cuộc phỏng vấn này, ngoại trưởng Ý Angelo Alfano tuyên bố rất hài lòng về “các nỗ lực của Tripoli nhằm giảm bớt số lượng người di cư”. Về việc các tổ chức phi chính phủ đình chỉ các hoạt động cứu nạn, do đe dọa của lực lượng tuần duyên Libya, nhân vật nguyên là con cưng của Silvio Berlusconi, tuyên bố – nhờ việc lập một vùng tìm kiếm và cứu nạn rộng lớn – “hải phận của Libya không còn thuộc về ai khác, ngoài chính quyền Libya”.
Lãnh đạo ngoại giao Ý hứa Roma sẽ tài trợ cho các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, để các trại tại Libya đảm bảo được tốt hơn các tiêu chuẩn, xứng đáng với nhân phẩm. Nhưng ngoại trưởng Ý không nêu ra cụ thể mức tài trợ và cũng không nói gì nhiều hơn về tình trạng hiện nay của các trại tạm giữ ở Libya.
Ông Angelino Alfano muốn nhấn mạnh nhiều hơn đến các nỗ lực cần có “để tránh có thêm người chết trên biển, và chống nạn buôn người, với điều kiện là các đối tác châu Âu phải bỏ tiền.
Hôm thứ Bảy, 12/08, chỉ còn hai chiếc tàu của hai tổ chức phi chính phủ Sea Eye và SOS Địa Trung Hải là còn hoạt động, còn tất cả đã trở về Malta. Tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới cũng tuyên bố tạm ngưng.
Còn hôm qua đến lượt tàu của Sea Eye (Đức) đình chỉ hoạt động. Người sáng lập Sea Eye nhấn mạnh là tổ chức này đã cứu sống khoảng 12.000 người kể từ tháng 4/2016, và cảnh báo không có các tổ chức phi chính phủ, nguy cơ hiện tại là rất lớn đối với tính mạng người vượt biển.
Nhân viên an ninh sân bay Barcelona đình công vô thời hạn
Hôm nay, 14/8/2017, chính phủ Tây Ban Nha đã phải điều lực lượng an ninh dân sự tới làm nhiệm vụ tại sân bay Barcelona- El Prat , sau khi hệ thống an ninh tại đây tê liệt vì đình công. Nhân viên an ninh sân bay quốc tế này đã bắt đầu cuộc tổng đình công từ đầu tháng 8. Nguyên nhân là do lãnh đạo sân bay từ chối yêu cầu tăng lương 18% cho nhân viên, trong khi 360 nhân viên tố cáo sân bay luôn trong tình trạng quá tải và thiếu nhân lực nghiêm trọng.
Thông tín viên Francine Quentin từ Barcelona cho biết thêm chi tiết :
« Từ ngày 4 tháng 8, nhân viên của công ty Eulen hoạt động tại sân bay Barcelona đã đình công 4 giờ mỗi ngày. Cuộc đình công này khiến việc kiểm tra an ninh sân bay bị chậm trễ trầm trọng. Hôm nay, cuộc định công đã trở thành vô thời hạn, khiến vệ binh dân sự, lực lượng cảnh sát Tây Ban Nha với quy chế quân sự, đã phải được tăng cường cho đội ngũ nhân viên để giảm thời gian đợi chờ cho hành khách.
Các nhân viên an ninh đình công vệ tố cáo ban giám đốc đã cắt giảm số nhân viên và tiền thưởng trong khi trong 8 năm qua lưu thông của sân bay đã tăng 60%. Các nhân viên an ninh yêu cầu tăng € 3.750 tiền lương mỗi năm.
Năm ngoái, sân bay này đã đạt mức kỷ lục với 44 triệu hành khách, tăng 10% so với năm 2015. Điều này khiến cho sân bay Barcelona trở thành sân bay lớn thứ hai Tây Ban Nha và dự báo số hành khách có thể lên tới 55 triệu vào năm 2023.
Sự gia tăng về số hành khách tại các sân bay Tây Ban Nha có liên quan đến việc bùng nổ du lịch. Nước này đã tiếp đón hơn 70 triệu khách du lịch vào năm 2016, tăng 10% so với năm 2015.
Giám đốc CIA :
Chiến tranh với Bắc Triều Tiên chưa bùng nổ trước mắt
Trả lời truyền thông Mỹ tuần qua, một số quan chức cao cấp Hoa Kỳ, trong đó có giám đốc CIA, khẳng định, trước mắt chưa có nguy cơ bùng nổ chiến tranh với Bắc Triều Tiên, tuy nhiên, khả năng xung đột là cao hơn. Các nhận xét được đưa ra vào lúc cuộc khẩu chiến giữa tổng thống Mỹ và lãnh đạo Bắc Triều Tiên, dữ dội đến mức nhiều người cho rằng xung đột quân sự là khó tránh khỏi.
Hôm qua, 13/08/2017, trả lời phỏng vấn CBS News, giám đốc cơ quan tình báo Mỹ CIA, ông Mike Pompeo, cho biết “không có thông tin nào” cho thấy nguy cơ bùng nổ chiến tranh với Bắc Triều Tiên trong hiện tại, tuy nhiên Bình Nhưỡng đang phát triển vũ khí hạt nhân, “với một tốc độ đáng báo động”.
Lãnh đạo cơ quan tình báo Mỹ cũng báo trước là không nên ngạc nhiên khi thấy Bắc Triều Tiên thử tên lửa liên lục địa lần thứ ba, sau hai vụ thử trong tháng Bảy. Giám đốc CIA Mike Pompeo cũng trấn an dân chúng là chính quyền Mỹ, tình báo cũng như quân đội, đang làm mọi thứ trong quyền hạn để bảo vệ nước Mỹ khỏi thách thức từ Bắc Triều Tiên.
Cố vấn an ninh quốc gia McMaster, trong một cuộc trả lời trước đó với ABCs, nhấn mạnh là nguy cơ hiện nay “không lớn hơn tuần trước”, nhưng “chúng ta đang gần với chiến tranh hơn là một thập niên trước”.
Lo ngại về lời lẽ bốc lửa của tổng thống Trump
Cựu tổng tham mưu trưởng Quân Đội Mỹ, đô đốc Mike Mullen, trả lời NBC News, tỏ ra “hết sức lo ngại”, về các lời lẽ “rất mạnh” từ phía Bắc Triều Tiên, cũng như Hoa Kỳ, dường như đang “làm giảm” cơ hội cho hòa bình, gia tăng nguy cơ “những phản ứng bất tương xứng”, khiến tình hình “vượt tầm kiểm soát”. Cựu giám đốc CIA Leon Panetta cũng lo ngại về phong cách nói năng bốc đồng của tổng thống Donald Trump, có thể khiến xung đột trở nên nghiêm trọng hơn.
Tổng tham mưu trưởng Mỹ tới Hàn Quốc
Theo Reuters, tổng tham mưu trưởng Quân Đội Mỹ, tướng Joseph Dunford, đang công du Đông Bắc Á. Người phát ngôn của Phủ tổng thống Hàn Quốc cho biết trong cuộc gặp tổng thống Hàn Quốc hôm nay, lãnh đạo quân đội Mỹ khẳng định “các biện pháp quân sự đang được chuẩn bị” sẽ chỉ được dùng đến khi nào “ngoại giao và trừng phạt kinh tế thất bại”. Tổng tham mưu trưởng Mỹ sẽ tới Nhật Bản và Hàn Quốc.
Về phần mình, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In hôm nay một lần nữa kêu gọi hòa bình cho bán đảo Triều Tiên, và đề nghị Bình Nhưỡng chấm dứt các đe dọa. Trong khi đó, thứ trưởng Quốc Phòng Hàn Quốc Suh Choo-suk dự kiến Bắc Triều Tiên phải mất từ một đến hai năm nữa mới làm chủ được công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170814-giam-doc-cia-chien-tranh-voi-bac-trieu-tien-chua-bung-no-truoc-mat
Thống đốc đảo Guam
tỏ thái độ cứng rắn với Bắc Triều Tiên
Hôm nay 14/08/2017, thống đốc đảo Guam Eddie Calvo phát biểu trước báo chí rằng « đôi khi cần phải có một cú đấm thẳng mặt để chấm dứt những trò dọa nạt », đáp lại việc Bình Nhưỡng đe dọa phóng tên lửa nhắm vào đảo này.
Trước đó, ngày 12/08/2017, ông Eddie cũng đăng trên facebook một đoạn video về cuộc trao đổi qua điện thoại giữa ông và tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề Bắc Triều Tiên. Ông Trump tuyên bố « Chính phủ đã sẵn sàng 1000% vì Guam, các bạn đang sống trong an ninh ».
Nhịp sống ở hòn đảo với 160 nghìn dân và hai căn cứ quân sự gồm 6 nghìn lính Mỹ có vẻ như không xáo trộn nhiều sau những lời đe dọa từ Bắc Triều Tiên.
Thông tín viên RFI Angélique Forget tại Guam gửi về bài tường thuật :
« Tony San Nicolas 30 tuổi ngồi trên chiếc khăn tắm đưa mắt quan sát vùng biển Thái Bình Dương. Cư dân này của hòn đảo tin vào khả năng xảy ra cuộc tấn công tên lửa nhưng nghĩ rằng chẳng việc gì phải sợ.
San Nicolas nói rằng « Bắc Triều Tiên đã sẵn sàng! Họ sẵn sàng phóng tên lửa tới bất cứ nơi nào. Tôi hy vọng điều đó sẽ không xảy ra. Những thói quen thường nhật của tôi đến giờ cũng không có gì thay đổi, tôi ra khỏi nhà tận hưởng không gian ngoài trời. Hôm nay là một ngày tuyệt vời, nắng đẹp, biển đẹp khiến tôi chỉ muốn lặn ngụp ! »
Ở Guam, người dân giờ đã quen với bão tố, động đất hay cảnh báo sóng thần. Mối đe dọa từ tên lửa của Bắc Triều Tiên dường như chỉ được coi là một mối nguy hiểm thêm nếm.
Tại cửa hàng cho thuê thiết bị lặn của mình, anh Gayle 27 tuổi thậm chí chỉ thoáng cười khi được hỏi anh có tin rằng mối đe dọa này là một cơ hội quảng bá cho đảo Guam.
Anh nói « Gia đình và bạn bè của tôi ở Mỹ lúc nào cũng hỏi : Guam nằm ở đâu vậy? Bây giờ, nhờ Kim Jong-Un, chúng tôi thành ra nổi tiếng! »
Tuy nhiên, sự thật chúng ta đều biết nếu Bắc Triều Tiên bắn tên lửa thì chỉ mất 14 phút là tên lửa bay tới Guam. Trong trường hợp vụ tấn công xảy ra, người dân Guam hiện tại chủ yếu dựa vào sự bảo vệ của lá chắn chống tên lửa do quân đội Mỹ triển khai. »
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170814-thong-doc-dao-guam-to-thai-do-cung-ran-voi-bac-trieu-tien
Bắc Triều Tiên triệu hồi các đại sứ chủ chốt
Ngày 14/08/2017, theo nguồn tin từ Yonhap, một quan chức Hàn Quốc giấu tên cho biết Bình Nhưỡng đã triệu hồi các quan chức ngoại giao quan trọng, trong đó ít nhất có các đại sứ tại Trung Quốc và Nga và đại diện tại Liên Hiệp Quốc.
Quan chức Hàn Quốc nói trên cho biết.« Bắc Triều Tiên có vẻ như đang tổ chức một hội nghị của các lãnh đạo ngoại giao nước ngoài sau khi gọi các đại sứ của họ tại các nước lớn về lại Bình Nhưỡng » Nhưng thông tin chính xác về số đại sứ được triệu hồi tham dự cuộc họp thì không được tiết lộ.
Người phát ngôn bộ Thống Nhất Hàn Quốc, ông Baik Tae-hyun phát biểu với báo giới rằng đây cũng có thể chỉ là một phần của hội nghị đại sứ thường kỳ của Bắc Triều Tiên. Theo ông Baik Tae hyun, gần đây nhất, cuộc họp đại sứ lần thứ 43 của Bắc Triều Tiên được tổ chức vào tháng 7 năm 2015.
Động thái này của Bắc Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng đang bị nhiều chỉ trích và các biện pháp trừng phạt quốc tế sau khi phóng thử thành công hai tên lửa liên lục địa và tuyên bố trong tháng 8 sẽ phóng tên lửa nhắm tới đảo Guam, Mỹ.
Các nhà quan sát cho rằng cuộc họp cũng có thể liên quan việc gần đây Trung Quốc tuyên bố sẽ hành động nhiều hơn để phản đối các hành động khiêu khích quân sự của Bình Nhưỡng. Hôm nay, Bắc Kinh vừa thông báo kể từ nữa đêm mai sẽ ngưng nhập khẩu than, sắt, chì, quặng sắt chì và hải sản từ Bắc Triều Tiên.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170814-bac-trieu-tien-trieu-hoi-dai-su-tai-cac-nuoc-lon
Tấn công “khủng bố” tại thủ đô Burkina Faso
Một toán vũ trang, bị nghi là thánh chiến Hồi Giáo, đã tấn công vào một nhà hàng ở thủ đô Ouagadougou của Burkina Faso tối qua, 13/08/2017, khiến 18 người chết, trong đó có nhiều người nước ngoài và nhiều người bị thương.
Toán vũ trang, gồm ít nhất là hai người, đã nổ súng vào các thực khách đang vừa ăn uống, vừa xem bóng đá truyền hình trực tiếp.. Nhiều người đã bị giữ bên trong nhà hàng Aziz Istanbul trong vài tiếng đồng hồ trước khi lực lượng an ninh Burkina Faso mở cuộc tấn công giải cứu, hạ sát 2 người trong toán vũ trang. Cuộc đọ súng mãi đến sáng sớm mới chấm dứt.
Hiện giờ chưa rõ các nạn nhân thuộc những quốc tịch nào, nhưng được biết nhà hàng thường có rất nhiều thực khách là người ngoại quốc sống và làm việc tại Burkina Faso. Trước mắt, Viện Công tố Paris vừa cho biết là ít nhất có một công dân Pháp thiệt mạng trong vụ tấn công. Bộ Ngoại giao Pháp hôm nay cũng vừa thông báo là đại sứ quán Pháp tại Ouagadougou đã khuyên các công dân Pháp tại Burkina Faso nên tránh đến khu vực xảy ra vụ tấn công. Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết một công dân nước họ đã thiệt mạng trong cuộc tấn công.
Tổng thống Burkina Faso Roch Marc Christian Kaboré và tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cực lực lên án vụ “tấn công khủng bố” này.
Cũng như nhiều nước khác ở vùng Tây Phi, Burkina Faso thường xuyên là mục tiêu tấn công của các nhóm thánh chiến Hồi Giáo. Đa số các cuộc tấn công diễn ra ở miền Bắc, giáp biên giới Mali.
Vào tháng Giêng 2016, 30 người đã thiệt mạng, đa số là người ngoại quốc, trong cuộc tấn công vào một nhà hàng và một khách sạn ở thủ đô Ouagadougou. Mạng lưới khủng bố Al Qaida và tổ chức Bắc Phi Hồi Giáo ( Aqmi ) đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170814-tan-cong-%E2%80%9Ckhung-bo%E2%80%9D-tai-thu-do-burkina-faso
Lực lượng Mỹ có thể dùng
để trị Bắc Triều Tiên hùng hậu ra sao ?
Vào lúc mà cả Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ đều dọa trút « bão lửa » xuống đầu đối phương, các nhà quan sát đã bắt đầu xem xét các phương tiện tấn công và đáp trả của hai bên. Sau tên lửa của Bình Nhưỡng, ngày 11/08/2017 vừa qua, hãng tin Pháp AFP đã điểm lại lực lượng hùng hậu mà Mỹ đã có sẵn tại châu Á có thể được huy động để đối phó với Bắc Triều Tiên
Theo AFP, phương châm của Quân Đội Mỹ là #fighttonight, hiểu là « chiến đấu ngay đêm nay », một phương châm nêu bật tư thế quân sự luôn luôn sẵn sàng của Mỹ trước Bắc Triều Tiên. Do vậy, khi tổng thống Mỹ Donald Trump, trong thông điệp twitter ngày 11/08 vừa qua của ông, đã đanh thép lên tiếng cho biết là « những phương án quân sự đã hoàn toàn sẵn sàng để đối phó nếu Bắc Triều Tiên manh động », Lầu Năm Góc cũng không cần phải thay đổi gì trong cách bố trí lực lượng của họ.
Như vậy, lực lương mà Mỹ có thể huy động trong trường hợp mà khẩu chiến Mỹ-Bắc Triều Tiên biến thành chiến tranh thực sự bao gồm những gì ?
Lực lượng ở Hàn quốc
Trước hết là lực lượng gần ba chục ngàn lính Mỹ, võ trang đầy đủ, đang hiện diện thường trực tại Hàn Quốc.
Một cách cụ thể, Quân Đội Mỹ hiện có 28.500 lính đồn trú trên bán đảo Triều Tiên, ở phía nam vĩ tuyến 38, bao gồm đầy đủ bốn binh chủng : Không Quân, Hải Quân, Lục Quân, và Thủy Quân Lục Chiến.
Đây được xem là « chủ lực quân » của lực lượng Mỹ trong vùng để đối phó với Bắc Triều Tiên.
Lực lượng hùng hậu nhất của Mỹ tại Hàn Quốc bao gồm 19.000 binh sĩ thuộc Quân Đoàn 8 đóng ở Yongsan, Seoul, chỉ cách vùng phi quân sự phân chia hai nước khoảng 40 cây số.
Nhiều phi đội chiến đấu – oanh tạc cơ phản lực F-16 cũng đặt căn cứ thường trực ở Hàn Quốc, cũng như loại phi cơ tấn công trên mặt đất A-10, được cho là có thể giúp ngăn chận đà tiến của bộ binh Bắc Triều Tiên.
Lực lượng Mỹ hùng hậu kể trên lại luôn thao diễn với đồng đội Hàn Quốc, trên bộ, trên không, trên biển, do đó rất thông thạo địa hình. Một đợt tập trận hỗn hợp thường niên cũng được dự kiến vào tháng 8 này, vừa để luyện tập kỹ năng đồng tác chiến, vừa để phô trương lực lượng nhằm mục đích răn đe Bắc Triều Tiên.
Sau cùng, để đối phó với hỏa tiễn tầm trung của Bắc Triều Tiên, Mỹ đã lắp đặt hệ thống lá chắn THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc. Chính quyền Seoul ban đầu không mấy sốt sắng, vì không muốn làm phật ý Bắc Kinh, nhưng rốt cuộc đã chấp nhận cho Washington triển khai hệ thống này sau loạt thử hỏa tiễn của Bình Nhưỡng.
Lực lượng tại Nhật Bản
Thành tố quan trọng thứ hai của lực lượng quân sự mà Mỹ có thể dùng để đối phó với Bắc Triều Tiên là các đơn vị quân đội đồn trú tại Nhật Bản, một nước rất gần bán đảo Triều Tiên.
Hiện nay, số lính Mỹ có mặt tại Nhật Bản lên đến 47.000 người, trong đó gần một nửa – 20.000 quân – thuộc lực lượng thủy quân lục chiến, chuyên đổ bộ lên các bờ biển. Lực lượng này rất có ích nếu xẩy ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.
Toàn bộ các lực lượng kể trên được dặt dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương, tên tắt tiếng Anh là PACOM, mà đại bản doanh đặt tại Hawaii. PACOM có tổng cộng 377.000 nhân viên dân sự và quân sự khắp vùng Châu Á Thái Bình Dương.
Riêng Hải Quân Mỹ thì có một lực lượng hải-không quân, tập hợp chung quanh hàng không mẫu hạm Ronald Reagan, đặt căn cứ tại Yokosuka (Nhật Bản). Đây cũng là nơi đặt tổng hành dinh của Hạm Đội 7.
Hải Quân chính là biểu tượng sức mạnh của Mỹ hiện nay, giúp Mỹ tung hoành trên Thái Bình Dương và vùng biển khu vực, hơn hẳn mọi nước khác cho dù Trung Quốc cũng đang cố phô trương uy lực và thách thức vai trò lãnh đạo của Mỹ, cũng như là Nga, đang đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa ngành hải quân của mình.
Vào lúc này, thì chỉ có hàng không mẫu hạm Ronald Raegan hoạt động trong khu vực, nhưng chiếc Theodore Roosevelt đang thao diễn ở phía nam California và chiếc USS Nimitz đang ở vùng Vịnh.
Tuy nhiên, trong sự bố trí lực lượng của Mỹ nhằm đối phó với Bắc Triều Tiên, có một thành tố chủ chốt nhưng lại ít được nhắc đến : Đó là đội tàu ngầm nguyên tử tấn công rất đa năng.
Các tàu ngầm này vừa có thể tấn công, phóng đi hàng loạt hỏa tiễn hành trình một cách chính xác đến các mục tiêu ở xa, vừa có thể thu thập thông tin tình báo, và đối với một số chiếc, có thể cho đổ bộ đặc công lên phía sau các tuyến phòng thủ của đối phương.
Mới đây, tổng thống Donald Trump đã làm cho giới tướng lãnh Mỹ tức giận khi khoe công khai là tầu ngầm hạt nhân Mỹ hiện diện gần bán đảo Triều Tiên.
Tiết lộ về vị trí hay hoạt động của đội tàu ngầm là điều tối kỵ trong Quân Đội Mỹ trong lúc mà theo truyền thống, hoạt động của tầu ngầm thuộc diện « Silent Service ».
Đảo Guam cũng là một thành tố trong bố trí lực lượng của Mỹ
Tên của đảo trong những ngày gần đây đã nổi cộm trong dòng thời sự quốc tế sau khi được lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong Un chọn làm mục tiêu của 4 hỏa tiễn Bắc Triều Tiên.
Thế nhưng, từ lâu nay, hòn đảo nằm cách Bình Nhưỡng khoảng 3.400 cây số về phía đông nam này đã nắm một vị trí chiến lược cho các chiến dịch của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Căn cứ không quân Andersen trên đảo đã được thiết kế để có thể đón mọi loại oanh tạc cơ cỡ lớn với tầm hoạt động xa của Mỹ, từ loại siêu pháo đài bay B-52, cho đến loại oanh tạc cơ chiến lược tàng hình B-1B Lancer, đã từng bay trên bán đảo Triều Tiên trong thời gian gần đây, và nhất là loại B2, hiện đại nhất của Mỹ vào lúc này.
Quân cảng trên đảo Guam cũng thuộc loại lớn, được thiết kế để tiếp nhận các hàng không mẫu hạm, đến đấy để nhận tiếp liệu khi cần thiết. Đảo cũng được một hệ thống bắn chặn hỏa tiễn THAAD bảo vệ.
Không chỉ quan tâm đến vế quân sự, trước nguy cơ đến từ Bình Nhưỡng, Washington cũng đã dự phòng khả năng lãnh thổ Mỹ bị Bắc Triều Tiên tấn công, trước hết là đảo Guam, và xa hơn một chút là quần đảo Hawaii, chuẩn bị vế dân sự.
Trong bối cảnh Guam đang bị dọa, chính quyền Mỹ hôm 11/08 vừa qua đã công bố một quyển hướng dẫn người dân trong tình hình bị tấn công.
Đăng trên trang web của bộ Ngoại Giao Mỹ, tập hướng dẫn này đưa ra những khuyến cáo cụ thể cho số 160.000 dân cư trên đảo, cho biết nên làm gì trước, trong lúc, và sau một cuộc tấn công hạt nhân. Một vài ví dụ : Không nên nhìn ánh sáng bom nổ, cởi bỏ quần áo ngoài khi bị kẹt ở ngoài trời, không kịp vào nơi trú ẩn, luôn luôn có một bản đồ trên người… Lời khuyên còn đi vào chi tiết ngay cả trong cách tắm rửa.
Tiểu bang Hawaii chuẩn bị cho nguy cơ bị tấn công hạt nhân
Nếu đảo Guam là nơi bị Bình Nhưỡng trực tiếp đe dọa, thì Hawaii, nằm giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, lại là tiểu bang đầu tiên chính thức chuẩn bị cho tình hình nghiêm trọng nhất. Cùng với Alaska, Hawaii nằm trong tầm bắn của hỏa tiễn Bắc Triên.
Theo ghi nhận của đài truyền hình Pháp BFMTV, từ ngày 07/08, những bài tập giả định một tấn công hạt nhân đã được tiến hành trong các trường công lập ở Hawaii, tạo ra bầu không khí chiến tranh lạnh trên quần đảo Mỹ ở Thái Bình Dương này.
Theo truyền thông Mỹ, Hawaii là tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ chính thức chuẩn bị đối phó với hiểm họa này, bên cạnh những hiểm họa thiên nhiên thường xuyên đe dọa vùng này : Sóng thần, bão lụt, kể cả núi lửa, động đất. Theo giới chuyên gia thì khả năng xẩy ra tấn công hạt nhân rất thấp nhưng vẫn phải dự phòng trường hợp xấu nhất.
15 phút chuẩn bị ngắn ngủi nhưng đủ để ‘sống sót’
Theo lời trung tá Charles Anthony, trả lời đài truyền hình CNN hôm 09/08, nếu Bắc Triều Tiên bắn một hỏa tiễn liên lục địa, thì phải tính 20 phút, từ lúc bắn đi đến lúc rơi xuống Hawai.
Và như thế, theo Vern Miyagi, thuộc Cơ quan quản lý khủng hoảng Hawai, được CNN trích dẫn, dân chúng sẽ có 15 phút ngắn ngủi để tìm nơi trú ẩn, vì chính quyền cần 5 phút để xác nhận vụ bắn và đường bay của hỏa tiễn.
Hawai không có hầm trú ẩn hạt nhân, cho nên chính quyền phải chuẩn bị trước và hướng dẫn cho số 1,4 triệu cư dân, và đã công bố một tài liệu đưa ra những điều cần làm, như nghe đài, chọn nơi trú ẩn tốt nhất như thế nào, chọn nơi bằng bê tông, không nhìn ánh sáng quá mạnh khi bom nổ…
Hawai cũng sẽ thiết lập hệ thống còi báo động và sẽ thử thường xuyên. Hệ thống này tương tự như hệ thống vào thời chiến tranh lạnh nhưng đã không còn được dùng từ những năm 1980.
Một cuộc báo động thử được dự trù vào tháng 11 tới đây. Còi báo động mới sẽ vang lên sau những loại còi báo động đã được thiết lập cho thiên tai, thường vang lên vào ngày đầu tháng làm việc vào lúc 11g45. Báo động sẽ vang lên từ bunker với tường bê tông dầy 2 mét, xây dưới miệng núi lửa Diamond Head.
Ông Vern Miyagi trấn an : « Chúng tôi chỉ muốn dân chúng có một tài liệu hướng dẫn mà họ có thể sử dụng như trong trường hợp thiên tai, bão lụt, sóng thần… ».
Nhưng trong trường hợp chiến tranh hạt nhân thì báo động không thể chỉ như đối với thiên tai. Một hệ thống báo động trên điện thoại di động đang được chuẩn bị. Dân chúng còn được khuyên dự trữ lương thực cho 14 ngày chứ không chỉ 7 ngày như trong trường hợp thiên tai bình thường.
Theo báo New York Times, số cuối tháng 7, chính quyền Mỹ đã suy nghĩ về việc thiết lập những quy định khẩn cấp mới từ năm ngoái, sau các đợt thử tên lửa của Bình Nhưỡng. Nhưng đó là trước cuộc bắn thử tên lửa xuyên lục địa tháng 7 vừa qua. Ngay năm 2009, chính quyền Obama thông báo là Bình Nhưỡng có thể bắn một hỏa tễn đạn đạo về hướng Hawaii, và Hoa Kỳ đã tăng cường hệ thống phòng thủ tại quần đảo này.
Dân chúng tại chỗ như đã quen dần với đài ra đa khổng lồ chống tên lửa được cải tên thành « quả banh đánh golf ». Từng bị chỉ trích vì quá tốn kém, phương tiện này gần đây đã được nhiệt liệt tán đồng từ tháng 5 vừa qua khi cho phép chặn được một hỏa tiễn được giả định là bắn đi từ Bắc Triều Tiên.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170814-luc-luong-my-co-the-dung-de-tri-bac-trieu-tien-hung-hau-ra-sao