Tin khắp nơi – 11/08/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 11/08/2017

Trump: Hoa Kỳ đã ‘ngắm sẵn và lên nòng’ trước Bắc Hàn

Tổng thống Donald Trump nói quân đội Mỹ đang “ngắm bắn và lên nòng” đối với vấn đề Bắc Hàn.

Ông Trump tiếp tục tung ra những lời lẽ cứng rắn, theo đuổi một chính sách nguy hiểm.

“Các giải pháp quân sự nay đã sẵn sàng, được ngắm bắn và lên nòng nếu Bắc Hàn có hành động thiếu khôn ngoan. Hy vọng ông Kim Jong-un sẽ tìm một con đường khác!” ông Trump viết trên Twitter.

Ông lên tiếng vào lúc Bình Nhưỡng cáo buộc ông đang “đẩy” bán đảo Triều tiên tới “bờ vực một cuộc chiến hạt nhân”.

Bắc Hàn phóng tên lửa không thành

‘Hạm đội Mỹ’ hướng khỏi Bắc Hàn

Bắc Hàn tuyên bố thử tên lửa ‘thành công’

Bắc Hàn muốn Hoa Kỳ ‘phải trả giá’

Chính phủ Bắc Hàn vừa tuyên bố các kế hoạch phóng hỏa tiễn tới gần vùng lãnh thổ Guam của Hoa Kỳ.

Cơ quan nội an của hòn đảo nằm trên Thái Bình Dương này hôm thứ Sáu đã công bố các hướng dẫn thiết thực để người dân biết cách ứng phó một khi bị tấn công bằng hỏa tiễn.

Nội dung chỉ dẫn viết: “Đừng nhìn vào chớp sáng hay khối lửa – nó có thể làm bạn mù mắt.”

“Hãy nằm sấp xuống đất và che đầu. Nếu vụ nổ ở cách xa, sẽ phải mất ít nhất là 30 giây làn sóng phá hủy mới tới được vị trí của bạn.”

Ông Trump viết trên Twitter với nội dung khiêu khích như trên sau khi ông hồi đầu tuần nói sẽ “trút lửa giận” xuống Bình Nhưỡng.

Tuyên bố mới nhất trên Twitter của ông Trump được đưa ra vài giờ sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Jim Mattis, tìm cách xoa dịu tình hình bằng việc nhấn mạnh một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hiện thời.

Phát biểu tại California vào cuối ngày thứ Năm, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói công việc của ông là sẵn sàng khi có xung đột.

Nhưng ông cũng nói nỗ lực ngoại giao, dưới sự lèo lái của Ngoại trưởng Rex Tillerson và Đại sứ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley, “đã có sức kéo ngoại giao và đang đạt được những kết quả ngoại giao”.

Khi được hỏi về các kế hoạch của quân đội Mỹ trước cuộc xung đột có thể xảy ra, ông Mattis nói đất nước đã sẵn sàng nhưng ông không “nói cho kẻ thù biết trước tôi sẽ làm gì”.

Bắc Hàn ‘cân nhắc tấn công đảo Guam’

Guam: căn cứ quân sự Mỹ tại Thái Bình Dương

Phi cơ ném bom Mỹ vào Biển Đông, TQ phản đối

Cũng hôm thứ Sáu, hãng thông tấn của Bắc Hàn KCNA cáo buộc chính quyèn Washington có “hành động tội phạm, tìm cách áp đặt tai họa hạt nhân lên quốc gia Nam Hàn”.

KCNA nói Hoa Kỳ đang “cố gắng một cách tuyệt vọng” muốn thử nghiệm vũ khí trên bán đảo Triều Tiên.

Căng thẳng leo thang kể từ khi Bắc Hàn thử nghiệm hai hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa hồi tháng Bảy.

Chính phủ nước này càng tức giận hơn nữa trước quyết định hồi tuần trước của Liên hiệp quốc gia tăng các trừng phạt kinh tế đối với Bắc Hàn.

Bắc Hàn nói trong vài ngày tới họ sẽ hoàn tất một kế hoạch phóng các rocket tầm trung-tới-xa về phía Guam, nơi các phi cơ ném bom chiến lược của Hoa Kỳ đặt căn cứ cùng với hơn 160.000 công dân Mỹ.

Không có dấu hiệu là một cuộc tấn công thực sự vào hòn đảo tại Thái Bình Dương là sắp xảy ra.

Phát biểu từ câu lạc bộ golf tại Bedminster, New Jersey, ông Trump nói những tuyên bố của ông về Bắc Hàn còn chưa đủ mạnh và cảnh báo rằng chính quyền Bình Nhưỡng nên “rất rất lo lắng”.

Ông cũng trách đồng minh thân cận nhất của Bắc Hàn là Trung Quốc và nói rằng Trung Quốc có thể “làm nhiều hơn nữa”.

Tuy nhiên, ông Trumg cũng nói thêm là Hoa Kỳ luôn xem xét việc thương thuyết.

Báo Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh sẽ giữ quan điểm trung lập nếu như Bắc Hàn tiến hành cuộc tấn công đe dọ Hoa Ky.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40888125

 

WeChat, Weibo và Baidu bị điều tra tại TQ

Ba mạng xã hội lớn nhất tại Trung Quốc là Weibo, WeChat và Baidu Tieba đang bị điều tra do cáo buộc vi phạm luật an ninh mạng.

Cơ quan Quản lý Không gian mạng cho biết ba mạng xã hội trên đã không kiểm soát được những nội dung mà người dùng đăng tải lên.

Họ cho biết người dùng đã sử dụng các mạng xã hội này để truyền bá những nội dung liên quan đến khủng bố, tin đồn và các nội dung khiêu dâm.

Những lỗ hổng trên “gây nguy hại cho an ninh quốc gia”, Cơ quan Quản lý cho biết.

TQ kiểm duyệt bài viết ‘tiêu cực’ về Bắc Kinh

‘Ảo thuật gia’ Trung Quốc lợi dụng phụ nữ

Giáo sư mất việc vì phê phán Mao

Giới chức Trung Quốc kiểm soát nội dung Internet rất gắt gao, thường xuyên chặn nội dung hoặc các từ khóa tìm kiếm và xóa các bài viết được cho là nhạy cảm.

Các ứng dụng và mạng xã hội nước ngoài, bao gồm Facebook, Instagram và Twitter, bị chặn ở nước này.

Các công cụ tìm kiếm như Google cũng bị chặn, và việc kết nối với nhiều kênh truyền thông quốc tế bị hạn chế.

Trung Quốc cũng tiến hành kiểm soát chặt chẽ hơn với những người lách luật, bằng cách thắt chặt các quy định về việc sử dụng dịch vụ mạng ảo (VNP).

Phóng viên BBC John Sudworth từ Bắc Kinh: TQ tiếp tục siết chặt quy định mạng

Weibo, WeChat và Tieba của Baidu là ba trong số những mạng xã hội quyền lực nhất thế giới, thu hút hàng trăm triệu người dùng tại Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, các nội dung đăng tải trên mạng xã hội dễ dàng bị theo dõi qua việc đăng kí số điện thoại và phần lớn mọi người đều biết những chủ đề và ý kiến cần tránh đề cập.

Bất chấp sự giám sát và kiểm duyệt chặt chẽ, những ý kiến trái chiều vẫn được đăng tải và, trước thời điểm nhạy cảm tổ chức Đại hội Đảng Cộng sản vào mùa thu năm nay, chính quyền Trung Quốc càng thắt chặt thêm các quy định.

Đưa ba mạng xã hội này vào diện điều tra là nước cờ nhằm thúc đẩy chủ các trang mạng kiểm soát nội dung của mình chặt chẽ hơn.

Tháng trước, 60 trang mạng phổ biến với nội dung đưa chuyện về người nổi tiếng đã bị đóng trong chốc lát vì làm sai lệch “các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội”, và một quy định mới được ban hành vào tháng 05 yêu cầu tất cả các cổng thông tin điện tử cần được quản lý bởi biên tập viên được phê chuẩn bởi Đảng Cộng sản.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40899648

 

Tổng thống Venezuela Maduro ‘muốn gặp riêng Trump’

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro nói ông muốn có cuộc gặp riêng với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Ông nói với Hội đồng Lập hiến mới được bầu rằng ông muốn “gặp riêng” ông Trump khi cả hai tham dự kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York vào tháng tới.

Ông Trump gần đây áp đặt các lệnh chế tài nhắm vào ông Maduro, cáo buộc ông này làm suy yếu nền dân chủ.

Nhà Trắng chưa phản hồi về lời của ông Maduro.

Venezuela: đụng độ chết người

Công tố viên trưởng Venezuela bác việc bị sa thải

Ông Maduro nói: “Nếu ông Trump quan tâm đến Venezuela, tôi sẽ chìa tay ra.”

Tuy nhiên, trước đó, ông Maduro lại phát biểu theo hướng chống Mỹ, cáo buộc “đế quốc” mưu tính chống lại chính phủ Venezuela.

Ông nói: “Chúng tôi sẽ không bao giờ nhượng bộ trước các thế lực nước ngoài.”

Ông Maduro cũng nói sẽ kiện các lệnh chế tài của Mỹ tại một tòa án ở Mỹ.

Bài diễn văn của tổng thống Venezuela được Hội đồng Lập hiến mới do những người ủng hộ ông kiểm soát, hoan nghênh nhiệt liệt.

Quốc hội do phe đối lập kiểm soát bác tính hợp pháp của Hội đồng Lập hiến mới.

Các nhà lãnh đạo quốc tế và Giáo hoàng Francis cũng lên án việc lập Hội đồng Lập hiến mới.

Hơn 120 người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ từ biểu tình chống chính phủ kể từ tháng Tư.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40884560

 

Nhìn lại khủng hoảng ngoại giao Nam Hàn-Đức vì ‘bắt cóc’

Bảo ChâuGửi cho BBC Tiếng Việt từ London

Nhân vụ Trịnh Xuân Thanh ‘đầu thú’ hay bị ‘bắt cóc’ gây ảnh hưởng đến quan hệ Đức – Việt, hãy cùng nhìn lại hồ sơ vụ ‘bắt cóc’ công dân Nam Hàn trên lãnh thổ Đức thập niên 60, cùng với những động thái và ngôn ngữ ngoại giao có nhiều điểm trùng hợp.

Vào giữa tháng Sáu năm 1967, có nhiều vụ ‘bắt cóc’ sinh viên Nam Hàn diễn ra ở Cộng hoà Liên bang Đức (Tây Đức).

Ông Trịnh Xuân Thanh ‘ra đầu thú’

Vì sao Đức yêu cầu trao trả Trịnh Xuân Thanh?

Vụ Trịnh Xuân Thanh và ‘uy tín của VN’

VN còn ‘thẩm quyền’ xét xử ông Thanh?

Những người này được phía Đức cho rằng đã ‘mất tích’, bị ‘bắt cóc’ và ‘ép đưa đi’ (forced departure) khỏi thủ đô Bonn của Tây Đức, dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao suốt hai tháng giữa hai nước vào năm 1967.

‘Mất tích’ hàng loạt

Hội Sinh viên Đức trong một thông tin xuất bản ngày 30/6 nói sinh viên quốc tịch Nam Hàn có tên Chung Dae Kim thuộc trường Đại học Heidelberg đã bị ‘hai người đồng hương’ đưa ra khỏi ký túc xá.

Bạn cùng ký túc sau đó nhận được thư nói Chung phải về nước đột xuất.

Theo cảnh sát Bonn, một trợ lý nghiên cứu ngành hoá học làm việc tại Đại học Bonn tên là Kim Ung cũng mất tích không lâu kể từ ngày anh bị triệu tập đến Đại sứ quán Nam Hàn.

Bạn bè Kim Ung sau đó nhận được thư nói rằng anh hiện đang làm ‘hướng dẫn viên du lịch’ cho các cán bộ Ngoại giao Nam Hàn ở Paris.

Một lá thư nặc danh khác được gửi đến tờ Le Monde của Pháp ngày 5/7/1967 nói có bốn sinh viên Nam Hàn ‘mất tích’ tại Paris trong các ngày 24 và 25/6.

Trong thư còn nói cả bốn người này được đưa đến Đại Sứ quán Nam Hàn ở Bonn nơi họ bị nhốt ở tầng hầm của toà nhà và sau đó bị đưa về Seoul.

Chỉ trong vòng một tháng, nhiều trường hợp công dân Nam Hàn ‘mất tích’ tương tự xảy ra ở các thành phố Đức như Munich, Frankfurt, Bonn và phía Tây Berlin, theo tạp chí Minerva số 6 Mùa thu 1967.

Mật vụ và căng thẳng ngoại giao

Cũng giống như vụ Trịnh Xuân Thanh, ngày 4/7/1967, Đại sứ Nam Hàn tại Bonn, Cựu Ngoại trưởng Nam Hàn – Thiếu tướng Choi Duk Shin, bị triệu tới Bộ Ngoại giao Đức để giải trình.

Ông Choi nói tất cả sinh viên Nam Hàn rời khỏi Đức đều trên cơ sở ‘tự nguyện’, và ‘không ai bắt cóc họ’.

 

Ngày 13/7, Chính quyền Liên bang Đức đưa ra công hàm chính thức phản đối Đại sứ Nam Hàn về việc cảnh sát mật vụ Nam Hàn ‘bắt cóc’ và ‘ép người đưa đi’ trên lãnh thổ Đức.

Cũng giống như vụ Trịnh Xuân Thanh, trong vụ Nam Hàn, Bộ Ngoại giao Liên bang Đức yêu cầu chấm dứt ngay lập tức hoạt động của các mật vụ an ninh Nam Hàn tại Đức. Không rõ họ có bị trục xuất không.

Tuyên bố của Đức về vụ Trịnh Xuân Thanh

Đức ‘khẩn trương’ điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh

Đức vẫn yêu cầu cho Trịnh Xuân Thanh ‘trở về Đức’

Theo cơ quan thông tấn Đức tại thủ đô Bonn của Tây Đức, một lá thư nặc danh đã được gửi tới văn phòng tố cáo có ít nhất 50 mật vụ an ninh chìm đang hoạt động tại Sứ quán Nam Hàn ở Bonn nhằm ép đưa người Hàn về nước.

Trong khi đó, Tham tán Sứ quán Nam Hàn ở Bonn là ông Lee Sang Oak thì nói những sinh viên này về nước vì đã ‘tham gia các hoạt động chống lại an ninh quốc gia’.

Theo đó, 17 người đã được đưa về Nam Hàn vì tội làm gián điệp cho Sứ quán Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) ở Đông Berlin, vẫn theo tờ Minerva.

Khủng hoảng ngoại giao tiếp tục dâng cao khi Bộ Ngoại giao Liên bang Đức tuyên bố cảnh sát nước này sẵn sàng bảo trợ những người Nam Hàn bị đưa đi nếu họ yêu cầu.

Từ ngày 5/7, hai cảnh sát Tây Đức được cử đứng gác bên ngoài trụ sở Đại sứ quán Nam Hàn ở Bonn để kiểm tra giấy tờ của tất cả những người ra vào sứ quán.

Thiếu một hiệp định dẫn độ

Cùng ngày, một sinh viên Nam Hàn tự giao nộp mình tại đồn cảnh sát Tây Đức và nói mình bị triệu tập đến Sứ quán Nam Hàn ở Bonn, nhưng khi đến nơi, anh bị đẩy lên một chiếc xe biển ngoại giao và chở thẳng đến sân bay Dusseldorf để đưa về nước.

Tuy nhiên, trước khi lên máy bay, anh đã chạy thoát và đến đồn cảnh sát.

Tại Seoul, nhà cầm quyền Nam Hàn tiến hành thẩm vấn những người vừa bị ‘ép đưa về nước’.

Điều này liên quan đến vụ án mang tên Tongbaengnim (nghĩa là Đông Berlin theo tiếng Hàn), trong đó xét xử 194 nhà báo, giảng viên đại học, trí thức, nghệ sĩ Nam Hàn nghi được phía Bắc Hàn chiêu mộ làm gián điệp.

Ngày 7/7, Tổng chưởng lý (Bộ trưởng Tư Pháp) Tây Đức, Tiến sĩ Ludwig Martin, tuyên bố một công dân Nam Hàn có tên Kwang Il Kim đã bị phía Đức bắt vì tình nghi tham gia vụ việc ‘bắt cóc’ nói trên.

Ông Martin cũng nói, “chưa có bằng chứng cho thấy những người bị ‘bắt cóc’ là ‘gián điệp'”.

“Mặc dù có thể không dùng vũ lực, những công dân Nam Hàn bị gây sức ép buộc phải quay về vì lo ngại gia đình họ bị trả thù.”

Người đứng đầu Cục tình báo Nam Hàn lúc đó, ông Kim Hyung Wuk, bày tỏ mong muốn được phía đối tác thấu hiểu, cũng như thừa nhận vào ngày 8/7/1967 tại Seoul rằng có thể đã sử dụng vũ lực trong một số trường hợp ‘đưa về’ vì thiếu một hiệp định dẫn độ giữa Nam Hàn với Pháp và Cộng hoà Liên bang Đức.

Khủng hoảng thoái trào và kết quả

Đại sứ tại Đức, ông Choi Duk Shin, thỉnh cầu chính phủ Nam Hàn cho thôi chức vụ. Bản thân ông được cho rằng hầu như không biết về hoạt động của mật vụ Nam Hàn tại Đại sứ quán ở Bonn.

Mặc dù có thể không dùng vũ lực, những công dân Nam Hàn bị gây sức ép buộc phải quay về vì lo ngại gia đình họ bị trả thùTiến sĩ Ludwig Martin, Bộ trưởng Tư pháp Đức năm 1967

Cần nói thêm là vị đại sứ này cùng vợ sau đó đã đào tẩu sang Bắc Hàn vào năm 1986.

Rốt cục, ngày 24/7/1967, chính quyền Nam Hàn đưa ra một công hàm xin lỗi Chính phủ Liên bang Đức như một nỗ lực xoa dịu căng thẳng quan hệ giữa hai nước.

Trong công hàm cũng nhấn mạnh chính phủ nước này sẽ không lặp lại những sự việc tương tự như đã xảy ra trong hai tháng trước đó.

Chính phủ Nam Hàn nói sẽ hỗ trợ những người ‘mất tích’ nếu họ muốn quay trở lại Đức.

Bốn người trong số 17 công dân Nam Hàn bị ‘bắt cóc’ đã trở lại Tây Đức cùng năm 1967.

Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, hiện sống tại London, Anh Quốc.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40888123

 

TQ nói Biển Nhật Bản không thuộc chủ quyền của Tokyo

Biển Nhật Bản không thuộc chủ quyền của Tokyo.

Vị chỉ huy Không Quân Trung Quốc,  tướng Mã Hiểu Thiên, nói như vậy sau khi Nhật Bản công bố Sách Trắng quốc phòng hàng năm cảnh báo về việc Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự tại vùng Biển Nhật Bản.

Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản được công bố hôm 8/8, trong đó Nhật Bản cho biết số lầm máy bay chiến đấu của Tokyo phải xuất kích để nghênh cản máy bay Trung Quốc đạt kỷ lục của năm tính đến tháng 3 năm 2017.

Sách Trắng cũng nêu rõ rằng các hoạt động hải quân và không quân của Trung Quốc ở Biển Nhật Bản có thể sẽ gia tăng.

Tướng Mã Hiểu Thiên phản bác Sách Trắng của Nhật, nói rằng Hoa Lục cần phải tiến hành tập trận trên biển, không quân của Bắc Kinh không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ trên đất liền mà còn phải tiến ra xa hơn.

Ông Mã cũng lên án chính quyền Tokyo đã thổi phồng thực tế trong Sách Trắng quốc phòng vì theo ông hoạt động của Trung Quốc ở vùng biển Nhật Bản cũng có nhưng không nhiều đến vậy.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/tokyo-does-not-own-the-sea-of-japan-chinas-air-force-chief-says-08112017101037.html

 

Trung Quốc cần trung lập trong vấn đề Bắc Hàn

Trung Quốc nên giữ vị trí trung lập trong trường hợp Bắc Hàn tấn công Hoa Kỳ bằng tên lửa đạn đạo và Hoa Kỳ đáp trả, nhưng Bắc Kinh lại phải ngăn chận nếu Washington cùng Nam Hàn mở cuộc tấn công quân sự hoặc tìm cách lật đổ chế độ Bắc Hàn.

Đó là nội dung bài bình luận được đăng tải trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo xuất bản bằng Anh ngữ ở Bắc Kinh sáng ngày 11 tháng 8.

Bài bình luận được phổ biến giữa lúc căng thẳng giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ mỗi lúc một tăng cao hơn, vì cuộc đấu khẩu chính trị giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà cầm quyền Bình Nhưỡng.

Vài ngày trước đây, Tổng Thống Trump cảnh báo Bắc Hàn không nên tính đến chuyện tấn công Hoa Kỳ bằng tên lửa đạn đạo, nói rõ Washington sẽ đáp trả bằng lửa và sự phẫn nộ mà thế giới chưa từng thấy.

Hôm 10 tháng 8, trước khi bước vào phiên họp an ninh quốc phòng, Tổng Thống Hoa Kỳ cũng nhắc lại điều này, đồng thời bảo thêm rằng lời cảnh báo của ông chưa đủ mạnh so với những gì ông sẽ làm nếu Bắc Hàn vẫn giữ ý định sẽ tấn công nước Mỹ.

Tổng Thống Trump còn nói thêm với đại ý là xưa nay Bình Nhưỡng thường hay lên tiếng coi thường nước Mỹ, nhấn mạnh đã đến lúc Bắc Hàn phải thay đổi quan điểm, ý muốn nói ông không để yên cho Bắc Hàn, không áp dụng chính sách mềm dẻo mà các vị tổng thống Hoa Kỳ tiền nhiệm đã làm.

Chừng 2 giờ trước đây, Tổng Thống Trump dùng trang mạng xã hội Twitter để cho biết quân đội Hoa Kỳ đã sẵn sàng dáp trả mọi hành động mà ông gọi là thiếu khôn ngoan của Bình Nhưỡng.

Trước đó, một cố vấn cao cấp của Tổng Thống Trump nói với báo chí rằng ông Trump là người nếu đã nói thì sẽ làm, bảo thêm Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ có phản ứng mạnh mẽ để bảo vệ an ninh cho nước Mỹ, cho người dân Mỹ và cho các quốc gia đồng minh.

Về lời đe dọa của Bắc Hàn là giữa tháng này họ sẽ bắn 4 tên lửa đạn đạo qua không phận Nhật Bản và rơi ở vùng biển cách đảo Guam của Hoa Kỳ chừng 30 cây số, các chuyên viên quân sự quốc tế tin rằng Hoa Kỳ có khả năng bắn hạ những tên lửa này ngay sau khi rời dàn phóng.

Cũng cần nói thêm lời đe dọa của Bắc Hàn và việc Bắc Hàn tiếp tục theo đổi chương trình võ khí hạt nhân đã tạo cơ hội cho dân chúng Nam Hàn nói đến việc chính quốc gia của họ cũng nên có võ khí hạt nhân, để đề phòng hiểm họa từ chính quốc gia thù nghịch anh em miền Bắc.

Ý kiến này được nêu ra trong bài xã luận đăng tải ngày hôm nay trên tờ Hàn Quốc Thời Báo, viết rằng trước nguy cơ có thể bị Bắc Hàn tấn công, đã đến lúc nên duyệt xét lại xem miền Nam nên hay không nên có võ khí hạt nhân.

Cũng cần nhắc lại mục tiêu của quốc tế là bán đảo Triều Tiên phải là vùng phi nguyên tử, do đó Hoa Kỳ từng nhiều lần không ủng hộ ý kiến Nam Hàn hay Nhật bản có võ khí hạt nhân, nói rõ rằng Washington không muốn thấy cuộc chạy đua võ trang hạt nhân xảy ra.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-north-korea-china-update-081117-08112017121258.html

 

Trump: ‘Tiết kiệm bộn bạc

nhờ Putin trục xuất nhân viên ngoại giao Mỹ’

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gạt sang một bên biện pháp của nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, trục xuất hàng trăm nhân viên ngoại giao Mỹ ra khỏi nước Nga, nói rằng động thái này chỉ giúp Hoa Kỳ tiết kiệm được tiền bạc.

Nói chuyện với các nhà báo hôm 10/8, ông Trump nói ông Putin thực ra đã giúp Mỹ.

“Không. Tôi muốn cảm ơn ông bởi vì chúng ta đang tìm cách cắt giảm số người trong danh sách lãnh lương. Đối với cá nhân tôi, tôi lấy làm cảm kích vì ông đã cho một số đông người như thế ra đi, nhờ đó bây giờ sổ lương của chúng ta giảm đáng kể. Không có lý do gì để họ phải quay trở lại. Thành thử tôi cảm ơn việc người Nga đã giúp chúng ta giảm bớt số người phải trả lương. Chúng ta sẽ tiết kiệm được nhiều tiền bạc.”

Toà Bạch Ốc không đưa ra bình luận tức thời nào về phát biểu vừa kể của Tổng thống Trump. Ông Trump đã bị chỉ trích là không có lập trường cứng rắn đối với Nga.

Lệnh của ông Putin, trục xuất các nhân viên sứ quán và lãnh sự quán Mỹ đã được dự kiến từ lâu, sau quyết định của Tổng Thống Barack Obama trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga và đóng cửa hai địa điểm nghỉ mát của Nga ở Hoa Kỳ, sau khi báo cáo của các cơ quan tình báo Mỹ tiết lộ các hoạt động của Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 qua các vụ tin tặc và các phương tiện khác với mục đích giúp ông Trump đắc cử.

Moscow đã phản bác những lời cáo buộc đó.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-my-tiet-kiem-bon-bac-nho-putin-truc-xuat-nhan-vien-ngoai-giao-my/3981753.html

 

TT Trump tăng cường khẩu chiến,

dọa giáng trả Bắc Triều Tiên

Zlatica Hoke

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Năm tăng mạnh ngôn từ đe dọa giáng trả trước mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng hôm thứ Tư 9/8 trước đó loan báo đang lập kế hoạch tấn công đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương. Tuyên bố của Bình Nhưỡng đưa ra ngay sau khi ông Trump thề sẽ tấn công Bắc Hàn với “hỏa thịnh nộ mà thế giới chưa từng thấy” nếu Bình Nhưỡng tiếp tục gây hấn. Tổng thống Trump nói Bắc Triều Tiên sẽ nhận hậu quả giáng trả chưa từng có nếu Bình Nhưỡng tấn công lãnh thổ Mỹ hoặc các đồng minh.

Những ngôn từ hiếu chiến qua lại giữa ông Trump và các nhà lãnh đạo Bắc Hàn nhanh chóng dẫn đến những kêu gọi kiềm chế. Nhưng đáp lại, ông Trump nói thông điệp ông gởi cho lãnh tụ Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên có lẽ vẫn chưa đủ mạnh.

Ông nói: “Những gì họ đang làm và cách họ tránh bị trừng phạt là một chiến lược, và điều đó không được cho phép.”

Ông Trump bác bỏ tuyên bố của Bắc Triều Tiên rằng Bình Nhưỡng đang lên kế hoạch tấn công đảo Guam vào khoảng giữa tháng này. Tại Guam có hai căn cứ hải quân và một căn cứ không quân của Mỹ, với khoảng 7.000 quân nhân làm việc ở đó.

Tổng thống Trump nói: “Chờ xem hắn làm gì Guam. Nếu hắn đụng tới Guam, thì hắn sẽ bị giáng trả mà hậu quả chưa ai từng thấy – sẽ ập xuống Bắc Triều Tiên.”

Nhiều người chỉ trích tuyên bố của Tổng thống Trump là quá hiếu chiến.

Giáo sư John Delury của Đại học Yonsei ở Nam Triều Tiên nhận định:

“Tôi thấy ngôn từ của Tổng thống Trump như châm thêm dầu vào lửa. Những ngôn từ này không thua kém gì luận điệu đao to búa lớn của Bắc Triều Tiên mà chúng ta đã quen tai”

Nhưng Tổng thống Trump nói không thể dùng biện pháp ngoại giao để làm việc với Kim Jong Un hay cha của ông ấy trước đây:

“Thương lượng đến nay đã 25 năm rồi. Nhìn lài xem, (Tổng thống Bill) Clinton thương lượng không xong, quá yếu và vô hiệu quả. Xem (Tổng thống) Bush làm được gì. Rồi đến (Tổng thống Barack) Obama – thậm chí ông Obama còn không dám đụng đến chuyện đó.”

Tổng thống Trump không nói rõ Mỹ sẽ đáp trả bằng cách nào. Nhưng trong cuộc họp báo sau đó trong ngày thứ Năm, ông nói Hoa Kỳ sẽ hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân để bảo đảm tiếp tục là siêu cường hạt nhân vô đối trên thế giới. Ông cũng hứa sẽ đầu tư nhiều tỉ đôla để tăng cường các hệ thống phòng thủ tên lửa và hiện đại hóa quân đội Mỹ.

Tổng thống Trump nói: “Không một kẻ nào, kể cả Bắc Triều Tiên có thể đe dọa chúng tôi bằng bất cứ cái gì.”

Các chuyên gia quân sự nói Hoa Kỳ có khả năng hủy diệt Bắc Triều Tiên bằng quân sự, nhưng bằng một cái giá nhân mạng quá cao. Một cuộc tấn công hạt nhân vào nước này sẽ tàn sát hàng triệu người Bắc Triều Tiên, gây thiệt hại cho những nước xung quanh, và gây thù địch với Trung Quốc.

Ông Trump cũng nói rằng vũ khí hạt nhân là mối đe dọa lớn nhất của thế giới và ông muốn loại bỏ chúng: “Tôi mong muốn Nga, Mỹ, Trung Quốc, Pakistan và nhiều nước khác có vũ khí hạt nhân loại bỏ chúng.”

Nhưng cho đến khi các nước có vũ khí hạt nhân làm điều đó, ông Trump thề quyết sẽ tiếp tục duy trì nước Mỹ là siêu cường hạt nhân số một thế giới.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-tang-doi-de-doa-giang-tra-bac-trieu-tien/3981599.html

 

Trump công kích lãnh đạo Thượng viện về Obamacare

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong hai ngày liền 9 và 10/8 công kích lãnh đạo Thượng viện cùng đảng với ông, trút giận lên ông Mitch McConnell về sự thất bại đầy kịch tính của phe Cộng hòa trong việc bãi bỏ và thay thế luật chăm sóc y tế Obamacare.

Ông Trump chỉ trích ông McConnell trên Twitter trong ngày thứ Tư và thứ Năm. Ông phản hồi về mội bài diễn văn mà trong đó lãnh đạo Thượng viện nói rằng ông Trump có “những kỳ vọng thái quá” đối với Quốc hội về những vấn đề như chăm sóc y tế và không hiểu rằng những đạo luật quan trọng có thể mất nhiều thời gian để thông qua.

“Thượng nghị sĩ Mitch McConnell nói tôi có “kỳ vọng thái quá,” nhưng tôi không nghĩ vậy. Sau 7 năm nghe mãi chuyện Bãi bỏ & Thay thế, vậy sao không làm?” ông Trump viết trên Twitter hôm thứ Tư từ Bedminster, bang New Jersey, nơi ông đang nghỉ hè.

Tổng thống xoáy mạnh chỉ trích của ông hôm thứ Năm, trực tiếp quy trách ông McConnell về thất bại của Quốc hội trong việc đạt được mục tiêu chính sách lâu nay của Đảng Cộng hòa và cũng là lời hứa lúc tranh cử của ông Trump: bãi bỏ luật mang dấu ấn của Tổng thống Barack Obama thuộc Đảng Dân chủ, Đạo luật Chăm sóc y tế Giá phải chăng năm 2010.

“Các bạn có tin là Mitch McConnell, người cứ kêu gào Bãi bỏ & Thay thế suốt 7 năm qua, đã không thể làm được điều đó. Phải Bãi bỏ & Thay thế ObamaCare!” ông Trump tweet hôm thứ Năm.

Một phát ngôn viên của ông McConnell không bình luận về những dòng tweet của Trump.

Những nỗ lực của ông McConnell thúc đẩy thông qua một dự luật chăm sóc y tế sụp đổ hồi tháng trước khi ông không thể dung hòa những đòi hỏi mâu thuẫn nhau giữa những thượng nghị sĩ bảo thủ và ôn hòa trong đảng và huy động được tất cả các thượng nghị sĩ Cộng hòa ở Thượng viện đồng lòng ủng hộ đạo luật này. Hạ viện đã thông qua một phiên bản của dự luật chăm sóc y tế này vào tháng 5.

Làm mất lòng lãnh đại khối đa số Thượng viện có thể khiến cho ông Trump khó đạt được các mục tiêu lập pháp của mình, bao gồm cắt giảm thuế và tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng cũng như cải cách y tế.

Ông Trump đã thất bại trong việc giành được một chiến thắng lập pháp quan trọng kể từ khi nhậm chức vào tháng 1, mặc dù phe Cộng hòa kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện. Chính quyền cũng đã bị vướng vào các cuộc điều tra về các mối liên hệ giữa ban vận động tranh cử Tổng thống của ông và Nga, và bị phân tâm bởi các cuộc đấu đá nội bộ giữa các nhân viên cao cấp của Nhà Trắng.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-cong-kich-lanh-dao-thuong-vien-ve-obamacare/3980882.html

 

Quyết định bán Thị trường Chứng khoán Chicago

cho nhà đầu tư Trung Quốc bị hoãn lại

Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Hoa Kỳ (SEC) hôm thứ Tư ngày 10/8 đã phải hoãn lại một quyết định phê chuẩn thỏa thuận bán Thị trường Chứng khoán Chicago (CHX) cho một nhóm công ty do các nhà đầu tư Trung Quốc đứng đầu để các nhà quản lý có thêm thời gian cân nhắc lại thỏa thuận nhạy cảm về mặt chính trị này, hãng tin Reuters cho biết.

SEC sẽ bỏ phiếu để xem có giữ lại quyết định này hay không. Tuy nhiên ngày bỏ phiếu vẫn chưa được xác định. Động thái này của SEC không có gì bất thường nhất là đối với thỏa thuận gây tranh cãi hay nhận được sự quan tâm của dư luận

Hồi tháng Năm, SEC không đưa ra lý do giải thích cho việc họ sẽ xem xét lại quyết định ban đầu của nhân viên của họ.

Chủ tịch SEC Jay Clayton, người do Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm, không công khai tham gia vào việc quyết định thỏa thuận này. Đề xuất bán CHX thuộc sở hữu tư nhân cho một tổ hợp do Chongqing Casin Enterprise Group của Trung Quốc đứng đầu với một số tiền không rõ bao nhiêu đã hứng chịu nhiều chỉ trích từ các nhà lập pháp Hoa Kỳ vốn nghi ngờ khả năng của SEC trong việc quản lý và giám sát các nhà đầu tư nước ngoài.

Để giúp giải tỏa các quan ngại này, hôm thứ Hai ngày 10/8 CHX đã công bố thông báo của tất cả các nhà đầu tư trong thương vụ. Thông báo này nói rằng họ “nằm dưới quyền tài phán của tòa án liên bang, SEC và CHX.”

Ủy ban SEC xem xét các thỏa thuận được đề xuất có liên quan đến các thị trường chứng khoán để đảm bảo sự tuân thủ với các quy định của liên bang và rằng các thị trường chứng khoán có khả năng tự giám sát các thành viên tham gia giao dịch trên thị trường.

CHX cũng cho biết rằng các nhà đầu tư của họ sẽ phải báo cáo hàng năm lên SEC về tỷ lệ sở hữu của họ trên thị trường và rằng CHX sẽ giữ cho những dữ liệu nhạy cảm về thị trường chỉ được tiếp cận trong phạm vị những nhân sự chủ chốt và những nhân sự này không được phép chia sẻ chúng với nhân viên của Casin.

Quyết định của SEC diễn ra trong bối cảnh những thương vụ với Trung Quốc bị truy xét gắt gao hơn ở Mỹ và con số thỏa thuận bị phong tỏa dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng tăng cao, hãng tin Reuters cho biết.

Ủy ban Đầu tư nước ngoài ở Mỹ vốn có trách nhiệm xem xét các thỏa thuận làm ăn trên cơ sở các quan ngại về an ninh quốc gia, đã phê chuẩn thỏa thuận bán lại CHX hồi tháng 12 năm ngoái trước khi Trump vào Nhà Trắng.

Luật sư đại diện cho các công ty tham gia vào thỏa thuận này trước Ủy ban Đầu tư nước ngoài lập luận rằng sự gia tăng của các nguy cơ an ninh mạng và những tiến bộ công nghệ nhanh chóng khiến họ khó xác định liệu thỏa thuận có tạo ra nguy cơ nào hay không.

Thỏa thuận này có trị giá chỉ 27 triệu đô la trên giấy tờ – Thị trường Chứng khoán Chicago vốn nhỏ với quy mô chưa tới 1% giao dịch chứng khoán của Mỹ mỗi ngày. Tuy nhiên nó lại gây rắc rối chính trị cho SEC và Clayton do một số nhà lập pháp đã nói rằng những công ty mua lại có thể có liên hệ với chính phủ Trung Quốc.

Sự phê chuẩn của SEC sẽ là rào cản cuối cùng mà thỏa thuận phải vượt qua sau khi đã được Ủy ban Đầu tư Nước ngoài phê chuẩn hồi tháng 12 năm ngoái.

Thị trường Chứng khoán Chicago nói rằng thỏa thuận mua lại này sẽ giúp họ tái cơ cấu vì những chủ sở hữu mới của họ có kế hoạch biến thị trường này thành nơi các công ty đưa cổ phiếu của họ ra thị trường, nhất là các công ty nhỏ của Trung Quốc. Clayton muốn tăng cường chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu. Ông đã cảnh báo rằng sự suy giảm số lượng cổ phiếu bán ra sẽ làm tổn thương nền kinh tế Hoa Kỳ.

Chongqing Casin muốn làm cầu nối để đưa các công ty Trung Quốc vào Mỹ giúp huy động vốn từ các nhà đầu tư. Hàng trăm công ty đang chờ đợi phê chuẩn để chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng trên các thị trường ở Trung Quốc, theo Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/quyet-dinh-ban-thi-truong-chung-khoan-chicago-cho-nha-dau-tu-trung-quoc-bi-hoan-lai/3980620.html

 

Năm quân nhân chuyển giới Mỹ kiện Trump

Năm quân nhân chuyển giới của Hoa Kỳ đang kiện Tổng thống Donald Trump vì ông có ý định cấm người chuyển giới phục vụ trong lực lượng vũ trang.

Ông Trump viết trên Twitter hôm 26/7 rằng chính phủ Hoa Kỳ “sẽ không chấp nhận hoặc cho phép các cá nhân chuyển giới phục vụ ở bất cứ cương vị nào” trong quân đội. Thông báo đó đảo ngược chính sách hiện hành của Ngũ Giác Đài, đơn kiện cho rằng thông báo này được đưa ra mà không có tham khảo ý kiến với các chỉ huy quân đội cao cấp.

Thông báo của ông Trump làm nổ ra các cuộc biểu tình trên khắp đất nước, kể cả một cuộc biểu tình ở thành phố New York.

Các nguyên đơn trong vụ kiện đề nghị tòa án tuyên bố chỉ thị của ông Trump là vi hiến và ra lệnh dừng chỉ thị ấy.

https://www.voatiengviet.com/a/nam-quan-nhan-chuyen-gioi-my-kien-trump/3980523.html

 

Bắc Hàn doạ giữa tháng 8 sẽ có kế hoạch tấn công Guam

Bắc Triều Tiên gạt sang một bên lời cảnh cáo mạnh mẽ của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ phát động chiến dịch quân sự chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Triều Tiên, nếu Bình Nhưỡng tiếp tục đe dọa Hoa Kỳ.

Ông Trump đã gây sửng sốt cho những người chỉ trích lẫn những người ủng hộ ông ở trong và ngoài nước hôm 8/8, khi ông thề sẽ tấn công Bắc Triều Tiên với “hỏa thịnh nộ mà thế giới chưa từng thấy”. Những ngôn từ này không thua kém gì lối nói đao to búa lớn thường chỉ xuất phát từ Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, Tướng Kim Rak Gyom, chỉ huy lực lượng tên lửa chiến lược của Bắc Triều Tiên, nói với hãng thông tấn KCNA rằng “đối thoại lành mạnh” là điều không thể với Tổng thống Trump. Tướng Kim gọi nhà lãnh đạo Mỹ là người “không có lý trí” và “chỉ có vũ lực tuyệt đối mới có tác dụng với ông ta”.

Tướng Kim còn nói rằng giới lãnh đạo quân đội Bắc Triều Tiên sẽ hoàn tất một kế hoạch vào giữa tháng 8 để bắn 4 tên lửa tầm trung Hwasong-12 tới đảo Guam, lãnh thổ ở tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, nơi đặt các căn cứ lớn của Hải quân và Không quân Hoa Kỳ. Theo kế hoạch của Bắc Triều Tiên, thì sau khi bay qua Nhật Bản, dự kiến các tên lửa sẽ rơi xuống ngoài khơi cách bờ biển Guam từ 30 đến 40 kilomet.

Truyền thông nhà nước KCNA cho hay, theo lời Tướng Kim, kế hoạch này – với mức độ thông tin chi tiết khác thường – tới đây sẽ được trình lên lãnh tụ Kim Jong Un và “chờ lệnh của ông”.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis hôm 9/8 tuyên bố Bắc Triều Tiên có nguy cơ bị hủy diệt nếu họ phát động chiến tranh. Ông yêu cầu Bình Nhưỡng phải ngưng theo đuổi các vũ khí hạt nhân.

https://www.voatiengviet.com/a/bac-han-doa-giua-thang-8-se-co-ke-hoach-tan-cong-guam/3980437.html

 

Không kích của NATO giết thường dân ở Afghanistan?

Các giới chức ở Afghanistan nói các cuộc không kích chống khủng bố qua đêm do các lực lượng quốc tế thực hiện ở phía đông tỉnh Nangarhar đã giết chết ít nhất 16 thường dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em.

Ông Saaz Wali, người đứng đầu chính quyền quận Haska Mina nơi xảy ra các ca tử vong, nói với VOA hôm 11/8 rằng các cuộc không kích đã đánh trúng một chiếc xe và một nhóm thường dân tại hai nơi khác nhau.

Tám trong số các nạn nhân ở trên chiếc xe và đều là thành viên của một gia đình, theo lời ông Wali.

Người phát ngôn của sứ mạng “Quyết tâm Hỗ trợ” của NATO nói với VOA:

“Chúng tôi đang xem xét những cáo buộc và sẽ cập nhật tin tức vào thời điểm thích hợp.”

Các giới chức an ninh địa phương xác nhận rằng các lực lượng Afghanistan được sự yểm trợ của không lực nước ngoài, lúc đó đang tiến hành các hoạt động chống khủng bố trong khu vực. Đông đảo phần tử chủ chiến vẫn còn ở Nangarhar, theo các giới chức Mỹ và Afghanistan.

Quân nổi dậy Taliban cũng hoạt động mạnh tại nhiều khu vực trong tỉnh này. Một người phát ngôn của phe nổi dậy Hồi giáo, Zabihullah Mujahid, nói rằng không lâu sau khi chiếc xe trúng đạn, cư dân địa phương đã ùa tới tụ tập gần địa điểm này thì cuộc không kích thứ hai nhắm vào đám đông và giết họ.

Phái bộ Hỗ trợ của Liên hiệp quốc ở Afghanistan (UNAMA) cho biết họ đã hoàn tất cuộc điều tra vào những vụ giết hại hàng chục thường dân ở tỉnh Sar-e-Pul và hứa sẽ công bố kết quả điều tra.

Trong một tin khác cũng liên quan tới Afghanistan, vụ thảm sát 50 đàn ông, phụ nữ và trẻ em hồi đầu tuần này diễn ra tại khu vực Sayad. Các giới chức địa phương nói quân nổi dậy Taliban và những phần tử trung thành với Nhà Nước Hồi giáo đã tiếp tay nhau thực hiện vụ đổ máu này. Nhưng phe Taliban bác bỏ cáo buộc họ có dự phần trong vụ thảm sát, nói rằng những cáo buộc của chính quyền địa phương là “những lời tuyên truyền vô văn cứ”.

Người đứng đầu Phái bộ Hỗ trợ của Liên hiệp quốc ở Afghanistan Tadamichi Yamamoto nói:

“Chúng tôi quan tâm sâu sắc tới những tin báo cáo thường dân đã bị giết hại, và những hành động tàn bạo đã diễn ra.”

UNAMA kêu gọi tất cả các bên nên tự chế, và đừng khai thác những vụ đổ máu này cho các mục đích chính trị trước khi biết rõ những gì thực sự diễn ra.

https://www.voatiengviet.com/a/khong-kich-cua-nato-giet-thuong-dan-o-afghanistan/3981806.html

 

Guam : Đảo thiên đường Mỹ

thành mục tiêu của tên lửa Bắc Triều Tiên

Nằm lọt giữa Thái Bình Dương, Guam, hòn đảo nhỏ thuộc lãnh thổ Mỹ có 160.00 dân, bỗng được báo chí nhắc đến nhiều từ vài ngày qua khi « chiến tranh răn đe » nổ ra giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Vài điều ít được nói đến về hoàn đảo nhỏ đang trong thanh bình.

Guam có diện tích 550 km2. Với những bãi cát trắng trải dài tít tắp bên bờ biển xanh ngọc và những hàng cọ xanh dưới cái nắng chói chang nhiệt đới, Guam xứng đáng là một thiên đường cho du lịch. Mặc dù vậy, khi căng thẳng giữa Washington và Bình Nhưỡng bị đẩy lên cao độ, đảo Guam trở thành mục tiêu tấn công trực tiếp của tên lửa Bắc Triều Tiên.

Sau khi tổng thống Donald Trump dọa « trút lửa căm giận » chưa từng có nếu Bắc Triều Tiên tiếp tục đe dọa Hoa Kỳ, thì Bình Nhưỡng đáp lại bằng tuyên bố Guam sẽ là mục tiêu đầu tiên của tên lửa đạn đạo. Bình Nhưỡng còn chi tiết thêm là cuộc tấn công sẽ diễn ra vào giữa tháng 08/2017.

Ngược dòng lịch sử, đảo Guam được nhà hàng hải nổi tiếng người Bồ Đào Nha Magellan phát hiện từ năm 1521. Đến năm 1526 bị người Tây Ban Nha chiếm. Guam chỉ trở thành thuộc địa của Mỹ từ năm 1898, theo Hiệp ước chấm dứt chiến tranh giữa Tây Ban Nha và Mỹ.

Đến năm 1941, đảo Guam bị chuyển sang tay người Nhật, không lâu sau trận Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) trong cuộc chiến Thái Bình Dương. Hòn đảo nhỏ này cuối cùng trở lại thuộc quyền quản lý của Mỹ từ tháng 07/1944, khi cuộc Chiến Tranh Thế Giới thứ 2 sắp kết thúc cùng sự bại trận của quân đội Nhật Hoàng.

Từ đó đến nay, Guam là phần lãnh thổ hải ngoại Mỹ nhưng không được hưởng quy chế của một tiểu bang. Mặc dù 160.000 dân đảo hiển nhiên là công dân Mỹ, đa số nói tiếng Anh và một phần dùng thổ ngữ Chamorro, một bộ tộc thổ dân thuộc quần đảo Mariana, nhưng dân Guam không được hưởng đầy đủ quyền như một công dân Mỹ ở chính quốc. Ví dụ họ không được tham gia các cuộc bầu cử Mỹ. Guam cũng đón nhận đông người Philippines đến định cư.

Với phong cảnh thiên nhiên thần tiên, thu hút khá đông du khách, phần đông là người Nhật. Tuy nhiên, hoạt động chủ yếu của Guam không phải là từ du lịch mà lại là từ quân đội Mỹ. Thực tế, từ cuối năm 1944, Guam là một trong những căn cứ quân sự quan trọng nhất của Mỹ, gồm căn cứ không quân Andersen và một căn cứ hải quân khác. Các căn cứ quân sự Mỹ chiếm gần 30% đất đảo. Theo đài truyền hình Mỹ ABC, hiện có 6.000 lính Mỹ đồn trú thường trực tại Guam.

Vị trí chiến lược của Guam còn ở chỗ, nó nằm giữa quần đảo Mariana, cách bán đảo Triều Tiên có 3.370km. Năm 2010, đô đốc Robert Williard đã nói trên nhật báo USA Today rằng Guam « là phần lãnh thổ cực tây của nước Mỹ. Đó là một phần của quốc gia. Guam có vị trí cốt tử ».

Dù có vị trí chiến lược, nhưng các căn cứ quân sự trên Guam không tham chiến nhiều, ngoại trừ hồi đầu thập niên 1970, trong cuộc chiến tranh Việt Nam các máy bay B-52 Mỹ đã cất cánh từ Guam để ném bom xuống Hà Nội và một số tỉnh miền bắc Việt Nam. Còn lại, hòn đảo hầu như được sống trong cảnh thanh bình từ sau cuộc Thế Chiến thứ 2.

Giờ đây, nhiều cơ sở hạ tầng du lịch đã mọc lên trên đảo với những tổ hợp khách sạn, cửa hàng miễn thuế, khu bãi tắm đẹp. Năm 2016, Guam thu hút 1,5 triệu du khách, chủ yếu là khách Nhật Bản và Hàn Quốc. Thu nhập tính theo đầu người dân đảo là 35.439 đô la trong năm 2015.

Guam cũng đòi độc lập ?

Về chính trị, Guam có một thống đốc do dân bầu, hiện là ông Eddie Calvo. Đảo cũng có một đại diện trong Hạ viện Mỹ, bà Madelaine Bordallo. Tuy có hoạt động kinh tế riêng, nhưng Guam vẫn bị lệ thuộc rất nhiều vào trợ cấp xã hội của chính quốc Mỹ. Gần 45.000 dân đảo nhận trợ cấp lương thực và được hưởng chế độ y tế của Nhà nước.

Mặc dù vậy, thời gia gần đây đã có nhiều tiếng nói đòi độc lập cho vùng đất nổi giữa Thái Bình Dương và ở rất xa với chính quốc này. Trong dịp kỷ niệm lần thứ 73 Guam thoát khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản hồi tháng 07/2017, cựu thượng nghị sĩ Eddi Duenas đã đề nghị tổ chức trưng cầu dân ý về tương lai của Guam.

Gợi ý trên đã được chính thống đốc Eddi Calvo tán thưởng. Ông muốn đề nghị 3 giải pháp cho Guam : Độc lập, trở thành một tiểu bang Mỹ, giữ lại tình trạng « liên kết tự do » với Washington. Nhưng hiện tại cuộc tranh luận về vấn đề này vẫn chỉ là ở trên lý thuyết. Tòa án Liên bang Mỹ đã có phán quyết chống trưng cầu dân ý về quyền tự quyết.

Những căn cứ quân sự chiến lược

Trở lại với những leo thang căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Washington. Tại sao Kim Jong Un chọn Guam là mục tiêu trước tiên cho cuộc tấn công nước Mỹ ?

Điểm khiến lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un lo lắng chính là căn cứ không quân và hải quân Andersen Air Force Base. Gần 6.000 quân nhân Mỹ đồn trú tại đây, cùng với nhiều tầu ngầm và máy bay ném bom B-52.

Căn cứ này là cảng neo đậu của khoảng mười đơn vị thuộc Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (United States Pacific Command, PACOM) , Hạm Đội Thái Bình Dương (United States Pacific Fleet, USPACFLT) và Hạm đội 7 của Hải Quân Hoa Kỳ.

Từ những năm 1990, Andersen Air Force Base cũng là một trong những căn cứ hiếm hoi trong vùng có thể chứa máy bay ném bom B-2 của Không Lực Mỹ, cũng như các hàng không mẫu hạm của Hải Quân Hoa Kỳ.

Căn cứ tại Guam đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với lực lượng quân sự Mỹ trong vùng Thái Bình Dương. Được xây dựng vào năm 1944 để phục vụ cuộc chiến trên Thái Bình Dương, căn cứ Guam có nhiệm vụ tiếp nhận máy bay ném bom B-29 tham chiến với quân đội Nhật Hoàng, chống đế quốc Nhật. Tên gọi Andersen Air Force Base hiện nay được đặt vào năm 1949 để vinh danh tướng Roy Andersen.

Một mối đe dọa thực sự

Đây không phải là lần đầu tiên Kim Jong Un đe dọa tấn công các vùng lãnh thổ gần với Bắc Triều Tiên về mặt địa lý thuộc về kẻ thù quân sự. Hiện giờ, mối đe dọa dường như ở rất gần. Tên lửa liên lục địa Hỏa Tinh-12 (Hwasong-12), mà Kim Jong Un mới cho thử gần đây, có tầm bắn từ 3.700 đến 6.000 km. Trong khi đó, Bình Nhưỡng cách Guam 3.400 km.

Vấn đề ở chỗ đầu đạt hạt nhân, được gắn trên tên lửa hay không ? Liệu Bắc Triều Tiên đã nắm được công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân chưa ? Câu trả lời là « Có », theo một báo cáo mật của Cơ Quan Tình Báo Quân Sự Mỹ (DIA) mà tờ Washington Post đã đăng lại phần kết luận vào ngày 08/08/2017. Theo báo cáo này, chế độ Bình Nhương đã thu nhỏ được kích thước đầu đạn hạt nhân để có thể gắn vào các tên lửa liên lục địa. Vẫn theo nhật báo Mỹ, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản cũng đưa ra kết luận như vậy.

Liệu Guam được bảo vệ như thế nào trước mối đe dọa tên lửa Bắc Triều Tiên ?

Hệ thống THAAD đã được Hoa Kỳ triển khai trên đảo Guam từ tháng 04/2013, sau những hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên. Được trang bị cho quân đội Mỹ từ năm 2008, hệ thống THAAD có khả năng bắn chặn trên cao một tên lửa tầm trung. Thêm vào đó là hai tầu khu trục Aegis chống tên lửa cũng được triển khai ở Tây Thái Bình Dường để đối phó các tên lửa của Bình Nhưỡng.

THAAD là một hệ thống trên mặt đất, được đặt trên xe tải. Ngoài các tên lửa bắn chặn, hệ thống còn có một bệ phóng tên lửa di động, một radar có thể xác định nguồn gốc và hành trình của một tên lửa có gắn kèm một hệ thống khai hỏa tự động.

(Tổng hợp từ L’Obs, Le Figaro)

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170810-guam-dao-thien-duong-my-thanh-muc-tieu-cua-ten-lua-bac-trieu-tien

 

Truyền thông Hàn Quốc kêu gọi phát triển vũ khí hạt nhân

Trọng Thành

Cho đến nay, bất chấp các đe dọa tấn công từ Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc vẫn tự tin do có được “lá chắn hạt nhân” của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong những ngày đầu tháng 08/2017, theo AFP, báo chí Hàn Quốc đồng loạt lên tiếng yêu cầu Seoul xem xét việc phát triển vũ khí hạt nhân, trong bối cảnh Bình Nhưỡng có những tuyên bố ngày càng táo tợn hơn, trước các áp lực quốc tế gia tăng buộc Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí nguyên tử. Nhiều nhà quan sát cảnh báo “hiệu ứng dây chuyền” của một cuộc chạy đua phát triển vũ khí hạt nhân tại Đông Bắc Á.

Hiện tại, khoảng 28.500 binh sĩ Mỹ được triển khai tại Hàn Quốc, để bảo vệ quốc gia này. Theo một thỏa thuận ký năm 1974, giữa Seoul và Washington, Hàn Quốc không có quyền chế tạo vũ khí nguyên tử, đổi lại, đồng minh Đông Bắc Á được “lá chắn hạt nhân” Mỹ che chở. Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Hoa Kỳ từng triển khai vũ khí hạt nhân tại Hàn Quốc, nhưng đã rút đi vào lúc Seoul và Bình Nhưỡng đạt thỏa thuận về “phi hạt nhân hóa” bán đảo Triều Tiên vào năm 1991.

Năm 2006, Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên, và chính thức tuyên bố từ bỏ cam kết vào năm 2009. Trong những tháng gần đây, căng thẳng giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ dâng cao, đặc biệt với việc Bình Nhưỡng tiến hành hai vụ thử tên lửa liên lục địa ICBM, được nhiều chuyên gia coi là “thành công”. Hai tên lửa có khả năng bắn tới một phần lãnh thổ của Hoa Kỳ. Cùng lúc đó, có nhiều thông tin về việc Bắc Triều Tiên đang nhanh chóng tiến đến làm chủ công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân, để gắn vào tên lửa.

Theo các nhà quan sát, một câu hỏi ngày càng ám ảnh nhiều người Hàn Quốc : Liệu Washington có thực sự sẵn sàng bảo vệ Seoul, khi nhiều thành phố Mỹ có nguy cơ trở thành nạn nhân của vũ khí nguyên tử Bắc Triều Tiên ?

Seoul có thể chế bom nguyên tử trong vài tháng

Xã luận nhật báo Korea Herald hôm nay, 11/08, cảnh báo : “Niềm tin vào lá chắn hạt nhân Mỹ có thể bị lay chuyển” và “đây là thời điểm xem xét việc phát triển vũ khí nguyên tử”. Báo Koreal Herald kêu gọi Washington đưa tên lửa hạt nhân trở lại Hàn Quốc, nếu không muốn Seoul tự trang bị hệ thống vũ khí nguyên tử.

Nhật báo Chosun hồi đầu tuần cũng khẳng định : “Tai họa đang lơ lửng”, “Mọi đề xuất, kể cả những điều vốn bị coi là cấm kỵ, nên được bàn thảo”. Nhật báo kinh tế Korea Economic Daily nghiêng về giải pháp vũ khí nguyên tử chống lại Bắc Triều Tiên, với quan điểm “dùng đe dọa hủy diệt đối lại đe dọa hủy diệt”. Quan điểm của báo chí Hàn Quốc nói trên khá tương hợp với lập trường ủng hộ hạt nhân của người Hàn Quốc. Theo AFP, trong một cuộc điều tra hồi năm ngoái, khoảng 57% dân Hàn tán đồng giải pháp này, và 31% có ý kiến ngược lại.

Theo nhiều chuyên gia, với trình độ công nghệ hiện tại, Hàn Quốc hoàn toàn đủ khả năng có được tên lửa hạt nhân chỉ vài tháng sau khi quyết định. Có điều là việc Seoul xây dựng hệ thống vũ khí riêng sẽ để lại nhiều hệ quả tồi tệ.

Giảng viên Đại học về Bắc Triều Tiên tại Seoul, ông Yang Moo Jin, cho rằng lập trường “dùng đe dọa hủy diệt đối lại đe dọa hủy diệt” sẽ biến bán đảo Triều Tiên thành đấu trường chạy đua vũ trang quyết liệt. Nếu việc này xảy ra Bình Nhưỡng càng có thêm lý do để biện minh cho chương trình tên lửa hạt nhân, khiến việc trở lại đàm phán vốn đã khó, càng thêm khó. Vẫn theo chuyên gia Yang Moo Jin, quyết định của Hàn Quốc cũng sẽ mở ra cơ hội cho Nhật Bản và Đài Loan tự trang bị vũ khí. Tokyo “chắc chắn sẽ hoan nghênh việc này”, bởi đây là yếu tố hết sức thuận lợi giúp cho chính quyền Shinzo Abe trong chủ trương xét lại Hiến pháp chủ hòa của Nhật.

Bối cảnh khẩu chiến gia tăng

Tuyên bố của báo chí Hàn Quốc có phản ánh quan điểm của Seoul ? Để trả lời câu hỏi này cần đặt các phát biểu nói trên trong bối cảnh khẩu chiến đang gia tăng về cường độ giữa Washington và Bình Nhưỡng, với các đe dọa “nhấn chìm trong biển lửa” của tổng thống Mỹ hay kế hoạch “tấn công gần Guam (Mỹ)” của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Về phần mình, bộ trưởng Quốc Phòng Hàn Quốc Song Young Moo cho biết Seoul “hoàn toàn có khả năng” tự chế bom nguyên tử, nhưng chưa tính đến.

Chính quyền Seoul đang đàm phán với Mỹ nhằm nới lỏng thỏa thuận song phương về các tên lửa tầm trung 800 km của Hàn Quốc. Seoul muốn nâng trọng lượng đầu đạn lên 1.000 kg, so với 500 kg hiện nay. Đây là loại hỏa tiễn có thể tấn công mọi địa điểm trên đất Bắc Triều Tiên. Đầu tuần, Lầu Năm Góc thông báo đang “tích cực” xem xét vấn đề này.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170811-lo-so-bi-my-bo-roi-truyen-thong-han-quoc-keu-goi-phat-trien-vu-khi-hat-nhan

 

Al Qaeda và Daech

lùi bước nhưng sức đề kháng vẫn nguyên vẹn

Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố hôm qua 10/08/2017, đánh giá về mối đe dọa của các nhóm khủng bố Daech và Al Qaida, cho thấy : Mặc dù bị đẩy lùi ở Irak và Syria, bị trừng phạt quốc tế, nhưng khả năng kháng cự của hai nhóm này còn rất cao, biết thích nghi với tình hình. Mối đe dọa giờ đây đã lan sang tận Đông Nam Á.

Thông tín viên RFI tại New York, Marie Bourreau tường thuât :

« Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo sẽ bị tàn lụi rất nhanh. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định như trên vào tháng 7, khi quân đội Irak chiếm lại thành phố Mossoul. Nhưng giới chuyên gia Liên Hiệp Quốc thì thận trọng hơn.

Quả thật là Daech đã bị đánh lùi trên chiến trường, số chiến binh nước ngoài đã giảm, cũng như nguồn tài chính của tổ chức thánh chiến. Thế nhưng người ta đã không tính đến khả năng thích nghi của họ.

Cho nên, theo Liên Hiệp Quốc, dù bị áp lực quân sự ở Irak và Syria, cơ cấu trung ương của Daech vẫn có khả năng tài trợ cho chiến binh của họ ở ngoài vùng chiến sự, khuyến khích tấn công ở Châu Âu.

Theo giới chuyên gia, các nhóm khủng bố giờ đây có cả máy bay không người lái để thực hiện những vụ tấn công chính xác hơn. Mối đe dọa như thế tiếp tục chuyển biến, và không chỉ ở phía đông và tây Châu Phi, ở Trung Á, bán đảo Ả Rập, mà còn lan sang Đông Nam Á, đặc biệt ở phía nam Philippines, nơi mà Daech đang tìm cách bám rễ. »

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170811-al-qaeda-va-daech-lui-buoc-nhung-suc-de-khang-van-nguyen-ven