Tin Việt Nam – 05/08/2017
Vì sao Đức yêu cầu trao trả Trịnh Xuân Thanh?
CHLB Đức yêu cầu Việt Nam trao trả ông Trịnh Xuân Thanh, người vừa ‘ra đầu thú’ và đọc bản ‘nhận tội’ theo truyền thông nhà nước, là cách mà Berlin muốn tạo cho Hà Nội một ‘biện pháp mở’ để ‘khắc phục lỗi lầm’ về mặt ngoại giao và pháp lý, một luật sư từ Sài Gòn nói với BBC.
Trong lúc đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam có thể đang ‘lúng túng’ trong câu chuyện đối với nước Đức và có thể đang phải hành động để ‘giải quyết hậu quả,’ theo nhận xét một nhà cựu ngoại giao Việt Nam từ Geneve, Thụy Sỹ.
Trong luật pháp quốc tế có một nguyên tắc là nếu một quốc gia, hay bất cứ ai mà có một hành động vi phạm, xâm phạm đến luật pháp quốc tế, thì họ phải có một biện pháp khắc phục lại tình trạng ban đầu như trước khi xảy ra một hành động vi phạm đó…LS Lê Công Định, từ Sài Gòn
Đức dọa trả đũa Việt Nam vì ‘bắt cóc’ Trịnh Xuân Thanh
LS Lê Công Định bình luận vụ ông Trịnh Xuân Thanh
Người Việt ở Đức “rất sốc” về vụ Trịnh Xuân Thanh
Mạng xã hội nóng vì Trịnh Xuân Thanh ‘lên VTV’
Trả lời phỏng vấn của BBC hôm 04/8/2017, Luật sư Lê Công Định nêu quan điểm về điều mà ông gọi là ‘biện pháp mở’ của nước Đức dành cho Việt Nam. Ông nói:
“Trong luật pháp quốc tế có một nguyên tắc là nếu một quốc gia, hay bất cứ ai mà có một hành động vi phạm, xâm phạm đến luật pháp quốc tế, thì họ phải có một biện pháp khắc phục lại tình trạng ban đầu như trước khi xảy ra một hành động vi phạm đó…”
“Chúng ta thấy rằng chính phủ Đức hiểu rất rõ nguyên tắc của luật pháp quốc tế, cho nên họ yêu cầu chính phủ Việt Nam lập lại tình trạng ban đầu trước khi bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, đó là bây giờ phải trả ông Thanh lại đúng lãnh thổ mà ông Thanh đã cư trú trước khi bị bắt cóc.”
“Như vậy có nghĩa là phải đưa ông Thanh trở lại Đức và đây là một biện pháp mở đối với chính phủ Việt Nam mà chính phủ Đức trao cho.”
“Vì sao? Họ tạo điều kiện để chính phủ Việt Nam nếu đã lỡ vi phạm luật pháp quốc tế, thì bây giờ có một cách sửa chữa hành động vi phạm đó bằng cách trao trả lại.”
“Sau đó các bên sẽ nói chuyện với nhau lại về phương diện ngoại giao và phương diện pháp lý. Tuy nhiên chúng ta biết rằng là chính phủ Việt Nam bây giờ đang ở một tình thế rất là khó khăn, lẽ ra họ phải tuân thủ luật pháp quốc tế; nếu họ đã lỡ vi phạm rồi, thì bây giờ phải làm biện pháp khắc phục nó và đưa trở lại.
“Nhưng chúng ta thấy rằng cách mà họ đưa ông Thanh lên truyền hình, rồi đưa báo chí tham gia và nói rằng ông Thanh tự thú, với thái độ như vậy, tôi nghĩ rằng là họ không có ý định khắc phục lại hành động vi phạm luật pháp quốc tế,” ông Lê Công Định nói.
Thayer: ‘Nghi vấn bắt cóc gây tổn hại cho VN’
Đức vẫn yêu cầu cho Trịnh Xuân Thanh ‘trở về Đức’
Bàn tròn: Khác biệt Việt – Đức và sự thật vụ Trịnh Xuân Thanh
‘Lúng túng, giải quyết hậu quả’?
Hôm 03/8, ông Đặng Xương Hùng, cựu quan chức lãnh sự của Việt Nam tại Geneve, Thụy Sỹ và nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, nêu quan điểm về vụ việc đang xảy ra liên quan quan hệ Việt – Đức:
“Bộ Ngoại giao VN đang lúng túng trong câu chuyện với Đức. Có hai khả năng là Bộ Ngoại giao đồng lõa, chiều theo cách xử lý của Bộ Công an, cũng có thể Bộ Ngoại giao không đồng ý. Có thể có cả hai khả năng.”
Họ đang tìm cách giải quyết. Nếu họ không đồng ý, đây là chiến thắng của BNG Việt Nam. Nhưng tôi vẫn tin BNG có những con người biết nhìn nhận những cam kết với quốc tế, chấp nhận luật chơi của thế giới văn minh.Ông Đặng Xương Hùng, Cựu quan chức ngoại giao Việt Nam
“Thái độ của Sứ quán thế nào? Thái độ đó phụ thuộc vào tình huống Bộ Ngoại giao có đã lựa chọn xử lý ông Trịnh Xuân Thanh hay không.”
“Họ đang tìm cách giải quyết. Nếu họ không đồng ý, đây là chiến thắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Nhưng tôi vẫn tin Bộ Ngoại giao có những con người biết nhìn nhận những cam kết với quốc tế, chấp nhận luật chơi của thế giới văn minh.”
“Tôi tin rằng nếu Bộ Ngoại giao trước đây không đồng ý phương án bắt cóc, thì Bộ sẽ ổn. Tôi lo ngại tình trạng so sánh lực lượng giữa các phe nhóm, Bộ Ngoại giao chưa chắc có đủ thế lực mong muốn.”
“Bộ này đang phải đi giải quyết hậu quả mà Bộ Công an gây ra trong thế giới văn minh này. Bộ Ngoại giao đang phải chữa cháy như là Bộ này vẫn thường phải làm trước quốc tế trong các vụ bắt bớ, vi phạm nhân quyền v.v…”
“Nếu Bộ Ngoại giao chọn phương án bảo lưu ‘không chọn phương án bắt cóc’ Trịnh Xuân Thanh, thì Bộ Ngoại giao có thể đang ‘thở phào’, nhưng trong lộ trình đi tới hội nhập văn minh cho Việt Nam, đặc biệt qua hành xử ngoại giao chuẩn mực, thì nếu Bộ Ngoại giao không đồng tình, hoặc bảo lưu y’ kiến không đồng tình của họ, thì họ có thể thở phào như vậy,” ông Hùng nêu quan điểm riêng.
Đức vẫn yêu cầu cho Trịnh Xuân Thanh ‘trở về Đức’
Trước câu hỏi phía đại diện ngoại giao Việt Nam tại Đức và Đại sứ có thể đang phải xử lí vụ việc thế nào, cựu quan chức ngoại giao của Việt Nam nói:
“Ông Đại sứ Đoàn Xuân Hưng có thể đã biết trước, những đề án xử lý như vậy đều phải xin ý kiến, chỉ thị của Ban Bí thư và có thể là Bộ Chính trị, Bộ Ngoại giao chắc chắn được tham khảo. Cái này trong nội bộ gọi là ‘tham khảo ngang’. Nếu là quá bí mật, mà chỉ những vị cấp cao mới được biết, trong tình huống đó, ông Đại sứ Hưng mới không được biết.
Vụ này, theo tôi là rất nghiêm trọng, nước Đức đã xử lý ngay. Không như Canada xử lý Trung Quốc, nước Đức đã xử lí Việt Nam như một ‘đối tác nguy hiểm’ vi phạm an ninh của nước này.Ông Đặng Xương Hùng
“Nhưng nhân viên biệt phái ở Bộ Công an làm công tác an ninh ở Đại sứ quán chắc chắn phải được biết, tuy việc người đó có báo cáo lại cho Đại sứ đặc mệnh, toàn quyền hay không, thì là một chuyện khác.”
Mức độ nghiêm trọng?
Trước câu hỏi liệu Liên minh châu Âu (EU) có lên tiếng hay không về vụ việc, ông Đặng Xương Hùng nói:
“Với thái độ của Đức thì EU sẽ không thể ngồi nhìn. An ninh của châu Âu là liên kết với nhau, không thể tách rời nhau, nên cũng không tách rời vấn đề này với Đức được. Đưa người bị bắt cóc đi lại như thế là đã vi phạm luật pháp của các nước sở tại và của Liên minh châu Âu.”
“Vụ này, theo tôi là rất nghiêm trọng, nước Đức đã xử lý ngay. Không như Canada xử lý Trung Quốc, nước Đức đã xử lí Việt Nam như một ‘đối tác nguy hiểm’ vi phạm an ninh của nước này,” ông Hùng trả lời câu hỏi của BBC về mức độ nghiêm trọng của sự việc.
Hôm thứ Năm, trên Facebook cá nhân, Luật sư Lê Công Định cho rằng sử dụng thuật ngữ Latin “persona non grata” là cách biểu hiện phản ứng mạnh mẽ trong ngoại giao quốc tế. Nó có nghĩa là “người không được chào đón”, một quy chế do ngành hành pháp của nước chủ nhà áp dụng khi trục xuất một viên chức ngoại giao của nước khác.
“Điều 9, Mục 1 của Công ước Vienna về Quan hệ Ngoại giao quy định: “Quốc gia tiếp nhận [viên chức ngoại giao] có thể vào bất kỳ lúc nào và không cần giải thích quyết định của mình, thông báo cho quốc gia gửi [viên chức ngoại giao] rằng người đứng đầu hoặc bất kỳ viên chức nào thuộc ngoại giao đoàn là persona non grata, hoặc rằng bất kỳ viên chức nào thuộc ngoại giao đoàn là không thể chấp nhận được.”
“Tuyên bố persona non grata được đưa ra khi có bằng chứng viên chức ngoại giao đó vi phạm luật pháp nước sở tại và/hoặc luật pháp quốc tế…
“Thông thường quốc gia có viên chức ngoại giao bị trục xuất sẽ trả đũa bằng cách trục xuất lại một viên chức ngoại giao nước kia. Không biết trong trường hợp hiện tại nhà cầm quyền Việt Nam sẽ trả đũa ngoại giao ra sao đối với Đức?” Luật sự đặt câu hỏi.
Trong một diễn biến liên quan, tin cho hay hôm thứ Sáu, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đã tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp trả đũa Việt Nam vì cáo buộc Hà Nội bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin.
Việt Nam đã bác bỏ cáo buộc bắt cóc, và để hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên truyền hình nói ông tự nguyện trở về nước.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40830109
Cựu chuyên viên ngoại giao Mỹ:
‘Việt Nam không tuân thủ nguyên tắc cuộc chơi’
Cát Linh, RFA
Câu chuyện ông Trịnh Xuân Thanh có mặt ở Việt Nam bằng con đường đầu thú, theo cách nói của phía Việt Nam, hay bị bắt cóc, theo như phía Bộ ngoại giao Đức gọi là “cách thức trong những phim kinh dị thời Chiến tranh lạnh”, vẫn tiếp tục là đề tài bàn tán sôi nổi của truyền thông quốc tế.
Sự kiện truy bắt một bị can đang bị truy nã của Việt Nam tại một quốc gia khác bằng phương cách ‘vô tiền khoáng hậu’ này được các chuyên viên ngoại giao Việt Nam và quốc tế nhận định như thế nào?
Vi phạm chuẩn mực ngoại giao
Hãng tin AP ngày 2 tháng 8 trích lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Đức, Martin Schaefer, nói rằng chính phủ Đức không nghi ngờ gì việc đại sứ quán Việt Nam và cơ quan tình báo nước này có dính líu vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh vào ngày 23 tháng 7.
Theo lời ông Martin Schaefer, việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay trên nước Đức là một sự vi phạm luật pháp quốc tế và luật pháp nước Đức chưa hề có tiền lệ.
Từ Fresno, California, ông David Brown, nhà cựu ngoại giao Hoa Kỳ từng sống và làm việc nhiều năm ở Việt Nam bình luận về sự việc này với chúng tôi qua email, ông cho biết quan điểm của mình.
“Công an Việt Nam đã không tuân thủ nguyên tắc của cuộc chơi. Với sự tiếp tay của Đại sứ Việt Nam Đoàn Xuân Hùng, họ đã vi phạm các chuẩn mực ngoại giao đã được thiết lập tốt bằng cách bắt cóc Trịnh Xuân Thành và trục xuất ông ta ra khỏi nước Đức. Berlin đúng là thật sự đã rất tức giận.
Chính quyền Việt Nam đã biết Thanh đang tìm kiếm quy chế tỵ nạn ở Đức. Các quan chức hàng đầu như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoặc Phó Thủ tưởng Phạm Bình Minh cũng từng đã đề cập trực tiếp với chính phủ Đức vấn đề dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam tại cuộc họp hội nghị thượng đỉnh G-20 diễn ra ở Đức vào tháng 7 vừa qua.”
Công an Việt Nam đã không tuân thủ nguyên tắc của cuộc chơi. Với sự tiếp tay của Đại sứ Việt Nam Đoàn Xuân Hùng, họ đã vi phạm các chuẩn mực ngoại giao đã được thiết lập tốt bằng cách bắt cóc Trịnh Xuân Thành và trục xuất ông ta ra khỏi nước Đức – Ông David Brown
Về việc này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cũng có nhắc đến. Ông cho biết hai nước đã gặp nhau bên lề Thượng đỉnh G20 hồi tháng 7 vừa qua để thảo luận đề nghị từ phía Hà Nội là muốn Đức trục xuất ông Thanh.
Khả năng có sự thoả thuận
Tất cả diễn biến của câu chuyện Trịnh Xuân Thanh cho đến thời điểm này được ông Lê Hưng Quốc, chuyên gia đối ngoại, Nguyên Phó Giám đốc thường trực Sở Ngoại vụ, trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 3 tháng 8, từ Sài Gòn, đưa ra một góc nhìn khác mang tính chất “chưa đưa ra nhận định vội vàng”. Ông cho biết.
“Đây không phải là vấn đề chính trị. Đây là vấn đề tham nhũng. Tham nhũng thì nước nào cũng có, cũng phải có biện pháp để trị. Các quốc gia không ủng hộ chuyện tham nhũng.”
Khi được hỏi về liệu có sự vi phạm luật pháp quốc tế như lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Đức, Martin Schaefer đã lên tiếng hay không? Ông Lê Hưng Quốc cho biết.
“Nếu nói về luật pháp quốc tế thì nó rất chung chung và vô cùng. Nhưng đây không phải là câu chuyện về luật pháp quốc tế mà là câu chuyện giữa hai nước.
Tôi không hình dung là câu chuyện này làm như thế nào. Nhiều người nói là bắt cóc, nhưng tôi lại không có thông tin, chuyện bắt cóc ấy làm sao qua biên giới được. Cho nên cũng không loại trừ khả năng như Bộ ngoại giao đã nói là anh này đã đến lúc về nước để giải trình, vì tội tham nhũng thì chả có nước nào dung chứa cả.”
Ông Lê Hưng Quốc nói rằng theo ý kiến của ông, ông nhìn thấy có hai cách để dư luận nhận xét về vụ Trịnh Xuân Thanh.
“Người mà không thích Việt Nam thì nói là đây là bắt cóc rồi, đã vi phạm luật. Thế nhưng người mà nắm được sự kiện thì có thể đây là một thoả thuận nào đó.”
Khi được hỏi quan điểm riêng của ông trên góc nhìn ngoại giao, ông chia sẽ rằng cần phải thận trọng trước khi đưa ra kết luận.
“Rõ ràng bây giờ là thế kỷ 21 rồi, và các nước cũng đều đang phát triển. Văn minh thế giới cũng rất rõ rồi. Cho nên tôi không loại trừ khả năng có những thoả thuận. Thế nhưng không phải thoả thuận nào cũng công bố trên báo đài đâu?”
Tối ngày 3 tháng 8, truyền hình Việt Nam, kênh VTV1 đăng hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh trong một đoan video thú nhận ông “đã làm một việc nông nổi” và ông “cần phải quay về để đối diện với sự thật”.
Người mà không thích Việt Nam thì nói là đây là bắt cóc rồi, đã vi phạm luật. Thế nhưng người mà nắm được sự kiện thì có thể đây là một thoả thuận nào đó. – Ông Lê Hưng Quốc
Sẽ nhanh chóng được giải quyết
Trước đó, ngày 2 tháng 8, Bộ Ngoại giao Việt Nam lần đầu lên tiếng với phát biểu của bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói rằng “Việt Nam rất lấy làm tiếc về phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức đưa ra” và Việt Nam rất coi trọng mối quan hệ giữa hai nước Việt – Đức.
Chúng tôi đặt vấn đề về khả năng mối quan hệ giữa hai nước sau sự việc này như thế nào, ông David Brown cho biết, theo nhận định của ông, việc này sẽ “chìm dần” bằng hình thức ngoại giao.
“ Hà Nội cần phải biết rằng sẽ mất một khoảng thời gian nhiều tháng trước khi các toà án ở Đức ra quyết định về qui chế tỵ nạn của Trịnh Xuân Thanh, và không cần thiết phải xử lý như thế. Họ đã nghĩ rằng họ có thể loại trừ ông ta một cách gọn gàng, và họ đã làm như thế.
Sau một thời gian ngắn, sau những lời xin lỗi, gửi một Đại sứ mới sang Berlin, vụ việc sẽ được giải quyết và sẽ lắng xuống. Có lẽ họ đúng. Giữa Việt Nam và Đức có nhiều lợi ích chung, và sẽ không có lợi nếu cả hai kéo dài chuyện này.”
Giữa Việt Nam và Đức có nhiều lợi ích chung, và sẽ không có lợi nếu cả hai kéo dài chuyện này. – Ông David Brown
Về việc này, ông Lê Hưng Quốc có quan điểm tương đồng với ông David Brown, ông khẳng định sự việc sẽ được giải quyết qua kênh ngoại giao.
“Quan điểm cá nhân của tôi, việc này không ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước. Quan hệ Việt Nam với Đức là xu thế.
Tôi không hình dung được vì chuyện này mà Đức cấm vận hay tuyên chiến với Việt Nam. Bởi vì câu chuyện này là câu chuyện tham nhũng chứ không phải vấn đề nhân quyền hay chính trị.”
Sau những ngày giữ im lặng, thì ngày 4 tháng 8, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel phát biểu trong cuộc họp báo tại Wolfsburg rằng không có điều gì sai với suy luận ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc là có sự hổ trợ của viện chức tình báo Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam ở Đức. Ngoại trưởng Sigmar nhấn mạnh trong buổi họp báo, phía Đức không thể chấp nhận việc Việt Nam đưa ông Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Đức bằng hình thức mà ông gọi là “người ta thấy khi xem phim kinh dị thời Chiến tranh lạnh.”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ráo riết diệt tham nhũng?
Hòa Ái, phóng viên RFA
Qua các vụ việc liên quan đến giới chức cao cấp trong ngành ngân hàng như ông Trầm Bê bị bắt, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa không được thực hiện chấp nhận thủ tục xin thôi việc và cựu giới chức ngành dầu khí, ông Trịnh Xuân Thanh được nói ra đầu thú sau gần 1 năm bị phát lệnh truy nã… có phải chiến dịch chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề xướng bắt đầu đi vào giai đoạn nước rút trước khi ông thôi vai trò Tổng Bí thư tại Đại hội giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra vào đầu tháng 1 năm 2018?
Quyết tâm chống tham nhũng?
Giống như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ, diệt ruồi” tại Hoa Lục, ông Nguyễn Phú Trọng, hồi năm 2012 ban hành quyết định tái lập Ban Nội chính Trung ương với nhiệm vụ chống tham nhũng, chỉnh đốn Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ sau một năm ông được bầu vào vị trí Tổng Bí thư Đảng. Tuy nhiên chiến dịch chống tham nhũng do tân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đề xướng lúc bấy giờ cần theo chủ trương “diệt chuột đừng để vỡ bình”.
Với quyết tâm chống tham nhũng của người đứng đầu Đảng lãnh đạo như vừa nêu, dư luận trong và ngoài nước không mấy trông chờ vào kết quả khả quan trước tệ trạng tham nhũng tràn lan mà dân chúng trong nước kêu than từ địa phương đến trung ương đều tham nhũng. Nguyên Đại Biểu Quốc Hội Lê Văn Cuông từng khẳng định với Đài Á Châu Tự Do rằng mặc dù Đảng và Nhà Nước quyết liệt chống tham nhũng nhưng vẫn không đạt được hiệu quả vì:
“Hoạt động của bộ máy chống tham nhũng là chưa có kết quả, bởi vì mang tính chất hô hào chứ chưa đi vào hoạt động một cách có trách nhiệm hay có hiệu lực. Điều đó cho thấy cần một cách thức chỉ đạo giải quyết vấn đề này một cách quyết liệt và hiệu lực hơn. Còn nếu như lâu nay thì tình trạng rất khó có sự chuyển biến mang tính chất đột phá.”
Chiến dịch chống tham nhũng tại Việt Nam được ghi nhận đạt thành tích qua việc Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam kỷ luật Ủy viên Bộ Chính Trị, ông Đinh La Thăng tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, Khóa 12 hồi đầu tháng 5 năm 2017, cũng như trước đó, ngay sau Đại hội Đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành chưa có tiền lệ là cách chức một người đã về hưu, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và truy nã đối với ông Trịnh Xuân Thanh, cấp dưới của ông Đinh La Thăng trong vụ đại án tham nhũng ở Tập đoàn Dầu Khí, nhưng ông Thanh đã bỏ trốn ra nước ngoài.
Tôi hoan nghênh những vụ án tham nhũng lớn bắt đầu có thể mở ra và việc bắt Trịnh Xuân Thanh về nước và Trầm Bê cùng một số vụ án khác thì có lẽ sẽ còn đi vào các mối quan hệ lớn mà từ trước giờ nhiều người mong đưa ra rằng sau đứng những những nhân vật đó là ai? Tại sao những người làm sai thời gian dài như thế mà không xử lý
-Luật sư Trần Quốc Thuận
Ngay thời điểm ông Đinh La Thăng bị kỷ luật, buộc phải ra khỏi Bộ Chính Trị, Giáo sư Vũ Tường, giảng dạy trong Khoa Chính trị, tại Đại học Oregon, Hoa Kỳ và cũng là nhà quan sát chính trị Việt Nam nói với RFA rằng “Đó là một thành công rất nhỏ bé” và Giáo sư Vũ Tường nhấn mạnh:
“Tôi còn chờ xem họ sẽ có đưa ông Thăng và tay chân ông ấy ra pháp luật hay không? Nếu làm được điều đó thì mới có tiến bộ.”
Chống tham nhũng đạt hiệu quả?
Sự chờ đợi không chỉ của riêng Giáo sư Vũ Tường đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu mà nhiều người cho là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang ráo riết thực hiện quyết tâm của ông trong chiến dịch chống tham nhũng, trước khi ông thôi chức vụ Tổng Bí thư vào Đại hội giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng Sản Việt Nam, diễn ra trong đầu tháng 1 năm 2018.
Chỉ trong mấy ngày qua, những thông tin dồn dập được truyền thông nhà nước loan đi liên quan hai giới chức cao cấp của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín-Sacombank, ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang bị khởi tố bắt tạm giam về tội “cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa không được chấp nhận cho thôi việc trong quá trình bà Thoa bị xem xét kỷ luật do nghi vấn khối tài sản giá trị lớn của bà bất minh và thông tin nổi cộm nhất là ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú sau gần một năm trốn sang Đức và xin quy chế tị nạn.
Trước những thông tin như thế, rất nhiều người tỏ ra phấn khởi, như Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội Việt Nam, chia sẻ với RFA:
“Tôi hoan nghênh những vụ án tham nhũng lớn bắt đầu có thể mở ra và việc bắt Trịnh Xuân Thanh về nước và Trầm Bê cùng một số vụ án khác thì có lẽ còn đi vào các mối quan hệ lớn mà từ trước giờ nhiều người mong đưa ra rằng sau đứng những những nhân vật đó là ai? Tại sao những người làm sai thời gian dài như thế mà không xử lý? Theo tinh thần, nghị quyết của Đảng là không chừa người nào, cho dù người đó đang làm việc hay đã nghỉ thì cũng phải xử lý đến nơi đến chốn. Đó là dấu hiệu tích cực.”
Hầu hết những người quan sát về chính trường và nội bộ của Đảng Cộng Sản Việt Nam và những người cầm quyền thì đều cho đây họ chỉ núp danh chống tham nhũng, thực tế đều nghĩ rằng đó là sự đấu đá nội bộ và phe nhóm thôi
-Nhà báo tự do Sương Quỳnh
Thế nhưng, Đài Á Châu Tự Do cũng ghi nhận không ít người lại lo ngại rằng “dấu hiệu tích cực” theo như nhận xét của Luật sư Trần Quốc Thuận sẽ theo hướng nào vì một số nhà phân tích tình hình chính trị Việt Nam cho rằng cuộc tranh giành và đấu đá quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng Sản đang đến hồi gay cấn khi nhóm thuộc phe của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị “vào tròng”.
Nhà báo tự do Sương Quỳnh nói với chúng tôi về quan điểm của bà trước diễn tiến trong những ngày đầu tháng 8:
“Hầu hết những người quan sát về chính trường và nội bộ của Đảng Cộng Sản Việt Nam và những người cầm quyền thì đều cho đây họ chỉ núp danh chống tham nhũng, thực tế đều nghĩ rằng đó là sự đấu đá nội bộ và phe nhóm thôi. Bây giờ thấy qua cách bắt bớ và làm một việc hết sức bất lợi cho Việt Nam, đó là bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, theo lời cáo buộc của Đức. Nếu đúng như vậy thì họ không cần biết đến ngoại giao đối với các nước như thế nào, họ không cần quan tâm đến dư luận của thế giới nữa thì chỉ là nhóm lợi ích này hay nhóm lợi ích khác hoặc quyền lực này hay quyền lực khác đánh nhau mà thôi.”
Đồng quan điểm với Nhà báo tự do Sương Quỳnh, một số nhà quan sát tình hình chính trị trong nước mà chúng tôi tiếp xúc cho biết khó tiên liệu được kết quả của cuộc đấu đá nội bộ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa có lời ví von “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi cũng phải cháy”, nhưng họ đều khẳng định Đảng Cộng Sản lãnh đạo thừa biết và nhận thức rõ tệ trạng tham nhũng chỉ giải quyết được một khi thể chế chính trị tại Việt Nam thay đổi.
Giám mục Hợp:
‘Formosa ở Trung Quốc còn tệ hơn ở Hà Tĩnh’
Cách làm ăn của Formosa ở Trung Quốc ‘còn tệ hơn’ cách làm ăn của doanh nghiệp này tại Hà Tĩnh, một Giám mục Công giáo Việt Nam phụ trách Giáo phận Vinh nói với BBC hôm thứ Bảy từ Đài Loan.
Trả lời phỏng vấn hôm 05/8/2107, Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, người đang có chuyến ‘công tác’ tới Đài Loan trao thỉnh nguyện thư cho chính quyền liên quan vụ thảm họa môi trường do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formolsa Hà Tĩnh gây ra hơn một năm về trước, nói:
“Cách làm ăn của Formosa ở Trung Quốc còn tệ hơn cách làm ăn của Formosa tại Hà Tĩnh, vì cách của họ chỉ đặt nặng yếu tố kinh tế, mà không có thêm yếu tố xã hội, nhân bản và môi trường,”
“Chính vì vậy ở Đài Loan đã xảy ra thảm họa đó, số người chết vì ung thư trong vụ khiếu kiện đã nêu rõ.”
Cách làm ăn của Formosa ở Trung Quốc còn tệ hơn cách làm ăn của Formosa tại Hà Tĩnh, vì cách của họ chỉ đặt nặng yếu tố kinh tế, mà không có thêm yếu tố xã hội, nhân bản và môi trường
Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói về chuyến đi Đài Loan
Giám mục Thái Hợp: Tôi mục kích Formosa ở Đài Loan
Liên hệ với vụ thảm họa ở Việt Nam, vị Giám mục Công giáo vừa tới thăm và trực tiếp mục sở thị cách làm ăn của Formosa ở Đài Loan, nói:
“Ở Việt Nam cũng vậy, công ty trong cơ xưởng lớn ở Formosa giao cho công ty nhỏ ở Trung Quốc, cách làm ăn chỉ nghĩ đến lợi nhuận, chính vì vậy kỹ thuật của họ lạc hậu, vì thế không đưa đến chỗ cô đọng lại những chất thải đó… mà thải thẳng ra biển. Mối tương quan của họ là mối tương quan cũ, thành ra cách làm ăn cũ, máy móc cũ, phương pháp cũ.
“Chính vì vậy gây ra thảm họa môi trường và những cách làm ăn đó cuối cùng gây xung đột xã hội nhiều hơn, rất nhiều lần sẽ bị đắt đỏ hơn vì phải đền bù vì khiếu kiện.
“Tôi thấy rằng lúc này đòi hỏi con người, xí nghiệp, doanh nghiệp phải đổi cách làm ăn, đổi định hướng và đổi sáng tạo để có những cách làm ăn mới tân tiến hơn, lợi nhuận hơn,
“Nhưng đồng thời bảo vệ được môi sinh và bảo vệc được quyền con người, không gây ra những khổ đau như Formosa đã gây ra ở tại chính mảnh đất của họ, cũng như tại Hà Tĩnh, cũng như trước đó tại Campuchia,” vị chủ chăn đứng đầu toàn Giáo phận Vinh nêu quan điểm.
‘Trao thỉnh nguyện thư’
Tin tức từ một số trang tin công giáo từ Việt Nam và hải ngoại hôm 04/8 cho hay đoàn công tác của ban hỗ trợ nạn nhân Formosa cùng với Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã trao một thỉnh nguyện thư được cho là có gần 200 nghìn chữ ký cho Tổng thống Đài Loan tại Phủ Tổng thống.
Chúng tôi ước mong rằng chính sách kinh tế phát triển Hướng Nam Mới đó cần được làm rõ, và được đặt nổi vấn đề môi trường cũng như nhân quyền, để chương trình phát triển đó làm thành chương trình phát triển toàn diện, và nhất là để bó buộc các công ty của Đài Loan phải tôn trọng và có trách nhiệm hơn với môi trường cũng như người dân nơi họ hoạt độngGiám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp
Sau đó, Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp và nhóm vận động này đã có một buổi họp báo tại Quốc hội Đài Loan, mà trước đó đoàn đã có tiếp xúc với một số dân biểu. Bài phát biểu do Giám mục Thái Hợp trình bày tại Họp báo có đoạn:
“Chúng tôi rất vui khi biết bà Tổng thống rất quan tâm đến việc phát triển của đất nước Đài Loan và có tầm nhìn xa khi đưa ra chính sách kinh tế Hướng Nam Mới. Tuy nhiên, với tư cách là những người dân ở các nước Đông Nam Á, chúng tôi rất tiếc là chính sách kinh tế Hướng Nam Mới mới chỉ để ý đến vấn đề tăng trưởng kinh tế của Đài Loan, mà chưa đặt nổi vấn đề tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á. Và điểm quan trọng hơn, đây chỉ là tăng trưởng kinh tế chứ chưa phải là một chương trình phát triển toàn diện kinh tế – xã hội – con người và môi sinh,” theo trang mạng của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.
Formosa: Người dân ‘chưa nhận đủ bồi thường’
Người dân Nghệ An lại tiếp tục kiện Formosa
Công bố 10 cán bộ liên quan đến Formosa
“Chúng tôi ước mong rằng chính sách kinh tế phát triển Hướng Nam Mới đó cần được làm rõ, và được đặt nổi vấn đề môi trường cũng như nhân quyền, để chương trình phát triển đó làm thành chương trình phát triển toàn diện, và nhất là để bó buộc các công ty của Đài Loan phải tôn trọng và có trách nhiệm hơn với môi trường cũng như người dân nơi họ hoạt động.
“Chúng tôi kêu gọi nhân dân Đài Loan, các tổ chức xã hội dân sự và tất cả những người thành tâm thiện chí mạnh mẽ kiến nghị chính phủ Đài Loan thực hiện chính sách kinh tế Hướng Nam Mới dựa trên định hướng phát triển toàn diện mà chúng tôi vừa nêu lên.
“Chính sách đó bó buộc các nhà đầu tư Đài Loan phải có trách nhiệm hơn với con người và với môi trường sinh thái. Và như vậy hy vọng không có những chuyện buồn, chuyện đáng tiếc do công ty đã làm tại Formosa Hà Tĩnh và chúng ta phải đau buồn hiện diện ở đây,” vẫn theo trang mạng này.
Hôm thứ Bảy, Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cho BBC Việt ngữ hay đoàn công tác đã tiếp xúc với một số tập hợp luật sư trong đó các một số luật sư đang giúp người dân địa phương ở Đài Loan khởi kiện Formosa vì gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và môi trường sống của cư dân, ông nói:
“Chúng tôi đang trong chuyến công tác để giải quyết vấn đề Formosa, hay đúng hơn tìm cách để đem lại ‘Công lý, Hòa bình’ cũng như là Công bằng cho các nạn nhân ở Formosa. Chính vì vậy chúng tôi từ Việt Nam sang Hoa Kỳ, rồi từ Hoa Kỳ về đây và tại Đài Loan này, chúng tôi cũng có đưa kiến nghị lên bà Tổng thống đồng thời cũng tổ chức buổi họp báo… đã biết.
“Đồng thời, trong thời gian vừa qua, ở đây chúng tôi cũng đã có những buổi làm việc với các luật sư, nhất là những luật sư đã và đang giúp cho người dân… (ở ̣địa phương) kiện Công ty Formosa, vì công ty Formosa đang gây nên thảm họa môi trường. Và thảm họa môi trường đó đang gây ra bệnh ung thư cho một vài nơi xung quanh công ty đó (Formosa ở Đài Loan).
“Chiều nay chúng tôi vừa trên đường về, vừa đi thăm lại công ty và các làng xung quanh công ty đó và họ đang đứng ra để khiếu kiện công ty Formosa,” Giám mục chính tòa Giáo phận Vinh nói thêm với BBC từ Đài Loan.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40838633
Phóng viên Không biên giới ‘điểm danh’ nhân quyền Việt Nam
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho biết họ rất lo ngại về việc chính quyền Việt Nam đột ngột gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến, nhắc tới bảy blogger và các nhà báo công dân bị bắt giữ trong những tuần gần đây và hai người bị tuyên án tù nhiều năm.
RSF nói chỉ riêng trong hai tuần vừa qua, năm người đã bị bắt vì tội “hoạt động nhắm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 của Bộ luật Hình sự vì những gì mà họ đăng tải lên mạng.
Nhóm này bao gồm bốn cựu tù nhân lương tâm là hai blogger Phạm Văn Trội và Nguyễn Trung Tôn, nhà báo Trương Minh Đức và luật sư nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển – tất cả đều bị bắt vào ngày 30 tháng 7.
Họ bị tố cáo dính líu tới luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, một thành viên của Hội Anh em Dân chủ, một hội cựu tù nhân lương tâm. Ông Đài bị bắt vào tháng 12 năm 2015 về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 của Bộ luật Hình sự.
“Chúng tôi kiên quyết lên án các vụ bắt giữ và xét xử giả tạo trong những tuần qua,” RSF nói trong một thông cáo. “Nhờ công nghệ mới, các nhà báo công dân ở Việt Nam có thể viết về những diễn biến và mô tả thực tế của đất nước một cách sống động khác với tuyên truyền của nhà nước.”
“Những vụ bắt giữ tùy tiện này kêu gọi một phản ứng hữu hiệu từ cộng đồng quốc tế, và cộng đồng quốc tế phải gây sức ép để nhà chức trách Việt Nam phóng thích những người bị giam giữ và ngừng sách nhiễu các nhà báo công dân,” RSF nhấn mạnh.
Việt Nam xếp hạng 175 trên tổng số 180 quốc gia trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2017 do RSF thực hiện.
https://www.voatiengviet.com/a/phong-vien-khong-bien-gioi-dien-danh-nhan-quyen-viet-nam/3973153.html
Đức: Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
giống phim gián điệp thời Chiến tranh lạnh
Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nói hôm 4/8 rằng nước này đang xem xét các biện pháp chống lại Việt Nam vì đã bắt cóc cựu lãnh đạo ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức.
Hãng tin Reuters trích lời ngoại trưởng Gabriel nói việc Hà Nội chối bỏ vụ bắt cóc TXT “gợi nhớ lại những bộ phim gián điệp thời Chiến tranh lạnh.”
Ngoại trưởng Gabriel cho biết Đức đã yêu cầu một nhân viên tình báo tại sứ quán Việt Nam ở Berlin rời khỏi Đức vì có dính líu tới vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.
“Trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Việt Nam đã sử dụng phương thức thường thấy “trong các bộ phim hành động thời Chiến tranh lạnh. Đây là điều mà chúng tôi không chấp nhận.”
Sigmar Gabriel, Ngoại trưởng Đức
Lên tiếng trong một cuộc họp báo theo sau buổi hội đàm với Ngoại trưởng Slovak Miroslav Lajcak ở Wolfsburg, Ngoại trưởng Đức nói: “Chúng tôi không khẩn khoản yêu cầu ông ta rời nước Đức mà đòi ông phải ra khỏi đất nước chúng tôi bởi vì chúng tôi tin chắc là ông ta có dính líu trong vụ bắt cóc.”
Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh “không có gì đi ngược với cách suy diễn này mà ngược lại mọi chứng cớ đều hỗ trợ cho cách suy diễn là ông ta, với sự trợ giúp của mật vụ Việt Nam và sử dụng ưu thế cư ngụ trong Đại sứ quán Việt Nam ở Đức, để bắt cóc một người đã đệ đơn xin tị nạn.”
Trong thông cáo Bộ Ngoại giao Đức hôm 2/8, Đức cáo buộc Việt Nam thực hiện vụ bắt cóc ở Berlin và yêu cầu nhân viên tình báo của sứ quán Việt Nam ra khỏi Đức trong vòng 48 giờ. Sứ quán Đức ở Berlin không trả lời câu hỏi của VOA liệu nhân vật bị Đức trục xuất đã rời khỏi nước này hay chưa.
Theo Reuters, Ngoại trưởng Gabriel không cho biết chi tiết các biện pháp trừng phạt kế tiếp mà Đức đang xem xét.
Ông Gabriel nói trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh,Việt Nam đã sử dụng phương thức thường thấy “trong các bộ phim hành động thời Chiến tranh lạnh.”
“Đây là điều mà chúng tôi không chấp nhận” Ngoại trưởng Đức nói.
Chính phủ Đức, trong thông cáo hôm 2/8, yêu cầu Việt Nam đưa ông Thanh trở về Đức. Ông Thanh bị Việt Nam ra lệnh truy nã quốc tế về tội làm thất thoát 3.300 tỷ đồng (khoảng 147 triệu USD) trong thời gian lãnh đạo PVC, một công ty con của tập đoàn dầu khí PetroVietnam.
Ngày hôm sau, 3/8, truyền hình nhà nước Việt Nam VTV tung ra hình ảnh ông Thanh với nét mặt mệt mỏi, lên tiếng trong chương trình thời sự buổi 19h, nói ông tự nguyện trở về và ra đầu thú.
Cộng đồng Việt “hoang mang”
Sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Đức và Việt Nam từ vụ Trịnh Xuân Thanh đang gây lo lắng cho cộng đồng người Việt ở Đức, theo Chủ tịch Liên hiệp người Việt toàn liên bang Đức Nguyễn Văn Thoại.
Trao đổi với Đài VOA, Giáo sư-Tiến sỹ Thoại nói ông và cộng đồng người Việt “rất bất ngờ vì chuyện đó.”
“Lâu nay cứ nghe rằng mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Đức đang phát triển rất tốt đẹp, thậm chí còn được nói là tốt đẹp nhất từ xưa đến nay,” theo ông Thoại. “Thế mà đùng một cái có thông tin thế này nên bà con rất hoang mang.”
Chính phủ Đức nói sẽ xem xét các biện pháp tiếp theo nếu cần thiết ở mức chính sách về chính trị, kinh tế cũng như phát triển trong thông cáo ra hôm 2/8.
Đây chính là mối lo lớn nhất của người Việt ở Đức, theo ông Thoại, vì “nếu mối quan hệ giữa Việt Nam và Đức xấu đi thì điều đó kéo đến hệ lụy là mối quan hệ giữa Việt Nam và EU (Liên minh châu Âu) cũng sẽ xấu đi.”
Người đại diện cộng đồng gồm hơn 150.000 người Việt ở Đức đã nhiều lần diện kiến thủ tướng Angela Merkel ở Berlin nói họ lo ngại Việt Nam sẽ mất đi sự ủng hộ của Đức và khối EU trong nhiều vấn đề từ kinh tế tới chính trị.
Một mối lo lắng khác của người Việt, đặc biệt là ở Berlin, nơi có khoảng 25.000 người Việt đang sinh sống hợp pháp, sau vụ bắt cóc ông Thanh ngay giữa thủ đô Berlin là vấn đề an toàn của họ.
Ông Thoại cho biết họ sợ những hiện tượng cướp giết theo kiểu giang hồ trong cộng đồng người Việt trong những năm 1990 sẽ tái diễn trong khi cuộc sống của cộng đồng ở đây đã ổn định kể từ đó.
Một cư dân Berlin và nhà báo sinh sống ở Đức từ năm 1993, Lê Trung Khoa, nhận định rằng nhiều người Việt cũng lo ngại về sự an toàn của bản thân sau vụ bắt cóc ông Thanh ngay giữa thủ đô.
Ông Khoa nói những người hay viết phản biện, tranh luận trên mạng xã hội về các vấn đề Việt Nam hay những người đang xin tị nạn ở Đức đều lo lắng liệu một ngày nào đó họ có bị quy chụp là phản động và họ cũng như gia đình có thể bị những đối tượng có vũ trang đột nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ Đức để bắt cóc hoặc khủng bố.
Bộ Ngoại giao Đức gọi vụ bắt cóc do mật vụ Việt Nam thực hiện tại Berlin hôm 23/7 là “chưa có tiền lệ.”
Công tố viên Berlin Martin Steltner nói với VOA hôm 4/8 rằng cuộc điều tra về vụ bắt cóc vẫn đang tiếp diễn. Ông nói vụ bắt cóc một người nước ngoài trên đất Đức được coi là một “tội hình sự” và lo ngại cho an ninh của cộng đồng người Việt ở đây.
Theo ông Khoa, người sáng lập Thoibao.de và là người đầu tiên đưa tin về vụ bắt cóc này, cảnh sát Berlin đang làm việc với một nhân chứng mới và vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được điều tra bởi nhóm chuyên án hình sự cho những tội danh cao nhất kể cả tội giết người.