Viên Thuốc Ngừa Thai

Cac Bai Khac

No sub-categories

Viên Thuốc Ngừa Thai

VOA blog – 26/07/2017

Nguyỗn Ý Đức

 

Hình minh họa.

Hình minh họa.

 

Đã từ nhiều thế kỷ, nuôi con bằng sữa mẹ hiền vẫn là cách ngừa thai hữu hiệu nhất. Lý do là kích thích tố prolactin có nhiệm vụ trong việc tạo ra sữa đồng thời cũng ngăn không cho trứng rụng. Giao hợp gián đoạn mà Thánh Kinh gọi là “spilling of seed” chờ cho tới khi cực sướng rồi rút ra có lẽ là phương thức ngừa thai xưa nhất. Tuy nhiên với thời gian và thay đổi trong xã hội, cho con bú cũng thưa dần và tỷ lệ sinh con gia tăng. Vì thế đã có rất nhiều phương thuốc và vật dụng cơ khí được dùng với mục đích là phòng ngừa có thai.

Từ mu rùa tới sản phẩm bằng cao su

Kể từ ít nhất là thiên niên kỷ thứ ba trước Thiên Chúa, phụ nữ Ai Cập đã đặt vào âm hộ những viên thuốc ngừa thai làm bằng mật ong và phân cá sấu. Trong khi đó thì phụ nữ Ả Rập lại dùng hỗn hợp gồm quả lựu, muối mỏ và nhôm với cùng mục đích. Theo triết gia Aristotle, một hỗn hợp của cây nhựa trầm hương, cây tuyết tùng và dầu olive cũng có cùng tác dụng. Nói chung, tất cả các phương pháp kể trên đều có cùng một mục đích là làm tăng độ acit trong âm hộ khiến cho tinh trùng bớt hoạt động.

Vào cuối Thời Trung Cổ, sự ngừa thai bước một bước dật lùi khi người mẹ uống một loại dược thảo nào đó như là phương pháp ngừa thai không có công hiệu. Phải đợi tới thế kỷ thứ 16, nhà cơ thể học Gabriel Fallopio sáng chế ra chiếc bao bằng sa tanh ẩm ướt. Tuy nhiên ông ta chỉ muốn bảo vệ bạn trai của ông ấy khỏi bị bệnh giang mai mà thôi. Rồi trong bốn thế kỷ kế tiếp, chiếc bao cao su đóng vai trò quan trọng trong ngề mãi dâm và bệnh.

Người Nhật Bản được nổi tiếng với việc mang bao làm bằng da, sừng động vật hoặc mu rùa. Trong khi đó ở Âu Châu thiên hạ dùng ruột con cừu đã được chế biến bằng chất hóa học để mềm và khô hơn. Hài hước nhất là ở nơi nào mà bao cao su được phổ biến thì đều mang một cái tên nước ngoài. Chẳng hạn như ở nước Pháp thì được gọi là bao Anh Quốc; vào thế kỷ 18, tay lãng tử tình yêu là Casanova lại gọi nó là “Áo mưa Anh Quốc.” Trong khi đó ở bên Anh Quốc thì những bao cao su mà sau này được thay thế bằng nhựa mủ lại được trang trí bằng chân dung của Qeen Victoria, một bà mẹ người Pháp có chín con.

Màng cao su đầu tiên chụp lên miệng tử cung phụ nữ là do một người Đức, Frderick Adolphe Whilde, thực hiện vào năm 1838. Một cái khuôn cổ tử cung được làm bằng chất sáp mà sau này được thay thế bằng nhựa mủ, chụp khít trên cổ tử cung và chỉ lấy ra khi có kinh nguyệt. Vào năm 1882, một vị bác sĩ người Đức tên là Hess, với biệt hiệu ‘Mensinga’, đã làm một cái màng chắn mà ngày nay nhiều người vẫn dùng. Nữ văn sĩ người Úc Đại Lợi, Germaine Greer, tả đó là một cái xuồng bằng cao su để giết tinh trùng.

Chấp nhận viên thuốc ngừa thai

Vào thế kỷ thứ 19, đối với nhiều người thì những dụng cụ ngừa thai mà khi đó đã có đều không hợp pháp. Chính bác sĩ Charles Knowlton, người của tiểu bang New England, đã cố gắng giải quyết vấn đề. Vào năm 1832 khi ông ta ẩn danh phổ biến tác phẩm The Fruit of Philosophy và Private Companion of Young Married People thì ông ta bị phạt và bỏ tù vì phát hành sách tục tĩu. Khi các nhà tư tưởng tự do Charles Bradlaugh và Annie Besant tái bản các sách này tại Anh Quốc vào năm 1877 thì đều bị bắt vì đã phát hành sách ngừa thai mà 20 năm về trước đã được coi là tục tĩu, nhơ bẩn. Vậy mà trong vòng ba tháng có những 125,000 tác phẩm được bán hết.

Tuy nhiên khi đó đề tài viên thuốc ngừa thai được chấp nhận một cách nhẹ nhàng trong xã hội. Đó là nhờ công đầu của nhà kinh tế người Anh, Thomas Malthus (1766-1834). Ông này sợ rằng dân số trên thế giới sẽ gia tăng quá với nguồn cung cấp thực phẩm. Thuyết của ông này đã được các nhà chuyên môn về sanh đẻ con cái khỏe mạnh và của Malthusian League được thành lập vào năm 1860 ở Anh chộp lấy. Ở Hà Lan, nhóm Malthusian mở một phòng phòng kiểm soát sinh đẻ đầu tiên trên thế giới vào năm 1882 do bác sĩ Aletta Jacobs. Sau đó có tới hơn 30 bác sĩ khác ở Hà Lan cộng tác. Chính bác sĩ Jacob cổ võ cho cái màng cao su mà nước Anh được vinh dự mang tên là … ‘Dutch cap’.

  • 16x9 Image

    Nguyễn Ý-Đức

     

    Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức, Tuổi Ất Hợi, Nguyên quán Hải Dương. Hiện đang cư ngụ tại Texas, Hoa Kỳ.

    Tốt nghiệp Tiến Sĩ Y Khoa tại Đại Học Y – Dược Sài Gòn năm 1963. Hành nghề Y Khoa Gia Đình, tại Việt Nam và Hoa Kỳ gần 50 năm. Hiện đã về hưu và đang định cư tại Hoa Kỳ.

    Tác giả của nhiều sách và bài viết tiếng Việt về sức khỏe, dinh dưỡng và những vấn đề y tế xã hội đã được in, phát hành ở Hoa Kỳ và Việt Nam.

    Hợp tác với chương trình phát thanh VOA, RFI, RFA, Việt Nam Hải Ngoại, VietRadio, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio Canada, và truyền hình trong ngoài nước như O 2TV, Vietface TV, Vietv, CMG TV, báo như Tuần Báo Trẻ, Người Việt, Việt Vùng Vịnh, Thời Báo, Bút Việt, Á Châu Thời Báo, Thằng Mõ, Hướng Đi… Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên Việt Nam Canada và YKHOANET thực hiện để phổ biến các tin tức y học, nâng cao sức khỏe dân chúng.