Tin khắp nơi – 28/07/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 28/07/2017

Căng thẳng nhân sự cao cấp Tòa Bạch Ốc

Trong khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bị tố cáo là hiếp đáp và tăng sức ép để buộc Bộ trưởng Tư pháp của ông từ chức, thì Giám Đốc truyền thông mới được ông bổ nhiệm lớn tiếng tấn công Chánh văn phòng Toà Bạch Ốc. ‘Cuộc nội chiến’ trong hàng ngũ cao cấp nhất trong chính quyền Tổng thống Trump sẽ đi về đâu?

Công chúng trong những ngày qua đã chứng kiến những sự chia rẽ trong chính quyền Tổng thống Trump liên quan tới Bộ trưởng Tư pháp, bị đích thân Tổng thống Trump đả kích, và bây giờ là Chánh Văn Phòng Toà Bạch Ốc giờ trở thành đối tượng bị Giám Đốc Truyền thông mới được bổ nhiệm nhưng rất có thế lực, tấn công.

Liệu ông Trump có vẫn tin tưởng Chánh Văn phòng Reince Priebus hay không là điều mà người phát ngôn Toà Bạch Ốc tránh, không muốn trả lời.

Hôm 27/7, bà Sarah Huckabee gạt sang một bên sự căng thẳng giữa Giám Đốc Truyền thông Anthony Scaramucci và ông Priebus, người bị ông Scaramucci quy là nguồn của những thông tin bị rò rỉ từ Cánh Tây Toà Bạch Ốc ra cho giới truyền thông. Bà Huckabee nói:

“Tổng thống Trump thích có cạnh tranh và ông khuyến khích điều đó.”

Nhưng một số nhà lãnh đạo tại quốc hội nói đây là một sự cạnh tranh không lành mạnh, và họ cho rằng cần phải có một cuộc đối thoại theo kiểu khác.

Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, thuộc Đảng Cộng hoà, phát biểu:

“Reince đang làm rất tốt nhiệm vụ của ông ở Toà Bạch Ốc, và tôi tin ông ấy được Tổng thống tín nhiệm. Thế cho nên, nếu giữa hai ông có những bất đồng, lời khuyên của tôi là xin hãy ngồi xuống và giải quyết những sự khác biệt đó với nhau.”

Ông Scaramucci, người báo cáo trực tiếp lên Tổng thống thay vì Chánh Văn phòng Tổng thống, đã ra những dấu hiệu cho thấy việc giải quyết những bất đồng với ông Priebus, là điều không khả thi.

Một đoạn video của đài truyền hình CNN tải lên YouTube, dẫn lời ông Scaramucci nói:

“Có những người anh em giống như Cain và Abel. Có những anh em đánh nhau rồi bỏ qua mọi việc, quan hệ vẫn tốt đẹp. Tôi không biết liệu quan hệ này (với ông Priebus) có thể hàn gắn được hay không. Mọi quyết định nằm trong tay của Tổng thống.”

Thông tín viên VOA tường trình từ Toà Bạch Ốc, Steve Herman, nói: “nếu chánh văn phòng Priebus thua trong cuộc tranh giành quyền lực này và ra đi, thì điều đó có thể khởi động một làn sóng đáng kể những người trung thành rời bỏ Cánh Tây Toà Bạch Ốc, là những người từng làm việc với ông Priebus trong Uỷ ban toàn quốc Đảng Cộng hoà.”

https://www.voatiengviet.com/a/cang-thang-trong-toa-bach-oc/3962901.html

 

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật từ chức và trả lại lương tháng

Người phụ nữ từng được xem là có triển vọng trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản đã từ chức Bộ trưởng Quốc phòng.

Bà Tomomi Inada, một đồng minh thân cận của Thủ tướng Shinzo Abe, từ nhiệm do bị cáo buộc giấu các văn bản gây tranh cãi về việc triển khai gìn giữ hòa bình.

Bà được xem là người được ông Abe bảo trợ và chia sẻ lập trường dân tộc chủ nghĩa kiên định của Thủ tướng Nhật.

Thảo luận: Nữ Bộ trưởng Nhật từ chức, Biển Đông ‘nổi sóng’ và Đồng Tâm

‘Hố tử thần’ ở Nhật sập lần thứ hai

Công chúa Mako kết hôn xong sẽ ‘tự lo cuộc sống’

Quyết định từ chức của bà được đưa ra khi thủ tướng Abe bị mất điểm mạnh về sự ủng hộ của công chúng liên quan tới cáo buộc ông đưa người thân quen vào bộ máy chính quyền.

Bà Inada cũng nói bà hoàn lại một tháng lương bộ trưởng.

Người ta trước đó tin rằng bà Inada, 58 tuổi, sẽ để được thay trong một cuộc cải tổ nội các vào tuần tới theo đó thủ tướng Nhật hy vọng sẽ giúp gây dựng lại uy tín của mình.

Donald Trump sẽ gặp Shinzo Abe

Giải mã chiến thuật ba bước của Trung Quốc

Tranh cãi về sứ mệnh gìn giữ hòa bình Nam Sudan nổ ra vào tháng 12 khi Bộ Quốc phòng Nhật cho biết ghi chép về công tác lính gìn giữ hòa bình hồi tháng Bảy, khi tình hình an ninh ở đây kém đi, đã bị hủy.

Nhưng hai tháng sau đó giới chức cho biết họ đã thấy dữ liệu trên máy tính, dẫn đến những cáo buộc rằng dữ liệu ghi chép này đã bị giấu đi có dụng ý.

Nhiệm vụ gìn giữ hòa bình vốn gây nhiều tranh cãi tại Nhật Bản, nơi có bản hiến pháp hòa bình.

Sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Nhật Bản chỉ được triển khai trong điều kiện nghiêm ngặt, trong đó qui định phải có lệnh ngừng bắn.

Bất kỳ sự thay đổi nào về tình hình an ninh ở Nam Sudan có thể dẫn tới quyết định việc có tiếp tục triển khai nhiệm vụ này hay không.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40751529

 

Nga trả đũa, yêu cầu Mỹ giảm nhân viên ngoại giao

Nga trả đũa việc Mỹ áp lệnh trừng phạt với việc yêu cầu Washington cắt giảm số nhân viên ngoại giao hoạt động tại Nga xuống 455 người và cấm sử dụng một số tài sản.

Số lượng nhân viên này sẽ tương đương với số nhân sự của Tòa đại sứ Nga tại Washington.

Thượng viện Hoa Kỳ ủng hộ lệnh trừng phạt mới với Nga

Cáo buộc Trump-Nga ‘lớn hơn Watergate’

Mỹ: Quốc hội đạt thỏa thuận trừng phạt Nga

Bộ Ngoại giao Nga cũng nói họ tịch thu các nhà nghỉ và một nhà kho mà các nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ sử dụng.

Thượng viện Hoa Kỳ trước đó vừa biểu quyết với tỷ lệ 98 thuận, hai chống cho việc áp lệnh trừng phạt mới với Nga, Iran và Bắc Hàn, bất chấp phản đối từ Nhà Trắng.

Hạ viện trong tuần rồi cũng đã thông qua dự luật này với tỷ lệ đa số áp đảo.

Đã được lưỡng viện thông qua, dự luật nay sẽ được chuyển đến Tổng thống Trump để ký thành luật.

Các biện pháp trừng phạt mới của Hoa Kỳ được đưa ra một phần nhằm trừng phạt thêm nữa việc Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine hồi năm 2014.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40751890

 

Thủ tướng Pakistan từ chức sau khi bị tòa bãi nhiệm

Thủ tướng Nawaz Sharif vừa từ chức sau khi Toà Tối cao Pakistan ra phán quyết bãi miễn ông vì các cáo buộc tham nhũng.

Quyết định của tòa được đưa ra sau một cuộc điều tra về tài sản của gia đình ông liên quan đến Hồ sơ Panama 2015 trong đó tên tuổi con cái ông Sharif dính líu tơi các công ty ở nước ngoài.

Ông Sharif vẫn nhất quyết nói không làm gì sai trái.

Phán quyết được cả năm thẩm phán đồng thuận đưa ra. Tình hình an ninh ở thủ đô được gia tăng với hàng chục ngàn binh lính và cảnh sát được điều động.

Toà án nêu tên con gái, con rể và hai con trai ông Sharif trong phán quyết về điều tra tham nhũng.

Một trong số các thẩm phán tòa Tối cao, Ejaz Afzal Khan, nói ông Sharif khoogn còn “đủ tư cách là một thành viên trung thực của Quốc hội”, theo hãng thông tấn Reuters.

Bộ trưởng Nội vụ Pakistan, Chaudhry Nisar Ali Khan, trước đó đã tư vấn ông Sharif hãy chấp nhận phán quyết ra hôm thứ Sáu.

Trump “ca ngợi” Pakistan

Tòa LHQ lệnh cho Pakistan không tử hình ‘điệp viên’

Máy bay rơi ở Pakistan: Toàn bộ tử nạn

Pakistan: 20 người bị giết ở đền thờ Punjab

Tòa cũng đề nghị một số trường hợp chống tham nhũng với một vài cá nhân, trong đó có ông Sharif, con gái ông là Maryam và chồng của cô là Safdar, Bộ trưởng Tài chính Ishaq Dar và một số người khác.

Ông Sharif, người đang nắm chức vụ Thủ tướng lần thứ ba chỉ còn một năm nữa thì hết nhiệm kỳ và sẽ là người đầu tiên trụ được trọn một nhiệm kỳ Thủ tướng.

Ông từng là Thủ tướng từ tháng 11/1990 tới tháng 7/1993 và từ tháng 2/1997 cho tới khi ông bị lật đổ trong vụ đảo chính đẫm máu tháng 10/1999.

Không một Thủ tướng dân sự nào của Pakistan hoàn tất một nhiệm kỳ năm năm.

Những cáo buộc tham nhũng đã theo đuổi ông Sharif kể từ những năm 1980. Và nhiều phần trong những tiết lộ từ Hồ sơ Panama là chủ đề của cuộc điều tra liên bang hồi giữa những năm 1990.

Hồ sơ Panama tiết lộ điều gì

Những tiết lộ hồi tháng Tư 2016 cho thấy ba người con của ông Sharif sở hữu các công ty và tài sản ở nước ngoài mà không có trong tuyên bố tài sản của ông gia đình.

Các công ty này được sử dụng để chuyển ngân quỹ mua các tài sản nước ngoài trong đó có một số căn hộ dọc phố Park Lane ở khu vực Mayfair đắt giá bậc nhất ở London.

Những ám chỉ rằng các công ty này nhằm để che giấu hoặc rửa tiền kiếm được không minh bạch hoặc để trốn thuế đã khiến người ta đặt câu hỏi về mức độ tin cậy đối với ông Sharif.

Không khí tại ?

Truyền thông địa phương cho thấy những đám đông tụ tập bên ngoài tòa ở Islamabad reo hò khi nghe phán quyết hôm thứ Sáu.

Phát quyết được đưa ra trong bối cảnh an ninh tại thủ đô được tăng cường với 3.000 cảnh sát có vũ trang và thành viên của lực lượng bán vũ trang Pakistan được triển khia ở gần và xung quanh Tòa án Tối cao.

Phát quyết là cao trào của vụ việc đã khuấy động những tranh luận trên truyền thông và mạng xã hội suốt hàng tháng trời, với những chỉ trích và cả ủng hộ đối với Thủ tướng.

Sự chia rẽ này chủ yếu là theo đường lối cùa đảng nhưng nhiều người cũng bày tỏ quan ngại về văn hóa chính trị tại Pakistan.

http://www.bbc.com/vietnamese/40751439

 

Vụ Kim Jong-nam: Bị cáo ‘sẽ không nhận tội’

Hai phụ nữ bị buộc tội sát hại người anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un dự kiến sẽ nói mình vô tội khi họ ra tòa ở Malaysia vào hôm nay, thứ Sáu, luật sư của họ cho biết.

Siti Aisyah, 25 tuổi, quốc tịch Indonesia và Đoàn Thị Hương, 29 tuổi, công dân Việt Nam, bị buộc tội sát hại ông Kim Jong-nam bằng độc tố tại sân bay ở Kuala Lumpur vào ngày 13/02.

Hai phụ nữ, hiện phải đối mặt với án tử hình nếu bị tội, nói rằng họ đã bị lừa là mình đang tham gia vào một chương trình truyền hình giải trí vô hại được sử dụng camera quay lén.

Họ là những nghi phạm duy nhất bị giam giữ trong vụ giết người mà cơ quan tình báo Nam Hàn nói là một phần của một âm mưu được chuẩn bị 5 năm bởi lãnh đạoBắc Hàn Kim Jong-un.

Bốn nghi phạm Bắc Hàn đã bỏ trốn và rời Malaysia, cảnh sát cho biết.

Bắc Hàn không chấp nhận người đàn ông bị sát hại là anh trai cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong-un và cho rằng nạn nhân chết vì động tim.

Bắc Hàn đã cáo buộc Malaysia làm việc với Nam Hàn và “thế lực thù địch” khác.

Luật sư của Hương đòi thêm bằng chứng

Đoàn Thị Hương ra tòa tại Malaysia

Điểm lại diễn biến vụ án

Hình ảnh CCTV ở sảnh ra máy bay tại Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur cho thấy một người đàn ông trung niên bị hai người phụ nữ tiếp cận và có hành động hết sức khác thường, lau mặt ông rất mạnh.

Chính quyền Malaysia nói đó là khoảnh khắc chất độc thần kinh VX gây chết người, bị Liên Hiệp Quốc cấm sử dụng, được dùng để ám sát ông Kim Jong-nam.

Thêm chi tiết về nghi phạm vụ Kim Jong-nam

Giải mã chất độc giết hại Kim Jong-nam

Có tin hai người phụ nữ này bị một số người đàn ông Bắc Hàn, được cho là những người “giật dây”, quan sát. Sau đó những người này lên các chuyến bay tới các địa điểm khác nhau.

Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương nhanh chóng bị bắt giữ, bị buộc tội giết người mặc dù không bị buộc tội lên kế hoạch ám sát.

Khi ra tòa, cả hai cô đều nói họ nghĩ đây chỉ là trò chơi khăm trên một chương trình truyền hình thực tế và không đưa ra lời biện hộ nào.

Nhưng tội giết người có thể khiến họ chịu án tử hình.

Trong những tháng trước khi xảy ra vụ ám sát, cả hai cô đều được cho là có dính vào con đường không trong sáng ở Kuala Lumpur.

Cảnh sát Malaysia nói Đoàn Thị Hương đã làm việc tại một “điểm giải trí” còn Siti Aisyah làm việc tại khách sạn Flamingo, một khách sạn nhỏ có phòng mát xa.

Các tin đưa trên truyền thông về thời gian hai cô sống ở Malaysia đều ám chỉ hai cô có lẽ đã dính líu đến nghề mại dâm, nhưng chưa có bằng chứng nào khẳng định điều này.

Đoàn Thị Hương xuất hiện trên Facebook với nhiều tên khác nhau như Ruby Ruby và Bella Tron Tron Bella. Các trang này đều cho thấy đây là một cô gái tự tin và vô tư.

Hồ sơ về xuất nhập cảnh của hai cô đều cho thấy họ ra vào Malaysia, cũng như các địa điểm khác như Phnom Penh và Nam Hàn nhiều lần.

Có nhiều cơ hội việc làm cho các phụ nữ trẻ muốn kiếm tiền nhanh, như làm việc ở các quán karaoke hay điểm mát xa hoặc làm gái gọi.

Không rõ hai cô gái có quen nhau trước khi họ bị bắt giữ không.

Cảnh sát nói họ từng tập các động tác này vài lần ở các khu mua sắm, và cho rằng đây là hành động đã được tính toán trước mà hai cô thừa biết hậu quả.

Xuất thân nông thôn

Con đường dẫn dắt cả hai nữ nghi phạm đến Kuala Lumpur không có gì đặc biệt. Cả hai đều xuất thân từ làng quê và lớn lên trong hoàn cảnh bán nông thôn bán thành thị.

Cô Siti Aisyah lớn lên ở Serang, Tangerang, cách trung tâm phồn hoa của thủ đô Jakarta hai tiếng chạy xe, nhưng là một thế giới hoàn toàn khác.

Trong một gia đình có ba con, Siti là con út. Bố mẹ cô là nông dân chủ yếu trồng khoai tây và nghệ. Thầy cô giáo cũ của cô nói khi còn đi học, cô là một học sinh “ít nói” và “ngoan”. Bố mẹ cô không đủ tiền cho cô học lên trung học.

Đoàn Thị Hương có tuổi thơ không khác mấy so với Siti. Cô lớn lên ở làng Nghĩa Bình, Nam Định, trong ngôi nhà gạch một tầng tiêu biểu ở làng quê Việt Nam, cách Hà Nội 90km.

Ông Thạnh cha cô là thương binh, bị thương ở Quảng Trị năm 1972. Mẹ của Hương mất năm 2015 và ông Thịnh đi bước nữa. Hai vợ chồng ông Thịnh và bà Vỵ giờ làm nghề trông xe ở chợ.

“Cháu Hương chưa bao giờ gần gũi với tôi,” ông Thạnh nói với BBC. “Cháu rời nhà từ lúc 18 tuổi và chúng tôi ít khi thấy cháu về chơi.”

Lên thành phố để đổi đời

Bố mẹ cô Siti Aisyah cho truyền thông hay cô là người “chăm chỉ và quyết tâm”, và cô muốn rời khỏi làng Serang lên thành phố từ khi cô còn nhỏ.

Cô kết hôn với ông Gunawan Hasyim và hai vợ chồng sống ở một căn nhà nhỏ sơn đỏ cũ kỹ trong một ngõ nhỏ ở khu Tambora có mật độ dân cư cao ở phía Tây Jakarta.

Họ chuyển đến Malaysia năm 2011 để tìm một cuộc sống tốt hơn sau khi xưởng dệt may mà họ từng làm việc bị sập tiệm. Hai vợ chồng để lại cậu con trai hai tuổi ở Jakarta cho ông bà nội nuôi. Đến năm 2012 thì hai người ly dị.

Bố chồng cũ của Sit, ông Lian Kiong cho truyền thông hay lần cuối cùng cô về thăm nhà là ngày 28/1, chưa đầy hai tuần trước khi xảy ra vụ án.

“Cháu về nhà một đêm. Cháu ở chơi với con trai có một đêm rồi đi ngày hôm sau,” ông nói.

Đoàn Thị Hương học trung cấp dược ở Hà Nội. Sau đó cô làm việc tại “các điểm giải trí” nhưng cô không cho gia đình biết rõ là điểm nào.

“Hương là người ít nói, và rất ngoan,” ông Đoàn Văn Bình, anh trai Hương cho biết. “Hương chẳng có nhiều tiền nhưng nó không bao giờ lấy cắp của ai, dù chỉ là một cái tăm.”

Nhưng khi lên thành phố, Hương là một cô gái hoàn toàn khác. Cô tham dự cuộc thi Vietnam Idol và được dư luận chú ý vì chiếc váy cổ sâu mà cô mặc khi dự thi.

Cô đã có thời làm việc ở một quán bar có tiếng ở Hà Nội, quán Seventeen.

Ông Kenny Bui, người từng quản lý quán bar này, nói Hương là một nhân viên tốt, ngây thơ và tốt bụng.

Mối liên hệ với Bắc Hàn?

Có rất nhiều đồn đoán về mối quan hệ giữa hai nghi phạm và những người đàn ông Bắc Hàn họ có liên quan tới, những người được cho là gián điệp đã dàn dựng vụ ám sát Kim Jong-nam.

Gia đình cô Siti Aisyah khẳng định cô không biết nói tiếng Hàn và cũng không có liên hệ gì với Bắc Hàn hay Nam Hàn.

Người nhà Đoàn Thị Hương nói về “cô gái quê”

Malaysia ‘thẩm vấn nghi phạm’ vụ Kim Jong-nam

Bà Benah mẹ Siti nói con gái bà kể là cô được nhận làm người mẫu ở Malaysia. “Cháu nói nó muốn đi Malaysia để quay phim cho một chương trình truyền hình làm mọi người ngạc nhiên khi xịt nước hoa vào người khác,” bà nói.

“Cháu được một người tuyển làm người mẫu quảng cáo nước hoa. Cháu nó ngây thơ và nó nhận việc này vì lương cao.”

“Tôi cầu xin mọi người giúp đỡ để con gái tôi không bị trừng phạt, vì tôi tin là cháu vô tội,” ông Asria bố cô nói khi ông biết tin.

Về phần Đoàn Thị Hương, sau khi quán The Seventeen đóng cửa năm 2014, có tin Hương làm khuyến mại sản phẩm và gái gọi.

Các bức ảnh cô mặc bikini đứng cạnh xe máy và ở bể bơi xuất hiện trên các mạng xã hội và diễn đàn ở Việt Nam. Cô nhuộm tóc và có nhiều chuyến đi nước ngoài với khách hàng.

Cô được cho là từng cặp bồ với đàn ông ngoại quốc, chủ yếu là người Hàn Quốc.

Một tài khoản Facebook của Hương cho thấy cô từng đến đảo Jeju, một điểm du lịch nổi tiếng của Hàn Quốc.

Các tổ chức bảo vệ người nhập cư của Indonesia lên tiếng khẳng định Siti Aisyah, nếu được chứng minh là phạm tội, cũng chỉ là nạn nhân bị các thế lực tinh vi và có quyền lực thao túng.

“Chuyện của cô Siti rất giống với những gì xảy ra với những người nhập cư bị các băng đảng buôn lậu ma túy bẫy. Họ bị bắt và cho là tội phạm nhưng thực ra họ là nạn nhân.”

“Hương đã bị lợi dụng”

‘Đoàn Thị Hương: Cái tên Việt mang nhiều nhức nhối’

Một nửa số người Indonesia hiện chịu án tử hình ở Malaysia là nạn nhân, những người bị các tổ chức buôn ma túy dùng làm người chuyên chở ma túy tại các sân bay,” ông Anis Hisayat của tổ chức Migrant Care (Chăm sóc người nhập cư) nói.

Nhưng cảnh sát Malaysia khẳng định rằng hai phụ nữ này nhiều khả năng không ngây thơ như họ nói.

Cảnh sát cho rằng họ đã biết rõ họ đang làm gì và được khuyên phải đi rửa tay sau khi hành động.

Hiện giờ, số phận cả hai cô gái đều phụ thuộc vào tòa án Malaysia.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40749095

 

Putin: ‘Tập trận với TQ không để lập khối quân sự’

Phát biểu khi thăm Phần Lan, Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin, muốn xóa đi lo ngại về ‘liên minh quân sự’ Nga và Trung Quốc sau cuộc diễn tập hải quân chung ở Biển Baltic.

Đến thăm Savonlinna, Phần Lan, hôm 27/07/2017, ông Putin nói cuộc tập trận hải quân vẫn đang diễn ra ở Biển Baltic “không nhằm lập ra một khối quân sự mới”.

Ông Putin đáp lời báo chí để nói Nga và Trung Quốc “có hợp tác chiến lược trên các lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế, chính trị tới quân sự”, theo hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc.

Tàu chiến Nga đi qua Anh quốc

TQ bổ nhiệm tư lệnh hải quân

Tàu hải quân TQ cập cảng Cam Ranh

Chuyến thăm của ông sang Phần Lan là để dự lễ đánh dấu 100 năm ngày Phần Lan độc lập.

Nga và Trung Quốc “có hợp tác chiến lược trên các lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế, chính trị tới quân sựVladimir Putin

Cuộc diễn tập mà Trung Quốc cử khu trục hạm Hợp Phì cùng hai tàu chiến nữa tham gia thu hút sự chú ý của các nước khác thuộc Nato ven biển Baltic. Tàu chiến Trung Quốc lần đầu vào Biển Baltic.

Nhằm dọa Nato?

Các báo Ba Lan, Thụy Điển, Lithuania, Latvia đều rất chú ý chuyện này vì đây là lần đầu tiên Trung Quốc cho tàu chiến vào Biển Baltic.

Đặc biệt, truyền thông Ba Lan ghi nhận bộ chỉ huy của cuộc diễn tập mà Nga chủ trì và Trung Quốc là khách, được đặt ở Dải Vistula, mảnh đất chạy từ Ba Lan sang gần khu Kaliningrad của Nga.

Nằm trong Vịnh Gdansk, địa điểm này chỉ cách đất liền Ba Lan trên 10 km.

Một số báo Ba Lan nói “tàu chiến Trung Quốc và Nga đe dọa Nato ở Baltic”.

Nga cũng đưa các tàu từ biển Caspian và Hắc Hải lên vùng này, và điều tàu ngầm nguyên tử lớn nhất họ, chiếc Peter Đại Đế, vào Baltic.

Trong vùng Baltic có sáu nước là thành viên Nato và hai nước nằm ngoài khối quân sự này là Thụy Điển và Phần Lan.

Ba tàu Trung Quốc dự các cuộc diễn tập với Hải quân Nga từ 21 đến 28/07 trong giai đoạn một của chiến dịch mang tên ‘Hợp tác biển 2017’.

Giai đoạn hai sẽ diễn ra ở Biển Nhật Bản và Biển Okhotsk tại vùng Đông Bắc Á và Viễn Đông vào tháng 9 năm nay.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40755242

 

Thượng viện Hoa Kỳ ủng hộ lệnh trừng phạt mới với Nga

Thượng viện Hoa Kỳ vừa biểu quyết 98-2 với đa số ủng hộ lệnh trừng phạt mới với Nga, Iran và Bắc Hàn, mặc cho những phản đối từ Nhà trắng.

Hạ viện vừa thông qua dự luật này trong tuần này, cũng bởi một tỉ lệ đa số áp đảo.

Với việc cả hai viện thông qua, dự luật sẽ được chuyển đến Tổng thống Trump để ký thành luật.

Người thân của Donald Trump ra điều trần

Trump chỉ trích các ‘rò rỉ’ chống Sessions

Nhưng ông Trump đang muốn có mối quan hệ tốt hơn với Nga, và có quyền phủ quyết dự luật.

Quyết định phủ quyết của tổng thống vẫn có thể bị bác bỏ nếu 2/3 Hạ viện và Thượng viện bỏ phiếu chấp thuận – vốn chỉ có một số ít là không ủng hộ.

Lệnh trừng phạt được đưa ra một phần là để trừng phạt việc Nga sáp nhập Crimea ở Ukraine năm 2014.

Nhưng việc những tranh cãi về dự luật mới này hầu hết đều phủ bóng cuộc điều tra về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.

Ông Trump đã liên tiếp bác bỏ việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử để giúp chiến dịch tranh cử của ông.

Nhưng các phóng viên chính trị cho rằng ý định phủ quyết các lệnh trừng phạt mới có thể khiến có thêm nhiều mối nghi ngờ rằng ông Trump quá ủng hộ điện Kremlin.

Nhà Trắng được biết cũng đặc biệt chú ý đến một điều khoản có thể giới hạn quyền gỡ bỏ lệnh trừng phạt của tổng thống.

Theo luật, tổng thống phải tham vấn Quốc hội trước.

Nhưng đầu tuần này, Chủ tịch Hạ viện thuộc Đảng Cộng hòa, Paul Ryan nói “việc thắt chặt kiểm sát lên đối thủ nguy hiểm nhất của chúng ta là để giữ an toàn cho người dân Mỹ.”

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40750178

 

Nhật trừng phạt công ty Trung Quốc để áp lực về Bắc Hàn

Nhật Bản vào ngày 28 tháng 7 tiến hành áp dụng biện pháp trừng phạt đối với một số tổ chức doanh nghiệp và cá nhân Trung Quốc bị cáo buộc có liên hệ với Bắc Hàn.

Nhật báo Nikkei cho biết cụ thể trong năm tổ chức doanh nghiệp bị Tokyo đưa vào danh sách đen trừng phạt có Ngân Hàng Dandong, một công ty vận tải hàng đường biển, một đơn vị thương mại chuyên giao dịch than và các mặt hàng khác với Bắc Hàn. Số cá nhân Trung Quốc bị phía Nhật đưa vào danh sách trừng phạt là 9 người.

Ngân hàng Dandong bị cáo buộc rửa tiền cho Bình Nhưỡng.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida nói rõ những đối tượng nằm trong danh sách đen sẽ bị phong tỏa tài sản và những hình thức trừng phạt đơn phương  khác nữa.

Biện pháp mới đưa ra của Nhật Bản được nhận định nhằm gây áp lực vào khi quan ngại trước tin Bình Nhưỡng đang chuẩn bị cho một cuộc thử nghiệm tên lửa khác nữa.

Tokyo cũng tăng cường kêu gọi có thêm trừng phạt đối với Bắc Hàn vì vào đầu tháng vừa qua Bình Nhưỡng tiến hành thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa thách thức mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Ngoại trưởng Fumio Kishida cho báo giới biết rằng biện pháp tăng cường gây áp lực đối với Bắc Hàn là quan trọng để Bình Nhưỡng tiến đến phi hạt nhân hóa tại bán đảo Triều Tiên.

Trung Quốc ngay lập tức lên tiếng phản đối những lệnh trừng phạt mà Nhật Bản áp dụng đối với những tổ chức doanh thương và cá nhân Hoa Lục.

Phát ngôn nhân Lục Khảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong cuộc họp báo thường nhật lên tiếng yêu cầu Nhật phải rút lại những quyết định mà Bắc Kinh cho là sai trái, mang tính đơn phương, không nằm trong khuôn khổ của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/jp-sanctions-cn-firms-to-pressure-nk-07282017101352.html

 

Trung Quốc tiếp tục diễn tập bay ở biển

Không quân Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến hành diễn tập trên không phận vùng biển bất chấp mọi can thiệp nào mà lực lượng này đối mặt.

Kênh truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV loan tin như vừa nêu  dẫn lời của phát ngôn nhân Không quân Trầm Kim Khoa vào chiều tối ngày 27 tháng 7.

Theo đó thì hoạt động huấn luyện tại không phận vùng biển xa của Không quân Trung Quốc trở nên thông thường, mang tính hệ thống và thực tiễn. Tuy nhiên hoạt động này đối mặt với nhiều dạng can thiệp và ngăn trở; dẫu thế phía Trung Quốc vẫn tiếp tục như đã làm.

Trên trang blog của Không quân Trung Quốc hồi đầu tháng, lực lượng này cho biết máy bay chiến đấu của họ gần đây bay qua eo biển Miyakio và eo Bashir.

Tuyên bố mới nhất của người phát ngôn Không quân Trung Quốc được đưa ra sau khi có những tin tức vào những ngày gần đây chiến đấu cơ của Trung Quốc bay gần Nhật Bản và Đài Loan.

Hoạt động của Không quân Trung Quốc như thế gây quan ngại cho những nước láng giềng của Trung Quốc.

Dẫu thế vào ngày 28 tháng 7, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn lên tiếng bày tỏ tin tưởng đảo quốc của bà có thể tự bảo vệ. Và Bộ Quốc phòng Đài Loan dẫn lời của tổng thống Thái Anh Văn rằng quân đội của chính quyền Đài Bắc không chỉ theo dõi từ đầu đến cuối những hoạt động thường xuyên của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc tại vùng trời và vùng biển gần đây, mà còn sẵn sàng kế hoạch dự phòng.

Nữ tổng thống Thái Anh Văn phát biểu như vừa nêu khi đến thăm một căn cứ không quân của Đài Loan tại miền nam, khi lực lượng này đang tiến hành đợt diễn tập mô phỏng những vụ trinh sát của chiến đấu cơ Trung Quốc.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/cn-air-force-says-to-continue-with-flight-drills-at-sea-07282017095834.html

 

Đài Loan phản đối

Campuchia trục xuất người Đài sang Trung Quốc

Đài Loan ngày 27/7 lên tiếng phản đối quyết định của Campuchia cho trục xuất các các nghi can người Đài Loan trong một vụ lừa đảo viễn thông sang Trung Quốc.

Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn bộ ngoại giao Đài Loan, bà Eleanor Wang, trong một cuộc họp báo thường kỳ hôm 27/7 rằng Campuchia đã trục xuất bốn nghi phạm Đài Loan sang Trung Quốc vào tối thứ Tư ngày 26/7. Ba người còn lại hiện vẫn còn ở Kampuchia.

Bà Wang cho biết Đài Loan bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc các công dân của chính quyền này bị đưa đến Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Campuchia phải đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp, và khả năng tiếp cận sự giúp đỡ cho công dân của họ.

Tuy nhiên cảnh sát trưởng Campuchia, Uk Heisela nói với hãng Reuters rằng trong số 17 nghi phạm bị trục xuất hôm 26/7, không có công dân Đài Loan. 14 nghi phạm còn lại sẽ bị trục xuất vào ngày 29 tới đây.

Campuchia là một trong những đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á và quốc gia này đồng thời cũng không công nhận chính quyền của Đài Loan. Năm ngoái, họ đã trục xuất 13 công dân Đài Loan, bất chấp sự phản đối từ chính quyền này, phía Đài Loan đã cáo buộc Bắc Kinh “bắt cóc” công dân của đảo quốc này.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/tw-protests-against-cbd-send-tw-fraud-suspects-cn-07272017132228.html

 

Thượng viện không bỏ được Obamacare

Thượng viện Mỹ sáng thứ Sáu 28/7 thất bại trong nỗ lực thay thế một phần Luật chăm sóc sức khỏe giá phái chăng (ACA) đã có hiệu lực thực thi 7 năm qua, hay còn gọi là Obamacare. Ba nhà lập pháp Cộng hòa – John McCain của bang Arizona, Lisa Murkowski của bang Alaska và Susan Collins của bang Maine – cùng các nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu chống để đưa đến kết quả biểu quyết 49 thuận và 51 chống, đánh bại nỗ lực do Ðảng Cộng hòa cầm đầu nhằm bỏ Obamacare.

Tổng thống Donald Trump không lâu sau kết quả biểu quyết đã lên Twitter quở trách các nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu theo phe Dân chủ. Ông viết: “3 người Cộng hòa và 48 người Dân chủ đã làm người dân Mỹ thất vọng. Như tôi đã nói ngay từ đầu, cứ để cho Obamacare nổ tung, rồi thương lượng. Hãy chờ xem!”

Dự luật được gọi là “sửa đổi một phần nhỏ,” trong số các chi tiết khác, nếu được thông qua sẽ có việc chấm dứt quy định bắt buộc hầu hết người dân Mỹ phải mua bảo hiểm y tế, bằng không sẽ bị phạt, và quy định doanh nghiệp có từ 50 nhân công trở lên phải mua bảo hiểm y tế cho nhân công.

Các nhà lập pháp Cộng hòa suốt 7 năm qua muốn bỏ Obamacare, một thành tựu lập pháp mang đậm dấu ấn của Tổng thống Barack Obama. Khoảng 20 triệu người Mỹ có bảo hiểm y tế theo luật Obamacare. Văn phòng ngân sách Quốc hội lưỡng đảng ước tính dự luật “sửa đổi một phần nhỏ” sẽ làm 16 triệu người Mỹ mất bảo hiểm sức khỏe, còn bảo phí sẽ tăng 20%.

Thượng nghị sĩ John McCain viết trên Twitter: “Dự luật sửa đổi một phần nhỏ không được thông qua vì nó thiếu sự bảo đảm của chúng ta về một luật bỏ và thay thế Obamacare có ý nghĩa.” Sau đó ông viết thêm: “Tôi hy vọng chúng ta phải làm việc trên tinh thần khiêm nhường, hợp tác và độc lập với nhau để phục vụ tốt hơn cho người dân, những người đã bầu chọn chúng ta.”

Thủ lãnh khối thiểu số Thượng viện, Thượng nghị sĩ Charles Schumer của bang New York, nói: “Đã đến lúc lật sang trang mới… Chúng tôi không ăn mừng. Chúng tôi cảm thấy giảm bớt căng thẳng.”

Các thủ lãnh Cộng hòa xem nỗ lực sửa đổi này là một cách để thể hiện hứa hẹn lúc tranh cử của họ là sẽ bỏ và thay luật Obamacare. Các nhà lập pháp bảo thủ muốn thay đổi Obamacare càng nhiều càng tốt, trong khi các đảng viên Cộng hòa ôn hòa hơn lo ngại rằng những thay đổi đó có thể ảnh hưởng đến bảo hiểm sức khỏe của nhiều triệu người dân Mỹ nghèo.

Thủ lãnh khối đa số Thượng viện Micth McConnell của bang Kentucky nói: “Rõ ràng đây là thời điểm đáng thất vọng. Tôi lấy làm tiếc nỗ lực của chúng tôi chưa đủ mạnh, vào lúc này.”

Trước đó trong tuần, phe Cộng hòa ở Thượng viện đã thất bại hai lần trong nỗ lực thay đổi Obamacare – hoặc là bỏ hẳn hoặc là bỏ và cùng lúc thay thế bằng một luật mới.

Trong lần thất bại thứ nhất, 9 nghị sĩ Cộng hòa đã cùng phe Dân chủ bác bỏ dự luật thay thế Obamacare do thủ lãnh khối đa số Thượng viện Mitch McConnell đề nghị. Trong nỗ lực thất bại lần thứ hai, các nghị sĩ Cộng hòa đề nghị bỏ hẳn Obamacare hai năm, trong thời gian đó hy vọng Quốc hội sẽ đưa ra luật thay thế. Ở lần biểu quyết thứ hai này, 7 nghị sĩ Cộng hòa hợp cùng khối thiểu số Dân chủ bỏ phiếu chống.

https://www.voatiengviet.com/a/thuong-vien-khong-bo-duoc-obamacare/3962767.html

 

Tướng Mỹ:

Chưa có thay đổi về chính sách quân nhân chuyển giới

Viên chức quân sự hàng đầu của Mỹ nói rằng vẫn chưa có thay đổi nào về chính sách của quân đội đối với quân nhân chuyển giới tính, mặc dù Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư loan báo trên Twitter rằng họ sẽ bị cấm phục vụ trong bất kỳ cương vị nào.

“Sẽ không có sửa đổi nào đối với chính sách hiện tại cho tới khi Bộ trưởng Quốc phòng (Jim Mattis) nhận được chỉ thị của Tổng thống và Bộ trưởng đã ban hành hướng dẫn thi hành,” Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Joseph Dunford, viết trong một thông báo chính thức mà VOA có được.

Phát ngôn viên của Chủ tịch, Đại tá Hải quân Greg Hicks, nói với VOA rằng ông Dunford đã gửi đi thông báo tới các tham mưu trưởng các nhánh của quân đội, các chỉ huy và các nhà lãnh đạo quân sự khác.

“Trong khi đó, chúng ta sẽ tiếp tục đối đãi với tất cả các quân nhân của chúng ta bằng sự tôn trọng,” ông Dunford nói thêm.

Tổng thống Trump loan báo chính sách về người chuyển giới tính trong quân đội hôm thứ Tư trên Twitter. Ông Trump nói ông sẽ ra lệnh cho các lực lượng vũ trang chấm dứt cho phép những người chuyển giới tính phục vụ trong quân ngũ sau khi tham vấn các tướng lĩnh và các chuyên gia quân sự.

“Quân đội của chúng ta phải tập trung vào chiến thắng mang tính quyết định và áp đảo và không thể bị đè nặng bởi những chi phí y tế hết sức to lớn và sự gián đoạn liên quan tới những người chuyển giới tính trong quân đội,” ông Trump viết.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sarah Huckabee Sanders sau đó nói rằng ông Trump sẽ “phải làm việc cùng” với Bộ Quốc phòng để “xác định một cách hợp pháp” số phận của những quân nhân chuyển giới tính hiện đang ở trong quân đội. Theo nghiên cứu của Rand Corporation, quân đội Mỹ hiện có khoảng 4.000 quân nhân chuyển giới tính đang phục vụ.

Bà bác bỏ câu hỏi của báo giới nói rằng ông Trump đã không giữ lời hứa lúc vận động tranh cử là sẽ ủng hộ cộng đồng người chuyển giới tính. Tổng thống cảm thấy quyết định của ông là” tốt nhất cho quân đội,” bà Sanders nói.

https://www.voatiengviet.com/a/tuong-my-cao-cap-chua-co-thay-doi-ve-chinh-sach-quan-nhan-chuyen-gioi-tinh/3962058.html

 

Hướng đạo Hoa Kỳ xin lỗi về ‘luận điệu chính trị’ của Trump

Chủ tịch hội Nam Hướng đạo sinh Hoa Kỳ hôm thứ Năm lên tiếng xin lỗi các thành viên của tổ chức thiếu niên này vì “những luận điệu chính trị bị đưa vào” cuộc tập hợp toàn quốc của hội trong tuần này của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

“Tôi muốn gửi lời xin lỗi chân thành tới những người trong gia đình Hướng đạo của chúng tôi, những người đã bị xúc phạm bởi những luận điệu chính trị bị đưa vào cuộc đại tập hợp,” ông Michael Surbaugh viết trong một bức thư ngỏ được đăng trên website của hội. “Đó không phải là chủ ý của chúng tôi.”

Ông nói rằng mọi tổng thống Mỹ, giữ vai trò chủ tịch danh dự của hội, đều được mời đến phát biểu tại cuộc đại tập hợp quốc gia được tổ chức bốn năm một lần kể từ năm 1937, song các Hướng đạo sinh vẫn phi đảng phái “một cách kiên định.”

“Chúng tôi chân thành hối tiếc vì chính trị đã bị đưa vào chương trình hướng đạo,” ông Surbaugh viết.

Ông nói có 40.000 người tham dự, trong đó có các Nam Hướng đạo sinh, tình nguyện viên, nhân viên và du khách.

Ông Trump, tổng thống Đảng Cộng hòa, mở đầu bài diễn văn trước hàng ngàn cậu bé từ 12 đến 18 tuổi ở bang West Virginia tối thứ Hai bằng việc tán dương sự chăm chỉ và kiên trì. Sau đó ông nhanh chóng buông ra những lời công kích mang tính đảng phái và chế nhạo “giới truyền thông giả mạo.”

Ông tấn công các đối thủ Đảng Dân chủ, đả kích luật về chăm sóc y tế hiện hành và hồi tưởng về một bữa tiệc cocktail mà ông đtới dự nhiều thập niên trước với “những người nóng bỏng nhất ở New York.”

Bài diễn văn của ông Trump vấp phải chỉ trích kịch liệt từ các Hướng đạo sinh, cha mẹ của các Hướng đạo sinh và những người khác, với nhiều người nói rằng bài diễn văn không phù hợp với những giá trị Hướng đạo và không phù hợp.

Trong khi nhiều gia đình Hướng đạo bày tỏ sự phẫn nộ, một số người cho rằng phản ứng này là thái quá, lập luận rằng tiếp xúc với ngôn luận chính trị thuộc mọi hình thức là một phần quan trọng trong sự phát triển của một Hướng đạo sinh.

https://www.voatiengviet.com/a/hoi-nam-huong-dao-sinhhoa-ky-xin-loi-ve-luan-dieu-chinh-tri-cua-trump/3962053.html

 

Bắc Triều Tiên lại phóng tên lửa đạn đạo

Bắc Triều Tiên lại vừa phóng một tên lửa đạn đạo vào lúc 10:45 sáng thứ Sáu ngày 28/07, tin từ Lầu Năm Góc cho hay.

Các chuyên gia vẫn đang tiến hành đánh giá vụ phóng, và sẽ sớm có thêm thông tin.

Tên lửa được cho là đã rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật bản, theo Reuters.

Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe nói với kênh truyền hình NHK rằng: “Tôi vừa nhận được báo cáo đầu tiên về việc Bắc Triều Tiên lại phóng tên lửa một lần nữa, và rất có thể nó đã rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế [của Nhật].”

Ông Abe cho hay, Hội đồng An ninh Quốc gia sẽ tiến hành nhóm họp, và Nhật Bản sẽ có những bước đi cần thiết để đảm bảo an toàn cho công dân nước này.

Hoa Kỳ tin rằng Bắc Triều Tiên sẽ có khả năng phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân vào đầu năm 2018, một nguồn tin cho hãng CNN hay.

https://www.voatiengviet.com/a/bac-trieu-tien-lai-phong-ten-lua-dan-dao/3963057.html

 

Putin giữ căn cứ không quân ở Syria thêm gần nửa thế kỷ

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một đạo luật phê chuẩn một thỏa thuận với chính phủ Syria cho phép Nga giữ căn cứ không quân của họ tại Syria thêm gần nửa thế kỷ, những văn bản chính thức cho thấy.

Thỏa thuận ban đầu, được ký kết tại Damascus vào tháng 1, ấn định các điều khoản mà theo đó Nga có thể sử dụng căn cứ không quân Hmeymim ở tỉnh Latakia mà họ vẫn sử dụng để tiến hành các cuộc không kích nhắm vào lực lượng chống Tổng thống Bashar al-Assad.

Ông Putin phê chuẩn thỏa thuận này hôm thứ Tư, sau khi hai viện của quốc hội Nga chuẩn thuận vào đầu tháng này, theo cổng thông tin chính thức của chính phủ Nga.

Văn kiện này nói rằng các lực lượng Nga sẽ được triển khai tại căn cứ Hmeymim trong 49 năm với lựa chọn triển hạn thỏa thuận đó cho các khoảng thời gian 25 năm.

Căn cứ này vẫn là tâm điểm của nỗ lực thâm nhập quân sự của Moscow kể từ khi họ can thiệp vào cuộc xung đột vào tháng 9 năm 2015, giúp đảo ngược cục diện theo hướng có lợi cho ông Assad, một trong những đồng minh thân cận nhất của Nga.

https://www.voatiengviet.com/a/putin-ky-thoa-thuan-giu-can-cu-khong-quan-nga-o-syria-them-gan-nua-the-ky/3962043.html

 

Iran tuyên bố phóng thành công hỏa tiễn chở theo vệ tinh

Iran hôm thứ Năm tuyên bố họ đã phóng thành công một hỏa tiễn chở theo một vệ tinh vào không gian.

Truyền hình nhà nước Iran nói hỏa tiễn “Simorgh,” nghĩa là phượng hoàng trong tiếng Farsi, có khả năng chở một vệ tinh 250 kilômét bay xa tới 500 kilômét bên trên Trái đất, nhưng không nói rõ về trọng tải của hỏa tiễn phóng đi hôm thứ Năm.

“Trung tâm Không gian Imam Khomeini đã chính thức khai trương với cuộc thử nghiệm thành công phương tiện phóng không gian Simorgh,” đài truyền hình nhà nước đưa tin.

Vụ phóng hỏa tiễn này diễn ra sau khi Mỹ hồi đầu tháng này gia tăng chế tài kinh tế đối với Iran về chương trình phi đạn đạn đạo của nước này.

Vụ phóng hôm thứ Năm không vi phạm thỏa thuận hạt nhân năm 2015, được ký bởi Iran và nhóm các cường quốc thế giới P5+1, mặc dù Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng công nghệ phi đạn đang được Iran phát triển có thể sẽ được điều chỉnh cho phi đạn tầm xa.

Đầu tuần này, Iran tuyên bố sẽ mở một cơ sở mới để sản xuất phi đạn có khả năng nhắm mục tiêu vào máy bay và phi đạn hành trình.

https://www.voatiengviet.com/a/iran-tuyen-bo-phong-thanh-cong-hoa-tien-cho-theo-ve-tinh/3962035.html

 

Thế Vận Hội 2024 :

Los Angeles ngỏ ý chấp nhận lùi lại sau Paris

Anh Vũ

Cánh cửa cho Paris tới Olympic 2024 mở rộng thêm. Thành phố Los Angeles (Mỹ), đối thủ chạy đua với Paris giành quyền đăng cai Olympic 2024 hoặc 2028 dường như chấp nhận lùi lại sau thủ đô Pháp. Hôm 26/07/2017, trong một sự kiện tại Los Angeles, thị trưởng thành phố Eric Garcetti đã tuyên bố rằng « có ngớ ngẩn » mới không chấp nhận Thế vận hội 2028 với những ưu đãi về tài chính của Ủy Ban Olympic Quốc tế.

Thông tín viên Loic Pialat tại Los Angeles cho biết thêm chi tiết :

Ông Eric Garcetti khẳng định : « Chúng ta đã thắng ». Đúng thế, Los Angeles sẽ đón tiếp Thế Vận Hội Olympic mùa Hè, nhưng chắc là không phải vào năm 2024. Thị trưởng Los Angeles đã công khai nói điều này trong một sự kiện do trang mạng Buzzfeed tổ chức. Ông Garcetti thừa nhận ít có khả năng Los Angeles được tổ chức Olympic 2024.

Không than phiền gì, ông thị trưởng nêu ra sự lựa chọn, ông nói : « Biết là chúng ta có phương tiện để gây áp lực, nhưng đề nghị về tài chính của Ủy Ban Olympic Quốc Tế rất hấp dẫn, sẽ là ngớ ngẩn nếu chúng ta không chấp nhận Olympic 2028 ».

Ông Garcetti biết sẽ làm gì với khoản tiền gọi là đền bù mà Ủy Ban Olympic Quốc Tế sẽ rót cho Los Angeles nếu chấp nhận lùi lại 4 năm. Ông đang muốn thanh niên Los Angeles được luyện tập thể thao miễn phí và muốn làm cho Los Angeles trở thành thành phố lành mạnh nhất nước Mỹ.

Thị trưởng Los Angeles không lo nguy cơ lạm phát. Trái lại, thêm bốn năm nữa chính là có thêm thời gian hoàn tất các công trình mở rộng mạng lưới tàu điện ngầm và nâng cấp sân bay mà không bị áp lực nào.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170728-the-van-hoi-2024-los-angeles-ngo-y-chap-nhan-lui-lai-sau-paris

 

Pháp tạm quốc hữu hóa STX xưởng đóng tàu lớn nhất nước

Trọng Nghĩa

Chính quyền Pháp vào ngày 27/07/2017 loan báo quyết định quốc hữu hóa « tạm thời » STX France, một nhà máy đóng tàu chiến lược của Pháp, sau khi đàm phán với tập đoàn Ý Fincantieri về vấn đề quyền sở hữu thất bại. Quyết định cực hiếm này đã khiến chính quyền Roma nổi giận.

Trong một cuộc họp báo, bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire cho biết quyết định trên nhằm « bảo vệ lợi ích chiến lược của nước Pháp ». Paris không có ý định kiểm soát xưởng đóng tàu này, do đó, quyết định trên chỉ mang tính tạm thời và Pháp cần thêm thời gian để đàm phán.

Pháp và Ý mâu thuẫn về phân chia vốn của STX. Thời tổng thống François Hollande, hai bên đã đồng ý trên khả năng phía Pháp chỉ nắm 45% số vốn của STX. Tuy nhiên, chính quyền Pháp của tổng thống Macron đã đề nghị nâng tỷ lệ này lên thành 50, nhưng phía Roma từ chối.

Bộ trưởng Le Maire cho rằng tỷ lệ trên là hợp lý, giúp bảo vệ những lợi ích chiến lược của Pháp và sẽ tiếp tục đàm phán theo hướng này trong thời gian tới. Dự kiến, ông Le Maire đến Ý vào tuần sau.

Quyết định trên của Paris khiến Roma bất bình. Trong một tuyên bố chung, hai bộ Phát Triển Kinh Tế và Bộ Tài Chính của Ý cho rằng hành động « không tôn trọng thỏa thuận » của Parislà « nghiêm trọng và không thể giải thích được ».

Báo chí Ý đã đả kích tính chất mà họ gọi là « dân tộc chủ nghĩa »  « chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch » của Pháp.

Hồi tháng 5/2017, tập đoàn đóng tàu Nhà nước Ý Fincantieri đã đề nghị mua 2/3 cổ phần của STX với giá 79,5 triệu euro, sau khi xưởng đóng tàu này được rao bán do công ty mẹ ở Hàn Quốc bị phá sản.

http://vi.rfi.fr/phap/20170728-chinh-quyen-phap-tam-quoc-huu-hoa-stx-xuong-dong-tau-lon-nhat-nuoc

 

Venezuela : Tổng thống Maduro bám quyền

nhờ Quốc Hội Lập Hiến?

Chủ Nhật 30/07/2017 là ngày quan trọng với tổng thống Nicolas Maduro để duy trì quyền lực. Khoảng 19,8 triệu cử tri Venezuela được kêu gọi đi bầu Quốc Hội Lập Hiến, thay thế cho Nghị Viện hiện tại, được bầu từ cuối năm 2015 và phe đối lập chiếm đa số.

Tuy nhiên, tổng thống Maduro đang bị siết chặt giữa hai gọng kềm : Trong nước là các cuộc biểu tình phản đối Quốc Hội Lập Hiến kéo dài từ nhiều tháng nay mà đỉnh điểm là cuộc tổng đình công 48 tiếng (26-27/07), còn bên ngoài là các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phản đối của Liên Hiệp Châu Âu.

Mỹ đưa vào “danh sách đen” 13 quan chức Venezuela

Theo AFP, ngày 26/07, Hoa Kỳ ra đòn mạnh tay với chính quyền Maduro khi thông báo trừng phạt 13 quan chức đương nhiệm và cựu quan chức của chính phủ Venezuela, trong đó có “Tibisay Lucena Ramirez, chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc Gia” và “Elías Jose Jaua Milano, chủ tịch Ủy ban sửa đổi Hiến Pháp”.

Tài sản và tài khoản ngân hàng của họ ở Hoa Kỳ, nếu có, sẽ bị phong tỏa. Những nhân vật có tên trong danh sách cũng không thể kinh doanh với Mỹ. Ngay lập tức, tổng thống Nicolas Maduro bác bỏ các biện pháp trừng phạt “ngạo mạn” của Washington.

Cùng lúc, bà Federica Mogherini, người đứng đầu ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu bày tỏ “quan ngại” về vấn đề “vi phạm nhân quyền và lạm dụng bạo lực” tại Venezuela.

Chính quyền Caracas dường như bị cô lập hơn khi mười ba nước thuộc Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ (OAS) lên tiếng kêu gọi tổng thống Maduro từ bỏ kế hoạch bầu Quốc Hội Lập Hiến. Ngoài ra, hãng hàng không Colombia Avianca thông báo tạm ngừng các chuyến bay giữa hai nước từ ngày 26/07. Chỉ có Cuba, đồng minh của Caracas, từ chối tham gia làm trung gian hòa giải tại Venezuela và tiếp tục công nhận tính chính đáng của tổng thống Maduro.

104 người chết vì biểu tình chống Quốc Hội Lập Hiến

Từ bốn tháng qua, theo lời kêu gọi của liên minh đối lập Bàn Đoàn kết Dân chủ (MUD), gần như ngày nào cũng có biểu tình phản đối chính phủ và kế hoạch Quốc Hội Lập Hiến. Người dân Venezuela bất mãn về thái độ dửng dưng của chính phủ trước tình trạng thiếu thốn nhu yếu phẩm và hàng ngày phải xếp hàng dài chờ mua lương thực. Tổng cộng đã có 104 người chết trong các cuộc biểu tình và xung đột với cảnh sát, mà trường hợp gần đây nhất là một thanh niên 30 tuổi, thiệt mạng ngày 26/07 trong cuộc tuần hành ở Ejida, bang Mérida (phía tây Venezuela).

Sau thành công của cuộc tổng đình công 24 giờ vào tuần trước, phong trào phản đối tiếp tục gây sức ép với chính quyền Maduro bằng cuộc tổng đình công quy mô lớn trong vòng hai ngày 26 và 27/07 và kết thúc bằng một cuộc tuần hành lớn vào thứ Sáu 28/07, chỉ hai ngày trước bầu cử Quốc Hội Lập Hiến. Lãnh đạo phe đối lập, Henrique Capriles, kêu gọi người dân Venezuela “xả thân” trong thời gian này.

Ngay khi được ra khỏi nhà tù vào ngày 08/07 sau 3 năm và 5 tháng bị giam, dù vẫn bị quản thúc tại gia, ông Leopoldo Lopez, một thủ lĩnh khác của phe chống tư tưởng Chavez, đã kêu gọi quân đội, hiện vẫn còn ủng hộ tổng thống Maduro, hãy chống lại kế hoạch Quốc Hội Lập Hiến.

Chưởng lý Venezuela, bà Luisa Ortega, gương mặt tiêu biểu của những người “đào thoát” bên phe Chavez, cũng kêu gọi toàn dân tổng động viên phản đối Quốc Hội Lập Hiến. Đồng thời, bà lên án “những truy bức và lạm dụng” quyền lực.

Các nghiệp đoàn trung ương chính cũng ủng hộ cuộc tổng đình công do đối lập tổ chức. Nhiều phố bị chặn, chủ yếu ở phía đông và đông nam thủ đô, thành trì truyền thống của phe đối lập. Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh đã xảy ra tại nhiều nơi trên cả nước. Trước cuộc tổng đình công này, người dân lo sợ xảy ra thêm bạo lực đã tích trữ lương thực tại nhà hoặc vượt biên sang Colombia để được an toàn vì “thật sự không biết chuyện gì sẽ xảy ra” sau cuộc bầu cử.

Theo kết quả của Viện thăm dò Datanalisis, được AFP trích dẫn, khoảng 70% dân Venezuela phản đối cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiến vào Chủ Nhật 30/07. Với những người chống tư tưởng Chavez (mà ông Nicolas Maduro là người kế thừa), đây là âm mưu soạn lại Hiến Pháp nhằm giúp tổng thống Maduro bám lấy quyền lực, lẩn tránh Nghị Viện được bầu ra hiện do đối lập chiếm đa số và tránh cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm 2018.

Thế nhưng, nguyên thủ Venezuela, sẽ hết nhiệm kỳ vào tháng 01/2019, vẫn tái khẳng định quyết tâm và đòi phe đối lập “tôn trọng quyền của dân tộc được tự do bỏ phiếu” và “không bạo lực”. Ông Nicolas Maduro đánh giá Quốc Hội Lập Hiến là “siêu quyền”, còn với phe đối lập, đây là bằng chứng cho thấy Venezuela đang bị đẩy vào “chế độ độc tài”.

Tại sao đối lập phản đối Quốc Hội Lập Hiến?

Dự kiến bắt đầu họp từ ngày 02/08/2017, Quốc Hội Lập Hiến sẽ gồm 545 đại biểu, thay thế cho các nghị sĩ đương nhiệm được bầu từ cuối năm 2015 và chủ yếu thuộc phe đối lập.

Trong tổng số 545 nghị sĩ lập hiến, 364 người sẽ đại diện cho khu vực bầu cử thành phố (mỗi thành phố có một đại biểu lập hiến, trừ thủ phủ của các bang sẽ có hai người và không phụ thuộc vào số dân), 173 nghị sĩ là do các nhóm xã hội chỉ định (như lao động, hưu trí, sinh viên, nông dân, người tàn tật, chủ doanh nghiệp…) và 8 người là đại biểu cho các cộng đồng dân bản địa.

Trong khoảng 50.000 ứng viên, hồ sơ của 6.120 người đã được chấp nhận. Cách thức chỉ định ứng viên, được tổng thống ấn định và được cơ quan bầu cử thông qua, cấm mọi ứng viên xuất thân từ các đảng phái chính trị.

Tuy nhiên, nhiều quan chức trong chính quyền hiện nay hoặc thành viên của Đảng Xã Hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela (PSUV) vẫn xuất hiện trong danh sách tranh cử, như nghị sĩ Diosdado Cabello hay Adan Chavez, anh của cố tổng thống Hugo Chavez.

Theo chuyên gia về bầu cử Eugenio Martinez, 62% trong tổng số 19,8 triệu cử tri Venezuela có thể bỏ phiếu hai lần : một lần với tư cách công dân sống tại thành phố đó và lần thứ hai là với tư cách thành viên thuộc một trong số các tầng lớp xã hội. Vì có người được bỏ phiếu hai lần nên số lượng cử tri tham gia bầu cử sẽ bị “thổi phồng”.

Phe đối lập tẩy chay cuộc bầu cử vì cách bỏ phiếu được cho là quá lợi cho chính quyền, và phe của tổng thống Maduro tìm cách thu được nhiều phiếu nhất tại các vùng nông thôn, nơi vẫn được coi là thành trì của họ. Liên minh đối lập Bàn Đoàn kết Dân chủ (MUD) cũng tố cáo phương pháp chỉ định ứng viên Quốc Hội Lập Hiến.

Ngoài ra, họ khẳng định, theo luật pháp, tổng thống Venezuela phải trưng cầu dân ý về việc tổ chức bầu Quốc Hội Lập Hiến, thế nhưng, ông Maduro chưa bao giờ làm việc này. Liên minh đối lập lấy dẫn chứng là trước khi sửa đổi Hiến Pháp năm 1999, cố tổng thống Hugo Chavez đã tham khảo ý kiến của dân.

Trong khi đó, tổng thống Maduro khẳng định ngược lại : tiến trình bầu cử Quốc Hội Lập Hiến là “dân chủ, trực tiếp, phổ thông và bí mật” và ông có thể triệu tập cuộc bầu cử này mà không cần thông qua trưng cầu dân ý.

Ông đánh giá Quốc Hội Lập Hiến “là quyền lực lớn mà chúng ta đang cần để lập lại trật tự ở Venezuela. Chúng ta cần một quyền lực đứng trên cả những kẻ đang phá hoại sự phát triển của đất nước”. Mục tiêu được tổng thống Maduro đề ra là “hoàn thiện” bản Hiến Pháp Venezuela bằng cách bổ sung thêm các chương trình mang tính xã hội.

Từng cho rằng tình trạng khủng hoảng tại Venezuela là do cuộc “chiến tranh kinh tế” của giới doanh nhân, ông khẳng định Quốc Hội Lập Hiến sẽ cho phép khôi phục nền kinh tế của quốc gia dầu khí này.

Dù không có tỉ lệ tối thiểu cử tri đi bỏ phiếu, nhưng theo nhà phân tích Benigno Alarcon, tỉ lệ vắng mặt cao sẽ ảnh hưởng đến tính chính đánh của Quốc Hội Lập Hiến.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170728-venezuela-tong-thong-maduro-bam-quyen-nho-quoc-hoi-lap-hien

 

Nhà thờ Đức Bà Paris – “báu vật” kêu cứu

Thùy Dương

Nhắc tới nước Pháp và kinh đô Paris, không mấy ai không biết đến Nhà thờ Đức Bà Notre-Dame de Paris theo phong cách gothique, một di sản thế giới được UNESCO xếp hạng. Nhà thờ Đức Bà Notre-Dame de Paris cũng đã đi vào lịch sử với nhân vật nàng Esmeralda và thằng gù Quasimodo trong tác phẩm văn học kinh điển Notre-Dame de Paris của đại văn hào Victor Hugo.

Notre-Dame de Paris là một trong những công trình kiến trúc – lịch sử mang tính biểu tượng của Kinh Đô Ánh Sáng và cũng là công trình lịch sử được thăm quan nhiều nhất châu Âu. Mỗi năm, có 12-14 triệu du khách tới thăm quan công trình từng được coi là « báu vật » trong 3 thế kỷ XII – XIV. Nhưng sau 850 năm chống chọi với thời gian, mưa nắng và ô nhiễm môi trường, Nhà thờ Đức Bà Paris đã xuống cấp nghiêm trọng.

Tín hiệu S.O.S từ Đức Bà Paris

Nhiều du khách từng tới thăm Nhà Thờ Đức Bà Paris hay chiêm ngưỡng công trình qua những bức ảnh rất ấn tượng trước tượng những con thú nằm ngang, nhô ra ngoài mái nhà thờ. Các bức tượng thú này có ý nghĩa tượng trưng xua đuổi ma quỷ và răn đe, nhắc nhở con người về địa ngục. Nhưng thực chất, đó là các máng dẫn nước mưa. Miệng con thú chính là miệng ống máng qua đó nước mưa chảy xuống đất. Đầu con thú khá dài, để nước chảy được đủ xa, giúp công trình khô ráo, chắc chắn.

Thế nhưng, nhiều máng nước hình thú đã nứt vỡ, thậm chí rơi xuống từ mái nhà thờ. Trong một phóng sự, ông André Finot, phụ trách truyền thông của Nhà Thờ Đức Bà Paris, chỉ cho chúng ta thấy : « Như quý vị có thể thấy ở chỗ này, chúng tôi có hai máng nước. Cái thứ nhất đã rơi mất đầu vào một ngày đẹp trời mùa hè. Đầu máng nước ngay bên cạnh cũng đã rơi mất hẳn rồi, và sau đó đã được thay bằng… một ống nhựa PVC. »

Vào giữa thế kỷ XIX, nhà thờ Đức Bà Paris đã được tu bổ trong suốt 20 năm, từ năm 1844 tới năm 1864 dưới sự chỉ đạo của hai kiến trúc sư Viollet-Leduc và Lassus. Năm 1967, các cửa kính ghép màu ở gian chính nhà thờ đã được thay mới. Trong những năm 1990, mặt ngoài nhà thờ cũng đã được sửa sang, một phần mặt tiền đã được cọ rửa cho sáng màu. Năm 2003, các quả chuông của nhà thờ cũng được thay mới. Thế nhưng, phần còn lại của Notre-Dame de Paris đều đã quá cũ kỹ và tình trạng ngày càng trầm trọng.

Nhiều bức tường đá bị mủn, vỡ. Nhiều bức tượng sứt mẻ, biến dạng. Hàng lan can bằng đá đã biến mất và phải thay bằng chấn song bao lơn bằng gỗ, nhiều kết cấu bằng đá khác cũng bung ra. Một số cửa ghép kính màu bị vỡ. Nghiêm trọng nhất là các vòm chống có nguy cơ đổ sụp. Một phần nóc cũng đang sập dần…

Chóp nhọn hình mũi tên trên mái Nhà Thờ Đức Bà cũng cần được thay mới và dự trù tốn tới 10 triệu euro. Chóp nhọn hình mũi tên hiện nay vươn cao 93m, được dựng trong giai đoạn cải tạo hồi giữa thế kỷ XIX (1844-1864), được làm bằng gỗ sồi bọc chì, nặng 750 tấn (500 tấn gỗ sồi và 250 tấn chì), bao quanh là bốn dãy tượng các tông đồ tạc bằng đồng. Bà Marie-Hélène Didier, chuyên gia bảo tồn di sản, cho biết phần vỏ ngoài của chóp nhọn mũi tên đang bị bào mòn, axit trong nước mưa có thể làm hỏng phần khung bên trong.

Tòa tổng giám mục Paris thông báo trên website là đã tới giai đoạn mà nhà thờ sắp đến lúc không thể trụ được nữa vì kết cấu của công trình không còn ổn định, nhiều tác phẩm điêu khắc trang trí nhà thờ cũng hỏng nát và sắp biến mất vĩnh viễn.

Mỗi năm Nhà Thờ Đức Bà được nhà nước Pháp cấp 2 triệu euro cho công tác bảo trì, nhưng dự án trùng tu tới đây, hoặc kéo dài 20 năm và tốn 100 triệu euro, hoặc kéo dài đến 30 năm và tốn tới 150 triệu euro. Đại diện ban quản lý nhà thờ cho biết số tiền các nhà hảo tâm đóng góp hàng năm là 5 triệu đô la.

Theo lời ông André Finot, phụ trách truyền thông của Nhà Thờ Đức Bà Paris,mặc dù « tình hình hiện tại đã rất nguy cấp », nhưng ban quản lý Nhà Thờ Đức Bà vẫn kiên quyết không thu tiền vé vào cửa của du khách. Cha Patrick Chauvet, quản lý Nhà Thờ Đức Bà, giải thích : « Tôi đặc biệt không muốn các con chiên hay người nước ngoài, khách du lịch, những người không thường lui tới và người không theo đạo Thiên Chúa phải trả tiền vé vào thăm nơi này. Chính vì thế, phải tìm nguồn tài chính từ nơi khác ».

Lòng hảo tâm của người Mỹ

« Nơi khác » mà cha Patrick Chauvet vừa nhắc tới ở trên chính là nước Mỹ, bên kia bờ Đại Tây Dương. « Chúng tôi có rất nhiều du khách tới từ Mỹ. Họ hỏi chúng tôi liệu họ có thể đóng góp tiền để tu bổ nhà thờ không. Để đáp ứng nguyện vọng của họ, chúng tôi đã thành lập một quỹ tại Mỹ ».

Quả thật, Nhà Thờ Đức Bà Paris thu hút rất nhiều du khách Mỹ. Một khách thăm quan người Mỹ đang chiêm ngưỡng Nhà Thờ Đức Bà từ bên ngoài chia sẻ : « Đây là một trong những biểu tượng lớn nhất của nước Pháp. Chúng tôi đã muốn đến thăm Nhà Thờ Đức Bà Paris từ lâu lắm rồi. »

Nhiều ngôi sao giải trí lớn của Hoa Kỳ, chẳng hạn như diva nhạc pop Beyoncé và chồng là ca sĩ Jay Z, khi có dịp tới Paris đều không bỏ lỡ cơ hội tới thăm Nhà Thờ Đức Bà Paris. Ngày 13/07/2017, tổng thống Mỹ và đệ nhất phu nhân Melania Trump đã có chuyến thăm chính thức nước Pháp theo lời mời của tân tổng thống Pháp Emmanuel Macron và tham dự lễ diễu binh của binh lính Pháp và Mỹ trên đại lộ Champs-Elysées nhân dịp Quốc Khánh Pháp 14/07 và kỷ niệm 100 năm Mỹ tham gia Thế Chiến Đệ Nhất. Ngay buổi chiều 13/07, đệ phất phu nhân Pháp Brigitte Macron và đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump đã tới thăm Nhà Thờ Đức Bà Paris.

Quỹ Friends of Notre-Dame de Paris (Những Người Bạn Của Nhà Thờ Đức Bà Paris) hướng tới nhóm người Mỹ « có truyền thống quyên góp và rất yêu thích Nhà Thờ Đức Bà Paris ». Qua các bộ phim và nhạc kịch về Nhà Thờ, người dân Mỹ rất yêu thích thằng gù Quasimodo và các nhân vật khác trong tiểu thuyết Nhà Thờ Đức Bà Paris của đại thi hào Victor Hugo. Chính nhờ thế, việc quyên góp tiền tu bổ nhà thờ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Chiến dịch quyên góp tiền ở Mỹ để cứu Notre-Dame de Paris sẽ chính thức được bắt đầu vào năm 2018. Mục tiêu của quỹ Những Người Bạn Của Nhà Thờ Đức Bà Paris là cùng với quỹ Avenir du Patrimoine de Paris (Tương Lai Di sản Paris) ngay tại nước Pháp quyên được 100 triệu euro.

Quỹ Tương Lai Di Sản Paris muốn người Pháp ý thức được rằng họ đang sở hữu một di sản hiếm có và nhấn mạnh rằng mặc dù ban đầu, nhà thờ được xây cho các tín đồ Thiên Chúa nhưng giờ đây, Notre-Dame de Paris mở cửa đón chào tất cả mọi người. Nhiều người chia sẻ : « Tôi không theo đạo, nhưng tôi yêu thích nơi này ». Hồi đầu tháng 05/2017, phủ tổng thống Pháp cũng cam kết là Quỹ Tương Lai Di Sản Paris cứ quyên góp được một euro thì nhà nước sẽ hỗ trợ thêm cho Nhà Thờ Đức Bà Paris một euro, nhưng số tiền hỗ trợ thêm tối đa cũng sẽ chỉ là 4 triệu euro/năm.

Vì thế, muốn cứu Nhà Thờ Đức Bà Paris, công trình kiến trúc – lịch sử vốn được coi là một trong những biểu tượng lớn nhất của nước Pháp, giờ không còn con đường nào khác là kêu gọi sự đóng góp của tư nhân, đặc biệt là lòng hảo tâm của người Mỹ.

http://vi.rfi.fr/phap/20170728-nha-tho-duc-ba-paris-%C2%AB-bau-vat-%C2%BB-keu-cuu