Điểm Tin Thứ Năm 20.07.2017
Tin Tức Hằng Ngày
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCác nguồn nước đã luôn tạo thành ranh giới tự nhiên giữa các quốc gia, buộc người con người phải nghĩ ra cách để chia sẻ nước một cách hòa bình.
- Vì sao ‘chính trị nguồn nước’ sẽ định hình thế kỷ 21(BBC) – Trong những thập niên tới, nguồn cung cấp nước có khả năng ảnh hưởng đến địa chính trị, ngoại giao và thậm chí xung đột.
- Trump, «thủ lãnh gây rối trong một thời kỳ rối loạn»(RFI) – Đã hẳn là tổng thống Donald Trump còn đến 1.280 ngày cầm quyền nữa, và đây chỉ mới là giai đoạn đầu. Nhưng theo Le Figaro, hiện nay « đại gia chuyên gây rối » vẫn chưa tung ra được lá bài ngoạn mục nào.
- Venezuela dọa xem lại quan hệ với Mỹ vì can thiệp vào Quốc Hội Lập Hiến (RFI) – Chính phủ Venezuela tái khẳng định vẫn bầu Quốc Hội Lập Hiến vào ngày 30/07/2017 bất chấp những lời đe dọa « kinh tế mạnh mẽ và nhanh chóng » của tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra ngày 17/07.
- Mỹ cần đóng vai trò tích cực hơn ở biển Đông (RFA) – Trung Quốc trong thời gian qua đã hành động đơn phương và dựa vào sức mạnh của mình để lấn át các nước yếu thế khác trong khu vực, và vì vậy đã đến lúc chính phủ Hoa Kỳ cần phải có những hành động mạnh mẽ hơn trong khu vực này để trấn an các đồng minh của mình trong khu vực.
- Bắc Hàn, IS kéo Mỹ trở lại biển Đông? (VOA) – Mối lo hạt nhân của Bắc Triều Tiên và nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo đang là những vấn đề kéo sự gắn kết của chính quyền Mỹ đượng nhiệm trở lại với khu vực biển Đông.
- Một năm sau phán quyết của tòa, Biển Đông không hề tĩnh lặng (RFI) – Theo nhà nghiên cứu Benoit Hardy-Chartrand trên Japan Times, có nhiều đổi thay và nhiều điều vẫn tồn tại, một năm sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết về Biển Đông. Tháng 7/2016, Tòa Trọng Tài đã dội một gáo nước lạnh vào tham vọng của Bắc Kinh, khi tuyên bố Trung Quốc không có « quyền lịch sử » tại Biển Đông, và đường lưỡi bò tự vẽ là vô căn cứ, khẳng định Bắc Kinh đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
- Biển Đông: Không nên hiểu sai việc Indonesia đổi tên vùng biển Natuna (RFI) – Ngày 14/07/2017, Indonesia đã tiết lộ một động thái cứng rắn chống Trung Quốc trên vấn đề vùng biển quanh quần đảo Natuna của nước này nằm sát Biển Đông. Đó là đặt cho vùng biển này một cái tên Indonesia là « Biển Bắc Natuna ». Ngay sau khi thông tin này được loan báo, một số nhà phân tích đã cho rằng Indonesia đã tỏ rõ hơn lập trường chống đường lưỡi bò Trung Quốc, và bắt đầu cứng rắn hơn trên các vấn đề Biển Đông.
- Đổi tên một phần Biển Đông, Indonesia cảnh báo Trung Quốc (VOA) – Động thái của Indonesia, đổi tên một phần Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông) đang tranh chấp, được coi như một lời cảnh báo đối với Trung Quốc rằng Jakarta có ý định tăng cường bảo vệ tuyên bố chủ quyền mà không gây tranh cãi tại thời điểm này
- Ngoại trưởng Úc phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông (RFI) – Phát biểu tại Ấn Độ ngày 18/07/2017, ngoại trưởng Úc Julie Bishop, đã lên tiếng xác nhận trở lại rằng Canberra chống lại việc Bắc Kinh bồi đắp và quân sự hóa các đảo nhân tạo tại Biển Đông. Bà Bishop đồng thời cho rằng cần bảo đảm quyền tự do hàng hải trong vùng.
- Thủ tướng muốn ngân hàng huy động đôla trong dân (VOA) – Thủ tướng Việt Nam yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm có chủ trương huy động nguồn lực trong dân, trong đó chủ yếu là đôla Mỹ
- (BoxitVN) – Anh Văn – Ngay cả về mặt “nội bộ Đảng”, nếu lợi ích không được điều hòa, tức khi yếu tố cấp tiến bị kìm hãm, thì nó sẽ là nguồn cơn của bộc phát chính trị hoặc xung đột đe dọa tính thống nhất trong Đảng. Diplomat ngày 14/07 có đề cập về việc đổi mới lần II của Việt Nam, theo hai tác giả (hiện một là giảng viên tại ĐH Quốc tế – ĐH Quốc gia Tp. HCM và một giảng viên Khoa Quy hoạch Vùng và Thành phố – …
- Quy tắc ứng xử của công an ra đời vì sức ép từ dân? (VOA) – Bộ Công an Việt Nam đang thu thập ý kiến từ công chúng về dự thảo quy tắc ứng xử của nhân sự ngành công an.
- Về ‘mệnh lệnh’ tranh cãi trận Gạc Ma 29 năm trước (BBC) – Đại tá Phạm Hữu Thắng, nhà nghiên cứu từ Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, nói về trận Gạc Ma nhân tưởng niệm sau 29 năm.
- Tàu cá Trung Quốc vào rất gần Đà Nẵng (RFA) – Tàu chấp pháp của Trung Quốc cũng tham gia phá tàu và lưới của ngư dân Việt Nam.
- Ẩm thực Việt chinh phục thực khách Mỹ (VOA) – Vài năm trở lại đây, không khó để bắt gặp những nhà hàng Việt nằm ngay trung tâm thủ đô Washington DC, thậm chí là ở những khu có giá bất động sản và thuê mặt bằng thuộc diện cao nhất nước Mỹ. Thực tế này không chỉ cho thấy việc ăn nên làm ra của các chủ nhà hàng người Việt mà còn khẳng định ẩm thực Việt đã chinh phục thực khách Mỹ.
- Dầu khí Việt Nam vi phạm nhưng vẫn được nhà nước tin tưởng. (RFA) – Ông Mai Tiến Dũng nói đảng và nhà nước Việt Nam đặt trọn niềm tin vào Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
- Đồng Tâm: Nhận diện đâu là đất tranh chấp (BBC) – Một loạt các con số khác nhau liên quan đến khu vực tranh chấp và quy trình thu hồi đền bù đất đai dẫn đến tranh chấp nghiêm trọng ở Đồng Tâm, Mỹ Đức thuộc Hà Nội.
- Về Đồng Tâm: vui và lo (BoxitVN) – Nguyễn Đình Ấm – “Dân tôi rất uất ức vì cái kết luận thanh tra của thành phố Hà Nội”, họ không điếm xỉa đến sự thật, họ nói bừa. Dân tôi chỉ được vài người đi dự, một người được phát biểu lại không được nói rõ ngọn ngành, bị cắt ngang…”. Qua bản dự thảo kết luận thanh tra đăng trên báo của thanh tra Hà Nội và những phát biểu của Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Đức Chung (NĐC) về vụ tranh chấp cánh đồng Sênh của thôn Hoành …
- Thấy gì qua ‘khẩu khí Nguyễn Đức Chung’? (VOA) – Khác hẳn với thái độ như gà mắc tóc “tôi phải ký vì người dân ép tôi” khi bị ông Lê Đình Kình chất vấn vào tháng Sáu, bài nói chuyện của Nguyễn Đức Chung vào tháng Bảy lại mang khẩu khí tự tin, quyết liệt
- Người dân Nghệ An lại tiếp tục kiện Formosa (BBC) – Sáng 18/7, khoảng 30 người dân cùng một số linh mục thuộc giáo phận Vinh gửi đơn khởi kiện Formosa tại Tòa án Tỉnh Nghệ An.
- Liệu cái chết của TPP có làm Việt Nam dừng các cải cách về quyền của người lao động? (BoxitVN) – Phạm Trọng Nghĩa(*) – Vũ Quốc Ngữ dịch – Hà Nội nên đẩy mạnh những cải cách đã định cho dù không có TPP, theo Tiến sỹ Phạm Trọng Nghĩa, nghiên cứu viên của Chương trình Quản lý Kinh tế Toàn cầu. Hiện tại, luật pháp và thực tiễn ở Việt Nam có khoảng cách khá xa so với những tiêu chuẩn lao động quốc tế về tự do lập công đoàn và thương lượng tập thể. Thứ nhất, theo Tổ chức Lao động Quốc tế, người lao động có quyền thành lập các tổ …
- Bột trắng từ nhà máy alumin Nhân Cơ (RFA) – Dự án Alumin Nhân Cơ liên tiếp xảy ra các sự cố, phát tán bột trắng ảnh hưởng không khí, gây ô nhiễm môi trường khiến người dân hoang man.
- Đánh giá tác động môi trường còn hạn chế (RFA) – Chiều 19 tháng Bảy, Mặt Trận Tổ Quốc có buổi họp với Bộ Tài Nguyên – Môi Trường để công khai kết luận thanh tra.
- Cà Mau xử phạt các nhà máy gây ô nhiễm (RFA) – Chính quyền tỉnh Cà Mau xử phạt hàng trăm triệu đồng đối với những nhà máy thủy sản và chế biến bột cá gây ô nhiễm môi trường.
- Nạn ruồi đen ở gần bãi rác Nam Sơn (RFA) – Người dân xã Nam Sơn than phiền khu bãi rác này bốc mùi hôi thối quanh năm, xuất hiện nhiều ruồi muỗi bám đầy khắp nhà.
- Đình chỉ nhân viên y tế sau vụ các bé trai mắc bệnh xã hội (BBC) – Một nhân viên y tế cấp xã ở tỉnh Hưng Yên vừa bị tạm đình chỉ công tác liên quan tới hiện tượng hàng chục bé trai ở tỉnh này bị mắc bệnh sùi mào gà.
- Những Nghịch lý và Ngộ nhận về Việt Nam (BoxitVN) – Nguyễn Quang Dy – …lịch sử Việt Nam có nhiều nghịch lý và uẩn khúc bất thường. Làm thế nào người Việt Nam có thể bảo vệ được chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc, mà không để các nước lớn lợi dụng biến mình thành quân cờ của họ trong bàn cờ nước lớn? “Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, nhưng chúng ta có thể sắp xếp lại tương lai” (“We cannot change the past, but we can reshape the future”) – Dalai Lama. Chiến tranh Việt Nam …
- Công dân hạng nhất (VOA) – Tại sao khi đã có cả nhân chứng lẫn bằng chứng (các video clip), bị cả triệu người chỉ trích mà bà Trang, ông Liêm không nao núng? Thậm chí bà Trang, ông Liêm còn đề nghị công an điều tra về những kẻ chỉ trích?
- Chuyện Trung tướng Võ Văn Liêm cho thấy VN cần cách mạng dân chủ (BoxitVN) – Lê Minh Nguyên – Chế độ dân chủ pháp trị (rule OF law) có nền tảng luân lý và xây dựng bằng cấu trúc thượng tôn pháp luật, dù tổng thống, thủ tướng, thẩm phán tối cao hay cả một định chế chính quyền như hành pháp… đều phải đứng dưới luật pháp. Bà Tổng thống Phát Cận Huệ ở Nam Hàn phải từ chức và lãnh án tù vì phạm luật, ở Mỹ một nhóm 21 đứa trẻ miệng còn hôi sữa (tuổi từ 9 đến 20) kiện chính quyền liên …
- ‘Tránh bôi nhọ’ trong vụ đỗ xe sai? (BBC) – Người phụ nữ đòi phó chủ tịch quận Thanh Xuân không đỗ xe sai được giới chức yêu cầu ‘không cung cấp thông tin sai sự thật cho các đối tượng xấu bôi nhọ cá nhân lãnh đạo’.
- Một thế kỷ thăng trầm của chủ nghĩa cộng sản (BoxitVN) – David Priestland(*) – Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch – Lê Hồng Hiệp biên tập – Một trăm năm sau Cách mạng Tháng Mười Nga, liệu phượng hoàng có vươn lên từ đống tro tàn của lịch sử? “Ura! Ura! Ura!”[1] Tôi vẫn nhớ rất rõ âm thanh ấy, khi những người lính nghiêm trang trong quân phục xám đến chào chỉ huy của họ: “Chúc mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Tháng Mười Vĩ đại!”
Năm 1987, khi còn là một sinh viên trao đổi ở Moskva, trong một sáng tháng 11 …
- Nghĩ từ chuyện bôi nhọ Giáo sư Ngô Bảo Châu (BoxitVN) – Nguyễn Trọng Bình – Đúng hai tháng trước đây, ông Võ Văn Thưởng – Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương có phát biểu và hứa hẹn sẽ xin ý kiến cấp trên nhằm tổ chức những cuộc “đối thoại” giữa Đảng, chính quyền với người dân đặc biệt là với những người bất đồng chính kiến. Trong một bài viết gần nhất của mình, bản thân tôi cũng rất ủng hộ và hoan nghênh chủ trương này của ông Thưởng. Tuy vậy, cho đến nay, với những gì đã diễn ra, có …
- Luật mới gây xáo trộn lớn cho người Việt ở Thái (RFA) – Thái Lan áp dụng luật lao động mới với những điều khoản khắc khe hơn trước khiến nhiều lao động nước ngoài, trong đó có người Việt phải bỏ về nước, hoặc nghỉ làm cho qua đợt truy quét lao động mới nhất. Luật lao động mới của Thái Lan tác động thế nào đến số người Việt đang kiếm sống tại Xứ Chùa Vàng?
- VN ‘sẽ chấm dứt nuôi gấu lấy mật’ (BBC) – Việt Nam và Tổ chức Động vật Á châu lên lộ trình nhằm chấm dứt việc nuôi gấu lấy mật và bảo tồn gấu trong môi trường hoang dã.
- Việt Nam giải cứu 1 ngàn con gấu (RFA) – Việt Nam đồng ý giải cứu hơn 1.000 con gấu tại các trai nuôi gấu bất hợp pháp nhằm chấm dứt việc mua bán mật gấu.
- Sốt xuất huyết tăng và diễn biến phức tạp (RFA) – Có 15 người chết vì sốt xuất huyết tại Việt Nam trong mùa dịch năm nay và hiện thời mỗi ngày, hàng chục bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội.
- Bão Talas: Chín người chết và năm người mất tích (BBC) – Bão nhiệt đới Talas (bão số 2) gây thương vong và thiệt hại nặng nề chỉ sau một ngày đổ bộ Việt Nam.
- Truyện ngắn (BoxitVN) – BIỆT PHỦ, CHÙA, VÀ TÌNH BẠN – Mai An Nguyễn Anh Tuấn – Từ trước tới nay, hắn vẫn cho rằng, tình bạn là một thứ tài sản quý giá, thiêng liêng; cho dù, vì điều ấy có không ít người đã bĩu môi dè bỉu hắn là ngây thơ, và ngây ngô, song hắn thủ cựu với ý nghĩ: nếu có đem hắn vào cối giã, mọi thứ tan thành bột thì chắc chắn niềm tin đó vẫn nguyên vẹn…
Nhưng đến hôm nay, cái niềm tin gần như là tín điều đó của …
- TIN ĐỌC NHANH (RFI) –
- Quân đội Ấn-Trung gườm nhau ở biên giới (RFI) – Căng thẳng Ấn-Trung càng lúc càng gia tăng do tranh chấp biên giới trên bộ, và giới quan sát nhìn thấy không có lối thoát trước mắt. Ví dụ mới nhất là lời đe dọa hôm 18/07/2017 do Hoàn Cầu Thời Báo Trung Quốc loan tải, cho rằng Bắc Kinh có thể tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực dọc biên giới hai nước dài khoảng 4000km, gọi là Đường Kiểm Soát Thực Tế LAC, chạy dài từ Ladakh tới Kashmir ở phía Bắc cho đến Arunachal Pradesh và Sikkim ở phía Đông.
- TQ có thái độ bất thường trong tranh chấp biên giới hiện nay (RFA) – Ngoại trưởng Ấn Độ cho rằng Trung Quốc hiện quyết đoán một cách bất thường đối với tình hình tranh chấp biên giới giữa đôi bên.
- Philippines : Đoàn xe hộ tống của tổng thống bị phục kích (RFI) – Hai chiếc xe hộ tống tổng thống Philippines đã bị tấn công trên một trục quốc lộ ở đảo Mindanao, khiến bốn vệ sĩ bị thương. Ngày 18/07/2017, tổng thống Rodrigo Duterte dọa chấm dứt đàm phán hòa bình với lực lượng nổi dậy Cộng sản.
- Tổng thống Duterte đe dọa chấm dứt hòa đàm sau vụ tấn công mới (RFA) – Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, vào ngày 19 tháng 7 lên tiếng đe dọa chấm dứt hòa đàm với nhóm phiến quân cộng sản sau khi những du kích quân bị tình nghi tiến hành vụ phục kích làm bị thương bốn vệ sĩ của ông này.
- Singapore đề nghị giúp Phi chống phiến quân (RFA) – Singapore vào ngày 19 tháng 7 đưa ra đề nghị giúp cho chính phủ Philippines các máy bay trinh sát không người lái và huấn luyện chiến đấu trong thành phố nhằm chống lại những chiến binh Hồi giáo.
- Bắc Triều Tiên hành quyết công khai người ăn trộm, xem truyền hình Hàn Quốc (RFI)– Tổ chức phi chính phủ Transitional Justice Working Group (TJWG), ngày hôm nay, 19/07/2017, công bố báo cáo về tình trạng nhân quyền tại Bắc Triều Tiên và cho biết, chính quyền Bình Nhưỡng thường xuyên tổ chức các đợt hành quyết công khai, không qua xét xử, những người phạm các tội như ăn trộm đồng của các nhà máy, mại dâm, phát tán thông tin, truyền thông của Hàn Quốc.
- Người đào tẩu Bắc Hàn nghi vấn bị bắt cóc (BBC) – Một ngôi sao truyền hình từng đào ngũ sang Nam Hàn giờ lại xuất hiện trong một video tuyên truyền của Bắc Hàn.
- Indonesia cấm nhóm khủng bố cực đoan địa phương (RFA) – Chính quyền Indonesia vào ngày 19 tháng 7 ban hành lệnh cấm nhánh Hồi giáo cực đoan Hizb ut-Tahrir.
- Đài Loan: Ẩu đả ở Quốc hội là một phần đời sống chính trị (BBC) – Ẩu đả tại Quốc hội nhằm ngăn chặn luật đuợc thông qua là điều thường thấy tại Đài Loan
- Mỹ trục xuất sư ‘hổ mang’ về Thái (VOA) – Một nhà sư Thái Lan bị truy nã về tội quan hệ tình dục trẻ em sẽ bị Mỹ trục xuất về Thái Lan để hầu tòa, theo tin cảnh sát Thái ngày 18/7.
- Thái Lan xét xử mạng lưới buôn người quy mô lớn (RFI) – Sau khoảng một năm rưỡi xét xử, với hơn 100 bị cáo trong đó có một quan chức quân đội cấp cao, sáng 19/07/2017, tòa án hình sự Bangkok bắt đầu tuyên án trong vụ buôn người có quy mô lớn bị phát hiện vào năm 2015.
- Tòa Thái Lan tuyên án 21 tội phạm buôn người (RFA) – Tuy nhiên mạng lưới buôn người vẫn chưa bị chấm dứt.
- Tướng Thái lan sắp bị tuyên án về tội buôn người (VOA) – Một tướng lãnh trong quân đội Thái Lan có mặt trong số hàng chục người bị kết án trong một phiên tòa xét xử một vụ buôn người quy mô ở Thái Lan
- Myanmar: ‘Máy bay quân sự lâm nạn vì thời tiết xấu’ (VOA) – Các nhà điều tra ở Myanmar kết luận rằng thời tiết xấu đã gây tai nạn khiến một máy bay quân sự rớt, làm 122 người thiệt mạng hồi tháng trước
- Pháp : Tổng thống Macron và chính sách ngoại giao “sáng tạo” (RFI) – Đón tiếp tổng thống Nga Vladimir Putin tại lâu đài Versailles ; mời tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đến dự Quốc Khánh Pháp và mời thủ tướng Israel Benyamin Netanyahou dự lễ tưởng niệm các nạn nhân trong vụ vây bắt người Do Thái Vel’d’Hiv, trong các ngày 16 và 17/07/1942, báo Le Monde ngày 18/07/2017 có bài xã luận nhận định về chính sách « Ngoại giao sáng tạo của tổng thống Macron ».
- Quyền lực mềm : Ảnh hưởng của Pháp lớn hơn nước Mỹ (RFI) – Nhờ vào việc bầu Emmanuel Macron làm tổng thống, nước Pháp năm nay 2017 dẫn đầu bảng xếp hạng các quốc gia có ảnh hưởng nhất trên thế giới trong lĩnh vực quyền lực mềm, vượt qua Hoa Kỳ.
- Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp từ chức vì bất đồng với tổng thống (RFI) – Bất bình vì quân đội bị cắt giảm ngân sách và bị tổng thống Emmanuel Macron gián tiếp khiển trách trước các tướng lĩnh do công khai tỏ thái độ, tướng Pierre de Villiers, tổng tham mưu trưởng liên quân Pháp thông báo từ chức.
- Nga đòi Mỹ trả lại hai cơ sở ngoại giao (RFI) – Điện Kremlin ngày 17/07/2017 đòi Hoa Kỳ phải trả lại « vô điều kiện » cho Matxcơva hai cơ sở ngoại giao trên đất Mỹ bị tịch biên tháng 12/2016, liên quan đến vụ Nga bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Hôm nay 18/07/2017 bộ Ngoại Giao Nga tuyên bố sẵn sàng trả đũa các biện pháp trừng phạt ngoại giao của Washington.
- Đàm phán ngoại giao cấp cao Nga-Mỹ “gay go” nhưng chưa ngã ngũ (RFI) – Hôm thứ Hai 17/07/2017, Mỹ và Nga đã họp lại với nhau tại Washington ở cấp thứ trưởng Ngoại Giao để bàn về các căng thẳng trong quan hệ song phương. Theo bộ Ngoại Giao Mỹ hôm 18/07, cuộc họp kéo dài ba tiếng giữa thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Thomas Shannon và đồng nhiệm Nga Sergei Ryabkov đã diễn ra « gay go » nhưng vẫn « còn nhiều việc cần phải làm ».
- Trump và Putin « bí mật » nói chuyện thêm bên lề G20 (RFI) – Tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin đã có thêm một cuộc gặp, ngoài buổi làm việc chính thức, bên lề thượng đỉnh G20 tại Đức vào đầu tháng 07/2017. Tuy nhiên, thông tin về cuộc gặp thứ hai mới chỉ được tiết lộ ngày 18/07/2017.
- Mỹ : Donald Trump tức giận vì không bỏ được Obamacare (RFI) – Tại Mỹ, từ 7 năm qua, đảng Cộng Hoà không ngừng đòi hủy bỏ luật bảo hiểm y tế còn được gọi là Obamacare, biểu tượng của phe Dân Chủ, được thông qua vào năm 2010. Donald Trump trong suốt chiến dịch tranh cử cam kết thực hiện ngay sau khi vào Nhà Trắng. Thế nhưng cho dù chiếm đa số tại nghị trường, nhưng do nội bộ mâu thuẫn, cuộc biểu quyết đáng lẽ diễn ra trong tuần này đã bị hủy bỏ, chôn vùi mọi hy vọng của chủ nhân Nhà Trắng.
- Quốc Hội Iran thông qua đạo luật chống các trừng phạt của Hoa Kỳ (RFI) – Ngay sau khi chính quyền Mỹ quyết định duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran nhưng đe dọa đưa những trừng phạt nhắm vào chương trình tên lửa đạn đạo của nước này, hôm qua, 18/07/2017, chính quyền Teheran đã có phản ứng qua việc Quốc Hội Iran bỏ phiếu thông qua nghị quyết tăng cường chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và lực lượng Vệ Binh Cách Mạng, nhằm chống lại những « tên khủng bố Mỹ » trong khu vực.