Tin Việt Nam – 19/07/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 19/07/2017

Đánh giá tác động môi trường còn hạn chế

Cũng trong lãnh vực môi trường, chiều 19 tháng Bảy Mặt Trận Tổ Quốc có buổi họp với Bộ Tài Nguyên – Môi Trường để công khai kết luận thanh tra.

Ông Trần Thanh Mẫn, chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, cho rằng tài nguyên và môi trường liên quan chặt chẽ sâu rộng đến đời sống người dân cũng như sự phát triển của địa phương, cho nên công khai kết luận thanh tra đã khó mà việc thực thi kết luận thanh tra còn khó hơn, ông khẳng định.

Theo bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, ông Trần Hồng Hà, dù quan tâm và thường xuyên tiến hành song công tác thanh tra hãy còn nhiều hạn chế.

Tại buổi họp, thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Nguyễn Thị Phương Hoa báo cáo là theo kế hoạch được ban hành năm 2016 và 2017 thì bộ đã lập ra 40 đoàn thanh tra.

Về cuộc khủng hoảng môi trường biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế mà nguyên nhân là do Formosa xả thải chất độc hại thẳng ra biển khiến cá chết hàng loạt hồi tháng Tư 2016, thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Nguyễn Thị Phương Hoa nói bộ đã tuân theo chỉ thị của thủ tướng chính phủ, đã thành lập đoàn kiểm tra đột xuất liên nghành để tiến hành kiểm tra toàn diện đối với công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa ở Hà Tĩnh.

Bà Nguyễn thị Phương Hoa còn thừa nhận công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường tại nhiều địa phương vẫn mang tính hình thức mà thôi.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/minister-of-natural-resources-and-environment-admits-inadequate-impact-work-07192017110801.html

 

Đình chỉ nhân viên y tế sau vụ các bé trai mắc bệnh xã hội

Một nhân viên y tế cấp xã ở tỉnh Hưng Yên vừa bị tạm đình chỉ công tác liên quan tới hiện tượng hàng chục bé trai ở tỉnh này bị mắc bệnh sùi mào gà.

Tin tức nói các bé, tuổi từ ba tháng đến 6 tuổi, mắc bệnh sau khi nong, tách bao quy đầu tại phòng khám tư của bà Hoàng Thị Hiền, y sỹ Trạm Y tế xã Mỗ Sở, huyện Văn Giang, người có chuyên môn kỹ thuật là hoạt động điều dưỡng.

Con số các bệnh nhi hiện chưa được thống kê đầy đủ.

Ba thách thức cho ngành y tế toàn cầu

Nhiễm HIV ‘oan’ nhận bồi thường 50 triệu

Phẫu thuật trên vũ trụ thế nào?

Báo Người Đưa tin nói có 39 trường hợp; Zing tường thuật 43 trường hợp trong lúc VietnamNet đưa ra con số là gần 80 bệnh nhi.

Tuy nhiên, Phó giám đốc Sở Y tế Hưng Yên Bùi Quang Chung được VietnamNet dẫn lời nói “số lượng trẻ bị mắc bệnh là bao nhiêu, tình trạng hiện nay như thế nào thì chưa nắm được”.

Giới chức nói rằng bà Hiền thừa nhận có làm thủ thuật nong tách bao quy đầu cho các bé trai nhưng không lưu hồ sơ nên không rõ đã từng thực hiện cho bao nhiêu trường hợp, trong lúc người nhà các bệnh nhi cáo buộc bà Hiền trong quá trình thực hiện đã không làm vệ sinh, tẩy trùng thiết bị, không thay găng tay.

Vụ việc đang được đoàn thanh tra điều tra, xác minh, theo kế hoạch trong thời gian từ 17 đến 26/7.

Tuy nhiên, sáng 19/7 Sở Y tế Hưng Yên đã ra kiến nghị xử phạt hành chính đối với cơ sở của bà Hiền số tiền ít nhất là 110 triệu đồng do hành nghề không giấy phép, bán thuốc cho người bệnh tại cơ sở, và hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép.

Sở cũng kiến nghị tước chứng chỉ hành nghề của bà Hiền trong thời gian từ 6 tới 12 tháng.

Bệnh sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà là bệnh do một số loại trong nhóm virus Human Papolima (HPV) gây ra.

Bệnh thường lây lan phổ biến nhất là qua đường tình dục.

Tuy nhiên, cũng có thể bị lây nhiễm do qua tiếp xúc với máu, nước bọt, dịch nhầy của người bệnh, lây từ mẹ sang con nếu thai phụ mắc bệnh, hoặc thậm chí do dùng chung đồ dùng cá nhân.

Bệnh dễ lây lan, có thời gian ủ bệnh lâu, từ 3 đến 8 tháng, là thời gian gần như không có triệu chứng lâm sàng nào.

Tuy nhiên, một khi phát bệnh sẽ gây ngứa ngáy khó chịu, thậm chí mưng mủ, đau đớn cho bệnh nhân.

Theo Cơ quan Y tế Anh quốc, NHS, thì trong hầu hết các trường hợp, hệ thống miễn dịch của cơ thể bệnh nhân loại bỏ bệnh trong thời gian hai năm. Bệnh không ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của bệnh nhân.

Việc điều trị có thể bằng cách bôi kem, dầu vào các nốt sùi, hoặc đốt, cắt nốt sùi.

Ở một số trường hợp, bệnh có thể tái phát sau nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40657427

 

Cà Mau xử phạt các nhà máy gây ô nhiễm

Chính quyền tỉnh Cà Mau xử phạt hàng trăm triệu đồng đối với những nhà máy thủy sản và chế biến bột cá gây ô nhiễm môi trường.

Theo nguồn tin trong nước hôm 19 tháng Bảy, đó là kết quả thanh tra của Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Cà Mau về việc chấp hành những qui định pháp luật về bảo vệ môi trường. Đoàn thanh tra đã làm việc với 10 cơ sở chế biến thủy sản, bột cá và đã xử phạt hành chính công ty những công ty gây ô nhiễm ở huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau.

Bên cạnh đó việc kiểm tra đột xuất 6 đơn vị khác cũng phát hiện nhiều vi phạm với mức tiền phạt từ 13 triệu cho đến 60 triệu đồng.

Báo chí trong nước cho hay người dân sống gần các nhà máy chế biến thủy sản và bột cá thường phản ảnh với cơ quan chức năng là những doanh nghiệp này xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, đặc biệt mùi hôi thối phát ra từ các nhà mày làm bột cá khiến người dân không chịu nỗi.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/factories-causing-pollutions-fined-07192017105618.html

 

Việt Nam giải cứu 1 ngàn con gấu

Việt Nam đồng ý giải cứu hơn 1.000 con gấu tại các trai nuôi gấu bất hợp pháp nhằm chấm dứt việc mua bán mật gấu.

Cục Kiểm lâm Việt Nam và Tổ chức Động vật Châu Á ký thỏa thuận vừa nêu vào hôm 19 tháng Bảy. Theo đó cơ quan chức năng Việt Nam sẽ giải cứu tất cả số gấu ở những trại nuôi gấu bất hợp pháp và cam kết chấm dứt ngành kinh doanh, mua bán mật gấu cũng như đóng các cơ sở liên quan trong vòng 5 năm tới.

Giám đốc Điều hành của Tổ chức Động vật Châu Á, bà Jill Robinson phát biểu tại buổi ký kết thỏa thuận rằng đây thật sự là một ngày lịch sử và chắc chắn sẽ chấm dứt việc nuôi gấu lấy mật ở Việt Nam.

Việt Nam cấm nuôi gấu lấy mật kể từ năm 1992. Tuy nhiên nhiều trang trại lợi dụng luật pháp để nuôi gấu như thú cưng.

Tổ chức Động vật Châu Á ước tính chi phí lên đến 20 triệu Mỹ kim để giải cứu và xây dựng khu bảo tồn cho những con gấu nuôi này.

Tổ chức Động vật Châu Á và Chính phủ Hà Nội kêu gọi các nhà tài trợ cùng các công ty tham gia vào việc chấm dứt nuôi gấu lấy mật bất hợp pháp tại Việt Nam

Hiện có khỏang 1.200 con gấu đang được nuôi nhốt trong chuồng tại hơn 400 trại khắp cả nước. Số này vào năm 2005 là hơn 4 ngàn con.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-to-rescue-1000-bears-in-bid-to-end-bile-trade-07192017105804.html

 

Sốt xuất huyết tăng và diễn biến phức tạp

Có 15 người chết vì sốt xuất huyết tại Việt Nam trong mùa dịch năm nay và hiện thời mỗi ngày, hàng chục bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện tại các bệnh viện lớn  ở Hà Nội.

Theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày có khoảng 30 bệnh nhân nhập viện vì sốt xuất huyết và các ca nhập viện đều nặng, có nguy cơ biến chứng cao. Hiện tại, Bệnh viện Bạch Mai có 90 bệnh nhân sốt xuất huyết nằm điều trị nội trú. Mỗi giường bệnh phải nằm ghép 3 người.

Trong khi đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trung bình bình mỗi ngày khám bệnh khoảng 200 ca do nghi ngờ bị sốt xuất huyết và có 10 đến 20% phải nhập viện.

Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính cho biết so với cùng kỳ năm 2016, số bệnh nhân sốt xuất huyết tăng 4 lần và có nhiều ca diễn biến nặng.

Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính cho biết thêm các ca tử vong sốt xuất huyết do biến chứng xuất huyết nội tạng, xuất huyết não và đây là những trường hợp bất thường.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/15-deadand-dozens-of-patients-hospitalized-because-of-dengue-fever-07192017104930.html

 

Nạn ruồi đen ở gần bãi rác Nam Sơn

Người dân tại xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội từ trưa ngày 18/7 tới sáng ngày 19/7, dựng lán tạm, chốt chặt đường  không cho xe chở rác vào bãi rác Nam Sơn – khu xử lý rác lớn nhất thủ đô Hà Nội.

Tin trong nước cho biết người dân xã Nam Sơn than phiền khu bãi rác này bốc mùi hôi thối quanh năm, xuất hiện nhiều ruồi muỗi bám đầy khắp nhà các gia đình xung quanh bãi rác khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn. Mỗi ngày, họ phải dùng tới vài chục bẫy đánh ruồi. Số ruồi bị đánh bẫy có gia đình gom hàng kilogram.

Đặc biệt, do sinh sống gần bãi rác, mùi hôi thối, ô nhiễm nên khá nhiều trẻ em, người già mắc các bệnh về đường hô hấp. Có gia đình có đến 3 người bị bệnh ung thư. Người dân cũng cho biết rằng đồ ăn của họ cũng bị ruồi bâu và phải đóng cửa suốt cả ngày vì ruồi. Họ mong cơ quan chức năng giúp giải quyết tình trạng trên để họ được yên tâm sinh sống.

Ông Nguyễn Quang Hòa – Chủ tịch xã Nam Sơn cho biết người dân phản ánh tình trạng trên và đưa ra những đề đạt. Vào ngày 18/7, chính quyền đã trao đổi nhưng người dân chưa đồng tình, và hiện chính quyền tiếp tục vận động tuyên truyền.

Trong một diễn biến khác, tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa IX ngày 19/7, cử tri huyện Đại Lộc đã yêu cầu tỉnh này xem xét lại việc cấp phép xây dựng nhà máy Việt Pháp tại huyện Nam Giang vì những tác động lớn đến môi trường vùng hạ du.

Nhiều năm nay người dân gần nhà máy này liên tục dựng lều trước cổng nhà máy để phản đối vì nhà máy này gây ô nhiễm và tiếng ồn. Tuy nhiên hiện tại chính quyền vẫn chưa có biện pháp giải quyết cụ thể, nhà máy vẫn hoạt động và dân vẫn dựng lều phản đối.

Tại kỳ họp, các cử tri cũng yêu cầu xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường ở KCN Bắc Chu Lai, khai thác vàng trái phép ở mỏ vàng Bồng Miêu, và khai thác cát sỏi trái phép ở sông Vu Gia – Thu Bồn.

Cũng tin liên quan, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân ngày 19/7 nói rằng “công nghệ xử lý rác của TP.HCM toàn nhập từ nước ngoài. Đó là một điều rất đau khổ.”

Ông Nhân nói như vậy sau khi đến kiểm tra dự án thí điểm sản xuất điện từ rác tại Khu chôn lấp rác Gò Cát (quận Bình Tân). Dự án do Công ty MTV Môi trường đô thị TP.HCM và Công ty TNHH Thủy Lực – Máy phối hợp đầu tư.

Sau buổi kiểm tra, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói rằng TP  tạo điều kiện để Công ty này thí điểm công nghệ mới lần đầu tiên tại Việt Nam, biến rác thành năng lượng và không có chất thải đáng kể ra môi trường. Đồng thời, ông Nhân cũng đề nghị nhà đầu tư thẳng thắn nói ra những thuận lợi và khó khăn để khi dự án thực sự đi vào hoạt động được đảm bảo an toàn.

Ông Nguyễn Gia Long (Giám đốc Công ty Thủy Lực – Máy) cho biết, sau hai tháng vận hành thử, đến tháng 4/2017, dòng điện công ty tạo ra đã được hòa vào điện lưới quốc gia.

Theo ông Nhân, mỗi ngày thành phố có tới 8.600 tấn rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp khoảng 1.500 tấn. Nếu dự án này thành công, ông cho biết có thể áp dụng với tỉnh Bình Dương, Đồng Nai là những thị trường rất tiềm năng.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/flies-in-the-biggest-landfill-of-hanoi-cause-problem-07192017102049.html

 

Dầu khí Việt Nam

vi phạm nhưng vẫn được nhà nước tin tưởng.

Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đặt trọn niềm tin vào Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Đó là phát biểu của Bộ trưởng Văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng, khi kết thúc buổi làm việc của Tổ công tác của chính phủ với Tập đoàn dầu khí Việt Nam vào ngày 19 tháng 7, 2017.
Trong buổi họp, hai bên đã cùng ca ngợi những thành tích mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đạt được trong sáu tháng đầu năm 2017, trong đó có việc gia tăng khai thác dầu khí với 557 ngàn tấn dầu thô vượt kế hoạch.

Bên cạnh đó hai bên đồng ý là phải nổ lực để giải quyết các dự án thua lỗ của tập đoàn này, bao gồm 3 dự án nhiên liệu sinh học, dự án xơ sợi Đình Vũ, và dự án đóng tàu Dung Quất.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam kiến nghị chính phủ phê duyệt Qui chế tài chính, Điều lệ tổ chức, và Kế hoạch tái cấu trúc tập đoàn này trong giai đoạn 2016-2020.

Xin nhắc lại là bên cạnh những dự án thua lỗ gây chú ý công luận của Tập đoàn dầu khí, còn có những vụ án tham nhũng lớn liên quan đến các cán bộ cao cấp của Tập đoàn này. Một số cán bộ đang bị tạm giam để điều tra, hai người bỏ trốn ra nước ngoài là hai ông Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đình Duy, và

cựu Tổng giám đốc của tập đoàn là ông Đinh La Thăng bị mất chức ủy viên bộ chính trị và bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.

Cũng liên quan đến Tập đoàn dầu khí Việt Nam, hãng tin Reuters cho biết là một chiếc tàu chở dầu sẽ rời Kuwait vào ngày 1 tháng tám tới đây mang theo 270 ngàn tấn dầu thô đến Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Mặc dù công ty dầu khí Kuwait không bình luận về tin này, nhưng một quan chức của nhà máy Nghi Sơn nói rằng chuyến giao hàng này bắt đầu cho việc cung cấp thương xuyên nguồn dầu thô cho nhà máy hoạt động.

Nhà máy này đã được dự tính bắt đầu hoạt động vào quí ba năm nay, nhưng do những trục trặc kỹ thuật, nay nhà máy sẽ tiếp nhận nguyên liệu trong tháng tám, và bắt đầu hoạt động vào tháng 12 năm nay.
Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn trị giá 9 tỉ đô la Mỹ, là một liên doanh giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam, giữ 25,1 % cổ phần, Công ty dầu khí quốc tế Kuwait, giữ 35,1% cổ phần, Công ty Idemitsu Kosan của Nhật Bản, 35,1% cổ phần và công ty hóa chất Mitsui, cũng của Nhật Bản giữ 4,7% cổ phần.
Theo kế hoạch thì nhà máy sẽ chế biến 200 ngàn thùng dầu thô mỗi ngày, và là dầu thô nhập về từ Kuwait.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/petrovn-still-trusted-07192017090951.html

 

Tàu cá Trung Quốc vào rất gần Đà Nẵng

Trong sáu tháng đầu năm 2017 có hơn 180 lần tàu đánh cá Trung Quốc vào hoạt động cách bờ biển Đà Nẵng chỉ từ 40 đến 50 hải lý.

Thông tin này được ông Trần Công Thành, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng thành phố Đà Nẵng, đưa ra trong Hội nghị sơ kết công tác biên phòng của Đà Nẵng sáu tháng đầu năm 2017.
Ông Thành cho biết là trong các tàu Trung Quốc có cả tàu chấp pháp của nhà nước Trung Quốc, và những tàu này không những đã lấn vào ngư trường của Việt Nam để đánh cá trộm mà còn phá tàu và lưới của ngư dân Việt Nam.

Cũng trong hội nghị vừa nêu Đại tá Lê Văn Phúc, chỉ huy trưởng Biên phòng Đà Nẵng nói rằng sắp tới đây lực lượng của ông sẽ phải đấu tranh đẩy lùi tàu đánh cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam, hổ trợ cho ngư dân Việt Nam đi đánh cá, bảo vệ hoạt động thăm dò dầu khí đang triển khai trên biển.
Từ tàu nước ngoài thường được dùng để chỉ các tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam.
Và cũng xin nhắc lại là trong tháng vừa qua đã có những tin đồn trong giới chuyên gia và truyền thông quốc tế là Trung Quốc và Việt Nam đã tranh cãi nhau rất căng thẳng vì Việt Nam triển khai hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng thềm lục địa phía Nam. Chính phủ hai nước đều không xác nhận việc này.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/chinese-ships-near-danang-07192017083559.html

 

Dân bị cưỡng chế đất đòi đối thoại

Chủ tịch xã Tấn Thắng, ông Trần Văn Trường, phải đối thoại công khai, minh bạch với dân.”

Đó là tuyên bố của người phụ nữ có đất bị chính quyền địa phương thôn Hàm Thắng, xã Tấn Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận cưỡng chế ngày 18 tháng 7 nhưng gia đình không đồng thuận.

Một người đàn ông địa chương chứng kiến vụ việc cho biết hoàn cảnh của gia đình bị cưỡng chế:

“Chồng chết từ năm 2005, một mình bà phải nuôi 6, 7 đứa con, một bà mẹ mù, rồi bà nội nữa. Sức còn không đủ nuôi con, lấy đâu đi kiện.”

Một phụ nữ khác nói rằng trong chục năm qua tại địa phương của bà có hơn chục vụ lấy đất mà dân không đồng thuận; thế nhưng vì nghèo khổ không có tài chính để theo đuổi chuyện kiện tụng:

“Hơn chục vụ trong 2-3 năm qua rồi, dân dở khóc dở cười nhưng mà có tiền đâu mà làm.”

Người đàn ông chứng kiến vụ cưỡng chế ở địa phương vào ngày 18 tháng 7 thuật lại trường hợp của gia đình ông cũng như một số người dân khác trong vùng:

“Nhiều bức xúc nhiều về đất đai lắm, không kể siết. Nhà mình đất có sổ đỏ cũng bị cưỡng chế. Chưa hề có thỏa thuận đền bù thỏa đáng nhưng địa phương gây áp lực khiến dân bị áp chế trong nhiều năm trời.”

Theo người đàn ông này thì gia đình ông sống tại địa phương từ năm 1979, đất gia đình được cấp sổ đỏ; còn doanh nghiệp đến vào năm 2006. Thế rồi công ty muốn đất của người dân mà không hề thỏa thuận; họ làm việc với phía chính quyền địa phương để đạt được mục đích. Cơ quan chức năng dùng nhiều biện pháp mà người này cho là thủ đoạn để cưỡng chế của dân giao cho doanh nghiệp.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/land-conviction-in-binhthuan-province-07182017142129.html