Tin Việt Nam – 09/07/2017
VN: bắt giữ gần 3 tấn ngà voi ở Thanh Hóa
Nhà chức trách Việt Nam hôm thứ Bảy đã bắt giữ gần ba tấn ngà voi trong các hộp đựng trái cây, theo giới chức và truyền thông nhà nước hôm 09/7/2017.
Đây là diễn biến mới nhất cho thấy ‘vai trò chính’ của nước này trong đường dây buôn bán lậu động vật hoang dã toàn cầu, theo AFP.
Cảnh sát ở tỉnh Thanh Hóa ở miền Trung Việt Nam đã tìm thấy 2,7 tấn ngà voi bên trong các thùng các-tông nằm phía sau một chiếc xe tải trên đường đến Hà Nội, theo một trang mạng của chính quyền địa phương.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên thùng xe chở 562 cục ngà voi cắt khúc với khối lượng 2.748kg.Đài tiếng nói Việt Nam (VOV)
Việt Nam lại phát hiện vụ buôn lậu ngà voi
VN bắt 600kg ngà voi sau Hội nghị Chống buôn động vật
Việt Nam tiêu hủy 2 tấn ngà voi
Việt Nam khởi tố ‘trùm’ buôn lậu tê giác
“Đây là vụ bắt giữ ngà voi lớn nhất ở Thanh Hoá,” nguồn này cho biết.
Truyền thông của nhà nước cuối tuần này cũng cho hay số ngà voi có nguồn gốc từ Nam Phi.
Người lái xe tải tuyên bố ‘không biết đang vận chuyển gì’, theo tờ báo Tuổi Trẻ do nhà nước kiểm soát.
‘Bắt giữ kỷ lục’
Hôm 08/7, trang mạng của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) cũng nói đã ‘Bắt giữ hơn 2,7 tấn ngà voi ở Thanh Hóa.’
VOV cho hay đây là vụ bắt giữ kỷ lục từ trước tới nay ở địa phương này.
“Hồi 1h ngày 8/7, trên tuyến QL 1A (đoạn qua địa phận xã Quảng Phong, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa), đội quản lý thị trường số 9 – Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra xe ô tô tải mang BKS 29C- 395.64,” VOV cho biết chi tiết.
Thực thi pháp luật yếu kém ở đất nước cộng sản đã cho phép thị trường chợ đen phát triển mạnh, và Việt Nam cũng là một ngả đường tấp nập buôn lậu ngà voi từ Châu Phi dành cho các nước khác của châu Á, mà chủ yếu là Trung QuốcAFP
“Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên thùng xe chở 562 cục ngà voi cắt khúc với khối lượng 2.748kg.”
Theo nguồn này, quan điều tra được gọi là ‘đấu tranh tại chỗ’, người lái xe 36 tuổi, trú tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã ‘khai nhận’ số hàng trên được ‘chở từ tỉnh Đồng Nai đi Hà Nội tiêu thụ’, khi đến địa phận trên thì bị bắt giữ.
“Hiện, toàn bộ số ngà voi trên đã được bàn giao cho lực lượng chức năng xử lý theo quy định,” vẫn theo VOV.
‘Bị cấm toàn cầu’
Buôn bán trên toàn cầu về ngà voi, với những ngoại lệ hiếm hoi, đã bị cấm kể từ năm 1989, sau khi quần thể của loài động vật khổng lồ này ở châu Phi từ chỗ có hàng triệu con voi vào giữa thế kỷ 20 giảm xuống chỉ còn khoảng 600.000 con vào cuối những năm 1980. Hiện nay chỉ còn khoảng 415.000 cá thể voi, với 30.000 con bị giết một cách bất hợp pháp hàng năm.
Giá một kilogram ngà voi có thể đạt mức 1.100 đô la.
Việt Nam đã cấm việc buôn bán ngà voi vào năm 1992 nhưng quốc gia này vẫn là thị trường hàng đầu cho các sản phẩm ngà voi có giá tại địa phương vì các mục đích trang trí, hoặc ‘y học cổ truyền,’ mặc dù không có phẩm chất dược lý nào được chứng minh.
Trong khi những người vận chuyển ‘cấp thấp’ thỉnh thoảng bị bắt ở Châu Á, thì rất ít các ‘trùm buôn lậu’ động vật hoang dã được đưa ra công lýAFP
Việc thực thi pháp luật yếu kém ở đất nước cộng sản đã cho phép thị trường chợ đen phát triển mạnh, và Việt Nam cũng là một ngả đường tấp nập buôn lậu ngà voi từ Châu Phi dành cho các nước khác của châu Á, mà chủ yếu là Trung Quốc.
Tháng 10 năm ngoái, giới chức hải quan Việt Nam phát hiện khoảng 3,5 tấn ngà voi ở cảng Cát Lái ở thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm một khối lượng hai tấn được đóng gói thành một lô hàng duy nhất, theo AFP. Vào năm 2015, khoảng 2,2 tấn ngà voi có xuất xứ từ Mozambique đã được phát hiện và bắt giữ tại cảng Hải Phòng ở miền Bắc.
Vào tuần trước, chính quyền Hồng Kông đã tịch thu được 7,2 tấn ngà voi, số lượng lớn nhất ở thành phố này trong ba thập kỷ qua.
Trong khi những người vận chuyển ‘cấp thấp’ thỉnh thoảng bị bắt ở Châu Á, thì rất ít các ‘trùm buôn lậu’ động vật hoang dã được đưa ra công lý, vẫn theo hãng tin Pháp.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40548365
Đề xuất đổ thêm bùn thải xuống biển Bình Thuận
Tin cho hay sau vụ công ty điện lực Vĩnh Tân 1 được cấp phép nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn thải ra biển Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận, lại có thêm vụ Tổng công ty phát điện 3 xin giấy phép đổ 2,4 triệu m3 bùn cát thải.
Ông Trần Lê Trung Hiếu, Chánh văn phòng Tổng công ty phát điện 3 (EVNGENCO 3) được báo Thanh Niên hôm 9/7 dẫn lời: “Thủ tục của dự án đã trình Bộ Tài Nguyên – Môi Trường, dự kiến sẽ tiến hành trong năm nay.”
“Vị trí xin đổ bùn cát thải cách điểm mà Vĩnh Tân 1 đổ khoảng 5 km về hướng bắc và cách Khu bảo tồn biển Hòn Cau 10 km.”
Tranh cãi việc đổ 1 triệu m3 bùn cát gần Hòn Cau
Đề xuất đổ chất thải xuống biển Bình Thuận
“Đây là bùn cát thải trong quá trình nạo vét luồng cho tàu trọng tải 100.000 tấn ra vào để vận chuyển than nhập khẩu từ Úc và Indonesia.”
Hôm 28/6, một thứ trưởng Bộ Tài Nguyên – Môi Trường ký giấy phép chấp thuận cho Công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn, cát ra vùng biển Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận.
Việc nhận chìm khối lượng lớn chất nạo vét để xây dựng một nhà máy nhiệt điện than do Trung Quốc đầu tư gây xôn xao dư luận, vì khu vực nhận chìm bùn cát nạo vét gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau.
‘Quyền nghi ngờ’
Tiến sĩ Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam cho rằng những lời giải thích của thứ trưởng này là “không khoa học,” “không hiểu gì về sự sống ở đại dương.”
Thông cáo do Bộ Tài Nguyên – Môi Trường phát đi vào cuối tháng 6/2017 ghi: “Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 cam kết và trong Giấy phép nhận chìm quy định Vĩnh Tân 1 chịu mọi trách nhiệm nếu để xảy ra sự cố môi trường, tràn dầu, cháy nổ và có trách nhiệm bồi thường mọi thiệt hại do sự cố môi trường, tràn dầu, cháy nổ và hoạt động nhận chìm ở biển gây ra.”
Trước đó, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú từ Đại học Strassbourg, Pháp, nghiên cứu về kinh tế môi trường, nói với BBC: “Việc nhà máy điện Vĩnh Tân được cấp phép nhận chìm bùn thải gây quan ngại cho người dân là đương nhiên.”
“Vì ở đây, khối lượng đất bùn lớn, có thể gây xáo trộn môi trường.”
“Nếu không kiểm tra kỹ lưỡng, mà có gian lận trong việc này, chẳng hạn như đưa chất thải độc hại từ nguồn khác trộn lẫn vào bùn nạo vét để cùng thải ra biển thì hậu quả có thể tương tự như vụ Formosa.”
Chuyên gia cho biết thêm: “Vì cơ chế quản lý kiểm tra môi trường của Việt Nam không khắt khe lắm nên người dân có quyền nghi ngờ những việc như vậy, điển hình là vụ Formosa.”
Ông Phú đề xuất: “Việt Nam cần đưa ra yêu cầu nghiêm túc về các nghiên cứu tác động môi trường của các dự án kinh tế trước khi triển khai.”
“Trong đó cần tính đến chi phí phải bỏ ra để giải quyết hệ lụy mà hành vi của một doanh nghiệp có thể gây tác động tiêu cực lên cộng đồng xung quanh. Và nhất là ai là người phải trả chi phí đó.”
“Người dân cũng có quyền nghi ngờ việc đổ bùn thải của nhà máy điện vì đã xảy ra tình trạng bụi than gây ô nhiễm khu dân cư lân cận.”
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40546883
Hà Nội không cấm xe hơi lại cấm xe máy?
Một nhà báo nước ngoài nói việc Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội cấm xe máy trong nội đô từ năm 2030 cũng không giải quyết được tình trạng tắc nghẽn giao thông.
Nhiều người lo ngại hệ thống giao thông công cộng của Hà Nội sẽ không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân nếu xe máy bị cấm.
Hà Nội hiện chưa có hệ thống metro, và xe buýt chỉ đáp ứng được khoảng 12% nhu cầu đi lại của thành phố. Việc xây dựng hệ thống skytrain bị chậm nhiều so với tiến độ nhưng dự tính sẽ khánh thành vào năm 2018.
Hà Nội: Xe máy cũ và tình trạng ô nhiễm
Hà Nội: Nhóm Cây Xanh cáo buộc ‘bị cô lập’
Khởi tố vụ hai người Việt ‘hành hung’ người Mỹ
Đề cập về tính khả thi của đề án này, nhà báo Luke Hunt viết trên tờ The Diplomat rằng các xe hơi là không cần thiết ở trong thành phố vì chúng chiếm nhiều chỗ trên đường mặc dù nhiều khi chỉ chở có một người. Xe hơi nhiều khi đỗ trên vỉa hè, vừa làm hỏng bề mặt vừa gây cản trở đường đi cho người đi bộ. Người đi bộ phải đi xuống lòng đường cùng xe máy trong giờ cao điểm, và thực tế là xe máy hợp lý [cho giao thông ở nội đô] còn ô tô thì không.
Tuy nhiên, ông nhận định những chiếc xe hơi cỡ lớn lại là biểu tượng về địa vị cho những người giàu có. Chẳng hạn ở Campuchia, loại xe hơi lớn như xe tải, như Toyata Tundra, rất được những người có chức quyền ưa chuộng.
Ngược lại, xe máy không được những người đề cao địa vị ưa dùng ở châu Á vì được coi là phương tiện của người nghèo. Họ không muốn đi xe máy vì xe máy làm họ nhớ đến bất bình đẳng ở những thành phố họ đang sống. Xe máy là biểu tượng cho địa vị thấp hèn, không mong muốn. Đuổi xe máy đi, đuổi người nghèo đi.
Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Nước này đã thay da đổi thịt nhanh chóng trong 20 năm qua. Ở các thành phố lớn, những chiếc xe đạp lại rẻ tiền và thân thiện môi trường, từn là phương tiện đi lại chính đã bị thay thế bởi xe hơi hiện đại. Và giờ đây bầu không khí rất ô nhiễm và nạn tắc đường thì thật tồi tệ.
‘Câu hỏi lớn’
Những năm 1993, Hà Nội cũng từng có đề án về giao thông với lý do tương tự. Chính quyền thành phố tuyên bố sẽ đầu tư để cải thiện hệ thống giao thông công cộng xuống cấp, đặc biệt đường xe lửa. Họ hứa hẹn sẽ có đường ray mới nhanh hơn, hiện đại hơn.
Nhưng trên thực tế, cải cách này chỉ đạt kết quả rất khiêm tốn. Chẳng hạn, cũng các chuyến tàu đó, thay vì chạy hai chuyến một ngày, đã chạy nhiều chuyến hơn.
Liệu chính quyền TP Hà Nội có thực sự cải thiện được giao thông công cộng đủ khả năng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân để họ bỏ xe máy hay không? Đây còn là một câu hỏi lớn.
Tác giả Luke Hunt cho rằng đề án cấm xe máy là không hợp lý. Đáng lẽ ra phải cấm ô tô. Xe máy lẽ ra phải được khuyến khích sử dụng song song với các phương tiện giao thông công cộng và xe đạp.
Ông Nguyễn Gia Hảo, chuyên gia kinh tế cao cấp, cựu thành viên Tổ tư vấn Chính phủ thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, được VTC News dẫn lời: “Chủ trương của Hà Nội và kể cả TP. Hồ Chí Minh hạn chế xe máy lưu thông trong thành phố là đúng.”
“Xe máy đang là vấn đề làm đau đầu các nhà quy hoạch giao thông ở đô thị. Hiện nay, chỉ xét riêng thành phố Hà Nội, chính quyền mới chỉ giảm dần hạn ngạch cấp đăng ký, quy định các khu vực, con đường cấm xe máy, đôi khi đã tạo sự bất tiện cho người sử dụng xe máy.”
“Song trong tương lai chắc chắn cần phải tính đến việc cấm xe máy lưu thông trong nội đô theo các mốc thời gian phù hợp với sự gia tăng phương tiện công cộng như xe buýt, đường sắt trên cao, tàu điện ngầm”.
Báo Zing trích lời ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội nói: “Từ nay đến năm 2030, Hà Nội còn 13 năm để thực hiện lộ trình, từng bước hạn chế phương tiện này và xây dựng hệ thống giao thông công cộng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân.”
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40544137
Việt Nam sắp nhận công dân trục xuất khỏi Mỹ?
Việt Nam và Hoa Kỳ mới đây đã tổ chức buổi họp đầu tiên của nhóm làm việc song phương về vấn đề nhận trở lại công dân Việt Nam từ Mỹ.
Đây là lần đầu tiên nhóm này gặp mặt sau khi được Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thiết lập vào ngày 31/5.
Chủ đề nhận lại công dân Việt đã được hai phía nêu trong tuyên bố chung nhân chuyến thăm Nhà Trắng của người đứng đầu chính phủ Việt Nam.
Hai chính phủ đã có cuộc thảo luận ban đầu về hàng loạt vấn đề liên quan đến việc nhận trở lại công dân Việt Nam có lệnh trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Hai bên dự kiến tiếp tục thảo luận trong thời gian tới.
Thông cáo của hai bên có đoạn.
Theo Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, tham dự cuộc họp hôm 5/7 có sự tham dự của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và Văn phòng chính phủ Việt Nam. Còn về phía Hoa Kỳ có Bộ An ninh Nội địa và Bộ Ngoại giao.
“Hai chính phủ đã có cuộc thảo luận ban đầu về hàng loạt vấn đề liên quan đến việc nhận trở lại công dân Việt Nam có lệnh trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Hai bên dự kiến tiếp tục thảo luận trong thời gian tới”, theo cơ quan ngoại giao Mỹ ở Việt Nam.
Tuy nhiên, cả phía Mỹ và Việt đều không chính thức công bố con số người Việt nhiều khả năng sẽ bị trục xuất về Việt Nam.
Cả trong chiến dịch tranh cử lẫn sau khi nhậm chức tổng thống, ông Trump từng tuyên bố mạnh tay đối với các di dân bất hợp pháp cũng như những người nhập cư vi phạm pháp luật.
Theo các tổ chức thiện nguyện là Trung tâm Hành động vì Nguồn lực Đông Nam Á -SEARAC, APIROC, và Vietlead, hàng trăm người Việt cư trú bất hợp pháp đã bị bắt giữ và có nguy cơ bị trục xuất.
Các cơ quan này cho biết “chỉ trong 2 tuần đầu tiên của tháng Ba, gần 100 người Việt đã bị bắt giữ, phần lớn là tại trại giam York County ở bang Pennsylvania và khu tạm giam Krome ở bang Florida”.
Ông Trump từng tuyên bố sẽ mạnh tay với các di dân bất hợp pháp và vi phạm pháp luật. Trong ảnh là cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ở Đức tuần trước.
Một hiệp định nhận trở lại công dân Việt được Hà Nội và Washington ký năm 2008 cho biết “đối tượng nhận trở lại phải là công dân Việt Nam và đồng thời không phải là công dân Hoa Kỳ hoặc công dân của bất kỳ nước nào khác; trước đây đã cư trú tại Việt Nam và hiện không có nơi cư trú ở nước thứ ba; bị cơ quan có thẩm quyền hoa Kỳ ra lệnh trục xuất khỏi Hoa Kỳ do vi phạm pháp luật và nếu thuộc diện bị kết án do phạm tội hình sự (kể cả các vi phạm pháp luật nhập cư) thì trước khi bị trục xuất phải thi hành xong án phạt tù hoặc phải được giảm án phát tù theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ”.
Ngoài ra, hiệp định “không áp dụng đối với những công dân Việt Nam đã đến Hoa Kỳ trước ngày 12/7/1995, ngày mà hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao”, theo Bộ Ngoại giao Mỹ.
Theo thỏa thuận, việc hồi hương công dân Việt Nam “được thực hiện trên cơ sở phù hợp với pháp luật Hoa Kỳ, luật pháp quốc tế và các điều khoản của hiệp định này; có tính đến khía cạnh nhân đạo, tính thống nhất gia đình và hoàn cảnh của từng người trong từng trường hợp cụ thể. Việc hồi hương được thực hiện trong trật tự an toàn và tôn trọng nhân phẩm của người hồi hương.
“Phía Hoa Kỳ chịu toàn bộ chi phí cho việc chuyên chở, xác minh, tiếp nhận và đưa người hồi hương về nơi cư trú và chi phí đưa trở về Hoa Kỳ những người hồi hương do nhầm lẫn”, nội dung hiệp định có đoạn.
Hiện chưa rõ là cuộc họp mới nhất giữa hai bên về nhận trở lại công dân Việt có dựa trên hiệp định này hay không.
https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-sap-nhan-lai-cong-dan-truc-xuat-khoi-my/3934115.html
Ông Phúc nói gì với nguyên thủ Mỹ, Trung Quốc?
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có một loạt các cuộc tiếp xúc cấp cao bên lề hội nghị G20 ở Đức với nguyên thủ nhiều nước, trong đó có Trung Quốc và Mỹ.
Trong cuộc gặp hôm 8/7, ông Phúc và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “nhất trí duy trì quan hệ hữu nghị và hợp tác, ổn định”, theo VGP News.
Trang web của chính phủ trích lời ông Phúc “khẳng định Việt Nam đánh giá cao vai trò lãnh đạo hạt nhân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và hết sức coi trọng thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước”.
Tin cho hay, Thủ tướng Phúc và các nhà lãnh đạo Việt Nam “mong muốn được đón Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việt Nam và tham dự Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng”.
Đây là cuộc gặp cấp cao đầu tiên của lãnh đạo Việt – Trung sau khi tướng Trung Quốc Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đột ngột rời Việt Nam trong chuyến thăm hồi tháng trước, dẫn tới nhiều đồn đoán.
Còn trong cuộc gặp với Tổng thống Donald Trump, nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định sẽ thăm Việt Nam và tham dự Hội nghị Cấp cao APEC tại Đà Nẵng tháng 11/2017.
Các hình ảnh được truyền thông quốc tế đăng tải cho thấy rằng ông Phúc và ông Trump tươi cười bắt tay nhau rồi chụp ảnh chung.
Trong khi đó, báo chí Hoa Kỳ chỉ đăng hình ảnh chụp chung giữa hai nhà lãnh đạo Việt – Mỹ mà không đưa tin cụ thể về nội dung cuộc gặp.
Ngoài lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ, ông Phúc còn gặp Tổng thống Indonesia Joko Widodo, trong đó Thủ tướng Việt Nam cám ơn chính quyền Jakarta “đã thả và cho hồi hương 695 ngư dân Việt Nam; đề nghị Indonesia xử lý vấn đề nghề cá trên tinh thần nhân đạo, đoàn kết ASEAN và đối tác chiến lược Việt Nam – Indonesia”.
Ngoài ra, ông Phúc cho rằng “hai bên cần tiếp tục thúc đẩy sớm kết thúc đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước”.
Sau khi hội nghị thượng đỉnh G20 bế mạc ở Đức, ông Phúc hôm 8/7 đã đi thăm Hà Lan, nơi ông dự kiến sẽ “có các cuộc gặp gỡ lãnh đạo Tòa Công lý Quốc tế và Tòa Trọng tài Quốc tế”.
Tòa Trọng tài Quốc tế từng trao thắng lợi cho Philippines trong vụ kiện Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Chưa rõ vấn đề đó có nổi lên trong cuộc gặp sắp tới của ông Phúc hay không.
Khánh thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở Oklahoma City
Khoảng 500 người đã dự lễ khánh thành tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở Oklahoma City, tiểu bang Oklahoma, hôm Thứ Bảy 8 tháng 7, bao gồm các cựu quân nhân từng phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và quân lực Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Việt Nam.
Nghi lễ diễn ra lúc 3 giờ chiều ở Military Park gần góc đường Classen Boulevard, Military Avenue và 24. Thị trưởng Oklahoma City là ông Mich Cornett đã đọc diễn văn trong lễ khánh thành. Tượng đài gồm một chiến binh Mỹ và một chiến binh Việt Nam Cộng Hòa đứng cầm súng đâu lưng vào nhau. Tên tiếng Anh của tác phẩm điêu khắc là “Brothers in Arms”, nghĩa là “Chiến hữu”. Tác giả của tượng đài, ông Thomas Jay Warren cho biết ông đã nghiên cứu nhiều mẫu khác nhau trước khi quyết định chọn mẫu hai người lính xoay lưng vào nhau để đối đầu với mọi hiểm nguy xung quanh.
Theo báo The Oklahoman, tượng đài có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ, những người đã không được tiếp đón với lòng tôn trọng và biết ơn sau khi trở về từ cuộc chiến. Tượng đài là kết quả một nỗ lực bền bỉ của cộng đồng người Việt tự do trong vùng Oklahoma City mở rộng, nhằm gây quỹ hơn 250,000 Mỹ kim.
Ông Nguyễn Khắc Vinh, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt tại Oklahoma và cũng là một cựu đại tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nói tượng đài là để cho các thế hệ con cháu biết về Chiến Tranh Việt Nam và tìm hiểu lịch sử của Việt Nam và Hoa Kỳ.
http://www.sbtn.tv/khanh-thanh-tuong-dai-chien-si-viet-my-o-oklahoma-city/
1 phần 3 học sinh tốt nghiệp trung học Việt Nam
không xin vào đại học
Một phần ba trong tổng số 900,000 học sinh trung học vừa mới tốt nghiệp ở Việt Nam đã quyết định không nộp đơn xin vào đại học.
Con số này do báo mạng tiếng Anh VnExpress International đưa ra hôm Chủ Nhật 9 tháng 7, dựa trên những cuộc phỏng vấn thực hiện trong tháng 7 với một số em học sinh trên khắp nước, về lý do tại sao các em không học tiếp. Tờ báo cho biết nhiều em quyết định đi làm việc trong các nhà máy. Hoặc nếu gia đình có đủ khả năng, các em sẽ tìm kiếm cơ hội đi nước ngoài du học. Một số sẵn sàng vay nợ để đi làm công nhân khách ở những nước xa lạ mà các em chưa tới bao giờ và cũng không hiểu tiếng. Những lý do khiến các em học sinh không xin vào đại học trong nước gồm: bài thi tuyển vào đại học kiểu trắc nghiệm gây hoang mang; chi phí cho 4 năm đại học quá cao; và các em không tin tưởng vào giá trị của tấm bằng đại học trong thị trường lao động ngày nay.
Năm 2017, hơn 200,000 sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam không tìm được việc làm. Số cử nhân thất nghiệp tăng cao đến nỗi Bộ Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội Cộng Sản Việt Nam mới đây cam kết tìm việc cho họ trong các thị trường ngoại quốc như Nhật Bản, Nam Hàn và Đức.
Báo chí trong nước thường không nhắc đến các em học sinh quyết định không học tiếp lên đại học. Vì đây là hiện tượng không phù hợp đường lối tuyên truyền của nhà cầm quyền CSVN, lúc nào cũng tô vẽ một bộ mặt tươi đẹp nhưng giả dối của xã hội Việt Nam. Thực tế là sau 40 năm, nền giáo dục Việt Nam ngày nay vẫn tiếp tục bế tắc, cho nên vấn đề đào tạo con người cũng chưa có lối thoát.
Huy Lam / SBTN
http://www.sbtn.tv/1-phan-3-hoc-sinh-tot-nghiep-trung-hoc-viet-nam-khong-xin-vao-dai-hoc/