Putin hy vọng được Trung Cộng hậu thuẫn trong vụ giằng co ở Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Henry Ridgwell – Theo VOA – 08.05.2014
LONDON — Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến Trung Quốc vào cuối tháng này, với hy vọng ký các thỏa thuận về năng lượng và xây dựng quan hệ ngoại giao vào lúc quan hệ giữa Moscow và phương Tây đang xấu đi. Thông tín viên VOA Henry Ridgwell tường thuật rằng theo các chuyên gia phân tích Tổng thống Putin có thể gặp khó khăn để tranh thủ được đồng minh trong cuộc khẩu chiến với Hoa Kỳ và châu Âu về tình hình bạo động ở Ukraine.
Căng thẳng đang bùng ra trên biên giới phía tây nước Nga vào lúc các phần tử ly khai thân Moscow ở Ukraine chống đối lực lượng chính phủ trung thành với Kyiv.
Ở về phía bên kia nước Nga, các lân quốc Á châu đang lo lắng theo dõi. Ðặc biệt, Bắc Kinh đang hết sức quan ngại, theo nhận định của Giáo sư Arne Westad, giám đốc nhóm chính sách IDEAS của trường Ðại học Kinh tế London.
Giáo sư Westad nói: “Tôi nghĩ người Nga một phần hiểu lầm quan điểm của Trung Quốc. Ý tôi muốn nói là chính sách của Trung Quốc vẫn là nhấn mạnh vào việc bất can thiệp và chủ quyền. Do đó đây là một vấn đề khó khăn cho Trung Quốc.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đi Bắc Kinh vào cuối tháng này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chọn Moscow cho chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông trong năm ngoái và đã ký một loạt các thỏa thuận về năng lượng.
Nga nhắm tăng gấp ba số dầu xuất khẩu sang Trung Quốc, và các nhà phân tích nói căng thẳng gia tăng về vấn đề Ukraine đang buộc Moscow phải đi tìm các thị trường dầu khí bên ngoài châu Âu – với Tổng thống Putin nhắm mục tiêu kết thúc một thỏa thuận xây đường ống dẫn qua Trung Quốc. Nhưng đó là một thỏa thuận không lấy gì làm chắc chắn, theo nhận định của bà Natasha Kuhrt của trường Ðại học Kings ở London.
Bà nói: “Sẽ vấp phải khó khăn thực hiện việc này bởi vì Trung Quốc cũng muốn đoan chắc là có một sự đa dạng về nguồn cung ứng.”
Bà Kuhrt nói Moscow cũng sẽ nhận thấy khó mà có được sự hỗ trợ của Bắc Kinh trong lập trường đối với Ukraine.
Bà phân tích: “Họ sẽ thận trọng hơn nhiều. Tôi nghĩ ta luôn phải cảnh giác về hình thức lý luận đưa ra cho việc tiêu thụ bên trong nước Nga. Về cơ bản, Trung Quốc sẽ không thực sự làm thân với Nga.”
Trung Quốc lo ngại về việc gây thiệt hại cho bang giao với các cường quốc khác, theo ông Westad của LSE.
“Về mặt lợi ích kinh tế của chính Trung Quốc, thì Washington mới đáng kể. Do đó ta không thể đi quá xa trong việc hậu thuẫn cho một chính sách mà không riêng người Mỹ mà cả người Âu châu nữa – rất quan trọng đối với phía Trung Quốc về mặt phát triển kinh tế – coi là hoàn toàn gây đảo lộn.”
Một cường quốc kinh tế khác ở Ðông Á là Nhật Bản đã áp dụng các hạn chế thị thực đối với một số giới chức Nga. Ðến thăm Brussels trong tuần này, Thủ tướng Shinzo Abe đã lập lại liên minh của Nhật Bản với châu Âu.
Ông Abe nói Ukraine cho thấy rằng thế giới ngày càng trở nên khó dự đoán hơn, và Nhật Bản và Liên Hiệp châu Âu có trọng trách cùng nhau đóng một vai trò tích cực hơn hướng tới hòa bình thế giới.
Nhật Bản tranh chấp chủ quyền các hòn đảo Kuril ở phía bắc đã nằm dưới sự kiểm soát của Liên bang Sô viết từ năm 1945 và sau đó là Nga. Tokyo có thể tìm cách so sánh với Ukraine, theo giáo sư Arne Westad.
“Có một số điểm tương đồng, nhìn từ quan điểm của Nhật Bản, về thái độ của Nga khi có liên quan đến các vấn đề chủ quyền như thế này.”
Trong khi bang giao với phương Tây trở nên xấu đi, các chuyên gia phân tích nói Moscow sẽ khó lòng mà xây dựng các liên minh ở phía đông giữa tình hình bất ổn liên tục ở Ukraine.
Căng thẳng đang bùng ra trên biên giới phía tây nước Nga vào lúc các phần tử ly khai thân Moscow ở Ukraine chống đối lực lượng chính phủ trung thành với Kyiv.
Ở về phía bên kia nước Nga, các lân quốc Á châu đang lo lắng theo dõi. Ðặc biệt, Bắc Kinh đang hết sức quan ngại, theo nhận định của Giáo sư Arne Westad, giám đốc nhóm chính sách IDEAS của trường Ðại học Kinh tế London.
Giáo sư Westad nói: “Tôi nghĩ người Nga một phần hiểu lầm quan điểm của Trung Quốc. Ý tôi muốn nói là chính sách của Trung Quốc vẫn là nhấn mạnh vào việc bất can thiệp và chủ quyền. Do đó đây là một vấn đề khó khăn cho Trung Quốc.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đi Bắc Kinh vào cuối tháng này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chọn Moscow cho chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông trong năm ngoái và đã ký một loạt các thỏa thuận về năng lượng.
Nga nhắm tăng gấp ba số dầu xuất khẩu sang Trung Quốc, và các nhà phân tích nói căng thẳng gia tăng về vấn đề Ukraine đang buộc Moscow phải đi tìm các thị trường dầu khí bên ngoài châu Âu – với Tổng thống Putin nhắm mục tiêu kết thúc một thỏa thuận xây đường ống dẫn qua Trung Quốc. Nhưng đó là một thỏa thuận không lấy gì làm chắc chắn, theo nhận định của bà Natasha Kuhrt của trường Ðại học Kings ở London.
Bà nói: “Sẽ vấp phải khó khăn thực hiện việc này bởi vì Trung Quốc cũng muốn đoan chắc là có một sự đa dạng về nguồn cung ứng.”
Bà Kuhrt nói Moscow cũng sẽ nhận thấy khó mà có được sự hỗ trợ của Bắc Kinh trong lập trường đối với Ukraine.
Bà phân tích: “Họ sẽ thận trọng hơn nhiều. Tôi nghĩ ta luôn phải cảnh giác về hình thức lý luận đưa ra cho việc tiêu thụ bên trong nước Nga. Về cơ bản, Trung Quốc sẽ không thực sự làm thân với Nga.”
Trung Quốc lo ngại về việc gây thiệt hại cho bang giao với các cường quốc khác, theo ông Westad của LSE.
“Về mặt lợi ích kinh tế của chính Trung Quốc, thì Washington mới đáng kể. Do đó ta không thể đi quá xa trong việc hậu thuẫn cho một chính sách mà không riêng người Mỹ mà cả người Âu châu nữa – rất quan trọng đối với phía Trung Quốc về mặt phát triển kinh tế – coi là hoàn toàn gây đảo lộn.”
Một cường quốc kinh tế khác ở Ðông Á là Nhật Bản đã áp dụng các hạn chế thị thực đối với một số giới chức Nga. Ðến thăm Brussels trong tuần này, Thủ tướng Shinzo Abe đã lập lại liên minh của Nhật Bản với châu Âu.
Ông Abe nói Ukraine cho thấy rằng thế giới ngày càng trở nên khó dự đoán hơn, và Nhật Bản và Liên Hiệp châu Âu có trọng trách cùng nhau đóng một vai trò tích cực hơn hướng tới hòa bình thế giới.
Nhật Bản tranh chấp chủ quyền các hòn đảo Kuril ở phía bắc đã nằm dưới sự kiểm soát của Liên bang Sô viết từ năm 1945 và sau đó là Nga. Tokyo có thể tìm cách so sánh với Ukraine, theo giáo sư Arne Westad.
“Có một số điểm tương đồng, nhìn từ quan điểm của Nhật Bản, về thái độ của Nga khi có liên quan đến các vấn đề chủ quyền như thế này.”
Trong khi bang giao với phương Tây trở nên xấu đi, các chuyên gia phân tích nói Moscow sẽ khó lòng mà xây dựng các liên minh ở phía đông giữa tình hình bất ổn liên tục ở Ukraine.
Các tay súng thân của Nga khiêng quan tài một dân quân thiệt mạng trong vụ đụng độ hồi tuần trước tại trung tâm thành phố Slovyansk, miền đông Ukraine, ngày 7/5/2014.