Tin Việt Nam – 07/07/2017
Người dân: Đồng Tâm lại chuẩn bị dậy sóng
Lan Hương, phóng viên RFA
Dự thảo kết luận thanh tra đất Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội được công bố sáng ngày 7/7 nêu rằng “không có đất nông nghiệp ở đồng Sênh” và “toàn bộ sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng”.
Bản dự thảo kết luận thanh tra cho rằng “không có diện tích 59 ha đất nông nghiệp xứ đồng Sênh như công dân nêu, diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm chỉ có 64,11 ha, là đất quốc phòng”.
Trong một đoạn video được truyền trên mạng, có ghi trực tiếp buổi dự thảo, Phó chánh thanh tra Hà Nội Nguyễn An Huy giải thích rõ về nguồn gốc Lữ đoàn 28 cho xã Đồng Tâm thuê đất quốc phòng như sau:
Kết quả 57 mốc vẫn còn nguyên và được đóng dày trên cơ sở 16 mốc giới do Bộ tư lệnh công binh đóng trước đây. Diện tích đất toàn bộ sân bay Miếu Môn là 239,4 ha, sau khi trừ gia công còn 236,9 ha trong đó diện tích đất sân bay thuộc địa chính xã Đồng Tâm là 64,11 ha. Trong quá trình quản lý sử dụng từ năm 1981 đến nay, bộ Tư lệnh công binh, Lữ đoàn 28 chưa xây dựng công trình quốc phòng trên phần diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa chính xã Đồng Tâm.
Từ năm 1989, kế thừa Bộ Tư lệnh Công binh, Lữ đoàn 28 đã ký một số hợp đồng giao khoán hàng năm trên diện tích 525 sào, tức 19,9 ha cho UBND xã Đồng Tâm. UBND xã đã giao cho các hộ sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Từ sau năm 2012, lữ đoàn 28 không ký hợp đồng giao khoán. Năm 2015 có thông báo gửi UBND xã Đồng Tâm trong đó nó nội dung bắt đầu từ năm 2015, đơn vị sẽ không cho thuê đất quốc phòng để canh tác nông nghiệp. Thực tế hiện nay các hộ dân chưa trả lại đất và vẫn sản xuất nông nghiệp ở đây.
Trước dự thảo kết luận như vậy, Đài RFA đã liên lạc với một người dân Đông Tâm là anh Lê Đình Doanh, cháu nội cụ Lê Đình Kình, một trong 4 người từng bị công an Hà Nội bắt liên quan đến vụ tranh chấp đất đai này. Anh Doanh cho biết bản thân anh và hầu hết người dân Đồng Tâm hiện tại rất bất mãn với kết luận này:
Kết luận này là sai hoàn toàn bởi vì từ ngày tôi còn nhỏ đã theo ông bà vào trong đó dỡ sắn, trồng lạc, ngô ở trong đó suốt nên họ nói vậy là sai hoàn toàn. Bây giờ bà con cũng đang rất bức xúc khi nghe được tin đó. Bà con nói rằng bây giờ cả thế giới người ta nhìn vào cái đất này là đất nông nghiệp của dân từ ngày xưa đến giờ, thế này Đồng Tâm lại chuẩn bị dậy sóng.
Bản dự thảo kết luận thanh tra cũng nói rõ là việc để 14 hộ dân xã Đồng Tâm sử dụng đất khu Miếu Môn, theo cơ quan chức năng, là sai phạm. Ngoài ra, đầu năm 2017, một số công dân tổ chức đo đạc, phân lô, đưa máy móc vào xây công trình trên phần diện tích mà doanh nghiệp quân đội đang xây dựng trong sân bay Miếu Môn cũng được cho là “hành vi chiếm đất quốc phòng, coi thường pháp luật”.
Cũng theo bản dự thảo, những người dân trước đó đã từng thừa kế, cho, tặng, chuyển nhượng lô đất quốc phòng này là trái thẩm quyền, và vi phạm pháp luật về quản lý đất đai.
Từ Hà Nội, cụ Lê Hiền Đức, một người chuyên giúp dân oan đấu tranh giành lại đất đai và chống tham nhũng, và đạt Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế cho biết bà vô cùng bức xúc khi được nghe dự thảo kết luận này và sau việc này bản thân bà sẽ “vào cuộc” cùng người dân Đồng Tâm:
Đất quốc phòng là thế nào? Bao nhiêu đời nay rồi người ta đã trồng cấy nhưng giờ tự nhiên biến thành đất quốc phòng. Như vậy là cướp à? Có đền bù đồng nào không? Muốn thu hồi thì phải có họp dân, thông báo và có đề bù. Tôi không có một hòn đất ở đấy mà nghe tin còn gai cả người nữa là người dân, đất người ta sinh sống bao nhiêu đời nay rồi. Tôi sẽ nghiên cứu kỹ và sẽ vào cuộc, gặp trực tiếp người dân Đồng Tâm.
Còn luật sư Hà Huy Sơn, đoàn luật sư Hà Nội cho biết ông không nắm rõ hồ sơ vụ việc nên không thể kết luân đúng sai. Tuy nhiên ông đưa ra lời khuyên cho người dân Đồng Tâm nếu không đồng tình với kết quả dự thảo trên:
Tại vì đây mới là dự thảo nên chưa thể khiếu nại được vì chưa chính thức. Người dân có thể có ý kiến gửi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 26 tháng 6 vừa qua trong cuộc tiếp xúc cử tri ở Hải Phòng khi được người dân chất vấn về vụ việc tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm trả lời rằng phải xử lý cán bộ sai phạm trước rồi mới xử người dân.
Trong buổi dự thảo kết luận thanh tra sáng hôm 7/7, Phó chánh thanh tra Hà Nội Nguyễn An Huy cũng giải trình về việc “xử quan” như sau:
Đến nay UBND huyện đã giải quyết xong 17/ 34 vấn đề phải xử lý cán bộ và xử lý ai. Trong đó về xử lý cán bộ, đã ky luật 19 cá nhân có sai phạm, trong đó 8 người bị khai trừ khỏi Đảng, 6 người bị cảnh cáo, 5 người bị khiển trách. Kỷ luật về chính quyền 14 người, trong đó cảnh cáo 12 người, khiển trách 1 người và buộc thôi việc một người.
Cũng cần nói lại là vụ tranh chấp đất đai giữa người dân xã Đồng Tâm và chính quyền địa phương xảy ra đã nhiều năm nay nhưng đỉnh điểm là vào ngày 15 tháng 4 khi Công an Hà Nội bắt giữ 4 người dân Đồng Tâm để điều tra vụ án “gây rối trật tự công cộng” mà thực tế là do tranh chấp đất đai.
Xô xát hôm ngày 15 tháng 4 cũng làm một dân làng là cụ Lê Đình Kình, đại diện dân làng trong vụ tranh chấp đất đai, bị thương phải nhập viện.
Phản ứng trước hành xử của những đơn vị chức năng, người dân Đồng Tâm bắt giữ 38 người gồm cán bộ huyện Mỹ Đức, công an và cảnh sát cơ động làm con tin. Đến ngày 22 tháng 5, đích thân Chủ tịch thành phố Hà Nội về đối thoại và viết cam kết, người dân mới thả hết toàn bộ con tin ra.
‘Cần phấn đấu có nhiều Viettel hơn nữa’
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Tập đoàn Viễn thông Quân đội và biểu dương thành tích của doanh nghiệp nay, đồng thời khẳng định quân đội cần phải làm tốt nhiệm vụ ‘sản xuất, kinh doanh,’ theo truyền thông Việt Nam.
Hôm 07/7/2017, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương được báo Thanh Niên tường thuật chuyến thăm tới Viettel và dẫn lời nói:
“Phấn đấu làm sao có nhiều Viettel nữa. Điều này chứng minh rằng chủ trương xây dựng các doanh nghiệp quân đội của Đảng ta là đúng đắn.”
Cần ‘minh bạch’ về quân đội làm kinh tế
Chủ tịch Chung ‘mong dân Đồng Tâm chấp hành’
Hiếm có nước nào quân đội làm kinh tế
Phấn đấu làm sao có nhiều Viettel nữa. Điều này chứng minh rằng chủ trương xây dựng các doanh nghiệp quân đội của Đảng ta là đúng đắnBộ trưởng Ngô Xuân Lịch
Theo báo này, Tướng Lịch đã lưu ý Viettel “cần kết hợp chặt chẽ kinh tế-quốc phòng, quốc phòng-kinh tế, giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng vừa là doanh nghiệp làm kinh tế, vừa là một đơn vị tổ chức quân dụng đặt trong quân đội, nên phải gương mẫu.”
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho rằng tham gia phát triển, xây dựng kinh tế là ‘chức năng’, là sự thể hiện ‘bản chất sâu sắc truyền thống vẻ vang’ của quân đội Việt Nam, tướng Lịch được dẫn lời nói:
“Hơn 70 năm qua, thực hiện chức năng này, chúng ta đã hoàn thành và hoàn thành xuất sắc.
“Gần đây, phát huy tốt vai trò nòng cốt trong tham gia xoá đói giảm nghèo; triển khai xây dựng các khu kinh tế quốc phòng ở các địa bàn chiến lược, trọng điểm mà không doanh nghiệp nào tới được; tạo điều kiện đưa hàng vạn hộ dân cư lên các điểm định cư, các địa bàn mới, sinh sống lâu dài, tạo ra thế bố trí chiến lược hết sức trọng yếu về quốc phòng an ninh.”
‘Đảng lãnh đạo tuyệt đối’
VN: Quân đội làm kinh tế là ‘nhiệm vụ chính trị’
Chính phủ chỉ đạo Quân đội thôi làm kinh tế
Tướng Lịch, nguyên Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội Việt Nam, cho rằng ‘nhiệm vụ quan trọng’ này đang bị ‘các thù lực thù địch tập trung chống phá’, ông được tờ báo Việt Nam dẫn lời nói thêm:
“Nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế đã, đang và sẽ là chức năng nhiệm vụ hết sức quan trọng của quân đội, nhưng lại là điểm mà các thế lực thù địch tập trung chống phá. Chúng cho rằng quân đội không làm kinh tế.
“Nguyên tắc chúng ta là Đảng lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt đối với quân đội, không giao cho tổ chức, cá nhân nào lãnh đạo, điều hành quân đội”, Bộ trưởng Việt Nam phát biểu trong chuyến thăm Viettel hôm thứ Sáu.
Nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế đã, đang và sẽ là chức năng nhiệm vụ hết sức quan trọng của quân đội, nhưng lại là điểm mà các thế lực thù địch tập trung chống pháBộ trưởng Ngô Xuân Lịch
Theo báo Quân đội Nhân dân hôm 07/7, cùng tham dự buổi làm việc của Tướng Lịch với Tập đoàn Viettel có các quan chức cao cấp khác của đảng, chính quyền và quân đội mà đều là ủy viên Trung ương Đảng.
Đó là Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông Trương Minh Tuấn; Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh; Thứ trưởng Quốc phòng Trung tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương và Thượng tướng Bế Xuân Trường, cùng các lãnh đạo khác của các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng.
Tại cuộc đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, lãnh đạo Viettel, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, đã trình bày mục tiêu của tập đoàn này tới năm 2020 trở thành một Tập đoàn công nghiệp, viễn thông ‘toàn cầu hùng mạnh’, tập trung vào 4 thành tố là:
“Viễn thông – lĩnh vực cốt lõi nhất của Viettel; đầu tư nước ngoài – mở rộng thị trường cho viễn thông mà cho cả nghiên cứu sản xuất; Công nghiệp công nghệ cao (CNC), bao gồm công nghiệp quốc phòng CNC, mà trọng tâm là các vũ khí chiến lược; về an ninh mạng sẽ là một bộ phận của tác chiến mạng quân đội, bảo vệ các mạng, các hệ thống CNTT trọng yếu trong quân đội, phát triển các công cụ, vũ khí về tác chiến không gian mạng như một ngành công nghiệp quốc phòng,” theo báo Quân đội Nhân dân hôm thứ Sáu.
Quân đội VN làm được gì nếu bị tấn công?
Trong tháng qua, một sỹ quan cao cấp khác của Quân đội, Thượng tướng Lê Chiêm được báo chí Việt Nam hôm 23/06/2017 trích thuật nói nhiệm vụ của Quân đội nay là “tập trung cho xây dựng chính quy hiện đại để bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân”.
Ngoài cam kết dừng mọi dự án quanh sân bay Tân Sơn Nhất, nơi sân golf của công ty quân đội Him Lam, nằm sát đường băng, đã gây điều tiếng nhiều năm qua, Tướng Chiêm còn nói về các doanh nghiệp khác.
“Tất cả các doanh nghiệp quân đội phải cổ phần hóa, thoái vốn, chuyển ra ngoài hết, còn cái nào là phục vụ quốc phòng chứ không để làm kinh tế,” báo chí Việt Nam trích lời Tướng Chiêm phát biểu tại một cuộc họp do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.
Tuần này, Thủ tướng Phúc đang ở Hamburg, Đức dự Hội nghị G20.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40536122
Cần ‘minh bạch’ về quân đội làm kinh tế
Việt Nam cần minh bạch về các hoạt động làm kinh tế của quân đội nước này để lộ trình ‘cải cách’ được thực hiện đúng đắn và hợp lý và người dân có được thông tin, theo ý kiến của khách mời tại Bàn tròn của BBC hôm thứ Năm.
Từ Hà Nội, hôm 06/7/2017, nhà báo Trần Tiến Đức trước hết đưa ra quan niệm của ông về vai trò và chức năng của quân đội, ông nói:
“Tôi có đọc những ý kiến lấy thí dụ những bằng chứng lịch sử từ thời nhà Trần, các thời vua từ trước, đến khi hết chiến tranh, người ta binh sỹ về làm nông, nhưng tôi nghĩ thời đại mỗi thời một khác.
Hiếm có nước nào quân đội làm kinh tế
Quân đội làm kinh tế là ‘nhiệm vụ chính trị’
Thời này, quân đội phải chính quy hiện đại, phải tập trung vào việc tập luyện để bảo vệ Tổ quốc, và những cơ sở quốc phòng chủ yếu tập trung vào sản xuất là khí tài, vũ khí, quân trang v.v… để phục vụ cho việc sẵn sàng chiến đấu của quân đội để bảo vệ đất nướcNhà báo Trần Tiến Đức
VN: Chính phủ chỉ đạo Quân đội thôi làm kinh tế
“Thời này, có lẽ theo tôi hiểu quân đội phải chính quy hiện đại, phải tập trung vào việc tập luyện để bảo vệ Tổ quốc, và những cơ sở quốc phòng chủ yếu tập trung vào sản xuất là khí tài, vũ khí, quân trang v.v… để phục vụ cho việc sẵn sàng chiến đấu của quân đội để bảo vệ đất nước.”
‘Minh bạch thông tin’
Nhấn mạnh nhu cầu về tính minh bạch trong thông tin về các hoạt động kinh tế và đóng góp trong lĩnh vực này của quân đội Việt Nam, ông Trần Tiến Đức nói tiếp:
“Về ngân sách như thế nào, tôi phải nói rằng chúng tôi không biết rõ được ngân sách quốc phòng của Việt Nam là bao nhiêu và ngân sách đó có đủ để chi cho những nhu cầu quốc phòng hay không. Cái đó người dân chúng tôi không được biết.
“Qua các con số dẫn ra về các doanh nghiệp quân đội, thì chắc chắn họ có đóng góp phần nào cho quốc phòng, nhưng vấn đề như tôi muốn nói là tính minh bạch của các thông tin đó như thế nào? Vấn đề minh bạch và trung thực về tình hình tài chính (như thế nào)?
Tôi đồng tình với ý kiến rằng đây là một việc tốt, khi chúng ta (Việt Nam) vẫn diễn ra những cuộc tranh luận như thế này, trước hay sau chúng ta cũng phải có hướng giải quyếtPGS. TS. Phạm Quý Thọ
“Cái đó trong thông tư 182 năm 2016 do Bộ Quốc phòng ban hành cũng đã nêu rất rõ, chứng tỏ trong đó có những vấn đề và chúng ta biết là có những vụ tham nhũng liên quan đến quân đội mà trước đây cũng đã phải xử và sau này cũng có những tin đồn này nọ mà chắc cũng khó nói ra được.
“Tất nhiên, tôi đồng ý với ông Nguyễn Xuân Nghĩalà chuyện này không thể làm được ngày một, ngày hai, mà chắc chắn phải có một lộ trình; và trước hết tôi nghĩ rằng nó phải minh bạch từ những đầu vào, tức là từ đất đai sử dụng như thế nào? Có hợp lý hay không?
“Nếu là lấy đất của dân, phải đền bù rõ ràng như là vụ Đồng Tâm, chứ không thể nào nhập nhằng được, và tất cả nguồn đầu vào cũng phải tiến đến rất minh bạch, vậy những doanh nghiệp ấy đóng góp được gì cho quốc phòng, có thế chúng ta mới có thể có một lộ trình đúng đắn và hợp lý được,” nhà báo tự do nói với BBC.
Tọa đàm: quân đội sẽ ‘ngưng làm kinh tế?’
Quân đội VN làm được gì nếu bị tấn công?
‘Tranh luận là tốt’
Thời gian gần đây, truyền thông của Việt Nam, trong đó có báo Quân Đội Nhân Dân và báo Dân Trí, đã đăng tải các thông tin giới thiệu các quan điểm khác nhau trong giới chức lãnh đạo quân đội, đảng và chính quyền về việc quân đội thôi làm kinh tế, hay vẫn tiếp tục như một nhiệm vụ ‘chính trị’.
Bình luận về diễn biến này, từ Học viện Chính sách và Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, PGS. TS. Phạm Quý Thọ nói với BBC:
“Tôi đồng tình với ý kiến rằng đây là một việc tốt, khi chúng ta (Việt Nam) vẫn diễn ra những cuộc tranh luận như thế này, trước hay sau chúng ta cũng phải có hướng giải quyết, Sự việc nóng bỏng lên bắt đầu từ việc sân golf ở trong Tân Sơn Nhất, mà đất đó đã được giao cho Bộ Quốc phòng, dù trước đó nó có ở trong quy hoạch của sân bay Tân Sơn Nhất
“Sau đó Bộ Quốc phòng quản lý, bây giờ trước nhu cầu mới và phát triển của ngành hàng không Việt Nam, trong đó có hàng không dân dụng yêu cầu Bộ Quốc phòng trả lại, đi đến một quyết định của Thủ tướng và Chính phủ là quân đội tạm dừng, hay là thôi, không làm kinh tế nữa mà tập trung làm sau đó cho chuyên nghiệp.
“Tuy nhiên, sau khi ý kiến này được tung ra và được công khai trên các mặt báo rồi trong dư luận, thì lại có một luồng ý kiến ngược lại gần đây xuất hiện một cách khá mạnh mẽ cho rằng… là quân đội nhưng vẫn phải làm kinh tế và đó là một nhiệm vụ chính trị.
Việc này chỉ có ngã ngũ nếu mà ở trên chóp bu lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, hai phái ấy, phái nào thật sự ưu thế áp đảo, thì lúc đó sẽ thắng và có thể sẽ có cải cách gì đó một chút, nhưng cải cách ấy sẽ diễn ra một cách rất chậm chạp và khó khănTS. Nguyễn Quang A
“Đây là một suy nghĩ từ rất lâu rồi từ khi quân đội của chúng ta (Việt Nam) là quân đội nhân dân, sau đó trải qua một thời kỳ chiến tranh rất là dài với một lực lượng rất hùng hậu và thậm chí rất nhiều trang thiêt bị do quân đội quản lý, thì đã xuất hiện việc vừa làm kinh tế và vừa làm nhiệm vụ quốc phòng. Đấy là tính chất lịch sử.
“Tuy nhiên, 30 năm đổi mới rồi, chúng ta đã chuyển từ một trạng thái từ chiến tranh, sau đó là giải quyết hậu quả sau chiến tranh và bây giờ chúng ta đang chuyển sang thời bình, trong lúc chuyển này, đôi lúc cũng có những tranh chấp biên giới, hải đảo, tuy nhiên chủ đạo vẫn là chuyển sang kinh tế thị trường, phải khẳng định như vậy.
“Khi chuyển sang kinh tế thị trường, không những kinh tế tuân theo kinh tế thị trường, mà người dân, chính phủ và chính quyền cũng dần dần phải tuân theo kinh tế thị trường,…,” chuyên gia về chính sách công nói với BBC.
Khi nào ngã ngũ?
Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho rằng cuộc tranh luận này thực ra là một cuộc ‘đấu tranh nội bộ’ giữa các nhóm có quan điểm và lợi ích khác nhau ở trong đảng và quân đội mà hiện chưa ‘ngã ngũ’, ông nói:
“Qua cuộc thảo luận chủ yếu trên Quân đội Nhân dân và một số báo, có thể thấy rằng lực lượng có thể nói là bảo thủ muốn giữ nguyên trạng thái quân đội làm kinh tế bây giờ đã có một cuộc tấn công rất mãnh liệt để chống lại những tư tưởng có vẻ tiến bộ một chút là quân đội dừng hoạt động.
“Và việc này chỉ có ngã ngũ nếu mà ở trên chóp bu lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, hai phái ấy, phái nào thật sự ưu thế áp đảo, thì lúc đó sẽ thắng và có thể sẽ có cải cách gì đó một chút, nhưng cải cách ấy sẽ diễn ra một cách rất chậm chạp và khó khăn.
Cho đến năm 2025 như là Nghị quyết số 425 của Thường vụ Quân ủy Trung ương, thì chắc chắn rằng không có bỏ hoạt động kinh tế của quân độiTS. Hà Hoàng Hợp
“Còn ngược lại phe bảo thủ mà thắng thế, thì họ vẫn giữ nguyên và thậm chí họ nói đây là nhiệm vụ chính trị từ xưa đến nay rồi và thậm chí lại tăng cường hơn nữa.
“Thực sự ở đây người ta nói rất nhiều về các nhóm lợi ích, ở bên ngoài chúng ta có thể nhìn thấy các nhóm đó cạnh tranh, đấu tranh với nhau một cách rất quyết liệt, và từ bên ngoài xã hội, chúng ta cũng phải lên tiếng để làm sao góp sức vào việc thay đổi cho tốt hơn.”
Cũng về vấn đề này, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp đưa ra ý kiến, ông nói với BBC:
“Nếu để đi đến một tiến bộ như là Thượng tướng, Thứ trưởng Quốc phòng Lê Chiêm nói thì cũng phải mất rất nhiều thời gian nữa, ông Chiêm nói vào ngày 23/6 thì ngày 05/7 có bài của Thượng tướng Trần Đơn.
“Ông Chiêm cũng như là ông Đơn đều là Thứ trưởng, cùng là Thượng tướng, nhưng ông Đơn nằm trong Thường vụ Quân ủy (Trung ương), còn ông Chiêm chỉ nằm trong Chi ủy viên,
“Chuyện này có lẽ sắp tới Quân ủy phải họp thường xuyên, cần phải để ý xem (trong) các cuộc họp thì Bí thư Quân ủy, tức là Tổng Bí thư và các Ủy viên Thường vụ khác nói như thế nào.
“Thế còn cho đến năm 2025 như là Nghị quyết số 425 của Thường vụ Quân ủy Trung ương, thì chắc chắn rằng không có bỏ hoạt động kinh tế của quân đội,” ông Hà Hoàng Hợp nêu nhận định.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40531720
Chủ tịch Chung ‘mong dân Đồng Tâm chấp hành’
Chính quyền Hà Nội công bố “dự thảo kết luận thanh tra” đất Đồng Tâm sau vụ đối đầu chưa có tiền lệ.
Buổi công bố “dự thảo” này được một vài nhà quan sát trong nước đánh giá là phép thử dư luận trước khi có công bố chính thức.
Đến dự sự kiện được mô tả là “thanh tra toàn diện việc quản lý và sử dụng đất” tại khu vực sân bay Miếu Môn, xã Đồng Tâm, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội có đại diện của nhiều bên gồm Thanh tra Hà Nội Tranh tra Chính phủ, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên-Môi trường, Thanh tra Bộ Quốc phòng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, một số người dân được mô tả là đại diện xã Đồng Tâm nhưng không có cụ Lê Đình Kình, người bị đã bị thương trong lúc bị giới chức Hà Nội bắt giam và phải phẫu thuật.
Tâm điểm của vụ đối đầu giữa dân và chính quyền liên quan tới 59 hecta đất tranh cãi kéo dài từ nhiều năm nay.
Khởi tố ‘quan’ trong vụ đất đai Đồng Tâm
Đất đai Đồng Tâm ‘rối như canh hẹ’ từ lâu
Chính sách đất đai và câu chuyện Đồng Tâm
Ông Nguyễn An Huy, Phó chánh thanh tra Hà Nội, được dẫn lời mô tả điều ông gọi là “không có diện tích 59 hecta đất nông nghiệp như dân nêu”.
Do đó ông nói là việc “Đề nghị trả tiền bồi thường khi giải phóng mặt bằng khu đất 14 hộ dân đang sử dụng là không có cơ sở”.
Trong khi đó ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói rằng bản kết luận đã dựa trên cơ sở tiếp thu “rất nhiều tài liệu để đi đến sự thật”.
“Việc chúng tôi cam kết trong 45 ngày đã kết thúc, thời gian tới sẽ công bố kết luận thanh tra minh bạch.
‘Dân Đồng Tâm không xấu’
Ông Chung được dẫn lời mô tả một số luật sư “cũng chỉ đại diện cho một số người dân thôn Hoành, không đại diện cho nhân dân xã Đồng Tâm,” và “nếu người dân khiếu kiện, chúng tôi sẽ giao cho thanh tra thành phố đối thoại.”
“Với tài liệu cơ quan công an điều tra, với tìm hiểu của tôi, và chính cụ Kình đã nói với tôi, sau này tôi sẽ công bố băng ghi âm ghi hình, có một nhóm người kích động xúi giục nhân dân vào lấn chiếm, nhân dân tự chia nhau.
Chính cụ Kình đã nói với tôi, sau này tôi sẽ công bố băng ghi âm ghi hình, có một nhóm người kích động xúi giục nhân dân vào lấn chiếm, nhân dân tự chia nhauNguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội
“Tôi kêu gọi, những đảng viên, nhân dân, 10.000 dân Đồng Tâm không xấu, chỉ có một bộ phận đang hiểu sai…
“Cơ quan công an TP khởi tố là giai đoạn để người dân chứng minh mình, những gì người dân được hưởng khoan hồng.
“Đề nghị sau buổi này tiếp thu hoàn chỉnh kết luận thanh tra và công khai cho Hà Nội và bà con cả nước. Sự thật vẫn là sự thật.
“Tôi đồng ý đất không đẻ ra được, câu chuyện mọi người đang làm sai lệch ra là đất đẻ ra. Nhưng mốc giới vẫn còn đó, mong mọi người dân chấp hành”.
Luật sư Trần Văn Hải người có mặt tại buổi dự thảo kết luận thanh tra sáng 7/7 cho BBC biết:
“Tôi rất ngạc nhiên. Thường thì kết luận thanh tra phải giữ bí mật, giữa các cá nhân liên quan. Đằng này họ công khai với hàng trăm người. Mỗi người chỉ có 3 phút trình bày.
“Tôi đề nghị họ phải cung cấp bản kết luận dự thảo cho người dân, phải cho chúng tôi xem trước để thảo luận, tìm cách có ý kiến. Một số cụ sức khỏe yếu nghe họ đọc dự thảo 1-2 tiếng mà làm sao đủ tài đủ sức.”
Nhà báo Huy Đức cũng từng có cách giải thích về điều ông gọi là “chênh lệch địa tô“.
Truyền thông trong nước đồng loạt đăng tin về sự kiện công bố dự thảo thanh tra này.
Báo An ninh Thủ đô có tựa “Thanh tra đất Đồng Tâm: Xử lý nghiêm khắc cán bộ vi phạm, làm rõ nguồn gốc đất đai”.
Dân Trí lấy tựa “Thanh tra Hà Nội: Toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng” tương đối giống với VnExpress chọn tựa “Thanh tra Hà Nội: Khu sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng”.
Báo Thanh Niên có bài “Công bố dự thảo kết luận thanh tra đất Đồng Tâm”, VietnamNet cũng chạy tít tương tự “Hà Nội công bố thanh tra đất Đồng Tâm”.
Biến cố “bắt giữ con tin” để trao đổi 4 người dân bị chính quyền bắt không phép chỉ được giải quyết sau khi Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về Đồng Tâm đối thoại với dân và cam kết “không truy cứu trách nhiệm hình sự” vào ngày 22/04.
Hơn 10 cán bộ, quan chức cấp xã và cấp huyện bị khởi tố liên quan tới các sai phạm đất đai ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội.
Hôm 13/6, cảnh sát điều tra thuộc Công an Hà Nội ra quyết định khởi tố điều tra vụ án hình sự liên quan tới vụ đối đầu giữa người dân Đồng Tâm với giới chức do tranh chấp đất đai, theo hướng nhằm làm rõ hai tội danh “bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật” và “hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”.
Vụ Đồng Tâm: ‘Có thể quyết định đình chỉ vụ án?’
‘Dân Đồng Tâm không chống phá chính quyền’
Cho đến nay, chưa có tin tức gì về việc có ai bị khởi tố bị can trong vụ án này hay chưa.
Hôm 26/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi tiếp xúc cử tri tuyên bố “phải xử lý ngay những cán bộ đã lạm dụng, vô trách nhiệm, đã làm sai ở tại xã [Đồng Tâm]”.
Tuy nhiên, thủ tướng cũng nhắc tới việc phải “xử lý người dân sai trái, quá khích”.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40529130
Việt Nam gia hạn hợp đồng dầu khí với Ấn Độ
Việt Nam vừa gia hạn hợp đồng cho phép công ty ONGC Videsh của Ấn Độ khoan tìm kiếm, khai thác dầu ở một khu vực khác ngoài biển Đông nơi Trung Quốc cũng đòi chủ quyền.
Giám đốc điều hành hãng ONGC Videsh cho biết hồi đầu tuần này Việt nam đã đồng ý một hợp đồng mới có thời hạn hai năm, theo đó công ty ONGC Videsh được khoan tìm kiếm ở lô 128 ngoài khơi miền trung Việt Nam. Một phần của lô dầu khí này bị đường chữ U do Trung Quốc vẽ ra trên biển Đông đi qua.
Hãng tin Reuters trích lời của một lãnh đạo cao cấp giấu tên của công ty ONGC cho biết việc Ấn Độ quan tâm đến lô dầu khí này mang tính chiến lược nhiều hơn là thương mại vì khu vực này có nhiều rủi ro trong khi tiềm năng khai thác không phải là cao. Người này nói thêm là Việt Nam muốn công ty Ấn độ ở đó vì những lo ngại về sự can thiệp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hồi năm 2006, tập đoàn Dầu khí Việt Nam PetroVietnam đã cho phép Ấn Độ được khoan thăm dò tại khu vực này. Hợp đồng này hết hạn vào giữa tháng 6 vừa qua.
Hồi năm 2012, báo chí Ấn Độ loan tin cho biết Ấn Độ sẽ rút khỏi hai lô thăm dò ở Việt Nam là lô 127 và 128 với lý do được ONGC đưa ra là trữ lượng tiềm tàng tại các lô này thấp hơn dự kiến. Vào lúc đó, Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối việc Việt Nam cho phép công ty Ấn Độ khai thác dầu tại đây.
Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian gần đây được cho là căng thẳng sau khi Việt Nam cho phép một số công ty nước ngoài khai thác dầu ngoài khơi nơi Trung Quốc cũng đòi chủ quyền. Hãng tin Reuters mới đây cho biết công ty Odfiell Drilling Ltdl, đang tiến hành khoan thăm dò từ hồi giữa tháng trước ở lô 136/3 ở phía nam vùng biển Đông.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng mới đây lên tiếng phản đối các hoạt động khai thác dầu khí đơn phương trên vùng nước mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Ông này nói Trung Quốc hy vọng các nước sẽ hành động dựa trên nguyên tắc hòa bình và ổn định của khu vực và không làm gì để gây phức tạp thêm tình hình.
Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, Tướng Phạm Trường Long mới đây đã cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 6 vừa qua để phản đối việc Việt Nam cho phép công ty nước ngoài khai thác dầu.
Trong khi đó, tại Ấn Độ, lãnh đạo hai nước Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục có những thảo luận nhằm tìm cách tăng cường hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia.
Trả lời báo PTI của Ấn Độ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết nhân chuyến thăm 4 ngày đến Ấn Độ, ông đã gặp các giới chức lãnh đạo Ấn Độ để thảo luận việc thực hiện những thỏa thuận cấp cao ký giữa hai nước nhằm tạo một khuôn khổ giúp các quan hệ phát triển hơn nữa về chất.
Ông Phạm Bình Minh cho biết nhiều công ty Ấn Độ đang đầu tư ở nhiều dự án khác nhau tại Việt Nam trong đó có việc tìm kiếm khai thác dầu khí.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng nói việc nâng cấp quan hệ hai nước từ đối tác chiến lược năm 2007 lên đối tác chiến lược toàn diện năm 2016 đã tạo ra khuôn khổ quan trọng trong hợp tác song phương ở nhiều mặt bao gồm chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, khoa học, giáo dục….
Hiện Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Việt Nam. Thương mại song phương hai chiều hiện đạt 7 tỷ đô la. Tổng vốn đầu tư trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam tính đến cuối tháng 5 năm 2017 là 772 triệu đô la với 145 dự án.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh sang thăm Ấn Độ lần này nhân cuộc họp cấp Bộ trưởng giữa Ấn Đô và ASEAN diễn ra vào ngày 4 tháng 7 vừa qua.
Việt – Mỹ họp về việc nhận lại công dân Việt Nam bị trục xuất
Hoa Kỳ và Việt Nam có buổi họp đầu tiên ở Hà Nội vào ngày 5 tháng 7 liên quan đến vấn đề nhận trở lại công dân Việt Nam, một trong những cam kết đã đưa ra trong bản tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ vào ngày 31 tháng 5, 2017.
Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội đưa ra vào ngày 7 tháng 7.
Buổi họp do nhóm làm việc song phương chủ trì. Đây là nhóm được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thiết lập vào ngày 31 tháng 5, 2017.
Theo thông cáo này, Bộ Công an Việt Nam đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của Bộ ngoại giao và văn phòng chính phủ. Đại diện Hoa Kỳ có Bộ An ninh Nội địa và Bộ ngoại giao.
Trong Bản tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ làm việc tích cực với phía Hoa Kỳ để sớm đưa trở lại những người Việt Nam đã nhận được lệnh phải rời khỏi Hoa Kỳ lần cuối lấy cơ sở là Hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ về nhận trở lại công dân năm 2008.
Cuộc sống của cựu tù nhân lương tâm Việt Nam
Hòa Ái, phóng viên RFA
Theo báo cáo của các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới thì Việt Nam là quốc gia giam cầm tù nhân chính trị nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Cuộc sống bế tắc
“Hai chân hồi đó thời gian ba mươi mấy năm, bị cùm tổng cộng hết 11 năm 8 tháng. Bây giờ về, hai chân bị nhức, đau khớp và gân gần như bị liệt. Mấy ông thầy giỏi lắm, châm cứu miễn phí. Có khi cả tuần mình bỏ vô thùng phước sương hai-ba chục ngàn. Ông thầy châm cứu cản, không cho.”
“Người tù thế kỷ”-Nguyễn Hữu Cầu đã mở đầu lời chia sẻ cùng RFA về cuộc sống hiện tại với những bệnh tật mà ông đang gánh chịu từ hậu quả của sau hơn 3 thập niên dài đằng đẵng bị cầm tù.
Tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu bị tuyên án tử hình và sau giảm xuống thành chung thân hồi năm 1982 do sáng tác nhạc chống chính quyền Hà Nội cũng như lên tiếng tố cáo cán bộ địa phương tham nhũng và hiếp dâm. Ông Nguyễn Hữu Cầu phải thụ án 32 năm tù. Và giờ đây, dù bệnh tật hành hạ thân xác già nua nhưng qua lời tâm tình, ông Nguyễn Hữu Cầu cho biết rất hạnh phúc vì không đơn độc.
Người nước ngoài họ không tưởng tượng được. Họ cứ hỏi đi hỏi lại là tại sao chính quyền làm như thế, làm như thế để làm gì?
– Bà Bùi Thị Minh Hằng
Ông kể lại được các vị sư thầy và bác sĩ tận tình chữa trị bệnh tiểu đường cũng như châm cứu đôi chân, một vài vị luật sư hảo tâm cất cho ông một căn nhà nhỏ ở thành phố Rạch Giá để có chốn dung thân. Căn nhà tuy đơn sơ nhưng thật ấm cúng với những vật dụng cần thiết được nhiều người mang tặng, như quần áo, tivi…Và hơn hết là tấm chân tình của rất nhiều người bạn mà ông kết nối sau khi ra khỏi tù hồi cuối tháng 3 năm 2014 cho đến nay.
“Nhất là ngày 05/07 tôi tròn đúng 70 tuổi. Hôm qua là ngày sinh nhật, các anh chị em chúc mừng và còn cả hai trăm mấy chục người chúc mừng đầy trang mạnng. Mình lấy kính lúp để soi cho thấy hình và đọc chữ. Nhiều lúc nghĩ mình bị tù ba mươi mấy năm, dòng lệ mình thành lệ đá rồi mà hôm qua tôi ngồi khóc. Mình khóc với giọt lệ sung sướng vì anh chị em không bỏ mình.”
Giống với “người tù thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu, cựu tù nhân lương tâm Lô Thanh Thảo, được mệnh danh là “người tù bị lãng quên” cho Đài Á Châu Tự Do biết chị được người bạn thân là Phương286 luôn đồng hành kể từ khi ra tù hồi trung tuần tháng 5 năm 2013.
Chị Lô Thanh Thảo bị kết án tội “tuyên truyền chống nhà nước” với bản án 3 năm 6 tháng vì quay phim, chụp hình dân oan. Sau khi thụ án 2 năm, tù nhân lương tâm Lô Thanh Thảo được trả tự do trong tình trạng sức khỏe rất yếu kém. Nhờ vào sự giúp đỡ tài chánh của Phương286, chị Lô Thanh Thảo chữa trị bệnh và phục hồi được 60%. Tuy nhiên, cuộc sống của nữ tù nhân lương tâm này rơi vào bế tắc:
“Cuộc sống ra tù đâu có xin được việc làm dễ đâu. Thời gian đầu 2 năm quản chế đi đâu cũng khó khăn, phải trình báo, đâu có đơn giản. Giờ em chỉ trồng cây ở nhà chứ mấy người mới ra tù, nhất là tù chính trị không xin việc làm được.”
Bị đẩy vào đường cùng
Dù bị đẩy vào con đường cùng, nhưng cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng không thể cam chịu mà phải xông xáo mưu sinh để trả món nợ ngân hàng 1,8 tỷ đồng, đã đội lãi suất lên thành 4,8 tỷ trong suốt thời gian bị đi tù những hai lần.
Bà Bùi Thị Minh Hằng nói với chúng tôi về sự chịu đựng, đến mức bà gọi là cùng cực, trước những việc làm của chính quyền thành phố Vũng Tàu gây ra. Bà Hằng khẳng định chính quyền địa phương sách nhiễu và khủng bố đời sống của bà bằng nhiều hình thức, kể cả rắp tâm muốn lấy căn nhà mà bà đang cư ngụ, trị giá khoảng 20 tỷ đồng. Ngân hàng DIBV Vũng Tàu đã tính lãi số tiền nợ dù bà Hằng mua bảo hiểm tiền vay khi ký kết hợp đồng vay nợ. Ngân hàng cũng không đồng ý cho bà bán nhà để trả tiền vốn vay. Bà Hằng phải tìm công ăn việc làm để kiếm tiền trả nợ ngân hàng. Thế nhưng, chính quyền địa phương luôn cản trở, thậm chí yêu cầu nơi thuê mướn bà làm việc phải đuổi bà ra lúc giữa đêm. Bà Bùi Thị Minh Hằng bức xúc nói về hoàn cảnh sống của mình vào tối hôm mùng 6 tháng 7:
Mình bị tù ba mươi mấy năm, dòng lệ mình thành lệ đá rồi mà hôm qua tôi ngồi khóc với giọt lệ sung sướng vì anh chị em không bỏ mình.
– Ông Nguyễn Hữu Cầu
“Từng ngày từng giờ mình phải khổ như thế. Cách đây mấy ngày họ khủng bố gia đình của công ty cho tôi làm việc. 12 giờ trưa mà xông cả đoàn vào nhà người ta để đòi kiểm tra hộ khẩu. Pháp luật không quy định những điều như vậy. Hôm qua, ông Tổng Lãnh sự của Canada đến. Ông rất ngạc nhiên khi nghe tất cả vụ việc mà chính quyền làm với mình. Người nước ngoài họ không tưởng tượng được. Họ cứ hỏi đi hỏi lại là tại sao chính quyền làm như thế, làm như thế để làm gì?”
Cựu tù nhân nhân lương tâm Đoàn Huy Chương ra tù cùng thời điểm bà Bùi Thị Minh Hằng được trả tự do vào trung tuần tháng 2 năm 2017. Sau khi thụ án tù lần thứ nhì tròn đúng 7 năm, anh Đoàn Huy Chương, một trong những người sáng lập Phong trào Lao động Việt, đòi hỏi quyền lợi cho công nhân tại Việt Nam, cùng gia đình buộc phải sống cảnh tha phương cầu thực, vì tại quê nhà con đường sinh kế duy nhất nuôi gia cầm cũng bị triệt tiêu. Cựu tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương buồn bã nói về cuộc sống hiện tại của gia đình:
“Tôi không có xích mích nào với những người hàng xóm. Vậy mà họ qua thuốc chết hết bầy ngỗng nhà vợ tôi. Hiện nay tôi đi xin việc đâu cũng không được. Bây giờ tôi đang ở trên Sài Gòn, đi phụ người ta đủ thứ việc. Nhưng làm được 2-3 ngày thì bị cho nghỉ. Dự tính đi buôn bán mà chưa chắc gì được nữa. Cũng không biết làm cái gì.”
Vẫn vững bước
“Người tù thế kỷ”-Nguyễn Hữu Cầu, “tù nhân bị lãng quên”-Lô Thanh Thảo, “người phụ nữ Việt Nam can trường”-Bùi Thị Minh Hằng, “người bạn đồng hành của công nhân”-Đoàn Huy Chương và còn đó rất nhiều cựu tù nhân lương tâm tại Việt Nam mà chúng tôi không thể nêu hết tên trong bài phóng sự hạn hẹp này dù được ra khỏi nhà tù, nhưng với họ cuộc sống hiện tại không khác nào trong một “nhà tù lớn” mà những tháng ngày trôi qua là những “ngày tù khổ sai” bất tận.
Chúng tôi liên lạc với một cựu tù nhân lương tâm, vừa rời nhà tù trở về trong vòng tay yêu thương của gia đình và người hâm mộ hồi hạ tuần tháng 5 vừa qua, nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình nghẹn ngào trong nước mắt:
“Vì tôi sinh ra và lớn lên mang trong mình dòng máu Việt Nam, yêu nước có chút thôi. Nhưng một chút xíu đó mà tôi bị nhốt trong sự khốn khó. Ngay cả con vật nhốt nó, nó còn bị cùng quẫn thì huống hồ chi con người mình.”
Cựu tù nhân lương tâm Trần Vũ Anh Bình cho biết anh chịu cảnh tù tội vì những bài hát do mình sáng tác và anh cũng sẽ vẫn tiếp tục cuộc sống của mình trong giai điệu âm nhạc về thân phận của người dân Việt.
Những cựu tù nhân lương tâm mà Đài RFA tiếp xúc đều kết thúc buổi trò chuyện với Hòa Ái rằng cuộc sống những ngày tới còn lắm gian nan nhưng họ sẽ đi tiếp con đường mà họ đã dấn thân, như tù nhân lương tâm Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhắn gửi lời cuối tại phiên tòa ở Nha Trang trong ngày 29/6 và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình cảm tác mà chưa kịp đặt tựa đề:
“Nếu được lựa chọn cho con làm lại từ đầu, chỉ xin được chọn cho con được đi mãi sau. Mẹ ơi, xin hãy thứ tha, đường đời con mãi ấp ôm một lý tưởng. Lau giọt nước mắt hoen trên đôi mắt của mẹ ơi! Lau giọt nước mắt hoen trên đôi má thơ đơn côi! Giọt nước mắt rơi giữa quê hương. Giọt nước mắt mang tiếng yêu thương vì con vẫn hoài lý tưởng…”
Chính quyền Hà Nội tiếp tục muốn kiểm soát báo chí
Thanh Trúc,RFA
Tăng cường kiểm soát
Phải tăng cường mức độ quản lý của nhà nước, xử lý nghiêm khắc những vụ báo chí sai phạm, phạt các tổng biên tập và phóng viên có hành vi tiêu cực điển hình như vụ Yên Bái mới đây.
Đó là đề nghị của thủ tướng chính phủ Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Phúc đưa ra sau khi nhà báo Lê Duy Phong, bị bắt tạm giam 4 tháng để điều tra về tội nhận hối lộ trong khi đang thực hiện loạt bài về cơ ngơi của những quan chức tỉnh Yên Bái.
Để tự do quá không có lợi thì người ta hạn chế, báo chí Việt Nam cũng đa phần người phản ảnh sự thật thì rất ít, còn muốn giữ chén cơm thì phải viết những chuyện không có hại cho nhà nước không có hại cho chính quyền.
– Bà Kim Hoa, dân oan miền Tây
Vẫn theo lời ông, được báo trong nước đăng tải lại, người làm báo cần tránh viết những tin liên quan đến tài sản hay hành vi tiêu cực của viên chức địa phương như bí thư hay chủ tịch vì đó là hành động nguy hiểm.
Sau vụ ông Lê Duy Phong, trưởng Ban Bạn Đọc Báo Giáo Dục Điển Tử, bị bắt và bị thu hồi thẻ nhà báo, dư luận trên mạng nói rằng nhà báo này không vòi cũng không nhận tiền hối lộ mà chính là bị ‘gài bẫy’ vì động chạm đến người có chức quyền.
Đến chiều 3 tháng Bảy, tại cuộc họp chính phủ với các địa phương, bộ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông, ông Trương Minh Tuấn, cho biết bộ đang quyết liệt chấn chỉnh công tác báo chí tại một số văn phòng thường trú, đại diện các cơ quan báo chí ở một số nơi như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, đồng thời đã phát hiện một số sai phạm và yêu cầu xử lý.
Theo bộ trưởng Trương Minh Tuấn, báo giới chí trong nước đang có hiện tượng như phóng viên cấu kết thành nhóm nhằm đánh phá doanh nghiệp, sáng đưa bài lên thì trưa mời đối tượng đi nhậu để nhận phong bao rồi chiều về gỡ bài xuống. Ông nói đây là hành vi đánh hội đồng từ phía báo chí.
Tránh bị bêu xấu
Bà Kim Hoa, dân oan miền Tây, cho rằng chẳng có viên chức nào dám bình luận về yêu cầu mà ông Nguyễn Xuân Phúc nêu ra với báo chí đâu. Với bà, đây chẳng qua là siết chặt thêm nữa hoạt động săn tin và đưa tin của phóng viên trong nước:
Để tự do quá không có lợi thì người ta hạn chế, báo chí Việt Nam cũng đa phần người phản ảnh sự thật thì rất ít, còn muốn giữ chén cơm thì phải viết những chuyện không có hại cho nhà nước không có hại cho chính quyền.
Đụng tới một người thì người kia sợ bể dàn ra, do đó cũng không phải người đó ra tay mà những người khác ra tay để chận đứng lại, để không cho phanh phui ra một cái chân rết từ trên xuống dưới, hàng ngang hàng dọc. Người ta nói tốt khoe xấu che, chuyện xấu đừng phăng ra cho thế giới biết.
Nhà báo tự do và cũng là nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Khắc Toàn ở Hà Nội, nói rằng ông không đồng ý với đề nghị khá là không rạch ròi của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhưng mặt khác cũng đừng quên Việt Nam có bao nhiêu báo ra công khai thì bấy nhiêu đó nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước:
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tạo ra vùng cấm cho các quan chức cộng sản cấp- cao mà báo chí trong nước không được phép phê phán tới. Tư duy của ông rất cũ và lỗi thời.
Thế nhưng mà nói đi thì cũng phải nói lại, hiện nay trong nước với số lượng trên 20.000 nhà báo trong hệ thống của báo chí quốc doanh thì cũng có vấn đề một số nhà báo lợi dụng bộ máy tham nhũng, lãng phí, xa xỉ cho nên có hiện tượng toa rập, vào hùa bắt tay với nhau, đưa lên mắt báo, đánh hội đồng một số doanh nghiệp, đặc biết các quan chức cộng sản đã mắc phải những sai phạm nghiêm trọng, có cả chuyện đó.
Nhưng cũng có hiện tượng nhiều nhà báo có lương tâm, trong sáng, thẳng thắn trước những tình trạng thối nát. Chính vì thế công luận mới thấy được những hiện tượng mà đảng cộng sản Việt Nam cũng không thể né tránh được mà cuối cùng đã phải kỷ luật dù mức độ làm nhân dân chưa hài lòng. Nhà nước cộng sản Việt Nam phải có sự rạch ròi để báo chí trong nước được tự do phản ánh những tiêu cực thì xã hội mới trong sách được.
Chuẩn mực báo chí!
Những lời tuyên bố hay chỉ thị của thủ tướng lẫn bộ trưởng Thông Tin- Truyền Thông Việt Nam đi ngược lại chuẩn mực phổ quát về báo chí, khẳng định của nhà báo Bùi Văn Bồng, nguyên trưởng đại diện Báo Quân Đội Nhân Dân khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long:
Cái chuẩn mực nhất đối với nhà báo là phản ảnh trung thực cái thực tế xảy ra, thậm chí lột tả hết nguyên nhân, hậu quả, tác hại của nó. Chuẩn mực nhất của báo chí vẫn là vấn đề trung thực, không thể nói xiên xẹo hay nói theo sự chỉ đạo nào đó.
– Nhà báo Bùi Văn Bồng
Nói như ông thủ tướng hay ông bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông về chuyện đánh hội đồng, là các nhà báo cấu kết với nhau thì cái đó không phải. Khi một vụ việc như thế thì nhiều báo vào cuộc và đưa tin lên, như thế là không thể dùng từ đánh hội đồng được. Bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông, ông Tuấn, lâu nay đã bị mạng nó chê là ăn nói không chuẩn mực và rất chủ quan. Nói điển hình là cái tầm, trình độ, nhận thức cũng như quan điểm chính trị xã hội của các vị đó rất kém.
Cái chuẩn mực nhất đối với nhà báo là phản ảnh trung thực cái thực tế xảy ra, thậm chí lột tả hết nguyên nhân, hậu quả, tác hại của nó. Chuẩn mực nhất của báo chí vẫn là vấn đề trung thực, không thể nói xiên xẹo hay nói theo sự chỉ đạo nào đó.
Từ Cộng Hòa Tiệp, ông Nguyễn Quốc Vũ, thành viên nhóm Văn Lang, một tổ chức có tiền thân là tờ báo chuyên cổ vũ dân chủ và tự do cho Việt Nam do các du học sinh người Việt chủ trương ở đây hơn hai thập niên trước, nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam luôn coi hệ thống báo chí là công cụ tuyên truyền cho đảng và nhà nước nên mới có những đề nghị hay nhận xét trái khoáy về truyền thông trong nước mình như thế:
Ngay cả báo chí họ cũng biết phải làm cái gì và những điểm nào nên tránh. Đôi lúc nhà nước muốn xả muốn mở một số đề tài cho báo chí đỡ bức xúc. Thí dụ như tham nhũng chẳng hạn, nhưng họ không nói rõ tới mức nào. Tôi cảm giác là nếu báo chỉ chỉ đánh tham nhũng tới cấp huyện thì chắc không ai nói gì, nhưng nếu cao hơn thì họ lại cấm vì sợ ảnh hưởng đến chế độ.
Thực ra có một điều không thể chối cãi là ở Việt Nam hiện nay, ông Nguyễn Quốc Vũ nói tiếp, một điều không thể phủ nhận là báo chí và phóng viên dù như bị kiểm soát nhưng vẫn có một vai trò quan trọng đáng kể
Phải nói là phóng viên mà có thể nhà báo là rất quan trọng nhưng tôi nghĩ những người chóp bu ở Việt Nam họ không hiểu vai trò của báo chí như cách mình hiểu ở đây, họ chỉ coi báo chí là công cụ tuyên truyền của họ mà thôi.
Chính vì vậy, đề nghị tăng cường quản lý nhà nước về báo chí mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra hay cảnh báo về trách nhiệm làm báo mà bộ trưởng Bộ Thông Tin- Truyền Thông Trương Minh Tuấn đề cập đến chẳng qua là phản ảnh sự quan ngại của nhà nước về một nền báo chí quá tự do thông thoáng hơn mà thôi, ông Nguyễn Quốc Vũ kết luận.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/gov-control-media-tt-07062017145029.html
Hàng loạt ngân hàng quốc tế đang dần rút khỏi Việt Nam
Cát Linh, RFA
Thời gian gần đây, khá nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đang hoạt động tại Việt Nam đồng loạt có động thái tháo vốn, bán lại cổ phần đang sở hữu tại một ngân hàng quốc nội nào đó.
Các chuyên gia ngân hàng, chuyên viên kinh tế nhận xét thế nào về hiện tượng đó?
Khó khăn kinh doanh ở Việt Nam
Đối với nhiều người, việc một số ngân hàng nước ngoài rút khỏi thị trường Việt Nam là một điều ngạc nhiên, nhưng với Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia ngân hàng ở Mỹ, lại khẳng định ông hoàn toàn không ngạc nhiên. Theo ông, vấn đề được cho là trở ngại lớn nhất của ngân hàng quốc tế khi hoạt động ở Việt Nam là “môi trường kinh doanh”, làm cho các ngân hàng nước ngoài bắt đầu có xu hướng xem xét lại việc đầu tư vào ngân hàng Việt Nam từ khoảng 7 năm trước, và thể hiện rõ rệt bắt đầu khoảng 5 năm trở lại đây.
“Nó hoàn toàn khác với môi trường kinh doanh ở các nước sở tại của họ. Với những luật lệ chồng chéo, rồi tinh thần kỷ luật của các doanh nghiệp có lẽ rất thấp. Và những khó khăn về tất cả các chính sách của chính phủ làm cho các ngân hàng nước ngoài không có cơ hội phát triển mặc dù tiềm lực của họ rất mạnh, mạnh về vốn, mạnh về quản lý, mạnh về sản phẩm.”
Một sự việc gần đây nhất, tháng 6 vừa qua, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đưa ra thông báo về việc xin ý kiến cổ đông thông qua đề xuất mua lại 19,41% cổ phần tương đương trên 172 triệu cổ phiếu Techcombank của Ngân hàng HSBC. Như vậy HSBC sẽ rút khỏi Techcombank sau 12 năm gắn bó.
Trường hợp thứ hai được báo chí trong nước dẫn chứng, Ngân hàng TMCP Quốc tế ( VIB ) công bố nhận chuyển giao toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) Chi nhánh TP. HCM. Toàn bộ cuộc chuyển giao dự kiến sẽ được hoàn tất trong quý III năm nay.
Với những luật lệ chồng chéo, rồi tinh thần kỷ luật của các doanh nghiệp có lẽ rất thấp
– Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu
Tờ báo Tri thức trẻ đăng tải trên trang điện tử bài viết ngày 6 tháng 7 nêu lên nguyên nhân khiến cho hàng loạt ngân hàng nước ngoài rút vốn khỏi Việt Nam là do một loạt các vấn đề như tỷ lệ nợ xấu lớn, quản trị rủi ro nhiều thiếu sót trong khi quản trị doanh nghiệp còn hạn chế, làm giảm tính hấp dẫn của các ngân hàng Việt.
Tuy nhiên, Tiến Sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng trong bài báo trên đã có quan điểm không đồng nhất với Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu. Theo ông Lực, hệ thống ngân hàng ở thời điểm hiện nay khá hơn vài năm trước. Thêm vào đó, ông cho rằng môi trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian gần đây có rất nhiều yếu tố tích cực, như cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh, tính bình quân tăng trưởng 15 -16%, hành lang pháp lý thông thoáng hơn…
Và ông cho rằng lý do các ngân hàng nước ngoài rút vốn về là để thay đổi chiến lược kinh doanh.
Có nhận xét tương đồng, chuyên viên kinh tế Huỳnh Bửu Sơn, từ Sài Gòn cho biết các ngân hàng nước ngoài rút khỏi Việt Nam là do muốn cấu trúc lại vốn.
“Có nhiều khi lúc này họ đặt chi nhánh tại Việt Nam. Còn sau đó do 1 số nhu cầu nào đó họ chuyển dịch sang 1 nước lân cận chẳng hạn, sau đó quay về làm 1 cấu trúc mang tính chất nội bộ chứ đây không phải là sự thoái vốn đồng loạt.
Trước đây, Standard Charter, ANZ, HSBC có góp vốn tại 1 số ngân hàng Việt Nam. Sau 1 thời gian, họ cảm thấy việc góp vốn không hiệu quả hoặc do 1 số yêu tố về tài chính nội bộ, họ yêu cầu chi nhánh đó phải thoái vốn, nghĩa là bán trở lại các cổ phiếu họ đã mua trước đây của các ngân hàng Việt Nam.”
Nợ xấu
Trong một bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, Tiến sĩ kinh tế, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng bày tỏ: Lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại của mình, Quốc Hội Việt Nam phải nhận lãnh một trách nhiệm liên đới mật thiết đến “sự tồn vong của đảng”: bắt buộc phải ban hành một nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Và con số mới nhất về nợ xấu ngân hàng được công bố: 600.000 tỷ đồng.
Đây cũng chính là yếu tố được tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu gọi là một trong ba tử huyệt mà các ngân hàng Việt Nam đang gặp phải.
“Tổng số nợ xấu lên đến 600 ngàn tỷ, thì đâu đó nó tương đương với vốn chủ sở hữu của toàn thể hệ thống ngân hàng là 677 ngàn tỷ. Đây là con số nợ xấu rất khổng lồ.”
Theo kinh nghiệm của ông chia sẻ, chỉ cần 50% nợ xấu trở thành thiệt hại thật sự, nó sẽ tiêu huỷ gần 1 nửa vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam, và đưa tỷ lệ an toàn vốn từ 12,6% (theo thống kê của (Ngân hàng nhà nước Việt Nam) xuống còn một nửa.
“Thật sự nếu tính tất cả tài sản xấu để có thể thẩm định tình hình sức khoẻ của các ngân hàng và định nghĩa vốn chủ sở hữu 1 cách xác đáng nhất thì tôi nghĩ rất nhiều ngân hàng Việt Nam hiện tại đang thiếu vốn.”
Thế nhưng, với chuyên viên kinh tế Huỳnh Bửu Sơn lại có quan điểm khá tích cực khi ông không cho rằng con số 600.000 tỷ đồng nợ xấu của ngân hàng Việt Nam là nguyên nhân dẫn đến việc rút lui của các ngân hàng quốc tế.
“Thứ nhất là nó không có quan hệ nhân quả. Không phải là 1 nước mắc nhiều nợ mà các ngân hàng không hoạt động ở đó. Đôi khi còn ngược lại nữa. Ví dụ như số nợ của Mỹ rất lớn nhưng các ngân hàng nước ngoài vẫn hoạt động tốt. Hơn nữa trách nhiệm thanh toán nợ của chính phủ Việt Nam. Khi điều kiện trả nợ khó khăn, tôi nghĩ chính phủ Việt Nam vẫn có thể thương lượng với những định chế tài chính tiền tệ thế giới để gia hạn, hoặc đối với chính phủ cho vay ODA thì sẽ có những gia hạn để giải quyết.”
Gia đình trị
Trong những nguyên nhân dẫn đến động thái thu hẹp hoạt động, rút vốn, hoặc rút lui khỏi thị trường Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh thêm ở phương cách quản trị ngân hàng, một vấn đề mà sau gần 20 năm quay về Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, ông kết luận là “rất thiếu sót và rất xa với thông lệ quốc tế”.
Cách đây khoảng gần 20 năm, khi nói đến các ngân hàng quốc tế hoạt động ở Việt Nam, người ta sẽ nói đến Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA), ANZ, HSBC, Bank of America, Standard Chartered… Nhắc lại thời điểm đó, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu gọi là “thời điểm vàng son của thị trường ngân hàng Việt Nam”.
Khi điều kiện trả nợ khó khăn, tôi nghĩ chính phủ Việt Nam vẫn có thể thương lượng với những định chế tài chính tiền tệ thế giới để gia hạn, hoặc đối với chính phủ cho vay ODA thì sẽ có những gia hạn để giải quyết.
– Chuyên viên kinh tế Huỳnh Bửu Sơn
“Lúc đó với số dân chúng trẻ trung và thị trường Việt Nam đầy tiềm năng, rất nhiều người chưa có tài khoản với ngân hàng. Cho nên các ngân hàng đến Việt Nam với sự hồ hởi và kỳ vọng rất lớn là họ sẽ khai thác được cái mà lúc đó chúng tôi gọi là ‘miền đất mới của các ngân hàng nước ngoài’.”
Tuy nhiên, ông cho biết đến giờ này thì họ chỉ chiếm vào khoảng đâu đó 10%, và các hoạt động của họ rất hạn chế, mặc dù các ngân hàng quốc tế có rất nhiều thuận lợi.
“Đó là những ngân hàng có vốn rất lớn, tại vì những ngân hàng, chi nhánh con của ngân hàng quốc tế, phần lớn là những ngân hàng rất tầm cỡ ở thị trường thế giới. Các sản phẩm của họ là sản phẩm tiên tiến. Và họ là những ngân hàng rất chuyên nghiệp ở cách quản lý, quản trị ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế. Lẽ ra họ phải có 1 vị thế rất tốt đẹp ở Việt Nam.”
Thế nhưng ngược lại, ông đã thấy càng ngày những ngân hàng ấy càng gặp phải nhiều khó khăn, về luật lệ, cũng như qui định luật pháp.
“Tại nhiều ngân hàng, nó vẫn mang tính gia đình trị, tức là một số thành viên của hội đồng quản trị có quyền nắm giữ và quyết định hầu như là tối hậu trong 1 ngân hàng. Bên cạnh đó thì vấn đề tuân thủ luật lệ ngân hàng, Việt Nam có lẽ còn rất nhiều cái cần phải cải tiến. Luật lệ đưa ra chẳng hạn như lãi suất có qui định thì có những ngân hàng tìm cách vượt trần hoặc vượt qui định. Tôi nghĩ rằng tính tuân thủ cần phải cải tiến rất nhiều.”
Với nhận xét chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng Việt Nam cần phải cải tiến từ vấn đề xếp hạng tín nhiệm cho đến thay đổi cơ cấu, giải quyết nợ, tăng vốn, quản trị doanh nghiệp… thì sẽ có cơ hội hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai.
Báo cáo LHQ:
Việt Nam chót bảng Đông Nam Á về an ninh mạng
Báo cáo Chỉ số An ninh Toàn cầu năm 2017 của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), thuộc Liên Hiệp Quốc, xếp hạng Việt Nam ở vị trí 101 trong số 195 quốc gia trên thế giới, đứng cuối bảng trong số các quốc gia Đông Nam Á về an ninh mạng.
Tiêu chí xếp hạng của ITU dựa trên cơ sở pháp lý, kỹ thuật và các thể chế kỹ thuật, khả năng nghiên cứu, đào tạo và hợp tác trong việc chia sẻ thông tin.
Việt Nam hiện có hơn một nửa trong số 92 triệu dân sử dụng mạng internet.
Những năm gần đây, Việt Nam luôn bị xếp vào danh sách các nước có nguy cơ cao về an ninh mạng.
Hãng an ninh mạng Kaspersky cho biết trong năm 2016, Việt Nam là quốc gia có số người gặp sự cố máy tính cao nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với tỷ lệ 68%. Trong khi đó, báo cáo của Microsoft cho thấy Việt Nam luôn nằm trong top 5 quốc gia trên thế giới bị mã độc tấn công dữ dội.
Những vụ tấn công vào hệ thống thông tin của các sân bay quốc tế như Nội Bài, Tân Sơn Nhất trong thời gian qua đã làm tăng thêm quan ngại về lỗ hổng an ninh mạng tại Việt Nam.
Trong báo cáo vừa được ITU công bố, Singapore đứng đầu về Chỉ số An ninh Toàn cầu năm 2017, trong khi các nước khác trong khu vực như Malaysia và Thái Lan đều lọt vào Top 20.
Các nước xếp vị trí tiếp theo trong số 10 nước có mức độ an ninh mạng cao là Mỹ, Malaysia, Oman, Estonia, Maurituis, Australia, Georgia, Pháp và Canada.
Trung Quốc đứng thứ 34 trong bảng xếp hạng.
Báo cáo của tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc nói chỉ có 38% các quốc gia trên toàn cầu có chiến lược an ninh mạng công khai, trong khi chỉ có khoảng 12% đang phát triển chiến lược về an toàn không gian mạng.
Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng an ninh mạng không chỉ là mối quan tâm của chính phủ, mà còn cần sự hợp tác của khu vực tư nhân và người sử dụng mạng.
(Theo ITU, China Daily, VnEpress)
Hơn 30 tổ chức
kêu gọi điều tra cái chết của Nguyễn Hữu Tấn
Ân xá Quốc tế và hơn 30 tổ chức khác vừa gửi thư ngỏ cho Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm, kêu gọi Việt Nam tiến hành một cuộc điều tra “độc lập, không tư vị và hiệu quả” về cái chết gây nhiều nghi vấn của ông Nguyễn Hữu Tấn, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, tại trại tạm giam công an Vĩnh Long hồi đầu tháng 5.
Trong thư, các tổ chức kêu gọi Việt Nam chấm dứt đe dọa và sách nhiễu đối với gia đình ông Tấn.
Ông Nguyễn Hữu Tấn bị công an bắt vào ngày 2/5 với cáo buộc “phát tán tài liệu chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam”, vi phạm Điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Ngày hôm sau, công an báo cho gia đình biết ông Tấn đã dùng dao cắt cổ tự sát.
Gia đình nói họ không tin ông Tấn tự tử, mặc dù chính quyền tỉnh Vĩnh Long đã chiếu cho gia đình xem hai đoạn video, trong đó có một người đàn ông cầm dao tự cắt cổ và chính quyền nói đó là Nguyễn Hữu Tấn.
Tuy nhiên, thư ngỏ của các tổ chức quốc tế dẫn lời ông Nguyễn Hữu Quang, cha của Nguyễn Hữu Tấn, cho biết trong video đầu tiên, người đàn ông cầm dao bằng tay trái tự cắt cổ mình, trong khi Nguyễn Hữu Tấn là người thuận tay phải. Còn người đàn ông tự cắt cổ trong đoạn video thứ hai mà công an chiếu cho gia đình xem lại có động tác khác với người đàn ông trước. Vì vậy, ông nghi ngờ cả hai video đều được ngụy tạo.
Ông Nguyễn Hữu Quang bày tỏ hoài nghi rằng con trai ông có thể đã bị tra tấn và giết chết. Vì sau khi trông thấy những vết thương trên thi thể con, ông Quang cho là khó có khả năng nạn nhân tự gây ra những vết thương này.
Theo thư ngỏ, gia đình ông Tấn đã yêu cầu đưa thi thể ông về nhà để tiến hành khám nghiệm tử thi độc lập, nhưng công an đã giữ thi thể trong nhiều giờ trước khi trả. Khi trả lại, họ đã lau sạch vết máu trên xác ông Tấn và may lại vết đứt trên cổ họng nạn nhân. Ngoài ra, công an cũng phá hủy và tịch thu điện thoại của thân nhân ông Tấn sau khi họ chụp ảnh tử thi.
Tại buổi điều trần ở Hạ viện Hoa Kỳ, thân nhân ông Nguyễn Hữu Tấn cho biết gia đình đã phải sống trong sự sợ hãi và hoảng loạn sau cái chết của ông.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Phượng, chị ông Tấn, nói công an liên tục gây áp lực và đe dọa gia đình. Theo lời bà Phượng, chính quyền còn dọa sẽ bắt giam anh và em trai ông Tấn.
Trả lời VOA tối 6/7, bà Phượng cho biết ngôi nhà của gia đình ông Tấn đang bị theo dõi bằng nhiều camera gắn ở các nhà hàng xóm xung quanh và rất khó liên lạc bằng điện thoại.
“Họ cài đặt tùm lum, cô lập nhà em. Camera giờ họ đặt đầy nhà, ngang cửa, qua cửa tùm lum, cả chục máy”.
Cùng ký tên trong thư ngỏ có Ủy ban Cứu người Vượt biển, Ủy ban Luật gia Quốc tế, Nhân quyền Không biên giới Quốc tế, Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Á châu và nhiều tổ chức tôn giáo, xã hội dân sự khác.
Giám đốc điều hành của tổ chức Công giáo Đoàn kết Toàn cầu (CSW), Mervyn Thomas, trong bài viết đăng trên trang web của tổ chức, nhận định: “Đây là một trường hợp gây sốc và bi thảm” và “Việc quấy rối các thành viên trong gia đình là phi lý, bất hợp pháp và vô nhân đạo”.
Theo thống kê chính thức của Bộ Công an công bố vào tháng 3/2015, chỉ trong khoảng thời gian 3 năm, từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2014, đã xảy ra 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ hay trại tạm giam trên toàn quốc Việt Nam. Bộ Công an lý giải nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tử vong này là do “bệnh lý” và do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam “tự sát”.