Tin Việt Nam – 03/07/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 03/07/2017

Formosa: Người dân ‘chưa nhận đủ bồi thường’

Theo truyền thông Việt Nam, tại buổi cuộc họp Ban chỉ đạo giải quyết bồi thường cho người dân sau sự cố Formosa hôm 24/4, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã đề nghị bồi thường cho người dân vào trước 30/6.

Tuy số tiền bồi thường này để đền bù cho người dân từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2016, nhưng đến giữa năm nay, nhiều người dân nói họ vẫn chưa nhận đủ hoặc chưa nhận được một đồng bồi thường nào.

Hà Tĩnh ‘vẫn chưa nhận thêm một đồng nào’

Theo một số người dân, Hà Tĩnh, tính tới trước ngày 30/4, đã nhận được một đợt tiền bồi thường, nhưng hầu hết chỉ là một phần bồi thường cho mặt hàng hải sản tươi.

VN ‘cẩn trọng’ khi yêu cầu ngưng khai thác hải sản tầng đáy

Trả tiền bồi thường ‘cá nhiễm độc’ ở Lộc Hà

Formosa: thêm một quan chức bị kỷ luật

Nổ lớn tại Formosa ngay sau 24 giờ vận hành thử

Còn đối với các loại mặt hàng khô như cá khô, mực khô, tôm khô… được quy định là sẽ bồi thường 100% thì số tiền vẫn chưa đến tay người dân.

Ông Lê Viết Huy, chủ cơ sở đông lạnh Huy Lộc cho biết các loại mặt hàng khô vẫn chưa nhận được một đồng nào.

Ông Huy nói các chủ cơ sở đã bốn lần lên Hà Nội vào tháng 11/2016, tháng 1/2017, tháng 2/2017 và gần đây nhất là 18/5 để nộp đơn yêu cầu các Bộ hỗ trợ giải quyết.

Ông cho biết đã gửi đơn đến năm bộ và thanh tra chính phủ, nhưng chỉ nhận được một phản hồi của thanh tra chính phủ là “đã gửi đơn về tỉnh, yêu cầu tỉnh xem xét giải quyết.”

Hiện trong khu vực huyện Lộc Hà, có tới hàng trăm tấn sứa lưu trữ trong thùng hơn một năm qua “đã bốc mùi hôi thối không thể chịu nổi nhưng ngay cả việc đơn giản như chỉ đạo, hướng dẫn nơi chôn hay đổ sứa, tỉnh cũng chưa có hướng giải quyết cho người dân,” ông Huy phàn nàn.

Bà Trần Thị Loan, chủ cơ sở Cường Loan, cho biết BBC biết, về các mặt hàng tươi, bà đã nhận được một phần của khoản bồi thường hôm 29/4, nhưng khoản còn lại nhà nước xin khất lúc đó đến giờ vẫn chưa trả.

Còn mặt hàng khô, cũng như các chủ cơ sở khác, bà nói bà chưa nhận được một đồng nào.

“Họ cứ nói là 30/6 sẽ giải quyết mà giờ 3/7 rồi mà vẫn chưa có gì hết cả,” bà Loan nói.

BBC đã tìm cách liên hệ chủ tịch tỉnh, phó chủ tịch và chánh văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhưng không ai nhấc máy.

Quảng Bình: Người dân biểu tình đòi bồi thường

Hôm 3/7, nhiều người dân đã kéo đến trụ sở uỷ ban xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, để yêu cầu chủ tịch tỉnh giải trình về vấn đề bồi thường cho người dân.

Anh Chu Thiện Lượng, người giúp đỡ người dân kê khai hồ sơ đòi bồi thường hơn một năm qua cho biết, cả xã mấy trăm hộ bị ảnh hưởng, cũng yêu cầu bồi thường thì chỉ mới có bốn hộ nhận được bồi thường.

“Việc làm của các cấp các ngành chưa đúng… Chúng tôi đề nghị cấp trên trả biển trả sông. Con người sống không có sông có biển không thể tồn tại được,” một người phụ nữ phát biểu tại buổi giải trình tại UBND xã Quảng Minh được quay trực tiếp từ Facebook Thanh Niên Công Giáo.

Trao đổi với BBC, chủ tịch xã Quảng Minh Nguyễn Văn Bình xác nhận “chưa giải quyết xong chuyện bồi thường, mới giải quyết được cho bốn hộ” và “sẽ trả lời khi có thêm thông tin.”

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40479605

 

Chính phủ VN ‘trả nợ’ cho Đạm Ninh Bình?

Một chuyên gia kinh tế nói trong việc nhà máy Đạm Ninh Bình lỗ lũy kế 3.058 tỷ đồng, Chính phủ Việt Nam bảo lãnh khoản vay từ Trung Quốc nên phải có “trách nhiệm cuối cùng về thanh toán nợ”.

Truyền thông Việt Nam cho hay nhà máy Đạm Ninh Bình lỗ lũy kế 3.058 tỷ đồng, xin ngân hàng Eximbank Trung Quốc chậm trả nợ và nơi này cho biết “người chịu trách nhiệm trả nợ không phải là doanh nghiệp mà là Chính phủ Việt Nam”.

Dự án Đạm Ninh Bình do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) làm chủ đầu tư, có công suất 560.000 tấn/năm, vốn đầu tư khoảng 667 triệu USD, tương đương 12.000 tỷ đồng, nằm tại tỉnh Ninh Bình, theo VnEconomy.

Trong dự án này, Eximbank Trung Quốc cho vay Vinachem 250 triệu USD, với lãi suất ưu đãi 4%/năm, cố định trong vòng 15 năm, với điều kiện phải ký hợp đồng với nhà thầu HQC của Trung Quốc.

VnEconomy tường thuật, Bộ Tài chính Việt Nam yêu cầu: “Vinachem tập trung mọi nguồn lực của tập đoàn để ưu tiên trả nợ cho khoản vay nước ngoài của dự án Đạm Ninh Bình, trả nợ đầy đủ ngay từ kỳ ngày 21/7/2017, để không làm ảnh hưởng tới uy tín của chính phủ”.

Việt Nam: Khởi tố vụ án nhà máy xơ sợi Đình Vũ

Lại thêm quan chức ‘đi nước ngoài chữa bệnh’

Nợ công Việt Nam: ‘Vẫn loay hoay đổ lỗi’

Hôm 3/7, trả lời BBC từ Đại học Strasbourg, Pháp, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú cho hay: “Đạm Ninh Bình là dự án do một doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100%. Các khoản nợ vay, nhất là đối với Eximbank Trung Quốc là do Chính phủ Việt Nam bảo lãnh, do đó trách nhiệm cuối cùng về thanh toán nợ là của chính phủ.”

“Chính vì vậy mà Chính phủ đã có yêu cầu Vinachem cố gắng trả nợ đúng hạn, để không ảnh hưởng đến uy tín của chính phủ.”

“Tuy nhiên, đây là cách nói tu từ, vì cuối cùng Chính phủ Việt Nam sẽ tìm mọi cách để trả nợ đúng hạn cho Trung Quốc, dù đang ở trong bối cảnh nợ công, nợ xấu rất cao.”

‘Vấn đề chung’

“Theo như tôi biết, việc Đạm Ninh Bình thua lỗ có yếu tố khách quan từ thị trường (giá vật liệu tăng…), nhưng cũng có yếu tố do nhà máy không hoạt động đúng công suất và không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật thiết kế.”

“Phần này liên quan đến công ty HQC, tổng thầu xây dựng nhà máy.”

“Tuy nhiên, không biết là Đạm Ninh Bình và Vinachem có yêu cầu bồi thường gì trong hợp đồng hay không.”

Cần phải minh bạch là nợ công của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu, trong đó có tính đến nợ của các doanh nghiệp nhà nước do chính phủ bảo lãnh hay chưa? Nợ công đã vượt trần quy định (65% GDP) rất xa.”Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú

Chuyên gia nói thêm: “Việc Đạm Ninh Bình thua lỗ cho thấy vấn đề chung của các doanh nghiệp nhà nước: lập dự án, vay vốn nước ngoài, dự án xây dưng nhà máy hoàn thành nhưng không đúng yêu cầu, hoạt động thua lỗ và cuối cùng là xin nhà nước can thiệp để giảm lỗ (can thiệp về vốn hoặc thuế). Nhưng cuối cùng thì cũng sẽ làm ảnh hưởng lên ngân sách nhà nước và nợ công, nhất là nợ nước ngoài.”

“Việc Eximbank Trung Quốc nói nợ của Đạm Ninh Bình là do Chính phủ Việt Nam bảo lãnh giống như vụ 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ, trong đó có Tập đoàn dầu khí.”

“Hơn nữa, đến nay cách tính nợ công của Việt Nam vẫn chưa rõ ràng.”

“Trong nợ công, phải tính đến các khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước, mà cuối cùng là do chính phủ bảo lãnh.”

“Như vậy cần phải minh bạch là nợ công của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu, trong đó có tính đến nợ của các doanh nghiệp nhà nước do chính phủ bảo lãnh hay chưa?”

“Theo tôi tìm hiểu, nợ công đã vượt trần quy định (65% GDP) rất xa.”

“Việc để nợ công quá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế, có nguy cơ vỡ nợ.”

“Các khoản nợ nước ngoài này nếu cộng dồn lại đều là những nghìn tỷ đồng và đều do Chính phủ Việt Nam bảo lãnh hết.”

Trong một diễn biến khác, tờ Nikkei Asian Review cho hay trước mức trần nợ công, chính phủ Việt Nam đang phải vật lộn để hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho các dự án hạ tầng, tìm kiếm các nhà tài chính sẵn sàng rót vốn cho khu vực tư nhân.

Việc để nợ công quá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế, có nguy cơ vỡ nợTiến sĩ Nguyễn Văn Phú

“Chính phủ Việt Nam có những kỳ vọng cao đối với đầu tư của Nhật. Tuy nhiên, nhiều công ty Nhật không tỏ vẻ mặn mà, đưa ra một số yêu cầu cho chính phủ và doanh nghiệp nhà nước sở hữu. Cải cách là yêu cầu bắt buộc đối với Việt Nam để thu hút các khoản tiền cần thiết,” tờ báo viết.

“Cán cân nợ công của Việt Nam đã ở mức 64,7% GDP vào cuối năm 2016, cao nhất khu vực Đông Nam Á, tương đương với Lào, và sát ngưỡng 65% mà chính phủ tự áp mức trần.”

http://www.bbc.com/vietnamese/business-40440650

 

Kỷ luật Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa

Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm và xem xét kỷ luật bà Hồ Thị Kim Thoa, Uỷ viên cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công thương.

Quyết định này được đưa ra tại kỳ họp thứ 15 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương diễn ra tại Hà Nội, từ ngày 27 đến 30 tháng 6, do ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì.

Trong kỳ họp, những dấu hiệu vi phạm của bà Hồ Thị Kim Thoa được nêu ra từ thời gian giữ các chức vụ Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công ty Điện Quang, Chủ tịch Hội đồng Quảng trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Điện Quang (từ tháng 1/2004 – 5/2010).

Tin từ trong nước cho biết những vi phạm của bà Thoa được liệt kê như vi phạm trình tự cổ phần hoá doanh nghiệp, không báo cáo cho Bộ Công thương, thực hiện không đúng quyết định của nhà nước về quản lý đất đai, kê khai tài sản thu nhập không đúng…

Những vi phạm này được cho là nghiêm trọng, phải xem xét thi hành kỷ luật.

Cũng trong kỳ họp thứ 15 này, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cũng đề nghị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai.

Lý do được nêu ra bà Phan Thị Mỹ Thanh có các vi phạm, khuyết điểm trong thời gian giữ cương vị Uỷ viên Thường vụ tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Ủ ban Nhân dân tỉnh.

Theo báo Thanh tra, bà Phan Thị Mỹ Thanh đã có những hành vi ký các văn bản không thuộc lĩnh vực phụ trách, vi phạm quy chế làm việc của Ủy ban Nhân dân tỉnh, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/deputy-minister-of-commerce-ho-thi-kim-thoa-be-punished-07032017090908.html

 

Quân đội VN làm được gì nếu bị tấn công?

Một nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Ngô Thương Tô (Shang-su Wu), mới đây viết bài trên trang The Diplomat về “những điểm yếu của quân đội Việt Nam” (The Weak Points in Vietnam’s Military).

Ông viết rằng “bất chấp những đầu tư quốc phòng lớn, một số điểm thiếu đầu tư của quân đội Việt Nam dễ bị tổn thương nếu Trung Quốc tấn công“.

Ông nêu ra ba điểm yếu kém nhất của Quân đội Việt Nam là thiết giáp, pháo binh và dò mìn.

BBC phỏng vấn Tiến sĩ Ngô về chủ đề tranh cãi này.

BBC: Vì sao ông nghĩ các chiến đấu cơ, tàu ngầm và tàu khu trục nhỏ của Việt Nam không hề kém hơn so với của Trung Quốc?

Chiến đấu cơ Su-30MK2 thế hệ thứ tư tương đương với loại J-11, Su-30MKK và J-10 của Trung Quốc, còn cả hai nước đầu cho tàu ngầm Nga trong dự án 636. Một số tàu ngầm Trung Quốc, như type-039m được cho là có công nghệ giống như loại thuộc dự án 636. Tàu khu trục nhỏ của Việt Nam loại Gepard 3.9 không hề kém hơn type-54 của Trung Quốc. Còn tất nhiên, về con số thì lại là chuyện khác.

Cuộc chiến 1979: Góc nhìn của Trung Quốc

Trung tá quân đội VN ‘nhận 8,2 tỷ để chạy việc’

TQ tránh nhắc tới ‘chiến tranh ở Biển Đông’

Cách ứng xử nào cho Biển Đông?

5 điều cần biết về đảo Tri Tôn

BBC: Nhưng ông vẫn cho rằng khả năng phòng thủ của Việt Nam, như trong công tác rà mìn, là điểm yếu dễ bị Trung Quốc khai thác?

Tàu rà mìn và ngư lôi của Việt Nam chủ yếu là tàu ven bờ hoặc cho các vùng nước khác nên chúng không loạt động lâu và công nghệ chống mìn là từ thời Chiến tranh Lạnh.

Còn về thiết giáp, nếu Trung Quốc tôn trọng biên giới trên bộ thì đây không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhưng nếu có xung đột trên bộ thì điểm yếu kém của Việt Nam sẽ lộ rõ.

So với các nước khác trong khu vực, pháo binh của Việt Nam không kém hơn nhưng vẫn yếu hơn so với Trung Quốc về độ cơ động, về khả năng tự phòng thủ và tầm tác xạ. Các loại pháo tự hành 2S1, 2S3, M-107 của Việt Nam, hệ thống hỏa tiễn bắn liên hoàn BM-21, BM-24 thì có tính cơ động cao nhưng tầm bắn chỉ bằng một nửa cho đến 2/3 của pháo tự hành của Trung Quốc.

Các loại pháo lớn có xe kéo như 105mm, 122mm, 152mm hay 155mm, thì yếu cả về tầm tác xạ lẫn tính cơ động.

Trong những năm qua, quân đội Việt Nam đã sáng tạo bằng cách đem xe Ural 375D chở pháo M-101 loại 105mm để tạo thành một hệ thống pháo di động. Nhờ thế, tính cơ động tăng lên nhưng tầm bắn và tính tự bảo vệ vẫn kém.

BBC:Trong vài năm qua, Không quân Việt Nam đã mất một số chiến đấu cơ và trực thăng, có vẻ như là vì lý do kỹ thuật hoặc thời tiết, điều này có phải là chỉ đấu rằng không quân nước này gặp vấn đề nghiêm trọng hay không?

Tôi không thể nói về lý do của các vụ tai nạn, nhưng một số máy bay của Việt Nam, như MiG-21, Su-22, máy bay vận tải An-26, Mi-8, trực thăng UH-1, đã được đem vào sử dụng hơn 30 hay 40 năm. Vì thế, chúng đã quá cũ và tạo ra thách thức nghiêm trọng, chẳng hạn như các loại phi cơ cánh cứng đều không còn dây chuyền sản xuất.

Mặt khác, thay toàn bộ thì lại vô cùng tốn kém, còn công tác nâng cấp chỉ giúp cho tình hình cải thiện trong ngắn hạn mà thôi.

BBC: Việt Nam đã tăng cường giao lưu hải quân với các đối tác như Mỹ, Nhật. Nếu xảy ra xung đột, liệu các đối tác sẽ giúp Việt Nam không?

Ngoại giao hải quân không thể coi là chuyện có đồng minh. Vì chẳng có trách nhiệm về pháp lý gì để các đối tác đó phải giúp Việt Nam một khi có chiến tranh. Nhưng hơn nữa thì nếu chính sách chủ đạo của Việt Nam vẫn là không có đồng minh quân sự thì việc lập liên minh sẽ không thể xảy ra.

Tuy thế, các giao lưu này có thể tạo ra một sự bất an nào đó cho Bắc Kinh và tính bất an đó có thể giúp cho tính phòng ngừa.

Đàm phán biên giới Việt-Trung 1974-1978

VN: Nỗ lực cân bằng với Trung Quốc và Mỹ

BBC: Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những hoạt động phát huy vai trò của ngư dân trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo, theo khẩu hiệu “bám biển, bảo vệ chủ quyền”. Ông đánh giá thế nào?

Dùng tàu thuyền mà chính thức là ‘dân sự’ gợi ý rằng cả Hà Nội và Bắc Kinh coi các vùng biển tranh chấp này là lãnh hải của họ. Vì thế, tàu thuyền chính thức là dân sự sẽ đóng vai trò thực thi pháp luật trong vùng biển của họ chứ không phải là đang xâm lăng vùng của bên khác.

Ngoài ra, làm thế người ta cũng tránh được việc dùng tàu hải quân để không gây ra rủi ro có tai nạn là nổ súng vào nhau. Philippines cũng thường gửi tàu tuần tra duyên hải thay cho tàu hải quân ra biển, theo lý lẽ tương tự.

Tại Đông Bắc Á, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cũng làm như vậy, nhưng tàu tuần tra của họ có năng lực cao hơn.TS Ngô Thương Tô

Tại Đông Bắc Á, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cũng làm như vậy, nhưng tàu tuần tra của họ có năng lực cao hơn.

Nếu các tàu dân sự các bạn nói đến là tàu cá, thì chỉ có Việt Nam và Trung Quốc dùng cách này vì họ có các đơn vị dân quân mạnh trong ngư dân.

Dù vậy, dùng tàu thuyền dân sự lại không giúp gì cho các tuyên bố chủ quyền vì chúng không có uy tín gì về pháp lý. Nó có thể có ý nghĩa trong việc diễn tập một dạng như tổng động viên hoặc để có cách che chắn tốt hơn thôi.

BBC:Để hiện đại hóa quốc phòng, ông có nghĩ Việt Nam sẽ nhờ đến Mỹ nhiều hơn là Nga?

Vũ khí của cả Nga và Hoa Kỳ đều có các ưu thế riêng. Một số hệ thống vũ khí của Hoa Kỳ có thể là hiện đại hơn của Nga ít ra là đã được thử trong chiến tranh thực. Nhưng với quân đội Việt Nam, dùng các hệ thống của Mỹ sẽ tạo ra thách thức lớn về huấn luyện và hậu cần.

Các loại vũ khí của Mỹ cũng đắt hơn so với Nga. Mặt khác, những điểm yếu kém hơn của vũ khí Mỹ lại là ưu điểm của vũ khí Nga. Căn cứ vào các dự án mua sắm vũ khí những năm qua thì hàng của Israel, Ấn Độ, châu Âu, và cả của Nhật Bản đều có thể là các phương án cho Việt Nam.

Tiến sĩ Ngô Thương Tô (Shang-su Wu) lấy bằng tiến sĩ tại ĐH New South Wales, Australia, và hiện đang làm nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40449094

 

Hà Nội sẽ công bố kết luận thanh tra đất Đồng Tâm

Hà Nội sẽ công bố kết quả thanh tra đất Đồng Tâm trong khoảng 20 ngày nữa.

Ông Nguyễn An Huy, Phó Thanh tra thành phố Hà Nội, Trưởng đoàn Thanh tra đất tại xã Đồng Tâm, nói với báo chí bên lề cuộc họp Hội Đồng Nhân dân thành phố Hà Nội vào sáng thứ Hai ngày 3 tháng Bảy.

Ông Nguyễn An Huy nói chưa rõ thời điểm chính xác để công bố nhưng mọi việc được cố gắng thực hiện theo đúng luật. Vẫn theo lời ông, qui định của luật thì có 45 ngày để thanh tra, 15 ngày viết dự thảo báo cáo, 15 ngày nữa để ra quyết định thanh tra. Với câu hỏi liệu đoàn thanh tra có về Đồng Tâm trong ngày công bố kết luận không, ông Nguyễn An Huy nói điều này đang được cân nhắc.

Vụ tranh chấp đất đai Đồng Tâm lên đến đỉnh điểm vào hồi trung tuần tháng Tư, khi người dân tiến hành bắt giữ 38 cán bộ và cảnh sát  cơ động làm con tin, sau khi một vài dân làng bị bắt khi được mời đi giải quyết vụ việc.

Để giải cứu số con tin bị bắt, đích thân Chủ tịch thành phố Hà Nội là ông Nguyễn Đức Chung phải về tận địa phương đối thoại theo như yêu cầu của người dân.

Khi đó, ông Nguyễn Đức Chung viết bản cam kết không truy tố hình sự người dân Đồng Tâm. Tuy nhiên vừa qua Cơ quan Điều tra, Công an thành phố Hà Nội ra quyết định khởi tố hai vụ án ‘bắt giữ người trái pháp luật’ và ‘hủy hoại tài sản’ đối với vụ việc Đồng Tâm.

Quyết định đó khiến dư luận xôn xao với lý do phía cơ quan chức năng, chính quyền không giữ lời cam kết. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau đó lại lên tiếng nói sẽ xử cán bộ sai phạm trước, rồi tiếp đến là truy tố người dân bị cho có vi phạm.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hanoi-to-announce-results-of-dong-tam-probe-07032017093726.html

 

Vì sao quyền im lặng

không được sử dụng tại các phiên tòa chính trị?

Cát Linh, phóng viên RFA

Vì sao quyền im lặng không được sử dụng tại các phiên tòa chính trị?

Vừa qua, từ một phiên tòa mà bị cáo là một nhân vật có tiếng trong ngành giải trí Việt Nam, dư luận bàn tán khá nhiều về “quyền im lặng của bị can, bị cáo”, một điều luật chính thức có hiệu lực trong Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 từ ngày 1 tháng 7 năm 2016.

Cũng cùng thời điểm đó có phiên tòa chính trị xử blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh diễn ra nhanh chóng với bản án 10 năm tù. Từ đó, một vấn đề được đặt ra, “quyền im lặng” được thực hiện như thế nào trong các phiên tòa khác nhau, đặc biệt đối với các phiên tòa chính trị?

Tồn tại gián tiếp

Theo cách phân tích của luật sư, cũng là cựu tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân, quyền im lặng vốn đã từng có trong luật tố tụng cũ, nhưng ở một vị trí ông gọi là ‘tiềm ẩn”.

“Nó không nêu ra một cách cụ thể nhưng luật tố tụng cũ nói như thế này: đương sự có quyền nhưng không buộc nói về hành vi phạm tội của mình. Tức là trong đó có bao gồm cả quyền im lặng, mình được quyền nói về nó nhưng không buộc phải nói. Trong luật mới, họ đưa ra 1 cái cho dễ hiểu và đơn giản hơn, người ta dùng từ là ‘có quyền im lặng’”

Nó không nêu ra một cách cụ thể nhưng luật tố tụng cũ nói như thế này: đương sự có quyền nhưng không buộc nói về hành vi phạm tội của mình. Tức là trong đó có bao gồm cả quyền im lặng, mình được quyền nói về nó nhưng không buộc phải nói.

-LS Lê Quốc Quân

Cụ thể, khoản 3 Điều 309 cho phép tại phiên tòa, trong giai đoạn xét hỏi nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án.

Nhớ lại thời điểm khi “quyền im lặng” theo pháp luật Việt Nam chính thức được thực hiện vào 1 tháng 7 năm 2016, dư luận và cộng đồng mạng xã hội từng đưa ra những ý kiến tích cực, trong đó có cả sự hy vọng về các trường hợp bị giam giữ, hoặc các phiên tòa liên quan đến các nhà hoạt động dân chủ, bất đồng chính kiến, có thể áp dụng quyền hạn này.

Thế nhưng, từ đó đến nay, rất nhiều những bản án được tuyên, mà bị cáo trong phiên tòa đó phần lớn bị cáo buộc tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 Bộ luật hình sự Việt Nam, hoặc “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, quy định tại điều 88, bộ luật Hình sự… hoàn toàn không thể thực hiện “quyền im lặng” đã qui định trong pháp luật.

Vì không muốn im lặng!

Trả lời câu hỏi này, từ Phú Yên, luật sư Võ An Đôn, người từng bào chữa cho nhiều vụ án dân oan, và gần đây nhất, thân chủ của ông là blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với bút danh Mẹ Nấm, cho biết.

“Các phiên tòa đều có quyền sử dụng quyền im lặng của mình, nghĩa là người ta không trả lời hội đồng xét xử, có quyền từ chối, nhưng các phiên tòa chính trị thì không bao giờ có trường hợp đó, vì người ta có 1 quan điểm trái ngược với chính quyền, người ta muốn trình bày. Bởi vì chính quyền kết án họ, thì họ phải nói ra chứ không ai im lặng.”

Theo luật sư Võ An Đôn, chính vì cáo trạng của người bị cáo buộc phạm tội theo điều 258, hoặc điều 88 bị đưa ra từ quan điểm trái ngược của họ đối với nhà nước, cho nên họ phải trình bày nguyên nhân vì sao. Có những lúc, chính họ là luật sư cho chính mình.

“Người bị kết án trình bày hết tâm tư của họ. Họ nói rất hay, rất ý nghĩa, nhưng không ai được nghe, bên ngoài thì không ai được vào.

Khi xử những vụ án chính trị thì không cho ai lạ vào, ngoài luật sư, hội đồng xét xử, với lực lượng an ninh. Không cho đem máy móc gì vào vì sợ ghi âm những nội dung đó mang ra ngoài thì rất nguy hiểm.”

Càng im lặng, càng dễ tuyên án

Khi “quyền im lặng” đã được luật định và trở thành quyền của bất kỳ một bị can bị cáo nào, thì việc sử dụng quyền im lặng có được xem là quyền lợi hoặc một vũ khí nhằm bảo vệ họ trước tòa án hay không? Câu trả lời của luật sư Lê Quốc Quân là “không”, vì theo ông, khi không nói, việc tuyên án càng dễ dàng hơn.

“Im lặng thì dễ làm cho tòa và viện kiểm sát coi đó là cái đúng đắn, từ xưa giờ vẫn vậy. Nó chưa bao giờ được coi là một chế định tranh tụng trong tòa án ở Việt Nam.”

Tranh tụng, theo luật sư Lê Quốc Quân giải thích, là hai bên đáp đi đáp lại. hoặc trong trường hợp im lặng thì bị can bị cáo phải làm sao đó để tòa án hiểu đúng sự việc. Nhưng, cũng theo ông, ở Việt Nam, cáo buộc của Viện kiểm sát gần như là cáo buộc chính thống và tòa án sẽ dựa vào đó để tuyên án, đặc biệt là với những vụ án chính trị.

“Nếu im lặng như thế thì đối với những vụ án chính trị, họ càng tuyên nặng hơn, và mọi người càng cảm thấy những cáo buộc của Viện kiểm sát là hợp lý, là đúng đắn.”

Cũng bày tỏ sự đồng thuận với ý kiến này, luật sư Võ An Đôn còn nói thêm không phải chỉ riêng đối với những vụ án chính trị, mà ngay cả những vụ án dân sự cũng không ngoại lệ.

“Im lặng không nói gì, người ta càng kết án mạnh hơn vì người ta nói thay đổi chứng cứ.”

Tùy phiên tòa, thẩm phán và Viện kiểm sát

Cô ấy (Phương Nga) sử dụng quyền im lặng là im lặng với Viện kiểm sát, tức cô không thèm nói, vì tôi không tin, ông nói gì nói, tôi không trả lời, ông hỏi gì hỏi tôi không trả lời vì tôi không tin. Còn lại cô vẫn trả lời tòa, trả lời luật sư để chứng minh sự vô tội của cô.

-LS Lê Quốc Quân

“Quyền im lặng” mặc dù được qui định trong pháp luật, nhưng quyền đó có được bị cáo sử dụng triệt để và hiệu quả hay không, còn tuỳ thuộc vào Viện kiểm sát, thẩm phán và đặc biệt là thể loại của phiên tòa, đó là nhận định của luật sư Lê Quốc Quân.

Nhắc đến hai phiên tòa cùng diễn ra ngày 29 tháng 6, đó là phiên tòa xử blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và phiên tòa của cô hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, với hai kết quả bản án hoàn toàn khác nhau, luật sư Lê Quốc Quân muốn minh chứng cho điều vừa nói.

“Cô ấy (Phương Nga) sử dụng quyền im lặng là im lặng với Viện kiểm sát, tức cô không thèm nói, vì tôi không tin, ông nói gì nói, tôi không trả lời, ông hỏi gì hỏi tôi không trả lời vì tôi không tin. Còn lại cô vẫn trả lời tòa, trả lời luật sư để chứng minh sự vô tội của cô.

Thế còn những vụ chính trị 258, 88, 79 như Mẹ Nấm thì bản thân luật sư nêu ra nhưng Viện kiểm sát không tranh luận. Luật sư Luân đưa ra 5 điểm chứng minh rằng Viện kiểm sát đã sai, truy tố không đúng, nhưng Viện kiểm sát chỉ đứng dậy nói chúng tôi không tranh luận với luật sư, chúng tôi giữ nguyên quan điểm của mình. Cũng giống như vụ án của tôi.”

Qua phiên tòa của blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, qua ý kiến của các luật sư, có thể thấy được quyền im lặng tuy hiện hữu trong luật pháp Việt Nam, thế nhưng tác dụng của quyền ấy dường như vẫn còn rất xa trong qui trình tố tụng của Việt Nam. Thêm vào đó, để nhìn và đánh giá vấn đề theo góc độ chuyên môn, luật sư, cựu tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân cho rằng vẻ đẹp của tranh tụng ở tại tòa án là hai bên đi kiếm tìm công lý, để tranh luận một vấn đề và để đi tìm sự thật của vụ án thì điều đó không có được ở các vụ án chính trị ở Việt Nam.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-the-right-to-keep-silent-is-not-used-at-political-trials-07032017073622.html

 

Lẵng hoa Mừng Quốc khánh Mỹ từ chốn lao tù Việt Nam

Mỗi năm cứ đến ngày Độc lập Hoa Kỳ 4 tháng 7, các nhà tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam gửi đến các cơ quan ngoại giao Mỹ những lẵng hoa tôn vinh giá trị tự do, dân chủ, và nhân quyền. Trong đó có những lẵng hoa từ chốn lao tù Việt Nam gởi đến.

Nhà tranh đấu cho nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng nói với VOA Việt ngữ rằng bà phải “bí mật” đặt hoa chúc mừng sinh nhật thứ 241 của Hoa Kỳ. Để tránh bị an ninh Việt Nam sách nhiễu, bà Hằng chọn những tiệm hoa đáng tin cậy, và biết rằng việc bị họ theo dõi, chụp hình, hay ghi lại nội dung trên lẵng hoa luôn xảy ra.

“Ngày mai là Quốc khánh, sáng nay tôi đã gửi hoa. Tôi gửi bí mật từ một địa chỉ cho đến khi hoa được giao đến cho sứ quán theo lịch hẹn.”

Bà Hằng cho biết rằng Văn phòng Công lý Hòa bình thuộc Dòng chúa Cứu thế Sài gòn, Hội Cựu tù nhân Lương tâm và Tù nhân chính trị, các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự khác cũng gửi hoa chúc mừng ngày Độc lập của Mỹ.

Bà Hằng nói rằng các giá trị cao quý của nền dân chủ của Hoa Kỳ là niềm khao khát của các nhà tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam:

“Tôi nghĩ đến ngày Độc lập của Mỹ với tất cả tình cảm của một người khao khát độc lập, tự do, dân chủ. Ngày Độc lập của Mỹ tạo ấn tượng sâu sắc với tôi vì những giá trị nhân quyền rất quan trọng và có ý nghĩa rất nhiều so với những gì được nêu ra trong ngày Quốc Khánh 2/9 của Việt Nam. Vì những gì mà Việt Nam nêu ra trong ngày quốc khánh, người dân Việt Nam không thực sự được hưởng. Trong lúc đó thì người dân Hoa Kỳ đã được hưởng các giá trị của nền độc lập hơn 200 năm qua.”

“Trong những ngày bị cầm tù, tôi không có được sự tự do để chuyển những lẵng hoa đến sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, nhưng tôi cũng nhắn gửi với gia đình và các con phải gửi hoa mừng ngày Quốc khánh Hoa Kỳ.”

Vào tháng 2, ngay sau khi thụ án 3 năm vì “gây rối trật tự công cộng,” bà Minh Hằng cho VOA biết bà từ đã chối đề nghị đi định cư tại Hoa Kỳ. Bà cũng đã công bố bức thư cảm ơn chính phủ Hoa Kỳ với đề xuất định cư này và cho biết dù được Bộ Công an Việt Nam khuyên nên đi Mỹ nhưng bà đã nhất mực từ chối.

Bà Hằng là nhà hoạt động nhân quyền được nhiều người biết đến từ năm 2011, khi bà tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa – Trường Sa. Kể từ đó, bà trở thành mục tiêu thường xuyên bị hành hung, bắt bớ và giam cầm.

Vào tháng 8 năm 2014, tòa án tỉnh Đồng Tháp tuyên án bà Hằng 3 năm tù giam theo điều 245 Bộ Luật hình sự vì bị quy tội “gây cản trở giao thông nghiêm trọng.”

Hoa Kỳ thường xuyên kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền và hối thúc lãnh đại Hà Nội trả tự do cho các tù nhân chính trị và tôn giáo.

Việt Nam lâu nay vẫn tuyên bố không tống giam các tù nhân chính trị mà chỉ bắt những người vi phạm pháp luật.

Truyền thông Việt Nam ngày 3/7 loan tin, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện mừng tới ngài Donald Trump, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 241 Quốc khánh của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

https://www.voatiengviet.com/a/lang-hoa-mung-quoc-khanh-my-tu-chon-lao-tu-vietnam/3926220.html

 

Nhiều người quyên góp tiền hỗ trợ con của Mẹ Nấm

Sau khi nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhận bản án nặng vì “tuyên truyền chống nhà nước”, nhiều người góp quỹ gần 300 triệu đồng để giúp các con của nữ blogger.

Hồi tuần trước, một tòa án ở Khánh Hòa, Việt Nam, kết án Như Quỳnh, 38 tuổi, tới 10 năm tù. Blogger còn được biết đến với bút danh Mẹ Nấm lâu nay đã viết và đăng nhiều bài phản ánh hiện thực xã hội và đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền.

Nhiều người bày tỏ trên mạng xã hội rằng đó là một bản án “bất công”, làm họ thấy “buồn và xót xa” cho hai con nhỏ của Như Quỳnh là Nấm, 11 tuổi, và Gấu, 5 tuổi.

Lo lắng cho tương lai hai cháu trong hoàn cảnh mẹ bị bỏ tù lâu năm, còn bà ngoại không có việc làm, nhiều nhà hoạt động vì dân chủ và những người có nhiều ảnh hưởng trong xã hội đã vận động quyên góp gửi về cho bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh.

Trưa ngày 3/7, bà Lan viết trên trang Facebook cá nhân rằng bà “chân thành cảm ơn cộng đồng đã đồng hành và giúp đỡ” gia đình bà với số tiền hơn 289 triệu đồng. Bà cho biết có rất nhiều người gửi trực tiếp đến tài khoản ngân hàng của bà số tiền 200 nghìn đồng mỗi người.

Trong phần trả lời thông điệp của bà, có người bình luận kết quả quyên góp khả quan cho thấy “những người lên tiếng thúc đẩy nhân quyền không hề cô đơn”. Một số người khác cho rằng “Đây là bằng chứng người dân phản đối lại luật pháp vô nhân đạo của nhà cầm quyền”, hay nói cách khác, đó là “Một câu trả lời cho phiên toà vô lương tâm của chính quyền cộng sản dành cho mẹ Nấm”.

Bà Lan chia sẻ với VOA số tiền sẽ giúp đảm bảo việc học hành trong thời gian trước mắt cho hai con của Mẹ Nấm:

“Số tiền đó cũng nuôi được cháu khoảng được hơn hai năm. Trước mắt tôi là một khoảng đêm đen rất là dài, làm cho tôi rất lo lắng. Cho dù người ta kết án con tôi, nhưng những đóng góp, nâng đỡ của những ân nhân chính là kết quả cho mọi người thấy rằng con tôi đã làm đúng, đã làm tròn trách nhiệm. Tôi biết những đồng tiền đó là do họ tiết kiệm, họ chia sẻ miếng cơm manh áo với chúng tôi. Chúng tôi rất cám ơn và chúng tôi tri ân trong lúc gia đình chúng tôi gặp hoạn nạn, khó khăn”.

Cho dù người ta kết án con tôi, nhưng những đóng góp, nâng đỡ của những ân nhân chính là kết quả cho mọi người thấy rằng con tôi đã làm đúng, đã làm tròn trách nhiệm.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Blogger Mẹ Nấm

Trong trang Facebook của bà Lan, nhiều người góp ý rằng bà không nên giữ tiền trong ngân hàng ở Việt Nam với lo ngại rằng nhà nước có thể “đóng băng tài khoản” làm bà không thể rút tiền ra. Họ cảnh báo rằng đối với những người đối lập chính trị với chính quyền, nhà nước Việt Nam “không có gì là không dám làm”.

Cùng ngày 3/7, mẹ của blogger Như Quỳnh cho VOA biết bà đã đến trại giam của Công an tỉnh Khánh Hòa vào buổi sáng, yêu cầu được thăm con gái theo đúng luật.

Bà nói dù đã làm đơn và thực hiện đúng các thủ tục, nhưng trại giam vẫn từ chối không cho bà gặp con và họ đã trả lại đơn.

Theo lời kể của bà, trại giam nói bà “không được thăm gặp thân nhân một cách bình thường như những trường hợp khác”. Trại giam nói thêm họ chỉ có trách nhiệm giam giữ, còn việc có được thăm gặp hay không là “do bên an ninh quyết định”.

Bà Lan cho rằng việc nhà chức trách không cho bà thăm con gái “là hành vi trả thù đối với” Như Quỳnh vì nữ blogger đã “tỏ thái độ kiên cường” và “không nhận tội” trong phiên tòa vừa qua.

Sau khi Mẹ Nấm bị kết án, nhiều chính phủ nước và các tổ chức quốc tế, trong đó có Mỹ, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Liên hiệp châu Âu đồng loạt ra tuyên bố nói họ quan ngại về bản án và đòi Việt Nam trả tự do cho bà.

https://www.voatiengviet.com/a/nhieu-nguoi-quyen-gop-so-tien-lon-giup-con-cua-me-nam/3926177.html

 

Sân bay Tân Sơn Nhất: Có thể được mở rộng hơn nữa

Thanh Phương

Nên xây dựng sân bay Long Thành hay mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, đó là vấn đề vẫn gây tranh cãi ở Việt Nam trong những năm gần đây. Cuộc tranh cãi này chưa hoàn toàn chấm dứt cho dù thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 12/06/2017 đã ra quyết định mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, dừng các công trình sân golf ở khu vực này và nghiên cứu làm các đường băng mới.

Được xây dựng từ năm 1930 vào thời Pháp thuộc, Tân Sơn Nhất hiện vẫn là sân bay quốc tế lớn nhất miền Nam Việt Nam và sân bay có số lượng hành khách cao nhất Việt Nam. Vì Tân Sơn Nhất bị xem là sắp quá tải và không thể được mở rộng được nữa, nên vào tháng 6 năm 2015, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua chủ trương xây sân bay Long Thành, cách Sài Gòn khoảng 40 km, với công suất dự kiến lên đến 100 triệu hành khách/năm và dự kiến được khánh thành vào năm 2025.

Theo lời tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, chủ tịch Hội Tư Vấn Khoa Học Công Nghệ & Quản Lý TP.HCM HASCON, từ năm 2014 đến nay, họ đã nhiều lần viết bài trên các báo chính thức, khẳng định rằng chưa cần thiết phải xây sân bay Long Thành vì quá tốn kém và không cần thiết, mà nên mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất. Cho nên, cũng như các chuyên gia khác và dư luận Việt Nam nói chung, ông Nguyễn Bách Phúc hoan nghênh quyết định nói trên của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên, ông đề nghị là phải mở rộng hơn nữa Tân Sơn Nhất để sân bay này có thể tiếp nhận nhiều hành khách hơn.

Song song với việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, có một vấn đề khác đang ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến nhiều hành khách, đó là tình trạng kẹt xe trên các tuyến đường chung quanh sân bay bay này. Như vụ kẹt xe chiều ngày 31/05 vừa qua, kéo dài suốt 3 tiếng đồng hồ, đặc biệt trên đường Trường Sơn, tức con đường đi vào sân bay, khiến nhiều hành khách buộc phải xuống xe, kéo valise đi bộ đến sân bay vì sợ trễ chuyến bay.

Theo lời ông Nguyễn Bách Phúc, tình trạng kẹt xe, bị xem là do số hành khách ra vào sân bay Tân Sơn Nhất quá đông, đã là một trong những lý do được bộ Giao Thông Việt Nam đưa ra để biện minh cho việc không mở rộng sân bay và để thúc đẩy dự án xây sân bay Long Thành. Nhưng ông Nguyễn Bách Phúc phản bác lập luận đó, vì theo ông tình trạng kẹt xe ở khu vực này là do những yếu tố khác, chứ không phải là do số người ra vào sân bay.

Cầu vượt dẫn vào sân bay và cầu vượt ngang vòng xoay Nguyễn Thái Sơn theo dự kiến được đưa vào hoạt động ngày 03/07 sẽ giảm được phần nào tình trạng kẹt xe chung quanh sân bay Tân Sơn Nhất.

Như vậy việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất phải được tính toán làm sao để tránh cho tình trạng kẹt xe thêm nghiêm trọng. Theo báo chí trong nước, hiện đang có tranh cãi giữa bộ Giao Thông với các chuyên gia về việc mở rộng sân bay như thế nào. Bộ trưởng bộ Giao Thông Trương Quang Nghĩa đã phát biểu tại Quốc Hội ngày 08/06 là không thể mở rộng Tân Sơn Nhất lên phía bắc, nhưng tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống, chuyên gia kỹ thuật hàng không, thì cho rằng hoàn toàn có thể mở rộng sân bay này về phía bắc, phần đất đang làm sân golf.

Hiện giờ, chưa biết sân bay Tân Sơn Nhất cụ thể sẽ được mở rộng như thế nào. Chính phủ Việt Nam cho biết sẽ thuê tư vấn nước ngoài nghiên cứu độc lập về hồ sơ này, rồi mới công bố kế hoạch chi tiết.

Việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất có thể nói là sẽ không phải dễ dàng vì trong sân bay này có rất nhiều đất quốc phòng, tức là hiện do quân đội quản lý khai thác, mà trên đó có rất nhiều công trình xây dựng bất hợp pháp.

Theo tờ Người Lao Động ngày 27/06, Uỷ Ban Nhân Dân quận Tân Bình đã đề nghị chính quyền thành phố tổng kiểm tra các công trình bị xem là trái phép đó. Chẳng hạn hiện nay Sư đoàn 370 Không Quân ký hợp đồng với các đơn vị kinh tế triển khai xây dựng các công trình khu vui chơi giải trí, các dịch vụ… trong khu đất thuộc đất sân bay Tân Sơn Nhất, thuộc quận Tân Bình, đa số các công trình không có giấy phép xây dựng, mà chính quyền địa phương cho tới nay không được phép vào để kiểm tra.

Tuy quyết định sẽ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng chính phủ Việt Nam vẫn duy trì công trình xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, với lý do là các sân bay quốc tế khác của Việt Nam, đặc biệt là sân bay Tân Sơn Nhất, trong tương lai sẽ không thể đáp ứng nhu cầu với số lượng khách quốc tế tăng nhanh từng năm. Nhưng ông Nguyễn Bách Phúc bác bỏ lập luận đó, vì ông cho rằng các sân bay Việt Nam không hề quá tải, chỉ riêng ở Tân Sơn Nhất, vào dịp Tết là có số hành khách tăng vọt.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20170703-mo-rong-san-bay-tan-son-nhat-hop-ly-nhung-se-kho-khan