Người Buôn Gió – Giàn khoan và thái độ Việt Nam.
24/06/2017
Những tin tức về giàn khoan Trung Quốc kéo vào vùng biển Việt Nam được báo Thanh Niên đưa lên một chút rồi gỡ bỏ. Dù chỉ một chút như thế cũng đủ dư luận dậy sóng quan tâm về tình hình biển Đông. Cùng lúc đó việc tướng Phạm Trường Long của Trung Quốc sang thăm Việt Nam đột ngột bỏ về sau khi phát biểu vùng biển Đông thuộc về Trung Quốc.
Mọi luồng dư luận đều hướng về biển Đông, trong khi báo chí chính thức trong nước tỏ vẻ im lặng như bình thường. Thế nhưng, những luồn tin bên ngoài cho biết đã có những căng thẳng trong quan hệ Việt Trung, và ngoài khơi đã có va chạm giữa những tàu cảnh sát biển Việt Nam với các tàu hộ tống giàn khoan của Trung Quốc.
Một số nhà phân tích chính trị cho rằng, vì những quan hệ của Việt Nam vừa qua với Mỹ và Nhật đã khiến Trung Quốc nổi giận và muốn dạy cho Việt Nam một bài học ở ngoài biển Đông, bằng cách kéo giàn khoan tới gây hấn.
Những sự kiện trên xảy ra và những bình luận trên đã diễn ra không phải là lần đầu tiên.
Ngoài những bình luận và nhận định như vậy. Cũng nên nhìn những khía cạnh khác nữa.
Ví dụ, hãy đặt vấn đề, có khi nào vì nội bộ cộng sản Việt Nam lục đục mà giàn khoan Trung Quốc kéo vào hay không.? Lục đục ở đây là khi có những đòi hỏi trong trung ương đảng CSVN muốn thay đổi vị trí nào đó như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Và Trung Cộng muốn giữ ông Trọng làm tổng bí thư CSVN, nên đã đưa giàn khoan đến biển Đông gây hấn để nội bộ CSVN phải gác lại việc đòi hỏi thay thế ông Trọng, quay sang lo lắng với việc đối phó với giàn khoan Trung Quốc.?
Điều này không phải là không có thể, trước đây giàn khoan Trung Cộng đã từng kéo vào biển Đông gây bão dư luận Việt Nam, cuối cùng thì giàn khoan cũng rút lui khi vị thế của Nguyễn Phú Trọng được củng cố chắc chắn.
Nguyễn Phú Trọng giữ thêm nhiệm kỳ tổng bí thư khi đã quá tuổi, với cam kết giữa chừng khi ổn định sẽ về hưu và nhường chức cho người khác. Thế nhưng ngay sau khi tái chức tổng bí thư, Trọng đã trâng tráo nói rằng việc mình ở lại là tín nhiệm của toàn đảng chứ không phải do thoả thuận nào cả. Tiếp đến Trọng mở cuộc thanh trừng dưới chiêu bài xây dưng đảng để loại trừ những người có thể mở miệng đòi Trọng phải thực hiện cam kết phải về hưu giữa nhiệm kỳ.Những người muốn Trọng giữ cam kết đã chiều lòng Nguyễn Phú Trọng, đồng ý cho Trọng cách chức uỷ viên Bộ Chính Trị của Đinh La Thăng , tạo cho Trọng được mát mặt trước khi về hưu.
Nhưng dường như họ đã nhầm về tính tham quyền cố vị của Nguyễn Phú Trọng và sự tráo trở biến hư thành thực của Trọng. Như chuyện ở lại do thoả thuận được Trọng trâng tráo nói với dư luận rằng ông ta ở lại do đảng tín nhiệm, hoặc chuyện hạ Đinh La Thăng để mát mặt là thành công của Trọng trong việc cải cách, chấn chỉnh đảng.
Cuộc họp trung ương giữa nhiệm kỳ 12 đã gần đến, những gì Trọng mong muốn làm trước khi về hưu đã được chiều như ý, không còn có lý do nào để nại ra lý do mình ở lại. Nguyễn Phú Trọng đã bày trò cho Trung Cộng gây sức ép ngoài biển Đông để giải nguy cho mình. Nếu như Nguyễn Phú Trọng thoát khỏi áp lực bị đòi về hưu, lúc đó giàn khoan Trung Cộng cũng sẽ rời khỏi vùng biển của Việt Nam. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được ca ngợi là người có đường lối, có hành động tài giỏi để cứu nguy cho chủ quyền Việt Nam.
Khả năng giàn khoan Trung Cộng vào lãnh thổ Việt Nam, là một cách khéo léo mà Trung Cộng can thiệp vào nội bộ Việt Nam, đây không phải là chuyện quá khó hiểu nếu như hiểu chút về nội bộ cộng sản Việt Nam.
Nếu như chỉ bằng những biện pháp ngoại giao đi đêm, kín kẽ của Việt Nam với Trung Cộng rút giàn khoan về, thì khả năng trên hoàn toàn là sự thật.
Còn không, trên cương vị tổng bí thư, thủ tướng các ông Nguyễn Phú Trọng , Nguyễn Xuân Phúc sẽ cất tiếng mạnh mẽ phản đối hành động của Trung Cộng, chứ không ìm lìm, khoái trá nhìn thiên hạ lo lắng trước hành động của Trung Cộng. Để rồi khi mọi người không có cách nào khả khi , vừa giữ đảng vừa giữ chủ quyền, lúc đó Phúc hay Trọng sẽ báo Trung Cộng hạ nhiệt.
Vinh quang lại thuộc về tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cứu nguy cho chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Cùng với vinh quang đó là quyền lực.
Thực chất chủ quyền quốc gia có thật sự được cứu nguy hay không.?