Tin khắp nơi – 21/06/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 21/06/2017

Dù bị phê phán, hội thịt chó Quảng Tây vẫn đông người

Lễ hội thịt chó vốn gây nhiều tranh cãi bắt đầu diễn ra tại thành phố Ngọc Lâm, Trung Quốc, dù có tin trước đó nói sự kiện này đã bị hủy bỏ hoặc giảm quy mô tổ chức trong năm nay.

Lễ hội thịt chó Ngọc Lâm Lệ Chi Cẩu Nhục Tiết được tổ chức hàng năm tại tỉnh Quảng Tây.

Hồi đầu năm, các nhà vận động Mỹ nói rằng những người bán thịt đã được giới chức yêu cầu không bán thịt chó nữa.

Lễ hội thịt chó TQ diễn ra dù bị chỉ trích

Thịt chó: ‘Truyền thống hay tàn bạo?’

Chợ Hàn Quốc cấm giết mổ chó

Thịt chó và những món ‘dị’ nhất Indonesia

Tuy nhiên, các chủ sạp nói với BBC rằng họ không nghe giới chức nói gì. Hôm 15/5, các viên chức thành phố xác nhận là không có lệnh cấm.

Thịt chó vẫn được bày bán?

Hôm thứ Tư, các tường thuật từ Ngọc Lâm nói rằng các con chó đã bị giết chết vẫn thấy được treo móc trên các sạp hàng ở chợ Động Khẩu, là chợ lớn nhất thành phố.

Cũng có những tường thuật nói cảnh sát hiện diện dày đặc trên đường phố.

Một nhà hoạt động tại đây nói với BBC rằng bà đã bị cảnh sát chặn, không cho vào chợ Dashichang, nơi bà tin là người ta đem bán chó sống.

Trong những năm trước, đã có những vụ ẩu đả giữa các chủ sạp hàng và các nhà hoạt động tìm cách cứu chó khỏi bị giết mổ.

Thành phố Ngọc Lâm không phải là nơi tiêu thụ thịt chó lớn nhất tỉnh Quảng Tây. Chỉ từ khi nơi đây tổ chức lễ hội thịt chó, từ khoảng 10 năm trước, thành phố mới thu hút sự chú ý trong nước cũng như quốc tế.

Ăn thịt chó có gì sai?

Chuyện này liên quan tới các cáo buộc về đối xử tàn nhẫn với động vật, và về việc kêu gọi thay đổi thái độ đối với chó ở Trung Quốc.

Cư dân địa phương và những người bán thịt chó nói rằng chó được giết mổ một cách nhân đạo, và việc ăn thịt chó không hề tàn nhẫn gì hơn so với ăn bò, heo hay gà.

Ăn thịt chó là một thói quen truyền thống tại Trung Quốc, Nam Hàn và một số nước châu Á khác, trong đó có Việt Nam.

Những người ưa món này tỏ ra không hài lòng và nói người nước ngoài đang can thiệp vào các truyền thống địa phương.

Trong văn hóa Trung Quốc, thịt chó được cho là bổ dưỡng trong những tháng hè nóng nực.

Ngay cả nhiều người không ăn thịt chó cũng bảo vệ việc này, nếu như chó không phải là bị bắt trộm hay giết một cách dã man.

Nhưng những người chỉ trích nói rằng chó được chuyển từ các thành phố khác trong các lồng cũi chật chội tới nơi tổ chức lễ hội, và bị giết một cách tàn nhẫn. Các nhà hoạt động cũng nói rằng có nhiều con chó đã bị bắt trộm.

Những người phản đối lễ hội kéo đến từ nhiều nơi khác nhau trên cả nước Trung Quốc. Số lượng chó cưng được nuôi ở nước này tăng vọt trong các năm gần đây, với số lượng đăng ký lên tới 62 triệu con.

Điều này làm người dân dần thay đổi thái độ đối với việc ăn thịt chó.

Tại sao năm nay lại thành chuyện?

Hồi tháng Năm, các nhà hoạt động Mỹ nói rằng đã có ban hành lệnh cấm bán thịt chó. Nhưng không phải là với lễ hội này.

Chính quyền Ngọc Lâm lặp đi lặp lại rằng họ không chính thức tổ chức lễ hội, cho nên không thể cấm. Ăn thịt chó không phải là việc bất hợp pháp tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, chính quyền địa phương không hài lòng về việc tin tức được đăng tải trên khắp mặt báo hàng năm.

Hồi 2016, họ đã cấm việc giết mổ chó nơi công cộng, nhằm đáp ứng đòi hỏi của các cuộc biểu tình.

Năm nay, các tường thuật nói đã xảy ra ít các vụ giết mổ công khai hơn, tuy nhiên quy mô tổ chức lễ hội hiện vẫn chưa rõ là ở mức nào.

Các nhà hoạt động ước tính vào những năm cao điểm có khoảng 10 ngàn con chó và mèo bị giết và ăn thịt trong thời gian 10 ngày lễ hội.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40347222

 

Cựu đại sứ Mỹ ở LHQ nói ‘cần trừng phạt Bắc Hàn’

Cựu Thống đốc bang New Mexico và cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc, ông Bill Richardson vừa có phát biểu đề nghị Hoa Kỳ có biện pháp trừng phạt Bắc Hàn “vì cái chết của Otto Warmbier”.

Trả lời BBC News, ông Richardson, nguyên là nhà đàm phán của Hoa Kỳ với Bắc Hàn, xác nhận ông đã trao đổi rất nhiều lần trong năm qua với quan chức nước cộng sản Đông Bắc Á mà không nghe họ nói gì về tình trạng của Otto Warmbier “đã bị hôn mê”.

“Phải một năm sau tôi mới được biết chuyện đó.”

Không giấu vẻ bực bội, ông Richardson lên án Bình Nhưỡng về cái chết của sinh viên 22 tuổi, Otto Warmbier:

Otto Warmbier: Đi tour Bắc Hàn bị hôn mê và chết

Bình Nhưỡng từng bắn hạ máy bay Mỹ thời Nixon

“Đây là một vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, cách họ che dấu, kiểu dùng thuốc ngủ, và họ có thể đã tra tấn cậu ấy.”

“Họ đã không chạy chữa cho cậu ấy, để Otto hôn mê hơn một năm.”

Đây là một vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, cách họ che dấu, kiểu dùng thuốc ngủ, và họ có thể đã tra tấn cậu ấyBill Richardson

Ông Richardson, người từng có vị trí cao cấp trong Đảng Dân chủ Hoa Kỳ cũng phê phán chính quyền Barack Obama đã không tiết lộ chuyện sinh viên Otto Warmbier bị Bắc Hàn cầm giữ.

Bản thân ông Richardson từng được bổ nhiệm chức bộ trưởng trong chính phủ Obama nhiệm kỳ đầu, nhưng nay ông lại khen chính quyền của đảng Cộng hòa:

“Tôi muốn ca ngợi chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã vào cuộc mạnh mẽ, để buộc Bắc Hàn phải trả Otto Warmbier về.”

Đi tour vào thăm Bắc Hàn hồi tháng 12/2015, Otto Warmbier bị bắt vài tháng sau ̣đó và bị xử tù.

Ngày 13/06, Otto Warmbier được trả về Hoa Kỳ sau 17 tháng bị giam cầm ở Bắc Hàn.

Nhưng anh trở về trong tình trạng hôn mê, không còn khả năng giao tiếp và não bị tổn thương nặng.

Một tuần sau, Warmbier qua đời.

Gia đình người sinh viên ở Cincinnati, Ohio, lên án “cách đối xử tra tấn tàn nhẫn khủng khiếp” mà họ nói anh phải chịu trong thời gian ở Bắc Triều Tiên.

Đánh hay không đánh?

Hiện Hoa Kỳ đang xem xét các khả năng tiếp cận vấn đề Bắc Hàn và cái chết của Otto Warmbier có thể góp thêm sự ủng hộ của một phần dư luận Mỹ cho một giải pháp mạnh mẽ mà Tòa Bạch Ốc đang nghiên cứu.

Về biện pháp quân sự, gần đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã trình bày trước Quốc hội “một bức tranh u ám”, theo các báo Hoa Kỳ hôm 16/06.

Trả lời dân biểu Tim Ryan về chuyện Hoa Kỳ có sẵn sàng lâm chiến để ngăn Bắc Hàn phát triển vũ khí nguyên tử hay không, ông Mattis nói:

“Cuộc chiến sẽ nghiêm trọng hơn những gì chúng ta thấy về sự tàn khốc với con người năm 1953, sẽ có pháo kích hàng loạt vào thủ đô của nước đồng minh, một trong những đô thị có mật độ dân số lớn nhất thế giới.”

Trong câu nói đó, ông đề cập đến Seoul có 25 triệu dân.

Nhưng ông Mattis khẳng định “cuối cùng thì chúng ta sẽ thắng”.

Cũng tin liên qua, chính quyền của ông Trump, hoặc ít ra là riêng ông, bày tỏ thái độ hết nhẫn nại với Trung Quốc mà Washington trông đợi sẽ giúp “kiềm chế Bắc Hàn”.

Hôm Thứ Ba 20/06, ông Donald Trump lại nhắn trên Twitter rằng “nỗ lực của Trung Quốc để kiềm chế Bắc Hàn “hóa ra đã không có hiệu quả gì”.

Tuần này, Bộ trưởng James Mattis có cuộc họp cao cấp với ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện của Trung Quốc để bàn về an ninh Đông Bắc Á.

Để thị uy với Bình Nhưỡng, Hoa Kỳ vừa cử hai phi cơ ném bom siêu thanh B-1B Lancers bay ngang bán đảo Triều Tiên hôm 20/06.

Các báo Mỹ viết rằng đây là chuyến bay “cảnh cáo” Kim Jong-un sau cái chết của Otto Warmbier.

Một số nhà bình luận tin rằng việc tấn công ồ ạt hoặc đổ bộ vào Bắc Hàn là “khó xảy ra” nhưng việc oanh kích các địa điểm cụ thể thì có thể là phương án Washington xem xét.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40355581

 

Lâm Trịnh Nguyệt Nga: ‘Tôi không phải bù nhìn của Bắc Kinh’

Carrie GracieBiên tập viên Trung Quốc, BBC News

Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) nghĩ bà ấy sẽ được lên thiên đường. “Vì tôi làm điều tốt,” bà nói.

Bà ấy nói với tôi bằng một vẻ mặt rất nghiêm túc.

Thực ra người có cả đời làm công chức 60 tuổi này rất nghiêm túc trong buổi phỏng vấn tại văn phòng trưởng đặc khu đắc cử, ngoài những điệu cười có phần gượng gạo, và cả cái liếc về phía cánh cửa và lời phàn nàn rằng những câu hỏi của tôi quá bất công.

Công bằng mà nói trong trường hợp bà Lâm, ít ra bà ấy vẫn lựa chọn đối mặt với những câu hỏi này, và thậm chí còn ngay cả trước khi nhậm chức. Người tiền nhiệm của bà, Lương Chấn Anh, đã từ chối mọi cuộc phỏng vấn với BBC trong suốt 5 năm tại vị.

Bà Lâm là một tín đồ Công giáo La Mã. Có thể tinh thần trách nhiệm đã thôi thúc bà tranh cử vào vị lãnh đạo của Hồng Kông. Chắc chắn không phải là vì mong muốn được yêu mến.

Bà luôn kém hơn các đối thủ của mình trong các cuộc thăm dò ý kiến trong quá trình tranh cử, tránh né các cáo buộc rằng bà thiếu tiếp cận dân chúng.

Tân lãnh đạo Hong Kong muốn ‘hàn gắn chia rẽ’

Báo Trung Quốc nhắc Việt Nam ‘chọn bạn mà chơi’

Tướng Phạm Trường Long: ‘Đảo ở Nam Hải là của TQ’

Quân đội Cuba làm cách mạng hay làm ăn?

Bà cuối cùng giành chiến thắng với chỉ 777 phiếu từ một ủy ban bầu cử toàn nhân vật thích kinh doanh và ủng hộ Bắc Kinh. Với chỉ 0.1% người dân thực sự bầu cho bà, tôi hỏi làm sao bà có thể lấy được sự tín nhiệm để lãnh đạo Hồng Kông.

“Tôi không nghĩ đó là chuyện về những con số. Vấn đề là về tính chính danh,” bà Lâm nói.

“Và cô cũng biết đấy, ủy ban bầu cử được thành lập từ các ủy ban cử tri đại diện cho mọi thành phần của xã hội Hồng Kông.”

Nhưng các ủy ban cử tri là một cái gai. Năm 2014, Hồng Kông xuất hiện hàng loạt các cuộc biểu tình dân chủ quy mô lớn vì người biểu tình muốn đòi quyền bầu cử cho lãnh đạo mà không cần ủy ban xét duyệt các ứng viên.

Phong trào Ô dù gần như làm Hồng Kông tê liệt trong gần ba tháng, nhưng vẫn không thể lay động Bắc Kinh. Bà Lâm, như những người tiền nhiệm trong 20 năm qua, cũng đang xoay xở với cáo buộc làm con rối cho Bắc Kinh.

“Để nói rằng tôi là một con rối, rằng tôi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này nhờ những thế lực ủng hộ Bắc Kinh, là phủ nhận những gì tôi đã cống hiến cho Hồng Kông hơn 36 năm qua cho người dân Hồng Kông.”

Nhưng sau hơn nửa tiếng đồng hồ với đặc khu trưởng đắc cử, tôi vẫn không thể không kết luận rằng mục đích của bà Lâm vẫn là làm sao để không làm Bắc Kinh phật lòng.

Vào 1/7, bà sẽ được tuyên thệ bởi Chủ tịch Tập Cận Bình và bắt đầu công cuộc phục vụ hai người chủ: người dân Hồng Kông và người dân Bắc Kinh.

Một số cho rằng việc hòa nhập hai người chủ trên không khả thi. Nhưng sau khi làm phó cho ông Lương Chấn Anh, bà Lâm ít nhất có kinh nghiệm trong chuyện nỗ lực. Còn về buổi phỏng vấn này, tôi rút ra rằng một trong những kỹ năng của bà là tránh né.

Thí dụ về những lời kêu gọi cho một nền độc lập, bà Lâm không cho rằng những lời kêu gọi đó được bảo hộ dưới quyền tự do ngôn luận của Hồng Kông.

“Chúng tôi sẽ thừa hành theo thượng tôn pháp luật.”

Joshua và phim ‘Thiếu niên chống lại Siêu cường’

Tương lai bất định của dân chủ

Còn hơn thế thì bà chưa chuẩn bị để cho biết thêm.

Thảo nào. Đây là một vấn đề gây bực mình. Kể từ sự thất bại của Phong trào Ô dù, một số người trẻ tuổi theo chủ nghĩa “địa phương” cho rằng nếu Trung Quốc không cho phép sự dân chủ, cách duy nhất để Hồng Kông đạt được nó là thông qua sự tự trị, tự quyết hoặc thậm chí độc lập.

Bắc Kinh không chấp nhận những điều này.

Ở một số nơi tại Trung Quốc, điều này thậm chí có thể dẫn đến lao tù. Và dù Hồng Kông được đảm bảo về sự tự trị và tự do ngôn luận, các quan chức cấp cao của Trung Quốc cho rằng lời kêu gọi độc lập là mối đe dọa đến an ninh quốc gia.

Bà Lâm không muốn bị lôi kéo vào vấn đề này, chỉ nói rằng: “Tôi nghĩ Hồng Kông là một phần không thể tách rời của Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa.”

“Bạn phải nhìn vào ‘một quốc gia, hai chế độ’ như một thực thể thống nhất. Tại sao phải có hai chế độ nếu không đặt vào bối cảnh của một quốc gia?”

Bà Lâm đơn thuần đang thận trọng với một vấn đề nhạy cảm khác, về cáo buộc về việc bắt giữ các nhà xuất bản sách Hồng Kông tại đại lục vào cuối 2015. Về các mối quan tâm chung, bà Lâm nói rằng nhiệm vụ của bà là tạo cầu nối cho Hồng Kông và Bắc Kinh.

Nếu có những lo ngại về những bất ổn vượt tầm kiểm soát liên quan đến Hồng Kông, vốn có thể xảy ra dưới nền tự trị, khi đó người đứng đầu phải phản ánh được những quan điểm này và đại diện cho người dân.

Chính phủ Anh mô tả vụ việc nhà xuất bản sách là “một sự vi phạm nghiêm trọng” trong thỏa thuận hoàn trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc năm 1997. Nhưng bà đã không muốn nói về việc này.

Liệu chúng ta có thể có được những thông tin và bằng chứng để khẳng định một cách không nghi ngờ rằng đã có một sự can thiệp, một động thái áp đặt luật pháp đại lục lên Hồng Kông?

Bà Lâm rất mất kiên nhẫn với những bức xúc về những mối đe dọa đến cuộc sống của Hồng Kông. Theo như thống đốc Anh cuối cùng của Hồng Kông, Lord Patten, Bắc Kinh đang thắt chặt Hồng Kông, nhưng trưởng đặc khu đắc cử nói rằng “một quốc gia, hai chế độ” đang “giàu mạnh chưa từng thấy”, và pháp quyền “tốt hơn trước 1997”.

Hai mươi năm sau khi tái thống nhất, hệ thống tư pháp vẫn đang vận hành độc lập.

Tuy có một vấn đề mà bà Lâm cho rằng vẫn chưa hoàn thiện.

“Tôi là một người rất trung thực và thẳng thắn, cho nên tôi sẽ thừa nhận là trong những năm gần đây, có tồn tại một khoảng cách. Một số người, nhất là những người trẻ, đang cảm thấy rằng họ không thể kết nối với chính quyền và với chính quốc gia của chúng tôi. Chúng tôi cần phải gắn bó hơn với những người trẻ tuổi.”

Chỉ còn 10 ngày trước khi chủ tịch Trung Quốc tuyên thệ bà Lâm vào chức trưởng đặc khu Hồng Kông, với các cuộc biểu tình dự kiến sẽ diễn ra, bà ấy rồi sẽ nhận ra khoảng cách đó lớn đến đâu.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40351168

 

Lính Bỉ bắn chết nghi phạm khủng bố

Binh lính Bỉ đã bắn chết một người đàn ông tình nghi đánh bom liều chết tại Nhà ga Trung tâm Brussels.

Bỉ bắt năm người sau vụ cháy nổ

Bỉ bắt hai đối tượng ‘chuẩn bị tấn công’

Bỉ truy tố ba nghi phạm khủng bố

Người này bị bắn sau khi dường như đã gây nổ nhẹ nhưng không ai hề hấn gì.

Giới công tố nói nghi phạm này đã chết và họ đang điều tra vụ việc theo hướng đây là một vụ tấn công khủng bố.

Vào tháng Ba 2016, 32 người chết trong các vụ tấn công tại Brussels. Nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) nhận trách nhiệm thực hiện các vụ tấn công này.

Báo La Libre Belgique dẫn lời giới công tố nói người đàn ông bị bắn đeo một ba lô và quấn băng cài bom vào người.

Người này kích hoạt một thiết bị để gây sự chú ý của binh lính đang có mặt tại nhà ga, báo này nói.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40350758

 

Trung Quốc và Mỹ đối thoại an ninh, ngoại giao

Đối thoại An ninh và Ngoại giao đầu tiên giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc sẽ được tổ chức vào thứ Tư, ngày 21 tháng 6, tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Hoa Kỳ cho biết vào ngày 21 tháng 6 sẽ tổ chức cuộc gặp với hai quan chức cấp cao của Trung Quốc với mục đích tăng cường đối thoại về vấn đề Bắc Hàn.

Tin cho biết ngoại trưởng Rex Tillerson và tổng trưởng quốc phòng Jim Mattis sẽ đón hai ông Dương Khiết Trì và Thường Vạn Toàn trong khuôn khổ Vòng đối thoại An Ninh và Ngoại giao Hoa Kỳ- Trung Quốc. Nội dung chính là bàn về vấn đề Bắc Hàn.

Theo AFP, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã có những kết quả trong nỗ lực thay đổi chính sách đối ngoại của Mỹ; tuy nhiên cần phải tăng cường hơn nữa với phía Trung Quốc để có được hiệu quả.

Vào tháng 4 vừa qua, tổng thống Donald Trump tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago tại Florida, không còn những chỉ trích gay gắt đối với Bắc Kinh và xem đó là khởi đầu của mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước

Cũng theo AFP, hồi tháng trước, Bắc Kinh và Washington đã ký một thoả thuận có giới hạn để mở rộng thị trường xuất khẩu của hai nước. Và sau đó, một người bạn lâu năm của ông Tập Cận Bình, lúc đó là Thống đốc bang Iowa, Terry Branstad, được cử làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc.

http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/cn-us-to-hold-first-diplomatic-security-dialogue-06202017125608.html

 

Ứng cử viên Đảng Cộng hoà thắng cử ở bang Georgia

Ứng cử viên của Đảng Cộng hoà Karen Handel đã giành phần thắng trong cuộc bầu cử quốc hội bất thường tại bang Georgia ở miền Nam nước Mỹ mà nhiều nhà phân tích chính trị coi như một cuộc biểu quyết về Tổng thống Donald Trump. Thông tín viên Richard Green của VOA tường thuật chi tiết từ Washington.

Thắng lợi của bà Karen Handel, đánh bại đối thủ bên Đảng Dân chủ là Jon Ossoff, 30 tuổi, là kết quả của cuộc chạy đua vào quốc hội tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ, giữa lúc chiến dịch vận động và các đồng minh của hai bên phải chi ra khoảng 50 triệu đôla.

Bà Handel ngỏ lời cảm ơn Tổng thống Trump và giới lãnh đạo Đảng Cộng hoà trong bài diễn văn thắng cử, bà nhắc qua đến vụ Dân biểu Đảng Cộng hoà Steve Scalise bị bắn hồi gần đây, và dùng cơ hội này để kêu gọi nên giảm bớt những sự giận dữ trên chính trường nước Mỹ.

“Chúng ta cần nâng đất nước này lên để tìm một phương thức văn minh lịch sự hơn để giải quyết những quan điểm bất đồng. Bởi vì tại Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, không bao giờ nên để bất cứ ai phải cảm thấy bị đe dọa tới tính mạng vì quan điểm chính trị hoặc lập trường chính trị của mình.”

Cuộc bầu cử bất thường đã được tổ chức sau khi đại biểu Tom Price từ chức hồi tháng Hai sau khi ông được Tổng thống Trump đề cử ra đứng đầu Bộ Y Tế và Dịch vụ Nhân sinh.

Các thành viên Đảng Cộng hoà đã đại diện cho khu vực Atlanta, từ khi cựu Chủ tịch quốc hội Newt Gingrich Gingrich đoạt được chiếc ghế này vào năm 1979.

Nhưng các đảng viên Đảng Dân chủ tin rằng họ có thể giành được thắng lợi tại đây, xét mức độ ủng hộ cho ông Trump đã giảm sút nhanh chóng, và sự kiện ông chỉ đánh bại bà Hillary Clinton với đa số chỉ có 1% tại đây trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11 năm ngoái.

Chiến lược gia của Đảng Cộng hoà Todd Rehm nói:

“Ông Jon Ossoff mà đắc cử ở đây, thì cách hành xử của khu vực này phải có những thay đổi từ trong cốt lõi. Đây là một khu vực của Đảng Cộng hoà, chứ không phải là một vùng xôi đậu, 50/50.”

Phe Dân chủ đã được tăng sức sau khi ông Ossoff thắng một cuộc bầu cử bất thường hồi tháng Tư, nhưng không hội đủ đa số cần thiết là 50%, để tránh một cuộc bầu cử bổ túc.

Chiến dịch vận động của ông Osoff đã thu hút được nhiều thiện nguyện viên trẻ, năng động, và đã quyên được hàng triệu đôla từ những người ủng hộ Đảng Dân chủ trên khắp nước.

Ông Jon Osoff phát biểu:

“Chúng ta đã chứng tỏ được sự can đảm, lòng tốt và tính khiêm cung của chúng ta có thể lên tới mức độ nào. Chúng ta đã chứng tỏ cho họ thấy là chúng ta vẫn có thể xây dựng những liên minh bao gồm những cá nhân có thể không hoàn toàn đồng thuận với nhau về mọi vấn đề, nhưng thay vì đả kích lẫn nhau, chúng ta tìm thấy những điểm chung để có thể tiến tới phía trước, và đó là cách duy nhất mà đất nước này có thể tiến tới phía trước. ”

Tổng thống Trump ăn mừng chiến thắng của bà Handel, dẫn trước đối thủ 6 điểm, trên trang Twitter sau khi có kết quả chính thức.

Các ứng cử viên Đảng Cộng hoà giờ đã thắng 4 cuộc bầu cử bất thường trong năm nay, kể cả cuộc bầu cử có kết quả rất xít sao ở South Carolina hôm thứ Ba. Đảng Cộng hoà duy trì đa số 45 ghế tại Hạ viện, nhưng con số này có thể bị đe dọa nếu những vụ tranh cãi đang gia tăng xoay quanh Tổng thống Trump tiếp tục kéo dài cho tới các cuộc bầu cử giữa kỳ trong năm tới.

https://www.voatiengviet.com/a/ung-cu-vien-dang-cong-hoa-thang-cu-o-bang-georgia/3909951.html

 

Trung Quốc mời con gái, con rể Trump đi thăm

Chính phủ Trung Quốc mời Ivanka Trump và Jared Kushner, con gái và con rể của Tổng thống Trump, tới thăm Bắc Kinh vào cuối năm nay, một quan chức Mỹ xác nhận tin này vào sáng 20/6. Quan chức phát biểu với điều kiện ẩn danh vì chưa có thông báo chính thức.

Lời mời của Trung Quốc là một nỗ lực rõ ràng nhằm vun đắp quan hệ gần gũi hơn với chính quyền ông Trump, và là dấu hiệu cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của đôi vợ chồng trẻ thay mặt cho tổng thống trong các vấn đề đối ngoại.

Vợ chồng Kushner và Ivanka Trump đều là cố vấn tổng thống, có văn phòng ở cánh tây của Tòa Bạch Ốc.

Kushner đã góp phần điều hành mối quan hệ của chính quyền với Trung Quốc, cũng như với Canada, Mexico và các nước ở Trung Đông. Anh đã giúp sắp xếp cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 4 tại Mar-a-Lago, tư dinh của ông Trump ở Palm Beach, Florida.

Ông Trump chưa đi thăm Trung Quốc trên cương vị tổng thống, mặc dù vậy, người ta phỏng đoán chuyến thăm của con gái và con rể của ông có thể dọn đường cho một chuyến công du của tổng thống Trump trong tương lai.

Ông Trump dự kiến sẽ thăm Châu Á vào tháng 11 để dự các hội nghị thượng đỉnh tại Philippines và Việt Nam. Ông cũng đã cam kết sẽ đi thăm Nhật Bản trước cuối năm nay.

Lời mời của Trung Quốc gửi đến Ivanka Trump và Kushner được đưa ra cùng lúc đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc chuẩn bị khởi hành đi Bắc Kinh. Vị đại sứ mới tuyên thệ nhậm chức này là cựu thống đốc bang Iowa Terry Branstad.

(theo Bloomberg, Washington Post)

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-moi-con-gai-con-re-trump-tham/3909790.html

 

Tổng thống Mỹ – Hàn họp bàn về mối đe dọa từ Bắc Hàn

Khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhau lần đầu vào tuần tới, ngày 28/6, hai nhà lãnh đạo chắc chắn sẽ nêu bật mối đe dọa chung từ chính quyền Kim Jong Un, một chế độ đàn áp và sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên những khác biệt đang gia tăng giữa hai nước về vấn đề an ninh và thương mại có thể làm lu mờ bề ngoài có vẻ đoàn kết của hai nước đồng minh.

Cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra sau cái chết bi thảm của Otto Warmbier, một sinh viên Mỹ bị cầm giữ ở Bắc Triều Tiên và sau đó rơi vào hôn mê trong hơn 15 tháng, rồi rốt cuộc được thả vào tuần trước trong tình trạng tổn thương não nghiêm trọng dẫn đến tử vong.

Cả hai nhà lãnh đạo đều đơn cử cách đối xử tàn bạo của chính phủ Bắc Triều Tiên đối với anh Warmbier là thêm một lý do nữa để chặn đứng chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân đang tiến triển nhanh chóng của Bình Nhưỡng.

Nhưng hai đồng minh có vẻ không đồng thuận về cách thức để thực hiện mục tiêu đó.

Cách tiếp cận cứng rắn

Ưu tiên ngắn hạn của chính quyền Trump là nhằm ngăn chặn Bắc Triều Tiên phát triển một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trang bị đầu đạn hạt nhân (ICBM) có khả năng vươn tới lục địa Hoa Kỳ.

Washington nhấn mạnh giải pháp răn đe bằng vũ lực quân sự, đồng thời tăng áp lực kinh tế từ Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Bình Nhưỡng.

Sau cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 4, có những dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt một thỏa thuận theo đó Bắc Kinh sẽ dùng ảnh hưởng của mình để kiềm hãm Bình Nhưỡng, và để đánh đổi, Washington sẽ bớt nặng tay chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc trong các hoạt động thương mại.

Tuy nhiên, hôm thứ Ba, ông Trump bày tỏ thất vọng rằng các nỗ lực đang tăng của Trung Quốc, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu than từ Bắc Triều Tiên, đã không ngăn được Bình Nhưỡng tiếp tục tiến hành các cuộc thử nghiệm phi đạn đạn đạo.

Ông Trump viết trên Twitter: “Mặc dù tôi đánh giá cao nỗ lực của Chủ tịch Tập Cận Bình và Trung Quốc, cố giúp trong vấn đề Bắc Triều Tiên, nỗ lực đó không có kết quả. Nhưng ít nhất tôi biết Trung Quốc đã cố gắng!”

Từ lâu các chuyên gia phân tích hình ảnh vệ tinh nói Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 để đạt thêm tiến bộ hướng tới việc thủ đắc khả năng có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có đầu đạn hạt nhân ICBM.

Chính sách hòa hoãn với miền Bắc

Tân lãnh đạo Hàn Quốc có lập trường cấp tiến muốn cân bằng răn đe quân sự và trừng phạt với đối thoại và tiếp xúc ngoại giao để giảm căng thẳng với Bắc Triều Tiên.

Tổng thống Moon phát biểu:

“Tôi tin điều mà ông Kim Jong Un mong muốn nhất là bảo đảm an ninh cho chế độ của ông. Vì vậy, có khả năng ông Kim sẽ tiếp tục mang chương trình vũ khí hạt nhân của ông ra để hù dọa. Nhưng tận cùng, ông ta khao khát mong muốn đối thoại. Sau rốt, cách duy nhất để tìm hiểu có thực như vậy không là mở đối thoại với Bắc Triều Tiên.”

Ông Moon bày tỏ quan ngại về một cuộc tấn công quân sự mà Mỹ có thể thực hiện để tiêu diệt các địa điểm hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên. Nếu xảy ra, chắc chắn nó sẽ khởi động hành động trả đũa tức thời, tấn công hàng triệu người sinh sống ở Hàn Quốc.

Đặc sứ của Tổng thống Hàn Quốc phụ trách an ninh và ngoại giao, ông Moon Chung-in, gần đây gợi ý rằng Hàn Quốc sẵn sàng thu hẹp hoặc đình chỉ các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ để đổi lấy thỏa thuận với Bình Nhưỡng nhằm đóng băng chương trình hạt nhân của miền Bắc.

Tuy nhiên, hôm thứ Tư, đặc sứ Moon Chung-in xác minh quan điểm của ông không đại diện cho chính sách của chính phủ Hàn quốc.

Ông nói: “Việc của tôi là cố vấn cho tổng thống. Liệu tổng thống có chấp nhận lời cố vấn của tôi hay không là quyết định của ông ấy.”

Các đề xuất có vẻ cấp tiến của Tổng thống Moon có thể không được đón nhận tích cực ở Washington, đặc biệt sau khi chính sách cứng rắn của ông Trump được Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ủng hộ.

Cũng có quan ngại ở Washington về quyết định của Tổng thống Moon, trì hoãn việc triển khai toàn diện Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối – – THAAD của Hoa Kỳ, viện lý do cần tiến hành nghiên cứu tác hại môi trường.

Trì hoãn việc lắp đặt hệ thống THAAD được nhiều người coi như một động thái nhằm xoa dịu quân đội Trung Quốc, vốn chống đối việc Hoa Kỳ tăng cường sức mạnh quân sự trong khu vực, và cho rằng lá chắn phi đạn THAAD có thể được sử dụng để theo dõi toàn khu vực.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-my-han-hop-ban-ve-moi-de-doa-tu-bac-han/3909716.html

 

Mỹ thúc đẩy Trung Quốc nỗ lực chống khủng bố toàn cầu

Hoa Kỳ muốn Trung Quốc can dự nhiều hơn hỗ trợ cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố và những nỗ lực đánh bại Nhà nước Hồi Giáo, kể cả tại Iraq, một giới chức cao cấp Hoa Kỳ ngày 19/6 tuyên bố trước các cuộc thảo luận an ninh cấp cao với Bắc Kinh.

Bà Susan Thornton, quyền trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á, khẳng định Trung Quốc hiện chỉ đóng một vai trò giới hạn trong những nỗ lực chống khủng bố, dù dường như Bắc Kinh có tỏ ra quan tâm nhiều hơn trước.

“Chúng ta muốn Trung Quốc bước thêm nữa và nhận trách nhiệm nhiều hơn,” bà Thornton nói với các phóng viên vào lúc các Bộ trưởng quốc phòng và Ngoại trưởng của Washington và Bắc Kinh chuẩn bị gặp nhau tại thủ đô Mỹ vào ngày 21/6.

“Họ có nhiều lợi ích, chẳng hạn như tại Iraq, và chúng tôi nghĩ là họ nên làm nhiều hơn nữa để góp phần vào những nỗ lực trong liên minh quốc tế đánh bại Nhà nước Hồi Giáo,” bà Thornton nói.

Vẫn theo lời bà, Bắc Kinh tuy không phải là thành viên của liên minh đánh bại Hồi giáo gồm 68 nước, nhưng ngày càng bị ảnh hưởng bởi khủng bố, như vụ giết hại 2 người Trung Quốc tại Pakistan.

“Chúng ta muốn có một cuộc thảo luận thành thật với họ về việc họ có thể làm nhiều hơn như thế nào, chắc chắn là theo phương cách cung cấp nguồn lực cho những chính phủ đang chiến đấu chống lại khủng bố và nỗ lực giúp xây dựng khả năng cho các chính phủ và các lực lượng an ninh tại những nơi khác nhau,” bà Thornton nói thêm.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng phát biểu trong một cuộc họp báo hàng ngày tại Bắc Kinh hôm 20/6 rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ đều là nạn nhân của khủng bố.

Các cuộc thảo luận ngày 21/6 giữa Washington và Bắc Kinh có sự tham dự của Ngoại trưởng Rex Tillerson, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis cũng như Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì và Đại tướng Phòng Phong Huy, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói các cuộc thảo luận này sẽ chú trọng đến phương cách làm áp lực để Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và phi đạn nhưng cũng bao gồm những lãnh vực như chống khủng bố và tranh chấp Biển Đông.

Hoa Kỳ chống lại việc Trung Quốc xây dựng và củng cố các đảo tại Biển Đông.

Bà Thornton nói hiện giờ đang có những chuyển động hướng tới đồng thuận về bộ quy tắc ứng xử về Biển Đông và rằng Washington muốn các hoạt động xây dựng như thế đình chỉ.

Bà nhắc lại lời kêu gọi Trung Quốc thi hành hoàn toàn những chế tài của Liên hiệp quốc đối với Bắc Triều Tiên.

Ca ngợi Bắc Kinh cấm nhập khẩu than của Bắc Triều Tiên, bà Thornton nói thêm: “Chúng ta muốn thấy Trung Quốc làm nhiều hơn nữa.”

https://www.voatiengviet.com/a/my-thuc-day-trung-quoc-no-luc-chong-khung-bo-toan-cau-/3909406.html

 

Trump: Nỗ lực của Trung Quốc với Bình Nhưỡng thất bại

Tổng thống Donald Trump ngày 20/6 tuyên bố các nỗ lực của Trung Quốc nhằm thuyết phục Bắc Triều Tiên kìm chế chương trình hạt nhân đã thất bại.

Ông Trump từng kỳ vọng một sự hợp tác hơn nữa từ Bắc Kinh hầu lay chuyển Bình Nhưỡng, trông chờ vào sự hỗ trợ Chủ tịch Tập Cận Bình. Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau hồi tháng tư năm nay tại Florida và Tổng thống Trump đã không tiết lời ca ngợi ông Tập, hạn chế chỉ trích các chính sách thương mại của Trung Quốc.

“Dù tôi hết sức cảm kích nỗ lực của Chủ tịch Tập và Trung Quốc hỗ trợ trong vấn đề Bắc Triều Tiên, nhưng không hiệu quả, chí ít là tôi biết rằng Trung Quốc có cố gắng,” ông Trump đăng trên Twitter.

Không rõ liệu phát biểu này có phải là tín hiệu thay đổi quan điểm trong tiến trình Mỹ đấu tranh ngăn chặn chương trình hạt nhân và phi đạn của Bình Nhưỡng hay thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.

Nhưng có phần chắc tuyên bố này đang tăng thêm áp lực với Bắc Kinh trước Đối thoại Ngoại giao và An ninh Mỹ-Trung vào thứ tư tuần này.

Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ thảo luận với giới chức Trung Quốc bàn về cách tăng áp lực buộc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình phi đạn và hạt nhân và thảo luận về các lĩnh vực khác như chống khủng bố và tranh chấp Biển Đông.

Giọng điệu gay gắt của Tổng thống Trump đối với Bắc Triều Tiên được đưa ra sau cái chết của sinh viên Mỹ Otto Warmbier hôm 19/6 sau hơn một năm bị Bắc Triều Tiên giam cầm.

Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc, Sean Spicer, tuyên bố sau vụ việc của Warmbier, khó có cơ hội diễn ra một cuộc gặp giữa ông Trump với lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.

https://www.voatiengviet.com/a/3909023.html

 

Quốc vương Ả Rập Xê-út phế thái tử, đưa con trai lên thế

Vua Salman của Ả rập Xê-út đã đưa con trai là Hoàng tử Mohammed bin Salman, 31 tuổi, vào ngôi vị thái tử để lên kế vị ông sau này. Hiện Hoàng tử Mohammed giữ chức bộ trưởng quốc phòng và đang giám sát một chương trình cải tổ kinh tế quy mô.

Quyết định này được công bố hôm thứ Tư 21/6 thông qua các sắc lệnh do cơ quan thông tấn nhà nước SPA loan tải.

Theo sắc lệnh của nhà vua, đương kim Thái tử Mohammed bin Nayef, cháu của vua Salman, đã bị tước tất cả các chức danh, kể cả chức bộ trưởng nội vụ.

Phó thái tử Mohammed bin Salman được đưa lên thay thế, và từ nay trở thành Thái Tử đồng thời kiêm nhiệm chức Phó Thủ tướng Ả-rập Xê-út.

Tân Thái tử 31 tuổi là người phụ trách liên minh do Ả-rập Xê-út lãnh đạo, chiến đấu để giúp chính phủ Yemen chống lại phiến quân Houthi được Iran hậu thuẫn.

Truyền thông nhà nước Ả-Rập Xê-út hôm thứ Tư tường thuật rằng những thay đổi này đã được 31 trong số 34 thành viên gia đình hoàng gia chấp thuận.

Vua Salman lên nắm quyền vào năm 2015 sau khi vua Abdullah, người anh cùng cha khác mẹ của ông, qua đời.

https://www.voatiengviet.com/a/quoc-vuong-a-rap-xe-ut-duc-con-trai-len-ke-vi/3909894.html

 

Máy bay NATO áp sát máy bay Bộ trưởng Quốc phòng Nga

Các hãng tin Nga hôm 21/6 cho hay máy bay chở Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu bị một chiến đấu cơ F-16 của NATO áp sát khi bay qua biển Baltic, nhưng tiếp đó được phi cơ quân sự Sukhoi-27 của Nga hộ tống.

Theo các hãng tin, chiếc F-16 đã cố tiếp cận máy bay chở bộ trưởng quốc phòng Nga dù lúc đó nó đang bay qua vùng biển trung lập. Tin cho hay ông Shoigu khi đó đang trên đường đến vùng Kaliningrad xa xôi của Nga để thảo luận về việc sườn phía tây của nước Nga được bảo vệ tốt đến mức nào.

Các hãng tin Nga cho biết một trong những chiến đấu cơ Nga hộ tống máy bay của ông Shoigu đã chèn vào giữa máy bay của bộ trưởng quốc phòng Nga và chiến đấu cơ của NATO, rồi nghiêng cánh vài lần để lộ vũ khí mang theo.

Theo các hãng tin, thì sau đó chiếc F-16 đã rời khỏi khu vực.

Biển Baltic đã trở thành khu vực chứng kiến căng thẳng gia tăng giữa Moscow và NATO.

Hồi đầu tháng này, Nga đã điều một chiến đấu cơ để chặn đường một máy bay ném bom chiến lược B-52 của Hoa Kỳ có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Nga nói chiếc B-52 khi đó đang bay bên trên vùng Baltic gần biên giới Nga. Vụ việc này có vẻ giống những gì diễn ra thời Chiến tranh Lạnh.

https://www.voatiengviet.com/a/may-bay-nato-ap-sat-may-bay-bo-truong-quoc-phong-nga/3909672.html

 

Trump muốn hòa bình tại Ukraine

Tổng thống Donald Trump ngày 20/6 nói với Tổng thống Ukraine rằng ông hy vọng có được một giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại nước này nhưng không công khai ủng hộ hiệp ước 2015 kêu gọi Nga rút khỏi miền đông Ukraine.

Ông Trump thảo luận với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tại Phòng Bầu dục sau khi nhà lãnh đạo Ukraine có phiên họp riêng với Phó Tổng thống Mike Pence.

Trước ống kính máy quay phim, ông Trump tuyên bố hai nước đã “có nhiều tiến bộ” và rằng đôi bên đã có “những cuộc thảo luận rất tốt đẹp.”

Trong một thông báo được đưa ra sau cuộc họp, Tòa Bạch Ốc nói cuộc thảo luận đặt trọng tâm vào việc “ủng hộ một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột tại miền đông Ukraine cũng như lịch trình cải cách của Tổng thống Poroshenko và những nỗ lực chống tham nhũng.”

Thông báo không đề cập đến thỏa thuận Minsk, hiệp ước năm 2015 nhằm chấm dứt sự xâm nhập của Nga vào Ukraine. Tuần trước, Ngoại trưởng Rex Tillerson nói Hoa Kỳ có thể không ủng hộ thỏa thuận này để tránh “bị trói tay.”

Trước khi ông Trump gặp ông Poroshenko, Bộ Tài chánh Mỹ loan báo chế tài 38 cá nhân và tổ chức về hành động của Nga tại Ukraine và nói động thái này được thực hiện để làm áp lực lên Nga nhằm đạt được một giải pháp ngoại giao tại Ukraine.

Bộ trưởng Tài chánh Steven Mnuchin nói trong một tuyên bố: “Sẽ không có chuyện gỡ bỏ chế tài cho đến khi nào Nga đáp ứng được những nghĩa vụ theo thỏa thuận Minsk.”

Chế tài gần đây nhất nhắm vào các giới chức Nga và Ukraine và các công ty mà nhà cầm quyền Hoa Kỳ cáo buộc là giúp Nga nắm chặt sự kiểm soát trên bán đảo Crimea, phần đất của Ukraine bị Nga sáp nhập vào năm 2014 trong một động thái các nhà lãnh đạo phương Tây lên án là bất hợp pháp.

Ông Poroshenko, trả lời phóng viên sau cuộc họp với ông Trump, nói ông hài lòng với “một cuộc họp đầy đủ và chi tiết.” Ông cũng gặp Ngoại trưởng Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis.

Tổng thống Trump nói ông muốn có những quan hệ tốt đẹp hơn với Nga, nhưng mục đích của ông đã trở nên phức tạp hơn vì căng thẳng giữa hai nước về vấn đề Syria và sự chống đối có những quan hệ nồng ấm hơn với Moscow của một số đảng viên Cộng hòa tại Quốc hội.

Đầu tuần này, Nga dọa bắn rơi các máy bay chiến đấu của Mỹ trên bầu trời Syria sau khi một máy bay của hải quân Mỹ bắn hạ một máy bay Syria.

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa, ông Trump sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức, trước khi ghé thăm Ba Lan.

Những chế tài mới đối với Nga được Bộ Tài chánh loan báo sau khi thượng viện Mỹ tuần trước thông qua luật áp đặt chế tài mới đối với Nga và hạn chế khả năng của ông Trump rút lại các chế tài đối với Moscow trong tương lai.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-muon-hoa-binh-tai-ukraine-/3909395.html

 

Thanh niên Hong Kong ‘quay lưng’ với Trung Quốc

Một cuộc thăm dò ý kiến 120 thanh niên Hong Kong ở độ tuổi từ 18 tới 29, công bố hôm 20/6, cho biết rằng chỉ có 3,1% số đó tự nhận mình là “công dân Trung Quốc” hay “dân Trung Quốc nói chung”.
Theo Reuters, đây là mức thấp kỷ lục. Kết quả được công bố trong khi cựu thuộc địa của Anh này chuẩn bị kỷ niệm 20 năm ngày được trao trả cho Trung Quốc.

Nơi được coi là trung tâm tài chính của châu Á, vốn từng rúng động vì các cuộc biểu tình đòi dân chủ do thanh niên lãnh đạo, hoạt động độc lập ở mức cao theo phương thức “một quốc gia, hai chế độ”, sau khi Anh trao trả Hong Kong cho Bắc Kinh ngày 1/7/1997.

Khi cuộc thăm dò thường lệ, nửa năm một lần, bắt đầu năm 1997, 31% thanh niên tự nhận là “dân Trung Quốc” và 16% nói họ là “công dân Trung Quốc”.

Kết quả mới nhất cho thấy rằng 93.7% thanh niên nói rằng họ là “dân Hong Kong”, so với mức 68% năm 1997.

Trong một cuộc thăm dò trên diện rộng hơn với sự tham gia của hơn 1 nghìn người thuộc mọi lứa tuổi, khoảng 63% số người được hỏi nói rằng họ là “dân Hong Kong” trong khi khoảng 35% nói là dân Trung Quốc. Các tỷ lệ đó tương tự như kết quả năm 1997.

Nhiều quan chức Trung Quốc thời gian qua đã bày tỏ quan ngại về việc thanh niên Hong Kong lưỡng lự, không muốn chấp nhận bản sắc Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/thanh-nien-hong-kong-quay-lung-voi-trung-quoc/3908327.html

 

Pháp xét gia hạn tình trạng khẩn cấp

sau vụ tấn công mới nhất

Một người đàn ông đã bị giết chết sau khi lái một chiếc xe chứa đầy chất nổ, lao vào một xe cảnh sát tại Champs Elysees, khu mua sắm nổi tiếng ở thủ đô Paris hôm thứ Hai 20/6, theo cảnh sát Pháp.

Không có ai khác bị thương trong vụ này.

Cảnh sát cho biết đã tìm thấy một khẩu súng trường Kalashnikov, nhiều súng ngắn và chai chứa khí gas trong xe.

Công tố viên chống khủng bố của Pháp đã mở một cuộc điều tra. Người đàn ông 31 tuổi được cảnh sát biết, anh ta bị nghi là có liên hệ với chủ nghĩa cực đoan.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerard Collomb nói vụ việc này cho thấy Pháp nên gia hạn tình trạng khẩn cấp trong khi đang đối mặt với các cuộc tấn công khủng bố.

Ông Gerard Collomb nói:

“Đối với những người vẫn còn băn khoăn về sự cần thiết phải duy trì tình trạng khẩn cấp, hôm nay chúng ta đã thấy rằng nước Pháp cần biện pháp này, và nếu chúng ta muốn bảo vệ hiệu quả người dân của mình, thì phải có một số biện pháp để ngăn chặn và theo dõi những cá nhân như thế này, và để chặn các cuộc tấn công, cho dù là nhắm vào thường dân hay lực lượng an ninh.”

Tình trạng khẩn cấp đã được áp dụng tại Pháp từ năm 2015, và sẽ hết hiệu lực vào tháng tới, nhưng ông Collomb cho biết ông sẽ trình một dự luật để gia hạn biện pháp này cho tới tháng 11 năm nay.

https://www.voatiengviet.com/a/phap-xe-gia-han-tinh-trang-khan-cap-sau-vu-tan-cong-moi-nhat/3908205.html

 

Ngày hội âm nhạc lần thứ 36 tại Pháp : Nóng bức, an ninh cao

Thụy My

Ngày hội âm nhạc lần thứ 36 hôm nay 21/06/2017 diễn ra trong thời tiết nóng nực, và được bảo vệ an ninh cao độ trước nguy cơ khủng bố. Hàng chục ngàn buổi trình diễn miễn phí được tổ chức trên khắp nước Pháp. Tại 120 quốc gia khác trên khắp thế giới, lễ hội này cũng bắt đầu trở nên quen thuộc.

Bà Françoise Nyssen, trong Ngày hội âm nhạc đầu tiên với tư cách tân bộ trưởng Văn Hóa Pháp, đã chọn lựa « không ấn định chủ đề, để cho mỗi người tự trình diễn theo cách của mình ».

Từ nhạc rock, pop, rap, jazz, nhạc cổ điển, hợp xướng cho đến DJ phối nhạc…năm nay có đủ thể loại âm nhạc trên các đường phố nước Pháp, dù là các nhóm nghiệp dư trình diễn trên hè phố hay các buổi diễn chuyên nghiệp trên sân khấu với các ngôi sao.

Giám đốc Sở Cảnh sát Paris Michel Delpuech cho biết : « Tổng cộng có 400 sự kiện được đăng ký tổ chức trong dịp Ngày hội âm nhạc. Chúng ta đang ở vào thời kỳ mà nước Pháp phải chứng tỏ vẫn là nước Pháp : một đất nước của tự do, của niềm vui sống, thích lễ hội…nhưng trong bối cảnh cần phải thận trọng ».

Lực lượng an ninh được huy động trên 3.200 người tại Paris và vùng phụ cận, hai ngày sau vụ khủng bố hụt trên đại lộ Champ-Elysées ở thủ đô Paris. Gồm có : 2.700 cảnh binh, 9 đơn vị cảnh sát cơ động, một đơn vị hiến binh cơ động ; ngoài ra còn phải kể thêm 600 đến 650 cảnh sát giao thông.

Một bất lợi cho Ngày hội âm nhạc năm nay là diễn ra vào thời điểm đợt nóng bất thường tại châu Âu lên đến mức cao nhất. Riêng tại Pháp, đây là đợt nóng chưa từng thấy từ 12 năm qua, ở thủ đô Paris nhiệt kế lên đến 37°C.

Theo nghiên cứu của bộ Văn Hóa cùng với viện Ipsos, đến hai phần ba người Pháp đánh giá cao Ngày hội âm nhạc và khẳng định muốn tham gia. Đối với cựu bộ trưởng Jack Lang, người đã có sáng kiến tổ chức Ngày hội âm nhạc vào năm 1982, sự kiện đặc sắc này đã trở thành một hoạt động văn hóa thường niên không thể bỏ qua, « chưa bao giờ xảy ra sự cố và bạo lực ».

http://vi.rfi.fr/phap/20170621-ngay-hoi-am-nhac-lan-thu-36-tai-phap-nong-buc-an-ninh-cao

 

Quân đội Philippines bị tấn công ở miền nam

Mai Vân

Hơn trăm người có võ trang, vào sáng nay, 21/06/2017, đã tấn công vào quân đội Philippines tại một khu làng ở miền nam, trên đảo Mindanao. Mục tiêu, theo hãng tin Pháp AFP, có thể là nhằm nới lỏng gọng kềm đang siết quanh phiến quân Hồi Giáo ở Marawi, cách đấy khoảng 160 cây số.

Thoạt đầu, khoảng hai trăm người Hồi Giáo vũ trang, theo lời một viên chức địa phương, đã tấn công vào lúc bình minh một đồn lính kém bảo vệ ở thị trấn Pigkawayan, và phần lớn trong số này đã nhanh chóng rút lui sau đó. Tuy nhiên, theo nguồn tin quân đội Philippines, số còn lại khoảng ba mươi người đã quay sang chiếm đóng một ngôi trường tiểu học, dùng thường dân làm bia đỡ đạn.

Trả lời hãng tin Pháp AFP qua điện thoại, đại úy Arvin Encinas, phát ngôn viên lực lượng quân đội phụ trách khu vực, xác định : « Chúng đang có mặt trong ngôi trường và cầm giữ thường dân, sử dụng họ làm lá chắn sống ». Phát ngôn viên này còn nói thêm rằng các phần tử thánh chiến đã đặt bom xung quanh ngôi trường.

Theo ông Antonio Maganto, phát ngôn viên phụ trách giáo dục địa phương cho biết là có khoảng 20 cư dân sống quanh trường đã bị bắt làm con tin, nhưng không có học sinh. Số lượng chính xác là bao nhiêu vẫn chưa thể xác định.

Theo AFP, trước đó, phát ngôn viên quân đội Philippines, tướng Restituto Padilla, cho biết là nhóm tấn công thuộc lực lượng Bangsamoro Biff, một nhánh ly khai của Mặt Trận Giải Phóng Hồi Giáo Moro (Milf), và là một trong 4 nhóm hoạt động tích cực ở miền Nam Philippines và tự nhận đi theo tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech.

Cả hai phát ngôn viên quân đội Philippines tại Manila và tại địa phương đều cho biết là giao tranh vẫn diễn ra lẻ tẻ trong suốt ngày hôm nay tại khu vực lân cận ngôi làng bị tấn công, một nơi chủ yếu gồm đầm lầy, đồi núi và ruộng rẫy.

Theo viên chức cảnh sát địa phương Realan Mamon, cuộc tấn công nói trên có lẽ là để đánh lạc hướng, hầu giảm sức ép của quân đội Philippines lên các phần tử Hồi Giáo đang bị vây hãm ở Marawi.

Chiến sự giữa 2 bên đã kéo dài từ một tháng nay. Quân đội Philippines đã được hỗ trợ của Mỹ, nhưng vẫn chưa triệt hạ được đối phương.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170621-quan-doi-philippines-bi-tan-cong-o-mien-nam

 

Phi cơ Mỹ bắn hạ một máy bay không người lái tại Syria

Thụy My

Một chiến đấu cơ Mỹ hôm qua 20/06/2017 đã bắn hạ một máy bay không người lái của lực lượng thân Damas tại Syria, khiến Nga nổi giận tố cáo liên minh quốc tế là « đồng lõa với khủng bố ».

Rạng sáng ngày 20/06, một phi cơ F-15 Strike Eagle của Mỹ đã bắn rơi một chiếc máy bay không người lái Shaheed 129 do Iran sản xuất, gần vùng Al Tanaf ở miền nam Syria, do « có ý định thù địch » – theo liên minh quốc tế. Thông cáo của liên minh nhấn mạnh « sẽ không để cho các phương tiện thân chế độ đe dọa hoặc áp sát ».

Sự kiện này diễn ra không đầy 48 giờ sau vụ một máy bay của quân chính phủ bị một phi cơ tiêm kích Mỹ bắn hạ tại Raqa, miền bắc Syria, vì chiếc máy bay này định không kích các vị trí của Lực Lượng Dân Chủ Syria (FDS), liên minh Kurdistan và Ả Rập chống thánh chiến được Hoa Kỳ hỗ trợ. Lực lượng này đang truy lùng quân thánh chiến tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại Raqa.

Để trả đũa sự cố hôm Chủ nhật ở Raqa, Nga hôm thứ Hai loan báo ngưng kênh liên lạc quân sự với Hoa Kỳ, và khẳng định từ nay sẽ hướng các hỏa tiễn nhắm vào các phi cơ của liên minh nhận dạng được từ phía tây dòng sông Euphrate. Còn sau vụ hôm qua, thứ trưởng Ngoại Giao Nga lập tức cho rằng đây là việc « đồng lõa với khủng bố ».

Cách đây hai tuần, Mỹ cũng đã phá hủy một máy bay không người lái của lực lượng thân chế độ Syria tại Al Tanaf, không kích các binh lính thuộc các nhóm này đang tiến gần địa điểm mà lực lượng đặc biệt Mỹ đang huấn luyện các chiến binh chống thánh chiến.

Không phận Syria đầy máy bay của chế độ Assad hay của Nga, của liên minh quốc tế và đôi khi từ nước Thổ Nhĩ Kỳ láng giềng. Riêng Nga có khoảng vài chục phi cơ tiêm kích và oanh tạc cơ, bên cạnh đó là các hệ thống phòng không S-300, S-400 đặt trên đất Syria.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170621-phi-co-my-ban-ha-mot-may-bay-khong-nguoi-lai-tai-syria-nga-noi-gian-simone-okkk

 

Hội Đồng Bảo An

đồng ý về lực lượng chống thánh chiến ở Sahel

Mai Vân

Theo kế hoạch, hôm nay 21/06/2017, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu thông qua một nghị quyết cho phép triển khai một lực lượng chống thánh chiến ở vùng Sahel. Hoa Kỳ đã cực lực phản đối một văn kiện về việc này, nhưng rốt cuộc thì Pháp, nước đề xuất nghị quyết, đã đạt được một thỏa hiệp với Mỹ, và văn bản thông qua hôm nay, là một nghị quyết bị giản lược nhưng mang tính đồng thuận.

Thông tín viên RFI tại New York, Marie Bourreau, tường thuật :

Văn bản đưa ra bỏ phiếu là một dự thảo nghị quyết mang tính đồng thuận cho phép Paris có được hậu thuẫn của Washington trong lúc mà Mỹ chống đối một nghị quyết.

Nhìn chung, văn bản không nói đến việc cho phép lực lượng chống khủng bố của nhóm G5 Sahel tại châu Phi hoạt động, mà chỉ là hoan nghênh việc triển khai lực lượng này. Sự thay đổi từ ngữ này trấn an được phía Mỹ, vốn không muốn Liên Hiệp Quốc cho lực lượng này toàn quyền hành động. Do vậy, bản dự thảo mới không nhắc đến chương 7 Hiến Chương Liên Hiệp Quốc cho phép sử dụng vũ lực.

Washington còn thành công trong việc xóa bỏ một điều khoản nói rõ về tính chất chống khủng bố của lực lượng châu Phi, mà theo từ ngữ nghị quyết mới, chỉ còn là vãn hồi hòa bình và an ninh trong vùng Sahel.

Tuy nhiên, điểm này sẽ không gây hậu quả gì đối với hoạt động thực tế, vì về mặt pháp lý, 5 quốc gia – Mali, Niger, Tchad, Mauritanie và Burkina Faso – trong lực lượng này đã chấp nhận nguyên tắc tiến hành chống khủng bố trên lãnh thổ của họ.

Và cuối cùng, điểm gai góc nhất là tài chính. Vấn đề này sẽ được xử lý qua việc tổ chức một hội nghị các nhà tài trợ… Đây là điểm khó khăn nhất vì nguồn tài trợ vẫn luôn rất hạn chế, và khoản 50 triệu euro mà châu Âu cam kết không đủ để triển khai 5 000 quân của lực lượng này.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170621-hoi-dong-bao-an-dong-y-ve-luc-luong-chong-thanh-chien-o-sahel

 

Pháp và Nga xích lại gần nhau

Mai Vân

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đã « chìa tay » hòa giải với Nga trong cuộc tiếp xúc vào hôm qua, 20/06/2017, với đồng nhiệm Serguei Lavrov tại Matxcơva. Ông xác định muốn đặt quan hệ hai nước dưới dấu ấn của « sự tin tưởng » được khôi phục giữa hai bên.

Pháp và Nga đã xích lại gần trên cuộc chiến chống khủng bố. Ngoại trưởng Le Drian và đồng nhiệm Nga thông báo thiết lập một cơ chế tham khảo thường trực về tình hình Libya và Yemen. Về phần mình, ngoại trưởng Nga mong muốn bình thường hóa quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu và cũng gợi lên « sự thông cảm hai bên » về tình hình Syria.

Thông tín viên RFI, Muriel Pomponne, tường thuật từ Matxcơva :

Lãnh đạo Ngoại Giao Nga chỉ có những lời lẽ tích cực hướng về đồng nhiệm Pháp : « Chúng tôi đã có những trao đổi rất tốt. Nga sẵn sàng hành động tối đa để duy trì đối thoại giữa hai nước, trong một bối cảnh rất phức tạp ».

Và ngoại trưởng Pháp đã đáp trả với cùng giọng điệu : « Chúng tôi không tìm cách cô lập Nga với phần còn lại của châu Âu, không tìm cách làm suy yếu kinh tế Nga ».

Về hồ sơ Syria, ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh những điểm tương đồng : Đánh bại Daech, duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ Syria, với một Nhà nước thực hiện nghiêm túc vai trò của mình. Ông chỉ nói phớt qua về một số vướng mắc trong quan hệ trước đây, khi cho rằng còn thiếu sự tin tưởng, thiếu thẳng thắn và tôn trọng. Ông kêu gọi là trước hết phải hiểu nhau và có cái nhìn thực tiễn.

Để tránh làm mích lòng nhau, hai bên cũng không nhắc đến số phận tổng thống Syria Bachar Al Assad. Tên ông chỉ được nhắc qua với tư cách người chịu trách nhiệm các vụ thảm sát.

Về mối căng thẳng hiện nay giữa liên minh quốc tế và Nga, ngoại trưởng Pháp cho là cần có những cơ chế giảm xung đột trong lúc ông Lavrov đổ trách nhiệm cho Mỹ.

Tất nhiên là ông Le Drian có nêu vấn đề này với bộ trưởng Quốc Phòng Nga Serguei Choigu mà ông đã gặp một tiếng rưỡi đồng hồ khi vừa đặt chân đến Matxcơva.

http://vi.rfi.fr/phap/20170621-phap-va-nga-xich-lai-gan-nhau-simone-okkk

 

Pháp:Đồng minh chủ chốt của tổng thống Macron

rời khỏi chính phủ

Thanh Phương

Hôm nay, 21/06/2017, bộ trưởng Tư Pháp François Bayrou, đồng minh chủ chốt của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, thông báo rời khỏi chính phủ, cùng với hai bộ trưởng khác thuộc đảng cánh trung của ông.

Đúng hơn là ông Bayrou đã quyết định không tham gia chính phủ mới, được thành lập sau bầu cử Quốc Hội và thành phần trên nguyên tắc sẽ được thủ tướng Edouard Philippe công bố chiều nay.

Nhân vật là cánh tay phải của ông Bayrou, bà Marielle de Sarnez, bộ trưởng phụ trách Các vấn đề châu Âu, cũng quyết định không tham gia nội các mới. Được bầu là dân biểu Paris, bà de Sarnez sẽ làm chủ tịch khối dân biểu đảng cánh trung Modem ở Quốc Hội. Hôm qua, một bộ trưởng khác của đảng Modem, bà Sylvie Goulard, bộ trưởng bộ Quân Lực, cũng đã quyết định rút lui.

Ba bộ trưởng của đảng Modem rời khỏi chính phủ vào lúc đảng cánh trung này đang bị điều tra về nghi án việc làm giả của các trợ lý nghị sĩ châu Âu. Cả ba người đều có liên can trong vụ này.

Khi thông báo rời khỏi chính phủ, ông Bayrou khẳng định đây là quyết định của riêng ông, chứ không phải do ai thúc ép. Trên đài phát thanh Europe 1, sáng nay, phát ngôn viên chính phủ Pháp Christophe Castaner cũng xác nhận đây là sự chọn lựa cá nhân của ông Bayrou, nhưng cho rằng việc bộ trưởng Tư Pháp rút đi « sẽ đơn giản hóa tình hình » cho tổng thống Macron.

Cuộc điều tra về nghi án việc làm giả của đảng Modem đúng là đã gây khó khăn cho chính phủ của tổng thống Macron nói chung và cho ông Bayrou nói riêng, vì ông Bayrou là người đặc trách dự luật về đạo đức trong đời sống chính trị, một trong những hồ sơ ưu tiên của tân tổng thống Pháp.

Nhiều lãnh đạo chính trị đã yêu cầu ông Bayrou từ chức. Theo kết quả một cuộc điều tra, có đến 57% dân Pháp không muốn bộ trưởng Tư Pháp ở lại trong chính phủ.

Một bộ trưởng Pháp, xuất thân từ Đảng Xã Hội, ông Richard Ferrand, cũng đã buộc phải rời khỏi chính phủ, sau nhiều ngày dứt khoát không chịu từ chức bất chấp nhiều lời kêu gọi. Ông Ferrand đang bị điều tra về nghi án làm lợi cho vợ trong một vụ kinh doanh địa ốc.

Như vậy là nội các mới của tổng thống Macron sẽ có nhiều thay đổi lớn, chứ không chỉ là một cuộc cải tổ nội các mang tính « kỹ thuật ».

http://vi.rfi.fr/phap/20170621-phap-dong-minh-chu-chot-cua-tong-thong-macron-roi-khoi-chinh-phu