Tin Biển Đông – 20/06/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 20/06/2017

Tướng Phạm Trường Long: ‘Đảo ở Nam Hải là của TQ’

Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Tướng Phạm Trường Long trong chuyến thăm hai ngày 18-19/6 đã gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam.

Theo Tân Hoa Xã, khi ở Việt Nam ông Phạm đã nói rõ về chủ quyền của Trung Quốc ở ‘Nam Hải’.

Ông Phạm Trường Long hôm Chủ Nhật có các cuộc họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.

Ông Phạm được Tân Hoa Xã dẫn lời theo đó nói nhờ sự nỗ lực thúc đẩy của lãnh đạo hai nước nên quan hệ Việt-Trung nay đang phát triển tốt, và đã gặt hái được kết quả trong một số lĩnh vực.

“Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong việc đưa sáng kiến Một Vành đai Một Con đường của Trung Quốc kết nối phù hợp với kế hoạch Hai Hành lang Một Vành đai Kinh tế của Việt nam, và thúc đẩy hợp tác thiết thực trong mọi lĩnh vực để cùng phát triển,” ông nói.

VN ở đâu trong ‘Vành đai và Con đường’ của TQ?

VN: Nỗ lực cân bằng với Trung Quốc và Mỹ

Lãnh đạo Việt-Trung bàn thảo ‘tích cực’ về Biển Đông

Trung Quốc coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác quân sự với Việt Nam, và sẵn sàng cùng Việt Nam thúc đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ này, ông Phạm nói thêm.

Liên quan tới chủ đề Biển Đông, Tân Hoa Xã tường thuật rằng ông Phạm trong chuyến thăm đã nhấn mạnh rằng “toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải [là tên gọi Trung Quốc dùng để chỉ Biển Đông] đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ.”

Ông cũng ghi nhận tình thế hiện thời tại Biển Đông đã được ổn định và đang trở nên ngày càng tích cực hơn, đồng thời kêu gọi hai nước tuân theo sự nhận thức chung quan trọng các lãnh đạo đảng, nhà nước hai bên.

“Hai bên cần tăng cường đối thoại chiến lược và kiểm soát tốt các khác biệt, nhằm duy trì quan hệ chung cũng như nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Nam Hải,” Tướng Phạm Trường Long nói.

ASEAN họp về Biển Đông ‘bất lợi’ cho VN

Diễn đàn an ninh vùng: Biển Đông nằm ở đâu?

Cách ứng xử nào cho Biển Đông?

Trong các cuộc gặp gỡ riêng rẽ với Tướng Phạm, giới lãnh đạo Việt Nam đều đánh giá cao quan hệ hợp tác Việt-Trung, Tân Hoa Xã tường thuật.

Trung Quốc lại đưa giàn khoan Biển Đông?

Trước đó, cũng trong tháng Sáu này, có tin nói giàn khoan của Trung Quốc đã hoạt động trở lại tại Biển Đông.

Đặc biệt, không lâu trước chuyến thăm Việt Nam của Tướng Phạm Trường Long, một số trang mạng tiếng Trung như DWNews đăng tin nói” “các thuyền cá của Việt Nam liên tiếp quấy nhiễu quá trình hạ đặt giàn khoan” của họ.

Trong một bài đăng hôm 7/06/2017, trang DWNews đăng hình hai chiếc thuyền được cho là của Việt Nam bị công nhân giàn khoan Trung Quốc dùng vòi rồng phun nước đuổi ra.

TQ vận hành giàn khoan khổng lồ

Cách ứng xử nào cho Biển Đông?

Tập đoàn Mỹ ký thỏa thuận khí đốt với Việt Nam

VN: Chọn cả Trung Quốc lẫn Mỹ là ‘khôn ngoan’?

Bài này mô tả đây là cách công ty khai thác dầu Trung Quốc dùng “phún xạ phản kích” và cho hay rằng phía Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam “lập tức đình chỉ quấy nhiễu”.

Tuy nhiên, bài báo không nói rõ về tọa độ của giàn khoan dầu đang được đặt ở đâu trong Biển Đông, cũng như ngày xảy ra “các hoạt động quấy nhiễu” đó.

Bài báo này cũng nhắc lại các vụ việc về giàn khoan HD-981 năm 2014 “bị 40 tàu thuyền Việt Nam” liên tiếp “công kích”.

Điều hiển nhiên là cả vùng biển này luôn được Trung Quốc khẳng định là thuộc chủ quyền của họ và Việt Nam cũng nói là của mình.

Hồi tháng 1/2017, Việt Nam ký một thỏa thuận với tập đoàn ExxonMobil mà cựu lãnh đạo là ông Rex Tillerson, hiện là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, để khai thác khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh ngoài Biển Đông.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40334599

 

Hải Dương 981 không vi phạm biển Việt Nam?

Giàn khoan lớn của Trung Quốc từng gây sóng gió trong quan hệ Việt-Trung sẽ hoạt động ngay gần cửa vịnh Bắc Bộ trong 3 tháng, từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 9 năm nay.

Theo thông báo ngày 16/6 của Cục Hải sự Trung Quốc, giàn khoan Haiyang Shiyou-981 mà Việt Nam thường gọi là Hải Dương-981 sẽ hoạt động tại giếng Lăng Thủy 25-4-1, cách đảo Hải Nam 74 hải lý về hướng nam.

Tọa độ của giàn khoan này, theo thông tin của Trung Quốc, là 17 độ 9 phút 7 giây vĩ Bắc và 110 độ 2 phút 9 giây kinh Đông.

Cửa vịnh Bắc Bộ là nơi hai bên chưa phân định. Nếu giả định với đường trung tuyến ở giữa để mà phân định, thì hiện nay giàn khoan 981 của Trung Quốc vẫn ở bên kia của trung tuyến, tức là ở bên phía của Trung Quốc. Cho nên là nó vẫn chưa gọi là xâm phạm vào vùng biển của Việt Nam đâu.

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt

Báo Thanh Niên của Việt Nam đăng một tin ngắn vào trưa ngày 20/6, trong đó có đoạn cho rằng dàn khoan của Trung Quốc “đang hoạt động phi pháp” tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán phân định. Nhưng sau khoảng 1 giờ, báo đã rút tin và không đưa ra lời giải thích.

Luật sư Hoàng Việt, một chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, nói với VOA từ thành phố Hồ Chí Minh rằng vị trí nêu trên của dàn khoan không vi phạm vào vùng biển Việt Nam:

“Cửa vịnh Bắc Bộ là nơi hai bên chưa phân định. Nếu giả định với đường trung tuyến ở giữa để mà phân định, thì hiện nay giàn khoan 981 của Trung Quốc vẫn ở bên kia của trung tuyến, tức là ở bên phía của Trung Quốc. Cho nên là nó vẫn chưa gọi là xâm phạm vào vùng biển của Việt Nam đâu”.

…khi mà Thanh Niên đưa tin, người ta cho rằng nó xâm phạm. Nhưng mà sau đó thấy chưa hề xâm phạm, thì người ta không muốn nó căng thẳng, người ta lại rút [tin] đi.

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt

Nhận định về việc báo Thanh Niên gỡ tin về dàn khoan Trung Quốc, ông Việt nói lý do có thể là vì báo nhận ra những lời lẽ mang tính cáo buộc trong bài không phù hợp với tình hình thực tế:

“Trung Quốc có dàn khoan thì họ vẫn kéo đi. Việc giàn khoan nó cũng không phải là cái gì mới. Nếu dàn khoan nó xâm phạm vào khu vực chủ quyền của Việt Nam thì lúc đó mới là cái đáng ngại. Có lẽ, cái này tôi suy luận thôi, khi mà Thanh Niên đưa tin, người ta cho rằng nó xâm phạm. Nhưng mà sau đó thấy chưa hề xâm phạm, thì người ta không muốn nó căng thẳng, người ta lại rút [tin] đi”.

Hồi tháng Tư năm ngoái, Trung Quốc cũng đã triển khai giàn khoan Hải Dương-981 đến vị trí gần sát tọa độ nêu trên.

Khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố Việt Nam “kiên quyết phản đối” và yêu cầu Trung Quốc “rút ngay” giàn khoan ra khỏi khu vực này. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.

Lần Hải Dương-981 gây sóng gió lớn nhất trong quan hệ Việt-Trung là khi giàn khoan này được đặt ở vị trí Việt Nam coi là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình hồi tháng 5/2014.

Việc này đã làm nổ ra nhiều cuộc biểu tình lớn của người dân Việt Nam chống Trung Quốc cũng như nhiều động thái phản đối chính thức của nhà chức trách Việt Nam. Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981vào tháng 7/2014, sau hơn 2 tháng hoạt động.

https://www.voatiengviet.com/a/hai-duong-981-khong-vi-pham-bien-viet-nam/3907807.html

 

Tuần tra Biển Đông : Mỹ sẽ nói ít, làm nhiều

Trọng Thành

Kể từ tháng 10/2015, Hải quân Mỹ có nhiều cuộc tuần tra hải quân để bảo vệ quyền tự do hàng hải (gọi tắt là FONOP) ở Biển Đông, chống lại tham vọng của Bắc Kinh độc chiếm vùng biển này. Bắc Kinh phản ứng dữ dội trước mỗi cuộc tuần tra áp sát một số đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp và kiểm soát, vốn thường được đưa tin rộng rãi.

Một số diễn biến gần đây cho thấy chính quyền Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump dường như đang điều chỉnh chính sách : nói ít hơn và làm nhiều hơn. Cụ thể là gia tăng các hoạt động tuần tra nhằm bình thường hóa sự hiện diện của Hải quân Mỹ trên toàn bộ vùng biển này, nhưng hạn chế quảng bá.

Theo Reuters, hôm 15/06/2017, chiếm hạm Mỹ USS Sterett đã ghé thăm cảng Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, căn cứ thuộc Hạm Đội Nam Hải, có nhiệm vụ kiểm soát Biển Đông. Phát biểu với báo giới trên chiếc tàu chiến này, tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Mỹ, đô đốc Scott Swift, đã hoan nghênh một diễn biến mới đây mà ông cho là « rất tích cực » trong chính sách Biển Đông của Washington: Đó là giảm thông tin, quảng bá về các hoạt động tuần tra tại Biển Đông.

Chuyến viếng thăm của tư lệnh Mỹ diễn ra chỉ ba tuần sau chuyến tuần tra FONOP của tàu chiến Mỹ USS Dewey trong phạm vi « 12 hải lý » của Đá Vành Khăn (Mischief Reef), quần đảo Trường Sa. Tư lệnh Scott Swift đã từ chối trả lời các câu hỏi về các hoạt động của tàu USS Dewey.

Dưới thời Obama, các đợt tuần tra tại Biển Đông đã được quảng bá rộng rãi. Trang mạng chuyên về thời sự chính trị châu Á The Diplomat nhấn mạnh đến việc nhiều tin tức rò rỉ ra ngoài trước ba cuộc tuần tra.

Về tương lai của các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải, lãnh đạo Hạm đội Thái Bình Dương nhấn mạnh là các hoạt động tuần tra tại Biển Đông không những vẫn sẽ tiếp tục như chiến lược đã được vạch ra dưới thời tổng thống tiền nhiệm Obama, mà còn gia tăng về mức độ. Dự kiến Hải quân Mỹ sẽ hiện diện tại Biển Đông hơn 900 ngày, trong năm 2017, so với con số trung bình tổng cộng 600 đến 700 ngày/năm.

Về sự thay đổi nói trên, báo Anh Financial Times dẫn lời bà Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Center for Strategic and International Studies, có trụ sở tại Washington. Theo chuyên gia này, việc Washington quảng bá rộng rãi về các cuộc tuần tra trong giai đoạn khởi đầu chiến dịch trong hai năm 2015 và 2016 một phần là để trấn an các đồng minh trong khu vực, trong khi đó, chiến dịch FONOP hiện nay đã trở thành một nhiệm vụ bình thường, không còn cần « thảo luận » nữa.

Chuyên gia về an ninh quốc tế cũng lưu ý là các cuộc tuần tra FONOP của Hoa Kỳ đã diễn ra từ nhiều thập kỷ nay, và không chỉ nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông, chống lại tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Bài bình luận « Hải quân Mỹ duy trì hiện diện tại Biển Đông », trên The Diplomat, dẫn lại bản báo cáo thường niên của bộ Quốc Phòng Mỹ, theo đó FONOP là một chương trình bảo vệ luật pháp quốc tế trên biển trên phạm vi toàn cầu, chứ không phải chỉ nhắm riêng vào Trung Quốc. Riêng tại Biển Đông, hoạt động bảo vệ tự do hàng hải của Hải quân Mỹ là trên toàn khu vực, chứ không chỉ riêng tại một số đảo đá nhân tạo mà Trung Quốc đang nỗ lực quân sự hóa.

Việc điều chỉnh chính sách nói trên của Hoa Kỳ cho thấy Washington vừa kiên quyết trong chính sách bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, chống tham vọng độc chiếm của Bắc Kinh, nhưng cũng vừa duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, bất chấp các căng thẳng chính trị. Chuyến công du Trung Quốc ba ngày của tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương là chuyến viếng thăm đầu tiên của một chiến hạm Hoa Kỳ tại Trung Quốc kể từ tháng 8/2016, và cũng là chuyến thăm đầu tiên dưới thời tổng thống Donald Trump.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170620-tuan-tra-bien-dong-my-se-noi-it-lam-nhieu

 

Sĩ quan Đông Nam Á

lên chiến hạm Nhật tham quan Biển Đông

Sĩ quan quân đội các nước Đông Nam Á được tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật đưa đi tham quan Biển Đông trong chuyến hải hành 4 ngày, một dấu hiệu mới cho thấy Nhật đang tăng cường nỗ lực chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Sĩ quan 10 nước thành viên ASEAN lên tàu Nhật tại Singapore ngày 19/6, Bộ Quốc phòng Nhật cho biết.

Các phái đoàn quân đội khác của ASEAN sẽ tham dự một sự kiện 3 ngày bắt đầu từ 20/6 tại Nhật Bản, quan sát các cuộc thao dượt cứu nạn của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF).

“Đây là lần đầu tiên chúng tôi làm việc này,” một giới chức cấp bộ cho biết tại một cuộc họp báo ở Tokyo.

Các sự kiện này cho thấy một mức độ hợp tác chưa từng có trước đây giữa các giới chức quân sự và phòng vệ dân sự nhằm đẩy mạnh quan hệ với nước ngoài.

Động thái này cũng đánh dấu sự thúc đẩy có phối hợp, tập trung vào ngoại giao quân sự của Thủ tướng Shinzo Abe.

Nhật Bản lo ngại rằng Trung Quốc đang củng cố kiểm soát tại Biển Đông với việc xây dựng các căn cứ trên đảo, bán vũ khí, và viện trợ phát triển. Vào khoảng 5.000 tỉ đô la hàng hóa qua lại thủy lộ chiến lược này mỗi năm, hầu hết đi và đến các cảng của Nhật Bản.

Giữa lúc Nhật Bản tìm kiếm vai trò an ninh lớn hơn trong vùng, trong khuôn khổ liên minh với Hoa Kỳ, chính quyền của Thủ tướng Abe tin rằng Nhật có lợi thế hơn Hoa Kỳ trong việc lôi kéo các nước Đông Nam Á ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc.

Nhật Bản có thể giúp tăng cường khả năng cứu trợ thảm họa của các nước và có thể củng cố vị thế của Nhật như một nước đồng hành châu Á, theo lời hai giới chức chính phủ Nhật nói với Reuters với điều kiện ẩn danh.

Sau cuộc đảo chánh tại Thái Lan năm 2014, chính phủ Mỹ hạn chế giao tiếp với chế độ ở đây, trong khi quan hệ ngoại giao với Philippines trở nên căng thẳng kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức vào năm ngoái và tìm cách giảm thiểu điều mà ông gọi là sự lệ thuộc vào Hoa Kỳ.

Một khía cạnh khác của chính sách ngoại giao quân sự mới áp dụng của Nhật chính là sự hợp tác quân sự-công nghiệp. Vào năm 2014, ông Abe chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu vũ khí kéo dài một thập niên và cho phép Nhật cung cấp công nghệ vũ khí để lôi kéo các mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn.

Tuần trước, Nhật Bản vừa tổ chức một cuộc hội thảo công nghệ quốc phòng với các đại diện của Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia và Singapore.

https://www.voatiengviet.com/a/si-quan-dong-nam-a-len-chien-ham-nhat-tham-quan-bien-dong-/3907092.html