Tập San Tân Đại Việt – Số 3 – 2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Đại Việt – Số 3 – 2017

Mục Lục

BS Mã Xái: * Thời điểm cho Trump thiết lập Một Chánh Sách «Trung Quốc» nhìn qua chuyến công du Châu Á  của Ngoại Trưởng Rex Tillerson chuẩn bị Thượng đỉnh Trump-Tập Cận Bình, dự kiến tại Mar-a-Lago, Florida.

* Trump và Putin về quan hệ mới Nga-Mỹ: Nhìn qua chuyến công du Âu Châu của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence

Quốc Phùng: Với chính sách đối ngoại mới của Hoa Kỳ, những lực lượng tranh đấu cho dân chủ Việt Nam nên có một chiến lược như thế nào?

Giáo Già: Thơ Khai bút đầu xuân DL

Đào Văn Bình: Nhật Ký Biển Đông: Lãnh Đạo Có Nên Đôi Co Với Truyền Thông?

Lý Văn Quý: Chính sách ngoại giao của chính quyền Donald Trump đối với Trung Cộng

Vi Anh: TC Né Mỹ, Dọa Láng Giềng

Nguyễn Tài Ngọc: Ai thắng nếu Hoa Kỳ và Trung Cộng đánh nhau ở Biển Đông?

Phan Văn Song: *Nỗi Lo Mất Nước

*Nỗi Lo Mất Gốc

Nhữ Đình Hùng: Nhà Nước Hồi Giáo đe dọa Tàu

Trọng Đạt: Tháng Ba Di Tản

Trần Văn Lương: Thơ Nê Mã Thiệp Giang

Võ Hương An: Những ngày cuối tháng ba

Nguyễn thị Cỏ May: * Tả/Hữu hay đặc thù của chánh trị Pháp

* Người cộng sản Nam kỳ Qua “Lời Ai điếu” của Lê Phú Khải

GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn, Luật Biến Cải

Lý Bạch: Thơ Tĩnh Dạ Từ

Nguyễn Ngọc Chính: Ngôn ngữ Sài Gòn xưa

Nguyễn thị Cỏ May: Sau 68 năm Georges Orwell trở thành thời sự      

Thời điểm choTrump thiết lập Một Chánh Sách «Trung Quốc» nhìn qua chuyến công du Châu Á của Ngoại Trưởng Rex Tillerson chuẩn bị Thượng đỉnh Trump-Tập Cận Bình, dự kiến tại Mar-a-Lago , Florida.

 Bác sĩ Mã Xái

Tillerson công du châu Á và Thượng đỉnh Trump-Tập Cận Bình

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson mở đầu chuyến công du Châu Á đầu tiên trong khu vực qua ba quốc gia Nhựt Bổn (ngày 15/03), Nam Hàn (17/03) và ông sẽ dừng chon tại Bắc Kinh ngày 18 tháng 03,  sau khi làm việc với các giới chức lãnh đạo ở Tokyo và Seoul.

Một chuyến đi với muôn ngàn thách thức trước bối cảnh dẫy đầy bất ổn khắp vùng Đông Bắc Á và Đông Nam Á, nhưng cội nguồn gai góc của vấn đề lại nằm trong vòng ảnh hưởng của  trung tâm quyền lực Trung Nam Hải. Hồ sơ thảo luận  giữa Tillerson và Tập Cân Bình cùng các viên chức ngoại giao cao cấp Bắc Kinh sẽ  phản ảnh chánh sách ngoại giao của Trump-Mỹ . Sau hơn hai tháng TT Trump nhậm chức chưa ai  nắm được” Chánh sách Trung Quốc” của Trump kể cả về phía nhà nước  Trung Cộng, ngoài những tuyên bố rời rạc của ông Trump trong lúc tranh cử hay trên các tweet lắm khi bất nhứt. Bà Susan Thorton Quyền Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách  Đông Á và Thái Bình Dương phát biểu tại cuộc họp báo ngày 13/03 cho biết “ Ông ấy (Tillerson) sẽ thảo thảo luận với các nhà đàm phán phía Trung Quốc về tất cả những thách thức cũng như các lãnh vực hợp tác mà chúng tôi mong tiếp tục theo đuổi và tiếp tục thảo luận để đạt được tiến bộ ”, và như vậy ông Tillerson sẽ hoàn tất hồ sơ cho chương trình Thượng đỉnh Trump – Tập Cận Bình dự kiến ngày 6 và 7 tháng Tư  tại Biệt thự Mar-o-Lago tuy bà Thorton không xác nhận nhưng “ ở một chừng mực nào đó, chuyến đi này mở đường cho một cuộc hội kiến cao cấp giữa ông Trump và ông Tập ” ( nguồn: Trump Planning to Host April Summit With China’s Xi / VOA-news March 14,2017) . Một đặt điểm nhỏ mà cũng đáng để ý là ngoài Tillerson không có viên chức nội các nào tháp tùng, ông cũng không để báo chí phỏng vấn về mục tiêu chuyến đi, và Tillerson chỉ cho phép một nhà báo duy nhứt tháp tùng là cô Erin McPike của trang web bảo thủ Independent Journal Review, điều này  phá vở truyền thống qua hàng thập niên của ngành ngoại giao, dù chiếc máy bay ông dùng loại Boeing 737 có thể chứa  cả trăm người, và các nhà báo sẵn sàng tự trả phí tổn!

Tillerson và nội dung thảo luận về mối quan hệ giữa hai cường quốc.

Hầu hết các cơquan truyền thông quốc tế cho rằng chuyến công du của Tillerson nhằm chuẩn bị  cuộc gặp gỡ Thượng đỉnh Trump-Tập Cận Bình, nhưng nhà ngoại giao trầm lặng Rex Tillerson đẵ từ chối trả lời báo chí  mục tiêu hay nghị trình  trong chuyến viếng thăm Trung Quốc ; nhưng các nhà bình luận thời cuộc cho thấy hồ sơ thảo luận có thể suy đoán được, qua  lời phát biểu của  Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Susan Thorton là “ông ấy”sẽ thảo luận mọi thách thức ..” với phía TQ mà một số đã từng làm băng giá quan hệ Mỹ Trung lúc bấy giờ được  tạm coi như như là chiến lược ngoại giao đại để gồm vấn đề “ chánh sách một Trung Hoa”, “kẻ thao túng tiền tệ”, chánh sách công nghệ, chỉ trích động thái Trung Cộng (TC) ở Biển Đông, chuyện thâm thủng mậu dịch, vấn đề Bình Nhưỡng với chương trình phát triển hạt nhân, hoả tiển đạn đạo ; thêm vào đó nội dung các thông cáo chung, các tuyên bố của Tillerson tại Seoul, Tokyo, Bắc Kinh …Một chánh sách Trung Quốc đáp ứng các thách thức trước mắt  tùy thuộc liệu Trump quyết định  theo đường xưa lối cũ của mỗi tổng thống có từ thời Richard Nixon cho đến Barack Obama ngày nay hay ông  đứng lên đối đầu để bảo vệ quyền lợi nước Mỹ trước hết ; Quyền trợ lý Ngoại trưởng  SusanThorton  thì có vẻ hợp với Tillerson hơn “ Chúng tôi muốn theo đuổi  một cuộc thảo luận mang tính xây dựng với Trung Quốc mà có thể đề cập tới những lãnh vực có vấn đề và đạt được tiến bộ cho mọi vấn đề ”; Bà tiếp trong chuyến thăm Trung Quốc , Tillerson sẽ tập trung  vào việc  “theo đuổi mối quan hệ hướng tới kết quả với Trung Quốc” ( source : “Tillerson Goes to Asia: What’s on Agenda” by Ankit Panda /THE DIPLOMAT March 14, 2017). Liệu cuộc tiếp xúc giữa ông Tillerson và Tập Cận Bình ngày 18-03-2017 sẽ vạch ra một tầm nhìn cho mối quan hệ Việt Trung phù hợp với phương châm “ America First”.”Make America Great Again”, thúc đẩy nền thịnh vượng và an ninh cho nước Mỹ.

Theo giới chuyên gia  những hồ sơ  thảo luận căn bản  nằm trong lãnh vực kinh tế tài chánh, thương mại và an ninh ( hồ sơ Bắc Triều Tiên, Biển Đông )

Chánh sách thương mại  cần phù hợp với lời kêu gọi của ông Trump về chủ trương chánh sách thương mại “Nước Mỹ hàng đầu” như phát biểu của  Ứng viên Đại diện Thương Mại Hoa Kỳ Robert Lithizer  trước Uỷ Ban Tài Chánh Thượng viện Hoa Kỳ. Bà quyền  Trợ lý Ngoại trưởng Thorton  cho biết Trung Quốc cần thực hiện sân chơi sòng phẳng đối với các công ty Mỹ  đang hoạt động trong xứ họ. Ông Trump trong dịp tiếp kiến thủ tướng Merkel tại toà Bạch Ốc 17-03-2017 nói rõ hơn: “Tôi không tin vào một chánhh sách cô lập, nhưng tôi tin rằng chánh sách thuơng mại phải là một chánh sách công bằng hơn (fairer trade). Trong quá khứ Hoa Kỳ đã bị nhiều nước đối xử rất, rất bất công, và điều đó phải chấm dứt”.  Trong năm qua, Hoa Kỳ bị thâm thủng mậu dịch 347 tỷ USD do chánh sách tiền tệ có lợi cho Bắc Kinh;  nhưng không thấy Trump nhắc lại việc ông chỉ trich Trung Cộng là kẻ thao túng tiền tệ và sẽ tăng thuế nhập cảng hàng TQ lên 45% như từng ông rêu rao trong thời tranh cử, và chắc ông sẽ chẳng bao giờ nhắc lại. Một biện pháp cứng rắn như vậy sẽ có tác dụng nhứt trong tình trạng kinh tế TQ đang tuột dốc và hơn nữa Tập đang thời kỳ củng cố quyền lực của” lãnh đạo hạt nhân” trước đại hội đảng CS toàn quốc  vào cuối năm nay; nhưng TC cũng đã  hăm he phản ứng trả đũa nếu Hoa Kỳ tiến hành cuộc chiến thương mại. Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố với báo chí 15/03/2017 sau kỳ họp Quốc Hội thường niên (12/03/2017) rằng “chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc không làm cho nền kinh tế công bằng hơn và làm thiệt hại cả hai phía.” ông đoan chắc TQ sẽ tiếp tục cởi mở  hơn nền kinh tế  TQ và ông nói các công ty Mỹ đã thấy rõ điều đó; ông đảm bảo với các nhà đầu tư rằng kinh tế TQ không có nguy cơ tuột dốc, rằng Bắc Kinh ủng hộ toàn cầu hoá và tự do thương mại giữa bối cảnh tình hình bảo hộ mậu dịch gia tăng, nhắc lại lời tổng bí thư Tập Cận Bình tuyên bố tại  Diễn đàn DAVOS và tại APEC 2016. Thật sự  TC có chánh sách thiên vị giữa các công ty Mỹ và các tổ hợp quốc doanh; nhiều công ty Mỹ hoặc rút vốn về nước hoặc chuyển đầu tư sang   các quốc gia khác. Ông Lý Khắc Cường có vẻ tỏ ra dịu  giọng “ tôi tin rằng bất kỳ khác biệt nào chúng ta cũng có thể ngồi xuống nói chuyện với nhau, cùng làm việc để tìm ra giải pháp”…  “cùng nhau thương thảo để tìm sự đồng thuận.” Hoa Kỳ tới nay vẫn là thị trường béo bở cho TQ là nước xuất khẩu lớn nhứt; Trump mà áp dụng chánh sách bảo hộ mâu dịch thì Tập Cận Bình chắc phải trả đũa nhưng chắc không thắng nổi Trump! Nhưng ai cũng thấy điều này sẽ không xảy ra, nền kinh tế hai nước còn quấn quyện với nhau, lún quá sâu. Thủ tướng Lý còn cho biết dựa trên thống kê thì thương mại và đầu tư giữa Trung quốc và Hoa Kỳ năm qua đã tạo thêm cả triệu công ăn việc làm cho Hoa Kỳ, ông muốn ngầm đáp lời cáo buộc của ông Trump về TC cướp mất mấy triệu việc làm của Mỹ. “Đồng tiền nó liền khúc ruột”, vấn đề nhạy cảm thương mại này đã không thấy Tập Cân Bình hay Tillerson đem lên bàn mổ xẻ trong phiên họp 18-03-2017 tại  Đại Sảnh đường Nhân Dân Bắc Kinh. Nhưng hầu hết các chuyên gia kinh tế  nghĩ sẽ không có chiến tranh thương mãi giữa hai cường quốc có nền kinh tế lớn nhứt thế giới; nhưng nguy cơ chiến tranh cục bộ tại Bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á lại là mối quan tâm ở Seoul, Tokyo và cả ở Washington.

Nồi lửa Bắc Triều Tiên và Biển Đông dậy sóng cho Tillerson.

Chánh sách ngoại giao “kiên nhẫn chiến lược đối với Bình Nhưỡng đã kết thúc”, ngày thăm viếng Seoul 17-03-2017 Ngoại trưởng Mỹ  Rex Tillerson còn  tuyên bố thêm rằng Hoa Kỳ đang nghiên cứu một số biện pháp, trong đó có kế hoạch quân sự; ông nhìn nhận Hoa Kỳ thất bại sau 20 năm nỗ lực ngoại giao nhằm phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên. Trước đây không lâu, hồi đầu tháng Ba, Bắc Triều Tiên đã phóng bốn tên lửa đạn đạo vào vùng  đặc quyền kinh tế  Nhựt Bổn, và tiếp tục thử nghiệm và tăng cường võ khí; trước lúc ông Tillerson thương thảo với Tập Cận Bình thì Bình Nhưỡng “chào mừng” ngoại trưởng Hoa Kỳ bằng cuộc thử nghiệm động cơ tên lửa mới có lực đẩy cao ( new high-thrust missle engine). Trump đã nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh không áp lực đúng mức Bình Nhưỡng để chấm dứt chương trình hạt nhân và hoả tiển; Hoa Kỳ cho rằng Bắc Triều Tiên là lân bang và đối tác thương mại chánh của TQ và TQ  tất có nhiều ảnh hưởng lớn ; nhưng Bắc Kinh cũng nhiều lần chối bỏ lập luận này, và Bắc Kinh cho biết họ đã cam kết thi hành lịnh LHQ trừng phạt Bắc Triều Tiên, nhưng cả thế giới đều thấy sự trừng phạt chỉ mang hình thức lấy lệ không có khả năng làm kiệt quệ kinh tế Bình Nhưỡng e làm sụp đổ chế độ CS Bắc Hàn, mà ai cũng biết lý do Tập Cận Bình  không muốn  kịch bản này xảy ra.

Trong buổi họp  báo tại Bắc Kinh hôm 18-03-2017  cả hai Tillerson và Vương Nghị  với thái độ hoà giải hơn và cho biết Hoa kỳ và Trung Quốc cam kết làm mọi cách để ngăn ngừa mọi xung đột bùng phát..Và hai ông đang soát lại một số phương cách có sẵn trên bàn để có thể thi hành ; nhưng giải pháp cụ thể nào thì không thấy hai ông nói tới”; Tillerson cũng đã nói với Ngoai trưởng Nam Hàn Yun Byun-se trong buổi họp báo 17-03-2017“nếu Bắc Hàn tấn công Nam Hàn hay lực lượng chúng ta,.. chúng ta sẽ đáp ứng đúng mức”, “phương cách đã sẵn sàng” ( option is on table; Source VOA/ASIA news 19-03-2017); ông Vương cũng đề nghị  hi vọng  thương thảo có thể  hướng Bình Nhưỡng thay đổi sách lược phù hợp khi  Trump và Tập Cận Bình trực diện tại Mar-o-Lago dự trù đầu tháng Tư tới đây.

Một nhà bình luận  đăng trên RFI hôm 18-03-2017 cho thấy Tillerson hăm he Bình Nhưỡng chỉ là kiểu “rung cây nhát khỉ”, ông ta  đã vạch lằn ranh đỏ, nhưng khi Kim Jong-un lãnh tụ Bắc Triều Tiên cho thử động cơ tên lửa có lực đẩy cao ( high-thrust misle engine) chứng tỏ liên tục gia tăng phát triển võ khí mà còn khiêu khích Tillerson và cũng làm khó xử là Kim đã vượt khỏi lằn ranh đỏ ; thì cũng như mọi vị ngoại trưởng trước đây thay vì có phản ứng đúng mức thì  Hoa Kỳ phải quay ra vấn kế, kêu gọi Bắc Kinh giúp đở.“! Chẳng riêng gì vấn đề bài toán Bắc Triều Tiên, mà còn có nhiều ẩn số cần giải đáp trong lãnh vực thương mại, tranh chấp Biển Đông hay biển Hoa Đông , hay xa hơn ngoài  khu vực  là sách lược triệt tiêu  ISIL.

Biển Đông dậy sóng ! Biển Đông  căng thẳng dự kiến sẽ được Ngoại Trưởng Mỹ Rex Tillerson  thảo luận với  Chủ tịchTập Cân Bình, nhà ngoại giao cao cấp Dương Khiết Trì và Ngoại Trưởng Vương Nghị mà nhiều chuyên gia và các nước trên thế giới  mong muốn chánh quyền Trump có một sách lược minh bạch về tham vọng bá quyền bành trướng của TC ở Biển Đông, từng bước mở rộng phạm vi xâm lược kiểm soát với mục tiêu cuối cùng không xa là chiếm lấy toàn bộ vùng biển trọng yếu này và từ đó tiếp tục khống chế ĐNA và mở rộng ảnh hưởng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương khi Trump tuyên bố khoá sổ TPP và úp mở đòi đóng trục “ tái cân bằng”. Đây mới là đe doạ thật sự nền an ninh và lợi ích cốt lỏi của Hoa Kỳ và lợi ích của đồng minh và thế giới mà trước đây trong cuộc điều trần để được chuẩn thuận chức vụ Ngoại Trưởng Tillerson đã mạnh dạn chỉ trích việc TC xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông và đã gợi ý Mỹ có thể ngăn chặn Bắc Kinh tiếp cận hay xử dụng cơ sở này. Một toà án trọng tài quốc tế ở La Hague đã ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền của TQ ở Biển Đông, nhưng Bắc Kinh không tuân thủ mà còn bác bỏ. Gần đây TC còn tuyên bố xây dựng trạm quan sát môi trường trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó sẽ có một trạm trên bãi cạn Scaborough ( Hoàng Nham); không ảnh còn cho thấy TC đang xây hải cảng trên Đảo Bắc ( North Island) trong quần đảo Hoang Sa; một căn cứ Hải Quân  chiến lược Du Lâm là căn cứ tàu ngầm nằm trong Biển Đông về phía đông của đuôi đảo Hải Nam; các tàu ngầm có trang bị hoả tiển đạn đạo JL-2 có tầm bắn 7200 km có thể cải tiến tầm bắn lên 12.800 km ( nguồn: “ China’s most important South China Sea Military Base” By Damen Cook  ngày 09-03-2017 -THE DIPLOMAT ); TC đã quân sự hoá hầu hết các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa; chưa hết, ngày 12-03-2017 chủ tịch Toà án Tối cao TQ, ông Chu Cường nhơn đại hội Đại biểu Nhân dân thường niên báo cáo Toà Án mở rộng thẩm quyền xét xử ra khắp vùng biển thuộc chủ quyền TC, kể cả vùng Biển Đông v..v

Hồ sơ quan trọng như vậy mà trong buổi hội kiến giữ Rex Tillerson và Tập Cận Bình hôm 19-03-2017 không thấy bàn tới hồ sơ Biển Đông; cũng nhắc lại là tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng của Hong Kong ngày 8/3 thì Biển Đông có thể nằm cao trong nghị trình của ông Tillerson ở Trung Quốc. Theo Reuters ,Tập Cân Bình và Tilleson gạt ra một bên các chủ đề còn gây bất đồng ít ra là trước báo giới, mà chỉ đề cập vấn đề Bắc Triều Tiên, mà hai vị cũng lờ đi động thái khiêu khích mới của Kim Jong-un (thử nghiệm động cơ  hoả tiển tầm cao mới-new high-thrust missle engine); các mục nhạy cảm như hệ thống lá chắn tên lửa THAAD triển khai tại Nam Hàn, chủ đề Đài Loan mà TC coi là một tỉnh của TQ, câu chuyện trừng phạt thương mại, và như trên đã dẫn ,vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến thạnh vượng và an ninh tới quyền lợi “cốt lỏi””Nước Mỹ Trước hết” thì không thấy ông Tillerson thảo luận với Tập Cận Bình; các chuyên gia về Trung Quốc nghĩ rằng mọi “thách thức” giữa hai bên có thể nói đến trong hậu trường, và sẽ được Trump và Tập Cận Bình thương thảo tại Mar-0-Lago dự định vào tháng Tư sắp tới.

Kêt thúc phiên họp, Tập Cận Bình nói với Tillerson “từ nay hai bên cùng nỗ lực để thúc đẩy quan hệ Mỹ-Trung theo hướng xây dựng trong “kỷ nguyên mới” ;Tập cho biết ông và Trump đã có nhiều lần trao đổi qua điện đàm. Tillerson tiếp lời “ lợi ích chung giữa hai nước cao hơn những khác biệt, và thông qua đối thoại chúng ta sẽ hiểu nhau hơn, nhờ đó dẫn đến sự tăng cường quan hệ giữa TQ và Hoa Kỳ và sẽ định ra mô hình cho quan hệ hợp tác tương lai của chúng ta.” Chắc ông Tillerson muốn nói đến một chánh sách đối với Trung Cộng mà Chánh phủ Trump cần có cho buổi họp thượng đỉnh Trump – Tập Cận Bình trong những ngày sắp tới.

Thay lời Kết

Đã đến lúc mà ai cũng mong thấy Tổng Thống Trump có một chánh sách Trung Quốc phản ảnh được phương châm “Nước Mỹ Trước hết”, “Làm cho Nước Mỹ Vĩ đại Trở lại”. Hoa Kỳ từ các nhiệm kỳ tổng thống trước đây cổ võ cho một TQ vương lên thịnh vượng trong hoà bình, nhưng Hoa Kỳ không có hành động  phản ứng  thích đáng, kịp thời khi TC bước ra khỏi trật tự pháp lý quốc tế; dù Hoa Kỳ là siêu cường đứng đầu về kinh tế và quốc phòng, nhưng luôn nhượng bộ TQ, lại không có  một sách lược khi TC vượt lằn ranh đỏ, khiến TC” được trớn làm tới”. (một thí dụ điển hình là thái độ rụt rè của chánh phủ Obama trước động thái xâm lược Biển Đông). Một nhà nghiên cứu về TQ thuộc CSIS , Scott Kennedy có bài tham luận đặc sắc, đáng đọc “Tomb Sweeping Day: Deadline for US China Policy “( xem tham khảo-1)”đặt một số câu hỏi cho TT Trump trong sự thiết lâp một chánh sách Trung Quốc trong” kỷ nguyên mới” mà mọi người  hi vọng có thể biết được qua Thượng đỉnh Trump – Tập Cận Bình tại Florida .

Các lực lượng tranh đấu cho  nhân quyền dân chủ tự do Việt Nam cần có sách lược thích nghi với tình hình mới, với chánh phủ Trump khi mọi chánh sách của Hoa Kỳ trên mọi lãnh vực từ kinh tế, tài chánh ,quốc phòng, bang giao quốc tế hầu như thay đổi toàn diện. Mối quan hệ giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ ảnh hưởng tới toàn thế giới, tất nhiên tác động đến Việt Nam, việc đầu tiên là VC là Nguyễn Phú Trọng đeo sát Bắc Kinh hơn. Dù sao VC vẫn cần Mỹ trong quan hệ song phương nhứt là lãnh vực thương mại, nơi mà các lực lượng dân chủ cần đấu tranh đòi hỏi đòn bẩy nhơn quyền đi kèm. Vận động chánh phủ Trump , đặc biệt với quốc hội Hoa Kỳ có biện pháp thích đáng kềm chế TC ở Biển Đông ( thí dụ: ủng hộ Dự luật “trừng phạt Trung Quốc gây hấn Biển Đông và biển Hoa Đông” của hai Nghị Sị Marco Rubio của đảng Cộng Hoà và Ben Carden của đảng Dân Chủ đệ nạp ngày 16/03/2017, mở rộng không rụt rè chiến dịch tuần tra tự do hàng hải, hiện diện thường xuyên các Hạm Đội tại Biển Đông, hợp tác hổ trợ đồng minh và đối tác…) Cộng đồng người Việt Nam sẽ hiện diện tại Thượng đỉnh Trump – Tập tiếp tục công cuộc đấu tranh chống Tàu xâm lược, Việt Cộng bán nước; hải ngoại đồng hành với quốc nội trong công cuộc đấu tranh bất bạo động đang diễn ra trong nước; tich cực vận động nhân quyền dân chủ cho Việt Nam, TT Trump vốn không chú trọng nhiều vấn dề nhơn quyền, nhưng sẽ lắng nghe nếu vận động đúng mức. Góp  sức  với các lực lượng tranh đấu dân chủ Việt Nam trong chương trình  thảo luận cho một phương hướng đấu tranh trong bối cảnh trật tự thế giới đang chuyển mình khi Trump với một chánh sách ngoại giao mới Đảng Tân Đai Việt tiếp tục cùng các đoàn thể quốc gia cùng lý tưởng hổ trợ quốc nội trong đấu tranh cho một Việt Nam tự do dân chủ, pháp trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, Đảng Tân Đại không chủ trương hoà giải hoà hợp với cộng sản Bắc Việt.

Chánh nghĩa  phải thắng./.

Florida ngày 20/03/2017

Tài Liệu tham khảo:

1-Tomb Sweeping Day : “Deadline for U.S. China Policy By Scott Kennedy” on March 14,2017-Center for Strategic and International Studies( CSIS)

2-“South China Sea Guidelines for the New Admininistration “ Written by Amy Searight and Geoffrey  Juanary 27-03-2017 CSIS. Có thể tìm dọc trên Google:

csis.org/analysis/tomb-sweeping-day-deadline-us-china-policy.

3-“Trump and China Getting to Yes With Beijing “By Susan Shirk FOREIGN AFFAIRS số tháng March/April 2017 p.20-27

4-“Trump Planning to Host April Summit With China’s Xi by Ken Bredemeier  đăng trên VOAnews ngày 03-14-2017

5-US,China Agree to work Together on North Korea / bản tin Reuters đang trên VOANews/ 03-19-2017

6-Why and How Tillerson Should Address Human Rights on China Visit By Sarah Cook and Annie Boyajian đăng trên THE Diplomat ngày March 15,2017.

7-“Rex Tillerson and Xi Jinping Meet in China and Emphasize Cooperation”Jane Preliez dăng trên The New York Times. March 19 2017

8-“Tillerson, Tập Cận Bình mong “kỷ nguyên hợp tác mới” Tin đăng trên VOA ngày 19-03-

 

Trump và Putin về quan hệ mới Nga-Mỹ: Nhìn qua chuyến công du Âu Châu của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence

 Bác sĩ Mã Xái

Lần đầu tiên Phó TT Mỹ Mike Pence công du Âu Châu tham dự Hội Nghị An ninh Munich thường niên từ 17 tháng Hai  và sau đó  ông đến Brussel ( Bỉ ) ngày 20/02/2017 cùng với nhiều nhơn vật hàng đầu của nội các Trump tháp tùng, đáng chú ý là Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, Bộ trưởng Nội An John Kelly, về phía lập pháp,có Nghị sĩ John McCain, Nghị sĩ Linsey Graham, riêng Ngoại trưởng Rex Tillerson đến Bonn  trước (15/02) tham dự Hội Nghị bộ trưởng ngoai giao G-20.

Đây cũng là lần đầu tiên  chánh sách ngoai giao của Trump được  Pence phổ biến về quan hệ Nga Mỹ sau cuộc bầu cử khá bất thường trong lich sử Hoa Kỳ nối theo lại là một chuyển tiếp quyền hành đầy bất thường cho vị tổng thống bất thường nhứt , và trong bối cảnh một trật tự thế giới đổi thay, bất ổn nhứt trên hoàn vũ, chẳng riêng gì ở Mỹ , châu Á, hay châu Âu. Những tuyên bố nẩy lửa về chánh sách của Trump  trong  thời gian tranh cử thay đổi từng tháng từng ngày từng giờ, nhưng rồi mọi người cũng nhận ra từ ngạc nhiên đến vững tâm hơn về những điều chỉnh  phù hợp chánh sách đối ngoại có hệ thống hơn và có thể hữu hiệu hơn , qua  dàn cố vấn đầy mưu lược  và nói không quá lời ,chính những  bộ óc  tham mưu trong chánh phủ Trump làm nên chánh sách .

Hoa Kỳ trấn an NATO, Liên Hiệp Âu Châu ( EU )

Tại Munich (Đức) cũng như Brussel ( Bỉ ), các nhà lãnh đạo Liên Hiệp châu Âu ( EU),  NATO ( Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương), các chánh khách, giới tinh hoa quốc tế nóng lòng chờ phái đoàn Mỹ làm rõ chánh sách mới đối với Nga, một cường quốc độc tài  dưới sự lãnh đạo của Vladimir Putin đầy tham vọng đang làm đảo lộn trãt tự thế giới tự do, mưu làm suy yếu EU, với ý định làm tan vở NATO và vẻ lại đường biên giới từ sau khí Liên Xô tan rã; trước mắt Nga đã chiếm Crimea và yểm trợ phe nhóm ly khai phía đông Ukraine, gây nên cuộc chiến  tại Donbass, nhằm thành lập khu tự trị  sau này thuộc Nga, và mới đây tổng thống Putin lại ký sắc linh chấp nhận “hộ chiếu” của “Công hoà Nhân dân “tự phong  Donestsk và Lugansk  tại miền đông Ukraine phát hành . Tại Munich ( Đức) tổng thống Ukraine Petro Poroshenko phát biểu” Đây lại thêm một bằng chứng  hành vi chiếm đóng cũng như viêc Nga vi phạm luật pháp quốc tế”.Mối bang giao Nga-Mỹ đã tan vở từ sau biến cố Crimea , trở nên trầm trọng hơn khi Obama trừng phạt Kremlin bằng biện pháp tống xuất 35 nhơn viên ngoại giao về việc Nga  xử dụng tấn công mạng can thiệp  vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.

Âu Châu rất quan tâm các phát biểu của Trump  trong chiều hướng hoà giải với Kremlin, sẵn sàng nổ lực  mới nhằm nối lại quan hệ giữa Nga và Mỹ; trên tweeter tháng Giêng vừa qua, ông viết “ Có được quan hệ tốt với Nga là điều tốt, không phải là điều xấu. Chỉ có kẻ ngốc nghếch hoặc ngu xuẩn mới nghĩ là điều xấu”. Ông nhiều lần nhạo báng những cảnh báo của tình báo Hoa Kỳ về các tấn công mạng của Nga can thiệp vào quá trình dân chủ Mỹ, và không phải đôi lần ông  ca tụng tài lãnh đạo của Putin. Nhiều đồng minh Hoa Kỳ  bị “sốc” khi  nghe Trump miệt thị NATO đã” lỗi thời” , và  ông chỉ trích nhiều thành viên của tổ chức không đóng góp đầy đủ chi phí quốc phòng ; ông còn cho biết có thể Hoa Kỳ sẽ không bảo vệ thành viên nào không chịu đóng góp. Quả thực quan điểm của Trump ngụ ý hoà giải với Nga một cách đột ngột đi ngược lại sách lược của  tổng thống tiền nhiệm, và  chuyển biến  như vậy nếu xẩy ra sẽ làm thương tổn  mối bang giao với Âu châu, ảnh hưởng tất nhiên đến ổn định và an ninh toàn thể Âu Châu, điều mà Nga đang chủ trương làm thay đổi trật tự thế giới tự do.

Tham dự diễn đàn An ninh Munich 2017, phó TT Pence thực sự đã mang đến thông điệp trấn an các đồng minh Âu châu  lo lắng Trump bỏ rơi vì phương châm chiến lược “ Nước Mỹ Trước hết”. Tiếp theo diễn văn của quốc gia chủ nhà hội nghị – Thủ tướng Đức Merkel, phó TT Pence tuyên bố “ Hôm nay tôi với đặc quyền nhơn danh Tổng thống Trump để phát biểu  sự cam kết mạnh mẽ nhứt của Hoa Kỳ  tiếp tục hợp tác và đối tác với Liên Hiệp châu Âu (European Union)”. “ Dù có những khác biệt giữa chúng ta, hai lục địa chúng ta cùng chia sẽ một di sản chung, những giá trị chung và trên hết cùng một mục đích : thúc đẩy hoà bình và thạnh vượng  thông qua tự do, dân chủ, pháp trị “ ( rule of law). Pence khẳng định Hoa kỳ mạnh mẽ ủng hộ NATO và sự cam kết này không gì lay chuyển được; đây là phát biểu đầu tiên  của Pence về chánh sách đối ngoại của tân nội các Trump. ( Điều 5 của hiến chương NATO : một  sự tấn công vào thành viên của của tổ chức được xem như sự tấn công cả NATO ). Pence cũng thảo luận với thủ tướng Merkel sự cần thiết chia sẽ gánh nặng quốc phòng mà các thành viên cần đóng góp phần tối thiểu ( như đã qui định 2% GDP) để đối phó hữu hiệu hơn với mọi “ thử thách của thế kỷ thứ 21 này”. Tổng thơ ký NATO Jens Stoltenberg rất tán thành lời nhắc nhở của Trump; Pence tiếp lời “Chúng tôi có ý định tăng thêm chi phí quốc phòng, Hoa Kỳ sẽ thực hiện phần mình. Đã đến lúc cần hành động hơn là chỉ nói suông” (theo báo chí tường thuật hiện nay có 23 quốc gia thành viên chưa đóng góp phần tối thiểu, và hiện tại chỉ có Hoa kỳ và 4 thành viên NATO khác hội đủ qui định).

Phát biểu tại Hội Nghị an ninh Munich ngày 18-02 phó TT Pence cho hay “Mỹ sẻ tiếp tục “bắt Nga chịu trách nhiệm” trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine giữa lúc Âu Châu lo lắng về các động thái xâm lược và hiếu chiến của Nga,  và Nga phải tôn trọng  thoả ước Minks, bắt đầu bằng việc  xuống thang bạo lực , chấm dứt cuộc chiến ở phía đông Ukraine giữa quân chánh phủ và phe ly khai do Nga yểm trợ. Trước khí thế nổi lên của Nga mưu tìm vẻ lại lằn ranh biên giới quốc tế bằng võ lực, ông Pence nói Hoa Kỳ tiếp tục hổ trợ NATO, tăng cường phòng vệ Ba Lan và các quốc gia Baltic nhằm đối phó với động thái đe doạ của Nga.

Nhằm làm giảm không khí có vẻ căng thẳng, Phó TT Pence nói TT Trump đã chỉ thị tìm kiếm  hướng đi cho nền tảng chung mới ( new common ground ) với Nga, nhưng không nói  đến chi tiết về tiềm năng quan hệ hai bên , nhưng  Trump tin tưởng hai bên có thể  tìm thấy. Thủ tướng Đức Merkel, nước chủ nhà hội nghị cho rằng trong quan hệ lâu dài giữa Châu Âu và Nga dù vẫn đứng trước nhiều thử thách, bà nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong hợp tác với Nga để chống khủng bố Hồi giáo, bà thúc đẩy việc thiết lập một quan hệ tốt đẹp với Nga dù rằng hai phía còn rất nhiều khác biệt; bà nói chống khủng bố Hồi giáo không một quốc gia riêng rẻ nào làm nổi mà cần có một mang lưới toàn cầu để đối phó với ISIL; bà chủ trương hợp tác nhưng phải cứng rắn chừng nào Nga tôn trọng thoả thuận Minsk. Bà cho rằng NATO không phải chỉ có lợi cho Âu châu mà cho cả Hoa Kỳ nữa. Thực tế Âu Châu chưa có quân đội riêng ; nhiều nước trong số 27 thành viên còn lại của EU sau Brexit cho thấy  việc xúc tiến  để thành lâp quân đội chung cho EU chưa thành lập  được, theo như nhận định của Hội nghị thượng đỉnh không chánh thức của EU tại thủ đô Bratislava của Slovaka, trong bối cảnh Nga đang tiến hành mưu đồ xoi mòn sự đoàn kết Âu Châu, tạo những  đe doạ quân sự , âm mưu tấn công mạng can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Pháp và các quốc gia Đông Âu, những phát tán tuyên truyền nguỵ tạo từ đội ngũ“internet troll”,“tweeter troll” liên tục tấn công Tây phương (West).

Để làm sáng tỏ vấn đề hợp tác Nga-Mỹ, Bà Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Nikki Haley tại Hội đồng Bảo An LHQ  ngày 17-02-2017 tuyên bố“ Hoa Kỳ có thể có một quan hệ tốt với Nga,  hợp tác rộng hơn nữa với Nga nhưng“ không làm thiệt hại đến bạn bè  Âu châu và đồng minh của chúng tôi.” “Do đó chúng tôi tiếp tục kêu gọi Nga thể hiện sự cam kết cho hoà bình bằng cách thực hiện đầy đủ các cam kết hiệp định Minsk và chấm dứt việc chiếm đóng bán đảo Crimea”. Bà nói “Hoa Kỳ  và EU vẫn thống nhứt trong cách tiếp cân này, giữ nguyên sự trừng phạt cho đến khi Moscow tôn trọng đầy đủ sự cam kết hiêp định Minsk” ( nguồn: VOAnews 21-Febr-2017).

Quan điểm của Nga trong quan hệ mới với Hoa Kỳ.

Đáp lại phát biểu của phó TT Pence, ngoại trưởng Nga Sergey Larvrov kêu gọi chấm dứt trang sử trật tự thế giới tự do, một loại trật tự do các quôc gia Tây phương hùng mạnh sáng tạo áp đặt lên những nước còn lại sau thời Chiến tranh lạnh “ Tôi hy vọng thế giới sẽ chọn một trật tự thế giới dân chủ, một “ Trật tự Hậu phương Tây” (Post-West Order), trong đó mỗi nước được xác định  bởi chủ quyền của mình trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, phấn đấu để có sự cân bằng lợi ích của chính quốc gia mình và lợi ích quốc gia của đối tác , với sự tôn trọng bản sắc văn hoá, lịch sử và văn minh chủa mỗi nước“. Lavrov nói trước cử toạ “Mối quan hệ nào mà chúng tôi muốn từ Hoa Kỳ?” Đó là “Một quan hệ thực dụng (pragmatic relations), tôn trọng lẫn nhau, nhận thức trách nhiệm đặc biệt của chúng tôi cho sự ổn định trên hoàn cầu”. (nguồn: trích từ Asociated Press Feb 18-02-2017). Lavrov còn nói Hoa Kỳ và Nga chưa bao giờ trực tiếp dây dưa vào cuộc  xung đột , chẳng những thế hai nước là bạn láng giềng chỉ cách nhau qua Eo Bering.” Cũng trước diễn đàn, Lavrov nói  với cử toạ , trước  lãnh tụ các định chế Âu Châu rằng liên minh quân sự NATO là một “tàn tích “của thời Chiến Tranh Lạnh,” muốn gợi lại câu nói của Trump “NATO đã lỗi thời”. Nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng Trump chỉ trích NATO như vậy nhằm thúc đẩy liên minh quân sự này cần cải tổ, chia sẽ gánh nặng với Washington về tài chánh cũng như nhân lực nhiều hơn, như nước Mỹ phải gánh vác đến 70% ngân sách hoạt động của NATO; cũng như Trump đã có lần kêu gọi thành viên EU theo gương Brexit, trong lúc Âu châu đang bị Nga đang gây chia rẻ, với hậu ý  của Trump là thúc đẩy sự đoàn kết Âu Châu! Thật vậy trong lúc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel gần đây, tổng thống Trump đổi thái độ, tái khẳng định rằng NATO có vai trò quan trọng không thể thiếu. Sự tồn tại của NATO là một trong những thành tố quan trọng cấu thành nền tảng của trật tự thế giới tự do mà Tướng James Mattis đã cảnh báo  nền trât tự này đang bị tấn công mãnh liệt nhứt sau Thế chiến II, tấn công từ Nga, từ nhóm khủng bố Hồi giáo và động thái của Trung Quốc  ở Biển Đông;  trước đây ông đã phát biểu tương tự tại Heritage Foundation ở Washington ông  nói tổng thống Putin có ý định phá vở NATO. Lavrov cho rằng  chính phương Tây ( West) vẫn khiêu khích Nga chẳng những thông qua việc bành trướng NATO mà còn lập nên những thoả thuận chánh trị và kinh tế. Phản bác lại lời chỉ trích cho Nga là đã tấn công trật tự thế giới tự do, Lavrov  trích dẫn lời phát biểu cũa Trump  trong lễ nhậm chức tổng thống (20-01-2017) đánh giá “lợi ích” của trật tự quốc tế hiện nay cho người dân Mỹ :“Chúng ta làm giàu cho các nước khác, trong khi sự thạnh vượng , sức mạnh, sự tự tin của đất nước đã tản mát ngoài đường chơn trời”. “ Của cải của từng lớp trung lưu bị tước đoạt khỏi ngôi nhà của họ để rồi phân phối cho khắp thế giới”. Trump cũng đã nói  trước 10 ngàn đại biểu phe Bảo thủ trong đảng Cộng Hoà (CPA- Conservative Political Action Conference) hôm 24-02-2017 tại Oxon Hill,Md. : “Hợp tác toàn cầu không phải là điều xấu, nhưng tôi không phải là tổng thống của thế giới. Tôi là tổng thống của Hoa Kỳ”.

Tạm Kết về tương lai quan hệ mới Nga Mỹ.

Hội nghị An ninh Munich 2017 khai mạc  với sự tham dự của các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, các nhà ngoại giao, giới chức cao cấp quốc phòng cùng hàng trăm học giả để trao đổi các vấn đề “nóng “ảnh hưởng tới hoà bình và an ninh toàn cầu, theo phương châm của hội nghị “ Hoà Bình thông qua Đối thoại” ( Peace through Dialog). Nhưng hội nghị vô hình chung đã trở thành diễn đàn cho Mỹ và Nga trình bày quan điểm cho một bang giao mới , từ mối bang giao đổ vỡ tàn  tệ hậu Sô-Viết qua nhiều thập niên, đưa tới cái nhìn ngày nay với những khác biệt sâu xa của hai cường quốc về tương lai Âu Châu, số phận của định chế  NATO, về một trật tự quốc tế.

Kremlin đưa ra  điều kiện quan hệ thực dụng ( pragmatic relations) với Hoa Kỳ, trong chủ trương một trật tự mới –“Trật tự Hậu phương Tây” ( Post-West World Order), một thế giới đa cực, nhưng cả hai Trump và Putin đều bày tỏ  ý định tái lập quan hệ vì ích lợi chung của hai nước , dựa trên “ nền tảng chung mới với Nga” của Trump.

Đâu là nền tảng chung  mới mà Trump muốn tái khởi động với Nga? Còn rất nhiều hồ sơ để thương lượng, cụ thể một vài trường hợp được rò rĩ từ các cơ quan truyền thông; đường lối quan hệ Nga-Mỹ có thể sẽ được Trump trình bày cặn kẻ hơn trước Quốc hội Hoa Kỳ dự trù  vào đầu tuần Tháng Ba trong đó một ngân sách quốc phòng được tăng mạnh để” không còn ai dám thách thức sức mạnh quân sự của chúng ta”.

Trên hồ sơ Ukraine, Nga đang ôm lấy sự trừng phạt kinh tế, chánh trị của Tây Phương và Hoa Kỳ, cộng thêm nguồn thu chánh yếu dựa trên dầu khí trong một quốc gia yếu kém trong đường lối hiện đại hoá nền kinh tế khiến Kremlin phiêu lưu ngoại giao nhằm thoả mãn tự ái dân tộc trước uy tín quốc gia quá suy sụp. Washington thấy yếu điểm này coi như đòn bẩy kinh tế Mỹ dùng để thương lượng với Nga; không rõ cựu cố vấn an ninh Flynn ( mới từ nhiệm )có bàn  việc “trao đổi” với viên đại sứ Nga về đề nghị ( có thể từ Trump) môt thoả thuận gở bỏ lệnh cấm vận, các lệnh trừng phạt của phương Tây, sau vụ Nga chiếm Crimea và vụ tấn công mạng vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ;tại diễn đàn Munich, rõ ràng Mattis rất cứng rắn trong cam kết bảo vệ đồng minh NATO, nhứt là đối với những nước vốn nằm trong quỷ đạo Liên Xô trước kia.Chấm dứt chiến tranh Donbass, thi hành nghiêm chỉnh thoả ước Minsk có thể bàn thảo để giữ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, ngoại trừ bán đảo Crimea “thực dụng “mà nói khó bề để Putin giao hoàn lại Ukraine, dù rằng việc sáp nhập Crimea về Liên bang Nga là trắng trợn vi phạm luật pháp  quốc tế và đã vi phạm Hiệp ước Helsinki 1975 (Helsinki Final Act ký ngày 1-08-1975 giữa Hoa Kỳ, Liên Xô, Canada và hầu hết các nước Âu Châu trừ Albania) và Điều lệ của Paris 1990 cho một Âu Châu Âu Mới ( 1990 Charter of Paris for a New Europe, còn gọi là Hiến chương Paris 1990) , trong hai thoả ước này Moscow đã nhìn nhận biến giới hiện hữu giữa các nước , và quyền của mọi quốc gia đễ chọn đồng minh cho mình. Thượng viện Hoa Kỳ chắc không để Trump nhượng bộ xa hơn trong hồ sơ Ukraine, vì nó sẽ khuyến khích Kremlin khống chế các lân bang.

Trump nên hành động cứng rắn với những hiệu chỉnh cẩn mật hơn trên hồ sơ  Kremlin tấn công mạng vào cuộc bầu cử tổng thống vừa qua , gián tiếp gởi đi thông điệp là Hoa Kỳ sẽ có biện pháp trả đủa về những hành động sai trái của Nga.

Hồ sơ kiểm soát võ khí chắc phải là “ nền tảng chung” ích lợi cho cả hai quốc gia cần có thoả thuận mới; Hiệp ước Lực lượng Hạt nhơn Tầm trung ( Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty ( INF ) ký giữa Mỹ và Liên Xô năm 1987 có cơ tan vở vì Nga vẫn vi phạm ; gần đây trong Tháng Hai 2017 có tin Nga  khai triển tên lửa hạt nhân đồng thời chiến đấu cơ Nga  lượn sát trên chiến hạm Hoa Kỳ ở Hắc hải ( Black Sea ); Hiệp ước New START  (hiệp ước giữa Hoa Kỳ và Liên bang Nga về các biện pháp giảm  nhiều hơn nữa và giới hạn võ khí chiến lược tấn công, có hiệu lực từ ngày 5-02-2011 và thời hạn là  10 năm; các bên có thể gia hạn hiệp ước cho khoảng thời gian không quá năm năm; Trump và Putin trong buổi điện đàm đầu tiên ngày 28-01-2017 và cũng theo tin Reuters  23-02-2017 Trump gọi “ New START Treaty” là một thoả thuận xấu”, có thể làm nguy hại chương trình hiện đại hoá hạt nhân của Hoa kỳ Đây là vấn đề sanh tử  đến nhân loại, hai cường quốc không thể bỏ qua.

Trump nghĩ hợp tác với Nga có thể nghiền nát được Nhà nước Hồi giáo (tạm dich từ “knock the hell out of ISIS)”trong bài phát biểu nhơn chuyến thăm Bộ chỉ huy CENTCOM 26-02-2017 tại căn cứ không quân MacDill ( Florida). Nhưng tại chiến trường Syria, trong bài học hợp tác với Nga, quân đội của Putin chỉ không đặt trọng tâm đánh IS mà chỉ chủ yếu tấn công lực lượng đối lập với chế độ độc tài Assad. Lầu Năm Góc  thông báo sắp đưa ra kế hoạch để đè bẹp IS mà Trump hồi tháng trước yêu cầu Lầu Năm Góc và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis  phải hoàn tất kế hoạch trong vòng 30 ngày.

Hoa Kỳ sẽ cùng Liên bang Nga trong hợp tác ngăn ngừa phổ biến hạt nhân, cũng như trong Chiến lược Bảo vệ Môi trường ở Bắc Cực (Arctic Environmental Protection Strategy, viết tắt AEPS), thực ra hai thế lực quốc tế tranh giành  có quan điểm khác nhau về quản lý : Washington có quan điểm toàn cầu về Bắc Cực, trong khi Nga thì coi đây là vấn đề của khu vực. Hiện nay Bắc Cực trở nên một nơi mà nhiều nước đang tranh giành những tài nguyên bao la ẩn dưới lớp tản băng đang tan dần do biến đổi khí hậu. Trung Cộng cũng đang lao vào cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng trên vùng đất xa xôi lanh lẽo này!

Chánh quyền Trump với lập trường hoà giải và sẵn sàng thoả hiệp để tái lập lại một quan hệ  mới  với Nga , một cường quốc  độc tài, chuyên chế , đạo tặc hậu Liên Xô lại đầy tham vọng bành trướng, bá quyền. Trump liệu có đủ bản lĩnh đương đầu trong hợp tác với Putin trong thương lượng “các nền tảng chung” để hai nước cùng có lợi; nhưng mọi nhân nhượng , chủ trương mềm yếu sẽ khuyến khích Kremlin “được đằng chân , lân đằng đầu”; Mỹ không để “quan hệ thực dụng” của Nga làm xoi mòn giá trị dân chủ, tự do, nhân quyền hay  nhắm mắt để Nga vi phạm luật lệ quốc tế. Hoa Kỳ dứt khoát bảo vệ NATO và đồng minh Âu châu là một chánh sách cần kiên định bảo vệ thành trì trật tự thế giới tự do, đang bị Nga và Trung Cộng tập trung đánh phá, tham vọng thiết lập một trât tự mới Hậu-Tây phương Post-West Order).Có thể đây là vận hội cuối cùng để Trump  chủ trương thực hiện “hoà bình trong sức mạnh” trong quan hệ mới Mỹ-Nga và “Làm cho Nước Mỹ Vĩ đại Trở lại”.

28-02-2017

Vui cười

Một người đàn ông hớt hơ hớt hải chạy đến hỏi người nông dân:

– Xin lỗi, ông có thể cho phép tôi đi băng qua cánh đồng của ông được chứ? Tôi phải bắt kịp chuyến xe lúc 8 giờ 30, mà bây giờ tôi đi vòng thì muộn mất.

Người nông dân hồ hởi trả lời:

– Ồ dĩ nhiên rồi, anh cứ đi qua thoải mái. Nếu may mắn đụng mặt con bò của tôi thì có khi anh bắt kịp chuyến xe 8 giờ 15 luôn ấy chứ.

 

Hai người đàn ông với bộ dạng rất mệt mỏi bước vào một nhà hàng gọi hai ly nước uống. Mỗi người lấy từ trong cặp của mình ra một ổ bánh mỳ ngồi ăn.

Phục vụ nhà hàng nhanh chóng nhắc nhở:

– Thưa quý khách, nhà hàng chúng tôi có quy định được ghi rõ trên bảng kia: “Nhà hàng chúng tôi có phục vụ đồ ăn. Quý khách vui lòng không ăn thức ăn tự mình mang vào nhà hàng”.

Hai người cảm ơn phục vụ rồi trao đổi bánh mỳ cho nhau và… ăn tiếp.

 

Với chính sách đối ngoại mới của Hoa Kỳ, những lực lượng tranh đấu cho dân chủ Việt Nam nên có một chiến lược như thế nào?

Quốc Phùng/Đảng Tân Đại Việt

Với tân Tổng Thống Donald Trump, chính sách của Hoa Kỳ trên mọi lãnh vực từ kinh tế, tài chánh, quốc phòng và bang giao quốc tế hầu như thay đổi toàn diện. Muốn bàn về sách lược và đường hướng đấu tranh trong hoàn cảnh mới, các lực lượng tranh đấu cho dân chủ Việt Nam cần phải biết rõ cá tính, lý tưởng và chính sách đối ngoại của tân TT Donald Trump:

(1) Về cá tính, TT Trump là mẫu người rất thông minh, nhạy bén và quyết đoán, thích bắt người khác làm theo ý mình, thích được xưng tụng. Dám nói dám làm nên các nguyên thủ quốc gia, các chính khách quốc tế đều e dè không dám qua mặt và coi thường như dưới thời TT Obama trước đây. Tuy nhiên, vì là một doanh gia thành công nên ông rất xem trọng vấn đề hợp tác, thương lượng và đôì bên đều có lợi.

(2) Về lý tưởng, TT Trump là người yêu nước Mỹ một cách nhiệt thành. Ông nhìn vấn đề theo một nhãn quan khá cực đoan từ an ninh nội địa đến kinh tế, xã hội và tài chánh. Quyền lợi của nước Mỹ phải đứng trên hết nên Hoa Kỳ sẽ hạn chế không can thiệp vào các xung đột xãy ra trên thế giới trừ phi quyền lợi Mỹ bị đe doạ, khi đó TT Trump sẽ hành động quyết liệt đến cùng.

(3) Chính sách đối ngoại của TT Trump

–  Trước hết, tự do mậu dịch TPP đã bị bãi bỏ, thay vào đó Hoa Kỳ sẽ thương lượng riêng với từng nước. CSVN rất muốn làm ăn với Hoa Kỳ nên đây sẽ là dịp để các lực lượng đấu tranh trong và ngoài nước vận động nhân quyền kèm theo các hiệp định thương mại với CSVN.

–  Chính sách xoay trục về Á Châu cũng sẽ bị triệt tiêu vì không còn cần thiết với chính quyền TT Trump. Chính quyền mới sẽ hoạch định chính sách an ninh với từng nước trong thời gian tới.  Tuy nhiên, chính sách về an ninh và hợp tác với các quốc gia Đông Á (như Nhật Bản và Nam Hàn) rất được coi trọng.

–  Vấn đề Biển Đông, cho đến khi nào Trung Cộng còn để Hoa Kỳ thong thả ra vào tiếp cận các đảo nhân tạo và trục giao thông hàng hải, khi đó Hoa Kỳ vẫn để mặc TC hoành hành, thị uy với các lân bang trong khu vực. Hậu quả là CSVN càng ngã vào vòng tay Trung Cộng nhiều hơn.

Sách lược đấu tranh của các lực lượng dân chủ Việt Nam:

Cần nên thích ứng với chính sách mới của chính quyền TT Trump.

–  Vẫn tích cực vận động nhân quyền và tự do dân chủ cho VN vì chính trường Hoa Kỳ rất đa dạng và uyển chuyển, trong đó không thiếu những thế lực chính trị khác nhau. Nếu vận động đúng mức, TT Trump sẽ lắng nghe. Trong đấu tranh, không nên có thành kiến theo một khuynh hướng mà phải biết vận dụng những sự khác biệt.

–  Liên kết với các tổ chức dân sự Phi Luật Tân, Nam Dương và Mã Lai tăng cường biểu tình, kiến nghị, tố cáo Trung Cộng bách hại ngư dân và đe dọa lãnh hải các quốc gia trong vùng.

–  Vận động, kêu gọi không quân sự hoá các đảo nhân tạo, uy hiếp vùng trời và vùng biển chung quanh. Nên nhớ rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp trước các tuyên bố chủ quyền của TC trên toàn Biển Đông.

–  Tố cáo CSVN ngày càng đàn áp nhân quyền và tự do tôn giáo khốc liệt hơn.

 

Khai Bút Đầu Xuân dl 2017

Xếp hoa em xếp tình thương

Gởi cho nhân thế đoạn trường khổ đau

Chuông chùa ru giấc tỉnh sâu

Giữa vòng sinh tử bắc cầu đi qua!

Nhiên Hạ 03192017

 Thấy gì trong chốn ta bà

Con trâu Lão Tử ngậm hoa bước dài

Cỏ quên ăn uống rượu say

Nghe trong thanh vắng tiếng ai gọi mình

Giáo Già 03192017

 

Đi qua đi lại tử sinh

Nại Hà giác ngộ* thấy hình chao dao

Biệt ly nào chẳng đớn đau

Lắc lư qua lẹ cho mau về nhà

Trần gian ngoảnh lại gần xa

Đâu là thực tướng, toàn là giả nhân!

10XLGL 03192017 [GG hiệu đính]

*Ngày giác ngộ, thấy trời nào cũng có khi mưa khi nắng. Người mua nào cũng có lần lầm. Cái nào mới cũng được cưng. Lưng nào cũng có thẹo. Người nào cũng khi dọn vô, lúc dọn ra… Chỉ có beer nào cũng ngon. Mồi nào cũng được. Con gái nào cũng đáng dòm. Cộng sản nào cũng phi nhân. Thi nhân nào cũng đáng tôn thờ. Bạn rượu nào cũng nên hú…

 

Nhật Ký Biển Đông: Lãnh Đạo Có Nên Đôi Co Với Truyền Thông?

 Đào Văn Bình

 – Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Ba ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:

-Newsweek ngày 1/3/2017: “Điện Kremlin một lần nữa lại chỉ trích cuộc can thiệp quân sự của Mỹ vào Libya vài ngày trước cuộc thăm viếng một đất nước đang bị tàn phá bởi chiến tranh, có thể được tiến hành do thủ tướng Nga dẫn đầu. Cuộc tấn công của NATO do Mỹ điều khiển năm 2011, lật đổ và giết chết nhà độc tài Muammar al-Qaddafi diễn ra rất nhanh, nhưng sự xụp đổ của chế độ đưa đã tới nội chiến. Các nhóm Hồi Giáo cực đoan nổi lên trong đất nước mà cựu Tổng Thống Obama, vào cuối nhiệm kỳ đã thú nhận đây là lỗi lầm nghiêm trọng của ông vì thiếu kế hoạch. Lúc đó, Nga dù chống đối chiến dịch quân sự này nhưng đã không phủ quyết nghị quyết của Hội Đồng Bảo An LHQ. Dầu sao đi nữa, Libya đã trở thành một mẫu mực của Điện Kremlin cho thấy Tây Phương không thích hợp cho vùng Trung Đông. Vào ngày 27/2/2017, phát ngôn viên của Tổng Thống Putin bóng gió cho biết Nga có ý định đóng một vai trò khôi phục lại một chính quyền mạnh cho Lybia.”

Ôi độc tài! Ta thù ghét mi. Nhưng khi mi chết rồi thì đất nước nội chiến, tan nát và người dân lại thương tiếc mi. Trước thực tế nghèo đói, tan hoang của đất nước Libya, một số người dân và binh sĩ tham gia cuộc lật đổ Ô. Qaddafi nay lại thương tiếc ông.

-AP ngày 4/3/2017: “Thủ tướng Somalia cho biết 110 người đã chết trong 48 giờ qua trong một vùng vì đói- số chết vì nạn hạn hán nghiêm trọng đang đe dọa nhiều triệu người khắp đất nước. Vào ngày 28/2/2017, chính quyền Somalia đã tuyên bố hạn hán là thảm họa cho cả nước. Liên Hiệp Quốc ước lượng 5 triệu dân trong vùng Sừng Phi Châu đang cần giúp đỡ giữa nguy cơ nạn đói lan tràn. LHQ năm 2017 kêu gọi số viện trợ nhân đạo 864 triệu đô-la cho 3.9 triệu dân. Nhưng Chương Trình Thực Phẩm LHQ đòi xin thêm 26 triệu để đáp ứng với nạn hạn hán.”

– AP ngày 4/3/2017: “Hoa Lục cảnh cáo sẽ là sự tổn hại nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa hai nước nếu nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong Đạt Lai Lạt Ma thăm viếng vùng đất chưa được phân định tại vùng biên giới. Bắc Kinh đã bày tỏ lo ngại với Tân Delhi trong nhiều trường hợp và thúc giục Ấn Độ tránh không cho Đức Đạt Lai Lạt Ma tiến hành các hoạt động ly khai chống lại Hoa Lục.”

-Newsweek ngày 6/3/2017: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Do Thái Avigdor Lieberman cho biết Hoa Kỳ đã cảnh báo Do Thái về một cuộc khủng hoảng cấp kỳ nếu Do Thái thôn tính vùng Tây Ngạn (West Bank) của Palestines.” Tổng Thống Donald Trump đã chính thức mời Tổng Thống Abbas của Palestines viếng thăm Tòa Bạch Ốc.

-AP ngày 12/3/2017: “Tổng Thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ đã làm gia tăng căng thẳng với những quốc gia Âu Châu khi nói rằng Đức Quốc Xã vẫn còn sống ở Âu Châu sau khi hai bộ trưởng của Thổ bị ngăn cản không cho tham gia cuộc vận động trưng cầu dân ý của Thổ tại Hà Lan và đe dọa Hà Lan sẽ phải trả giá cho hành động bất thường này.” Cùng ngày Reuters cho biết, “Thủ Tướng Hà Lan nói rằng nhận xét của Tổng Thống Erdogan là không thể chấp nhận được khi so sánh Hà Lan với Đức Quốc Xã và sẽ không giúp gì cho việc xuống thang căng thẳng ngoại giao giữa hai nước.”

Tôi không bênh gì Hà Lan dù trong quá khứ Hà Lan là một đế quốc hung ác. Tuy nhiên Ô. Erdogan có kiểu tuyên bố ngang tàng và bất thường như Bắc Hàn, muốn nói gì thì nói, bất kể đúng sai, hợp lý hay không hợp lý. Mình gửi bộ trưởng sang nước người ta nhưng không phải là chuyện cần bàn thảo giữa hai quốc gia, mà là để vận động 1.5 triệu người Thổ ở Hà Lan có quyền bỏ phiếu cho cuộc trưng cầu dân ý tại Thổ. Vì vấn đề an ninh, Hà Lan từ chối. Vậy thì mình phải thông cảm cho người ta chứ. Chơi với bạn mà không chịu thông cảm cho hoàn cảnh khó khăn của bạn thì làm sao chơi lâu dài được? Thổ Nhĩ Kỳ đang là cục xương mắc trong cổ họng NATO và Mỹ. Tin tức mới nhất cho biết Thổ đã ngưng tất cả mọi liên hệ ngoại giao với Hà Lan.

Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao 1.5 triệu người Thổ đã là công dân Hà Lan lại không gắn bó với quốc gia mà mình đã “nhận nơi này là quê hương”, mà lại gắn bó và có quyền can dự vào chính trị ở quốc gia mà mình đã rời bỏ? Phải chăng hệ thống chính trị của Hà Lan quá phóng túng chăng? Cứ thử tưởng tượng 1.2 người Hoa (Tàu) sống ở Việt Nam sinh hoạt chính trị gắn bó với Hoa Lục, có quyền tham gia những sinh hoạt chính trị của Hoa Lục, có quyền bầu cử, ứng cử vào những chức vụ ở Thượng Hải, Quảng Đông, Quảng Tây…thì đất nước Việt Nam ra sao? Có lẽ biện pháp hay nhất là mời khối 1.2 triệu người này về Trung Hoa để họ tha hồ gắn bó với quê hương, đất nước của họ.

-Aljazeera.com ngày 13/3/2017:”Hoa Kỳ lại yêu cầu Cambodia trả món nợ chiến tranh 500 triệu đô-la khiến gây phẫn nộ nơi quốc gia Đông Nam Á này. Khoản cho vay khởi đầu là 274 triệu vào thập niên 1970 mà Hoa Kỳ nói rằng để dùng để hỗ trợ lương thực. Nhưng Thủ Tướng Hunsen lại gọi đó là tiền bẩn thỉu dùng để mua vũ khí. Ô. Hunsen nói Hoa Kỳ không có quyền đòi lại món nợ đã nhuốm máu vì những cuộc oanh tạc của Mỹ vào lãnh thổ Cambodia trong thời kỳ Chiến Tranh Việt Nam. Hoa Kỳ đã tạo ra khó khăn trên đất nước chúng tôi mà lại đòi tiền chúng tôi. Chúng tôi cũng yêu cầu Hoa Kỳ phải bồi thường những thiệt hại và tàn phá do Hoa Kỳ gây ra. Chúng tôi chỉ muốn Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về món nợ. Ông Hunsen đã gọi điện thoại cho Tổng Thống Donald Trump yêu cầu hủy bỏ món nợ này nhưng Hoa Thịnh Đốn không quan tâm tới thỉnh nguyện yêu cầu hủy bỏ thỏa hiệp cách đây nhiều thập niên.”

Trước 1975 chúng ta ít biết về cuộc tham chiến của Mỹ tại Kampuchia ngoại trừ cuộc hành quân phối hợp Mỹ-VNCH tràn qua Kampuchia năm 1970. Theo tài liệu, Nixon đã ra lệnh ném 2.7 triệu tấn bom xuống xứ Chùa Tháp, lớn hơn số bom ném xuống Nhật Bản trong Đệ II Thế Chiến. Tôi không hiểu tại sao chiến tranh đã qua đi hơn 40 năm, Hoa Kỳ muốn “xoay trục” về Á Châu nơi mà các quốc gia Đông Nam Á đóng vai trụ cột, lại đi đòi nợ một quốc gia nghèo đói và chẳng đáng là bao so với ngân sách khổng lồ của Mỹ. Đáng lý ra, khi mà Cambodia đang ngả dần về phía Hoa Lục, Hoa Kỳ nên xóa nợ và viện trợ cho quốc gia này để cần bằng ảnh hưởng với Trung Quốc. Hay đây là biện pháp trừng phạt của Mỹ vì Cambodia đã ngả về phía Hoa Lục? Nếu thế thì đây là một sai lầm trong chiến lược ngoại giao và càng đẩy Cambodia, Thái Lan, Miến Điện về phía Trung Quốc. Trong khi Mỹ đòi nợ Kampuchia thì Trung Quốc vừa ký thòa hiệp lên tới 1.7 tỉ đô-la để giúp mua nông sản của Phi Luật Tân theo chính sách “Phóng tài hóa, thu nhân tâm”. Cho nên chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên, ngoại trừ Việt Nam, ảnh hưởng của Mỹ đang xói mòn tại khu vực Đông Nam Á.

-Business Insider/ Fox News ngày 14/3/2017: “Vụ tai tiếng khiến cấp trên phải mở cuộc điều tra và khai trình trước quốc hội, cả ngàn binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ truyền cho nhau coi hình khỏa thân của nữ đồng đội qua nhóm Facebook riêng, đã trở thành tùm lum hơn như báo cáo lúc ban đầu.

Business Insider được biết cái kiểu truyền cho nhau coi hình cởi truồng như thế lan ra ngoài thủy quân lục chiến và nhóm Facebook. Cả ngàn hình cởi truồng của các nữ binh đồng đội thuộc đủ mọi binh chủng đã được truyền cho nhau coi qua luồng thông tin Facebook có lẽ từ Tháng Năm năm ngoái.”

Khi lính chiến độc thân xa nhà, hoặc có vợ nhưng vợ ở xa tít mù khơi. Khi các nữ quân nhân tuổi căng đầy nhựa sống, ngoài giờ công vụ, ngồi một mình bên vọng gác, hay ở một chốt chặn…biết làm gì đây? Thôi thì cho anh ấy “coi một tí” có mất mát gì đâu? Chỉ cần chiếc iphone, ipad là có hình ngay. Miền Nam trước đây có câu hát rất phổ biến, “Lính mà em”. Nhận được những hình này, lính coi vừa sung sướng vừa quên đi bao nỗi nhớ nhà, nỗi sợ vì bom đạn và sự nhàm chán của đời nhà binh. Nhìn hình, cười khúc khích, bình phẩm chán chê rồi bảo nhau gửi đi khắp nơi để rồi lại nhận được những hình hấp dẫn khác gửi tới. Dĩ nhiên chuyện này nó vi phạm quân kỷ và vi phạm đạo đức vì không tôn trọng phẩm giá của bạn đồng ngũ. Nhưng xét cho cùng nó cũng giúp cho lính -nam lẫn nữ- giải tỏa bớt ẩn ức tình dục. Vậy các ông tướng chỉ huy giải quyết sao đây? Cấm các nữ quân nhân không được chụp hình khỏa thân gửi tặng bồ? Cấm các ông không được chụp hình lén khi các nữ quân nhân tắm? Liệu cấm được không? Có lẽ cuối cùng chỉ cảnh cáo và rồi mọi chuyện lại đâu vào đấy. Bởi vì đây là chuyện muôn đời của lính, nhất là đối với lính viễn chinh như lính Mỹ. Hiện nay Hoa Kỳ có khoảng 100 căn cứ quân sự trên toàn thế giới. Nếu binh sĩ chỉ đóng trên nước Mỹ thì có lẽ “tệ trạng” này không có vì quân nhân có thể thường xuyên được “nghỉ phép” để giải quyết vấn đề gia đình.

-AP ngày 14/3/2017: “Một cựu đô đốc Hải Quân Hoa Kỳ là một trong chín sĩ quan bị bắt giữ trên toàn quốc vì tội tham nhũng liên quan đến một nhà thầu quốc phòng Mã Lai có biệt danh là Fat Leonard. Việc truy tố tiến hành tại tòa án ở San Diego cho rằng Đô Đốc Bruce Loveless và những sĩ quan khác đã nhận những khoản hối lộ như gái điếm, những bữa ăn sang trọng và những chuyến du lịch đắt tiền từ Leonard Francis để đổi lấy những tin tức giúp cho công ty của ông ta có tên là Glenn Defence Marine Asia.”

-Reuters (Brussels) ngày 14/3/2017: “Tòa án cao nhất của Liên Hiệp Âu Châu vừa phán quyết các công ty/cơ sở kinh doanh có thể cấm nhân viên choàng khăn đội đầu của Hồi Giáo và những biểu tượng tôn giáo có thể nhìn thấy trong một số trường hợp, khiến gây ra một làn sóng khiếu nại từ các nhóm bảo vệ nhân quyền và lãnh đạo tôn giáo.”

Mới đây, trước tình trạng nữ sinh trung học Pháp gốc Hồi Giáo trùm khăn đội đầu khiến gây xáo trộn trong trường học, tổng thống Pháp đã phải ban hành luật cấm chùm khăn đội đầu và đeo thập giá quá lớn. Từ sự kiện này chúng ta thấy, các tôn giáo cực đoan thường muốn phơi bày, khoe khoang biểu tượng tôn giáo mình tại nơi công cộng, gây khó chịu cho những người khác, nếu không khéo sẽ tạo xung đột. Đó là vấn nạn mà thế giới ngày nay đang phải đối đầu. Sự phản đối của các nhóm bảo vệ nhân quyền “rights groups” nói ở trên, vô tình tiếp tay cho việc chia rẽ và bất ổn trong xã hội vì nó đi quá xa trong việc bênh vực những ý muốn cá nhân cực đoan.

Tình hình Syria bây giờ cũng giống như Kampuchea năm 1977

Tình hình Syria:

-Reuters ngày 3/3/2017:”Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh đã ngăn chặn một nghị quyết của Hội Đồng Bảo An LHQ áp đặt cấm vận lên chính quyền Syria vì những nghi ngờ sử dụng vũ khí hóa học. Nga, Trung Quốc và Bolivia đã phủ quyết nghị quyết do Anh, Pháp và Hoa Kỳ đưa ra và đã được 9 quốc gia đồng ý.”

-AFP ngày 3/3/2017: “ Từ xa, lính Mỹ ngồi trên thiết vận xa Humvee quan sát hai đồng minh của họ là lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ và liên minh Kurd-Ả Rập quần thảo nhau để tranh quyền kiểm soát Manbij nằm ở bắc Syria. Một phóng viên AFP cho biết họ thấy lính Mỹ trong khi tuần tra mặt bắc của thành phố Manbij chỉ mỉm cười xem cuộc đụng độ dữ dội giữa hai phe đồng minh ở phía bắc.”

Tình hình Syria bây giờ cũng giống như Kampuchea năm 1977, ngoải Khmer Đỏ còn có đủ thứ Khmer Xanh, Trắng, Vàng, Khmer Tự Do…mỗi ông hùng cứ một phương. Nếu Khmer Đỏ không bị tiêu diệt thì Kampuchea cũng đã bị chia năm xẻ bảy rồi. Syria ngày nay ngoài Al-qaeda, Nhà Nước Hồi Giáo, phe người Kurd, 41 phe phiến quân chống đối nhau, đất nước còn có đủ thứ quân ngoại nhập như Mỹ, Nga, Ba Tư, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu Ô. Assad không giữ yên được hơn nửa phần đất nước thì Syria cũng đã gánh một thảm họa như Somalia, Libya.

Thế mới hay khi chính quyền trung ương xụp đổ do ngoại bang tiến quân vào thì các “thổ hào” sẽ nổi lên hùng cứ một phương. Các thổ hào, lãnh chúa sẽ tìm chỗ dựa từ một ngoại bang nào đó, cho nên đất nước sẽ tan nát hoặc bị chia cắt theo lằn ranh sắc tộc hay tôn giáo. Ngày nay, ngoại trừ các thiên tai, loài người không có mối đe dọa chung nào ghê gớm cả cho nên không cần đoàn kết, do đó sắc tộc và tôn giáo đang là con dao chia cắt hành tình này thành những mảnh nhỏ.

-Reuters ngày 9/3/2017: “Bộ Trưởng Ngoại Giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói rằng Thổ có thể tấn công lực lượng người Kurd YPG do Hoa Kỳ hỗ trợ nếu họ cùng binh sĩ Mỹ tiến quân vào một thành phố của Syria. Phát ngôn viên của Tổng Thống Erdogan nói rằng lực lượng YPG phải dời khỏi Manbij và tiến về bờ đông của Sông Euphrates mà Thổ coi đây là vòng đai an ninh của Thổ. Theo AP, thủ tưởng Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng Hoa Kỳ có thể sẽ gánh chịu thiệt hại lớn về ngoại giao với một thành viên của NATO (Thổ) nếu lực lượng người Kurd tháp tùng binh sĩ Hoa Kỳ trong cuộc tiến công tái chiếm Raqqa.

Tình hình Syria vô cùng phức tạp. Hoa Kỳ muốn lực lượng người Kurd tháp tùng để chia xẻ gánh nặng với lính Mỹ trong cuộc tiến quân vào Raqqa và cũng là lực lượng chiếm giữ sau này khi lính Mỹ rút đi. Thế nhưng nếu Raqqa lọt vào tay phe người Kurd nó sẽ trở thành thủ đô trong thực tế của sắc tộc Kurd. Nó sẽ trở thành căn cứ địa để hỗ trợ cho sắc tộc Kurd đang chiến đấu đòi độc lập ở nam Thổ Nhĩ Kỳ cho nên nếu không khéo Hoa Kỳ sẽ đụng độ với Thổ Nhĩ Kỳ tại đây. Hoa Kỳ vừa tăng viện thêm 400 thủy quân lục chiến nâng tổng số binh sĩ tham chiến tại Syria lên 900. Nếu cuộc chiến Syria giải quyết không khéo, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị chia cắt để tạo vùng tự trị hay độc lập cho người Kurd có khuynh hướng thân Mỹ. Khi đó Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ và Thổ có thể rút chân ra khỏi NATO. Tình hình Syria rối bời là ở chỗ đó. Nếu như Ô. Obama không viện trợ 600 triệu đô-la, trả lương, huấn luyện, trang bị vũ khí cho phe phiến quân để chống lại Ô. Assad, có lẽ tình hình Syria không bế tắc như ngày hôm nay mà Ô. Trump gọi đó là “một mớ xà bần” (a mess).

-AP ngày 10/3/2017: “Syria nặng nề chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ đã can thiệp vào nước này bằng cách hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy để lật đổ Tổng Thống Assad và kêu gọi Hội Đồng Bảo An LHQ buộc Thổ Nhĩ Kỳ rút quân ra khỏi Syria.”

Nói một các công bằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã ỷ mạnh hiếp yếu, ngang nhiên đem quân vào Syira để hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy lật đổ một chính quyên hợp pháp và cũng nhằm tiêu diệt lực lượng người Kurd đang đòi độc lập, hiển nhiên vi phạm Hiến Chương LHQ mà không hề thấy LHQ lên tiếng về việc này. Nguyên do Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong NATO mà LHQ thì không dám đụng tới NATO.

Tình hình Biển Đông:

-AP ngày 4/3/2017: “Các giới chức Hoa Kỳ cho biết ba thành viên của nội các Phi Luật Tân trong đó có bộ trưởng quốc phòng và một số giới chức an ninh đã thăm viếng HKMH Carl Vinson chạy bằng

năng lượng nguyên tử, đang tuần tra tại Biển Đông là vùng đang có tranh chấp theo lời mời của Hải Quân Hoa Kỳ.”

Chính sách ngoại giao của Phi Luật Tân thật khó lường. Lúc thì nói các cường quốc không được lợi dụng tình hình tại Biển Đông để thủ lợi riêng, lúc thì muốn lính Mỹ rời khỏi Phi Luật Tân, nay các thành viên của nội các lại thăm viếng một hạm đội tác chiến đang tuần tra ở Biển Đông…tức hoan nghênh sự hiện diện của Hoa Kỳ tại đây. Có lẽ Bắc Kinh cũng nhức đầu vì Ô. Duterte. Theo AP ngày 25/2/2017, Trung Quốc bất ngờ hủy bỏ chuyến thăm Phi Luật Tân do bộ trưởng thương mại dẫn đầu cùng với một phái đoàn hùng hậu dự trù vào ngày 23/2/2017 chỉ vì ngoại trưởng Philippines tuyên bố lo ngại Trung Quốc biến các đảo nhân tạo thành căn cứ quân sự cũng như bố trí vũ khí ở Biển Đông trong một cuộc họp của ASEAN, trong lúc bang giao Hoa-Phi đang trở nên nồng ấm.

Nếu Ô. Duterte cân bằng được ảnh hưởng giữa Mỹ và Hoa Lục, phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên thì ông là nhà lãnh đạo kiệt xuất của Phi Luật Tân. Ngược lại, ông sẽ phá nát Phi Luật Tân và tạo bất ổn cho vùng Đông Nam Á.

-AP ngày 5/3/2017: “Bộ tài chính Trung Quốc loan báo ngân sách quốc phòng năm nay sẽ lên tới 1 ngàn tỉ Nguyên tức 151 tỉ đô-la là con số không cho công chúng biết nhưng đã được phổ biến trước khóa họp thường niên của quốc hội.”

Cũng cần nhắc lại ở đây, ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2016 là 610 tỉ đô-la và Tổng Thống Donald Trump dự trù tăng thêm 54 tỉ nữa tức 664 tỉ cho tài khóa 2017, trong khi ngân sách quốc phòng Nga 95 tỉ và Việt Nam khoảng 4 tỉ đô-la. Hiện nay Hoa Lục duy trì quân số khoảng 2,300,000 trong khi Việt Nam là 450,000 và Mỹ khoảng 1 triệu lính.

-Reuters ngày 9/3/2017: “Bộ trưởng quốc phòng Phi Luật Tân nói rằng ông không yên tâm về việc tàu khảo sát Trung Quốc tiến vào sâu 200 hải lý thuộc khu đặc quyền kinh tế và khu vực thềm lục địa của Phi Luật Tân.”

Ông Ba Tàu Bắc Kinh theo chính sách “tằm ăn dâu” , “thái xúch -xích”. Khi thì họ dùng tàu chiến, khi dùng tàu đánh cá, giàn khoan dầu, tàu khảo sát để tiến vào thềm lục địa hay khu đặc quyền kinh tế của người ta để khẳng định chủ quyền lãnh thổ của mình. Các nước nhỏ như Phi Luật Tân và Việt Nam khó lòng đối phó với chiến thuật “lấy thịt đè người” này. Ngoài Mỹ ra thì không một ai có khả năng ngăn chặn tham vọng bành trướng lãnh thổ của Hoa Lục tại đây. Thế nhưng Hoa Kỳ lại tuyên bố đứng trung lập (không theo bên nào) trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ mà chỉ can dự vào vấn đề quân sự hóa Biển Đông và tự do hàng hải, cho nên về vấn đề lãnh thổ, Việt Nam và Phi Luật Tân phải tự lo liệu lấy. Thế nhưng về sức mạnh quân sự và về người, Việt Nam và Phi Luật Tân như “châu chấu đá xe”.

chống thì không được, hòa dịu cũng không xong. Nằm cạnh một láng giềng khổng lồ hung ác, Đại Việt ta khổ vì nô lệ và triều cống hơn 2000 năm, chứ không phải ngày nay mới khổ. Ai có kế sách gì “bẻ cổ” Hoa Lục, lấy lại Hoàng Sa (mất năm 1974), chiếm luôn sáu hòn đảo nhân tạo, đuổi tàu chiến Hoa Lục lui về cố thủ ở ven biển. Khi đó Tập Cận Bình thua to, sợ quá phải cử sứ thần qua tạ tội với Việt Nam, Phi Luật Tân…xin công bố “diệu kế” ấy cho bà con biết, nhất là trình lên Ngũ Giác Đài để dứt điểm cái nọc độc của Á Châu và có thể cho loài người này…cho rồi. Hiện nay Hoa Lục đang trương bảng hiệu TRUMP khắp nơi để quảng cáo cho sản phẩm của con gái ông Trump. Tháng tới, Ô. Trump sẽ tiếp đón Ô. Tập Cận Bình trong khuôn khổ cuộc họp thượng đỉnh tại dinh thự nghỉ mát Mar-a-Lago, Florida. Do đó chuyện Hoa Kỳ mở một cuộc chiến tranh tổng lực để tiêu diệt Hoa Lục có lẽ phải đợi ít ra 50 năm nữa. Trong tình thế hiện tại, Việt Nam giữ yên không để mất thêm các đảo là may lắm rồi. Đòi lại Hoàng Sa có thể chỉ là giấc mơ ngàn năm nữa chưa chắc có. Nhưng chuyện khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa là điều phải làm và làm liên tục cho đến khi trái đất này xụp đổ.

-Bloomberg News ngày 3/9/2017: “Theo một giới chức ngoại giao cao cấp của Anh, Miến Điện sẽ là một Việt Nam hay Thái Lan thứ hai với khả năng tiềm tàng kinh tế gia tăng 10 % mỗi năm.” (Myanmar could be the next Vietnam or Thailand, with the economy having the potential of growing as much as 10 percent, a senior British diplomat said.)

-International Business Times ngày 10/3/2017: “Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam nói rằng ông sẵn sàng thăm viếng Hoa Kỳ để gặp Tổng Thống Donald Trump với hy vọng tăng cường quan hệ song phương và cũng hết sức mong muốn làm việc với bộ tham mưu của Ô. Trump về vấn đề mậu dịch.”

(Vietnamese Prime Minister Nguyen Xuan Phuc said on Friday (10 March) that is ready to visit the US to meet President Donald Trump in hopes of strengthen bilateral ties further. He also expressed his eagerness to work with the new administration, particularly towards trade.). Đây là dấu hiệu cho thấy, khác với Phi Luật Tân, Việt Nam rất cần sự hiện diện của Mỹ về cả hai mặt kinh tế lẫn quân sự, nhất là tại Biển Đông.

-Reuters ngày 13/3/2017: “Nhật Bản vào Tháng 5 sẽ cho triển khai chiến hạm lớn nhất, HKMH chở trực thăng tuần tra ở Biển Đông trong ba tháng. Đây là sự phô diễn sức mạnh quân sự lớn nhất của Nhật sau Đệ II Thế Chiến.” Theo Reuters ngày 14/3/2017 “Trung Quốc chờ Nhật Bản giải thích lý do đưa HKMH Izumo đến Biển Đông nhưng hy vọng Tokyo hành xử có trách nhiệm.”

Đối với nền hòa bình thế giới thì đây là tin không vui. Nhưng đối với thực tế chính trị “Xuân Thu Chiến Quốc” thì lại là điều nên làm để ngăn chặn một thảm họa lớn hơn đó là sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông. Chúng ta kính trọng dân tộc Trung Hoa nhưng chúng ta lên án chính sách Đại Hán của vua quan Trung Hoa trong quá khứ và chính sách bành trướng, ăn hiếp các nước nhỏ bây giờ. Hoa Lục có quyền trỗi dậy và có quyền trở thành siêu cường nhưng phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Chà đạp lên luật pháp quốc tế tức trở thành “cướp biển trên quy mô quốc gia” chắc chắn sẽ bị thế giới liên kết lại tru diệt giống như tru diệt Đức Quốc Xã vậy. Có lẽ HKMH Izumo cũng nên ghé Cam Ranh để bà con ngắm chơi cho biết. Phụ họa thêm tình hình căng thẳng tại Biển Đông, Việt Nam vừa lên tiếng yêu cầu Trung Quốc ngưng ngay việc đưa thuyền du lịch chở 300 người ra thăm Quần Đảo Hoàng Sa. Cái kiểu ăn cướp đảo của người ta (năm 1974) rồi lập hệ thống hành chánh quản trị, rồi đưa người từ đất liền ra đây du lịch là thủ đoạn “rẻ tiền” để khẳng định “chủ quyền” của một quốc gia khổng lồ nhưng thiếu tư cách.

Nhận Định:

Vào ngày 5/3/2017, Newsweek đưa tin, “Thủ Tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc đã đưa ra nhận xét trước khi đọc bài diễn văn khai mạc phiên họp thường niên của quốc hội là Trung Quốc kiên quyết chống đối và ngăn chặn Đài Loan đòi độc lập.”

Như vậy vấn đề Đài Loan đòi độc lập rồi cũng “chìm xuồng”. Chuyện Ô. Trump nói chuyện qua điện thoại với Bà Thái Anh Văn chỉ ồn ào một thời gian rồi đâu vào đó. Một Đài Loan “độc lập trên thực tế” không cấn tuyên bố có lẽ là giải pháp thích hợp nhất trong giai đoạn hiện tại. Ô. Trump mới nhậm chức, có thể không biết gì về chính sách “một nước Trung Hoa” cho nên tuyên bố ồn ào, nay cũng im luôn.

Nước Mỹ có phương thức “On the job training” tức nều cần thì các công ty cứ mướn người không kinh nghiệm, vừa làm vừa học. Ông Trumgp là tổng thống nhưng cũng phải học cách làm tổng thống bởi vì không một ai đẻ ra đã là tổng thống cả. Ô. Bush Con nói rằng chuyện gì mà tổng thống phải giải quyết đều khó khăn và nhức đầu. Đúng vậy, chuyện nhỏ thì làng, xã giải quyết xong rồi. Chuyện to hơn một tí thì ông quận, ông huyện, ông tỉnh giải quyết xong rồi. Nếu chuyện làng, xã, quận, tình giải quyết không xong mà phải đưa lên thủ tướng, tổng thống …phải là chuyện không êm rồi đó. Quyết định của tổng thống Hoa Kỳ không những ảnh hưởng tới 300 triệu dân mà còn ảnh hưởng tới toàn thế giới. Cho nên xin ông Trump hết sức cẩn thận nghe ông. Hứng chí tuyên bố ẩu tả, 2:00 giờ sáng không ngủ thức dậy “tweet” mà không tham khảo ý kiến cố vấn, chắc chắn sẽ mang họa vào thân. Ô. Michael Hayden- cựu Giám Đốc Trung Ương Tình Báo (CIA) nói rằng “Có lúc Ô. Trump quên mất mình là tổng thống” (It looks as if the president just for a moment forgot that he was president.).

Kể từ lúc nhậm chức vào ngày 20/1/2017, khách quan mà nói, Ô. Trump rất nhiệt tình với công việc, lo lắng cho nền an ninh, kinh tế, công ăn việc làm của người dân. Chứng khoán chạm mức kỷ lục 21,000. Tháng Hai gia tăng 235,000 công việc, thất nghiệp hạ xuống mức 4.7%. Đó là điều tốt, nhưng căn bệnh trầm kha của Mỹ không thể chữa lành trong ngày một ngày hai. Có lẽ Ô. Trump nên ngồi Thiền để bồi dưỡng “Tinh, Khí, Thần” và luôn luôn tâm niệm “Tôi là tổng thống, tôi đang là tổng thống” để thấy mọi cử chỉ, hành động, lời nói của ông đang được cả thế giới theo dõi và đối với truyền thông họ sẽ khai thác để kiếm tiền, câu khách và triệt hạ ông.

Xứ nào cũng vậy, chính quyền luôn luôn nhức đầu để đối phó với truyền thông. Những vụ tai tiếng liên quan đến những nhân vật quan trọng trong chính phủ đều là những đề tài hấp dẫn người đọc và người xem. Khi đó báo sẽ bán chạy, quảng cáo truyền hình gia tăng và như thế truyền thông sống ung dung. Truyền thông mà không có tin tức gì hấp dẫn thì chỉ có nước đăng tin “xe cán chó, chó cán xe” hoặc khai thác chuyện phòng the (bây giờ gọi là chuyện sex) hoặc chuyện các cô ca sĩ, hoa hậu, người mẫu ăn mặc, gầy ốm thế nào, có tình nhân chưa, nếu có rồi thì chừng nào ly dị, có con chưa, nếu có con thì con cái như thế nào, tán dương như thể công chúa, hoàng tử nước Anh vậy. Đây là thứ quảng cáo trá hình để kiếm tiền. Truyền thông muốn nổi tiếng luôn luôn phải “săn tin” nếu không thì phải bới móc hoặc mập mờ về những sai sót của chính phủ hoặc những nhân vật trong chính phủ hoặc loan tin giả tạo như tờ New York Times, đài truyền hình CNN như lời Ô. Trump tố cáo. Do đó, nhiều đảng hay

lãnh tụ chính trị quá sợ cho nên đã phải “đút” tiền cho truyền thông- chẳng hạn như Bà Clinton- để bịt miệng họ lại.

Là tổng thống, mình không nên đôi co với bất cứ ai, dù là một thượng nghị sĩ. Các ông dân biểu, thượng nghĩ sĩ, nhất là phe đối lập, thường lên tiếng chỉ trích tổng thống – có thể đúng – nhưng cũng có thể chỉ là cách để “nổi” hay để cử tri biết đến mình. Cách tốt nhất là cứ lơ đi. Nếu chuyện quan trọng thì để phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc trả lời. Một ông thượng nghị sĩ sẽ không “đau” nếu bị tổng thống chỉ trích, nhưng sẽ rất “đau” nếu bị phát ngôn viên phủ tổng thống phê bình. Càng đôi co với bất cứ ông dân biểu/thượng nghị sĩ nào thì chỉ làm cho ông ấy nổi tiếng và mình thì lỗ vốn và trở thành đề tài khai thác của truyền thông. Trong bốn năm tới, Ô. Trump là đề tài kiếm sống của truyền thông. Nếu đôi co, ông sẽ sa lầy vào trận chiến không có chiến thắng khiến ông không làm được chuyện gì khác. Do đó, làm tổng thống đôi khi cũng phải giả câm giả điếc giống như một câu ngạn ngữ của Trung Hoa “Đại trí nhược ngu. Hư hoài nhược cốc” tức kẻ đại trí thì người đời tưởng như ngu đần, tề tệ như lúa gạo. Nhưng trên đời này, cái linh thiêng, quý giá cách mấy cũng có thể bỏ. Nhưng lúa gạo mà bỏ là chết liền.

Xin nhớ cho, bất cứ ông tổng thống nào cũng có đầy đủ quyền hạn để làm việc. Cứ làm và làm tốt cho dân. Đó là câu trả lời tốt nhất cho truyền thông và dư luận. Ngày nay, với Facebook, Twitter, diễn đàn YahooGroups, trái đất này có cả tỷ thứ dư luận xuất hiện từng giây từng phút giống như sóng trên mặt đại dương. Đối với các nước chậm tiến Á Phi và Châu Mỹ La-Tinh như Thái Lan hoặc Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hạn, nếu truyền thông nói xấu hoặc chống đối chính phủ, cho cảnh sát tấn công vào tòa soạn, bắt giữ chủ nhiệm, truy tố ra tòa, bỏ tù, đóng cửa báo và như thế là truyền thông “im re”. Năm 2016, Tổng Thống Erdogan của Thỗ Nhĩ Kỳ ra lệnh bắt giam 120 ký giả. Ông Tướng Prayut Chan-Ocha- thủ tướng Thái Lan còn đe dọa bắn bỏ những nhà báo loan tin không đúng sự thực. Còn quá tự do như Mỹ và Âu Châu thì không được. Có thể rồi đây Tây Phương không chết vì kẻ thù mà chết vì xã hội quá phóng túng, đảng phái tranh đoạt quyền hành triệt hạ nhau khiến đất nước nát bét. Một trong những khía cạnh bất lương của truyền thông là tung tin giả tạo, loan tin chưa kiểm chứng, “bới bèo ra bọ”, cứ nhè cái không đúng của người ta mà bêu xấu, trong khi đó thì lờ đi cái tốt, cái thành công của người ta. Truyền thông loan tin trung thực là tấm gương soi cho đất nước. Truyền thông bất lương là con rắn độc trong lòng quần chúng, làm rối loạn xã hội. Giáo Hoàng Francis mới đây nói rằng loan truyền tin tức giả tạo là trọng tội. “ (Pope Francis say spreading fake news is a sin.” (New York Post)

Cho nên ở bất cứ quốc gia nào, lãnh đạo khôn ngoan là không nên đối đầu với truyền thông mà tập trung nỗ lực phục vụ quần chúng. Thành quả của lãnh đạo là câu trả lời cho truyền thông. Hãy để quần chúng “nói chuyện” với truyền thông. Khi đất nước yên bình, người dân “ăn nên làm ra”, con cái được học hành nên người, ngày nghỉ hội hè, vui chơi, giải trí…thì truyền thông nói trời nói đất gì người dân cũng chỉ xem qua, nghe qua rồi bỏ. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa lãnh đạo nhu nhược. Lãnh đạo có lúc phải hết sức cương quyết. Nếu có bằng chứng truyền thông loan tin bịa đặt, phá hoại, phải cương quyết truy tố ra tòa để răn đe. Truyền thông không thể lợi dụng quyền tự do ngôn luận để đứng trên luật pháp.

Ông Trump còn bốn năm để làm tổng thống. Xin ông cứ từ từ, các cụ Việt Nam dạy rằng, “Dục tốc bất đạt” tức “Muốn nhanh thì hỏng việc”. Nhiều khi cũng phải “Lùi một bước để tiến ba bước”. Xin nhớ cho lòng dân rất “bạc” (Bạc như dân, bất nhân như lính). Bây giờ ông thành công, nhưng năm cuối cùng ông thất bại thì người dân sẽ quên mất những gì ông làm tốt trong quá khứ và sẽ kết tội ông. Ngược lại, bây giờ ông thất bại nhưng năm cuối cùng ông thành công thì người dân lại nhớ ơn ông và bỏ phiếu nếu ông tái tranh cử. Cho nên giống như tay đua xe đạp đường trường, vừa khởi đầu đã bung hết tốc lực thì “húp cháo rùa”. Cứ đạp từ từ theo đám đông, đợi tới lúc chỉ còn 1 cây số thì bứt phá đi và khi chỉ còn 200 thước sẽ phóng ra cú rút thần tốc cuối cùng….và thắng cuộc.

Ô. Trump ơi, muốn làm tổng thống giỏi phải có cố vấn giỏi và phải biết lắng nghe. Muốn làm đại anh hùng phải có quân sư tài kinh thiên động địa như: Lý Công Uẩn có Vạn Hạnh Thiền Sư và Đào Cam Mộc, Lê Lợi có Nguyễn Trãi, Vua Trần Nhân Tông có Thái Sư Trần Thủ Độ. Bất cứ ông tổng thống, thủ tướng nào mà quyết định một mình sẽ thất bại.

http://www.baocalitoday.com/breaking-news/nhat-ky-bien-dong-lanh-dao-co-nen-doi-co-voi-truyen-thong.html

 

Chính sách ngoại giao của chính quyền Donald Trump đối với Trung Cộng

Bài nhận định của Lý Văn Quý

1. Bản chất sự đối đầu giữa Hoa Kỳ Và Trung Cộng

Vấn đề đầu tiên cần được đặt ra là thực sự có sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng hay không? Dĩ nhiên giữa hai quốc gia luôn luôn có sự ganh đua dành vị trí hàng đầu nhưng theo chúng tôi thì Hoa Kỳ và Trung Cộng không phải là kẻ thù với nhau, khác với thời kỳ chiến tranh lạnh Hoa Kỳ đã quan niệm Liên Bang Sô Viết là kẻ thù của mình. Do đó nếu có sự đối đầu nào đó thì chỉ là những sự va chạm bình thường, không có gì nghiêm trọng cả. Kinh tế vẫn luôn luôn là yếu tố hàng đầu trong mọi cuộc tranh luận hay tranh chấp, còn vấn đề nhân quyền chỉ là phụ thuộc và là giấc mơ mà nhân loại đang theo đuổi một cách lâu dài, không thể hoàn thành trong một thời gian ngắn được.

Vả lại chính Hoa Kỳ trong nhiều thập niên vừa qua đã “tạo dựng” ra Trung Cộng ngày nay, khởi đầu từ cuộc viếng thăm “ngoại giao ping pong” dưới thời Nixon năm 1971 dẫn đến cái chết của VNCH.

http://www.pbs.org/wgbh/amex/china/peopleevents/pande07.html

Đặng Tiểu Bình đã nắm lấy cơ hội này và biến đổi đất nước Trung Cộng trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới. Ngược lại thì trong thời kỳ “toàn cầu hóa” vừa qua, Hoa Kỳ đã tìm ra được một “thị trường lao động” khổng lồ với giá rẻ khiến các hãng xưởng Mỹ đua nhau đi qua bên đó sản xuất và làm giàu. Chỉ có điều là Mỹ không ngờ là chỉ có giới chủ nhân là hưởng lợi còn giới công nhân Mỹ thì bị mất việc vì tiền lời bị “cắm” lại và được tái đầu tư bên Trung Cộng. Đó cũng do lỗi của các chính quyền Hoa Kỳ, Dân Chủ cũng như Cộng Hòa đã không biết linh hoạt trong chính sách thuế má đối với các công ty Mỹ. Biểu thuế 35% cao nhất thế giới chẳng khác gì là một hành động xua đuổi các hãng xưởng Hoa Kỳ ra khỏi nước. Không thể trách Trung Cộng được.

2. Quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và trung Cộng

Nói chung thì quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia này đã mật thiết và quyện chặt với nhau đến mức mà chúng tôi đã từng nhận định là mối quan hệ  này là  “nền tảng cho hòa bình thế giới” trong một bài viết vào năm 2010:

http://www.svqy.org/quanhe.html

Bài viết đó nêu rõ là Hoa Kỳ và Trung Cộng hiện nay phải dựa vào nhau để mà sống, do đó sẽ không bao giờ để xảy ra chiến tranh lẫn nhau! Những người lãnh đạo của cả hai quốc gia thừa trí khôn để nhận thức rằng nếu xảy ra chiến tranh, cả hai (và thế giới) đều chết hết. Đầu tiên là Trung Cộng sẽ bị Hoa Kỳ phong tỏa số tiền nợ hơn một ngàn tỷ $:

https://www.thebalance.com/u-s-debt-to-china-how-much-does-it-own-3306355

Chưa đánh nhau mà Trung Cộng sẽ mất trắng một ngàn tỷ $, chưa kể bị các chủ nợ khác (các ngân hàng thế giới khác như Âu Châu) đòi nằng nặc vì Trung Cộng đã vay họ dựa vào số tiền Hoa Kỳ nợ họ. Điều quan trọng hơn cả là kinh tế Trung Cộng sẽ sập ngay tức khắc vì không bán hàng cho Hoa Kỳ được nữa.

Về phía Hoa Kỳ thì chỉ phong phanh tình hình căng thẳng có thể dẫn đến chiến tranh là thị trường chứng khoán Hoa Kỳ sẽ bị sụp đổ ngay tức thì ít nhất là 50%, nếu lấy những con số của thời kỳ Đại khủng hoảng 1929 để so sánh thì TTCK đã mất 90% trong một khoảng thời gian từ 2/9/1928 đến 8/7/1929. Điều này sẽ làm ngán ngẩm ngay những chiến lược gia hung hăng nhất của Hoa Kỳ.

Do đó, chúng tôi xin tái khẳng định là trừ phi Trung Cộng trực tiếp tấn công lén Hawaii (như Nhật Bản trong Thế Chiến thứ Hai) hoặc Hoa Kỳ ném bom nguyên tử vào Bắc Hàn thì sẽ không bao giờ có chiến tranh quân sự giữa hai nước. Trung Cộng có lỡ bắn rơi máy bay tuần thám của Hoa Kỳ tại biển

Đông thì cũng sẽ “chân thành” xin lỗi và bồi thường rồi sự việc cũng sẽ trôi qua. Chúng ta nhớ lại sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga tại biên giới Thổ và Syria cũng vậy.

3. Mâu thuẫn lớn nhất giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng

Theo chúng tôi, chỉ có TT Donald Trump mới dám mạnh dạn lên tiếng cảnh cáo cung cách làm ăn của Trung Cộng chứ phía Trung Cộng thì chẳng có gì là “mâu thuẫn” với Hoa Kỳ cả. Họ còn cầu mong bà Hillary Clinton đắc cử Tổng thống để mọi chuyện “vũ như cẩn,” họ tiếp tục hỉ hả hưởng lợi trong giao thương giữa hai nước, bất chấp quyền lợi của dân lao động Mỹ.

Trung Cộng đã lợi dụng sự dễ dãi (và yếu hèn, nếu không nói là tham nhũng của các chính quyền Mỹ tiền nhiệm) của Hoa Kỳ để hưởng lợi trong mậu dịch thương mãi khiến cán cân thương mãi của Hoa Kỳ bị thâm thủng nặng nề. Chỉ riêng trong năm 2016 Hoa Kỳ đã bị thiệt hại 367 tỷ $, nhập nhiều hơn là bán cho Trung Cộng.

Chúng ta thường nghe nói đến chuyện “lobby” (vận động hậu trường) tại Hoa Kỳ những chắc không nhiều người biết rằng “lobby” đã trở thành một kỹ nghệ béo bở với doanh số lên đến cả tỷ $:

https://www.opensecrets.org/lobby/top.php?indexType=s&showYear=2016

với những công ty chuyện nhận tiền để làm chuyện này:

https://www.opensecrets.org/lobby/top.php?indexType=l&showYear=2016

(ghi chú: hãng lobby lớn thứ 3 Hoa Kỳ chính là Podesta Group và một trong hai sáng lập viên là John Podesta, chủ tịch ban vận động tranh cử của bà Hillary Clinton).

https://en.wikipedia.org/wiki/Podesta_Group

Trung Cộng đã giở mánh cố hữu là “đấm mõm” một số chính trị gia Hoa Kỳ và cả giới truyền thông báo chí “dòng chính” một cách hợp pháp qua ngã “lobby,” do đó mà chẳng ai đá động đến cái chuyện vô lý này từ mấy chục năm qua. Chúng ta hẳn còn nhớ chuyện năm 1999 trong chiến dịch chống Serbia, Hoa Kỳ đã dội bom sập tòa đại sứ Trung Cộng tại Belgrade làm chết 3 người và làm bị thương 20 người khác. Vậy mà Trung Cộng vẫn bỏ qua không làm khó dễ Hoa Kỳ gì cả.

http://nationalinterest.org/blog/the-buzz/1999-america-destroyed-chinas-embassy-belgrade-many-chinese-19124

Phương cách trục lợi của Trung Cộng gắn (peg) đồng Yuan vào đồng USD (còn gọi là dùng đồng USD làm bản vị) và tùy tiện ấn định hối đoái bằng cách nào để hàng hóa Trung Cộng luôn luôn rẻ khi bán vào thị trường Hoa Kỳ. Một số lớn hàng hóa của Hoa Kỳ bán vào Trung Cộng lại còn bị đánh thuế cao khiến hàng Mỹ không cạnh tranh nổi với hàng nội đaị Trung Cộng.

Xin lấy một ví dụ cụ thể:

Một cái áo sản xuất tại Trung Cộng tốn 80 Yuan. Với hối đoái hiện nay là 1 Yuan ăn 0.14 USD, tức 80 tương đương khoảng 1USD (số tròn cho dễ tính). Một cái áo sản xuất tại Hoa Kỳ cũng tốn 1USD. Vì vậy Trung Cộng khó bán được vào thị trường Mỹ.

Bây giờ Trung Cộng chủ động ấn định (phá giá) 1 Yuan chỉ ăn 0.1 USD, như vậy 80 Yuan chỉ bằng 0.8USD tức rẻ hơn bên Mỹ 20%! Mỹ mua ngay… Sở dĩ Trung Cộng thực hiện được chuyện này vì đã có sẵn một kho dự trữ công khố phiếu Hoa Kỳ trị giá hơn một ngàn tỷ $, ai cần trao đổi Yuan và USD, Trung Cộng sẵn sàng đáp ứng. Những nước ít ngoại tệ dự trữ như Thái Lan cũng định “giở trò” ấn định hối đoái thì bị những tay tỷ phú như George Soros đập ngay tức khắc (1997).

https://en.wikipedia.org/wiki/1997_Asian_financial_crisis

Cách đối phó của TT Donald Trump:

-Ra sắc lệnh cấm các quan chức Hoa Kỳ không được “lobby” trong một thời hạn là 5 năm sau khi rời chức vụ và cấm tiệt các chính quyền ngoại quốc không được sử dụng các công ty lobby của Hoa Kỳ.

-Nếu Trung Cộng tiếp tục trò phá giá tiền tệ, Hoa Kỳ sẽ dựng hàng rào quan thuế 30% để hàng Trung Cộng mắc hơn hàng Mỹ.

-Yêu cầu Trung Cộng tự kiềm chế và bỏ hàng rào quan thuế để hàng Mỹ vào Trung Cộng nhiều hơn.

-Mục tiêu chính của chính sách ngoại giao về kinh tế của TT Donald Trump là từ từ giảm thâm thủng cán cân thương mãi giữa hai quốc gia với nhau. Chúng tôi cho đây là một sự đòi hỏi chính đáng.

4. Các dữ kiện chứng minh sự mềm dẻo của TT Donald Trump trong chính sách ngoại giao đối với Trung Cộng

-TT Donald Trump đã đề cử cựu Thống đốc Iowa là Terry Branstad làm đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh:

http://www.reuters.com/article/us-usa-trump-china-branstad-idUSKBN13W0H3

Đây là một thiện ý của Donald Trump vì Terry Branstad là “bạn thân” của Tập Cận Bình từ lúc Tập Cận Bình qua Iowa làm nghiên cứu sinh năm 1085. Chắc chắn là nhiệm vụ của tân đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Cộng là giải thích và tìm cách giải quyết hòa bình những bất đồng ý kiến giữa hai quốc gia với nhau.

-TT Donald Trump đã khẳng định chính sách “Một quốc gia Trung Hoa” mặc dù trước đó đã điện đàm với Tổng thống Đài Loan là bà Thái Anh Văn. Đối với Trung Cộng vấn đề “Một Quốc Gia Trung Hoa” là một điều cốt lõi và có thể nói Trung Cộng sẽ sẵn sàng nhượng bộ lớn lao nếu TT Donald Trump đáp ứng được điều này. Đây cũng nói lên sự khôn khéo của TT Donald Trump không muốn làm mất lòng cả hai phe Trung Hoa và biết sử dụng con bài Đài Loan trong tay để mặc cả với Trung Cộng:

http://thehill.com/blogs/congress-blog/foreign-policy/321863-affirming-the-americas-one-china-policy-by-forging

-Trong những ngày vừa qua, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Cộng là Dương Khiết Trì đã viếng thăm Hoa Kỳ và gặp gỡ với TT Donald Trump (tuy ngắn ngủi) sau khi đã làm việc với bột trưởng ngoại giao Tillerson, Cố vấn An Ninh Quốc Gia tướng McMaster, nhà chiến lược gia Steve Bannon, Jared Kushner (phu quân của Ivanka Trump). Cuộc viếng thăm này sửa soạn cho một cuộc viến thăm chính thức của chủ tịch Tập Cận Bình.

http://www.reuters.com/article/us-usa-trump-china-idUSKBN1662AR

-Cuộc gặp gỡ giữa tỷ phú Jack Ma với TT Donald Trump và lời hứa của công ty Ali Baba sẽ tạo ra một triệu công ăn việc làm mới cho Hoa Kỳ cũng nói lên thiện chí của Trung Cộng:

 Kết Luận

Để tóm tắt, chúng tôi có thể rút ra được những điều như sau:

Mục tiêu của Hoa Kỳ trong quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa hai nước:

-Cân bằng cán cân thương mãi giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Chuyện này có thể thực hiện một cách lâu dài nhưng phía Trung Cộng phải tỏ thiện chí cụ thể.

-Yêu cầu Trung Cộng kềm chế Bắc Hàn và tôn trọng Nam Hàn cũng như Nhật Bản.

-Yêu cầu Trung Cộng để yên Đài Loan. Công cuộc thống nhất Trung Hoa là một chuyện lâu dài và đòi hỏi lòng dân của cả hai đất nước Trung Hoa. Thể chế Hồng Kông là một mô hình có thể sử dụng được trong tương lai.

-Yêu cầu Trung Cộng tôn trọng nhân quyền trong mức độ thế giới có thể chấp nhận được.

Mục tiêu của Trung Cộng:

-Yêu cầu Hoa Kỳ khẳng định chủ trương “Một Quốc Gia Trung Hoa” và đứng ra ngoài công việc nội bộ này của Trung Hoa. Đây là điểm mấu chốt mà Trung Cộng đòi hỏi và sẵn sàng nhượng bộ một số chuyện khác.

-Đẩy mạnh buôn bán giữa hai quốc gia.

-Tôn trọng vùng ảnh hưởng của Trung Cộng tại Đông Nam Á, nhất là bán đảo Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Căm Pu Chia.

-Cho Trung Cộng được thoải mái vào thị trường Nam Mỹ mà lâu nay vẫn được coi là “sân sau” của Hoa Kỳ.

Nói chung thì những sự đòi hỏi của hai bên cũng không có gì là quá khó khăn lắm và chúng tôi nghĩ rằng rốt cuộc thì mỗi bên sẽ nhượng bộ nhau một chút. Ngày 18/2/2017 vừa qua, phía Trung Cộng đã chứng tỏ thiện chí bằng cách tuân thủ nghị quyết Liên Hiệp Quốc trừng phạt Bắc Hàn và ngưng nhập cảng than đá của Bắc Hàn trong một thời hạn từ nay cho đến cuối năm.

https://www.nytimes.com/2017/02/18/world/asia/north-korea-china-coal-importssuspended.html?_r=0

Điều đáng lo đối với chúng tôi là dân tộc Việt Nam sẽ có thể lại bị Hoa Kỳ bán đứng một lần nữa trên bàn cờ quốc tế, lần này là bán cho Trung Cộng để đánh đổi quyền lợi ở những nơi khác. Muốn tránh được điều này thì phải có một cuộc nổi dậy dành lại chính quyền từ tay Cộng sản và kêu gọi sự hỗ trợ của các cộng đồng người Việt trên khắp thế giới bằng các cuộc vận động và áp lực với các chính quyền sở tại và bằng viện trợ kinh tế.

Xin cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị.

3/4/2017

 

TC Né Mỹ, Dọa Láng Giềng

Vi Anh

Hiện tình Biển Đông cho thấy TC đang né Mỹ để tạo hoà khí chuẩn bị cho Chủ Tịch Tập cận Bình sang Mỹ đàm phán với TT Trump liên quan đến những quyền lợi của hai nước trên thế giới lớn hơn ở Biển Đông. Chuyến đi hối hả chỉ trong hai ngày của nhà ngoại giao cao cấp nhứt, quyền thế hơn Bộ Trưởng Ngoại Giao của TQ, là uỷ viên Quốc vụ Viện đặc trách đối ngoại và vấn đề Đài loan của TC – là Ô. Dương Khiết Trì – để lo chuyện tối quan trọng ấy cho TC.

Nhưng TT Trump chỉ tiếp Ô. Trì khoảng 5 tới 7 phút xã giao trước khi Ông ấy về. Và Ô. Trì trong thời gian không quá một ngày rưỡi chỉ có thể thảo luận sơ qua, chớ không thể bàn bạc sâu sắc khi gặp tân cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster, con rể kiêm cố vấn cao cấp của tổng thống là Jared Kushner, chiến lược gia Toà Bạch Ốc Steve Bannon và phó tổng thống Mike Pence. Tuỳ viên báo chí Phủ tổng thống Mỹ Sean Spicer cho hay ông Dương “đã có cơ hội gửi lời chào tới tổng thống”. Còn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Dương đã khẳng định với ông Trump rằng Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường trao đổi với Washington ở tất cả các cấp, mở rộng hợp tác và tôn trọng những lợi ích cốt lõi cùng những mối quan tâm lớn của nhau. Còn Tân Hoa Xã của TC cho biết Chủ Tịch Bình có thể gặp TT Trump vào khoảng tháng 5 năm nay. Những sự kiện hối hả trên cho thấy nếu có cuộc gặp gỡ của lãnh đạo hai nước, thì nghị trình cấp dưới cùng lắm là sắp làm, chớ chưa được cấp trên hai bên xét duyệt.

TC né không cho biến động nào xảy ra ở Biển Đông để tạo hoà khí cho cuộc hội đàm thượng đỉnh Mỹ-Trung. Dù rằng TQ biết rõ Mỹ thời TT Trump mở cuộc tuần tra Biển Đông đầu tiên bằng cả một chiến đoàn hàng không mẫu hạm có nhiều phi cơ chiến đấu trên trời, nhiều chiến hạm trên biển và nhiều tàu lặn dưới biển. Lại tuần tra vào bên trong 12 hải lý là vùng đặc quyền kinh tế của các bãi đá mà TC đã bồi lắp xây cất và quân sự hoá. Không còn nghi ngờ gì nữa cuộc tuần tra này của Mỹ nói lên Mỹ quyết bảo đảm tự do hàng hải và quyền đi qua vô hại. Phó Đô đốc James Kilby tuyên bố, Hoa Kỳ tiếp tục chứng minh vùng biển quốc tế này là nơi hải thuyền nào cũng có thể tự do đi lại và thương thuyền nào cũng được tự do giao thông. Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra dài dài, đều đều. Mỹ không coi đây là một cuộc “đi qua vô hại” mà Luật Biển Quốc tế cho phép.

Và trong một diễn biến khác, Mỹ còn tăng cường và mở rộng sự hiện diện quanh vùng xung yếu của TC. Nhiều chiến hạm, tàu lặn, hàng không mẫu hạm Mỹ thường có mặt ở các vùng biển phía nam và phía đông Trung Quốc. Mỹ chứng tỏ, thể hiện và bảo đảm quyền tự do hàng hải tại vùng biển này. Kể từ tháng 10/2015 đến nay, các chiến hạm của hải quân Mỹ đã bốn lần đến sát các đảo do Trung Quốc chiếm giữ, bất chấp khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên các đảo này. Á châu Thái bình dương trong thời kỳ căng thẳng này với TC, Mỹ điều thêm Hạm đội 3 về phối hợp với Hạm đội 7. Thời Chiến tranh Lạnh, Chiến tranh VN, dù Mỹ phải chống với CS Bắc Việt, CS TQ và Liên xô, Mỹ chỉ để Hạm đội 7 thôi.

Trong khi đó tin từ RFI của Pháp cho biết trang mạng Pháp East Pendulum, chuyên theo dõi các động tĩnh quân sự của Trung Quốc, ngày 03/03/2017 đã ghi nhận: 13 phi cơ quân sự Trung Quốc ngày 02/03 đã lại bay thành đội hình vượt qua eo biển Miyako cắt ngang Nhật Bản để ra Thái Bình Dương cùng tập trận với các chiến hạm chờ sẵn ngoài khơi. Coi như TC thách thức Nhựt.

TC còn thách thức và trả thù Hàn Quốc đã thoả thuận cho Mỹ đặt dàn hoả tiễn THAAD tại Nam Hàn. TC đóng cửa hàng mấy chục cửa hàng hiệu Lotte của Nam Hàn kinh doanh tại TQ vì Lotte dành một khu đất cho Mỹ để Mỹ bố trí dàn hoả tiễn THAAD.

Với Phi luật tân tới phiên chủ toạ ASEAN kêu gọi Mỹ sớm đưa ra chính sách về Biển Đông và sau đó Ngoại trưởng Phi còn xuống viếng hàng không mẫu hạm Wilson của Mỹ, TC tức tối huỷ bỏ chuyến sang Phi kết thúc một số thoả thuận viện trợ và giao thương với Phi.

Hù doạ mạnh các nước láng giềng, nhưng TC tỏ ra tự chế đối với Mỹ. TC né Mỹ. TC không theo sau chiến đoàn tuần tra với hàng không mẫu hạm của Mỹ. TC không chống đối gì cuộc tuần tra này của Mỹ, mặc thị coi tàu bè Mỹ có thể tự do qua lại trên biển quốc tế. Vì TC cần giữ hoà khí với Mỹ để đàm phán những lợi ích lớn hơn trên thế giới. Nhứt là Chủ Tịch Bình của TC đang gặp khó khăn trong vấn đề kinh tế vốn là cái thế cầm quyền của Đảng Nhà Nước TC. Quyền lợi ở Biển Đông của TC không lớn lao, quan trọng bằng quyền lợi của TC xuất cảng hàng hoá qua Mỹ. Chủ Tịch Bình lo ngại chọc TT Trump con người khó hiểu, Ông ấy tăng thuế 45% lên hàng hoá TQ nhập qua Mỹ, thì TC phải khóc bằng tiếng Quan Thoại vì kinh tế TC sẽ suy sụp ngay.

Đối với Mỹ mạnh, Đảng Nhà Nước nghĩ né cũng đâu có xấu mặt. Vì chính Mỹ cũng muốn hoà khí để đàm phán. Chính TT Trump đã viết thơ, gọi điện thoại cho Chủ Tịch Bình, chính Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Tướng Mattis cũng đã tuyên bố đến lúc tìm giải pháp ngoại giao cho vấn đề Biển Đông, là Mỹ đã rửa mặt cho TQ rồi kia mà.

Ngần ấy sự kiện và thời sự giữa TC và Mỹ cho thấy, chưa có chiến tranh giữa Mỹ và TC. Nếu có thì có chiến tranh chánh trị, chiến tranh địa lý chánh trị ở Biển Đông thôi. Mà chiến tranh chánh trị một loại chiến tranh không đổ máu nhưng tranh giành thế lực trong vùng. Mỹ không có tham vọng đất đai như TC. Mỹ chỉ cần tự do hàng không, hàng hải, cho tầu bè Mỹ và đồng minh đi bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Cái này cũng không có gì khó cho TC thoả hiệp./.

 

Vui cười

Vị sếp của công ty nọ nổi tiếng là khó tính và keo kiệt. Một hôm, một người bạn nói với ông:

– Này anh bạn, tôi nghe nói dạo này nhân viên của anh không có thời gian để thở nữa, ai cũng than phiền đấy.

Vị sếp thở dài:

– Vậy ư? Có lẽ tôi cần điều chỉnh lại một chút!

Nghe vậy người bạn ủng hộ:

– Đúng vậy! Sai thì cần phải sửa chứ!

Ông sếp gật gù:

– Vâng, tôi cần phải điều chỉnh lại lượng công việc vì họ còn có cả đống thời gian để than phiền cơ mà!

 

Trong vườn hoa nhà thờ, linh mục đang đi dạo với một thương gia. Một giáo đồ trẻ đi phía sau. Câu chuyện giữa linh mục và vị thương gia có vẻ rất hấp dẫn, nhà buôn trả giá:

– 5 vạn đôla!

– Không được!

– 10 vạn đôla! Im lặng.

– Thôi được, 50 vạn vậy nhé!

Linh mục vẫn không chấp thuận, vị khách lắc đầu rút lui. Giáo đồ trẻ vội bước đến trước mặt vị linh mục nói:

– Thưa cha, 50 vạn đôla là một con số không nhỏ đâu! Sao cha lại từ chối?

– Nhưng con có biết yêu cầu là gì không? Ông ấy đề nghị ta mỗi lần giảng đạo xong không nói “Amen”, mà nói “Cocacola”.

Ai thắng nếu Hoa Kỳ và Trung Cộng đánh nhau ở Biển Đông?

Nguyễn Tài Ngọc

 Trong tám năm Obama tại chức Tổng Thống, với chính sách nhu nhược, nhượng bộ thế giới, từ Trung Đông đến Nga, Á Châu, Trung Cộng, các nước thù địch đều xem thường Mỹ.

Dù rằng đã ký hiệp ước giảm thiểu khả năng chế tạo vũ khí nguyên tử với Hoa Kỳ, một hiệp ước mà chính quyền Obama giấu vài chi tiết không cho dân biết, Iran vẫn tiếp tục thử hỏa tiễn hướng theo sức hút trái đất (ballistic missile test), vẫn huấn luyện khủng bố, vẫn đe dọa láng giềng, và vào tháng Giêng năm ngoái, chẳng xem Mỹ ra ký lô gì khi bắt 10 thủy thủ Mỹ khi tầu của họ đi nhầm vào hải phận Iran.

Nga chiếm Crimea của Ukraine vào năm 2014 vì biết rằng Obama sẽ không quyết liệt phản đối. Nga càng ngày càng tỏ uy quyền của mình giúp Syria, một chính thể độc tài giết dân không gớm tay. Obama chỉ đe dọa lèo là sẽ tấn công chính quyền Assad giết dân lành vô tội nhưng không giữ lời hứa, không dám thi hành khiến bây giờ với sự giúp đỡ của Nga, Assad đã củng cố oai quyền.

Ở Á Châu, Trung Cộng tha hồ chiếm đóng Trường Sa/ Hoàng Sa của Việt Nam và xây căn cứ quân sự ở Trường Sa, vì biết rằng Mỹ cũng như các nước Đông Nam Á không ai dám chống lại mình bằng quân sự.

Đã thế, với đồng minh Do Thái thì Obama đối xử ngày càng tệ hại. Điều làm muối mặt Do Thái nhất là vào tháng 12-2016, Hoa Kỳ với tư cách là Hội viên Thường trực có quyền phủ quyết, thế mà Obama không phủ quyết kiến nghị của Hội Đồng Bảo An lên án Do Thái tiếp tục xây nhà mới trên phần đất  tranh chấp giữa Do Thái và dân Palestine.

Ai chê Trump thì chê, nhưng trong bao nhiêu năm Trung Cộng hoành hành ở biển Đông Obama ngoảnh mặt làm ngơ thì bây giờ với Trump lên nắm quyền sự thể thay đổi: Hoa Kỳ công khai đương đầu với Trung Cộng. Vào ngày 18 tháng 2, Trump gửi hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cùng với tầu bè hộ tống trong Đệ nhất Hạm đội Tác chiến với Hàng không mẫu hạm 1 (Carrier strike group 1) vào Biển Đông. Hành động này thách thức thẳng mặt với Trung Quốc vì Hoa Kỳ tuyên bố vùng Biển Đông là hải phận quốc tế, nước nào di chuyển cũng được cho dù Trung Quốc cứ nghêu ngao là hải phận của mình, sau khi cướp Trường Sa/Hoàng Sa của Việt Nam.

Đề Đốc James Kilby trên chiếc hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson ở biển Đông tuyên bố: “Chúng tôi sẽ ở đây (vùng biển Đông). Chúng tôi đã từng hoạt động ở đây trong quá khứ, sẽ hoạt động trong tương lai. Hoa Kỳ muốn trấn ancác nước  đồng minh. Chúng tôi muốn chứng tỏ cho tất cả các quốc gia biết là ở hải phận quốc tế nước nào cũng có thể tự do đi lại, nước nào cũng có thể buôn bán thương mại dùng thương thuyền của mình. Đây là một thông điệp mà chúng tôi muốn để lại cho mọi người hiểu biết”.

USS Carl Vinson ở biển Đông.

Nguồn:http://images.indianexpress.com/2017/03/uss-carl-vinson.jpg

Tuy không đề cập Trung Cộng, nhưng Đề Đốc Kilby rõ ràng cảnh cáo Trung Cộng không được chiếm vùng Biển Đông là của riêng vì Mỹ sẵn sàng chống chọi, dẹp tan bạo lực đó.

Steve Bannon, cố vấn về chiến lược quốc gia cho Trump, năm ngoái tiên đoán là Mỹ và Trung Cộng sẽ đánh nhau trong vòng mười năm tới ở Biển Đông vì sự xâm lược quá khích của Trung Cộng. Bannon muốn ra mặt kình địch Trung Cộng hẳn hòi. Ngoại Trưởng Rex Tillerson cũng có cùng một quan điểm vì Tillerson so sánh việc Trung Cộng xâm lăng, xây dựng căn cứ quân sự, chiếm đóng Trường Sa của Việt Nam như Nga chiếm Crimea của Ukraine.

Steve Bannon, Giám Đốc Chiến lược cho Donald Trump. Nguồn: The Daily Beast

Rex Tillerson, Ngoại Trưởng quốc gia. Nguồn: The New Yorker

Ở buổi điều trần tại Thượng Viện biểu quyết xác nhận ông là Ngoại trưởng Quốc gia, Tillerton tuyên bố là Tòa Bạch Cung cần phải ra dấu cho Trung Cộng biết rõ ràng là việc xâm chiếm Trường Sa là vi phạm quốc tế và không được cho phép. Tillerson nói rằng: “Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ không phải là của mình”.

Để chứng tỏ hành động đi đôi với việc làm,  Hạm đội Tác chiến với Hàng không mẫu hạm Mỹ biểu dương lực lượng ở biển Đông, mục đích cố tình thách thức Trung Cộng.

Bộ Ngoại giao Trung Cộng cảnh cáo Washington chớ thách thức “chủ quyền” của họ trên Biển Đông, và phản đối các quốc gia liên quan (ám chỉ Mỹ) đe dọa và gây tổn hại đến an ninh, chủ quyền của Trung Cộng và các nước Đông Nam Á ven biển dưới danh nghĩa tự do hàng hải, hàng không.

Các quốc gia Cộng Sản Nga, Trung Cộng, Việt Nam, Triều Tiên thường đánh võ mồm. Bắc Kinh mỗi lần phát ngôn là cùng một luận điệu đe dọa Mỹ. Nếu chiến tranh thật sự xẩy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng ở biển Đông, nước nào sẽ định đoạt thắng thua, nhất là bây giờ Trung Cộng cũng có hàng không mẫu hạm?

Về hàng không mẫu hạm, trong khi Mỹ có 11 chiếc và đang đóng hai chiếc nữa, thì cả thế giới, Italy và Tây-Ban-Nha mỗi nước có hai chiếc. Nga, Trung Cộng, Pháp, Ấn Độ, Thái Lan, mỗi nước chỉ có một chiếc.

Trung Cộng có mỗi một hàng không mẫu hạm duy nhất tên là Liaoning (Liêu Ninh). Trung Cộng tuyên truyền rầm rộ về khả năng của Liêu Ninh, nhưng thật sự nó chỉ là một con cọp giấy.

“Tầu sân bay” Liaoning (Liêu Ninh) của Trung Cộng. Nguồn: Sputniknews

Vào năm 1988, Hải Quân Nga-Sô cho đóng một hàng không mẫu hạm tên là Riga ở Ukraine.Nhưng sau khi Nga-Sô bị giải thể  vào năm 1991, việc đóng tầu bị ngừng hoàn toàn, và với Rigachỉ  hoàn thành 68%, Ukraine rao bán với trạng thái dở dang “as is”, hỏi Trung Cộng, Ấn Độ, và Nga có muốn mua hay không. Không nước nào muốn mua nên Ukraine bỏ mặc chiếc Riga cho thời gian, nắng mưa, gió bão tàn phế.

Bẩy năm sau, năm 1998, Ukraine bán đấu giá chiếc Riga như đống sắt vụn. Quân đội Nhân dân Trung Cộng dưới danh nghĩa trá hình của một công ty từ Macau tên là Chong Lot, mua tầu lạt-xon Riga này với giá 20 triệu dollars. Tháng 6 năm 2000, chiếc Riga được kéo về Trung Cộng, nhưng vì nó chỉ là một khối sắt rỉ sét, nhiều quốc gia không cho phép dùng hải phận của họ vì sợ nó chìm. Tháng 2 năm 2002, nó mới thành công được kéo vào hải phận Trung Quốc. Phí tổn tổng cộng là 25 triệu dollars trả cho chính phủ Ukraine, nửa triệu dollars giấy tờ kéo, và 5 triệu dollars tiền kéo trong 20 tháng.

Trung Quốc bỏ ra mười năm sửa sang, chỉnh đốn khối sắt rỉ sét này trở thành “tầu sân bay*”, và tháng 9 năm 2012, nó chính thức hạ thủy, bổ sung vào Quân đội Nhân dân Trung Quốc, đổi tên thành Liaoning (Liêu-Ninh).

Chiếc “tầu sân bay*” này mục đích chính chỉ dùng để huấn luyện, chứa máy bay chiến đấu. Nó không võ trang vũ khí tấn công. Ngay cả ống chứa hỏa tiễn chống tiểm thủy đĩnh cũng không dùng. Nó chỉ trang bị với hệ thống radar và hệ thống hỏa tiễn phòng không phòng vệ 1030 CIWS và FL-3000N. Vì nó không có tầu chiến đi theo bảo vệ, ra trận gặp hàng không mẫu hạm Mỹ thì nó sẽ tiêu đời, nhưng dùng là phi đạo để máy bay có nơi cất cánh tham chiến, nó là một võ lực đáng ngại cho Việt Nam và Phi-Luật-Tân . Tôi nghĩ vì thế mà vào năm 2009, Việt Nam ký giao kèo mua sáu chiếc tiềm thủy đĩnh của Nga với giá 2 tỷ dollars.

 { *Ghi chú:  trước 1975, Việt Nam Cộng Hòa dùng chữ “hàng không mẫu hạm” để gọi chiến hạm dài bằng ba sân banh chuyên chở máy bay, và chiến đấu cơ có thể cất cánh và hạ cánh trên tầu. Chữ “hàng không mẫu hạm” – tiếng Hán có nghĩa là “tầu chiến mẹ chở máy bay” – rất hay vì có cả chục chiến hạm khác lúc nào cũng đi theo để hộ tống và bảo vệ nó, thành ra nó chính là tầu mẹ, và nó cũng là tầu chiến (“Hạm” có nghĩa là tầu quân sự).  Nghe vắn tắt, đúng nghĩa, và thanh thoát làm sao! Sau 1975, Việt Cộng không gọi “hàng không mẫu hạm” mà gọi là “tầu sân bay”. Nghe chẳng những không… văn hóa một tí nào, như là ngữ vựng của đứa bé học lớp Năm, mà còn không đúng sát nghĩa vì “hàng không mẫu hạm” là tầu mẹ có hơn chục chiến hạm, tiềm thủy đĩnh đi theo bảo vệ.

Vì Trung Cộng dùng chiếc LiaoNing chỉ với mục đích duy nhất là để chở máy bay, tôi mới nẩy ý dùng chữ Cộng Sản bây giờ “tầu sân bay” cho thật sát nghĩa.

Nói về chữ người Cộng Sản dùng bây giờ nghe ngứa lỗ tai thì tiện đây tôi xin đưa ra thêm một chữ khác:

Trước 1975, Việt Nam Cộng Hòa gọi “spokesperson” là “phát ngôn viên”. “Phát ngôn viên” là ba chữ cùng là tiếng Hán, nghe rất hay. Bây giờ sách báo Cộng Sản dùng chữ “người phát ngôn”. Nghe thật là ngứa tai, cần đi lấy ráy tai mỗi ngày mười lần cho hết. Nếu không muốn dùng chữ Hán thì tại sao vẫn còn dùng chữ “phát ngôn”? Chữ “người phát ngôn” và “phát ngôn viên” đều là ba chữ, có lợi gì bỏ chữ “viên” thay thế bằng “người”, chưa nói đến là sai vì không thể ghép chữ Nôm và chữ Hán? Nghe thật là kém văn hóa, thế mà khu xóm ở SàiGòn tôi thấy bảng vẽ “KHU VĂN HÓA” nhặng kín cả lên. Ai là người biểu quyết cho những khu phố này có văn hóa?Chẳng lẽ là “người phát ngôn” của Phường, của thành phố?

Đây là câu thí dụ cả hai chữ ở Việt Nam dùng bây giờ tôi thấy trong trang web viettimes:

(http://viettimes.vn/trung-quoc-phan-ung-gi-ve-tau-san-bay-my-den-bien-dong-108213.html:  Trung Quốc phản ứng gì về tàu sân bay Mỹ đến Biển Đông?

 VietTimes — Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh cáo rằng Mỹ không được áp dụng bất cứ hành vi nào thách thức cái gọi là “chủ quyền và an ninh” của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cảnh báo Ấn Độ…) }

Trong khi Trung Cộng bỏ ra 25 triệu dollars mua tầu lạt-xon về chế biến thành tầu sân bay, thì chiếc hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ đang phô trương ở biển Đông hạ thủy vào năm 1982 với giá tiền đóng là 3.8 tỷ dollars. Đó là tiền đóng vào năm 1982. Năm nay 2017,  chiếc hàng không mẫu hạm USS Gerald Ford mới nhất của Mỹ dự định hạ thủy, tiền đóng tầu là 12.9 tỷ dollars!

Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson. Nguồn: KPBS

 Hàng không mẫu hạm của Mỹ cao bằng nhà lầu 20 tầng, chứa từ 5500 đến 7500  thủythủ đoàn, chuyên  chở từ 60 đến 90 chiến đấu cơ và trực thăng, có nuclear reactors sản xuất hạnh nhân (nuclear) là nhiên liệu nên nó di chuyển vô giới hạn đường xa, không cần cặp bến “đổ xăng” trong 20 đến 25 năm trời!

Vận tốc của hàng không mẫu hạm Mỹ là 30+ knotts (56+ km, 35+ miles), nhanh nhất trong tất cả chiến hạm hay tiềm thủy đỉnh thành ra nó không sợ tầu nào rượt bắt. Vì nó là một khối sắt khổng lồ dễ bị là mục tiêu trong chiến trận, và nếu mất nó thì có lẽ  cả hạm đội sẽ khốn khổ, nó  luôn luôn có hộ tống ở dưới nước là tầu ngầm, trên mặt biển thì có chiến hạm, và ở trên trời là  chiến đấu cơ khi xong việc thì đáp ngay trên hàng không mẫu hạm.

Để luôn luôn theo dõi biến chuyển chung quanh, hàng không mẫu hạm có hệ thống radar cực kỳ tối tân kiểm soát bầu trời để phát hiện chiến đấu cơ hay hỏa tiễn địch. Trên trời thì chiếc phi cơ thám thính E-2C Hawkeye của hàng không mẫu hạm bay vòng vòng trên cao độ thật cao, chĩa hệ thống radar xuống dưới để kiểm soát xem có chiến hạm địch ở tận chân trời hay chiến đấu cơ địch bay với cao độ thấp tránh radar. Trong khi đó, chiến hạm Destroyers và Frigate dùng  hệ thống rà đáy biển (sonar) và cảm biến từ trường (magnetic sensors)  để phát hiện tầu ngầm khác đến gần.

Nếu trên không các chiến đấu cơ, và trên biển các chiến hạm, tiềm thủy đỉnh thất bại hãm đà tiến của quân địch khi tham chiến thì hàng không mẫu hạm, trang bị với cả hai thứ súng ống, hỏa tiễn dùng để phòng vệ lẫn tấn công, có thể tự một mình bảo vệ nó.

Một hàng không mẫu hạm của Mỹ luôn luôn có một đội chiến hạm theo hộ tống, gọi là Carrier Strike group (Hạm đội tác chiến với hàng không mẫu hạm), điển hình như sau:

Carrier Strike group (Hạm đội tác chiến với hàng không mẫu hạm) Nguồn: TimesofSanDiego.com

– 2 x Chiến hạm Cruisers với hệ thống phòng không khét tiếng chính xác Aegis bắn guided missiles SAM, hỏa tiễn được điều khiển phương hướng.

Guide-missile Cruiser USS Normandy. Nguồn: maritimequest

– 2 hay 3 x Chiến hạm phòng vệ Destroyers.

Destroyer USS Winston Churchill. Nguồn:

https://c1.staticflickr.com/1/205/511190794_99b7205fb2_b.jpgt

Mục đích của Destroyers là bảo vệ mẫu hạm. Nó võ trang với cruise missiles, hỏa tiễn tự điều khiển với vận tốc phá bức tường âm thanh.

– 1 x Frigate: tầu này lớn hơn Destroyer nhưng nhỏ hơn Cruiser, dùng để chống tầu ngầm.

Frigate USS Talbot. Nguồn: Wikipedia

– 2 x Tiềm thủy đĩnh: dùng để chống tầu ngầm và chiến hạm địch.

Submarine USS Connecticut. Nguồn: National Interest

– 1 x Chiến hạm cung cấp lương thực, nhiên liệu, đạn dược.

– Tùy theo chiến trận và sứ mạng thì còn nhiều chiến hạm  khác tháp tùng như tầu chở nhiên liệu, đạn dược, xe tăng, quân lính…

Trên đây là liệt kê chiến hạm bảo vệ hàng không mẫu hạm. Về không phận, mỗi hàng không mẫu hạm chở từ 60 đến 90 máy bay, nhiệm vụ bảo vệ mẫu hạm lẫn tấn công quân địch.

 -F/A-18 Hornet.

F/A-18. Nguồn: fas.org

 – F-14 Tomcat.

F-14. Nguồn: fas.org

-E-2C Hawkeye:  máy bay trinh sát, có nhiệm vụ thông báo địa vị của máy bay, tầu bè  địch.

E-2C Hawkeye. Nguồn: Katsuhiko Tokunaga

-S-3B Viking: chiến đấu cơ chuyên tấn công tiềm thủy đĩnh.

S-3B Viking. Nguồn: Military-Today.com

-EA-6B Prowler: máy bay trinh sát, nhiệm vụ quấy rối radar địch và làm rối loạn liên lạc của đối phương.

EA-6B Prowler. Nguồn: The Aviationist.com

-SH-60 Seahawk: trực thăng tiêu diệt tiềm thủy đĩnh và dùng để cứu nạn.

SH-60 Seahawk. Nguồn: Militaryfactory.com

 Khi chiến tranh xẩy ra ở biển Đông, lợi thế  của Trung Cộng là trận chiến xẩy ra gần địa phận nhà nên Trung Quốc có thể dùng vũ khí và nhân lực dàn sẵn trên đất liền, tiếp liệu nhanh chóng. Nhưng hàng không mẫu hạm Liaoning của Trung Cộng chỉ là một khối sắt nặng nề di chuyển trên biển, chỉ trang bị võ khí tự vệ không tấn công, không có chục chiến hạm bảo vệ nó nên chắn chắn sẽ bị Hoa Kỳ đánh đắm hay thiệt hại nặng nề khi bắt đầu giao chiến.

Việc tiên quyết của Trung Cộng là muốn đánh đắm hay gây thiệt hại nặng nề cho hàng không mẫu hạm Mỹ, vì mất nó, cả đội chiến hạm của Mỹ sẽ là con rắn không đầu. Nhưng đánh đắm một hàng không mẫu hạm của Mỹ không phải là dễ: lần cuối cùng xẩy ra mãi vào năm 1942 khi chiếc hàng không mẫu hạm Hornet bị những máy bay tự tử kamikaze của Nhật đánh chìm.

Đây là những lý do không thể nào phá hoại hàng không mẫu hạm Mỹ:

– Thứ nhất, hệ thống radar hiện thời của Trung Cộng không đủ sức phát hiện hàng không mẫu hạm Mỹ nằm ở tọa độ nào, báo lại cho hệ thống hỏa tiễn bắn đi. Hàng không mẫu hạm của Mỹ không bao giờ đứng yên một chỗ mà chạy không ngừng. Nó cũng thiết bị với hệ thống radar làm rối loạn radar địch.

– Thứ hai, hàng không mẫu hạm Mỹ trang bị hệ thống súng ống hỏa tiễn cho cả tấn công lẫn phòng thủ. Và với vũ khí tấn công, hàng không mẫu hạm Mỹ có thể hủy diệt nơi phát xuất hỏa tiễn địch.

– Thứ ba, trừ khi là bị trúng bom với sức tàn phá tương tự như bom nguyên tử, hàng không mẫu hạm Mỹ, dù bị thiệt hại vì hỏa tiễn địch, vẫn có thể hoạt động chiến đấu  tuy là với mức độ kém bình thường. Không thể nào mà hàng không mẫu hạm Mỹ có thể bị đánh đắm vì thiết kế của hàng không mẫu hạm là có cả nghìn phòng ngăn cách nước không vào được nên thủy lôi hay hỏa tiễn  chỉ có thể phá một phần những phòng ngăn cách nước này, hàng không mẫu hạm vẫn nổi.

– Thứ tư, trong bất cứ thời gian nào, 24 giờ một ngày, Mỹ luôn luôn có bốn Carrier Strike group (Hạm đội tác chiến với hàng không mẫu hạm), trong tư thế sẵn sàng tham chiến:

Carrier Strike group (Hạm đội tác chiến với hàng không mẫu hạm) Nguồn: Stennis.navy.mil

một của Đệ Lục Hạm Đội ở vùng biển Địa Trung Hải, một của Đệ Tứ Hạm Đội ở Nam Mỹ, một của Đệ Thất Hạm Đội ở vùng biển Thái Bình Dương, và một của Đệ Ngũ Hạm Đội ở Đông Nam Á. Một khi một hạm đội tham chiến, hạm đội thứ nhì sẽ chạy đến tiếp ứng, tăng cường sức mạnh đương đầu với địch quân (Mỹ có tổng cộng 12 Carrier Strike group  – Hạm đội tác chiến với hàng không mẫu hạm. 3 hay 4 hạm đội luôn luôn trong tư thế sẵn sàng tham chiến). Chiếc hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson hiện giờ ở Biển Đông là được đặt tên theo ông Carl Vinson, là dân biểu Quốc Hội từ năm 1914 đến 1965. Vinson được xem là cha đẻ của chủ thuyết “Hải quân sẵn sàng trong hai đại dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương”. Vì thế mà Mỹ có hạm đội tác chiến với hàng không mẫu hạm ở cả hai đại dương, có khả năng sẵn sàng đánh hai trận chiến cùng một lúc.

– Và thứ năm, với khả năng thám thính và hiểu biết sức mạnh của Trung Cộng, Hải quân Mỹ đã có sẵn giải quyết để đối phó, phòng trường hợp chiến tranh.

Vệ tinh, máy bay, chiến hạm, hay hệ thống radar trên đất liền của Trung Cộng có thể phát hiện sự hiện diện của hàng không mẫu hạm Mỹ, thế nhưng biết chính xác tọa độ liên tục từng giây phút là chuyện khác. Các quân sự gia Hoa Kỳ kết luận rằng Trung Cộng còn phải mất nhiều năm nữa, và phải đầu tư cả tỷ dollars vào hệ thống radar, kỹ thuật quân sự mới có thể “khóa” hàng không mẫu hạm Mỹ trong tầm radar.

Ngay cả sau khi Trung Cộng có khả năng “khóa”  hàng không mẫu hạm Mỹ trong tầm radar, việc có thể tiêu diệt được hàng không mẫu hạm Mỹ hay không lại là chuyện khác. Từ lúc phát hiện đến lúc bắn hỏa tiễn phải qua nhiều giai đoạn:

– báo cáo tọa độ của hàng không mẫu hạm.

– người hay máy phải quyết định có bắn hay không.

– nếu có, thì phải tốn thì giờ phóng hỏa tiễn đi.

– phải tính hỏa tiễn bay theo đường hướng nào để khỏi bị địch quân bắn rớt.

Trong khoảng thời gian tính toán này thì chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ di chuyển không ngừng trên biển với tốc độ khá nhanh là 35 miles/ một giờ, và chạy loạn xạ không cùng một hướng. Hơn nữa radar của hàng không mẫu hạm Mỹ quấy rối loạn radar địch, và hỏa tiễn Mỹ sẽ bắn phá hỏa tiễn địch, nên việc đánh chìm hàng không mẫu hạm Mỹ là “impossible”.

Trung Cộng cũng đã từng khoe số lượng tiềm thủy đĩnh hùng hậu của nước mình, 60 chiếc. Nhưng các chiến lược gia Hoa Kỳ nêu ra là 60 chiếc này không đi xa, chỉ lảng vảng ở gần Trung Cộng, thiếu kinh nghiệm và lỗi thời. Khi chạy dưới biển nó phát ra tiếng động ồn ào, dễ dàng bị radar phát hiện vị trí để tiêu diệt.

Tóm lại, quý vị yên tâm. Nói chung, không một quốc gia nào trên thế giới, dù rằng Nga hay Trung Cộng, có thể chống chọi lại quân sự với Mỹ; và nói riêng về hải chiến, không ai có thể đánh bại Hải Quân Hoa Kỳ.

Bảng đối chiếu dưới đây là chín quốc gia bỏ tiền vào ngân sách quốc phòng nhiều nhất thế giới vào năm 2015 (tỷ dollars), theo  Stockholm International Peace Research Institute:

 

Thứ hạng Quốc Gia Ngân sách quốc phòng % của GDP
1 Hoa Kỳ 596.0 3.3
2 Trung Cộng 215.0 1.9
3 Saudi Arabia 87.2 13.7
4 Nga 66.4 5.4
5 Anh 55.5 2.0
6 Ấn Độ 51.3 2.3
7 Pháp 50.9 2.1
8 Nhật 40.9 1.0
9 Đức 39.4 1.2
Tổng cộng 8 nước, không kể Hoa Kỳ 606.6

 

Theo danh sách này, ngân sách quốc phòng của Mỹ bằng 8 nước kế tiếp cộng lại, và hơn gấp hai lần rưỡi của Trung Cộng. Năm nay, Trump muốn tăng cường ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ thêm 54 tỷ dollars, hơn gấp ba lần ngân sách quốc phòng của Trung Cộng.

Ngay khi tôi đang viết bài này, 9 tháng 3/2017, Hạm đội tác chiến với hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vẫn còn tuần dương ở biển Đông, không gặp một chống cự hay quấy nhiễu quân sự nào của Trung Cộng dù rằng trước đây Trung Cộng đã hăm hở lên tiếng đe dọa Hoa Kỳ.

Thùng rỗng lúc nào cũng kêu to.

Nguyễn Tài Ngọc

March 2017

http://saigonocean.com/index.php/en/

Tài liệu tham khảo:

https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_military_expenditures

http://thediplomat.com/2016/02/vietnam-gets-fifth-submarine-from-russia/

https://en.wikipedia.org/wiki/Carl_Vinson

http://thediplomat.com/2016/02/vietnam-gets-fifth-submarine-from-russia/

https://en.wikipedia.org/wiki/Carrier_strike_group

http://science.howstuffworks.com/carrier-group.htm

https://www.forbes.com/sites/lorenthompson/2012/01/23/can-china-sink-a-u-s-aircraft-carrier/#6678493d2a82

https://www.theguardian.com/world/2017/jan/24/trump-white-house-beijing-takeover-south-china-sea

https://www.theguardian.com/us-news/2017/feb/02/steve-bannon-donald-trump-war-south-china-sea-no-doubt

http://www.washingtontimes.com/news/2016/dec/27/obama-refusal-israel-vote-most-anti-semitic-2016/

http://www.washingtontimes.com/news/2017/jan/15/president-obama-foreign-policy-widely-seen-as-fail/

http://nationalinterest.org/blog/the-buzz/five-reasons-us-aircraft-carriers-are-nearly-impossible-sink-17318?page=2

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20170219/bien-doi-tau-san-bay-my-bat-dau-tuan-tra-bien-dong/1267303.html

http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/cum-tau-tac-chien-my-tuan-tra-bien-dong-trung-quoc-phan-ung-1123384.tpo#carl vinson

http://science.howstuffworks.com/aircraft-carrier.htm

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

Công quyền xã hội chủ nghĩa

– A lô..
– Anh có phải là… làm ở…
 
– Ok .
– Anh đang ở đâu ?

– Tôi ở tổng cục an ninh muốn gặp anh.
– Anh tên là gì?
– Có cần thiết không? (loanh quanh)
– Tôi chỉ nói chuyện điện thoại với người có danh tính rõ ràng.
– Tôi là Quân (lúng túng)
 
– Anh ở bộ phận nào ?
– Anh chỉ cần biết tôi ở tổng cục an ninh là được.
– Anh là người đại diện của công quyền thì hãy xử sự như người đàng hoàng. Việc gì phải giấu giếm. anh nói rõ ở bộ phận nào tôi có thể kiểm tra được thông tin…
– Tôi ở A 65 (miễn cưỡng), Tôi muốn gặp anh?
– Tôi có thể gặp được.nhưng Anh gặp tôi có việc gì?
– Cứ gặp rồi khắc biết.
– Xin lỗi ! tôi sẽ không dành thời gian cho cuộc gặp nếu tôi không biết trước nội dung của cuộc gặp…

 

Nhân quyền xã hội chủ nghĩa

-Anh ơi! em chết mất chồng em lại đánh.
-Lại chuyện ghen tuông à?
-Vẫn chuyện tin nhắn điện thoại, nhưng lần này là do em túm được tin nhắn của ‘’con đĩ ‘’ ấy trong điện thoại của chồng.
-Đọc tin nhắn à !Em có biết là vợ chồng em đang vi phạm nhân quyền không?
-Ơ ơ…sao anh nói gì mà to tát thế! em thấy nhiều vợ chồng hay các đôi yêu nhau vẫn đọc tin nhắn của nhau mà!
 
-Này nhé! thông tin hay tin nhắn trong điện thoại là tài sản riêng tư của mỗi cá nhân không được phép xâm phạm kể cả người đó là vợ hay chồng. Vợ chồng em đã xâm phạm bí mật thư tín của nhau. Đấy là quyền con người đấy. Thôi từ nay để cho yên nhà hãy tôn trọng nhau bằng cách đừng xem trộm điện thoại nữa em nhé!

 

Nỗi Lo Mất Nước: Việt Nam Trước Tình Hình Ngoại Giao Mỹ-Tàu? Hoàng Sa và Trường Sa, Biển Đông, Lãnh Thổ?

Phan Văn Song

Trang mạng Navy Times, ngày 12/02/2017, trích dẫn nhiều quan chức cho biết là Hải quân Mỹ và Bộ Chỉ Huy lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ đang chuẩn bị những hoạt động mới để thách thức đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, bằng cách điều thêm chiến hạm đến sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng và quân sự hóa ở vùng biển này.

Đến ngày hôm nay, khi viết bài nầy, lại được đọc tin ngày 03/03/2017 rằng một đô đốc Mỹ tuyên bố là hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuần tra Biển Đông để bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và hàng không. Thiếu tướng hải quân James Kilby đã tuyên bố như trên với các phóng viên được mời lên hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson trong một chuyến tuần tra ở Biển Đông.

Các chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải, viết tắt là FONOPS, sẽ do các tàu thuộc toán tấn công của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson thực hiện. Hạm đội này hiện đang ở Thái Bình Dương và đang tiến về hướng Biển Đông. Vẫn theo Navy Times, kế hoạch của Hải quân Mỹ chắc chắn là sẽ đưa các chiến hạm xâm nhập khu vực 12 hải lý chung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa và Hoàng Sa.

Đây một hành động mới, thách thức những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, mà trong quá khứ đã từng gây căng thẳng giữa Washington với Bắc Kinh. Navy Times cũng cho biết các kế hoạch nói trên sẽ được chuyển theo từng cấp chỉ huy, lên tới tổng thống Donald Trump để phê chuẩn và sẽ phần nào phản ánh chính sách của chánh quyền Trump về Biển Đông.

Trả lời Navy Times, chuyên gia Bonnie Glaser, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) ở Washington, cho rằng “không thể nào buộc được Trung Quốc rút khỏi các đảo nhơn tạo mới xây ở Trường Sa”. Nhưng theo bà Glaser, Hoa Kỳ “có thể thi hành một chiến lược nhằm ngăn chận Bắc Kinh bồi đắp thêm đảo và quân sự hóa, đồng thời ngăn chận Trung Quốc sử dụng những tiền đồn mới để dọa nạt hoặc cưỡng ép các nước láng giềng”.

Phản ứng của Mỹ đối với Biển Đông là như vậy, và chỉ là như vậy ? Mỹ sẽ viện cớ Tự Do thông thương Hàng Hải để can thiệp vào Biển Đông. Còn chủ quyền của Việt Nam nay đã mất ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ? Vai trò thật sự của Mỹ ? Và vai trò thật sự của Việt Nam ? Có dám thật sự đòi lại chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo và lãnh hải mình không ?

Vì chỉ khi nào lấy lại chủ quyền ở hai quần đảo, Việt Nam mới có hy vọng giúp các ngư phủ của mình mở mang khu vực khai thác, làm ăn, sanh sống. Chỉ khi nào thật sự lấy lại chủ quyền ở hai quần đảo, Việt Nam mới thật sự có một vai trò, thật sự có một trách nhiệm của một quốc gia có một tiếng nói có trọng lượng ở trong khu vực mình. Bằng không ?… Việt Nam đã là một con số không vẫn sẽ là một con số không. Tiếng nói Việt Nam không có trọng lượng ở Đông Nam Á, ở nhóm ASEAN.

Vậy thì, còn chần chờ gì nữa ? Đảng Cộng Sản Việt Nam đương quyền hãy đi chổ khác chơi ! Hãy từ chức đi ! Nhường quyền lãnh đạo lại cho những người Thực sự Yêu nước, những Chiến Sĩ Dân Chủ, những Anh Hùng dũng cảm đấu tranh cho Dân Chủ và Tự Do !

I – Việt Nam, người chủ thật sự lịch sử của Hoàng Sa và Trường Sa :

Từ thế kỷ 17, năm 1686, chúa Nguyễn Đàng Trong đã tổ chức một Hải Đội Hoàng Sa để thường xuyên tuần tiểu đảo Bãi Cát Vàng, tức Hoàng Sa, và triều đình nhà Nguyễn cũng đã vẽ bản đồ vùng đảo này để xác định vùng lãnh thổ của Việt Nam.

Sau khi thực dân Pháp đặt xong nền cai trị ở Việt Nam, năm 1885, nhà cầm quyền Pháp ký kết với nhà Mãn Thanh Hiệp Ước Thiên Tân, phân định biên giới bằng cột mốc. Hai năm sau, Pháp ký tiếp Hiệp Ước Brévié, phân ranh lãnh hải vùng vịnh Bắc Việt.

Từ đó, mọi tranh chấp vùng biển được LHQ giải quyết theo công ước về luật biển.

Suốt thời Việt Nam Cộng Hòa, Hoàng Sa và Trường Sa vẫn thuộc lãnh thổ của Việt Nam.

Như vậy, từ thế kỷ 17, Hoàng Sa và Trường Sa liên tục thuộc chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam.

Về mặt pháp lý, chánh quyền quân chủ Việt Nam, chánh quyền thuộc địa ở Việt Nam cùng chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa luân phiên nhau hiện diện thường trực, với những tấm bia minh xác chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngược lại, ngày nay, dù đã xâm chiếm bằng vũ lực Bắc kinh chỉ lên tiếng đòi chủ quyền chớ không có bằng cớ lịch sử gì về sự có mặt trên hai quần đảo này.

Hôm 06-12-2007, Beijing thêm lần nữa, ngang nhiên phê chuẩn việc thành lập thành phố Sanya-Tam Sa, bao gồm Hoàng Sa với Trường Sa, là đơn vị hành chánh cấp Huyện trực thuộc tỉnh Hải Nam. Trước đây, năm 1988, Beijing đã từng ban hành nghị quyết cho đảo Hải Nam trở thành tỉnh bao gồm luôn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Hải Nam.

Trước hành động ngang ngược và trịch thượng này của Bắc kinh, đảng Cộng Sản Hà nội đương quyền hoàn toàn không có thái độ ? Nhưng chính người dân Việt Nam lại phản ứng ngay :

II. Chính cộng sản Hà đã giao hai quần đảo và lãnh hải cho tàu

Ba ngày sau, ngày 09-12-2007, trước phản ứng tự phát, đồng loạt và quyết liệt của nhơn dân Việt Nam, khởi đầu với thanh niên, sanh viên, chống lại hành động bá quyền của Bắc kinh xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam, nhà cầm quyền Trung Cộng láo lếu, lên tiếng xác định “chủ quyền không thể tranh cãi của Trung quốc đối với các quần đảo và vùng biển lân cận ở khu vực biển Nam Trung hoa”. Beijing còn ra lệnh cho Hà nội phải có “biện pháp hiệu quả, ngăn chận những sự việc (tức các cuộc biểu tình của nhơn dân Việt Nam) làm tổn hại đến quan hệ song phương ”.

Sở dĩ Beijing dám ngang nhiên và trịch thượng xác định chủ quyền trên hai quần Hoàng Sa -Trường Sa, và cả vùng lãnh hải, bởi chính Hà nội đã chánh thức thừa nhận chủ quyền của họ. Năm 1958, khi Bắc kinh vẽ lại bản đồ, tự quy định lãnh hải là 12 hải lý, thay vì 3 hải lý như trước đây, thì tên Chủ tịch hán ngụy Hồ Chí Minh chấp thuận. Tiếp theo, tên Thủ tướng hán ngụy của cái gọi là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Miền Bắc Việt Nam Phạm Văn Đồng gởi công hàm xác nhận chủ quyền của Bắc kinh và Trung Cộng về lãnh hải, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (lúc ấy thuộc chủ quyền và quyền quản trị của Miền Nam Việt Nam, của Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa).

Ngoài ra, trước đó, tên Ung văn Khiêm, Bộ trưởng Ngoại giao của Chánh Phủ của nước tự xưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ấy cũng thừa nhận chủ quyền của Tàu Cộng, và tên Hoàng Tùng, Trưởng Ban tư tưởng TW của Đảng Cộng Sản hán ngụy, tuyên bố:“Thà giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung quốc, cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em còn hơn để tụi Ngụy Sài Gòn quản lý ” !

Ngu chưa ! Càng ngu hơn nữa khi năm 1988, Miền Bắc Việt Cộng đã cưởng chiếm xong Miền Nam, Việt Nam Công Hòa nhốt toàn thể nhơn dân miền Nam vào một nhà tù khổng lồ, đầy ải kẻ lên non lao động, kẻ vào rừng khai hoang, báo hại cả triệu người tay bồng tay nách, kẻ vượt biển, người bương rừng xuất ngoại tỵ nạn, đất nước hoàn toàn bị Đảng Cộng Sản Hán ngụy hoành hành, hoàn toàn gôm vào bàn tay, thống nhứt độc tài khát máu cai trị. Thế nhưng, trong tình thế hoàn toàn độc tài cầm quyền ấy, quần đảo Trường Sa, năm 1988, cũng bất ngờ bị thằng bạn Cộng Sản Tàu tấn công, chiếm giữ một vài đảo. Báo Sài gòn Giải Phóng (cơ quan ngôn luận chánh thức của Đảng ở đất miền Nam tạm chiếm) viết : “Hoàng Sa và Trường Sa có thuộc chủ quyền Trung quốc không có nghĩa là chủ quyền về lãnh thổ của ta bị mất, mà chỉ tạm thời do Trung quốc cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em quản lý. Một ngày nào đó, chúng ta cần lấy lại, Trung quốc sẽ hoàn trả cho ta  ! Vừa ngu, vừa nhục, vừa bán nước ! Thật đúng là quân Việt gian, bán nước !

Từ lúc tên Hán ngụy số một của nhóm bán nước Cộng Sản Việt Nam, Hồ Chí Minh, tự nguyện thừa nhận chủ quyền của Tàu Cộng trên toàn lãnh thổ và lãnh hải, đến khi vào cuối thế kỷ qua, tên Hán ngụy hậu duệ đàn em Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thơ của cái Đảng Cộng Sản Hà nội, lại dấu diếm, lén lút dân, độc đoán, ký kết nhượng hẳn đất liền và biển cả cho Tàu Cộng. Thất là quá ngu xuẩn, thật là đảng Cộng Sản Việt Nam đương quyền Hà nội hoàn toàn KHÔNG CÓ ý thức gì về sự mất còn gia sản của tổ tiên, gầy dựng bằng máu, bằng xương cả !

Người Cộng Sản không có Quan Niệm Tổ Quốc.

Đối với người Công Sản Việt Nam, Tổ Quốc Việt Nam CHỈ là một bộ phận của “tổ quốc xã hội chủ nghĩa” !

Việt Nam nếu có bị một nước xã hội chủ nghĩa khác đô hộ, đó không gì khác hơn là sự thay đổi người cầm quyền mà thôi !

Theo bản đồ của Bắc kinh về lãnh hải, thì thành phố và hải cảng Đà Nẵng không ngó ra biển Đông Hải Việt Nam nữa, mà ngó ra biển Nam Hải của Tàu Cộng. Nên năm 2000, tên đầu xỏ Tàu Cộng lúc bấy giờ Giang Trạch Dân đến Hội An (Nam Đà Nẳng) tắm biển, nằm phơi bụng phệ, không cần cận vệ, để chứng minh cho thế giới chủ quyền của Bắc kinh, trên đất nước Việt Nam.

Xưa nay, trong lịch sử, mất nước do quân giặc hùng mạnh xảy ra rất ít, mà mất nước vì lòng người không muốn giữ nước lại rất thường.

Nhưng mất nước vì lòng người không muốn hoặc không biết giữ nước, còn có cơ hội lấy lại nước, khi mọi người phản tỉnh về ý thức trách nhiệm, cảm thấy dân tộc bị ô nhục, sự nghiệp xương máu của tổ tiên bị tiêu tang, …chớ mất nước “vì phe xã hội chủ nghĩa anh em” thì không phải mất ở lãnh thổ bị chiếm đoạt, mà mất ở tâm hồn không còn Việt Nam, con tim không còn luân lưu dòng máu Đại Việt kiêu hùng của tiên tổ nữa.

Đất nước Việt Nam đối với người Cộng Sản Hà nội chỉ là nơi họ sanh sống tạm, như người tạm trú, trong thời gian họ cầm quyền, để mai này, khi rời khỏi chánh quyền, họ sẽ về theo “cụ Mác cụ Lê”, như Hồ Chí Minh, nơi đó mới là tổ quốc thật sự của họ.

III.- Hà Nội dám phàn ứng ? Hệ quả nếu phản ứng

Vấn đề tiên khởi là Đảng Cộng Sản Hà nội đương quyền có dám phản ứng để bảo vệ đất nưóc nay đã mất vào tay ngoại bang không ?

1- Không dám phản ứng vì Bắc kinh mạnh ?

-Không đúng ! Xưa kia, năm 1979, Hà nội đã dám phản ứng bằng võ lực khi Đặng Tiểu Bình dạy cho Hà nội một bài học. Và tôn sư đã bị môn sinh đánh nặng đòn. Trước đó, Hà nội cũng đã từng mở chiến dịch rầm rộ chống bá quyền phương Bắc, không cần giữ quan hệ truyền thống “môi liền môi, răng liền răng”.

Sở dĩ Hà nội dám phản ứng vì có chỗ dựa là người anh em xã hội chủ nghĩa vĩ đại Liên-Sô. Nhưng phản ứng này chỉ có tính cách nhằm xác định lập trường phe cánh .

 2- Phản ứng THỰC SỰ với Bắc kinh để bảo vệ đất nước vẹn toàn lãnh thổ ?

-Hà nội sẽ có được sự yểm trợ quan trọng và hùng hậu hơn trước rất nhiều, đó là quan hệ quốc tế, hậu thuẫn của toàn dân trong nước và người Việt Hải ngoại.

Thật vậy, ta chớ quên rằng từ năm 1995, Hà nội đã lần lượt tự tạo cho mình một vị trí mạnh trong cộng đồng thế giới. Hà nội đã có lúc là Hội viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Với vị thế ngày nay, nhà cầm quyền Hà nội, nếu MUỐN và THỰC SỰ MUỐN, có thể công khai lớn tiếng phản kháng Bắc kinh để bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam. Đó là chánh nghĩa quốc gia và lẽ phải pháp lý quốc tế. Hà nội không có lý do gì khiếp sợ sức mạnh của Tàu cả !

-Thế mà Hà nội không làm ? Lại còn tìm cách can thiệp để ngăn chận phong trào dân chúng biểu tình chống Bắc kinh. Phải chăng vì bị áp lực của 16 chữ vàng đè nặng đến ngóc đầu lên không nổi ? Hay là chống Bắc kinh đồng nghĩa với sự đánh mất thế lực yểm trợ, và do đó, vị thế cũng như quyền lực sẽ mất về phe cánh khác, tuy cũng cùng đồng chí trong đảng cộng sản với nhau ?

KẾT LUẬN: Cơ hội tốt để đoàn kết dân tộc kháng tàu !

Sự kiện Bắc kinh thể hiện chánh sách xâm lược ngày nay tuy là một bất hạnh cho đất nước, một sỉ nhục cho hồn thiêng sông núi, sự tức tưởi của bao nhiêu chiến sĩ vị quốc vong thân, nhưng đây lại là một cơ hội tốt cho Hà nội ! Nếu những người cầm quyền ở Hà nội biết nắm bắt, thực hiện thật sự toàn dân đoàn kết, trên cơ sở cùng chung lòng bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam lâm nguy, thì không cần nghị quyết 36 hay bất kỳ một thứ nghị quyết nào khác ! Công an chỉ lo nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự xã hội, không đàn áp biểu tình ôn hòa và chánh đáng. Báo chí có đầy đủ đệ tứ quyền để thông tin trung thực về chủ quyền quốc gia bị Tàu vi phạm, để vận động lòng yêu nước và sức mạnh toàn dân làm hậu thuẫn cho chánh quyền. Nhà cầm quyền Cộng Sản Hà nội cần thay đổi thứ bậc ưu tiên trong chánh sách đối ngoại để cân bằng quan hệ giữa Việt Nam và thế giới.

Quân đội hãy trở về đúng vị trí bảo vệ tổ quốc, anh dũng chống ngoại xâm.

Lòng yêu nước sẵn có của người dân Việt Nam chỉ sôi động, khi nào người dân thấy rõ họ thực sự là thành viên chủ động của cộng đồng dân tộc, với đầy đủ trách nhiêm và quyền lợi.

Để bắt đầu, những người lãnh đạo ở Hà nội ngay bây giờ, hãy suy nghĩ với cái đầu Việt Nam, hãy nhìn đất nước bằng con tim Việt Nam, bằng tinh thần Đại Việt bất diệt, tức tách rời hẳn cái Chủ nghĩa Xã hội thảm hại kia, và hãy mạnh dạn thật lòng cùng với toàn dân trong và ngoài nước, chung nhau thảo luận tìm một phương sách bảo vệ bờ cõi, phục hồi lãnh thổ và lãnh hải.

Chúng ta đừng quên rằng Bắc kinh không bao giờ từ bỏ mộng bá quyền tiến xuống phía nam, khi nội tình của họ ổn định. Trên vị thế ngày nay, Hà nội, sau khi giải quyết nạn xâm lăng của Bắc kinh, nên quan hệ thêm chặt chẽ với các nước Nam Thái Bình Dương, trong ASEAN, và đặc biệt với Úc và Tân Tây Lan, để kêu gọi cùng nhau thành lập một tổ chức mở rộng, có khả năng quân sự cao, đủ sức mạnh tự bảo vệ an ninh vùng Đông Nam Á, theo mô hình Hiệp ước Liên Phòng Đông Nam Á trước kia (SEATO) ! Với chương trình đang trang bị Quốc phòng và vũ khí hiện nay của các quốc gia khối ASEAN, một Liên Minh Phòng Thủ nêu trên sớm muộn gì cũng sẽ PHẢI thành hình !

Sự kiện Bắc kinh ngày nay xâm lấn xuống phía Nam, chắc chắn sẽ là động cơ thúc đẩy các quốc gia trong vùng, luôn cả Huê kỳ và Âu châu, PHẢI sẳn sàng hợp tác, PHẢI yểm trợ vai trò phòng thủ an ninh chung cho địa phương trọng yếu này. Đây là một Tất Yếu ! Mong lắm !

Trước sức mạnh và ý chí liên đới vì an ninh chung của toàn vùng, Bắc kinh sẽ phải chấp nhận sống hài hòa, tôn trọng chủ quyền quốc gia lẫn nhau, để cùng phát triển giao thương.

Nhớ lại lúc Hà nội đưa chiến tranh vào Miền Nam, tên hán ngụy số một Hồ Chí Minh hạ quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn” để tiến chiếm Miền Nam, hay “nếu phải đốt hết cả dãy Trường Sơn để giải phóng Miền Nam, ta sẵn sàng làm” chỉ vì Hồ Chí Minh muốn chiếm lấy Miền Nam về tay phe Cộng Sản Xã hội Chủ nghĩa. Chủ trương làm chiến tranh giải phóng của Hồ Chí Minh không bộc lộ lòng yêu nước nên sự hy sinh của nhơn dân hoàn toàn vô nghĩa. Họ chết oan chết uổn cho tham vọng của tay hán ngụy Cộng Sản quốc tế Hồ Chí Minh phục vụ phe Cộng Sản Chủ nghĩa.

Người xưa nói “Tham quân bất như hôn quân” ! Đảng Cộng Sản Việt Nam đương quyền là một hệ thống tham nhũng siêu việt, vượt qua các tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam từ ngàn xưa đến nay.

Nhưng nếu tham nhũng mà biết giữ gìn đất nước để ăn lâu dài, thì vẫn còn khá hơn thứ tham nhũng mà không biết giữ nước, đem bán nước để ăn được nhiều và nhanh một lần .

ừa tham vừa ngu! Đó cũng là thực tế Việt Nam ngày nay.

Hồi Nhơn Sơn, Một chiều cuối Đông 2017

Nỗi Lo Mất Gốc:

Từ Việt Cộng Dựng Tượng Hồ Chí Minh ở Hải Ngoại, Đến Trung Cộng Cưởng Chiếm Biển Đông Mánh Mung hay Côn Đồ? Không! Lợi Dụng «Kẽ Hở» Của người Ngay.

Phan Văn Song

 

Bẳng đi một thời gian khá lâu, sau những thất bại làm « đánh bóng, đánh xi » hình ảnh Hồ Chí Minh ở Pháp, năm ngoái Việt Cộng lại ngoan cố muốn dựng lại tượng tên già mất nết ở một xứ cựu cộng sản : ở Đông Đức, tưởng rằng dân bản xứ dễ bị đánh lận con đen, bỏ qua chuyện cũ. Nhưng may qua, vẫn còn tinh thần của người Đức bản xứ, đầy kinh ngiệm sống với chế độ cộng sản, may quá còn cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản đầy cảnh giác nên việc dựng tượng ở Moritzburg bất thành. Cuối năm ngoái, 2016, lại bổn cũ lập lại, kỳ nầy ở một công viên nằm cạnh Giòng Sông Xanh thơ mộng của thành phố lãng mạn Vienne – Wien, thủ đô nước Áo, quê hương gia đình nhạc sĩ Strauss với những vũ điệu Valse de Vienne nhịp ba đầy thơ mộng. Một lần nữa, những cộng đồng tây phương của các quốc gia cựu cộng sản, cựu nạn nhơn cộng sản cùng cồng đồng người Việt hải ngoại ở Tây Âu đồng loạt, viết kháng thư đến nhũng nhà cầm quyền và lãnh đạo thành phố. Mong rằng, hữu hiệu ! Và hữu hiệu thật, tin vào giờ chót ngày hôm qua cho biết Hội đồng Thành Phố Wien đã cô động dự án ! Mong rằng hủy bỏ ! Cám Ơn tất cả những bạn hữu quý mến dân tộc đàng hoàng Việt Nam, những người bạn Tây và Ta.

Tôi nghiệp thay dân tộc ta ngày nay !

Ở nhà, biển dơ, đất độc, nhà cửa, xóm làng bị  Hán Tàu xâm chiếm, dân tình tha oán, vật giá leo thang, biểu tình chống đối, dân chúng bất mãn… Tái lại, nhà cầm quyền cộng sản tỉnh bơ, chỉ biết cho Công An côn đồ đàn áp.

Ra nước ngoài, TPP bị Tổng Trump vứt bỏ, chỉ có nước đi khấu đầu lạy lục Tàu, quần đảo bị tước đoạt, hải phận mất, ngư dân thất nghiệp, đồng bằng ngập mặn, nông dân thất thu…Nhà cầm quyền và Đảng Cộng sản chỉ biết … dựng tượng Hồ Chí Minh.

Dựng tượng trong nước, ở làng ở xã để thay thế tượng Phật, cầu cúng van vái để Trăm Năm Cộng Sản làm giàu, Ngàn Năm Cộng Sản ngự trị, thôi cũng dễ hiểu!

Thế nhưng, ngoài nước? Để làm gi ? Để chứng minh với các quốc gia có bang giao ấy rằng chế độ Việt Cộng có một ông già hiển Thánh, các anh thương giúp đở dùm ? Hiện nay, chế độ hết người hùng, Lê Văn Tám ? Who know ? Ở xứ Tây nói ai biết ? Nguyễn Văn Trổi ? Ai vậy ? Chỉ còn Hồ Chí Minh. Ờ thì, cũng có một thời « đi Tây », không du học sanh, cũng du thủ du thực, cũng có tên gọi là « làm cách mạng », thực sự chỉ một tên điềm chỉ viên-indicateur của Mật Thám- Sureté Pháp, một tay tuyên truyền xách động – agent « agit-prop » của Cộng sản Quốc tế – Komintern. That’s it ! Vì là hậu duệ, là học trò, là nhơn viên của Đảng Cộng sản Pháp nên có một thời tên tuổi hắn ta được Đảng Cộng sản và phe thân cộng xã hội chủ nghĩa Pháp biết đến. Do đó một thời gian, sứ quán Việt Cộng và nhóm người Việt thân cộng ở Pháp vận động với cơ quan UNESCO có ý dựng lại tên tuổi hình ảnh đấu tranh (dỏm) của hắn ! Nhưng mưu sự tại Đảng, thành sự bởi cộng đồng tỵ nạn Việt Nam ở Pháp ! Nên bất thành!

Xin Lưu Ý: Nhóm người Việt thân Cộng tự đặt tên nhóm là « Việt Kiều Yêu Nước ». Nhưng, thật sự chẳng Việt Kiều tý nào, vì tất cả đều mang quốc tịch Pháp, và cũng chả Yêu nước tý nào, vì tất cả đều phục vụ, làm giàu, xây dựng tài sản, con cái hậu duệ nầy đều sống làm ăn của cải tài sản đều ở Pháp ! Thậm chí sau 30 tháng Tư 1975, họ mang cả gia đình cha mẹ bà con qua « tỵ nạn » ở Pháp, và vào quốc tịch Pháp!  

Kẽ Hở:

Phàm mọi luật lệ, mọi quan hệ giữa hai đối tượng dân sự và có khi cả hình sự đều có những « kẽ hở », những « ngoại lệ », những trường hợp gọi là « giảm khinh », cũng có khi do những « hà tì » bởi những thủ tục. Do đó, mọi sanh hoạt của xã hội có tổ chức, từ giao dịch kinh tế đến thương trường và đến cả chánh trường, quốc nội hay quốc tế ngoại giao đều được điều hòa bởi những thủ tục và luật lệ, tư pháp, công pháp, quốc nội hay quốc tế, tùy môn, tùy ngành, tùy vùng, chuyên nghiệp. Cũng do đó, vai trò của những luật gia chuyên môn rất cần thiết, chẳng những thông đạt chuyên nghề, mà phải thuần nhuyển sử dụng, lợi dụng tất cả những « kẽ hở” của luật lệ, để tạo những « điều kiện thuận lợi » cho thân chủ mình.

1/ Việt Cộng Dựng Tượng Hồ Chí Minh:

Với ngoại quốc, Việt Cộng lợi dụng « Kẽ hở » của tình hữu nghị, giao hảo giữa nhóm tả phái ở Âu Châu Pháp, tả phái Đức ở Đông Đức Cựu Cộng sản, nhóm Xanh tả phái xu hướng xã hội chủ nghĩa của xứ Áo, xứ trung lập dễ dãi hiền hòa, Việt Cộng xin dựng tượng Hồ Chí Minh, làm ô nhiểm hình ảnh thanh bình của những vườn hoa, những công viên an bình, xanh đẹp.

Kẽ Hở Của Nền Văn Minh Tự Do:

Nhờ văn hóa văn minh của Tây phương, kể cả của Pháp của thời thuộc địa. Tuy là lúc bấy giờ, chánh sách thuộc địa rất khó khăn với người dân tại đất nước bị trị (Đông dương thuộc Pháp). Trái lại, dễ dãi phóng khoáng tại xứ sở quê mình. Luật lệ Pháp, tại Pháp, tôn trọng quyền tư tưởng, quyền lập đoàn, lập đảng rất dễ dãi, kể cả với những nhà tranh đấu chống đối đường lối thuộc địa của chánh phủ Pháp – mặc dù Công an Cảnh sát vẫn theo dõi, nhưng nếu không có hành động phá hoại an ninh thì vẫn để yên – Hiến pháp, luật lệ nước Pháp tôn trọng quyền đi lại, lập đoàn, lập hội. Nhờ đó mới có mặt, nào những Ngũ Long, nào tờ báo Le Paria… những Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, hay những Tạ Thu Thâu cùng nhóm cộng sản trốt kýt, hay ngay cả Hồ Chí Minh, ăn lương Cộng sản quốc tế Komintern, cũng vẫn được hoạt động, được huấn luyện … chống chánh sách thực dân Pháp ở Đông dương.

Sở dĩ những tư tưởng cách mạng, chống đối chánh quyền Pháp thuộc địa, chống đối tư tưởng kinh tế tư bản chủ chủ nghĩa hoạt động được, có khi thành công, là do tinh thần pháp trị, luật lệ dân chủ đã bảo đảm tôn trọng quyền tư tưởng, quyền chánh trị của người dân. Karl Marx, hay Engels, thành công, ra sách được, có tên có tuổi, cũng nhờ chế độ tự do, dân chủ trọng nhơn quyền.

Tại những quốc gia Cộng sản chủ nghĩa ngày nay, thử hỏi có bao giờ có bao nhiên đảng, bao nhiêu phần tử bao nhiêu tiếng nói chống đối ? Có bao nhiêu tác giả sản xuất được một áng văn kiểu Tư Bản Luận ? Tôn trọng quyền tư tưởng, tôn trọng dân chủ, ấy là kẻ hở của chế độ Tự Do. Cộng sản là Vua lợi dụng kẻ hở. Thời Việt Nam Cộng hòa, lợi dụng kẻ hở của chế độ Tự Do, Việt Cộng xúi dân đi biểu tình, nào Phật Giáo xuống đường, nào dân biểu phản chiến… nào ca sĩ chống chiến tranh … hưởng an nhàn chế độ nhưng chống chế độ.

2/ Trung Cộng Tung Hoành ở Biển Đông

Trung Cộng ở Biển Đông cũng lợi dụng « Kẽ hở » được tạo ra trong luật pháp quốc tế liên quan đến việc dùng vũ lực hay cưỡng ép và quyền tự vệ của các quốc gia nạn nhơn. Trung Cộng khai thác lỗ hổng này trong luật pháp quốc tế khi sử dụng vũ lực để buộc các nước láng giềng chấp nhận quyền bá chủ của Trung Cộng ở Đông Nam Á. Với việc sử dụng các lực lượng trên biển không đối xứng (chủ yếu là các tàu cá và tàu hải cảnh), Trung Cộng thôn tính Biển Đông và Biển Hoa Đông một cách chậm và chắc. Bằng cách khai thác kẽ hở trong luật pháp quốc tế do Tòa án Quốc tế (ICJ) tạo ra, họ đã tiến hành việc này khiến các quốc gia trong khu vực khó có thể phản ứng một cách hiệu quả. Phương diện pháp lý này của chánh trị quốc tế về các tranh chấp biển ở Đông Á không được nhiều người hiểu biết, nhưng đó là cốt lõi của chiến lược của Trung Cộng trong khu vực.

Chiến lược của Trung Cộng:

Trong mưu đồ lớn này, Trung Cộng phải vượt qua kháng cự từ ba nhóm đối kháng.

Thứ nhất, Trung Cộng phải áp đảo Nhựt Bổn và Đại Hàn ở Biển Hoa Đông và Hoàng Hải. Với kế hoạch : chia để chinh phục. Phải chắc chắn rằng Nhựt Bổn và Đại Hàn ghét nhau nhiều hơn là họ ghét Trung Cộng. Chừng nào mà Nhựt và Hàn còn ấp ủ nỗi đau lịch sử thì Tàu Cộng còn thủ lợi.

Thứ hai, Bắc Kinh phải “Phần Lan hoá” các quốc gia xung quanh Biển Đông bằng cách đưa vùng biển nửa kín này vào quỹ đạo của nó. Với kế hoạch : sử dụng cây gậy sắt trong bàn tay nhung với các nước yếu như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei đi vào vòng thần phục. Sự chia rẽ trong ASEAN làm lợi cho Trung Cộng.

Cuối cùng, Bắc Kinh phải thủ thế để ngăn ngừa khả năng can thiệp và ngăn trở của hai cường quốc biển láng giềng khu vực : Huê Kỳ và Ấn Độ. Kế hoạch : gây sức ép « hạn chế » trong khu vực nhưng không vượt mức biến thành chiến tranh trên biển. Đặc biệt, tránh né những « quá khích » dễ đụng chạm vào các thỏa thuận an ninh của Mỹ với Nhựt Bổn, Đại Hàn hoặc Philippines. [1]

Trong mưu đồ của ba kế hoạch này, Trung Cộng gây sức ép qua hết các bực thang của sức ép mức thấp, song cẩn thận không đến mức bị xem là “tấn công vũ trang” trong luật pháp quốc tế, và do đó mở đường cho quyền tự vệ của cá nhân và tập thể.

Bắt đầu vào năm 1999, khi Trung Cộng tuyên bố “lệnh cấm đánh bắt cá” theo mùa khắp Biển Đông, dù họ không có thẩm quyền pháp lý để quy định việc đánh cá ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) của mình. Nhưng lệnh cấm đánh bắt cá nầy vô tình cai quản luôn cả các nguồn cá trong vùng EEZ của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, và Brunei.

Trung Cộng cũng đã không ngớt đề cao quyền lịch sử đối với các đảo và các cá thể địa lý, và hầu như tất cả các vùng biển liên quan của toàn bộ Biển Đông.

Thế giới đều mất kiên nhẫn với yêu sách lạ lùng, ngang ngược của Trung Cộng về “vùng nước lịch sử” ở Biển Đông. Yêu sách biển được dựa trên các nguyên tắc được quy định trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (LOSC) mà Trung Cộng tham gia năm 1996. Tuy nhiên, cái quá mức của yêu sách nầy của Bắc Kinh là dựa trên đường chữ U, gồm 9 đoạn vốn được Trung Hoa Dân Quốc – Đài Loan công bố năm 1947. [2]

Chiến thuật của Trung Cộng:

Bắc Kinh khai triển số lượng đáng kinh ngạc các giàn tàu thuyền và máy bay dân sự và thương mại trợ giúp áp đặt yêu sách của mình và hù dọa nước khác. Tàu đánh cá và tàu ngư chính là đội tiên phong của chánh sách này, dẫn đến các cuộc đụng độ thường xuyên với tàu tuần tiểu an ninh biển trong EEZ của các nước láng giềng. [3]

Trung Cộng bắt đầu sử dụng tàu cá làm lực lượng không chính quy lần đầu tiên vào đầu thập niên 1990 cho hai đảo Mã Tổ [Matsu] và Kim Môn [Jinmen] để tạo sức ép lên Đài Loan trong những lúc có căng thẳng chính trị. [4] Tới nay Trung Cộng vẫn sử dụng chiến thuật này chống Nhựt ở Biển Hoa Đông và chống lại Philippines, Việt Nam và Malaysia ở Biển Đông. Trung Cộng cũng sử dụng các đoàn tàu cá đối với Đại Hàn ở Hoàng Hải. Năm 2009, lúc đối đầu với tàu đặc nhiệm USNS Impeccable khi tàu này tiến hành khảo sát quân sự cách Đảo Hải Nam 75 hải lý, Trung Cộng đã sử dụng một đội tàu gồm một tàu tình báo hải quân, một tàu ngư chính, một tàu hải dương học và hai tàu chở hàng nhỏ hoặc tàu đánh cá. Một số tàu có vẻ được bố trí với nhơn viên thuộc lực lượng đặc biệt Trung Quốc. [5]

Năm 2013, Trung Cộng nhét thêm giàn khoan dầu vào cái rổ các lực lượng bán quân sự trên biển – giàn khoan HD 981 thuộc Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đặt gần quần đảo Hoàng Sa trong EEZ của Việt Nam.

Xin Lưu Ý và Không Quên: Năm 1974, lực lượng Việt Nam Cộng Hoà, của Miền Nam Tự Do bị thủy quân lục chiến Trung Cộng đẩy khỏi quần đảo Hoàng Sa trong một cuộc xâm lược đẫm máu, VỚI sự cổ vũ đồng lỏa của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Miền Bắc Việt Cộng- thà giao đảo biển cho ngoại bang Tàu Cộng còn hơn để cho Ngụy !

Trung Cộng “lưu tâm đến kẽ hở” trong Luật quốc tế:

Để cho chiến lược của mình có tác động, Trung Cộng đang ép buộc dần các nước láng giềng phải chấp nhận bá quyền của Bắc Kinh, nhưng tránh đối đầu quân sự. Trung Cộng sử dụng vũ lực thông qua các tàu hải cảnh, tàu đánh cá, và bây giờ cả giàn khoan để thay đổi quan cảnh chánh trị và pháp lý trên biển ở Đông Á, nhưng họ vẫn cố ý giữ tàu hải quân xa ngoài chân trời để tránh nguy cơ kích động chiến tranh.

Hiến chương của Liên Hiệp Quốc điều chỉnh luật về việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Mục tiêu của Liên Hiệp Quốc là nhằm ngăn chặn “các hành vi xâm lược và vi phạm hoà bình khác.” [6] Theo Điều 2 (4) của Hiến chương, “tấn công vũ trang” (hay chính xác hơn, xâm lược vũ trang – aggression armée trong bản dịch tiếng Pháp chính thức) là trái pháp luật. Điều 2 (4) cũng nói rằng đe dọa sử dụng vũ lực cũng là vi phạm như việc sử dụng vũ lực.

Hơn nữa, việc Trung Cộng sử dụng rất đầy tánh chiến lược đội tàu đánh cá như là một thành phần của “chiến tranh pháp lý” vượt khỏi việc khai thác lỗ hổng giữa sử dụng vũ lực và tự vệ trong luật về sử dụng vũ lực (jus ad bellum); điều đó cũng ảnh hưởng đến luật trong chiến tranh (jus in bello). Tàu cá có khả năng sẽ được sử dụng làm các tàu chiến trong bất kỳ cuộc chiến tranh khu vực nào.

Để Kết Luận:

Cũng như cộng đồng người Việt tỵ nạn ở hải ngoại cùng với một số đông nhơn dân trong nước chúng ta đã ý thức, nhận rõ, cảnh giác từ bao năm nay, Công sản Quốc tế, Tàu lẫn Việt đều lợi dụng mọi « Kẽ hở » của những người Ngay, của các chế độ Dân Chủ Tự Do. Do đó,

Không thể thay đổi não trạng, không thề thay đổi thủ tục, tập tục của Việt Cộng được! CHỈ CÓ THAY THẾ!

Quê hương tiêu tùng, ô nhiểm, biển nhiểm độc, đồng bằng nhiểm mặn, đất nước nhiểm Tàu. Đấu tranh Nhơn Quyền, Đòi Hỏi Dân Chủ ! Bao Nhiêu Năm Không Thay Đổi Chế Độ Được.

CHỈ CÓ Thay Thế Ban Lãnh Đạo. Dẹp Bỏ Đảng Cộng Sản.

HÃY THAY THẾ, Dẹp bỏ Đảng Cộng sản và ban lãnh đạo Việt Cộng đi!

Khi Người Dân Nắm Chánh Quyền: Dân Chủ, Nhơn quyền Có Ngay! Mong lắm!

Hồi Nhơn Sơn, Xuân Đinh Dâu, 2017

GHI CHÚ :

 [1] Huê Kỳ có thoả thuận quốc phòng với 5 nước ASEAN: Thailand, Philippines, Japan, South Korea, và Australia. Một số trong các thoả thuận này và Đạo luật về quan hệ với Đài Loan là chủ đề của một pod cast của FPRI năm 2014, có thể truy cập ở đây: http://www.fpri.org/multimedia/2014/06/us-security-commitments-asias-changing-strategicenvironment-look-japan-taiwan-korea-and-philippines-audio.

[2] Những nước có yêu sách đánh cá lịch sử thể tìm kiếm quyền truy cập từ các quốc gia ven biển cai quản những khu vực đó theo Điều 62 của Công ước Luật Biển.

 [3] Lyle J. Goldstein, “Chinese fisheries enforcement : Environmental and strategic implications,” 40 Marine Policy 187 (2013).

[4] Wendell Minnick, Fishing Vessels in China Serve as Proxy Enforcers, Defense News, August 18, 2014, p. 15.

[5] Một số “ngư dân” có vẻ không là ngư dân làm ăn chân chính- trẻ, ăn mặc đàng hoàng, thể thao, liên tục trên biển trong khu vực Đông Nam Á mà da không bị rám nắng, và không thể vận hành thiết bị đánh cá (!). Quan sát này đã được một cựu đô đốc 2 sao ở Đông Nam Á và một trưởng Hải quân đã nghỉ hưu của một trong những quốc gia xung quanh Biển Đông cho tôi biết.

[6] Điều 1(1), Hiến chương LHQ.

Nhà Nước Hồi Giáo đe dọa Tàu

Nhữ Đình Hùng/tổng hợp/05.03.2017

Vào tháng  mười hai 2015, sau việc giết một con tin người Tàu, Nhà Nước Hồi Giáo (EI hay Daesh), thông qua thông-tấn-xã Al-Hayat Media, lần đầu tiên,đã cho phổ biến trên các mạng xã hội, những bài hát bằng tiếng quan-thọai kêu gọi làm thánh chiến (djihah). Trước hết, ý định là kêu gọi những người hồi gia nhập hàng ngũ của họ. Nhưng ngày thứ hai 27.02.2017, trong một vidéo dài 28 phút do một nhánh của EI tại Irak phổ biến cho thấy các quân chiến đấu của EI thuộc nhóm dân thiểu số Ouighours ở Tàu đã đe dọa sẽ làm ‘máu chảy thành sông’. Tin tức này do một tổ chức chuyên về việc theo dõi trên internet các site của hồi giáo, SITE Intelligencegroupe, loan báo. Theo các chuyên-gia phân-tích, sự đe dọa này là điều chưa từng có! Michael Clarke chuyên viên về Xinjiang của viện đại học quốc gia Úc tại Canberra nhận định ‘đây là lần đầu tiên có đe dọa trực tiếp của nhà nước hồi-giáo chống lại Pékin!

hình trên questionchine.net

Tại Xinjiang (Tân Cương) những người hồi Ouighours chiếm  45,84% dân chúng, người Hán 40,48%, người Kazath 6,50% và người Hồi 4,51%. Nhưng sự phân-bố của người Ouighours không đồng đều, tại thủ đô Urumqi, người Ouighours chỉ có 300.000 trong khi người Hán chiếm 1,7 triệu (thống kê 2009), trong khi đó tại các vùng Khotan và Kashgar, người Ouighours chiếm đến 89% dân số. Những viên chức Trung Hoa quản trị các địa phương thuộc tỉnh Xinjiang đã có những biện pháp đụng chạm đến vấn đề tôn-giáo của người Ouighours như tìm cách giảm thiểu tác động của lễ ramadan, cấm việc đeo mạng che mặt và cấm thanh niên để râu!

Tàu có một cộng đồng người hồi (musulman) tương đối quan trọng. Ngoài những người Ouighours sống trong vùng tỉnh Xinjiang (tây bắc), cũng còn phải kể đến chủng tộc Hồi (Hui) theo hồi-giáo và nói tiếng quan thoại. nhưng đa số người hồi sống rải rác trên khắp nước Tàu Và theo những số liệu của Pékin, có gần 300 kiều dân Tàu (trong đó có hàng trăm người Ouighours) chiến đấu trong hàng ngũ EI ở Syrie và ở Irak. Nhưng tình hình ở Xinjiang làm Pékin lo ngại từ nhiều năm qua cho đến nay. Tỉnh này, nơi khai thác dầu hoả và hơi thiên nhiên lên đến 60% nền kinh tế địa phương, thường xuyên là nguồn cho sự căng thẳng giữa người Ouighours và người hán, những người thứ nhất tự coi là nạn nhân của sự kỳ thị so với những người thứ hai. Ngoài những đụng chạm đến vấn đề tôn giáo, dân ouighours còn bị khó khăn trong vấn đề sinh sống, những người hán đã di-cư ào ạt sang Tân Cương chiếm các công ăn việc làm tốt, người ouighours bị ‘cưỡng bách hán hoá’ vì chỉ những người biết nói tiếng tàu mới dễ kiếm việc làm!

(Để buộc những người ouighours ra khỏi chỗ ẩn trốn, quân Tàu đã dùng đến súng phun lửa – hình trên français.rt.com)

 Những đụng chạm giữa người hồi ouighours và người tàu đã khiến tình-hình Xinjiang trở nên căng thẳng. Kể từ 2009 trở đi, đã có những vụ nổi dậy của người ouighours và thủ đô Urumqi là nơi đã có nhưng vụ đàn áp mạnh mẽ (ước lượng có 200 người chết và 800 người bị thương). Một số người ouighours đã trở nên cực đoan, gia nhập hàng ngũ djihad (al qaida hay Daesh). Nhiều cuộc tấn công của người ouighours bằng dao nhắm vào người tàu đã xảy ra trên đất tàu như ơ Vân Nam và cả ở Xinjiang, nhưng chưa bao giờ có sự đe dọa thẳng nhắm vào chánh-quyền Pékin. Ngày 27.02.2017 đánh dấu một bước ngoặc trong cuộc chiến giữa người ouighours và người tàu qua việc phổ biến một vidéo trong đó một thành viên của Daesh, người ouigour, tay cầm dao, đã đe dọa chánh-quyền tàu bằng tiếng ouighour,, trước khi cắt cổ một tù binh bị coi là chỉ người chỉ điểm:’các ngươi người tàu không hiểu gì những điều người ta nói. Chúng tao là những chiến binh của vương-quốc hồi-giáo (Califat), chúng tao sẽ đến tận chỗ các ngươi để làm sáng tỏ sự việc bằng vũ khí thay lời, để cho máu chảy thành sông trả thù cho những người bị áp bức’.

Kể từ sau cuộc nổi dậy của người ouighours năm 2009, chánh-quyền Pékin đã áp đặt những biện pháp an-ninh khắc nghiệt trong toàn vùng Xinjiang với các cuộc tuần tiễu, các điểm kiểm soát, các vụ bắt giữ..Tuy vậy, vào tháng hai năm 2017, đã có năm người bị giết bằng dao ở Xinjiang!

Một điểm trùng hợp ngẫu nhiên hay do có tin tức tình báo, cũng vào ngày thứ hai 27.02.2017, một cuộc biểu dương lực lượng an ninh của chánh-quyền Xinjiang bao gồm các lực lượng cảnh-sát và quân-đội đã được tổ chức tại Urumqi và ở các thị trấn khác tại Xinjiang trong khuôn khổ ‘tấn công toàn diện’ chống khủng bố, với quân số lên đến 10.000 người.Kể từ đầu năm 2017 đến nay, đây là lần biểu dương lực lượng lần thứ tư.

http://www.opex360.com/2017/03/01/letat-islamique-menace-la-chine/

Sự lo ngại của Pékin cũng có lý do, Daesh sau những khó khăn gặp phải ở Irak và Syrie có thể sẽ lập khu an toàn ở Afghanistan mà nước này lại có biên giới chung với Xinjiang! Việc một thành viên Daesh gốc ouighour đe dọa chánh quyền Pékin bằng tiếng ouighour cho thấy thông-điệp cũng nhắm vào những nhóm ouighours cực đoan trong lãnh thổ Xinjiang. Việc nổi dậy của những nhóm này không hẳn chỉ giới hạn trong lãnh thổ Xinjiang mà còn có thể xảy ra trên bất cứ chỗ nào trên lãnh thổ tàu  như trường hợp xảy ra ở nhà ga Kunming thuộc tỉnh Yunnan năm 2014. Một vài nhóm Ouighours đã làm lễ qui thuận Daesh nhưng điều tìm kiếm của dân ouighours có lẽ giới hạn trong việc đòi hỏi sự thừa nhận có một lãnh-thổ hay có quyền tự trị và với những nhóm cực đoan, việc đòi hỏi một Xinjiang độc lập; Điều đòi hỏi sau cùng này, nếu thực hiện được, sẽ là một xúc tác cho việc ly khai những vùng hồi giáo khác trong số đó có Yunnan. Phải chăng cơn ác mộng của Tàu bắt đầu?

Nguồn: 

http://www.iris-france.org/89916-pekin-face-a-la-menace-du-terrorisme-islamiste-quelle-realite/ tham khảo ngày 05.03.2017

http://www.lefigaro.fr/flash-actu/2017/03/01/97001-20170301FILWWW00119-ei-la-chine-menacee.php tham khảo ngày 04.03.2017

http://www.opex360.com/2017/03/01/letat-islamique-menace-la-chine/ tham khảo ngày 02.03.2017

https://francais.rt.com/international/34780-daesh-menace-verser-rivieres-sang-en-chine  tham khảo ngày 04.03.2017

 

Tháng Ba Di Tản

Trọng Đạt

Bối cảnh lịch sử

Đề tài này tôi đã viết vài lần trước đây nên sẽ không đề cập nhiều về chi tiết, trong phần nhận xét sẽ đánh giá lại hậu quả của di tản, xin được trình bầy lại trong dịp 42 năm biến cố bi thảm này.

Đầu tháng 2 năm 1968, trận đánh Tết Mậu thân nổ ra ngay giữa mấy chục tỉnh và thị xã lớn tại miền nam VN, người ta cho là chiến tranh đã tới giai đoạn tàn khốc nhất và sẽ phải có hòa bình. Nhưng mấy năm sau đó dưới thời tân Tổng thống Nixon, cuộc chiến lại khốc liệt hơn gấp bội lần, những trận đánh lớn qui ước cấp sư đoàn, quân đoàn diễn ra liên tiếp. Mặc dù Mỹ-Việt Nam Cộng Hòa thắng lợi về quân sự nhưng nó không đóng vai trò quyết định mà thực ra trận Mậu Thân tuy cường độ khiêm tốn hơn nhưng đã thay đổi khúc quành cuộc chiến. Miền Nam đánh thắng một trận lớn nhưng thua trận, số phận bi thảm của Đông Dương đã được quyết định từ đây. Người Mỹ quá chán nản mệt mỏi cuộc chiến, họ chống đối dữ dội đòi chính phủ phải rút ra khỏi Đông Dương

Đầu năm 1969, Nixon nhậm chức Tổng thống và bắt tay vào việc mang lại hòa bình giữa khi phong trào phản chiến bùng phát tới chỗ bạo động, đổ máu, chết người… (1). Trong khi tại miền Bắc, Tổng bí thư Lê Duẫn với lập trường sắt đá quyết chiếm được miền Nam dù phải đẩy hàng triệu cán binh vào tử địa. TT Nixon cứng rắn kiên quyết không nhượng bộ địch nhưng cũng không chế ngự được cuộc chiến tại đất nhà.

Năm 1972 mặc dù TT Nixon (Cộng Hòa) tái đắc cử nhiệm kỳ hai với đại đa số phiếu cử tri đoàn 96% (520/17), hơn đối thủ McGovern (Dân Chủ) 18 triệu phiếu nhưng đảng đối lập vẫn giữ đa số tại Quốc hội với 56% Hạ viện và 57% Thượng viện. Hiệp định Paris ký kết vào cuối tháng 1-1973 khi người dân, Quốc hội Dân Chủ thúc ép phải ký gấp nên VNCH có một số điều khoản bất lợi,  Cộng quân vẫn được đóng tại dưới Khu phi quân sự.

Sáu tháng sau Hiệp định Paris, Quốc hội Dân Chủ ra luật cắt tất cả các ngân khoản quân sự cho Hành pháp về những hoạt động quân sự tại Đông Dương có hiệu lực từ giữa tháng 8-1973 (2) và cắt giảm viện trợ từ 2, 2 tỷ năm 1973 xuống còn 1 tỷ tài khóa 1974 và  chỉ còn 700 triệu tài khóa 1975 (3). TT Nixon cho biết ngày 23 -9-1974, Lưỡng viện Quốc Hội (DC) Mỹ chỉ chấp thuận viện trợ cho miền nam VN 500 triệu (4), ông nói các vị dân cử phản chiến đã xóa sổ đồng minh miền nam VN.

Ngày 9-8-1974 Nixon từ chức vì Watergate, Gerald Ford lên thay, tình hình chính trị VN ngày càng xấu. Vụ tai tiếng Watergate khiến Dân Chủ lấy thêm được 49 ghế trong cuộc bầu cử Hạ viện đầu tháng 11-74, chiếm 291 ghế, tỷ lệ 66.9%

Họ cũng lấy thêm được 4 ghế Thượng viện thành 60 ghế tỷ lệ 60%, những đảng viên Dân Chủ mới vào kỳ này chống chiến tranh VN tích cực (5)

Trong khi CS quốc tế viện trợ quân sự dồi dào cho Hà Nội, giai đoạn 1972-1975 hàng viện trợ 649, 246 tấn hàng vũ khí tương đương với giai đoạn1969-72 (6). Cuối năm 1974 Nga tăng viện trợ cho BV gấp 4 lần so với những tháng trước đó (7)

Ngược lại miền Nam lại lâm vào tình trạng kiệt quệ nhất trong cuộc chiến 1964-1975 vì bị cắt viện trợ.  TTMT Cao Văn Viên cho biết đạn dược súng lớn nhỏ tháng 2-75 chỉ đủ xử dụng cho 30 ngày, tháng 4 chỉ còn đủ cho khoảng  hai tuần (8). Xe tăng, máy bay thiếu cơ phận thay thế khoảng 1/3 nằm ụ. Theo Tướng TL Nguyễn Văn Minh vì thiếu săng nhiếu máy bay không cất cánh được, chính BV cũng đã biết tình trạng bi đát của VNCH (9)

Cũng theo lời ông Cao Văn Viên, trước tình hình thiếu thốn tiếp liệu đạn dược do cắt giảm viện trợ, nhiều nhà Chiến lược gia đã đề nghị với TT Thiệu thu hẹp lãnh thổ vì không đủ hỏa lực để bảo vệ cả  4 Quân khu, bỏ Quân khu I và  Quân khu  II rút về bảo vệ QK III và QK IV (10)

1- Vào năm 1974, Tướng Đồng Văn Khuyên, TMT đệ trình lên tổng thống ý niệm phải thu hẹp lãnh thổ VNCH thế nào tương xứng với sự cắt giảm viện trợ quân sự.

2- Thiếu tướng John Murray thuộc phòng tùy viên quốc phòng Hoa Kỳ (Defense Attache Office-Vietnam) có cung cấp cho tổng thống Thiệu qua Tòa Đại Sứ Mỹ một sơ đồ tương tự.

(3- Chuẩn tướng Úc Đại Lợi Ted Sarong cũng đề nghị qua một giới chức Phủ Tổng Thống một kế hoạch tương tự

Các kế hoạch trên rất khó thực hiện vì nếu rút cả hai QK I, II về phần đất còn lại (QK III, IV) người dân sẽ chạy ùa theo. Ít nhất QK III, QK IV sẽ phải tiếp nhận từ 3 tới 4 triệu người tỵ nạn, chính phủ rất khó nuôi thêm một số dân quá đông.

Giữa tháng 12-1974 ba sư đoàn CSBV tấn công Phước Long, ngày 7-1-1975 họ đã chiếm được toàn bộ tỉnh. BV đánh thăm dò phản ứng Mỹ, TT Ford chỉ phản đối xuông. Trước đó chỉ vài ngày, trong một phiên họp quân sự cao cấp tại Dinh Độc Lập TT Thiệu vẫn lạc quan tin rằng BV chưa phục hồi sau trận đánh lớn 1972, chưa đủ sức tấn công các thị xã, thành phố lớn.

Tám mươi phần trăm quân chính qui BV đã hiện diện tại QK I và QK II của VNCH tháng 3-75, họ giữ lại 3 sư đoàn tổng trừ bị (thuộc quân đoàn I) tại miển Băc. Tại QK I Theo tác giả Nguyễn Đức Phương Bắc việt có 7 sư đoàn (324B, 325, 320B, 312, 304, 711, 2) và 3 Trung đoàn độc lập tổng cộng vào khoảng 8 sư đoàn (11)

Theo TTMT Cao Văn Viên, tại đây BV có 5 sư đoàn (341, 325C, 324B, 304, 711), 10 trung đoàn độc lập (52, 4, 5, 6, 27, 31, 48, 51, 270, 271), 3 Trung đoàn đặc công (5, 45, 126), toàn bộ vào khoảng hơn 8 Sư đoàn. (12)

Tại QK II họ để một lực lượng tương đương 6 sư đoàn (13).

Trong khi đó tại QK I,  VNCH có 3 sư đoàn cơ hữu (1,2,3) và 2 sư đoàn tổng trừ bị (Dù, TQLC), 4 liên đoàn Biệt động quân; QK II  có  2 sư đoàn cơ hữu (22,23) và 7 Liên đoàn BĐQ.

Diễn tiến cuộc di tản

Sau khi đã đánh thử Phước Long, thấy Mỹ chỉ phản đối xuông, Hà Nội bèn mở cuộc tổng tấn công qui mô, họ đánh  chiếm Ban Mê Thuột ngày 13-3-1975 mở đầu cho sự sụp đổ của miền nam VN.

Đầu tháng 3-1975 một phái đoàn dân biểu Mỹ tới Việt Nam để nghiên cứu tình hình trước khi quyết định viện trợ thêm, đa số là phản chiến. Khoảng mười ngày sau họ về Mỹ và từ chối giúp đỡ, TT Thiệu hết hy vọng nên phải nghĩ tới kế hoạch tái phối trí lực lượng. Ngày 11-3-1975, ông họp với Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, các Tướng Cao Văn Viên,  Đặng Văn Quang tại Dinh Độc Lập và cho biết vì nay không đủ lực lượng nên cần tái phối trí. Theo ông những vùng quan trọng là QK III, QK IV, những vùng cần chiếm lại là những nơi đông dân trù phú, có giá trị về lâm sản. Tại QK II phải chiếm lại Ban Mê Thuột vì tỉnh này quan trọng, miền duyên hải QK II giữ được phần nào hay phần nấy.  Ta chỉ có thể giữ được Quân khu III, Quân Khu IV và một vài tỉnh duyên hải QK I và QK II. Quân khu I chỉ giữ Huế và Đà Nẵng (14)

Ngày 14-3-1975, TT Thiệu bay ra Cam Ranh mở phiên họp cao cấp quân sự, có mặt các ông Trần Thiện  Khiêm, Đặng Văn Quang, Cao Văn Viên, Phạm Văn Phú (Tư lệnh QK II). (Phạm Huấn ghi lại theo lời kể của Tướng Phú trong cuốn Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975). Ông Thiệu cho biết Quốc hội Mỹ cắt quân viện, hủy bỏ những cam kết yểm trợ không lực khi bị tấn công, lãnh thổ phòng thủ quá rộng nên ta phải tái phối trí lực lượng. Tướng Phú phải rút quân bỏ Kontum Pleiku về duyên hải, qua Nha Trang sau đó sẽ hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột.

Tại Quân khu II, VNCH có 2 sư đoàn bộ binh (22, 23) và 7 liên đoàn Biệt động quân, BV có 5 sư đoàn bộ binh và 4 trung đoàn độc lập

Tướng Phú xin ở lại tử thủ nhưng ông Thiệu bác bỏ, và căn dặn phải dấu không được cho các Tỉnh trưởng, Quận trưởng biết, họ phải ở lại chiến đấu. Về buổi họp này Tướng BV Văn Tiến Dũng ghi lời khai của Chuẩn tướng Phạm Duy Tất cũng gần giống như vậy, ông Cao Văn Viên ghi lại chi tiết buổi họp cũng gần giống như lời Phạm Huấn.

Tướng Cao Văn Viên cho biết quốc lộ 21 về Nha Trang không đi được vì đường 14 từ Pleiku tới Ban Mê Thuột đã bị BV cắt, đường 19 nối Pleiku với Qui nhơn bị Cộng quân đóng chốt nhiều nơi, đèo An Khê bị cắt ở hai phía đông tây, chỉ con đường số 7B. Con đường này tuy tạo được yếu tố bất ngờ nhưng bị bỏ hoang cầu cống hư hỏng.

Kế hoạch được giữ bí mật, Liên đoàn 20 công binh chiến đấu mở đường, thiết giáp đi theo các đoàn xe để bảo vệ, hai liên đoàn Biệt động quân và thiết giáp đi bọc hậu đoàn quân di tản.

Ngày 16-3-1975 đoàn xe bắt đầu rời Pleiku gồm các đơn vị quân cụ, đạn dược, pháo binh, khoảng 200 xe. Tướng Phú và bộ tư lệnh đi trực thăng về Nha Trang, Chuẩn tướng Phạm Duy Tất lo đôn đốc cuộc di tản. Mỗi ngày một đoàn xe khoảng 200 hay 250 chiếc, ngày đầu êm xuôi vì bất ngờ. Điều xui xẻo là đường rút lui lại gần vị trí đóng quân của Sư đoàn 320 BV tại Buôn Hô, Ban Mê Thuột, chúng đuổi theo ngày 16-3, (ngày 18 đã bắt kịp)

Ngày hôm sau 17-3 Các đơn vị pháo binh còn lại, công binh, quân y, tổng cộng chừng 250 xe. Khi ấy dân chúng chạy ùa theo làm náo loạn

Ngày 18-3 Bộ chỉ huy Quân đoàn về tới Hậu Bổn, Phú Bổn, Việt Cộng đuổi theo pháo kích dữ dội gây thiệt hại hầu hết chiến xa và trọng pháo tại đây. Địch pháo kích phi trường gây kinh hoàng cho đoàn di tản. Lực lượng chiến xa pháo binh dồn đống tại Phú bổn bị thiệt hại nặng tới 70%.

Chặng đường cuối cùng về Tuy Hòa rất cam go vì có nhiều chốt VC, trời mưa lạnh, địch pháo kích đoàn di tản để cầm chân ta. Ngày 27-3 sau khi thanh toán chốt cuối cùng đoàn di tản về tới Tuy Hòa buổi tối tổng cộng 300 xe (trong số 1,200 xe) mở đường máu về được Tuy Hòa

Theo lời kể Đại tá Phạm Bá Hoa khi ta rút khỏi Pleiku và Kontum 4 ngày (kể từ 16-3) CSBV mới tiến quân vào hai tỉnh lỵ này, chúng còn đóng ở xa. (PBH: Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7B). Theo The World Almanac Of The Viet Nam War trong số khoảng 400,000 người dân Cao nguyên chạy loạn chỉ có chừng một phần tư tới Tuy Hòa. Tướng Hoàng Lạc nói trong số khoảng 200,000 dân chạy loạn chỉ có 45,000 tới Tuy Hòa. 60,000 chủ lực quân chỉ có 20,000 tới được Tuy Hòa. Lữ đoàn 2 Thiết Kỵ với trên 100 xe tăng nay chỉ còn 13 chiếc M-113. Tướng Cao Văn Viên nói ít nhất 75% lực lượng, khả năng tác chiến của Quân đoàn II gồm  Sư đoàn 23 BB, BĐQ, Thiết giáp, Pháo binh, Công binh… bị hủy hoại trong vòng 10 ngày. Kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột không thể thực hiện được vì không còn quân.

Tại Quân khu I, VNCH có ba sư đoàn cơ hữu 1, 2, 3 và hai sư  đoàn tổng trừ bị  (Dù, TQLC) và 4 liên đoàn Biệt động quân nhưng ông Thiệu lại cho rút sư đoàn Dù về Trung ương

Ngày 14/3 sau khi họp với TT Thiệu Tướng Trưởng từ Sài Gòn về Quân đoàn I họp tham mưu, thảo luận kế hoạch tái phối trí

Ngày 17/3 Lữ đoàn 258 TQLC sẽ rời Quảng Trị để về Đà Nẵng thay lữ đoàn 2 Dù. Dân chúng sợ hãi đã di tản ồ ạt trên Quốc lộ 1 gây cản trở.

Ngày 18/3 Thủ tướng Trần Thiện Khiêm ra Đà Nẵng để giải quyết vấn đề dân tỵ nạn, ông cho Tướng Trưởng biết sẽ không có quân tăng viện Quân khu I

Ngày 19/3 Tướng Trưởng được triệu về Sài Gòn họp lần thứ hai để trình bầy hai kế hoạch lui binh:

Kế hoạch Một:  các đơn vị sẽ theo Quốc lộ I từ Huế, Chu lai về Đà Nẵng, trong trường hợp Quốc lộ I bị cắt thì sẽ theo kế hoạch Hai.

Kế hoạch Hai: Các lực lượng Quân đoàn sẽ tập trung tại ba cứ điểm Huế, Đà Nẵng và Chu Lai, tầu Hải quân sẽ chuyên chở lính từ Huế Chu Lai về Đà nẵng. Đà Nẵng là điểm phòng thủ chánh. Tướng Trưởng đề nghị giữ cả ba cứ điểm để phân tán lực lượng và gây tổn thất tối đa cho địch, ông Thiệu cho biết giữ được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Ngày 19/3 Quảng Trị bỏ ngỏ, chi đoàn Thiết giáp, Liên đoàn 14 BĐQ  rút về bên này Mỹ chánh lập phòng tuyến mới.

Sáng 20/3 Tướng Trưởng bay ra bộ chỉ huy tiền phương họp các cấp chỉ huy bàn kế hoạch phòng thủ Huế như Tổng thống ra lệnh phải giữ bằng mọi giá.

Đến chiều khi về tới Đà Nẵng, Tướng Trưởng nhận được lệnh của của dinh Độc Lập chỉ giữ Đà Nẵng thôi nếu tình hình bó buộc,  vì không đủ sức để bảo vệ cả ba cứ điểm Chu lai, Huế và Đà Nẵng.

Quân khu I ngày một nguy ngập, Cộng quân đã bắt đấu tấn công mạnh theo thế gọng kìm từ trên Quảng Trị đánh xuống và từ dưới Quảng Ngãi đánh lên. Tại Huế, Trung đoàn 1 BB (SĐ1) và Liên đoàn 15 Biệt động quân bị đẩy lui,  Tướng Trưởng ra lệnh thu gọn tuyến phòng thủ Huế.

Dân chúng và quân cụ bắt đầu được chở bằng tầu ra khỏi Đà Nẵng. Sáng ngày 24/3 tại phía Nam Quân khu I, BV tấn công mạnh tại Quảng Tín, Trung đoàn 52 BV và xe tăng đánh Tam Kỳ, đặc công đột nhập tỉnh lỵ thả tù gây rối loạn đến trưa thì Tam Kỳ thất thủ. Dân ùn ùn chạy về Đà Nẵng. Quảng Ngãi bị Cộng quân tấn công dữ dội,

Ngày 25/3 tất cả các đơn vị Quân đoàn I tụ lại 3 phòng tuyến chính: Nam Chu Lai, Đà Nẵng và Bắc Huế, các lực lượng của Quân đoàn I bị thiệt hại nhiều khi di tản về các phòng tuyến này. Một nửa Sư đoàn 2 đã lên tầu đưa về Bình Tuy, chính phủ tuyên bố Huế và Chu lai thất thủ ngày 25/3.

Huế bắt đầu di tản, Sư đoàn I và các đơn vị cơ hữu rút ra cửa Tư Hiền. Sư đoàn TQLC và các đơn vị trực thuộc sẽ triệt thoái bằng tầu Hải quân. Cộng quân đuổi theo nã pháo vào cửa Tư Hiền và các địa điểm tập trung gây nhiều thiệt hại. Hỗn loạn diễn ra không còn quân kỷ, Sư đoàn I tan rã tại đây chỉ có một phần ba về được đến Đà nẵng, tới nơi họ rã ngũ đi tìm thân nhân.

Trong khi đó Lữ đoàn kỵ binh với hơn 100 thiết giáp các loại từ mặt trận Bắc Huế tiến về cửa Thuận An, theo sau là các đơn vị pháo binh với hằng trăm khẩu pháo. TQLC, BĐQ, ĐPQ từ tuyến sông Bồ đang lũ lượt kéo về, hỗn loạn lại diễn ra. Hai tầu dương vận hạm đến cửa Thuận An để chở TQLC, tầu hải vận đĩnh và quân vận đĩnh chở người từ bờ ra dương vận hạm.

Các Sư đoàn Cộng quân tấn công bao vây Đà Nẵng, VNCH lập tuyến phòng thủ nhưng ngày 27/3/1975 bị vô hiệu trước sự hỗn loạn. Tại đây Quân đoàn I chỉ còn có Sư đoàn 3 và 2 lữ đoàn TQLC, các Sư đoàn 1 và 2 đã bị rã ngũ, một phần đã được tầu chở ra khơi. Lực lượng không đủ đương đầu với áp lực quá đông của địch.

Sáng ngày 28/3/1975 Tướng Trưởng họp khẩn cấp các đơn vị trưởng ban hành một số biện pháp vãn hồi trật tự và tái trang bị các đơn vị di tản trong thành phố nhưng không còn đủ quân tác chiến. Hai giờ trưa các xã ấp quanh Đà Nẵng đã bị địch chiếm.

CSBV pháo phi trường, căn cứ Hải quân rất dữ dội và chính xác. Liên lạc giữa Sài Gòn và Đà Nẵng bị cắt đứt, Tướng Trưởng lập tức ra lệnh bỏ Đà Nẵng, ông họp với Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Tư lệnh Hải quân vùng I và các cấp chỉ huy để hẹn địa điểm rút quân tại : chân đèo Hải Vân, núi Non Nước và cửa khẩu Hội An.

Rạng sáng ngày 29/3/1975 binh sĩ lội ra biển. Cuộc di tản êm xuôi cho đến khi khi địch phát hiện, pháo kích vào địa điểm tập trung quân và tầu ngoài khơi gây nhiều thiệt hại. Đoàn tầu di tản được khoảng 6,000 TQLC, 3,000 lính Sư đoàn 3 và nhiều đơn vị khác.

Đà Nẵng thất thủ ngày 29/3/1975, có tài liệu cho biết VNCH mất 130 máy bay tại Đà Nẵng, năm 1976 Tướng Trưởng cho biết khoảng 6,000 TQLC, và 4,000 quân thuộc các binh chủng khác đã được tầu bè cứu thoát. Tổng cộng có 70,000 người dân được cứu thoát và 16 ngàn lính. Bốn sư đoàn kể cả TQLC đã bị thiệt hại nặng nề.

Nhận xét

Tướng TTMT Cao Văn Viên cho biết tái phối trí là cần thiết và đã có ý tưởng từ lâu nhưng không tiện nói với TT Thiệu vì sợ hiểu lầm là chủ bại (Những Ngày Cuối Của VNCH trang 131, 132) và nay mới tái phối trí là quá trễ. Đúng ra phải thực hiện từ giữa năm 1974 hay khi Nixon từ chức (tháng 8-74). Ông nói cuộc di tản QĐ II bị ngăn trở bởi dòng người chạy loạn, nếu làm được cầu qua sông đúng lúc thì địch không đuổi theo kịp (trang 151, 152)

Ông Cao Văn Viên chỉ trích Tướng Phú (TL QĐ II) không chu toàn trách nhiệm, không bàn thảo với ban tham mưu (trang 152), tỉnh trưởng Phú Bổn và Phú Yên thất bại trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh lộ trình. Sự thật sai lầm do thượng cấp nhiều hơn, ông TTMT cũng nói nếu không tái phối trí sẽ không thua nhanh như vậy (trang 153).

Đại tướng Cao Văn Viên mâu thuẫn với chính ông, trong NNCVNCH trang 92 tác giả nói đạn dược chỉ đủ xử dụng trong 30 ngày (tháng 2-1975). Nhưng ông lại nói ta vẫn còn mạnh, chỉ tại di tản. Không tái phối trí ta không tan nhanh như thế, mất Ban Mê Thuột chỉ mất một phần của sư đoàn 23 BB nhưng nhưng tất cả những đơn vị khác vẫn còn nguyên vẹn, ta vẩn còn mạnh. Dù lấy được Ban Mê Thuột Cộng quân vẫn phải ngừng lại, suy tính kỹ trước khi mở một mặt trận mới ở QK II, ta vẫn còn Sư đoàn 22 BB (trang 134)

Tại Quân đoàn I, sự sụp đổ còn nhanh và tồi tệ hơn QĐ II.  Nhiều biểu hiện tiêu cực như cấp chỉ huy bỏ chạy trước khiến cho các đơn vị như rắn không đầu đưa tới hỗn loạn, những điều tệ hại này đã được các nhân chứng kể lại

Phạm Huấn cho biết tại những địa điểm tập trung quân, vô cùng hỗn loạn, triệt thoái vội vã, không có kế hoạch, lịch trình, sự phối hợp Quân đoàn và Hải quân lỏng lẻo, cuộc lui binh cũng hỗn độn y như cuộc triệt thoái Cao nguyên,  (15)

TTMT Cao Văn Viên nói

“Sự hỗn loạn, thất bại của cuộc tái phối trí ở Vùng Một xảy ra không phải vì áp lực của Cộng quân, mà vì tinh thần chiến đấu của quân ta không còn nữa” (trang 184, 185)

Tác giả lại mâu thuẫn, ông cho biết lực lượng địch tới 8 sư đoàn (trang 160), gấp hai lần VNCH, ta không thể cầm cự lâu dài được. Trong khi tại phía Bắc QK I phải rút từ Huế về Đà Nẵng, các tỉnh phía Nam Quân khu (Quảng Ngãi, Quảng Tín) đều phải hối hả rút về Đà Nẵng vì bị BV tấn công dữ dội mà ông lại nói không phải vì áp lực địch.

Tác giả Nguyễn Đức Phương (16) cho rằng Quân khu I thất thủ dễ dàng không có một lực lượng nào được tổ chức để đánh trì hoãn, có 4 nguyên nhân chính, xin sơ lược.

Lực lượng Cộng Sản tại Quân khu I trội hơn nhiều so với sự phân tán mỏng của ta. Kế họach lui binh về các cứ điểm Huế, Đà Nẵng, Chu Lai quá trễ

Ông Thiệu sai lầm trầm trọng khi cho rút Sư đoàn Dù về Vùng III quá nhanh, khiến cho dân chúng hốt hoảng đổ dồn về Đà nẵng gây ra hỗn loạn. Đã phát thanh lời kêu gọi tử thủ Huế củaTổng thống sau lại cho lệnh bỏ Huế khiến quân dân chúng hoang mang mất tin tưởng.

Nhiều sĩ quan cao cấp của Quân đoàn I mất tinh thần đào ngũ bỏ chạy, các đơn vị lần lượt tan rã, Cộng quân chiếm được đất mà không phải giao tranh.

Triệt thoái Quân đoàn II là sai lầm lớn của ông Thiệu như mọi người đã chỉ trích, cuộc lui binh đã làm thiệt mạng nhiều thường dân vô tội. Số thiệt hại của quân lính ít hơn vì họ có kinh nghiệm chiến trận, biết tránh bom đạn và có phương tiện hơn. Theo lời kể của một nhân chứng cuộc hành trình vô cùng gian nan và bi thảm. Đương sự, một cô giáo đã may mắn sống sót sau nhiều tuần lê lết trong rừng, nhiều ngàn người chết vì đói khát, kiệt sức, lạc lối…trong rừng.

Tuy nhiên không hẳn ông Thiệu là nguyên nhân cho sự sụp đổ miền Nam mà người ta khẳng định. Tướng Cao Văn Viên chỉ trích ông Thiệu, Tướng Phú… nhưng ở cương vị Tổng tham mưu trưởng ông cũng không đưa ra được kế hoạch nào cứu nguy VNCH trước tình thế nguy kịch.

Sau khi ký Hiệp định Paris, hơn nửa triệu quân Mỹ vá các nước đồng minh đã rút đi, quân đội VNCH một mình phải gánh vác toàn bộ chiến trường với quân viện bị cắt giảm xương tủy, chuyện này ai cũng biết cả. Trong trận Phước Long khi CSBV bắn đại bác thả dàn thì binh sĩ miền Nam, nhất là pháo binh phải đếm từng viên đạn (17). Trong khi BV tổng cộng có 5 quân đoàn (1, 2, 3, 4, 232) tổng cộng 15 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập (18), phía VNCH chỉ có 13 sư đoàn lại trải mỏng để giữ đất thì sự sụp đổ cũng không có gì khó hiểu

Tại QK I, như ta thấy khó có thể nói do ảnh hưởng của triệt thoái, ông Thiệu chỉ cho rút từ Huế vào Đà nẵng. Các đơn vị không đủ sức chống lại áp lực quá lớn và hỏa lực mạnh của địch đã phải rút chạy về Đà Nẵng, Chu lai….nhiều hơn là do cấp chỉ huy bỏ chạy hoặc do sai lầm của thượng cấp.

Lực lượng VNCH tại QK I gấp hai lần QK II (4 sư đoán chính qui, 4 liên đoàn BĐQ đã tan rã trong 10 ngày lui binh. Tại QĐ I ông Thiệu chỉ ra lệnh bỏ Huế rút về Đà Nẵng vì không đủ lực lượng và hỏa lực, tiếp liệu…không thể nói QK I sụp đổ vì di tản

Mọi người đều biết QK III không di tản và đã chiến đấu hết khả năng, giữ vững vị trí sau khi miền Trung thất thủ nhưng cũng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn. Người ta cũng đổ cho ông Dương Văn Minh làm mất nước, đầu hàng địch. Các vị nguyên thủ Quốc gia, Tướng lãnh đã làm hết sức mình nhưng cũng không cứu vãn được tình thế

Miền Nam phải dựa vào yểm trợ của B-52, theo tác giả George Donelson Moss (19)  viện trợ Mỹ cho VNCH phải từ 3 cho tới 3 tỷ rưỡi một năm mới đủ nhu cầu cuộc chiến, trên thực tế  viện trợ 1975 chỉ còn 700 triệu chưa được bằng một phần tư  nhu cầu (1/4)

Về điểm này Tướng Davidson đã công nhận CSBV được cấp nhiều xe tăng, đại bác tối tân, họ luôn mạnh hơn VNCH. Mỹ đã nâng cấp quân đội miền nam VN cho bằng BV nhưng quá trễ và quá ít “too little, too late”,  nguyên văn.

“Vì thế quân đội BV luôn đi trước quân đội VNCH một bước. Việt Nam hóa chiến tranh là chuyện chạy đua (vũ trang) quá ít, quá trễ” (20)

Theo lời Tướng Tư lệnh không quân VNCH, năm 1975 thiếu nhiên liệu, máy bay không có khả năng cất cánh. Cắt giảm viện trợ đã khiến xe tăng, đại bác thiếu cơ phận thay thế, có tới 35% xe tăng, 50% thiết giáp, máy bay phải nằm ụ. (21)

Miền nam không thể chiến đấu khi cạn kiệt tiếp liệu đạn dược, sự sai lầm tái phối trí chỉ làm cho tình hình tồi tệ nhanh hơn.

Tướng Cao Văn Viên nói nếu không có tái phối trí, QK II không sụp đổ nhanh như vậy, ta còn đủ đạn dược, tiếp liệu chiến đấu cho hết mùa khô.

Ta cũng cần nhìn thẳng vào hậu quả có thể của vấn đề với giả thuyết quân đội VNCH chiến đấu tới viên đạn cuối cùng. Trong trường hợp này sự thiệt hại nhân mạng của của hai bên sẽ cao hơn nhiều nếu cuộc chiến kéo dài như xứ Chúa Tháp. Địch sẽ pháo kích ồ ạt vào các các thành phố lớn đông dân như Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang… và giết hại nhiều thường dân vô tội hơn

Sau khi chiếm được miền Nam chúng sẽ trả thù tàn khốc hơn, sẽ tàn sát kẻ chiến bại thẳng tay như trận Tết Mậu Thân Huế năm 1968, miền Nam sẽ phải trả giá đăt hơn nhiều

(trích trong Chiến Tranh Việt Nam Dưới Thời Kennedy-Johnson-Nixon-Ford, 2017)

Tham khảo

(1) R.Nixon: No More Vietnams trang 126

(2) No More Vietnams trang 180,

(3) No More Vietnams trang 185-186

Kissinger : Years of Renewal trang 471

(4) No More Vietnams trang 189

(5) Henry Kissinger: Years of Renewal- trang 479

(6)BBC.Tiếng Việt ngày 10-5-2006: Viện Trợ Quốc Tế Cho Miền Bắc Trong Chiên Tranh.

(7) Henry Kissinger: Years of Renewal- trang  481

(8) Những Ngày cuối của VNCH trang 92

(9) Kissinger .Years Renewal y   480

Tháng 1/1975 báo Học tập cùa CS viết.

“Hỏa lực và sự di động của quân Ngụy giảm mạnh trong quí ba 1974, hỏa lực pháo binh hàng tháng của quân Ngụy giảm ba phần tư (3/4) so với 1973. Số phi vụ chiến thuật hàng ngày của Ngụy giảm chỉ còn một phần năm (1/5) so với năm 1972. Số máy bay Ngụy so với thời ký chiến tranh trước đây giảm 70%, trực thăng giảm 80%… Kho bom đạn Ngụy giảm mạnh và chúng gặp nhiều khó khăn về tiếp liệu, bảo trì, sửa chữa và xử dụng các loại máy bay, xe tăng, tầu thuyền, vũ khí nặng

(10) Những Ngày Cuối của VNCH trang 130

(11) Chiến tranh VN toàn tập trang 752

(12) Những Ngày Cuối Của VNCH,  trang 160.

(13) Dương Đình Lập: Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi dậy Mùa Xuân 1975, trang 90, 91

(14) Những Ngày Cuối Của VNCH trang 129, 130, 131

(15) Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975 trang 57, 58.)

“Hơn 20 ngàn Chủ lực quân, hàng mấy trăm chiến xa, đại bác, cùng với cả trăm ngàn dân chúng…..nhưng hai cửa Thuận An và Tư Hiền không được phòng thủ bảo vệ. Sự phối hợp và chỉ huy giữa Bộ Tư Lệnh Tiền Phương  và hải quân thật lỏng lẻo.

(16) Chiến tranh VN toàn tập trang 762, 763, 764

(17) Kissinger: Years of Renewal trang 490.

(18) Chiến tranh VN toàn tập trang 901- Wikipedia tiếng Việt, Chiến dịch xuân hè 1972

(19) Vietnam, An American Ordeal trang 388

(20) Vietnam At War, The History 1946-1975 trang 660:   “Therefore the NVA were always at least one step ahead of the RVNAF”

(21) R. Nixon, No More Vietnams trang 187- Phillip B. Davidson Vietnam At War, The History 1946-1975 trang 748.

 

Những ngày cuối tháng ba

Võ Hương An

Mọi người thường nói đến tháng Tư, tôi chỉ nói đến tháng Ba, bởi vì tôi là cư dân Đà Nẵng. Đà Nẵng thất thủ ngày 29/3/1975. Bước qua tháng Tư thì tôi không còn chi để nói nữa, vì tôi đã vô tù, khi Sàigòn đang còn ăn ngon ngủ yên.

Khoảng 10 giờ sáng ngày 28/3/1975, Cao Minh T., Hải quân Trung úy, thuộc văn phòng Chỉ huy trưởng Căn cứ Hải quân Đà Nẵng, lái xe đến nhà, nói với tôi:

– Thưa thầy – chả là tôi là thầy cũ của T. hồi trung học — ông sếp của em biểu em qua thưa với thầy: sáng mai, cũng vào giờ này, thầy mang gia đình qua căn cứ. Đến cổng trại Chi Lăng, thầy mượn điện thọai gọi cho em hoặc ông sếp của em, em sẽ ra đón thầy vô. Thầy nhớ chỉ mang đồ gọn nhẹ cho dễ di chuyển. Có thể tối mai mình lên tàu.

T. về rồi, tôi nói cho bà xã biết để chuẩn bị lần cuối.

Sếp của T. là Lê Kim L., Hải quân Trung tá, bạn cùng lớp, ngồi cùng bàn với tôi hồi trung học. Tôi làm việc ở Quận 1, bên này sông Hàn, còn trại Chi Lăng của L. nằm ở bán đảo Tiên Sa thuộc Quận 3. T. dùng chữ “qua” là hết trật. Tôi bắt tay T., cảm ơn cả hai thầy trò và hứa sẽ có mặt đúng giờ.

Giữa tháng Ba, khi Quảng Trị và Huế bắt đầu đỏ lửa, rút kinh nghiệm mùa hè 72, đồng bào đã bắt đầu di tản vô Đà Nẵng, Có tin đồn ngày 21 hoặc 23/3 quốc lộ 1 sẽ bị cắt, nên cường độ di tản càng tăng; người ta đi bằng mọi phương tiện, kể cả máy cày và xe bò. Chính tôi cũng phải vội vã đem xe ra Huế đón thầy tôi và gia đình bên vợ vào ngay kẽo sợ kẹt đường như tin đồn. Trong một lần gặp nhau, L. nói với tôi, “Cái rờ-mọoc (remorque) của tau nặng, mà cái rờ-mọoc của mi cũng nặng. Tình thế này nếu không đưa đại gia đình vô Sàigòn bằng máy bay được thì phải tính tới tàu thủy. Có lẽ mi đem gia đình qua tau để cùng đi.” Đó là lý do T. thay mặt ông thầy đến ước hẹn với tôi hôm ấy.

Bấy giờ Đà Nẵng như trong cơn hấp hối, không biết mất lúc nào. Thành phố tràn ngập người tị nạn từ Quảng Trị và Huế vào và từ Quảng Nam, Quảng Tín ra, chưa kể các đơn vị quân đội hàng vạn người từ các nơi thuộc vùng I rút về bố trí vòng trong vòng ngòai Đà Nẵng. Tất cả các trường học đều đóng cửa làm nơi tạm trú cho đồng bào tị nạn. Ngay cái sở tôi làm việc cũng phải tạm ngưng họat động — bởi từ trên xuống dưới không ai còn bụng dạ đâu để làm việc – để tiếp nhận thân nhân, bạn bè, đến tìm nơi tạm trú; trong đó, nội đại gia đình hai bên của vợ chồng tôi đã không dưới hai chục người. Sếp lớn đang ở Sàigòn, hai “sếp nhỏ” là Tr., Chánh sự vụ, và tôi, lo điều động sắp xếp sao cho mọi người tạm ổn trước khi đi bước kế tiếp. Tối đến, trên nền tầng dưới của cái phòng làm việc rộng lớn, các gia đình trải chiếu nằm la liệt. Tôi điện thọai vào Sàigòn, báo cáo tình hình với sếp, được sếp hứa là ngòai đó anh em yên tâm, sẽ có máy bay ra đón. Chờ đến ngày 27/3 cũng chẳng thấy chi, mà ví dầu có máy bay chăng nữa cũng không dễ chi kéo bầu đòan mấy chục người lên tàu một cách an tòan. Sau ngày 27/3 thì không còn liên lạc được với Sàigòn nữa.

Hàng ngày, tòan những tin xấu đưa tới. Huế chính thức thất thủ ngày 26/3, nhưng trước đó, quả thật đường đèo Hải Vân đã bị cắt như lời đồn. Nhiều mẫu chuyện thương tâm và khủng khiếp trên bãi Thuận An được những người vượt thóat và sống sót kể lại. Phi trường Đà Nẵng bị pháo kích. Người ta chen chúc giành giật nhau lên máy bay, có người liều lĩnh một cách tuyệt vọng bằng cách bám vào càng bánh xe máy bay và rơi xuống vịnh Đà Nẵng như trái mít, hoặc bị chẹt chết trong hầm bánh xe. Trên bến sông Hàn, người ta chen nhau lên tàu. Chiếc tàu Trường Xuân (hay Trường Thành? Trường Sơn?) tiếp nhận một số lượng khách quá tải và khách phân bố vô trật tự làm con tàu nghiêng về một bên và nằm ì ở bến mấy ngày, không biết về sau có nhổ neo được không. Trong mấy ngày chộn rộn cuối tháng Ba năm đó, có lần tôi tới nhà người bạn, Lâm thành B., thấy bà vợ đang ngồi chăm chỉ đạp máy may. Hỏi, “ Giờ này mà còn ngồi may gì nữa?” Vợ B. giải thích: “May cái địu để cho anh B. đeo thằng cu Bi trước bụng, rảnh hai tay mà leo thang dây lên tàu. Anh không nghe nhiều người bồng con níu thang dây lên tàu, bị người ta lấn, con rớt xuống biển chết trước mắt mà không cứu được hay răng?” Nghe nói thế, tôi sực nhớ thằng con trai non ba tuổi và bà vợ đang mang cái bầu lùm lùm bốn tháng, bèn trở về nhà bảo vợ may gấp cái địu theo kiểu cách của vợ B. Tôi nói, “ Mình phải bắt chước vợ chồng B. để anh còn rảnh hai tay mà dắt con Ni, con Na (hai đứa con gái), để cho em rảnh tay với cái bụng bầu mà chạy.”

Xế chiều 28/3, một người quen thân đến thăm, nói chuyện tình hình với tôi và khuyên hãy yên tâm ở lại, chính quyền mới sẽ khoan hồng, có giải pháp hòa giải, đừng di tản, nguy hiểm. Tôi biết anh ta có liên hệ mật thiết với tay dân biểu CS nằm vùng Phan Xuân Huy và cái gọi là lực lượng hòa-hợp-hòa-giải-dân-tộc theo đóm ăn tàn, nên chỉ trả lời vắn tắt, “cảm ơn anh, nhưng nhất định tôi sẽ đi.” Trời tối mịt, vừa cơm xong thì người giúp việc nói có người hỏi tôi ngòai ngõ. Té ra Nguyễn Văn Ch., thông dịch viên của O’ Rork, cố vấn hành chánh QK1. mà tôi có mối giao tình với cả hai thầy trò. O’ Rork ở trong Camp Alamos, đầu đường Đống Đa. Nơi này, cũng như nhiều cơ sở khác của người Mỹ, đều bỏ trống hòan tòan, làm mồi cho các vụ hôi của. Tôi ngạc nhiên,” Ủa, tôi tưởng O’ Rork phải mang anh theo rồi chứ?” Ch. buồn rầu lắc đầu, cho biết bị kẹt. Ch. rủ tôi chung tiền, mỗi người khỏang 100.000 ngàn, thuê gọ (ghe) chở gia đình ra ngòai vịnh Đà Nẵng, sẽ có tàu đón. Nhà Ch. ở khu Tam Tòa, gần biển, chuyện thuê gọ không khó, chỉ kẹt là không đủ tiền. Tôi thấy giải pháp có vẻ phiêu lưu, vì nếu không có tàu nào sẵn lòng vớt thì làm sao? Vả chăng, đã ước hẹn với L. bằng con đường an tòan cho một đại gia đình 20 người, nay sao lại chọn con đường khó đi? Ch. rất buồn khi nghe tôi không hưởng ứng, bởi vì Ch. nghĩ rằng tôi là chỗ đáng tin cậy nhất để chung vụ. Không biết bây giờ anh ở đâu, anh Ch.?
Trong ngày 28/3, tình trạng hỗn lọan ở Đà Nẵng gia tăng một cách đáng ngại, nào cướp giật, bắn lộn nhau, hôi của những nhà vắng chủ, nhất là nhà của Mỹ kiều. Bước ra đường, mạng người thật mong manh. Cướp giật và nổ súng vô tội vạ. Tình trạng gần như không có chính quyền nữa. Dân chúng hoang mang và lo sợ tột độ. Tôi gọi những chỗ bạn bè quen biết để hỏi tin tức nhưng không có ai trả lời. Quảng sáu giờ chiều, mở radio, nghe đài Phát thanh Đà Nẵng phát đi bản tin nói rằng Trung tá Nguyễn Kim Tuấn (nhà văn Duy Lam) được cử làm Thị trưởng Đà Nẵng, Chuẩn tướng Điềm được cử làm Quân trấn trưởng với nhiệm vụ ổn định an ninh trật tự thành phố. Trong lòng cảm thấy có chút an tâm vì thấy anh Duy Lam còn ở lại, nhưng gọi đi nhiều nơi để thử kiểm chứng nguồn tin thì như đá chìm đáy nước. Lệnh giới nghiêm ban hành, đường sá dần dần vắng vẻ.

Đối diện sở tôi làm việc là Quân trấn Đà Nẵng. Tôi thường trông chừng họat động bên đó để đóan định tình hình. Đèn vẫn sáng, lính vẫn còn canh gác, vẫn có người vô ra. Trong sân vẫn có xe M113 tăng cường. Đêm đó, đang ngủ, tự nhiên tôi thức giấc vì những tiếng động khác thường. Nhìn đồng hồ: non một giờ sáng, đã bước qua ngày 29/3. Ngòai đường người đi lại nườm nượp, xuôi giòng về hướng Cổ viện Chàm, có lẽ người ta đang tìm về cảng sông Hàn hoặc tìm đường qua Quận 3. Chạy ra cửa sổ, nhìn sang Quân trấn, hai chiếc thiết vận xa đang nổ máy ầm ĩ và chuyển bánh. Các xe GMC 10 bánh và xe Doge 4 x 4 cũng đang nổ máy, vợ con lính gọi nhau ơi ới, hối thúc lên xe. Tất cả những dấu hiệu khác thường đó cho tôi hiểu là ong vỡ tổ rồi. Tôi thức cả đại gia đình dậy, ai lo tư trang nấy, như đã sắp đặt từ trước, ôm ra xe. Trong sở có hai chíếc xe lớn, thuộc lọai SUV ngày nay, là chiếc Ford Bronco và Ford Scout, và một chiếc du lịch hiệu Toyota Crown của sếp. Tôi lấy chiếc Bronco, để chiếc Scout cho gia đình Tr. Còn chiếc Toyota thì tay Đàn, cận vệ của sếp thừa hưởng. Bởi ngòai ba người chúng tôi ra thì trong sở không có ai biết lái xe nữa mà giành. Tất cả anh em trong cư xá thấy tôi chuẩn bị chạy, cũng hối hả theo, mỗi người tự kiếm lấy phương tiện. Tôi giao cho cô em út chiếc Honda dame, và cô em vợ chiếc Yamaha dame, bảo, “ Cô và dì cứ bám theo xe anh mà đi.” Vợ chồng cô em áp út thì đi theo xe của anh ruột chú ấy. Riêng chíếc Bronco nhét đến 16 người, gồm gia đình tôi 7 người và gia đình ông bà nhạc 9 người. Hẳn là hãng Ford không bao giờ nghĩ rằng chiếc Bronco của họ có thể chở đến chừng đó con người ta, trong đó, già nhất là bà ngọai vợ, 81 tuổi và bé nhất là thằng con trai ba tuổi của tôi! Tôi chống cửa sau lên, buộc thêm dây thật chắc làm tay vịn, và lật tấm bửng phía sau, bảo những người trẻ ngồi xây mặt ra sau, nắm lấy dây cho chặt, và cứ thế mà lên đường.

Người ta đi như trẫy hội, đó là người tị nạn trong các điểm tạm trú. Họ không có phương tiện gì khác ngòai đôi chân, thấy người ta đi thì mình ở không đành, và tôi nghĩ rằng có lẽ họ cũng không biết đi đâu. Chỉ trừ con nít, còn ai cũng mang, vác, hay xách một túi hành trang nào đó. Có những cái xách quá nặng, thì hai người cùng khiêng. Nhìn xuống phía bờ sông, trụ sở của cơ quan CORP đang bốc cháy rực trời. Không biết ai phóng hỏa. Chỗ này sau năm 1975, trở thành “Nhà chứng tích tội ác đế quốc Mỹ”. Tôi lái xe theo đường Độc lập để qua cầu Trịnh Minh Thế, tìm đường đến trại Chi Lăng của L. với hy vọng sẽ được đáp tàu xuôi Nam một cách an tòan. Càng ngược lên phía Tiên Sa thì tốc độ càng chậm, vì đường chật ních xe cộ và người ta. Tới gần Ngã ba Sơn Chà, lại xuất hiện đòan người ngược dòng, có vẻ như là tháo lui. Hỏi ra, là vì họ không tìm thấy tàu bè gì cả. Từ Ngã ba này đi vào là căn cứ quân sự, ngày thường, có đến hai trạm gác, không dễ chi vào, nếu không có phép, vậy mà nay tôi lái xe đi ngon ơ, trong bụng đâm nghi. Đến cổng trại Chi Lăng, cổng mở toang như đời thái bình, chẳng bóng dáng lính tráng chi cả. Tôi đậu xe bên đường, bảo mọi người ngồi trên xe chờ để tôi vào nhà xem thử ra sao. Vừa tính bước đi thì ba tôi (ông nhạc tôi) vỗ vai nói, “Khoan đã, con nên quay đầu xe trước cho sẵn sàng, để khi cần rút lui thì mình khỏi mất thì giờ, lúng túng.” Đến bây giờ, nhớ lại giây phút đó, tôi vẫn phục ông già vợ thật là bình tĩnh và sáng suốt. Tôi đi thẳng vào nhà riêng của L. thì thấy có miếng giấy nhỏ dán ở cánh cửa, cáo lỗi đã không thể chờ đợi được như đã hẹn. Có lẽ L. không phải chỉ hẹn một mình tôi, và cái thư ngỏ vắn tắt kia cũng không nhằm chỉ gởi cho tôi. Sau này, khi gặp lại nhau trên đất Mỹ, tôi biết L. đã vào được Sàigòn, nhưng không thể đi xa hơn, để chịu số phận xuất ngọai bằng con tàu HO sau khi đã trả giá. Tôi ra xe, nói với ba tôi, “Thằng bạn của con, nó đi rồi. Bây giờ Ba ở đây, để con đi quanh quanh xem có tàu bè gì không.”

Tôi kéo theo chú em rể, vừa đi được một quãng ngắn thì đạn pháo chớp nổ bốn bề. Tôi chạy ngược về phía xe đậu, vừa chạy vừa la, “VC pháo kích, xuống xe, nằm xuống! nằm xuống!” Đạn nổ ùng òanh bốn phía. Tất cả mọi người đều xuống xe và nằm úp mặt xuống lề đường, chỉ trừ bà ngọai và thầy tôi (cha tôi), lúc đó đã 77. Cả hai người gìà ngồi xuống sàn xe, ôm đầu chịu trận. Cũng may không ai hề hấn gì. Khi đợt pháo kích tạm ngưng, tôi hô mọi người lên xe và quyết định quay về. Hai chiếc xe gắn máy bỏ lại bên đường. Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong đời, tôi phóng xe liều lĩnh như mấy tay lái xe bạt mạng, lạng lách đủ kiểu để cướp đường, tránh mau ra khỏi vùng pháo kích.

Không biết chạy được bao lâu, ba tôi ngồi bên cạnh nói, “ Tạm yên rồi, con”. Tôi giảm ga, tấp xe vào bên lề, ông chỉ tay về hướng cũ, nơi vẫn còn thấy ánh chớp và nghe tiếng nổ, nói, “Ở đó còn bị pháo, thiệt mình may mắn quá”.

Nhìn quanh, bây giờ là dòng nước chảy xuôi, nghĩa là người ta không kéo lên hướng Tiên Sa nữa, mà quay trở về. Tôi có cảm tưởng mọi người như đang đi trong một cơn mộng du, trong đó có tôi.. Nghỉ một lát, lấy lại bình tĩnh, tôi lên xe, tiếp tục đường về. Qua khỏi Ngã ba Sơn Chà thì xe phải chạy số 1, nhích từng bước, như xe đám ma, vì xe cộ và người ta chen chật mặt đường.

Qua khỏi Ngã ba một đọan chừng trên dưới một cây số, dòng xe và người dừng lại, có lẽ nghẽn tắt phía trước. Tôi bỗng nghe tiếng máy xe gầm rú và tiếng người ta thét huyên náo. Ngoái cổ nhìn lui, thiệt là khủng khiếp. Từ xa, hai chiếc xe tăng M48 đang cướp đường để đi, những xe nào không tránh kịp đều bị nó hất tung. Người ta la thét và dạt chạy tán lọan. Nhắm chừng, tôi biết xe tôi đang ở ngay trên lộ trình của chúng, nghĩa là mép đường bên trái. Nghĩ đến thảm cảnh gần hai chục con người ta

trong xe sẽ trong chớp mắt làm mồi cho hai con thú điên trong khi xe tôi cũng như các xe khác không thể nhúc nhích tránh vào đâu được, con người tôi tưởng như có thể nổ tung ra. Một mặt tôi hô mọi người xuống xe, cố dạt tránh về bên phải, và thấy lề đường bên trái còn trống trải, xe tăng có thể dạt qua về bên ấy để lấy lối đi, tôi nhảy xuống xe, hướng về chiếc xe tăng lạy như tế sao, cứ lạy vài cái thì tay phải tôi lại ra dấu cho nó dạt ra, tôi làm như máy, miệng thì la, không nhớ là la cái gì, nhưng có lẽ kích động lắm, vì có hai ba người cũng nhảy ra làm như tôi.. Có lẽ người lính lái xe tăng cũng còn một chút lương tri nào đó, cũng có thể số phận của đại gia đình chúng tôi và nhiều người khác chưa chết, để ngày hôm nay tôi có thể kể lại giây phút kinh hoàng đó, chiếc xe tăng đi đầu đổi hướng, dẫn theo chiếc xe sau. Tính ra, xích sắt của nó chỉ cách cái xe tôi không hơn một thước! Có lẽ đó là nỗi sợ hãi lớn nhất trong đời mà tôi đã gặp.

Thóat nạn xe tăng, dòng người và xe lại nhích lên từng bước. Còn cách cổng Tổng kho Đà Nẵng chừng hai trăm thước, chợt nghe tiếng đại liên nổ đùng đùng như đụng trận; cả đòan dừng lại, dáo dát. Theo hướng tiếng súng, tôi nhận ra hai chiếc thiết vận xa M113 đang nổ súng phá cửa của hai nhà kho lớn nằm quay mặt ra đường. Cửa sập, mạnh ai nấy chạy vào hôi của, dân có, lính có. Tôi nghĩ phải là người địa phương, vì chỉ địa phương mới có đủ bình tĩnh mà làm thế chứ dân chạy lọan thì còn lòng dạ đâu nữa. Không biết là hàng hóa gì, chỉ thấy người ta ôm ra từng két giấy, người một thùng, người hai thùng. Tôi nghĩ giá như vào lúc đó họ có phép hóa ba đầu sáu tay, chắc sướng lắm. Không biết là món hàng gì nhưng thấy có mấy cặp đang hung hăng giành nhau. Cặp thì đánh lộn nhau, cặp thì rượt nhau, người không lấy được cầm súng rượt người lấy được, nổ lên trời lọan xạ. Vượt qua khỏi khu vực Tổng kho thì tốc độ di chuyển gia tăng lên được một chút, chừng non mười cây số/giờ. Có lúc dừng lại, nhác thấy ở mé đường bên phải có Nguyễn Công L., tốt nghiệp ở Mỹ, làm việc cho Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Đà Nẵng. L. hỏi tôi, “ Sao? Cũng về à?” Tôi gật đầu và đưa tay cứa ngang cổ, ra dấu chấp nhận cái chết.

Có những lúc xe chạy chậm quá, ngồi trên xe ngột ngạt, mấy cô em vợ và bà xã tôi xuống xe đi bộ, nghe thỏai mái hơn, bởi nhiều người cũng làm thế. Hai người lớn tuổi nhất trên xe là bà ngọai vợ và thầy tôi. Ông cụ bị huyết áp. Vì vậy, cứ một lúc, tôi phải xem chừng và hỏi thăm sức khỏe. Đến lúc thấy câu trả lời của ông cụ có vẻ yếu ớt và sắc mặt đỏ hồng, tôi biết là không xong và giận mình quên không chuẩn bị thuốc hạ huyết áp.

Chỉ còn chừng năm chục thước nữa là qua khỏi cầu mới — chiếc cầu song song với cầu Trịnh Minh Thế, do công binh Mỹ xây – thì xe tắt máy. Tưởng là hết xăng, té ra không phải, overheat! Khói tỏa ra ở đầu máy két lẹt. Tôi hô mấy cô em vợ và hai người giúp việc xuống đẩy xe để cho tôi lái qua khỏi cầu. Ở chân cầu bên phải là bãi ủi của tàu LST, vô số lính TQLC chạy tới chạy lui, và không biết xăng ở đâu mà đổ lênh láng ra thấu ngòai đường! Thật là phép lạ, không có ai hút thuốc.

Vừa quẹo phải đường Triệu Nữ Vương một đọan ngắn thì chiếc xe chịu chết. Một cây cột điện bị xe (?) ủi sập nằm chắn ngang đường, y như một cây cản bằng bê-tông. Lề đường sát ngay hàng rào nhà người ta, không nhúc nhích vào đâu được. Đang phân vân tính kế thì một đòan người và xe của TQLC ào ào đi tới. Thấy chiếc xe tôi cản đường, nhiều tiếng chửi thề vang lên. Có ông nào đó nóng nảy la lên, “ bắn mẹ nó đi, mà đi”. Tôi nói, “ Mấy anh bắn tôi thì có được ích chi. Chi bằng mỗi anh xúm vô một tay, nhấc bổng cái xe tôi qua khỏi cây cột điện, tôi tấp vào lề là mấy anh có đường đi ngay.” Có tiếng hô “Phải đó, dô tụi bây!” Lập tức, chiếc Bronco của tôi được đưa qua khỏi cái cột điện như có phép Tề Thiên. Đang đứng chùi mồ hôi trán, tính kế làm sao về đến nhà nhà kịp thời để cứu ông cụ đây, thì chợt thấy cách chừng hai chục thước, có người đang loay hoay bên một chiếc Dodge 4 x 4 đang đậu trong sân. Tôi chạy vội đến làm quen:

– Anh ơi, anh sắp sửa đi đâu phải không?

– Phải, tôi sắp đưa gia đình về lại nhà ở Thạch Thang. Chạy không được thì về nhà, tính sau, chứ đi thế này nguy hiểm lắm, vợ con đùm đề. Tôi vừa ghé vô đây để xin nước đổ xe thì cây cột điện bị xe M113 ủi sập, may quá.

– Tôi cũng như anh, chạy không được phải về, nhưng giờ xe bị cháy máy. Thuận đường về, anh kéo giúp cho xe tôi đến trước Quân trấn được không ?

– Được được, chuyện dễ mà, nhưng tôi không có dây kéo.

– Để tôi đi kiếm.

Nói thế chứ cũng không biết kiếm đâu. Vừa may, chợt thấy bên kia đường một cái dù, lọai dù thả tiếp liệu, đang nằm vắt nửa trên vĩa hè, nửa dưới lề đường. Chạy băng qua đường, rút con dao xếp ba lưỡi bén ngót trong túi ra, tôi cắt ngay một sợi dây đai mang về. Cũng may là tôi thủ sẵn con dao để phòng lúc cần dùng khi chạy lọan nên mới có cái để mà cắt lọai dây này, chứ có lấy răng mà cắn cũng không dễ chi đứt sợi dây dù, huống là lọai dây đai to bản Vừa chạy băng qua đường tôi vừa la:
– Có dây rồi!

– Đâu ? đâu? A, được đó. Xe anh ở đâu?

– Nằm chết kia kìa. Anh làm ơn de xe anh lui gần xe tôi thì mới cột dây được.

Xe chạy đến gần Cổ Viện Chàm thì phải nép bên đường bởi ở phía đường Độc lập có bốn năm chiếc xe cắm cờ xanh đỏ của MTGPMN và cờ đỏ sao vàng, chất đầy thanh niên nam nữ, đang ào ào chạy tới, với tiếng loa oang oang. Lắng nghe, thì biết đây là thành phần “nhân dân khởi nghĩa”, họ đang kêu gọi dân chúng treo cờ “Mặt trận” để đón “bộ đội giải phóng” và yêu cầu “ngụy quân” buông súng, đem súng nạp cho “cách mạng”. Tòan cả chữ nghe lạ tai. Một người bên đường tỏ ra thông thạo, “ Họ về tới Đò Xu rồi, mấy xe đó đi đón bộ đội giải phóng đó.” Khi quyết định trở về và chấp nhận mọi hậu quả của nó, tôi thấy lòng bình tĩnh lạ thường, nên khi thấy, nghe những điều như thế, tôi chẳng thấy xúc động chút nào, xem như việc phải thế. Hình như tâm lý đang ở trạng thái bão hòa; có lẽ khi cái động đã lên đến cùng cực thì biến thành cái tĩnh.

Mười phút sau thì xe về đến nhà. Bấy giờ mới kịp nhìn kỷ ân nhân: một trung sĩ, trạc tuổi tôi. Tôi hỏi tên và hỏi nhà để sau này tới thăm cảm ơn, nhưng anh ta xua tay, “ Giúp chút chút vậy thôi, có gì đâu mà anh cảm ơn.”, rồi cười, lên xe phóng đi mất. Ông cụ tôi gần như bất tỉnh, chỉ còn thở thoi thóp, hỏi không nói, gọi không trả lời. Trong cư xá, anh em nhân viên chạy không được cũng lục tục trở về trước cả tôi nữa.. Hai ba người chạy ra giúp tôi đưa ông cụ vào nhà. Vừa may bác sĩ Tôn Thất S., Y sĩ của Liên đòan 8 CB, vốn là bạn mà cũng là hàng xóm gần gũi, chạy không lọt cũng vừa về tới nơi. Ông cụ tôi đã được cấp cứu kịp thời. Tính ra, chúng tôi đã mất 11 tiếng đồng hồ để đi từ ngã tư Độc Lập/Thống Nhất qua đến Tiên Sa rồi trở về, một lộ trình chỉ dài chừng 20Km đi về, mà nghe thăm thẳm âu lo và kinh hòang.

Thấy ông cụ nằm ngủ bình yên, và trong nhà, nam phụ lão ấu tuy mệt nhưng an tòan, tôi khoan khóai đốt một điếu thuốc ngồi thở khói, lòng thanh thản lạ thường, không cần biết cái gì sẽ đến với mình, với gia đình mình, có thể lát nữa đây hay ngày mai. Cửa mở, anh Thôi, người tài xế của sở, có nhà ở Thanh Khê, vào nhà, hốt hỏang nói với tôi, “ Họ vô tới Thanh Khê rồi, tui lấy xe đạp vô đây coi ông đã đi được chưa. Giờ ông tính sao ?” Tôi cười, “ Tính rồi mà không được nên mới ngồi đây chớ. Thôi, từ giờ trở đi hết ông rồi, đừng kêu ông nữa nghe. Anh mà còn kêu ông là anh hại tôi đó!” Anh Thôi nhăn mặt, “ Ông nói chi tội tui rứa!” Xin lỗi anh Thôi, cuốn-sách-đời của chúng ta dày hay mỏng, có khi hay hoặc có khi dở, tùy phận người, và dù muốn dù không, có lúc chúng ta cũng phải dở qua trang khác.
3/2005
http://honviet.co.uk/VoHuongAn_NhungNgayCuoiThangBa.htm

 

Nhất… Việt

1. Người thính tai nhất Việt Nam là nhạc sĩ Trần Hoàn vì có thể “giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò xứ Nghệ”.

2. Người điếc nhất là anh Kim Đồng vì “đùng đùng đùng, đoàng đoàng đoàng anh cứ đi”. Và người con gái sông La đồng giữ kỷ lục này vì “em dõi theo từng ngày đếm từng loạt bom rơi; dù bom nổ bên tai em vẫn đứng giữa trời!”

3. Người tinh mắt nhất, và cũng vô duyên nhất là nhạc sĩ Xuân Hồng vì “Cao cao bên cửa sổ có hai người hôn nhau” Trác Ngọc Lĩnh bổ sung mục 3,4,5)

4. Chia nhau giải ảo giác, mù màu là Tố Hữu và Hoàng Hiệp vì “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ…”

5. Tay dài nhất không ai qua được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vì “Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay…”

6. Cây có rễ dài nhất là cây Ko Nia vì ở Tây Nguyên mà uống nước xa tuốt luốt ngoài miền Bắc. (Quyen Nguyen phát hiện.)

7. Người bán hàng xạo nhất là Hàn Mặc Tử với lời rao “ai mua trăng tôi bán trăng cho”

8. Người làm biếng nhất là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vì sống cũng phải nhờ người khác “Hãy sống dùm tôi, hãy nói dùm tôi, hãy thở dùm tôi”

9. Người có nhiều con nhất theo ông Nông Đức Mạnh là ông hồ vì “ở Việt Nam này ai ai cũng là con cháu bác Hồ hết” vị chi 90 triệu mạng!

Tả/Hữu hay đặc thù của chánh trị Pháp

Nguyễn thị Cỏ May

Tả/Hữu  là hai khái niệm nổi bậc trong hệ thống chánh trị của Pháp . Tuy nhiên trên thực tế, Tả/Hữu cũng thấy khá rỏ nét trong chánh trị Anh và Mỹ do ảnh hưởng của Cách mạng Pháp . Tả/Hữu thể hiện sự mâu thuẩn giửa:

– Hữu chủ trương bảo vệ những giá trị về quyền lực, về bản sắc dân tộc, về trật tự, vế an ninh xã hội, về truyền thống và bảo thủ;

– còn Tả cổ súy những giá trị về tiến bộ, bình đẳng, đoàn kết, bất phục tùng.

Những giá trị về lao động, tự do, đời sống xứng đáng và công lý, cả hai bên đều bênh vực và giành về cho phe mình nhưng bên nào thực hiện được thì những giá trị đó mới thuộc về họ.

Vài hàng về lịch sử Tả/Hữu trong chánh trị Pháp

Tả/Hữu là đặc thù của chánh trị đảng phái Pháp có lịch sử dài từ Cách mạng 1789 . Trong một buổi thảo luận ở Quốc Hội vào tháng 8-9 năm 1789 nhằm giải quyết quyền phủ quyết của nhà vua đối với quyền hạn của Quốc Hội Nhân dân về Hiến pháp tương lai, Đại biểu bênh vực quyền phủ quyết của nhà vua, gồm đa số quí tộc và tăng lử, chọn ngồi phía tay mặt của Chủ tịch Quốc Hội Lập hiến vì đây theo thông lệ là hàng ghế danh dự . Trái lại, những người chống lại quyền phủ quyết của nhà vua tập họp lại bên trái Chủ tịch Quốc Hội dưới danh xưng “Những nhá ái quốc”, đa số là Thứ dân.

Cặp đôi Tả/Hữu lần lần trở thành định chế trong văn hóa chánh trị Pháp . Nó lan rộng ra Âu châu . Đến năm 1830, nó vượt Đại tây dương qua Nam Mỹ.

Tiếp theo, chánh trị ở Anh và Huê kỳ cũng bị ảnh hưởng . Ở Anh, cánh tự do và bảo thủ chống nhau . Sự quyết liệt làm suy yếu cánh tự do, cho ra đời đảng Lao động . Ở Huê kỳ thì cặp Dân chủ/Cộng hòa chống nhau từ cuộc thảo luận thành lập chế độ liên bang .  Nói Tả/Hữu ở Huê kỳ là nói theo ngôn ngữ chánh trị Pháp, chớ ở Huê kỳ là một bên chủ trương bênh vực quyền lợi công dân tự túc và cộng đồng thiểu số, bên kia thì hô hào bảo vệ những giá trị liên bang . Vả lại, chủ thuyết của Dân chủ và Cộng hòa cũng đã thay đổi nhiều . Trong gần đây, chủ trương của phe Dân chủ nhằm bênh vực thiểu số trong lúc đó, phe Cộng hòa ngã theo khuynh hướng truyền thống và nông thôn đa số theo Tin lành.

Nhưng cánh Tả của Pháp vốn là sản phẩm của mác-xít . Đảng xã hộị (chủ nghĩa) dừng lại ở Hội nghị Tours 1920 với truyền thống Đệ II Quốc tế, cánh Tả còn lại chạy theo Lê-nin và Staline, trở thành Cộng sản Đệ III và Đệ IV hoạt động trên chánh trường Pháp, nói là tranh đấu cho quyền lợi giai cấp lao động, nhưng thực tế thì phá hại nhiều hơn là dừng lại ở quyền lợi lao động.

Nay Tả hay Hữu đây?

Khi những nhà làm chánh trị nhà nghề, tức làm chánh trị đảng phái hoặc vào chánh phủ để kiếm tiền bằng nhiều cách, trong lúc tại chức và cả lúc rời chánh trường, nói không biết mình sẽ theo Tả hay Hữu nữa đây thì đúng là lúc chánh trị Pháp rơi vào cơn khủng hơảng trầm trọng.

Sau phiên họp cuối cùng của Quốc Hội, mà cũng sẽ kết thúc nhiệm kỳ 5 năm cầm quyền làm nước Pháp nát bét như cơm nếp nát của Ông Tổng thống François Hollande, đa số của 577 Dân biểu đều không biết mình sẽ ngồi lại trong Quốc Hội nữa vào tháng 6 tới hay không?

Cả hai bên Tả và Hữu, nhiều người cảm thấy như mình đang bị trận sóng thần dữ dội hút đi mất . Một thứ «tháo gở mọi chọn lựa, mọi ràng buộc» đang dâng trào trên chánh trường Pháp như để làm mới lại cử tri . Những chánh khách nhà nghề hoang mang không thể xác định nhản hiêu của mình nữa . Họ hiện không biết họ sẽ là Tả hay Hữu nữa.

Về đơn vị vận động bầu cử, họ không dám đưa ra khẩu hiệu cố hữu theo Cộng hòa hay Xã hội . Không ai dám nói tới ứng cửa viên Tổng thống của đảng của mình . Nghĩa là không ai  dám nhắc tới tên Fillon hay Hamon hoặc Macron . Như cuộc vận động bầu cửa của những ứng cử viên độc lập mà thật ra họ đều có đảng phái trước đây.

Thật thảm hại!

Nhiều Dân biểu bỏ nghề

Bà vợ ông Fillon được ông chồng tuyển vào Quốc Hội làm trợ lý Dân biểu cho ông trở thành một vụ « ám sát chánh trị » được những nhà chuyên nghiệp giàn dựng theo một kế hoặch vô cùng tinh vi . Hầu hết báo chí Pháp theo cánh Tả đều hùa nhau lớn tiếng moi móc, tố cáo như nhổ lông ứng cử viên Tổng thống Fillon khi có dấu hiệu thắng thế . Nhiều luật gia lớn, cả Thẩm phán lên tiếng phê phán việc truy tố ông Fillon ra Tòa án Tài chánh, thủ tục, nội dung việc truy tố đều sai và vi hiến . Nhưng họ vẫn tiến hành ngày càng thêm ác liệt.

Làm « trợ lý kiểng » vẫn là chuyện bình thường và phổ biến từ mấy chục năm nay ở Quốc Hội . Lúc nào cũng có Dân biểu, Thượng Nghị sĩ dùng tiền phụ cấp riêng mướn trợ lý . Nếu không vợ, con thì tình nhơn. Hiện nay, Claude Bartolone, Chủ tịch Quốc Hội thuộc đảng Xã hội cầm quyền cũng tuyển vợ làm trợ lý .

Nhưng khi nói «nhơn viên kiểng» thì đừng vội quên Ông Tổng thống François Hollande tại chức . Ông vẫn giử chức vụ quan trọng (Thẩm phán) trong La Cour des Comptes (Tòa án Kiểm toán viên) để khi hết làm Ông Tổng thống, François Hollande sẽ bỏ túi 35.700€/tháng (chưa trừ đóng góp xã hội) lương hưu trí .

Ông giử chức vụ ở Tòa án Kiểm toán cho tới nay như biệt phái, vẫn lảnh lương Tổng thống, mặc dầu năm 2014, ông ban hành « luật minh bạch » . Và luật cấm kiêm nhiệm nhiều chức vụ.

Thì đây có phải là thứ « nhơn viên kiểng » không nhưng ông Tổng thống Hollande không bị tố cáo và truy tố vì ông là một vị Tổng thống « không tì vết» (un Président irréprochable) như ông từng tuyên bố?

Trước tình trạng đạo lý chánh trị suy sụp ở cấp chánh quyền trung ương, nay nhiều vị Dân biểu đảng xã hội chưa tới 50 tuổi muốn thay đổi đời sống của mình . Họ quyết định không ra ứng cử nữa . Hiện tượng những Dân biểu đảng xã hội từ bỏ tương lai chánh trị của mình muốn nói lên không gì khác hơn là chánh trị tả phái đang khủng hoảng . Hay một cách mới nhìn chánh trị đảng phái Pháp?

Sau khi rới chiếc ghế ở Quốc Hội, cựu Dân biểu ăn lương Dân biểu nguyên vẹn 5581 €/tháng, trong 6 tháng đầu, sau đó còn 3 906 € và hạ lần xuống tới năm thứ 3, còn 1116 €/tháng suốt đời, Có người trở về đời sống bình thường, xa hẳn chánh trị, làm tham vấn, hoặc dạy học . Sự chọn lựa biểu lộ sự thoải mái, không thấy có chút nuối tiếc quá khứ . Về tương lai, họ có những chọn lựa nghề nghiệp khác nhau nhưng tất cả đều có chung ý tưởng là làm Dân biểu chỉ là một giai đoạn của đời sống chớ không phải là một cái nghề để kiếm sống .

Một Dân biểu đảng Xã hội ở Côte d’or ( vùng Dijon) quyết định rời chánh trường, nói rỏ « Tôi vẫn nói chánh trị đối với tôi là một kinh nghiệm, chớ không phải một cái nghề . Ông có 12 năm làm chánh trị, được bạn đồng viện, cả những Dân biểu kỳ cựu, quí mến . Tương lai của ông đầy hứa hẹn .

Ông vẫn mơ ước khác hơn quyền lực . Ở Pháp, theo ông, chánh trị trở thành một thứ nghề chuyên môn có lương và nhiều bổng lộc khác . Ông sẽ mở một cái hội hoạt động xã hội, ngành mà ông có kinh nghiệm nhờ những năm trong chánh quyền . Đồng thời ông trở lại tiếp tục học Master 2 về Management ở Sorbonne. Ông cười vừa bảo « Học không bao giờ bị hạn chế bởi tuổi tác » .

Khi nhìều ngưởi trẻ quyết định không theo đuổi chánh trị nữa, những người lãnh đạo đảng xã hội đều tỏ ra kinh ngạc . Họ không thể hiểu tại sao có hiện tượng mới mẻ và lạ lùng này . Phải chăng những người này sợ sẽ thất cử kỳ tới ? Nhưng trong số này, có người đắc cử ngay vòng đầu và với số phiều hơn 60% .

Cánh Tả xơ cứng

Những người từ giả chánh trị, chọn trở về đời sống dân sự bình thường nhưng trong suy nghĩ, họ vẫn theo đuổi lý tưởng làm cho xã hội tiến bộ . Nhưng họ đều nhận thấy chánh trị Tảphái đã hỏng hoàn toàn . Chủ trương Tả lại quay lưng với giới lao động, chạy theo tiền bạn là ưu tiên . Ông Tổng thống của đảng xã hội mà đi mỉa may người nghèo là thứ « không răng » (sans dents) . Cũng như vua chúa thời xưa gọi lớp thứ dân là « bọn không quần xà lỏn» (sans-culotte gồm thợ thuyền, tiểu thương, …theo cách mạng,đòi xã hội binh đẳng) . Năm 2015, một Dân biểu từ giả Quốc Hội vì thấy từ năm 2012, Ông Tổng thống Hollande đả làm tan nát đảng xã hội, nhóm xã hội trong Quốc Hội lại không bao giờ biết thảo luận vì đã xơ cứng .

Những Dân biểu không tiếp tục tranh cử nữa đều nhận thấy giửa họ có môt điểm chung là khi dấn thấn làm chánh trị, ai cũng có lý tưởng tốt đẹp muốn làm cho đất nước tốt đẹp hơn nhưng về lâu, về dài thí lý tưởng buổi đầu bị bào mòn trước những mánh khỏe hẹp hòi của những người trong cái thế giới nhỏ bé kia . Muốn sống hòa hợp, ai cũng phải phát triển cái thô bỉ ở con người của mình . Ở đây, không có vấn đề phát triển hay đề cao giá trị khả năng con người . Phần đông chỉ muốn giử cái ghế của mình .

Những người dám từ giả Quốc Hội đều bảo chính cái nhóm ngồi trên đỉnh quyền lực đã tạo ra bao nhiêu tai vạ cho dân chúng như thực tế nước Pháp ngày nay .

Nhóm Dân biểu lấy quyết định rời chánh trường Pháp, không ra tranh cử thêm ở kỳ tới, phải chăng từ sâu trong tâm thức, họ biểu hiện tinh thần của phong trào chánh trị mới xuất hiện ở Âu châu : phá vở cái hệ thống, cái trật tự đang chi phối xã hội, thành hình một trật tự mới?

 

Người cộng sản Nam kỳ qua “Lời Ai điếu” của Lê Phú Khải

« Lời Ai điếu » của Lê Phú Khải phát hành đã khá lâu (Người Việt Books, mua qua Amazon London in, 12/2016) nên đã có nhiều người đọc, giới thiệu hoặc phê bình. Nay Cỏ May tôi không làm thêm công việc đó, mà chỉ lược qua, ghi lại vài chuyện nho nhỏ, thú vị, lìên quan tới những nhơn vật Nam kỳ, trí thức, tiểu tư sản, hăng say chạy theo cộng sản để phục vụ lý tuởng giành độc lập dân tộc, đất nước không còn bóng ngoại xâm, xây dựng một xã hội công bằng, người không bốc lột người  Nhưng mộng không thành ! Đến lúc được hưu trí sớm hoặc già, phần nhiều chọn sống im lặng ở Việt nam hoặc đi ra ngoại quốc.

Nguyễn Khắc Viện giử THƠ, bỏ NGÂY

Chuyện Nguyễn Khắc Viện theo cộng sản hết mình, người ta chỉ biết ông có thể chết sống với cộng sản, nhưng ít ai biết, từ 1942 – 1945, ở Paris, ông từng chạy theo Hitler, tuyển sinh viên việt nam gởi qua Berlin học, ông cho rằng có tương lai hơn ở Pháp vì Pháp là xứ thua trận. Những năm, Việt nam cơ hồ như sắp sụp đổ do kinh tế kiệt quệ, dân đói kém, Nguyễn Khắc Viện dâng sớ yêu cầu thay đổi. Quốc Hội lờ đi, ông gởi sớ thẳng tới Lê Duẩn và cũng không nhận được trả lời. Nhưng ông vẫn vui vẻ sống với tư tưởng vĩ đại của ông, và nhờ đó mà ông sống được ngoài 80 tuổi với cộng sản «Nóng không quạt, ngứa không gải, chọc không tức». Không biết ngày nay Nguyễn Phú Trọng và TW đảng có học tập nhuần nhuyển tư tưởng này hay không mà thấy họ vẫn an nhiên tự tại, chạy ôm đít Tàu, giử đảng, hốt bạc, ai đòi thay đổi thì lùa công an tới  đánh đập thẳng tay ?

Theo ông, cộng sản nên chống Mỹ tới cùng. Ông nhận xét kinh tế tư bản « Thử tưởng tượng nếu 6, 7 tỷ ngưòi trên trái đất này đều có mức sống như người Mỹ hiện nay, mỗi người một chiếc ô-tô , 50 đến 60 bộ quần áo, hằng năm đi du lịch khắp thế giới, thì năng lượng và tài nguyên của trái đất này còn gì nữa ? ». Và lẽ ra ông đã phải hô hào đào mồ chôn tư bản để cứu trái đất này chớ ?

Sau khi Liên–xô sụp đổ, Lê Phú Khải hỏi Nguyễn Khắc Viện, được Khải tôn kính như thầy « Bây giờ Liên-xô sụp đổ, cụ tính sao ? ».

Viện trả lời «Tôi đi theo chủ nghĩa tư bản văn minh. Chơi hẳn với phương Tây , không chơi với bọn tư bản man rợ mới ngoi lên ở châu Á như Đài Loan, Hồng Kông, Nam Triều Tiên , Singapore”

Nguyễn Khắc Viện vốn là người học giỏi có tiếng, thế mà ông vẫn không thấy sự chênh lệch về mức phát triển giửa Việt nam với “bọn tư bản man rợ mới ngoi lên” lúc đó. Bây giờ thì phải ít lắm 30 năm nữa may ra Việt nam bám gần đít họ.

Ông Nguyễn Khắc Viện trước giờ có tiếng là người yêu nước chân thành, yêu đảng chân thành. Vậy mà tới Đại hội đảng kỳ VII, ông lại dâng sớ một lần nữa đề nghị TW hảy gìải tán đảng :

“ Nổi thống khổ, và thời gian không cho phép chúng ta trù trừ làm thỏa thuận mãi được. Đảng nên tự giải tán, trao chức năng quản lý cho nhà nước, quyền làm chủ tập thể cho nhân dân ” (Lê Phú Khải trích Báo Đất Việt, Bỉ, số 273, 1988).

Năm 82 tuổi, ông tâm sự “Đời tôi là một đời “ngây thơ”. Thơ là đi kháng chiến cứu nước, tôi giử nó lại. Ngây là đi theo chủ nghĩa xã hội, tôi vứt nó đi. Nhưng nếu phải sống lại, tôi vẩn đi con đường đó!”.

Nhưng ông không phải là người “ ngây thơ” mà là người nằm mơ giửa ban ngày. Chẳng lẻ ông đi làm “ kháng chiến cứu nước ” tại Paris và Hà nội ?

Cộng sản sai từ bao giờ ?

Nhà báo Nguyên Ngọc kể với Lê Phú Khải : “ Một hôm bà Nguyễn thị Bình triệu tập một nhóm trí thức hơn 10 người lại, đặt câu hỏi : chúng ta sai từ bao giờ ?

Mọi người đều nói : Sai từ năm 1951, khi Đại hội lần thứ II, đảng lấy chủ nghĩa mác-lê và tư tưởng mao trạch- đông làm kim chỉ nam cho mọi đường lối chính sách của mình. Riêng tôi nói : sai từ đại hội Tours. Bà Bình không đồng ý. Vây mà sáng hôm sau, bà bảo tôi : chị đã suy nghĩ suốt đêm qua. Em nói đúng đấy ! ”.

Thật ra, hội nghị Tours chỉ mới là cơ hội để Hồ Chí Minh được mang hia mảo trình làng và nhờ đó lọt vào mắt của Lê –nin. Qua tháng3/1923, Hồ Chí Minh mới rời Paris, qua Nga làm

gián điệp cho Staline. Và từ đây, Hồ Chí Minh mới thật sự làm người cộng sản hết mình hoạt động cho cộng sản. Vốn ít học lại tham vọng quá lớn, chỉ muốn làm quan, phục hận cho cha và bản thân gian khổ, Hồ Chí Minh chỉ biết say mê vũ lực cướp chánh quyền để cầm quyền. Khi nắm được quyền lực bằng mọi thủ đoạn thì chỉ lo giữ chặt chánh quyền bằng bất cứ giá nào, giết hại nửa triêu nông dân vô tội, dìm xã hội xuống đáy vực thẳm cũng làm không chút ngần ngại. Vụ vừa giết vừa bêu ríu Bà Năm Cát Hanh Long, người đóng góp lớn cho Việt Minh, là tâm gương chiếu rọi bản chất gian ác của CB, tức Hồ Chí Minh. Đám cầm quyền cộng sản đều ít học hoặc vô học, gốc nghèo đói, khi có quyền hành trong tay thì việc gì cũng dám làm nên hủy hoại văn hóa dân tộc, cướp bóc, vơ vét của dân đến cọng rau muống cuối cùng là thực tế ngày nay trên đất nước Việt nam. Cũng đều bắt nguồn từ Hồ Chí Minh từ sau hội nghị Tours.

Cho Hồ Chí Minh sai từ Hội nghị Tours là đúng nhưng bà và cả nhiều người cộng sản khác vẫn giử im lặng tiếp tục phục vụ đảng cho tới chết !  Có ai bất chợt suy nghĩ tại sao lại như vậy không ?

Trên đời dễ có mấy ai

Số Nam kỳ tập kết ra Bắc sau 1954, phần lớn được cho đi các nước Đông Âu thuộc phe xhcn anh em để học nghề chuyên môn về khoa học kỷ thuật. Những người có học Trung học trong Nam rồi thì dễ học tiếp để trở thành kỷ sư thật sự. Vì cũng không thiếu bác sĩ “chẻ củi nấu cơm” ở bệnh viện hoặc kỷ sư “cầu đường” chuyên làm WC 2 ngăn theo Trung cộng. Hỏi tại sao thì được trả lời rất biện chứng “ trong chế độ xhcn, công tác nào cũng là công tác phục vụ đảng ”.

Thầy Bảy, tức Nguyễn văn Trân và người con trai Nguyễn Hồng Đăng là trường hợp  điển hình về mẫu người Nam kỳ thiếu “ lý luận”, như Nguyễn Phú Trọng nói, nên theo cộng sản chỉ có tan xương nếu không, thì cũng sớm thân bại danh liệt mà thôi.

Bảy Trân không phải Nguyễn văn Trấn tuy hai người đều quê Cần giuộc, tỉnh Chợ lớn (trước 1954). Nguyễn văn Trân sanh quán ở Bình Đăng trên tỉnh lộ đi Gò công, vừa qua khỏi Cầu Nhị Thiên đường chừng 3,4 km là tới. Đi thêm 16, 17 km nữa là tới Quận Cần giuộc, cũng là quê hương của Cụ Nguyễn Đinh Chiểu, quê ngoại của Nguyễn An Ninh. Bình Đăng là cái nôi của Bình Xuyên. Bảy Viễn quê ở Phong Đước, cách Bình Đăng chừng 3,4 km nữa, về phía tay mặt cùng tỉnh lộ, hướng đi Cần giuộc (7 Trân đặt tên con là Hồng Đăng – Đăng để nhớ sanh quá “Bình Đăng”, Hồng là để nói mình là người cộng sản từ bên Tây lúc đi học).

Nguyễn văn Trấn, tác giả hồi ký “ Viết cho Mẹ và Quốc hội ”, quê ở Chợ Đệm, cũng thuộc Quận Cần giuộc nhưng nằm phía quốc lộ đi về Miền Tây qua ngã Phú Lâm. Cùng ở vùng này, có hung thần Trần văn Giàu chủ trương giết hết những người kháng chiến thật sự yêu nước nhưng không cộng sản để giành độc quyền lãnh đạo kháng chiến cho cộng sản.

Trở lại với Thầy Bảy, với giai thoại của Thầy và Ba Đăng. Ra Hà nội, ông theo học lớp bồi dưởng chánh trị việt nam ở trường đảng Nguyễn Ái quốc để chuẩn bị vào Trung ương đảng, đi làm Đại sứ ở Liên-xô. Tổng Bí thư Trường Chinh gìảng về lịch sử kháng chiến Nam bộ năm 1945 “ Tổ chức Thanh Niên Tiền Phong ở Nam Bộ trước kia là tổ chức phản động thân Nhật ”. Thầy Bảy đứng dậy nói : “Thanh Niên Tiền Phong ở Nam Bộ lúc đó do tôi cử Trần Văn Giàu đi gặp Phạm Ngọc Thạch để tổ chức ra nó. Tuy cái vỏ bên ngoài là của Nhật , nhưng cái ruột bên trong là của ta. Đồng chí không biết lịch sử Nam Bộ thì đừng nên giảng như thế ”.

Chỉ ít lâu sau , Bảy Trân nhận được quyết định về hưu lúc mới ngoài 50 tuổi” ( Lời Ai điếu, trg 213 -214).

Thầy Bảy có viết hồi ký về Nam kỳ kháng chiến. Thầy viết rất đúng sự thật của phong trào ở Nam kỳ từ cuộc khởi nghĩa năm 1940 nhưng không có nhà xuất bản nào dám xuất bản.

Sau 1975, Hồng Đăng có đem về Sài gòn tập hồi ký nhưng bây giờ hai người đều không còn nữa. Muốn tìm lại, không biết hỏi ai đây.

Ba Đăng làm Phó Chủ nhiệm Ủy Ban kế hoạch tỉnh Tây ninh, đi họp về cải tạo tư sản ở dinh Thống Nhứt, nghe Đỗ Mười định nghĩa “Cải tạo tư sản là cướp đoạt lại tài sản của giai cấp tư sản ”, Ba Đăng phản ứng “ Người cách mạng không cướp của ai cả ! ”.

Thế là anh Ba phải về vườn như cha của anh đã cải lại Trường Chinh năm xưa ở Hà nội.

Cũng trong một Hội nghị Trung ương, một dân Nam kỳ khác là Dương Bạch Mai, học Luật ở Paris, theo cộng sản, về nước hoạt động cho cộng sản, phê bình “ Mao Trạch-đông là tên thổ phỉ, không thể nghe ông ta được ” trong lúc Lê Duẩn đi theo Mao vì, theo Duẩn, chỉ có Mao mới có vũ khí và dũng khí cách mạng chống lại Mỹ, và đủ trình độ lý luận để chống chủ nghĩa xét lại. Và Dương Bạch Mai lại không chấp hành nghị quyết 9 thì chỉ có chết mà thôi. Về cái chết của Dương Bạch Mai, 2 ông Hoàng Minh Chính và Nguyễn văn Trấn tiết lộ, Trần Đĩnh kể lại trong “Đèn Cù, trang 225 : “Nguyễn Văn Trấn rất kính trọng  Dương Bạch Mai. Nói học Mai nhiều lắm. Học nhiều cả tiếng Pháp. Trấn cũng nói với tôi như Hoàng Minh Chính đã nói : Họ cho anh Mai uống bia có thuốc độc , chết chưa kịp buông cốc , ngay tại Quốc hội.

Lúc ấy , Hoàng Minh Chính nhờ Mai đưa lên Quốc hội thư ta nên tham gia vào lưới điện toàn phe của Comecom. Mai đưa xong thì phó chủ tịch Hoàng Văn Hoan chỉ ngay tay vào mặt phó chủ tịch Mai chửi “thằng phản động “. Sau đó, Hoàng văn Hoan trốn qua Tàu tỵ nạn và chết luôn ở bên quê hương củ.

Ta lúc ấy đang hăng hái quyết một lòng nghe Trung quốc mà, ông chắc nhớ quá. Viết gì thì viết, thế nào cũng phải có đoạn nói về xét lại các ông , Trấn nói. Anh Mai bị mưu sát là cái chắc. Tuân Nguyễn ở Đài phát thanh làm bài thơ khóc Mai thì rồi bị bắt luôn. Có lẽ là người tù xét lại đầu tiên ở ta”.

Còn cán bộ người Bắc theo Liên-xô như Hoàng Minh Chính, Nguyễn Kiến Giang,… bị đi tù, được Lê Đức Thọ gắn huy chương “ Các cậu ở tù cũng là tham gia chống Mỹ cứu nước”.

Năm 74 tuổi, đang nằm trên giường bịnh nghe Lê Đức Thọ nói, Nguyễn Kiến Giang giận dữ đã phải chửi thề.

Triệt tiêu Nam kỳ vốn là chủ trương của Hồ Chí Minh

Người trong cuộc biết cái bí ẩn của Nam Kỳ Khởi Nghĩa (22/11/1940). Không phải bỗng nhiên nhóm Thường vụ Trung ương đảng lẫn trốn ở Hóc Môn, Bà Điểm mà Pháp biết được và bắt trọn ổ. Đó chính là miền Bắc “chỉ điểm cho Pháp”, vì muốn thanh toán sạch cái Trung ương đảng miền Nam để chỉ có Trung ương đảng Bắc Kỳ lãnh đạo. Họ mượn tay người Pháp để tiêu diệt cấp lãnh đạo gốc Nam Kỳ, như Võ Văn Tần, người Đức Hòa, Tân An, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ,…

Từ đó, Hội nghị thứ 7 Ban chấp hành Trung ương đảng CS Đông Dương đưa Trường Chinh lên làm Tổng Bí thư Lâm Thời và đầu não cộng sản dĩ nhiên nằm tại Bắc Kỳ. Các đảng viên Bắc và Trung Kỳ chia nhau nắm giữ các chức vụ then chốt trong kháng chiến cũng như sau khi hòa bình. Đó là chủ trương thầm kín của Hồ Chí Minh. Sau khi Nhật đầu hàng, các phần tử trí thức Nam kỳ như Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Tiểng, Ngô Tấn Nhơn, Phạm Ngọc Thạch,.. lập ra Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ, muốn tách ra khỏi sự khống chế của nhóm đảng viên Trung và Bắc Kỳ để thành lập 1 quốc gia cộng sản Nam Kỳ. Không ngờ Hồ Chí Minh biết thâm ý này nên sai Cao Hồng Lĩnh, Hoàng Quốc Việt vào Nam bắt cóc Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai đem về giam lỏng ở Hà Nội.

Nhờ Nhựt đầu hàng, Duẩn ra tù Côn Đảo, được Hồ Chí Minh gọi ra Hà Nội nhận chỉ thị. Khi cuộc chiến tranh Việt – Pháp lan rộng ở Nam Kỳ, Hồ cử Lê Duẩn với chức vụ Bí Thư Xứ Bộ Nam Kỳ đi vào Nam. Đi theo Duẩn có Lê Đức Thọ. Hồ muốn Duẩn vào Nam để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Những người Trung và Bắc từ trước đến nay sống ở miền Nam như Trần Văn Trà, Võ Quang Anh, Phan Trọng Tuệ, Nguyễn Kim Cương…được Hồ cất nhắc lên cấp chỉ huy. Năm 1951, khi Trung Ương Cục Miền Nam thành lập, Duẩn được cất nhắc lên làm Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam. Từ đó, Hà nội qua Duẩn nắm trọn Miền Nam trong tay.

Vậy dân Nam kỳ khi làm cộng sản phải biết khôn, phải biết gột bỏ đi cái chất “Nam kỳ cuốc ”, và nếu còn muốn có chức có quyền, thì nên học lấy tư tưởng vĩ đại của Nguyễn Khắc Viện “ Nóng không quạt, ngứa không gải, chọc không tức ” mới mong may ra được yên thân vả thêm vài đồng bạc lẻ !

Nhưng sướng hơn hết là bán đất, bán nhà nếu còn, rút về quê, cất cái chòi lá ở cho mát mẻ, tì tì ba-xi-đế, sáng say, chiều xỉn. Nhớ chuyện thế sự, chửi thề vài ba tiếng rồi đi ngủ!

 

Vui cười

Người vợ đi chợ về, bực tức nói với chồng:

– Em ghét cái gã ăn xin hay đi qua ngõ nhà mình.

Anh chồng ngạc nhiên hỏi:

– Tại sao thế, em yêu?

– Hôm qua thấy gã co ro trước cổng nhà mình, trông có vẻ rất đói nên em đã vào bếp lấy một ít thức ăn mang ra cho gã.

– Em đã làm một việc tốt mà, tại sao lại tức giận vậy?

– Sáng nay em lại gặp hắn ở ngoài chợ, hắn tiến tới gần và đưa cho em quyển sách: “Học nấu ăn căn bản”.

 

– Chúng tôi ở bên điều tra đề nghị anh hợp tác .
– Thế thì Tôi đề nghị các anh điều tra ngay những người đã bắt bớ trái pháp luật chúng tôi vào đây. Chính các anh mới là người vi phạm, còn tôi không có nghĩa vụ phải làm việc với các anh
– Anh có đi biểu tình không ?
– Có ! tôi có tham gia biểu tình phản đối trung quốc gây hấn ở biển đông.
– Anh đã vi phạm nghị định 38 về trật tự an toàn giao thông.
– Tôi không tham gia giao thông, chính xác là tôi đi biểu tình , việc này hoàn toàn đúng luật, để thực hiện quyền của mình theo điều 59 hiến pháp.
 
– Đề nghị anh bỏ tất cả giấy tờ tùy thân và các thiết bị đồ dũng cá nhân ra đây.
– Đây là tài sản cá nhân của tôi, các anh không có quyền xâm phạm.
– Các đồng chí làm nhiệm vụ,lục soát tất cả, lột cả giày, tất ra.

– Nếu các anh hành xử giống như côn đồ thế này thì tôi sẽ giữ quyền im lặng.Từ bây giờ tôi chính thức bị câm.

Dân Tộc Sinh Tồn

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy

B)- Sự biến cải để ứng phó với hoàn cảnh xã hội

Đối với hoàn-cảnh xã-hội cũng như đối với thế-giới vật-chất, người phải biết biến-cải để ứng-phó lại.

Những hoạt-động tâm-lý của người cũng như những tác-động sanh-lý đều có xu-hướng biến-cải để giúp cho người dễ sinh-tồn. Nó luôn luôn tìm cách làm cho người hòa-hợp được với hoàn-cảnh.

Nói một cách khái-quát, người không bao giờ tự-nhiên vô-cớ mà chiếm được địa-vị người ước muốn trong đoàn-thể xã-hội chấp chứa người. Bản-năng sinh-tồn của người làm cho người muốn chiếm-hữu, hiểu biết, điều-khiển, hưởng-thụ. Nó làm cho người ưa thích tiền bạc, có tham-vọng, có tánh tò mò và có tình-dục. Nhưng người lại sống trong một hoàn-cảnh hửng hờ với người, nhiều khi lại cừu-địch với người. Người nào cũng tự-nhiên hiểu rằng mình phải tranh-đấu để chinh-phục những cái gì mình tự-nhiên ước muốn. Vì đó, ý-thức người cũng biến-cải để đối-phó với hoàn-cảnh xã-hội. Sự biến-cải này tùy theo thể-cách của cá-nhơn mà khác nhau vô-cùng.

Người có thể ứng-phó với xã-hội bằng cách chinh-phục nó, hoặc bằng cách trốn tránh nó. Nhưng như ta đã thấy, dầu sao, thái-độ tự-nhiên nhứt của người đối với xã-hội và đồng-loại cũng là sự tranh-đấu.

Ý-thức người đối-phó với sự cay nghiệt của hoàn-cảnh xã-hội bằng cách cố gắng để chống chọi lại hoàn-cảnh ấy. Do đó, trí thông-minh của người nảy nở ra, người biết suy tính, mưu mẹo, biết dụng-tâm chú-ý, biết ham muốn học-tập, biết tận-lực làm lụng, biết cương-quyết chiếm-hữu và chế-ngự. Những điều này gây cho người cái sức mạnh tinh-thần cần-thiết để giúp người chiến-thắng.

Dục-vọng chiếm-hữu của người tùy theo hoàn-cảnh mà có nhiều hình-thức khác nhau, nhưng bao giờ nó cũng đóng vai tuồng chủ-động trong những việc làm xuất-chúng. Chính nó đưa những nhà bác- học đến sự tìm tòi phát-minh khoa-học vĩ-đại, những nhà cách-mạng và chánh-khách đến những công cuộc cải-tạo xã-hội mạnh mẽ, những nhà triết-học, văn-hào, đến những công-trình, tư-tưởng bất-hủ. Nhưng nó cũng đưa những kẻ đạo-tặc đến việc giết người cướp của, những kẻ gian-hùng đến những vụ lường gạt, những người tham-ô đến sự bóc lột dân-chúng. Nó thúc giục người xây dựng những bịnh- viện, những phòng thí-nghiệm, những nhà đại-học, những miếu-đường. Nó xô đẩy người đến sự vinh- quang và đến chỗ chết, đến sự anh-dõng và đến tội ác.

Người cũng có thể đối-phó với hoàn-cảnh xã-hội bằng sự trốn tránh. Một số người hèn kém không có can-đảm tranh-đấu đã hạ mình xuống một mực sinh-tồn không cần đến sự cạnh-tranh nữa. Đó là những kẻ cam-tâm sống cuộc đời nô-lệ, những người cùng-đinh khép thân trong địa-vị ti-tiện của mình.

Một số người khác, lấy ngay tâm-hồn mình làm nơi ẩn náu để trốn tránh hoàn-cảnh xã-hội. Đó là những người ẩn-sĩ, những nhà tu-hành, những bậc triết-nhơn khắc-kỷ. Nhờ một đời sống nội-tại cường-kiện, những người này nhiều khi nâng trí thông-minh mình và đức-hạnh của mình lên một mực rất cao và do đó, họ có thể ảnh-hường mạnh mẽ đến xã-hội. Ta có thể bảo rằng họ chinh-phục được xã-hội một phần nào. Tuy thế, họ không lăn lộn trong xã-hội, và thật-sự ra, họ không thuộc về ngoại-giới, vì đời sống nội-tại của họ đã chiếm hết sự hoạt-động của họ rồi.

Ngoài ra, còn nhiều người khác tìm cách lãng quên hoàn-cảnh xã-hội bằng cách làm việc không ngừng. Sự làm việc là phương-tiện có hiệu-lực nhứt giúp người chịu đựng những điều-kiện bất lợi của hoàn-cảnh.

Cũng có nhiều người sống trong sự mơ ước, trong sự hy-vọng về tiền-tài, sức khỏe, danh-vọng và hạnh-phúc. Những sự mơ ước, hy-vọng này hoặc giúp cho người trốn tránh hoàn-cảnh xã-hội, hoặc làm cho người hăng hái lên để hoạt-động mạnh hơn lên. Nó cũng là một yếu-tố rất mạnh mẽ để hòa-hợp tâm-hồn người với một hoàn-cảnh không thuận-tiện.

Sau cùng, người cũng có thể hòa-hợp với hoàn-cảnh bằng thói quen. Sống trong cảnh khổ mãi rồi, người ta lần lần không còn thấy đau khổ nữa.

b) Tánh cách của những quan năng biến cải và ảnh hưởng của nó đến đời sống con người

Sự quan-sát đời sống con người chỉ cho ta thấy rằng, cơ-thể của người gặp bao nhiêu tình-thế mới thì quan-năng biến-cải của người có bao nhiêu hình-trạng. Quan-năng biến-cải này không phải là một biều-lộ đặc-biệt của một hệ-thống cơ-quan nào. Ta chỉ có thể định tánh-cách nó bằng mục-đích nó đeo đuổi mà thôi. Phương-tiện của quan-năng biến-cải khác nhau vô-cùng, nhưng cứu-cánh nó chỉ có một: cứu-cánh đó là sự sinh-tồn của con người.

Xét quan-năng biến-cải qua tất cả những biểu-lộ của nó, ta có thể cho rằng nó là một tác-nhơn để ổn-định và tu-bổ các cơ-quan, để cải-lương các cơ-quan bằng cách xử dụng cơ-quan ấy, để liên-lạc giữa các tổ-chức và các thể-dịch làm cho thân người thành ra một toàn-thể kiên-cố giữa biến-chuyển của ngoại-giới, và để giúp cho người ứng-phó với mọi kích-thích của ngoại-giới.

Quan-năng biến-cải của người không bao giờ hạn-định ở một bộ-phận hay một cơ-quan của người. Trong sự tác-động sanh-lý cũng như trong sự tác-động tâm-lý của mình, quan-năng biến-cải vận-dụng toàn-thân người để đi đến cứu-cánh của nó. Khi cần chống chọi với sự rét chẳng hạn, nó huy-động hết bộ máy tuần-hoàn, hô-hấp, tiêu-hóa, cân-nhục và thần-kinh. Lúc người giận dữ tất cả những hệ-thống cơ-quan đều biến-đổi cả : các thớ thịt đều co lại, những thần-kinh giao-cảm làm tăng áp-lực của huyết-quản cùng tiết-điệu của quả tim và khiến cho gan đưa ra một số đường gờ-lu-cốt để cho bắp thịt dùng làm nhiên-liệu.

Tất cả những yếu-tố trong cơ-thể người đều họp nhau lại hoạt-động cho ích-lợi chung của toàn cơ-thể, và đều có khả-năng biến-đổi để đối-phó với hoàn-cảnh, lại có thể dự-định những hoàn-cảnh có thể xảy ra trong tương-lai và chuẩn-bị để giải-quyết những vấn-đề do hoàn-cảnh tương-lai ấy đặt ra.

Sự biến-cải có thể thay đổi hẳn cơ-thể và ý-thức con người. Vì thế, hoàn-cảnh có ảnh-hưởng rất lớn đến đời sống con người. Sự tác-động lâu dài của hoàn-cảnh đối với con người từ lúc trẻ có thể in những dấu vết không phai trên người ấy. Do đó, nhiều trạng-thái mới có thể xuất-hiện trong cơ-thể và ý-thức của cá-nhơn, nhiều khi của cả chủng-loại nữa. Những tế-bào sanh-dục của người tự-nhiên cũng chịu ảnh-hưởng của hoàn-cảnh và làm cho những trạng-thái mới này lần lần có tánh-cách di-truyền.

Chính quan-năng biến-cải đã khiến cho loài người phân ra làm nhiều chủng-tộc khác nhau. Sự tiêu-thụ một món lương-thực bắt buộc người phải có một sự biến-cải nội-quan làm cho những chất hóa-hợp chứa đựng trong lương-thực ấy đồng-hóa với cơ-thể mình. Để đối-phó với những điều-kiện khí-hậu, cơ-thể người cũng phải nhờ một sự biến-cải ngoại-quan thích-hợp. Như ta đã thấy, những sự biến-cải này huy-động tất cả những hệ-thống cơ-quan của người, và nếu tác-động một cách thường-trực, nó có ảnh-hưởng đến ý-thức và thể-chất của người một cách sâu xa. Những giống dân trên mặt địa-cầu đã sống trong những điều-kiện dinh-dưỡng và khí-hậu khác nhau tự ngàn xưa đến giờ, tự-nhiên không thể giống nhau về thể-chất và tâm-lý. Sự phân-biệt những dân-tộc có những tánh-cách thể-chất và tâm-lý đặc-biệt vì đó mà thành ra một điều không thể tránh được.

Ngay bên trong dân-tộc, những người sống ở những địa-phương khác nhau, có những thổ-sản và khí-hậu khác nhau, cũng có những thể-chất và tâm-tánh khác nhau. Trong thời-kỳ mà dân-chúng mỗi vùng chỉ sống với những thổ-sản của mình, người mỗi tỉnh đều có những đặc-điểm địa-phương rõ rệt. Bởi đó, ta có thể bảo rằng người nào cũng mang dấu hiệu của quê-hương mình trên thân-thể mình.

Nhiệm-vụ người trong xã-hội và hoàn-cảnh kinh-tế của người cũng ảnh-hưởng đến đời sống của người. Vì đó, ngoài cái dấu-hiệu của quê-hương, người lại còn mang dấu hiệu của gia-đình, của nghề- nghiệp mình nữa.

Sau cùng, lối biến-cải riêng của mỗi người để ứng-phó với hoàn-cảnh chung lại còn làm nổi bật cá-tánh của người lên trong số bao nhiêu người khác cùng cảnh-ngộ với mình.

c)- Sự mở mang của quan năng biến cải

Những quan-năng biến-cải của người luôn luôn hướng đến mục-đích bảo-vệ đời sống của người và kéo dài sự sinh toàn của người đến mực tối-đa. Tuy thế, không phải là nó luôn luôn thành-công. Nó chỉ hoạt-động trong một phạm-vi nhứt-định.

Cơ-thể người chỉ có thể dung-nhận một số vi-trùng hạn-định và chỉ có thể chống lại sự công-phạt của các vi-trùng này đến một mực độ hạn-định. Trên số lượng đó và ngoài mực độ công-phạt đó, những quan-năng biến-cải của người không còn đủ sức chiến-thắng nữa. Trong sự chống chọi lại sự suy yếu, thời-tiết nóng lạnh, cũng như trong sự đối-phó với hoàn-cảnh xã-hội, quan-năng biến-cải cũng chỉ có hiệu-lực trong một phạm-vi nào đó mà thôi.

Phạm-vi hiệu-lực của quan-năng biến-cải tùy theo mỗi người mà khác nhau. Tuy thế, cũng như quan-năng sanh-lý khác, quan-năng biến-cải có thể được tăng-cường nhờ sự thường vận-động và luôn luôn bị giảm sút nếu không được sử-dụng.

Có những người to lớn vạm vỡ, nhưng bị bịnh-tật giết hại một cách nhanh chóng. Trong khi đó, nhiều người gầy yếu hơn lại có thể lành được khi mắc phải những bịnh-tật ấy. Như thế là vì người to lớn vạm vỡ kia từ xưa không biết bịnh-tật là gì, và không quen tranh-đấu với các thứ vi-trùng nên quan-năng biến-cải rất bạc-nhược, và khi gặp một giống vi-trùng độc-hại, nó không thể chống chọi được, còn cơ-thể người gầy yếu nọ từ trước đã được vận-dụng nhiều lần để chống chọi các tác-nhơn gây bịnh nên có một quan-năng biến-cải cường-kiện hơn, giúp nó đối-phó với giống vi-trùng này một cách thắng-lợi.

Ngoài ra, người lại còn nhận thấy rằng, có nhiều chứng bịnh như bịnh đậu trời, bịnh thương-hàn chẳng hạn, một khi người đã mắc phải và chữa lành rồi thì khó mà mắc phải một lần nữa. Tánh miễn dịch này sở-dĩ có được là vì cơ-thể người mắc bịnh đã chiến-thắng được giống vi-trùng của chứng bịnh ấy một lần rồi, thì có đủ điều-kiện để đối-phó với nó một cách dễ dàng khi gặp nó một lần nữa. Sự nhận xét về tánh miễn-dịch đã đưa những nhà y-học tây-phương đến phương-pháp chủng-độc để ngừa bịnh.

Một bắp thịt càng vận-động thì lại càng nở nang. Sự làm việc đã không làm cho nó hao mòn mà lại còn làm cho nó mạnh thêm. Trái lại, nếu không được sử-dụng, bắp thịt teo đi và càng ngày càng yếu. Vì đó, những người làm việc chơn tay nhiều bao giờ cũng khỏe hơn kẻ ăn không ngồi rồi.

Những hệ-thống cơ-quan của người cũng như những bắp thịt : nó chỉ mạnh mẽ khi nó làm việc điều -hòa. Những cơ-quan ít hoạt-động luôn luôn mất sức và yếu hẳn đi.

Những giống người ở những địa-phương khí-hậu nghiêm-khắcvì phải vận-dụng hết các quan-năng của cơ-thể mình để ứng-phó với thời-tiết nên có một sức chịu đụng bền bĩ dẻo dai hơn những giống người ở những địa-phương khí-hậu hòa-hoãn.

Những quan-năng  tâm-lý của người cũng chịu chung một định-luật với những cơ-quan sanh-lý. Trí thông-minh, ý-chí và tinh-thần đạo-đức của người phải được vận-dụng thường thì mới được cường-kiện. Có hăng hái, siêng năng, khắc-kỷ, biết tự khép mình vào một qui-phạm gắt gao và mạnh dạn đương đầu với những cảnh-ngộ khó khăn, người mới mong đạt được những đích cao của lý-trí, tinh-thần và đạo-đức. Những người lười biếng, uể oải, trốn công việc, tránh nhiệm-vụ, luôn luôn là những kẻ bạc-nhược, hèn nhát, và chiếm những địa-vị sau cùng trên bảng giá-trị tinh-thần.

Những người từ trẻ đã bị vất ra đời, phải đương đầu với những khó khăn liên-tiếp thường bặt-thiệp, lanh lẹ, xốc vác hơn những người thuở bé được nuôi trong nhung lụa và lớn lên thì sống trong những hoàn-cảnh thuận-tiện dễ dàng.

Trong lịch-sử thế-giới, chúng ta có thể lọc ra không biết bao nhiêu gương về sự suy-đồi của một gia-đình hay một chủng-tộc.

Nhà vua khai-sáng một triều-đại thông-minh và anh-dõng bao nhiêu thì những nhà vua cuối cùng của giòng họ ông ta lại ngu dại và hèn nhát bấy nhiêu. Giữa những người kéo ngọn cờ tiền-phong trong sự khai-thác đất đai hay kinh-dinh kỹ-nghệ và bọn công tử bột, con cháu họ, cũng có một sự cách-biệt to rộng tương-tự. Như thế, là vì những người khai-sáng cơ-nghiệp đã phải luôn luôn vật lộn với cảnh- ngộ khắc khe một cách cực nhọc và do đó mà phải luôn luôn huy-động hết quan-năng biến-cải của mình, làm cho những đức-tánh của mình được phát-triển đến cực-độ. Lũ con cháu của họ sanh trong cảnh giàu sang và lớn trong những điều-kiện dễ dãi không hề biết đến sự tranh-đấu với những cảnh- ngộ khó khăn. Quan-năng biến-cải của chúng vì đó mà suy giảm đi và những đức-tánh di-truyền của ông cha chúng hao mòn lần trong sự sung sướng. Chúng trở nên ươn hèn, ủy-mị. Đến khi vì một biến- cố gì mà những đặc-quyền do ông cha để lại không còn được duy-trì nữa chúng phải nhận lấy phần thất-bại trong cuộc tranh-đấu sinh-tồn.

Nhiều dân-tộc sau thời-kỳ hùng-cường phú-thạnh lại phải ôm hờn bại-nhục trước một giống dân khác trước kia thần-phục mình. Nguyên-nhơn sự biến-thiên này – mà nhiều người cho là hợp với lẽ tuần-hoàn quả báo của Tạo-hóa – chỉ là sự suy-giảm của quan-năng biến-cải chung do sự trù-phú mà ra.

d)- Quan năng biến cải của người so với quan năng biến cải của loài thú

Nói một cách khái-quát, quan-năng biến-cải của người cường-kiện hơn quan-năng biến-cải của loài khác.

Riêng về mặt vật-chất, cơ-thể người đã phức-tạp hơn các thú khác  nhiều. Thật ra, thì các loài khác cũng có nhiều khả-năng mà người không có. Đối với nhiều loài bọ, sự gãy mất một chi-thể không có ảnh-hưởng to tát đến châu-thân như người. Một vài loài có thể mọc ra chi-thể khác thay vào chi-thể bị gãy. Nhưng xét chung, cơ-thể người có một sức chịu đựng to lớn hơn : người là động-vật duy-nhứt có thể sống với mọi khí-hậu và mọi khung cảnh thiên-nhiên. Địa-bàn của người lan rộng khắp nơi trên địa-cầu, từ những đất đai minh mông phủ đầy tuyết trên địa-cực cho đến những sa-mạc ở xích-đạo, từ những đồng lầy nước mặn đến những rừng rậm âm-u, từ những bờ biển cả đến những đỉnh non cao, chỗ nào người cũng có thể sống được. Người cũng đã chống chọi nổi những thay đổi khí-hậu hay địa- hình đã xảy ra trên mặt địa-cầu. Nhiều loài thú tiền-sử to lớn hơn người rất nhiều nhưng đã bị loại trong những cuộc biến-động ấy.

Về mặt tinh-thần, trí thông-minh của người vượt hẳn trí khôn loài thú một trời một vực. Những đức-tánh cá-nhơn và xã-hội của người có thể xem như là một phương-tiện của quan-năng biến-cải, nhưng khi thực-hiện xong, nó lại tăng-cường thêm quan-năng biến-cải chung.

Với trí thông-minh và ý-thức của mình, người lại có một ý-niệm về sự sinh-tồn của mình, về những mục-đích của mình và những hoạt-động cần-thiết để đạt những mục-đích ấy. Đứng trước một công việc phải làm hay một tình-thế mới lạ hoặc khó khăn phải đối-phó, người biết suy nghĩ để tìm một đường lối thuận-tiện, một giải-pháp thích-hợp, một phương thế có hiệu-quả, người lại biết huy-động những đức-tánh tinh-thần của mình và vận-dụng thể-chất của mình để noi theo đường lối ấy, đeo đuổi theo giải-pháp ấy, làm theo phương-thế ấy đến cùng. Vậy, người đã làm chủ quan-năng biến-cải mình một phần nào, và điều này giúp cho quan-năng biến-cải ấy có hiệu-lực thêm lên. Chẳng những khiến cho những khả-năng sẵn có của người phát-triển mạnh lên, nó còn giúp cho người bổ-túc những khuyết-điểm của người.

Không có được một bộ lông mao hay lông võ dày ấm để che đỡ mình khỏi lạnh, người đã biết lột da thú để mặc trước khi bện chỉ cây hay dệt vải, dệt hàng. Không có những móng nhọn cứng rắn như loài hùm beo, người đã biết dùng những khí giới bằng đá, bằng gỗ, bằng kim khí để tấn-công và tự-vệ. Thiếu năng-lực nghĩ-thái tự-nhiên của thú-vật người đã biết nghĩ ra trăm mưu ngàn kế để trá-hình, để cải-trang, để ẩn núp. Như thế, người có nhiều điều-kiện tự-nhiên tranh-thắng hơn các loài vật khác và lần lần vượt lên trên tất cả để làm chúa địa-cầu.

V.- Sự Tiến hóa của người

A.- Khái niệm về sự tiến hóa của người

Trong tất cả các loài sống trên mặt địa-cầu, người là loài cao hơn hết. Địa-vị ưu-tiên của người, như ta đã thấy, không phải được ban-bố cho người ngay từ lúc sự sống mới phát-hiện. Nó chỉ đạt được sau một cuộc tiến-hóa dài dặc hằng triệu năm.

Những cơ-cấu và phương-thức tiến-hóa của loài người từ buổi sơ-thủy của sự sống cho đến lúc người có hình người, những nhà khoa-học hiện-thời vẫn chưa biết được một cách tường-tận. Họ chỉ nêu ra những giả-thuyết làm nền tảng cho sự khảo-cứu, và điều duy-nhứt mà ai ai cũng công-nhận là sự tiến-hóa náy có thật.

Về sự tiến-hóa của người từ khi đạt được hình-thức hiện-hữu, ta có thể nhận-thức được dễ dàng hơn. Từ địa-vị một động-vật trần trụi yếu đuối, người đã trở thành người, chủ-nhơn ông của địa-cầu.

Sức mạnh thể-chất của người thật ra không tăng-cường thêm, có lẽ người thời nay còn yếu kém người thuở trước là khác. Nhưng về mặt trí-tuệ, bước tiến của người có thể gọi là vô-cùng. Đứng về phương-diện kết-cấu sanh-lý và khả-năng tiềm-thế mà nói, có lẽ bộ óc của người thời xưa và bộ óc của người thời nay cũng chẳng khác nhau bao nhiêu. Con một nhà bác-học vào rừng từ nhỏ thì cũng thành người rừng. Tuy nhiên, về mặt trí-thức, người đã thâu góp được những kho tàng vô giá. Nhứt là trong mấy thế-kỷ sau này, tinh-thần khoa-học mở mang, các tri-thức ấy chẳng những được chánh-xác hơn, chắc chắn hơn, mà lại còn được sắp đặt thành một hệ-thống hợp-lý hơn và được trình-bày một cách dễ hiểu hơn. Người đã hiểu-biết võ-trụ và chính mình một cách rõ ràng, đúng đắn hơn. Những dụng-cụ, máy móc, những kỹ-thuật làm việc do những tri-thức đó mà ra và tăng-cường sức mạnh của người vạn- bội.

Song song với sự mở mang trí-tuệ, đạo-đức của con người cũng có phần tăng-tiến hơn. Những ý-niệm về nhơn-đạo, về sự công-bình, về đạo-đức, bắt nguồn từ những bản-năng xã-hội của con người, lần lần mạnh mẽ lên. Những ý-niệm về danh-dự, về bổn-phận, về trách-nhiệm, về lòng tương-thân tương-ái, cũng nảy mầm và không ngớt phát-triển.. Những sở-kiến của người về các vấn-đề ấy thật ra khác nhau vô-cùng theo thời-đại và theo địa-phương, nhưng ta không có thể chối cãi được rằng,  bên trên, luôn luôn vẫn có một nguyên-tắc bất-di bất-dịch làm lý-tưởng cho người.

Kết-quả sự tiến-hóa của người biểu-hiệu một cách rõ rệt trong sự tranh-đấu giữa người với thiên-nhiên và cầm thú. Người thời nay chẳng những không còn sợ hãi những lực-lượng thiên-nhiên thái-quá như người thời trước, mà còn chế-ngự được một số những lực-lượng ấy, bắt nó cung-phụng mình. Trong sự trị bịnh, ngừa bịnh, trong sự xây dựng những nơi trú-ẩn, trong sự lưu-thông cũng như trong sự bắt buộc thiên-nhiên cung-cấp  những vật-liệu cho mình, người đã nắm phần thắng-lợi một cách dễ dàng hơn trước nhiều. Những loài ác-thú độc-trùng nếu không bị người tiêu-diệt cũng phải sống ở chốn rừng rậm non cao và không còn là một mối nguy cho loài người nữa. Người đã chứng tỏ sự thắng-thế hoàn-toàn của mình ở chỗ chủ-trương bảo-vệ loài thú, giữ cho chúng không bị tuyệt-diệt.

Nhờ sự thắng-thế của mình trên thiên-nhiên và cầm thú, đời sống của người đã được nâng lên một mực rất cao. Người càng ngày càng sống đầy đủ, sung sướng và an-ninh hơn. Một người trung-lưu ở một xã-hội văn-minh hiện-đại được hưởng nhiều tiện-nghi hơn một nhà vua thời trung cổ.

Về mặt tinh-thần, tri-thức của người mở rộng rất nhiều. Những hoạt-động văn-hóa của người không phải dành riêng cho một thiểu-số nữa mà lần lần có tánh-cách phụng-sự  đại-chúng. Về mặt này, một người tầm-thường trong xã-hội tân-tiến cũng hơn những người thượng-lưu của xã-hội ngày xưa.

Sự cư-xử giữa người với nhau mất dần tánh-cách man-dã để trở thành nhơn-đạo hơn. Việc ăn thịt người cũng như nhiều thủ-tục vô-nhơn-đạo bị trừ-diệt ở những xã-hội văn-minh. Nhiều chế-độ đã được dựng lên để nhơn-đạo-hóa chiến-tranh. Tuy không thành-công một cách hoàn-toàn, những chế-độ ấy cũng giúp cho người thuần-lương bớt.

Như thế, nói một cách khái-quát, loài người đã có tiến-hóa về cả hai mặt vật-chất lẫn tinh-thần. Tuy nhiên, so sánh xã-hội văn-minh và xã-hội man-dã, người ta có thể thấy nhiều điểm bất-thuận-lợi cho xã-hội văn-minh. Truyền thuyết Trung-Hoa về đời Nghiêu Thuấn, thần-thoại của những triết-gia Âu- châu sống vào thế-kỷ 17 và 18 về những con người dã-man bẩm sanh tốt không phải hẳn là vô-căn-cứ. Chủ-trương rằng về phương-diện đạo-đức, người hiện giờ thoái-bộ hơn người xưa thật ra không đúng, nhưng ta phải công-nhận rằng sự mở mang của trí-tuệ và ý-thức người đã có hại đến sự cư-xử giữa người với người bên trong một đoàn-thể với nhau.

Người cổ-sơ sống một cách vô ý-thức và không suy nghĩ gì nhiều về những cứu-cánh của hành- động mình. Họ lại sống chung lộn nhau nhiều hơn người văn-minh. Sự uy-hiếp mạnh mẽ của các nguy-cơ bên ngoài đưa đến làm cho họ luôn luôn sát cánh nhau để tranh-đấu chung. Họ không có thì giờ cũng không có cơ-hội để sống một đời sống riêng rẽ. Cá-tánh họ không có tánh-cách rõ rệt mạnh mẽ như người văn-minh. Trong sự tự-vệ cũng như trong sự mưu-sanh, họ phải khép mình vào đoàn-thể một cách chặt chẽ. Những điều này gây ra một bầu không-khí thuận-tiện cho sự phát-triển của các bản-năng xã-hội. Người giúp đỡ nhau, binh vực nhau, chiến-đấu và hy-sinh cho quyền-lợi chung một cách rất tự-nhiên.

Sự xung-đột giữa cá-nhơn và cá-nhơn bên trong những đoàn-thể cổ-sơ ấy tất-nhiên không thể tránh được. Nhưng vì sự chi-phối của hoàn-cảnh, và vì người chưa đủ khôn ngoan để nghĩ ra những mưu-kế thâm-hiểm, nó thường được giải-quyết một cách thẳng thắn hơn.

Nói một cách khái-quát thì sự tranh-đấu hướng về bên ngoài đoàn-thể nhiều hơn và người bên trong đoàn-thể cố-kết  nhau một cách chặt chẽ. Nếu có nhóm người nào trái với những thể-thức trên này, nó cũng bị đào-thải vì không cạnh-tranh lại những đoàn-thể khác.

Tinh-thần phục-vụ đoàn-thể trên đây, không phải chỉ xuất-hiện ở những con người cổ-sơ. Ta còn có thể nhận thấy nó ở các xã-hội văn-minh hơn, ở những nhóm người bị bạc-đãi, bị uy-hiếp, như những kẻ thuộc giới giang-hồ hoặc thuộc làng dao búa. Những nhà văn nhiều mơ mộng rất cảm-động khi nhận thấy sự thương mến và giúp đỡ nhau giữa những hạng người ấy mà họ cho là hơn hẳn những con người giả dối của giai-cấp trưởng-giả. Kỳ thật, tinh-thần đoàn-thể của những người dã-man cũng như những kẻ xấu số trong xã-hội văn-minh không phải là kết-quả của đạo-đức hay của ý-thức, nó chỉ là kết-quả của đời sống tập-thể giữa những sự uy-hiếp to tát của ngoại-giới.

Những người văn-minh bình-thường có nhiều nhu-cầu hơn người cổ-sơ. Trí óc họ lại mở mang hơn nên họ biết lo xa hơn. Do đó, ý muốn tư-hữu của họ phát-triển rất mạnh và họ thành ra tham-lam, ích- kỷ hơn người cổ-sơ. Vì thế, đời sống văn-minh của người tương đối an-ổn hơn. Những cơ-hội làm cho họ chen vai sát cánh nhau trở thành thưa thớt, và họ có nhiều điều-kiện để sống một cuộc đời riêng biệt. Điều này thêm vào sự phân-công, sự giáo-dục, làm cho cá-tánh họ rất mở mang. Thêm nữa, người có ít nhiều ý-thức về hành-động của mình và biết suy nghĩ, tính-toán trước khi hành-động. Sự suy nghĩ tính-toán đó thường được thực-hiện khi con người sống riêng rẽ, lúc các bản-năng xã-hội không có điều-kiện tác-động một cách mạnh mẽ, và tất-nhiên có tánh-cách phụng-sự cá-nhơn nhiều hơn. Một điều ai cũng có thể nhận thấy là những người trí-thức, những giống dân có một nền văn-hóa lâu đời, hướng đến chỗ tính-toán cho quyền-lợi riêng của mình rất nhiều và hóa ra vừa tham vừa nhát.

Những điều trên này đã làm cho các bản-năng xã-hội của những người văn-minh nhiều khi suy- nhược đi, không đủ sức chế-ngự những bản-năng vị-kỷ hoàn-toàn của người. Do đó, người văn-minh chẳng những tranh-đấu với các dân-tộc khác mà còn xâu xé nhau một cách mãnh-liệt ngay trong đoàn-thể mình. Kết-quả là người phân nhau thành giai-cấp, và bóc lột nhau một cách tàn-nhẫn. Với sự mở mang của trí thông-minh, người biết nghĩ ra những mưu-kế thâm-hiểm để triệt-hạ nhau, đề hành-hạ nhau, để gạt gẫm, lừa dối nhau. Chính những hành-động này làm cho một số triết-gia bất-bình và có cảm-giác rằng người văn-minh tàn-ác và thoái-hóa hơn người dã-man.

Ngoài ra, những người bình-thường vì sự mở mang của trí tuệ và ý-thức mà ích kỷ thái-quá, ta còn có thể gặp một số người khác không khép mình vào xã-hội được. Những người này có những bản-năng vị-kỷ quá mạnh không sao có thể chế-ngự nó để sống một cuộc đời bình-thường của một công-dân tuân pháp-luật. Họ luôn luôn sống bên lề xã-hội. Dầu xã-hội có tốt đẹp, có an-ổn, họ cũng tìm cớ mà chống chọi lại nó. Họ là đám người lúc nào cũng tự xem là bất-đắc-chí và có ý muốn chọc trời khuấy nước với riêng mục-đích thỏa-mãn tánh dọc ngang của mình. Họ là những tướng lục-lâm kiểu Trung- Hoa, những tướng cướp điệu Huê-Kỳ, những tay buôn lậu quốc-tế. Họ là những  chiến-sĩ tình-nguyện của giới đầu trộm đuôi cướp, mà cũng là chiến-sĩ tình-nguyện của những cuộc cách-mạng, những cuộc bạo-động. Sự hỗn-loạn mới là tình-thế thích-hợp cho họ. Trong sự hỗn-loạn này, họ giong ruỗi một cách thích-thú. Nếu sự tình cờ xui họ ở vào một hàng-ngũ chơn-chánh, hay một tổ-chức thắng-lợi, họ có thể trở thành những bực anh-hùng. Nhưng khi xã-hội ổn-định lại, họ trở về bản-chất cũ, và trừ trường-hợp được tôn lên một địa-vị cao quí, họ thường hóa ra những kẻ phá rối trật-tự.

Bù lại, ở những xã-hội văn-minh, ta cũng có thể gặp những kẻ nhờ một bản-năng xã-hội mạnh mẽ mà có mợt tinh-thần phụng-sự đoàn-thể hết sức cao quí. Họ rất sung sường mà được hy-sinh cho đoàn-thể, và nhiều khi sự thành-công trong vinh-quang không làm cho họ thích bằng sự chết một cách thảm- khốc cực-nhục cho đại-nghĩa.

Những hạng người không thể khép mình vào xã-hội cũng như hạng người có bản-năng xã-hội hết sức mở mang thật ra không có bao nhiêu, và đại-đa-số quần-chúng các nước là đám người bình-thường có những đức-tánh tốt, nhưng cũng có tánh xấu. Nói một cách khái-quát thì những hạng người này thuần-lương hơn người cổ-sơ vá ý-niệm đạo-đức của họ mở mang hơn. Nhưng vì các bản-năng xã-hội không chi-phối họ được một cách thường-trực và mạnh mẽ nên sự hành-động của họ nhắm vào mục-đích phụng-sự cá-nhơn của họ nhiều hơn vào mục-đích phụng-sự xã-hội, và do đó mà có một tánh-cách vị-kỷ hẹp hòi. Điều này làm cho sự hợp-quần trong đoàn-thể bị thương-tổn khá nhiều. Những nhà đạo-đức đã hết sức cố-gắng chống chọi lại sự vị-kỷ đó, nhưng họ không khi nào thành-công được một các mỹ-mãn, nhứt là đối với những con người đã có ý-thức về sự sinh-tồn cá-nhơn của mình.

Muốn cho hành-động của mọi người nhắm vào mục-đích phụng-sự xã-hội nhiều hơn lo cho cá-nhơn của người, ta phải hủy-diệt cá-tánh người. Điều này chỉ có thể thực-hiện được khi ta chận đứng sự suy tưởng của người bằng sự khủng-bố, bằng sự nhồi sọ, bằng cách tổ-chức cho người sống thành bầy như thời cổ-sơ. Đó là những phương-pháp mà đảng Cộng-sản Đệ Tam Quốc-tế áp-dụng những nơi họ chiếm-cứ.

Kế quả của chánh-sách trên này là tổ-chức xã-hội được chặt chẽ và phần lớn sự hoạt-động của người qui về việc phụng-sự đoàn-thể. Nhưng làm như thế, người ta tất-nhiên phải khinh rẻ giá-trị con người. Tánh-mạng người bị xem như cỏ rác, nhơn-cách người bị chà đạp, trí-tuệ người bị khép vào bốn bức tường đen tối, đạo-đức người bị suy-đồi. Người quả có phụng-sự xã-hội, nhưng với tư-cách là con trâu, con ngựa, không phải với tư-cách con người. Và chung-qui, chỉ có một thiểu-số được hưởng những mối lợi mà sự nô-lệ hóa nhơn-loại đưa đến cho xã-hội. Trong trường-hợp đó, đại-đa-số nhơn-loại tuy không còn vị-kỷ một cách hẹp hòi, nhưng cũng không phải tiến-bộ mà lại thoái-bộ một bước rât dài.

Như Pascal đã nói, người không phải là thiên-thần, nhưng cũng không phải là ác-thú, và cái khổ cho nhơn-loại là chính những kẻ muốn làm thiên-thần lại hóa ra làm ác-thú. Người cộng-sản đã nêu ra một lý-tưởng cao quí : họ muốn cho người hoàn-toàn tốt như thiên-thần. Nhưng muốn đi đến mục-đích, họ phải kềm chế người thái-quá, và cuối cùng chẳng những không thành-công được, họ lại còn hạ con người xuống hàng súc-vật. Thiết tưởng, những ai có chút lương-tri đều không thể chấp-nhận giải-pháp cộng-sản nếu họ biết rõ sự thật về giải-pháp ấy.

Nhưng, nói như thế không phải là ta không thể sửa chữa những khuyết-điểm của xã-hội. Ta đã nhận thấy rầng sự vị-kỷ là tánh-cách căn-bản của sự sinh-tồn và không sao hủy-diệt được. Một mặt khác, với sự mở mang của trí tuệ và ý-thức của người, cá-tánh của người đã phát-triển đến một mực rất cao, và người ta không thể tiêu-trừ nó mà không phạm đến giá-trị con người. Nhưng với một sự giáo-dục thích-hợp, với một tổ-chức khéo léo, ta có thể làm cho người hiểu rằng quyền-lợi cá-nhơn của người có dính dáng mật-thiết đến quyền-lợi chung của xã-hội. Do đó, bảo-vệ quyền-lợi xã-hội là bảo-vệ quyền-lợi sâu xa của chính mình. Sự vị-kỷ thái-quá của người nhứt-định đưa xã-hội đến chỗ suy-vi hay hỗn-loạn, và điều này tự-nhiên có hại cho quyền-lợi cá-nhơn của người. Lịch-sử hưng vong của các dân-tộc tự cổ chí kim và từ đông sang tây là những gương sáng đủ để giác-ngộ con người.

Thật-sự thì những nền luân-lý đều không ít thì nhiều, dạy người nên hiểu quyền-lợi một cách sáng suốt. « Điều mình không muốn, đừng làm cho kẻ khác », « Điều mình muốn, hãy làm cho kẻ khác ». Đó là những huấn-thị nhắc người nên nghĩ đến quyền-lợi người khác, để bù lại, người khác nghĩ đến quyền-lợi của chính mình.

Chủ-trương nhơn nghĩa của Mạnh tử nếu hiểu một cách đúng đắn thì cũng có một tánh-cách tương tự. Cuộc đàm thoại giữa ông á-thánh đạo Nho với Lương Huệ-vương đã chỉ rõ bản ý Mạnh tử về vấn-đề này. Khi Mạnh tử đến yết kiến Lương Huệ-vương, nhà vua hỏi ông đem cái lợi gì đến cho nước mình, Mạnh tử giảng ngay cho nhà vua biết rằng, nếu nhà vua nghĩ đến cái lợi của nước mình, các quan to sẽ nghĩ đến cái lợi của nhà họ, dân-chúng sẽ nghĩ đến cái lợi của thân họ, trên dưới tranh mối lợi với nhau thì nước phải nguy-khốn và nhà vua tất-nhiên phải thiệt-hại nhiều. Trái lại, nếu mọi người đều nghĩ đến việc nhơn-nghĩa thì nước được phồn-thịnh an-ổn, và quyền-lợi mọi người đều được bảo-vệ. Vậy, thật-sự cái nhơn-nghĩa của thầy Mạnh tử không có chi khác hơn là quyền-lợi hiểu một cách sáng suốt sâu xa.

Ở những xã-hội văn-minh ngày trước, sự giáo-dục chưa phổ-thông, và những nhà đạo-đức hướng-dẫn tinh-thần nhơn-loại, không dám nhấn mạnh đến vấn-đề quyền-lợi, e rằng thị-dục người bành-trướng thái-quá, làm hại cho xã-hội. Do đó, thật-sự, đại-chúng không có một ý-thức rõ ràng về đời sống xã-hội và vẫn nghĩ đến những quyền-lợi cá-nhơn thiển-cận một cách mù quáng. Một số người có học thấy chủ-trương nhơn-nghĩa có vẻ vu-khoát quá cũng không theo nó, và sự điều-hòa của xã-hội dựa vào một thiểu-số ưu-tú. Thiểu-số này còn đủ sức để nắm lấy cương-thường thì xã-hội thạnh, nó mà yếu sức đi thì xã-hội lại hỗn-loạn suy-vi.

Với một sự giáo-dục phổ-thông, dám nói đến vấn-đề quyền-lợi và chỉ rõ sự chánh-đáng của quyền- lợi hiểu một cách sáng suốt, người có thể vừa giữ cá-tánh mình và đồng-thời mở rộng sự vị-kỷ của mình ra đến phạm-vi xã-hội. Họ sẽ phụng-sự một cách có ý-thức để được hưởng lợi trong đó. Những khuyết-điểm của xã-hội văn-minh có thể nhờ đó mà bồi-bổ được.

Như vậy, người vẫn có thể tiến-hóa được về phương-diện tinh-thần. Sự tiến-hóa này không phải thực-hiện một cách vô-ý-thức như người hãy còn man-dã, mà dựa vào ý-thức nhiều hơn.

B.- Nguyên nhơn làm cho người tiến hóa

Động-lực căn-bản của sự tiến-hóa là ý-chí sinh-tồn của người, nó làm cho người cố-gắng tranh-đấu để duy-trì và khuếch-trương sự sống của mình. Trong sự cố-gắng tranh-đấu này, người đã nhờ một yếu-tố rất mạnh giúp đỡ mình : đó là quan-năng biến-cải.

Trong thời-kỳ tiền-sử, quan-năng biến-cải tự-nhiên đã giúp cho những động-vật thủy-tổ của người thay đổi hình-thể và tánh-cách cho thích-nghi với hoàn-cảnh và vượt qua những nguy-cơ uy-hiếp mình. Kết-quả của những sự biến-cải liên-tiếp nhau trong hàng triệu năm, đó là cơ-thể người dưới hình-thức hiện-tại, và những khả-năng tiềm-thế về sanh-lý và tâm-lý, phong phú vô-cùng.

Sau khi đạt được hình-thể hiện-tại, quan-năng biến-cải tự-nhiên của người vẫn tiếp-tục giúp người trong sự ứng-phó với hoàn-cảnh. Quan-năng biến-cải này là kết-quả của cơ-cấu thể-chất con người, với tất cả những kinh-nghiệm của đời sống quá-khứ ghi lại trong các vi-nhơn của tế-bào. Nó có một tánh-cách cá-nhơn rõ rệt. Tuy-nhiên, khi người hợp nhau lại sống thành xã-hội, sự biến-cải đã xoay qua một chiều hướng khác.

Sự hợp-quần đã tự nó gây thêm sức mạnh cho người. Nó giúp người đương đầu lại các giống khác một cách có hiệu-lực hơn. Nhờ nó, sự sản-xuất vật phẩm được tăng-gia rất nhiều, đời sống vật-chất của người do đó mà được đầy đủ hơn, và người được rảnh rang hơn. Một mặt khác, sự hợp-quần làm cho người sống chung lộn nhau và tạo những điều-kiện để người được mở mang những quan-năng tinh-thần của mình.

Một trong những biểu-lộ bản-năng xã-hội là tánh hay bắt chước. Tánh này làm gốc cho sự giáo-dục của người.

Theo quan-niệm của nhiều ngưới, nói đến giáo-dục là nói đến cả một vấn-đề chương-trình, phương-pháp và tổ-chức để dạy dỗ người. Đối với những người này, sự giáo-dục chỉ có  thể xuất-hiện ở những xã-hội văn-minh, khi người đã có thì giờ rảnh rang để nghĩ đến những vấn-đề cao-thượng chớ không phải chỉ chăm chăm chú chú vào việc mưu-sanh.

Nhưng nếu xét bản-chất sự giáo-dục, ta sẽ thấy ngay rằng nó không có gì khác hơn là sự truyền dạy những tri-thức, kinh-nghiệm, những biến-cải đã từng đem thắng-lợi lại cho người khác. Hiểu như thế, sự giáo-dục là sự kiện căn-bản của đời sống con người. Nó không phải xuất-hiện khi người có ý-thức, mà đã có ngay khi người chưa có ý-thức rõ rệt về sự sống của mình.

Trong thời-kỳ cổ-sơ, sự giáo-dục qui về sự bắt chước.  Đó là cái khả-năng mà cũng là cái nhu-cầu khiến cho trẻ con làm y theo người lớn. Trong những xã-hội mộc mạc ngày xưa, đứa bé vừa đủ sức thì đã được lôi kéo vào đời sống của người lớn. Trai thì theo cha, gái thì theo mẹ, chúng tham-dự vào

những công việc hằng ngày : đi săn bắn, đi chài lưới, đi chăn nuôi, làm công việc nhà hay đi gặt hái. Cuộc sống và sự hoạt-động là trường học của chúng. Đó là một sự giáo-dục tự-nhiên bắt đầu bằng những trò chơi của trẻ con bắt chước người lớn và tiếp-tục với những công-tác của kẻ thành-niên.

Sự tham-dự đời sống chung bên cạnh người lớn trong tất cả những hoạt-động làm cho đứa trẻ lần lần am-hiểu, quen thuộc những ý-tưởng, phong-tục, cách cư-xử của xã-hội trong đó nó sống. Những điều nên làm, những điều phải tránh, những cử-chỉ hành-động cấn-thiết ăn sâu vào đầu óc đứa trẻ nhờ sự thực-hành. Lẽ cố-nhiên là cá-tánh người chưa nảy nở được trong thời-kỳ này và sự giáo-dục chỉ có mục-đích làm cho các cá-nhơn giống nhau và sống hòa hợp nhau được trong đoàn-thể.

Một số bộ-lạc, khi đã tiến đến một trình-độ văn-hóa cao hơn, thì bày ra tục-lệ đánh dấu thời-kỳ trưởng-thành của trẻ con. Lúc đứa trẻ đến tuổi thành-niên, người ta tổ-chức những cuộc lễ nhìn nhận nó đã nên người. Trong những cuộc lễ này,  những người trai thanh-niên có thể trải qua những cuộc thử-thách vừa có tánh-cách thực tiễn vừa có tánh-cách thần-bí, cốt để gây một ấn-tượng mạnh mẽ trong đầu óc chúng và làm cho chúng thấy rõ sự thành-công của chúng.

Sự giáo-dục trong thời-kỳ xa xôi này có cái lợi rất là thực-tiễn và làm cho con người được luyện-tập từ nhỏ để giống y như người khác. Điều này làm cho tánh-cách đồng-nhứt của nhơn-viên trong đoàn-thể được bảo-vệ một cách chắc chắn, và người tự-nhiên khép mình vào đoàn-thể không cần phải cố-gắng. Tuy thế, nó không tăng-cường được cá-tánh người phải khép người vào bên trong một vòng xã-hội nhỏ hẹp không thông với đoàn-thể khác.

Sau nhiều thế-kỷ cố gắng và mò mẫm, nền văn-minh đột nhiên xuất-hiện ở lưu-vực sông Nil, hai con sông Euphrate và Tigre, Ấn-hà (Indus) và Hoàng-hà. Với những nền văn-minh này, ta mới thấy phát-hiện những phương-pháp giáo-dục đặc-biệt. Những chế-độ giáo-dục của các xã-hội nầy có nhiều điểm khác nhau, nhưng cũng có chỗ chung nhau.

Nói một cách khái-quát thì với những nền văn-minh nầy, bắt đầu có sự phân-biệt giữa quần-chúng và hạng ưu-tú. Quần-chúng thường vẫn được giáo-dục về những tri-thức cần-thiết cho đời sống hàng ngày và cho sự làm việc để mưu-sanh. Sự giáo-dục này phần lớn có tánh-cách tự-nhiên như sự giáo-dục cổ-sơ và chỉ thi-hành trong phạm-vi gia-đình hay phường nghề-nghiệp. Những người ưu-tú tự-nhiên được giáo-dục một cách kỹ càng hơn và được hấp-thụ những tri-thức cao-đẳng, tinh-túy của văn-minh.

Sự tổ-chức giáo-dục của những xã-hội văn-minh nầy không làm cho mọi người hướng đến chỗ giống nhau hoàn-toàn nữa, cá-tánh đã bắt đầu nảy nở và sự đồng-nhứt của xã-hội không còn duy-trì được. Tuy nhiên, cứu-cánh của giáo-dục bao giờ cũng là bảo-vệ xã-hội và giữ cho xã-hội an-ổn vững vàng. Do đó, tinh-thần của nền giáo-dục luôn luôn phù-hợp với chế-độ xã-hội.

Những dân-tộc theo chế-độ phân chia giai-cấp như Ấn-độ và Ai-cập thì dành những tri-thức cao đẳng cho nhơn-viên của giai-cấp trên, người của giai-cấp hạ tiện không được phép học hỏi. Những nhơn-viên các giai-cấp trung gian chỉ được hấp-thụ một sự giáo-dục sơ-đẳng : họ chỉ được học đọc, học viết, học các phép toán và một ít tri-thức thông-thường.

Những dân-tộc hướng đến một chế-độ bình-đẳng hơn như dân-tộc Trung-Hoa và một số dân-tộc Viễn Đông bị ảnh-hưởng Trung-Hoa thì cho mọi người được học-tập. Thật-sự, số người đi học đến nơi đến chốn không có được bao nhiêu, và sự giáo-dục không có tánh-cách phổ-thông. Nhưng dầu sao, nhờ chỗ mọi người đều có quyền đi học, nền văn-hóa của những dân-tộc nầy có những gốc rễ sâu xa trong đại-chúng chớ không qui-tập về một thiểu-số như ở các dân-tộc theo chế-độ phân chia giai-cấp.

Ở nước Ba-tư thời cổ, sự giáo-dục là độc quyền của chánh-phủ. Ở Ai-cập và Ấn-độ, độc quyền này thuộc về giai-cấp giáo-sĩ, còn ở Trung-Hoa, sự giáo-dục được tự-do : mỗi người đều có thể mở trường dạy học-trò, miễn là ông thầy không đưa ra những chủ-trương trái với đạo-lý đương-hành.

Chương-trình giáo-dục cao-đẳng rất khác nhau tùy theo tâm-tánh và lý-tưởng mỗi dân-tộc. Người Ba-tư xây dựng và duy-trì đế-quốc họ bằng võ-lực nên nhắm mục-đích đào-luyện chiến-sĩ. Họ dạy các thanh-niên về võ-thuật, về các tri-thức quân sự và cố mở mang tinh-thần thượng-võ cùng các đức-tánh cần-thiết cho sự chiến-đấu. Người Ấn-độ có óc thần-bí, nên hướng các khoa-học siêu-hình : triết-học, thần-học. Người Ai Cập ngoài sự giáo-dục về thần-học, lại còn đào-luyện những kỹ-thuật gia và do đó mà hướng về khoa-học. Người Trung-Hoa có tinh-thần thực-tiễn hơn hết và nhắm vào cứu-cánh đào-luyện những công-dân : trong chương-trình giáo-dục của họ, phần quan-trọng nhứt là phần biết dạy người biết nhiệm-vụ họ đối với vua , với nước.

Trong tất cả những xã-hội trên này, tôn-giáo đóng một vai tuồng quan-trọng. Nó là yếu-tố thống-nhứt các tư-tưởng của người và mỗi người đều phải có những tri-thức căn-bản về quan-niệm Thượng-Đế được lưu-hành. Một mặt khác, sự giáo-dục thời đó dựa vào nguyên tắc tôn-trọng tư-tưởng các thánh

nhơn và kinh-điển trước hết. Vì lẽ sách vở chưa được phổ-thông, mà những ý-niệm của thánh hiền lại được xem là những luận-cứ vững chắc nhứt trong cuộc tranh-luận, nên những học-sinh phải học thuộc lòng tất cả những kinh sách điển cố. Điều này làm cho ký-ức rất mực mở mang, trong khi óc phán-đoán phê-bình bị kềm thúc nên không phát-triển được.

Sau những nền văn-minh cổ trên này, trên thế-giới lại thấy phát-hiện nhiều nền văn-minh khác, trong đó quan-trọng nhứt là hai nền văn-minh Hy-lạp và La Mã. Những nền văn-minh nầy có một ảnh-hưởng rất to đến các xã-hội Âu Mỹ và do các xã-hội này mà ảnh-hưởng đến phần lớn nhơn-loại hiện thời.

Với người Hy-lạp, ta thấy xuất-hiện ý-tưởng tôn thờ cái đẹp của thể-chất thiên-nhiên. Nền thể-dục hết sức mở mang và đi đôi với các nghệ- thuật, các khoa-học để đào-tạo những con người gương mẫu, có một cá-tánh mạnh mẽ và một tinh-thần tự-do cường-kiện.

Người La-mã có tinh-thần kỷ-luật và thực-tiễn hơn người Hy-lạp. Sự giáo-dục của họ hướng về mục-đích đào-luyện những công-dân tốt. Những khoa-học thực-dụng, cũng như những đức-tánh cần-thiết cho đời sống quốc-gia rất được tôn-trọng và mở mang. Nhờ những đức-tánh đặc-biệt của mình, người La-mã đã xây dựng được một đế-quốc hùng-cường to rộng. Họ đã mang nền văn-hóa riêng của họ và nền văn-hóa Hy-lạp truyền bá khắp Âu-châu.

Sau khi đế-quốc La-mã sụp đổ, Âu-châu bị đắm chìm trong sự tối tăm hỗn-loạn một thời-gian khá dài. Dưới sự chi-phối của Thiên-chúa-giáo, người ta hướng về lý-tưởng khổ-hạnh và tinh-thần tôn-trọng kinh điển rất mực mở mang. Chỉ đến thời-kỳ Phục-hưng Văn-Nghệ, lòng yêu đời vui sống của người cổ Hy-lạp mới tái-hiện và lôi cuốn dân-chúng Âu-châu vào một chiều hướng mới. Sự giáo-dục tự-nhiên được mở mang hơn, đồng-thời, khoa-học thực-nghiệm bắt đầu nảy mầm và phát-triển.

Từ thời-kỳ Phục-hưng Văn-Nghệ trở đi, xã-hội Âu-châu tiến mạnh trên con đường cải-tổ giáo-dục. Trong sự cải-tổ này, ta có thể nhận thấy một khuynh-hướng mới.

Trước hết, sự giáo-dục lần lần có tánh-cách đại-chúng hơn : không những chỉ dành riêng cho hạng thượng-lưu, nó mở ra cho tất cả mọi người, ít nhứt là ở cấp tiểu-học. Kế đó, nó không qui về một qui- phạm hẹp hòi mà lan rộng ra tất cả mọi ngành hoạt-động của người : chánh-trị, khoa-học, văn-chương, nghệ-thuật, nghề nghiệp v.v… Sự đào-luyện thân-thể và đức-tánh được đề cập đến chung với sự mở mang trí-tuệ. Người ta lại chú-ý đến việc làm phát-triển trí phán-đoán và sự phát-minh chớ không phải chỉ nhắm vào việc đào-luyện ký-ức và sự bắt chước như trong xã-hội cổ.

Tuy nhiên các dân-tộc Âu-châu không phải tổ-chức sự giáo-dục của mình như nhau. Mặc dầu có những khuynh-hướng chung như nhau, mỗi dân-tộc đều có một tổ-chức riêng biệt với những tánh-cách khác nhau.

Người Anh có một tổ-chức hướng về sự đào-luyện tánh-khí và mở mang thể-chất, trí-tuệ cùng đức- hạnh một cách đồng đều nhau. Người Đức thì hướng về sự thực dụng và tinh-thần kỷ-luật quốc-gia, trong khi người Pháp hãy còn thiên về lý-thuyết và sự mở mang trí-tuệ nhiều.

Với sự mở mang của khoa-học, tôn-giáo lần lần kém thế, và không còn bao trùm sự giáo-dục như trước. Nhưng vì khoa-học chưa phát-triển đến mức chi-phối hết cả đời sống tinh-thần của người nên những tri-thức của người không qui tập vào một hệ-thống như trước.Chỉ sau này, khi các chế-độ độc-tài đặt nền tảng trên một chủ-nghĩa được thiết-lập ở một vài nơi trên thế-giới, người ta mới cố-gắng thực-hiện lại sự thống-nhứt tinh-thần theo nguyên-lý của chủ-nghĩa mình tôn thờ.

Lẽ cố nhiên là những chế-độ độc-tài nói trên đây tìm cách đào-luyện những thế-hệ người theo quan-niệm mình. Liên-bang Sô-viết đã thực-hiện một chương-trình giáo-dục đặc-biệt trong đó mọi tư-tưởng và hành-động của người được hướng về mục-đích cộng-sản và được uốn nắn theo lý-luận Karl Marx. Trong thời-kỳ ngự-trị trên nước Đức và nước Ý, các đảng Quốc-xã và Phát-xít cũng ráng sức cải-tổ nền giáo-dục theo chủ-trương mình.

Nói một cách khái-quát thì sự giáo-dục hết sức hữu-ích cho người. Nó tập-trung và truyền dạy những kinh-nghiệm, ý-tưởng người đạt được trong cuộc tranh-đấu sinh-tồn của mình. Một mặt, nó giúp cho những trẻ biết được một số tri-thức cần-thiết cho đời sống, một mặt, nó khuếch-trương thêm các tri-thức này và cải-lương kỹ-thuật hoạt-động của người. Như thế, nó là một yếu-tố căn-bản của quan-năng biến-cải có ý-thức và do đó, nó cũng là một động-lực cho sự tiến-hóa của người.

Tuy nhiên, sự giáo-dục một phần nào cũng có thể có hại cho xã-hội. Sự đào-luyện con người theo khuôn khổ khắc-nghiệt, lòng tôn-sùng cổ-nhơn quá độ thường làm ngưng-kết tư-tưởng và chận đứng sự tiến-bộ. Những nền văn-hóa đông-phương ngày xưa cao hơn văn-hóa tây-phương, nhưng vì chế-độ giáo-dục chỉ hướng về quá-khứ nên không tiến-hóa được, và về sau phải chịu phần thấp kém hơn những nền văn-hóa tây-phương, nhờ sự cạnh-tranh nhau, nhờ chủ-trương hướng về tương-lai mà vượt lên trên được.

Như thế, được tạo ra với mục-đích truyền dạy các kinh-nghiệm của chủng-loại lại cho những cá-nhơn trẻ tuổi, và do đó mà điều-khiển sự biến-cải của người trong sự tranh-đấu sinh-tồn, giáo-dục có khi đi đến kết-quả trái ngược lại. Nó có thể ngưng-kết sự tiến-hóa của tư-tưởng người và đào-tạo ra những hạng người thuộc nhiều sách vở mà thiếu hẳn óc thực-tiễn. Những người này thường lại là những người nắm vận-mạng của xã-hội trong tay, và sự bất-lực của họ hết sức có hại cho sự sinh-tồn của đoàn-thể.

Thật-sự thì trong tương-lai của một xã-hội tùy-thuộc chế-độ giáo-dục của xã-hội ấy rất nhiều, và đối với những người có ý-thức, giáo-dục là yếu-tố quan-trọng hơn hết cho sự tranh-đấu sinh-tồn và sự tiến-hóa của người.

 

Ngôn ngữ Sài Gòn xưa

Nguyễn Ngọc Chính

Có thể nói, bất kỳ một ngôn ngữ trên trái đất này cũng đều trải qua hình thức vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Ảnh hưởng về văn hóa là một trong những tác động chính trong việc vay mượn về ngôn ngữ. Ngoài ra, còn phải kể đến các yếu tố khác như địa lý, lịch sử, chính trị và xã hội trong việc hình thành ngôn ngữ vay mượn.

Thơ Đường

Lý Bạch

 




Tĩnh dạ tứ

Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

 

Dịch nghĩa

Đầu tường trăng sáng soi,

Ngỡ là sương trên mặt đất.

Ngẩng đầu nhìn vầng trăng sáng,

Cúi đầu lại thấy nhớ quê nhà.

 

Bản dịch của Trúc Khê

Đầu giường ngó bóng trăng soi

Mơ màng ngỡ đám sương rơi mặt đường

Ngẩng đầu trăng sáng như gương

Cúi đầu sao nhớ quê hương ngàn trùng

 

 

 

Miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng vốn là một “melting pot”, dễ dàng hòa nhập với các nền văn hóa khác từ tiếng Tàu, tiếng Pháp và cuối cùng là tiếng Anh. Ở đây, xin được bàn về ảnh hưởng của Trung Hoa mà ta thường gọi nôm na là Tàu cùng những biến thể như Người Tàu, Ba Tàu, Các Chú, Khách Trú và Chệt hoặc Chệc.

Gia Định Báo (số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16/2/1870) giải thích :

“…An-nam ta kêu là Tàu, người bên Tàu, là vì khách thường đi tàu qua đây, lại dùng tàu chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu v.v…

Từ Ba-Tàu có cách giải thích như sau : Ba có nghĩa là ba vùng đất mà chúa Nguyễn cho phép người Hoa làm ăn và sinh sống : vùng Cù Lao Phố (Đồng Nai), Sài Gòn-Chợ Lớn, Hà Tiên, từ Tàu bắt nguồn từ phương tiện đi lại của người Hoa khi sang An Nam, nhưng dần từ Ba Tàu lại mang nghĩa miệt thị, gây ảnh hưởng xấu…”

“…Kêu Các-chú là bởi người Minh-hương mà ra; mẹ An-nam cha Khách nên nhìn người Tàu là anh em, bằng không thì cũng là người đồng châu với cha mình, nên mới kêu là Các-chú nghĩa là anh em với cha mình. Sau lần lần người ta bắt chước mà kêu bậy theo làm vậy…”

“… Còn kêu là Chệc là tại tiếng Triều Châu kêu tâng Chệc nghĩa là chú. Người bên Tàu hay giữ phép, cũng như An-nam ta, thấy người ta tuổi đáng cậu, cô, chú, bác thì kêu tâng là chú là cậu vân vân. Người An-nam ta nghe vậy vịn theo mà kêu các ảnh là Chệc…”

Cách giải thích thuật ngữ nói trên của Gia Định Báo từ thế kỷ thứ 19 được coi là tạm ổn vì đây là một trong những tài liệu xưa có xuất xứ từ miền Nam. Theo Lê ngọc Trụ trong Tầm nguyên Tự điển Việt Nam, chệc hay chệt là tiếng Tiều gọi chữ thúc, nghĩa là “em trai của cha”. Người bình dân gọi Chệc để chỉ chung người Hoa.

Người Quảng Đông cho là gọi như thế có ý miệt thị, người Triều Châu trái lại, chấp nhận vì họ được tôn là chú. Ở miền Nam, “các chú” Quảng làm ăn buôn bán khá hơn “các chú chệc” người Tiều lam lũ trong nghề làm rẫy, tằn tiện nên không biết có phải vì vậy mới có câu:

Quảng Đông ăn cá bỏ đầu

Tiều Châu lượm lấy đem về kho tiêu !

Người Tiều lại chê dân Quảng không biết ăn cá. Họ nói món cháo cá Tiều khi ăn có vị ngọt đặc biệt nhờ chỉ rửa sạch bên ngoài, giữ lại nguyên si vảy, đầu và cả ruột ! Dân Tiều ở miền Nam “chuyên trị” những món cá chim hấp, bò viên, tôm viên, ruột heo nấu cải chua… và nhất là món hủ tíu Tiều Châu.

Người ta còn dùng các từ như Khựa, Xẩm, Chú Ba… để chỉ người Tàu, cũng với hàm ý miệt thị, coi thường. Tuy nhiên, có sự phân biệt rõ ràng trong cách gọi: phụ nữ Tàu được gọi là thím xẩm còn nam giới thì lại là chú ba.

Năm 1956, chính phủ Ngô Đình Diệm của nền Đệ nhất Cộng hòa (1955-1963) đã có một quyết định khá táo bạo, buộc tất cả Hoa kiều phải nhập quốc tịch Việt Nam, nếu không sẽ bị trục xuất. Thương nghiệp tại miền Nam sau thời Pháp thuộc phần lớn nằm trong quyền kiểm soát của Hoa kiều. Vì vậy, chính phủ cố tạo sức mạnh cho doanh nhân Việt bằng cách hạn chế quyền lợi của người Hoa.

Đạo luật 53 cấm ngoại kiều (nhắm vào Hoa kiều) tham gia 11 nghề liên quan đến thóc gạo, điền địa, buôn bán thịt cá, than đá, dầu lửa, thu mua sắt vụn… được chính phủ Ngô Đình Diệm ban hành vào tháng 9/1956. Đạo luật này đã làm xáo trộn kinh tế trong nước nhưng đã có tác động mạnh đến nền công thương nghiệp của người Việt vào thời kỳ đó. Đa số người Hoa đã nhập tịch Việt, tính đến năm 1961, trong số 1 triệu Hoa kiều ở miền Nam chỉ còn khoảng 2.000 người giữ lại Hoa tịch.

Người Tàu kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc ba lĩnh vực quan trọng : sản xuất, phân phối và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện… và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập cảng.

Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường. Cũng vì thế, ở Sài Gòn có câu mỉa mai : “Sống phá rối thị trường, chết chật đường chật sá” để ám chỉ người Tàu khi còn sống lũng đoạn nền kinh tế và đến lúc chết lại tổ chức những đám ma một cách rình rang.

Cũng như người Tàu ở Hồng Kông và Macao, người Tàu ở miền Nam đa số nói tiếng Quảng Đông (Cantonese) chứ không nói tiếng Quan Thoại (Mandarin) mà ngày nay gọi là tiếng Phổ Thông. Cũng vì thế, ngôn ngữ Sài Gòn xưa vay mượn từ tiếng Quảng Đông được khoảng 71 triệu người Hoa trên khắp thế giới sử dụng.

Người Sài Gòn thường ví những người “ăn nói không đâu vào đâu” là “nói hoảng, nói tiều” thực ra là “nói tiếng Quảng Đông, nói tiếng Triều Châu”. Điều này cho thấy tiếng Quảng Đông xuất hiện rất nhiều trong ngôn ngữ miền

Nam trước năm 1975, kế đến mới là tiếng Triều Châu. Trên thực tế, người Tàu có đến 5 nhóm Hoa kiều, được gọi là Ngũ Bang tại miền Nam : Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Khách Gia (người Hẹ).

Trong lĩnh vực ẩm thực của Sài Gòn xưa, ảnh hưởng của người Tàu gốc Quảng Đông rất đậm nét. Nói cho công bằng, bên cạnh số đông các tửu lầu, cao lâu của người Tàu gốc Quảng Đông, ở Sài Gòn – Chợ Lớn cũng có lai rai một số tiệm Tàu khác như tiệm Hủ tíu Triều Châu ở đối diện Chợ Lớn Mới, Cơm Gà Hải Nam ở Chợ An Đông hay đường Tôn Thọ Tường.

Theo nhà văn Bình-nguyên Lộc, thời tiền chiến trước 1945, các phổ ky trong tiệm Tàu còn có kiểu kêu vào bếp những món ăn thực khách gọi y như người ta gọi “lô-tô” (bingo), dĩ nhiên bằng tiếng Quảng Đông :

– Bàn số 3, bên Đông, bà lùn, cà phê ít, sữa nhiều !

– Bàn số 4, bên Đông, hủ tíu không giá.

– Bàn số 1, bên Tây, thêm bánh bao ngọt thằng nhỏ.

– Bàn số 2, bên Tây, ông già râu, cà phê đen ly lớn, xíu mại to.

Chủ tiệm thường biết rõ tính nết và sở thích ăn uống của mỗi khách quen, nên họ thường đặt cho mỗi người một cái tên thuộc loại… “hỗn danh”. Khi khách ăn xong lại quầy trả tiền thì phổ ky rao những câu hóm hỉnh bằng tiếng Quảng Đông, chẳng hạn như :

– Ông đầu hói mang khăn rằn, một đồng hai cắc.

– Bà hai mập, ba đồng sáu cắc.

– Ông chủ ốm nón nỉ, tám đồng tư, hai bánh bao mang về.

Nổi tiếng tại Sài Gòn xưa có các nhà hàng Đồng Khánh, Arc-en-ciel, Soái Kình Lâm, Bát Đạt, Á Đông, Đại La Thiên, Triều Châu…

Cơm Tàu thường được để trong những cái thố nhỏ nên được gọi là cơm thố, chỉ là cơm trắng dùng chung với các món ăn nhưng không nấu bằng nồi mà chỉ hấp cách thủy để cho chín gạo. Thông thường một người ăn chừng một hoặc hai thố là no. Có người lại ca tụng ăn cơm thố chỉ cần chan chút hắc xì dầu (nước tương đen) pha với dấm Tiều thêm chút ớt là đã thấy ngon rồi.

Nghĩ lại cũng đúng nhưng nếu ăn kiểu này thì những tiệm nổi tiếng như Siu Siu bên hông chợ An Đông hay Siu Siu ở đầu hẻm Nguyễn Duy Dương (hình như ở số nhà 61) chắc đã dẹp tiệm từ lâu rồi. Cơm chiên Dương Châu cũng là món ăn du nhập từ Quảng Đông. Nhiều người rất khoái cơm chiên nhưng ít người biết từ khởi thủy đây chỉ là các thức ăn dư thừa được chế biến lại.

Cũng thuộc loại thức ăn dư thừa có món tài páo (bánh bao). Bạn không tin ư ? Nhân bánh bao là thịt vụn được xào lên, trộn với lạp xưởng và trứng (sau này được thay bằng trứng cút kể từ khi dịch cút lan truyền khắp Sài Gòn, nhà nhà nuôi cút, người người ăn trứng cút). Vỏ bánh bao được làm bằng bột mì, sau khi hấp chín bột nở phình ra trông thật hấp dẫn.

Có người bảo cơm chiên Dương Châu và bánh bao thể hiện tính tằn tiện và tiết kiệm của người Tàu, không bỏ phí thức ăn thừa! Nói cho vui vậy thôi chứ từ cơm chiên, bánh bao đến các loại sơn hào hải vị như bào ngư, vi cá, yến sào… đều đòi hỏi cách chế biến, đó là nghệ thuật nấu ăn.

Các tiệm “cà phê hủ tíu” của Tàu lan rộng ra nhiều nơi chứ không riêng gì trong Chợ Lớn. Khắp Sài Gòn, Gia Định rồi xuống đến Lục Tỉnh đi đâu cũng thấy những xe mì, xe hủ tíu, chỉ nhìn cách trang trí cũng có thể biết được chủ nhân là người Tàu. Họ có kiểu cách riêng biệt với những chiếc xe bằng gỗ, thiết kế một cách cầu kỳ. Phần trên xe là những tấm kính tráng thủy có vẽ hình các nhân vật như Quan Công, Lưu Bị, Trương Phi, Triệu Tử Long… trong truyện Tam Quốc.

Ăn điểm tâm thì có mì, hủ tíu, bánh bao, há cảo, xíu mại… Khách thường gọi một ly xây chừng, đó là một ly cà phê đen nhỏ hay tài phế (cà phê đen lớn). Sang hơn thì gọi phé nại (cà phê sữa) hoặc bạt xỉu (nhiều sữa nhưng ít cà phê) với sữa đặc có đường hiệu Ông Thọ hoặc Con Chim. Có người lại dùng bánh tiêu hoặc dầu-cha-quẩy nhúng vào cà phê để ăn thay cho các món điểm tâm đắt tiền.

Vào một quán nước bình dân trong Chợ Lớn ta có thể gọi một ly suỵt xủi và người phục vụ đem ra một ly đá chanh mát lạnh. Tại các tiệm “cà phê hủ tíu” luôn luôn có bình trà để khách có thể nhâm nhi nhậm xà (uống trà) trước khi gọi phổ ky đến để thảy xu (tính tiền). (Nhậm xà còn có nghĩa là tiền hối lộ, tiền trà nước). Người sành điệu còn “xổ” một tràng “broken Cantonese”: “Hầm bà làng kỵ tố ?” (Hết thảy bao nhiêu tiền ?).

Những từ ngữ vay mượn của người Tàu dùng lâu hóa quen nên có nhiều người không ngờ mình đã sử dụng ngôn ngữ ngoại lai. Chẳng hạn như ta thường lì xì cho con cháu vào dịp Tết hoặc lì xì cho thầy chú (cảnh sát) để tránh phiền nhiễu, cũng là một hình thức hối lộ.

Lạp xưởng (người Bắc gọi là Lạp xường) là một món ăn có nguồn gốc từ bên Tàu, tiếng Quảng Châu là lạp trường: ngày lễ Tất niên và ruột heo khô. Cũng vì thế vào dịp giáp Tết các cửa hàng nổi tiếng như Đồng Khánh, Đông Hưng Viên trưng bày la liệt các loại lạp xưởng, nào là lạp xưởng mai quế lộ, lạp xưởng khô, lạp xưởng tươi…

Chế biến lạp xưởng là nghề của các Chú Ba trong Chợ Lớn. Lạp xưởng được làm từ thịt heo nạc và mỡ, xay nhuyễn, trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột heo khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Lạp xưởng màu hồng hoặc nâu sậm vì chắc hẳn có thêm chút bột màu.

Lạp xưởng ở Sóc Trăng thuộc miền Lục tỉnh cũng rất nổi tiếng cùng với món bánh pía, một món đặc biệt của người Tiều gốc từ Triều Châu. Đôi khi bánh pía còn được gọi là bánh lột da, thực chất có nguồn gốc từ bánh trung thu theo kiểu Tô Châu nhưng khác với loại bánh trung thu mà ta thường thấy. Đây là loại bánh có nhiều lớp mỏng và nhân bánh có trộn thịt mỡ.

Bánh pía do một số người Minh Hương di cư sang Việt Nam từ thế kỷ 17 mang theo. Trước đây, việc làm bánh pía hoàn toàn mang tính thủ công và phục vụ cho nhu cầu của từng gia đình. Bánh pía ngày trước cũng khá đơn giản, vỏ ngoài làm bằng bột mì có nhiều lớp da mỏng bao lấy phần nhân, lớp da ngoài dày thường để in chữ, nhân làm bằng đậu xanh và mỡ heo chứ không có lòng đỏ trứng muối và các loại thành phần khác như ngày nay.

Do thị hiếu của người tiêu dùng mà các lò bánh mới thêm các thành phần hương liệu khác như sầu riêng, khoai môn, lòng đỏ trứng muối…

Vịt quay Bắc Kinh và vịt quay Tứ Xuyên là những món nổi tiếng của Tàu. Đặc trưng của món vịt quay là da vịt mỏng, giòn, màu vàng sậm. Tại miền Nam, vịt quay và thịt heo quay cũng được người Quảng Đông đưa vào danh sách ẩm thực. Vịt quay hoặc heo quay theo đúng kiểu Tàu là phải ăn với bánh bao chay (không nhân) nhưng người Việt cũng chế thêm món bánh hỏi thịt quay ăn với các loại rau, chấm nước mắm cho hợp với khẩu vị. Ngày xưa, trong Chợ Lớn, nổi tiếng về heo quay, vịt quay có khu vực đường Tôn Thọ Tường, ở Sài Gòn thì khu Chợ Cũ có vài tiệm heo quay của người Tàu. Chuyện kể có một ông cà lăm đi mua thịt quay, khi ông lắp bắp: “Bán… cho tôi… 20 đồng… thịt quay…” thì Chú Ba với tay nghề chặt thịt cũng vừa chặt xong đúng 20 đồng!

Hết “ăn” giờ lại sang đến “chơi”. Chuyện cờ bạc trong ngôn từ của người Sài Gòn xưa đã xuất hiện không ít những từ ngữ từ tiếng Tàu. Tài Xỉu (phiên âm từ tiếng Tàu có nghĩa là Đại – Tiểu) là trò chơi dân gian có từ rất lâu. Chỉ cần 1 cái đĩa, 1 cái bát và 3 hột xí ngầu cũng có thể lập sòng tài xỉu nên còn có tên là xóc đĩa.

Hột xí ngầu có sáu mặt, mỗi mặt có từ một đến sáu chấm, tương đương từ một đến sáu điểm. Khi ráp sòng, người ta để cả ba hột lên chiếc đĩa sứ, chụp bát lên trên rồi lắc. Tổng số điểm của ba hột từ mười trở xuống gọi là xỉu, trên con số mười là tài. Sau khi chủ sòng lắc đĩa, người chơi đoán hoặc tài hoặc xỉu mà đặt cược. Chuyện thắng thua trong tài xỉu tùy thuộc vào tay nghề của người xóc đĩa, còn được gọi là hồ lỳ. Xác suất chủ sòng là từ 60 đến 70% thắng nhưng vì lỡ mang kiếp đỏ đen nên con bạc vẫn bị thu hút vào sòng xóc đĩa.

Các loại bài và hình thức chơi bài cũng có xuất xứ từ tiếng Tàu. Binh xập xám (13 cây) có những thuật ngữ như mậu binh (không cần binh cũng thắng), cù lủ (full house) là 3 con bài cùng số và một cặp đôi, ví dụ như 3 con chín + 2 con K (lớn nhất là cù lủ ách (ace), nhỏ nhất dĩ nhiên là cù lủ hai, thùng (flush) là 5 con cùng nước (suit) mà không theo trật tự liền nhau, ngược lại là sảnh (straight) là 5 con theo trật tự liền nhau nhưng không cùng nước. Kho từ vựng trong xập xám còn có xám chi (3 con cùng loại – three of a kind), thú (two) hay thú phé (two separate pairs) là hai cặp và một con bất kỳ nào khác.

“Thứ nhất tứ quý (4 con bài cùng số) thứ nhì đồng hoa (cùng một nước như cơ, rô, chuồn, bích)” là một trong số cả rừng từ ngữ của dân binh xập xám.

Ở phần trên đã bàn về hai khía cạnh “ăn” và “chơi”, còn một khía cạnh đóng vai trò không kém phần quan trọng là “làm” của người Tàu. Nghề nghiệp được xếp thấp nhất của người Tàu là nghề lạc xoong hay nói theo tiếng Việt là mua ve chai, người miền Bắc gọi là đồng nát.

Chú Hỏa (1845-1901), người Phúc Kiến, xuất thân từ nghề này nhưng về sau lại là một trong 4 người giàu nhất Sài Gòn xưa: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa”.

Một số người Tàu hành nghề bán chạp phô với các mặt hàng thuộc loại tả pín lù nhưng sẵn sàng đáp ứng được mọi nhu cầu hằng ngày của người lao động trong xóm.

Tiệm chạp phô chỉ có mục đích lượm bạc cắc từ cây kim, sợi chỉ đến cục xà bông Cô Ba, quả trứng, thẻ đường. Người Tàu kiên trì trong công việc bán tạp hóa, ông chủ ung dung đếm tiền mỗi tối và ẩn dưới tiệm chạp phô là cả một gia tài được tích lũy. Người ta chỉ biết điều này khi có phong trào vượt biên. Tính rẻ “3 cây một người” thế mà cả gia đình chủ tiệm chạp phô vẫn thừa sức vượt biển để tìm đến bến bờ tự do.

Cao cấp hơn là những xì thẩu, những người thành công trong kinh doanh. Điển hình cho giai cấp xì thẩu là Trần Thành, bang trưởng Triều Châu, với hãng bột ngọt Vị Hương Tố rồi các mặt hàng mì gói Hai Con Tôm, nước tương, tàu vị yểu đã chinh phục thị trường miền Nam từ thập niên 60 để trở thành “ông vua không ngai trong vương quốc Chợ Lớn”.

Xì thẩu Lý Long Thân làm chủ 11 ngành sản xuất và dịch vụ, 23 hãng xưởng lớn: hãng dệt Vinatexco, Vimytex, hãng nhuộm Vinatefinco, hãng cán sắt Vicasa, hãng dầu ăn Nakyco, hãng bánh ngọt Lubico, Ngân Hàng Nam Việt, Ngân Hàng Trung Nam, khách sạn Arc en Ciel, hãng tàu Rạng Đông…

Xì thẩu Lâm Huê Hồ được nhiều người gọi là “chủ nợ của các ông chủ”. Ông là người giữ nhiều tiền mặt nhất miền Nam, số tiền ông có trong tay bằng vốn của nhiều ngân hàng tư nhân cỡ nhỏ như Nam Đô, Trung Việt gộp lại. Lâm Huê Hồ còn nổi tiếng là vua phế liệu, chuyên thầu quân cụ và võ khí phế thải rồi bán lại cho những doanh nhân trong ngành luyện cán sắt hay bán lại cho Nhật Bản. Người Sài Gòn thường nói: “Trần Thành, Lý Long Thân chỉ có Tiếng nhưng Lâm Huê Hồ lại có miếng”.

Xì thẩu Vương Đạo Nghĩa, chủ hãng kem đánh răng Hynos, là một người có óc làm ăn cấp tiến. Ông là người có rất nhiều sáng kiến để quảng cáo sản phẩm trên các cửa hàng ăn uống, chợ búa, hệ thống truyền thanh và truyền hình.

Có rất nhiều xì thẩu được Sài Gòn xưa gọi là vua. Trương Vĩ Nhiên, “vua ciné”, là chủ hãng phim Viễn Đông và gần 20 rạp ciné tại Sài Gòn – Chợ Lớn: Eden, Đại Nam, Opéra, Oscar, Lệ Thanh, Hoàng Cung, Đại Quang, Palace, Thủ Đô…; Lý Hoa, “vua xăng dầu”, là đại diện độc quyền các hãng Esso, Caltex, Shell phân phối nhiên liệu cho thị trường nội địa; Đào Mậu, “vua ngân hàng”, Tổng giám đốc Trung Hoa Ngân Hàng (một trong hai ngân hàng châu Á lớn nhất tại Sài Gòn cùng với Thượng Hải Ngân Hàng).

Bên cạnh đó lại có Lại Kim Dung là “nữ hoàng gạo”. Giá gạo tại miền Nam là do công ty của bà ấn định, chính phủ đã có lúc phải hợp tác với “nữ hoàng gạo” để ổn định giá gạo trên thị trường. Tạ Vinh là một trường hợp xì thẩu đặc biệt. Năm 1964, Tạ Vinh bị Ủy Ban Hành Pháp Trung ương của Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ xử bắn tại pháp trường cát trước chợ Bến Thành vì tội “gian thương, đầu cơ tích trữ gạo, gây xáo trộn thị trường”. Dân chúng và báo chí gọi Tạ Vinh là “hạm gạo”.

(theo Nguyễn Ngọc Chính– Hồi ức một đời người)

https://nghiencuulichsu.com/2016/09/21/ngon-ngu-sai-gon-xua/

Sau 68 năm Georges Orwell trở thành thời sự

Nguyễn thị Cỏ May

«Truyện siêu hay luôn, không ngờ lại được cho phép xuất bản ở Việt nam», ý kiến của độc giả. «Mình có nhìn nhầm không Trời?», trang Tuyên giáo, QĐND.

Đó là nhận xét của độc giả nhân dân và độc giả bộ đội về quyển « Trại súc vật » (La Ferme des Animaux) của nhà văn Anh, George Orwell, xuất bản lần đầu tiên năm 1945. Sau đó, sách được dịch ra tiếng pháp, do nhà Pathé xuất bản năm 1947, dưới tựa là “ Súc vật ở khắp nơi ” (Les Animaux partout). Năm 1964, một bản dịch khác do nhà Gallimard xuất bản dưói tựa “ Cộng Hòa Súc vật ” (La République des Animaux). Qua năm 1981, nhà Champ Libre xuất bản với tựa mà ngày nay quen dùng «Trại súc vật » (La ferme des Animaux).

«Trại Súc vật » và quyển sau đó, 1984 (Nineteen Eighty-Four), xuất bản năm 1948 nên George Orwell lấy làm tựa và đổi vị trí  2 số 48 thành 84, đã làm cho tác giả nổi tiếng khắp thế giới. Số sách bán ở Mỹ nhiều hơn ở Âu châu.

Quyển «Trại súc vật » vừa dược in lại ở Việt nam đã gây kinh ngạc không ít cho một số độc giả chọn lộc nên hiện nay, giới độc giả muốn quyển 1984 được xuất bản tìếp theo. Nhưng chưa có nhà xuất bản nào dám bỏ vốn ra đầu tư. Không chỉ sợ mất vốn mà còn sợ mất chức và đi tù tuy biết sách tung ra sẽ thu hút độc giả mạnh, sẽ bán hết sạch số lượng vài ngàn quyển trong thời gian ngắn nhứt.

Nhà xuất bản Công an Nhân dân xếp 5 quyển thuộc loại hay và có lời cổ  động quan trọng : « Trước 30 tuổi mà không đọc những quyển này thì người đó sẽ không bao giờ trưởng thành được ».

5  quyển đó là :

* Câu chuyện dòng sông của Hermann Hesse,

* 1984 của George Orwell,

* Giết con chim nhại của Harper Lee,

* A clockwork Orange của Anthony Burgess,

* For Whom the Tolls của ernest Hemingway.

“Trại Súc vật” hay “Cộng Hòa Súc vật”, tựa này có vẻ hay hơn, như nói Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa, là loại tiểu thuyết giả tưởng thuật lại chuyện súc vật nắm quyền trong một trang trại và trục xuất con người ra khỏi trang trại.

Thật ra, sách nhằm phê bình chủ thuyết xít-ta-lin (le stalinisme), và, môt cách rộng hơn, chủ thuyết toàn trị xuyên qua hình ảnh những con heo chà đạp những nguyên tắc bình đẳng vừa được thiết lập sau cuộc nổi dậy chống lại con người, và lần lần xây dựng một hệ thống đàn áp và khai thác làm cho những súc vật khác trở thành nạn nhơn.

“Trại Súc vật” chỉ là một quyển sách nhỏ, lối 150 trang, tùy theo ấn bản và khổ giấy, có thể đưọc tóm tăc sơ lược :

Lợi dụng lúc trại chủ đi ngủ, súc vật trong trại họp nhau lại trong nhà kho để nghe heo lãnh tụ nói chuyện. Heo mới là thành phần thông minh hơn hết. Diển giả kích động đồng loại nội loạn chống lại con vật duy nhứt chỉ biết tiêu thụ mà không sản xuất và lại khai thác tất cả loài vật khác. Đó là con người. Heo lãnh tụ quả thật đúng là nhà tiên tri (Prophète). Hắn rút ra từ những nguyên tắc này một chủ thuyết, gọi là “súc vật chủ nghĩa ”. Vừa chợt nhớ lại một bài hát xưa loan báo về thời hoàng kim của loài vật, heo lãnh tụ hát lên và tất cả đều đồng loạt hát theo đầy nhiệt tình, cho đến khi tiếng ồn đánh thức chủ trại. Thấy như có con chồn, ông bắn con chồn. Heo lãnh tụ chết. Ba heo khác nhờ biết đọc, cố gắng huấn luyện các súc vật khác.

Chúng dạy đánh vần và dạy “súc vật chủ nghĩa” để đặt nền tảng cho cách mạng ”.

Nhơn vật chánh trong truyện như Sage l’Ancien, qua hình ảnh một con heo lớn tuổi, thuôc giống Miđle White, gây nổi loạn. Nó tiêu biểu cho một kết hợp của Các Mác và Lê-nin. Dựa trên ý nghĩa này, heo lãnh tụ nghĩ ra những nguyên tắc xách động cách mạng và sau cùng thân xác của hắn sẽ được tặng cho dân chúng sùng bái.

Nhơn vật Napoléon là heo to lớn thuộc giống Berkshire, hung tợn, ám chỉ Joseph Staline. Napoléon là nhơn vật hung dử trong truyện.

Boule de neige, đối thủ của Napoléon và là Sếp thứ nhứt của trang trại, sau khi đã hạ bệ trại chủ Jones. Nó đại diện cho Léon Trotsky.

Brille-Babil là con heo trắng, trợ lý cho Napoléon và làm Bộ trưởng Tuyên truyền, vai trò này làm cho hắn gần gủi với Viatcheslav Molotov.

Minimus là con heo thi sĩ có nhiệm vụ viết quốc ca mới, Đồng chí Napoléon, bản Liên-xô ca sẽ thay thế bản Quốc tế ca.

Những chú heo nhỏ, có thể là con cái của Napoléon, sẽ là thế hệ đầu tiên được dạy về lý thuyết bất bình đẳng giữa các loài súc vật với nhau.

Còn bốn chú heo con than phiền Napoléon muốn kiểm soát trang trại. Chúng nó sẽ bị hành quyết, ám chỉ những vụ hành quyết trong giai đoạn cuộc Đại Thanh trừng của Grigori Zinoviev, Lev Kamenev, Nicolaï Boukharine và Alexï Rykov.

Bình thường đoc « Trại Súc vật » thì ai cũng hiểu đây là truyện mượn hình thức giả tưởng để nói về chế độ cộng sản độc tài ở Liên-xô. Thiếu sự run động mạnh. Phải có hoàn cảnh lịch sử thì đọc sẽ thấy khác hẳn đi, mặc dầu đã đọc qua rồi.

Đó là trường hợp của một nhóm người ở Sài gòn, sau 30/4, may mắn chỉ còn công ăn mà không có việc làm, rổi rảnh đi lêu bêu cả ngày, ai có sẳn hoặc chốp được «Trại Súc vật » đọc xong, chuyền tay nhau đọc. Với điều kiện một chầu cà-phê sửa dưới gốc me đường Trần Quí Cáp. Thân sơ gì cũng phải chấp nhận điều kiện ắt có này. Quyển thứ hai là « Trại Đầm Đùn », tiểu thuyết phóng sự của Trần văn Thái. Quyển này bằng tiếng việt. Quyển kế tiếp là «Ba Người con gái của Lương phu nhơn », bản dịch truyện của Pearl Buck.

Những quyển này, chỉ một thời gian sau, nó bị nhào nát, giấy gần biến thành bột nhưng vẫn còn khách hàng hâm mộ ghi tên chờ đợi. Có người đã đọc qua rồi nhưng vẫn muốn đọc lại. Khi đọc lại, ai cũng thấy sao nó hay quá. Đúng quá. Cả chuyện bên Tàu sao nó cũng gợi cho ta hình ảnh xã hội bên ta trong những ngày tới.

1984

Bản tiếng anh, lần xuất bản đầu tiên do nhà Secker and Warburg, có tựa là «Nineteen Eighty-Four » nhưng những ấn bản sau mang tựa con số ngắn gọn hơn 1984. Bản dịch pháp văn chỉ có tựa 1984. Ai đã đọc qua «Trại Súc vật » mà chưa đọc «1984» là một thiếu xót đáng tiếc. Giờ đây hảy tìm đọc kẻo phải tiếc hoài.

Độc giả ở Mỹ đầu năm nay nồng nhiệt tìm đọc1984 vì có hiện tượng Trump.

Từ hôm 20  tháng giêng, quyển 1984 tái xuất hiện như một best-sellers trên thị trường sách của Mỹ. Có hôm, quyển 1984 dẩn đầu số sách bán được trên Site Amazon, lên tới 47 000 quyển.

Tại sao có hiện tượng này ? Rất đơn giản. Ở việc ông Trump đắc cử Tổng thống Huê kỳ !

Ông Sean Spicer, phát ngôn nhơn của Tổng Thống đắc cử Donald Trump, loan báo có một số dân chúng lớn nhứt từ trước giờ trong lịch sử Huê kỳ tham dự lễ nhậm chức Tổng thống. Trong một buổi hợp báo, ông Sean Spicer nói rỏ hơn « Đó là một số người đông đảo chưa từng thấy trong một lễ Tổng thống nhậm chức như vậy. Chúng tôi biết có tới 420 000 người đã xử dụng métro. Trước đó, trong lễ nhậm chức của Tổng thống Obama, chỉ có 317 000 người ». Sean Spicer trước đó cũng tuyên bố hôm thứ sáu đã có tới hơn một triệu người tụ tập lại ở Hoa-Thạnh-đốn.

Nhưng những con số của Sean Spicer liền bị báo chí và chuyên viên truyền thông đính chánh. Để bênh vực đồng nghiệp, bà Kellyanne Conway, Cố vấn của Donald Trump, vội lên tiếng sửa sai « Ông Sean Spicer ý muốn nói « sự việc gần như vậy » mà thôi. Bà lại dùng « alternative facts » (faits alternatifs). Thành ngữ « alternative facts”  liền được truyền thông chụp ngay, nhắc lại 68 năm trước, đã được tác giả quyển 1984dùng để chỉ cộng sản nói dối.

Theo nhà tâm lý học Marilyn Wedge trả lời Site Psychology Today thì giửa truyện 1984 và chánh sách của ông Trump, có một sự liên hệ rỏ ràng. Ông ta muốn làm cho chúng ta tin ở điều ông ta và người của ông ta nói hơn là sự thật. Cũng trong tuần đó, ông Sean Spicer tiếp tục tố cáo báo chí loan báo những thông tin sai lạc, lập luận rằng những nhiếp ảnh viên đã cố ý hướng máy hình nhằm làm giảm số lượng người tham dự ủng hộ Tổng thống đắc cử đứng đông nghẹt trước National Mall.

Trong quyển 1984, George Orwell tưởng tượng lịch sử năm 1984 diển ra ở Luân-đôn. Thế gìới chia làm 3 vùng lớn đang chiến tranh. Cả 3 vùng đều đặt dưới chế độ toàn trị do cộng sản cai trị. Lúc đầu, các đảng cộng sản đều hô hào giải phóng giai cấp vô sản. Nhơn vật chánh là Winston Smith làm việc ở Bộ Sự thật nơi đây ông rà soát lại lịch sử để thay đổi cho nó phù hợp với đường lối của Đảng. Smith là một nhơn vật sáng suốt đáp ứng đúng chánh sách của Đảng nhưng ông dấu kín quan điểm của ông.

Ông mô tả xã hội chung quanh ông toàn là sự chỉ điểm, phủ nhận giới tính và mọi thứ cảm giác trong quan hệ nam-nữ, đầy rẫy công an tư tưởng và theo dõi từng lời nói của nhơn dân, và nhứt là sự giám sát của Đồng chí Lớn (Big Brother), một hệ thống Caméra, biến cá nhơn thành con số không và cô lập nó. Nhưng khi gặp một phụ nữ, Julia, Smith bắt đầu vi phạm luật đảng. Họ làm tình với nhau và mơ ước một cuộc nổi dậy của nhơn dân. Bị một người bạn phản bội, cả hai bị bắt, bị tra tấn và cải tạo. Đảng khống chế trọn vẹn Smith vì Smith thôi Julia.

Xã hội mà George Well mô tả trong truyện 1984là xã hội Âu châu đầu thập niên 50. Ông muốn đánh thức độc giả Tây Âu về hiểm họa cộng sản.

Đống chí Lớn có mặt trong từng nhà, từng căn phố. Không gian công và tư vì đó được sáp nhập chung lại làm một. Trẻ con được giáo dục làm tình báo và tố cáo cha mẹ chúng. Đời sống ái ân bị trừng phạt vì cảm súc ái ân là biểu hiện bản chất cá nhơn tính. Ngoài sự kiểm soát đời sống tâm sinh lý, Đảng còn kiểm soát ngoại hình hay thái độ của nhơn dân, như một nét nhăn mặt tỏ vẻ bất mản có  thể bị công an bắt.

Dân chúng bị bắt buộc lao động cật lực để như vậy duy trì mọi người trong tình trạng mệt lả, điều này sẽ làm tăng khả năng khuất phục của họ.  Sự tra tấn rất phổ biến, điều này có  nghĩa là thân thể của cá nhơn thuộc về Nhà nước. Đồng thời, lịch sử cũng được kiểm soát vì Đảng viết lại sử liệu.

1984 là tiểu thuyết giả tưởng nhưng nó có nội dung hoàn toàn phù hợp với thực tế xã hội cộng sản. Phải chăng George Orwell muốn cảnh báo thế giới tự do hiện tượng cộng sản do Mao nắm được chánh quyền ở Tàu năm 1949 và cộng sản bắt đầu bành trướng, đi thôn tính thế giới.

Ở Pháp, đa số trí thức đều chạy theo cộng sản. Khi năm 68, dân chúng Tiệp biểu tình ở Prague, Liên-xô đưa xe tăng qua đàn áp, tàn sát dân biểu tình như cỏ rác, trí thức Pháp mới bắt đầu ê càng.

Ở Sài gòn sau 30/4, lén đọc được «Trại Súc vật» lấy làm thú vị tuy thật sự chưa thắm đủ mùi vị cộng sản vì hảy còn sớm. Ngày nay, người dân đã trải nghiệm thực tế cộng sản đầy đủ, qua các chìu kích, nên đã không còn sợ như trước đây. Họ biểu lộ công khai thái độ khi dễ, khinh rẻ đảng cộng sản.

Từ sự sợ hải, lén lúc đến công khai ra mặt không sợ nữa, phải mất 40 năm.

Vậy từ không sợ tới hành động chống đối, giành lại quyền sống của mình đã bị cộng sản cướp đọat phải mất bao nhiêu năm nữa ?

 

Vui cười

Một cặp tình nhân đang ngồi tâm sự với nhau, đột nhiên cô gái tỏ vẻ đăm chiêu không nói lời nào.

Chàng trai thấy vậy liền hỏi: – Có chuyện gì thế em yêu?

Cô gái thỏ thẻ trả lời: – Có điều này làm em băn khoăn bấy lâu nay, cô bé hàng xóm của anh ấy, vừa ngoan ngoãn lễ phép, gia cảnh khá giả, lại trẻ trung có học thức. Mà anh chưa từng một lần động lòng ư?

Chàng trai kéo bạn gái vào lòng: – Chả nhẽ cứ gặp ai xinh đẹp giàu có là anh sẽ động lòng hết sao?

Cô gái trợn mắt lên với người yêu: – Hóa ra là anh luôn cho rằng cô ta xinh đẹp, nãy giờ em chưa từng công nhận điều đó đâu đấy!

 

Một người phụ nữ đến than phiền với bác sĩ: – Dạo gần đây chồng tôi có tật nói mê khi ngủ, ông ấy cứ lẩm bẩm suốt đêm làm tôi không thể nào ngủ được! Có thuốc nào trị được không bác sĩ?

Bác sĩ trả lời ngay lập tức: – Không phải dùng thuốc gì cả đâu! Cách chữa rất đơn giản.

Người phụ nữ rất ngạc nhiên: – Thật sao? Cách gì vậy thưa bác sĩ?

– Thật chứ, ban ngày bà cứ nhường cho ông ấy nói một ít là ban đêm hết nói mê ngay ấy mà!

 

Công việc quá nhiều lại thêm thời gian nghỉ ngơi ít ỏi, người vợ than thở với chồng: – Có bao nhiêu là thứ muốn làm, muốn đọc sách này, xem vài bộ phim này, muốn nấu một bữa thật thịnh soạn cho cả nhà này. Nhưng dạo này em bận tối mắt, chả có thời gian, mỗi ngày em chỉ ngủ được có 4 tiếng thôi đấy.

Anh chồng nghe thấy thế ôm vợ vào lòng âu yếm hỏi:

– Vậy nếu một ngày có 48 tiếng, em sẽ sắp xếp thời gian như thế nào?

Cô vợ tươi tỉnh đáp: – Ngủ 28 tiếng.

 

Sách mới

Chiến Tranh Việt Nam Dưới Thời Kennedy-Johnson-Nixon-Ford,

tác giả Trọng Đạt

Người Việt Dallas xuất bản, dầy 320 trang, giá bán 20 Mỹ Kim

 

Lời nói đầu

Chiến tranh Việt Nam kéo dài mấy chục năm đằng đẵng từ 1946 cho tới 1975 mới chấm đứt

Người Mỹ can thiệp trực tiếp cũng như gián tiếp vào Việt Nam từ đầu thập niên 50 tới giữa thập niên 70, qua sáu đời Tổng Thống Mỹ Truman, Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon và cuối cùng là Tổng Thống Gerald Ford

Trong phạm vi cuốn sách này chúng tôi chỉ giới hạn vào cuộc chiến Việt Nam, hay Cuộc chiền Đông Dương lần thứ hai từ đầu thập niên 60, dưới thời bốn vị Tổng Thống Kennedy, Johnson, Nixon, Ford cho tới tháng 4-1975

 Mở đầu giai đoạn này dưới thời Kennedy gồm

1- Tổng thống Kennedy Quyết Định Rút Khỏi Miền Nam Năm 1963

2- Hoa Kỳ Và Vấn Đề Đưa Quân Sang Việt Nam Năm 1961

 Sau đó dưới thời Johnson gồm

3- Tổng thống Johnson Quyết Định  Leo Thang Chiến Tranh

4- Nghị Quyết Vịnh Bắc Việt 1964

5- Ngày Xuân Nhớ Lại Tết Mậu Thân 1968

6- Những Sai Lầm Của Lyndon Johnson Trong Chiến Tranh Việt Nam .

 Tiếp theo dưới thời Nixon gồm.

7- Cuộc Đảo Chính Ông Hoàng Sihanouk Năm 1970

8- Hành Quân Sang Căm Bốt Năm 1970

9- Hành Quân Sang Lào Năm 1971

10-Trận Oanh Tạc Để Cứu Miền Nam Cuối Năm 1972.

11- Tổng thống Thiệu Ký Kết Hiệp Định Paris Năm 1973

12- Hòa Bình Danh Dự Và Sự Phản Bội Việt Nam

 Và cuối cùng dưới thời Ford

13- Tháng Ba Di Tản

14-Viện Trợ Khẩn Cấp Tháng 4-1975 Chỉ Là Vở Hài Kịch

15-Trách Nhiệm Đại Tướng  Dương Văn Minh Tháng 4-1975

 Trong phần Phụ Lục chúng tôi thêm một số đề tài có những lối nhìn chung về cuộc chiến Việt Nam

16 – Bài Học Từ Cuộc Chiến Việt Nam

17-  Người Mỹ và vết xe đổ của người Pháp

18- Lê Duẩn Và Cuộc Chiến Tranh Việt Nam