Nghiện Facebook nguy hiểm hơn nghiện rượu?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Nghiện Facebook nguy hiểm hơn nghiện rượu?

Alina DizikBBC Capital

17 tháng 5  2017

TalkSpaceBản quyền hình ảnhTALKSPACE
Nếu bạn không thể cưỡng lại nhu cầu lướt Facebook hoặc Instagram trong giờ làm việc, hoặc nếu bạn cảm thấy trong người bất an khi không thể dùng điện thoại hoặc do điện thoại mất sóng, có lẽ bạn cần giúp đỡ.
Trong vài năm qua, nhiều người nghiện thiết bị điện tử đã phải tìm đến các chuyên gia để được tư vấn, chỉ cách thư giãn hoặc lên kế hoạch nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, các công ty khởi nghiệp chuyên về lĩnh vực sức khoẻ chốn công sở cũng đang đua nhau đưa ra những giải pháp cai nghiện.
Điều này giúp mang lại nhiều sự lựa chọn đối với người dùng mạng xã hội. Các buổi trị liệu kéo dài một tiếng đồng hồ có thể tốn 150 đôla/giờ, trong khi các chuyến nghỉ dưỡng có thể tốn hơn 500 đôla.
Trong những năm gần đây, số bệnh nhân tìm đến Nathan Driskell, một bác sỹ tâm lý trị liệu tại Houstin, Texas, Hoa Kỳ, để chữa hội chứng nghiện mạng xã hội đã tăng lên 20% và số bệnh nhân này hiện đang chiếm gần 50% tổng số bệnh nhân ông dang chữa trị, ông nói. Điều thú vị là các bệnh nhân nghiện game máy tính của ông đang bắt đầu giảm xuống, ông cho biết.

Không được công nhận

Hội chứng nghiện mạng xã hội không được xem là một hội chứng rối loạn trong các sách y tế như American Psychiactric Association’s Diagonostic và Statistical Manual of Mental Disorders, vốn được xem là các chuẩn mực vàng trong việc chẩn đoán những hội chứng rối loạn.
An ad campaign from Talkspace, which offers counseling online, to raise awareness of the impact of social media addictionBản quyền hình ảnhTALKSPACE
Image captionTalkspace tiến hành chiến dịch vận động nhằm nâng cao nhận thức về tác động của hiện tượng nghiện truyền thông xã hội
Mặc dù vậy, những phương pháp mà một số bác sỹ tâm lý trị liệu, trong đó có Driskell, sử dụng để điều trị cho các khách hàng mắc bệnh nghiện mạng xã hội cũng tương tự như những phương pháp chữa trị các triệu chứng rối loạn thần kinh khác.
Những tác động về tâm lý mà Facebook, Snapchat và những nền tảng điện tử khác gây ra thậm chí còn khó chữa hơn một số bệnh nghiện chính thức khác, Driskell nói.
“Nó còn tệ hơn nghiện rượu hoặc ma tuý bởi vì dễ tiếp cận hơn và xã hội cũng không có những định kiến gì về điều này.”
Driskell hiện đang chữa trị nhiều bệnh nhân mỗi tuần, thời gian chữa trị kéo dài ít nhất là 6 tháng, với giá 150 đôla mỗi giờ.

Dùng lửa trị lửa

Công ty khởi nghiệp Talkspace, đóng tại New York, đang cung cấp dịch vụ tư vấn qua mạng cho khách hàng thông qua mạng lưới hơn 1.000 bác sỹ tâm lý trị liệu. Năm 2016, công ty này đã công bố các giải pháp nhằm cải thiện bệnh nghiện mạng xã hội và cho ra đời một chương trình kéo dài 12 tuần trong đó hướng dẫn điều tiết việc sử dụng mạng xã hội, Linda Sacco, một phó chủ tịch của Talkspace, cho biết.
Công ty này cung cấp dịch vụ tư vấn qua tin nhắn điện thoại, với giá khởi điểm là 138 đôla/ tháng, trong khi giá tư vấn trực tiếp qua điện thoại là 396 đôla. Dù các khách hàng của Talkspace đều sử dụng điện thoại để nghe tư vấn, thế nhưng họ cũng được chỉ cho cách sử dụng điện thoại một cách có điều độ, bà nói. Hầu hết các khách hàng tìm đến dịch vụ của công ty sau khi thất bại trong việc tự cai nghiện, Sacco nói.
Spending too much time on social media and devices warps our sense of selfBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBỏ quá nhiều thời gian vào mạng xã hội và các thiết bị điện tử gây tác động tiêu cực tới cảm xúc của chúng ta
“Những người này nhận ra họ cần sự giúp đỡ sau khi đã thất bại trong việc cố gắng tự hạn chế bản thân,” Sacco nói. “Những người tìm đến chúng tôi đều thực sự nhận ra rằng mình đang đánh mất cuộc sống.”

Trách nhiệm giúp đỡ

Một số ý kiến khác cho rằng các thói quen tiêu cực liên quan đến mạng xã hội có thể được chữa trị như một dạng bệnh nghề nghiệp. Tại London, Orianna Fielding sáng lập Công ty Digital Detox vào năm 2014 sau khi nghiên cứu một cuốn sách về việc cách ly với các thiết bị điện tử.
Fielding giờ đây đang hợp tác với các công ty để giúp đỡ nhân viên của họ điều tiết việc sử dụng mạng xã hội. Những giải pháp mà bà mang lại bao gồm những buổi nói chuyện trực tiếp và các chương trình trên mạng, vốn được thiết kế để phù hợp với từng kiểu nghiện khác nhau.
“Chúng tôi đang tái cân bằng mối quan hệ với công nghệ,” Fielding nói. Hiện tại bà đang cung cấp dịch vụ của mình với giá trung bình 748 đôla một ngày. Các lãnh đạo của công ty có thể đăng ký các lớp bổ sung với mục tiêu tăng cường hiệu suất, bà nói.

Làm đúng cách

Giới chuyên gia cũng khuyến cáo không nên quá xem trọng các phương pháp ngắn hạn mà bỏ quên những giải pháp về dài hạn. Những buổi dã ngoại vào cuối tuần hoặc kéo dài cả tuần để giúp tránh xa các thiết bị điện tử có thể là bước khởi đầu tốt, Driskell nói.
Social media addiction is 'worse than alcohol or drug abuse because it's much more engaging and there's no stigma behind it'Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNghiện mạng xã hội còn ‘tệ hơn nghiện rượu hay ma túy bởi nó dễ tiếp cận hơn và xã hội không có định kiến gì về việc này’
Tuy nhiên cũng giống như những bệnh nghiện khác, các khách hàng cần thời gian từ 6 tháng đến một năm để hoàn toàn có thể kiểm soát bản thân mà không cần đến các chương trình cách ly, ông nói. “Việc cách ly bản thân là tốt, nhưng rồi bạn cũng vẫn phải quay về cuộc sống bình thường,” và điều này có thể ảnh hưởng tới những tiến bộ đã đạt được, Driskell nói.

Tự cai nghiện

Một số hãng thì đang tìm cách thu hút sự chú ý của những người dùng mạng xã hội không sẵn sàng gặp bác sỹ tâm lý nhưng vẫn muốn giảm thời lượng dùng các thiết bị.Tại Berlin, Offtime, một công ty tự miêu tả mình là ‘công ty khởi nghiệp thời hậu công nghệ’, với nhiệm vụ đạt được ‘sự tập trung và cân bằng trong vấn đề sử dụng thiết bị điện tử’. Offtime cũng làm việc với các khách hàng nhằm giúp họ kiểm soát thời lượng sử dụng mạng xã hội thông qua các ứng dụng, đồng thời cũng cung cấp các buổi tư vấn mặt đối mặt.
Những giải pháp này đóng vai trò như một chiếc nạng để giúp những người ý thức được việc mình đang lạm dụng mạng xã hội nhưng cũng muốn tự bản thân giải quyết vấn đề, Alexander Steinhart, bác sỹ tâm lý học và nhà đồng sáng lập công ty vào năm 2014, nói.
Thay vì đợi một vấn đề xảy ra, những người dùng mạng xã hội cần tạo ra một thói quen lành mạnh. Rutledge cho rằng những thói quen lành mạnh trong việc sử dụng công nghệ cần được thiết lập ngay khi công nghệ mới ra đời.
“Người ta thường nhanh chóng cho rằng đó là một bệnh nghiện thay vì xem đây là tình trạng mất cân bằng,” bà nói.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.