Tin Biển Đông – 19/05/2017
Ấn Độ đang tăng cường hợp tác quốc phòng với Singapore -INDIANDEFENSENEWS
Singapore và Ấn Độ tập trận chung ở Biển Đông
Singapore và Ấn Độ khởi động cuộc tập trận chung “SIMBEX” ở Biển Đông nhằm “thúc đẩy các hoạt động an ninh hàng hải”, truyền thông Ấn Độ tường thuật.
Tờ Times Of India cho hay, trong hoạt động này, Singapore điều dàn tàu chiến hùng hậu gồm khinh hạm đa nhiệm lớp Formidable ‘RSS Supreme’, tàu hộ tống tên lửa ‘RSS Victory’, chiến đấu cơ F-16 và máy bay tuần tra hàng hải Fokker F50.
“SIMBEX năm nay là cuộc tập trận song phương lần thứ 24 nhằm tăng cường sự tương tác giữa hải quân hai nước cũng như tăng cường sự hiểu biết chung và “, báo này dẫn lời phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ D K Sharma.
Trung Quốc vẫn ‘giận’ Thủ tướng Singapore?
Singapore: Có oan uổng khi mang tiếng đắt đỏ?
Cuộc tập trận diễn ra theo hai giai đoạn, tại bến cảng từ 18 đến 20/5 và trên biển từ 21 đến 24/5.
Động thái này cho thấy Ấn Độ đang tăng cường hợp tác quốc phòng, từ các chuyến thăm quân sự, tập trận đến đào tạo và chia sẻ công nghệ với các nước Asean như Việt Nam, Singapore, Myanmar, Malaysia và Indonesia.
Ấn Độ vừa gia hạn thỏa thuận đào tạo không quân với Singapore thêm 5 năm nữa.
Cùng thời điểm, tờ Straits Times cho hay Singapore vừa đặt mua hai tàu ngầm hiện đại do Đức sản xuất – Type 218SG – sẽ được giao từ năm 2024 để thay thế các tàu ngầm cũ.
Phát biểu tại hội chợ thương mại hàng hải, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết rằng nước này cần mua tàu ngầm mới để bắt kịp với sự phát triển của hải quân các nước châu Á trong bối cảnh họ tiếp tục hợp tác với các nước để giải quyết những thách thức an ninh chung.
Trong một diễn biến khác, Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng cho hay Singapore, Thái Lan và Brunei là ba quốc gia Asean ‘không được Trung quốc mời’ dự Diễn đàn ‘Vành đai và con đường’.
www.bbc.com/vietnamese/world-39934455
Tập Cận Bình dọa Duterte : Sẽ gây chiến nếu áp dụng phán quyết Biển Đông
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 19/05/2017 cho biết chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đe dọa sẽ xảy ra chiến tranh giữa hai nước, nếu Manila quyết định áp dụng phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye và khởi động khoan thăm dò dầu khí trên Biển Đông.
Theo AFP, ông Duterte kể lại rằng ông đã gặp gỡ Tập Cận Bình hôm thứ Hai 15/05 tại Bắc Kinh, và trong dịp này ông Tập đã cảnh báo ông, một cách thân mật nhưng kiên quyết.
Trong cuộc đối thoại, Rodrigo Duterte giải thích với Tập Cận Bình là Philippines có ý định tiến hành khoan thăm dò trong vùng biển thuộc chủ quyền của mình. Theo lời kể của Duterte, ông Tập trả lời : « Chúng ta là bằng hữu, chúng tôi không muốn tranh chấp với quý vị, mà muốn duy trì mối quan hệ thắm thiết. Nhưng nếu quý vị làm như thế, buộc lòng chúng tôi phải khởi chiến ».
Từ khi lên nắm quyền, ông Rodrigo Duterte đã nhiều lần bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với ông Tập Cận Bình, nhưng hứa hẹn sẽ nêu ra vấn đề phán quyết của Tòa Trọng tài.
Trước đó, Duterte muốn củng cố quan hệ hai nước, ngõ hầu Philippines có thể thụ hưởng đầu tư và tín dụng của Trung Quốc, lên đến hàng tỉ đô la.
Tháng 07/2016, Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye sau khi xem xét đơn kiện của Manila, đã ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, cho rằng đường lưỡi bò được Bắc Kinh tự ý vẽ ra vào năm 1947 là « vô căn cứ » về pháp lý. Phía Bắc Kinh không công nhận phán quyết của Tòa.
www.newsjs.com/…dọa-chiến…nếu…biển-Đông/dpYfkSKhHQ1yqVMTzoRwJte0Oo…
ASEAN và Trung Quốc đạt thỏa thuận khung về COC
Việc soạn thảo Bộ qui tắc ứng xử Biển Đông giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đã có tiến triển.
Theo các thông tin chúng tôi nhận được thì Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á, còn gọi là ASEAN và Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận khung để làm việc vào ngày hôm nay.
Theo các nhà phân tích thì dù chi tiết của thỏa thuận này chưa được tiết lộ, nhưng đây là một bước tiến đáng kể từ khi ý định soạn thảo bộ qui tắc này được đưa ra cách đây 15 năm.
Mục đích của Bộ qui tắc này là để trách xung đột quân sự giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở biển Đông, đó là Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Malaysia, Brunei, và Đài Loan.
Ông Hoàng Tinh, một chuyên gia thuộc Học viện chính sách Lý Quang Diệu của trường Đại học quốc gia Singapore nói rằng thỏa thuận này là một bước tiến lớn.
Ông Hoàng nói đối với Trung Quốc việc hoàn tất Bộ qui tắc sẽ đẩy Hoa Kỳ ra khỏi vùng Đông Nam Á, vì nó sẽ làm cho biển Đông trở thành chuyện nội bộ của khu vực. Còn đối với các quốc gia Đông Nam Á thì họ hy vọng bộ qui tắc sẽ chận bước tiến của Trung Quốc, nhất là trong tình hình hiện nay khi chính phủ mới của Mỹ có vẻ muốn chuyển sự chú ý của mình ra khỏi Đông Nam Á.
Tuy nhiên cũng tại Singapore, một chuyên gia khác của Viện nghiên cứu Đông Nam Á là ông Ian Storey thì cho rằng đây chỉ là một bước tiến nhỏ trên nền của một bản thảo ra đời hồi tháng ba năm nay.
Ông nói nếu có cái gì mới là chuyện kiểm soát sự xung đột, nhưng mặt khác, bản thảo của bộ ứng xử lại không có tính ràng buộc pháp lý. – RFA