Tin Việt Nam – 16/05/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 16/05/2017

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) nói việc kỷ luật ông Đinh La Thăng mới chỉ ‘về mặt Đảng’

 

Các hãng tư vấn đánh giá vụ Đinh La Thăng

Hai cơ quan tư vấn kinh doanh quốc tế đặt tại Anh đưa ra nhận định ban đầu về sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam cảnh cáo ông Đinh La Thăng và buộc ông ra khỏi Bộ Chính trị.

IHS Global Insight hôm 15/5 nhận định tương lai chính trị của ông Đinh La Thăng “vẫn là dấu hỏi vì nhiều vụ điều tra hình sự PetroVietnam còn đang diễn ra”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nói: “Đây mới là xử lý theo kết quả kiểm tra dấu hiệu vi phạm về mặt Đảng, còn về hình sự thì cơ quan chức năng đang làm, các vụ khác cũng đang làm.”

‘Quyết tâm của Đảng’

Hãng này cho rằng việc giáng chức ông Thăng “thể hiện quyết tâm của Đảng có hành động với quan chức đảng cao cấp và là sự cải thiện trong cuộc chiến chống tham nhũng”.

Doanh nghiệp Nhật bất an vì vụ ông Thăng?

Người dân TP HCM nói về ông Đinh La Thăng

Hãng này đã giảm bớt 0,1 trong điểm tham ô của Việt Nam xuống còn 3,2, đặt Việt Nam ngang với mức rủi ro như Thái Lan và Philippines.

Tuy vậy, IHS cũng cho rằng việc giáng chức ông Thăng, cũng như việc buộc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghỉ hưu đầu năm 2016, “có lẽ cũng thể hiện nỗ lực chống tham nhũng có liên hệ đấu đá trong đảng, ở đó phe bảo thủ nhắm vào phe đổi mới thân thị trường, vì vậy nỗ lực này không phải là chống tham nhũng triệt để không phân biệt”.

Ngoài ra, IHS nói “không có dấu hiệu nhà nước định giải quyết các vấn đề cấu trúc mà sẽ giúp cải thiện đáng kể hiệu quả chống tham nhũng về lâu dài”.

Cụ thể, các vấn đề này là sự kiểm soát của Đảng với tòa án và công an, thiếu tự do truyền thông.

IHS cũng chỉ ra Ban phòng, chống tham nhũng trước đây do Thủ tướng đứng đầu, nhưng sau được chuyển từ Chính phủ sang Đảng chỉ đạo.

“Không có dấu hiệu là ban này sẽ được chuyển thành một cơ quan độc lập mà sẽ giúp tăng khả năng chống tham nhũng của Việt Nam,” theo IHS.

‘Cảnh cáo mạnh mẽ’

Trong khi đó, Economist Intelligence Unit (EIU), thuộc tạp chí The Economist, hôm 9/5 cho rằng việc Đảng kỷ luật ông Thăng “trên thực tế chấm dứt sự nghiệp chính trị hứa hẹn” của ông.

EIU nói: “Về ngắn hạn, có rủi ro là các nhân vật to khác sẽ là đối tượng bị điều tra và kỷ luật trong khi ông Nguyễn Phú Trọng cố gắng phục hồi uy tín và đạo đức của Đảng.”

“Tuy vậy, nói chung, EIU không cho rằng đây sẽ khởi đầu một cuộc thanh lọc lớn hơn, mà chỉ là cú cảnh cáo mạnh mẽ cho những đối thủ chính trị của ông Trọng.”

Trong một dự báo khác công bố hôm 12/5, EIU nói Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ “dẫn dắt một giai đoạn tiếp tục giải phóng về kinh tế”.

“Nhịp độ của các nỗ lực này sẽ được cân đo để tránh lặp lại những bất cân đối trong kinh tế vĩ mô trong những năm theo sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-09.”

EIU chỉ ra vai trò của các hiệp định thương mại quốc tế

Việc thực hiện thỏa thuận Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC), hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, Cộng đồng kinh tế Á Âu và hiệp định với EU sẽ diễn ra trong 4, 5 năm tới.

Những hiệp định này sẽ càng quan trọng cho Việt Nam sau khi TPP thất bại với việc Mỹ rút ra.

www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39936857

 

Linh mục Đặng Hữu Nam bác bỏ cáo buộc của chính quyền

Những ‘hành vi sai trái’ mà giới chức cáo buộc đã xảy ra tại Nghệ An trong thời gian năm tháng đầu năm 2017 đều bắt nguồn từ việc các linh mục sát cánh, dẫn dắt người dân đấu tranh phản đối Formosa, linh mục Đặng Hữu Nam nói với BBC Tiếng Việt.

Là một trong hai người bị Giám đốc Công an Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu nêu đích danh là “các đối tượng cực đoan đội lốt tôn giáo”, linh mục Đặng Hữu Nam nói giới chức đã “sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng để xuyên tạc và bôi nhọ” ông và linh mục Nguyễn Đình Thục.

Việt Nam sẽ chịu thêm sức ép quốc tế vì các vụ bắt giữ?

Bình luận vụ bắt giữ, truy nã ở Nghệ An, Hà Tĩnh

Biểu tình tại Nghệ An sau vụ bắt Hoàng Bình

“Thời gian qua cho đến ngày hôm nay, trên khắp địa bàn các xã ở tỉnh Nghệ An, vào các thời điểm đầu giờ sáng hoặc cuối giờ chiều, loa truyền thanh của các địa phương đều phát đi các tin vu cáo, xuyên tạc sự thật nhằm bôi nhọ, kết án chúng tôi, nhằm ngăn cản việc chúng tôi lên tiếng phản đối Formosa phá hại môi trường biển Việt Nam,” linh mục Đặng Hữu Nam nói.

“Chống Formosa là chống Đảng, chống nhà nước”?

“Họ quy việc chúng tôi chống Formosa thành chống Đảng, chống nhà nước.”

“Họ coi chúng tôi là phản động. Không chỉ chúng tôi mà bất cứ ai ở đất nước này nếu nói cho người khác biết sự thật, phản đối sự giả dối, thì đều bị coi là phản động, là kẻ thì của chế độ.”

“Nếu họ nói rằng tôi bôi nhọ Đảng và nhà nước thì họ hãy chỉ ra những điều tôi nói sai. Tôi chỉ nói lên hiện tình đất nước, điều mà ai cũng thấy và chính bản thân họ cũng thấy.”

Báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại một hội nghị trực tuyến ngày 15/5, Giám đốc Công an tỉnh Nguyễn Hữu Cầu nói thời gian gần đây đã xảy ra tình trạng có sự “câu kết của các thế lực phản động ngoài nước với các đối tượng cực đoan đội lốt tôn giáo”, báo Nghệ An viết, đồng thời đề xuất chính phủ cho áp dụng các ‘chiến lược nhằm sớm ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn’.

Báo Nghệ An cũng dẫn lời tướng Cầu nêu đích danh hai linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục “liên tục có các hành vi nói xấu chế độ qua việc rao giảng trên nhà thờ; bôi nhọ lãnh đạo Đảng và nhà nước; móc nối với các đối tượng xấu tổ chức biểu tình gây bất ổn xã hội”.

Trong khi đó, linh mục Đặng Hữu Nam nói giới chức đã bóp méo sự thật. Ông cáo buộc giới chức đã ‘cắt xén’ lời nói của ông, và so sánh việc này với trường hợp một vị khác của Giáo hội Việt Nam trước kia từng gặp phải.

“Rất giống với việc họ cắt xén lời Đức Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt [nói về cuốn hộ chiếu Việt Nam] trước kia. Người ta cắt xén để diễn dịch thành ý nghĩa khác,” ông nói.

Tại cuộc họp, tướng Cầu cho rằng cần áp dụng các biện pháp chiến lược, cụ thể là phải “quyết liệt xử lý các thành phần cực đoan”, trong lúc giới truyền thông phải “vào cuộc quyết liệt hơn nữa” nhằm “vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch ngoài nước và các linh mục cực đoan”.

Ông Cầu cũng đề xuất việc “áp dụng các biện pháp mạnh tay” trong trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật.

Đề xuất được Giám đốc Công an Nghệ An nêu trong cuộc họp truyền hình trực tuyến giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nhiều quan chức trung ương với lãnh đạo địa phương ở 63 tỉnh thành vào sáng 15/5/2017.

Cuộc họp diễn ra diễn ra hầu đồng thời với vụ bắt giữ nhà hoạt động Hoàng Bình, người đang đi cùng xe với linh mục Nguyễn Đình Thục ở Nghệ An, dẫn tới việc nhiều người dân biểu tình phản đối tại Diễn Châu trong ngày hôm qua.

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình được báo Nghệ An dẫn lời theo đó yêu cầu phải xử lý nghiêm “các đối tượng lợi dụng tôn giáo câu kết với các tổ chức phản động” và “các đối tượng chống đối Đảng, nhà nước một cách công khai”.

Ngành công an phải tăng cường lực lượng trong lúc Bộ Quốc phòng “phối hợp để bổ sung tăng cường lực lượng, phối hợp với Bộ Công an” nhằm “ứng phó với mọi tình huống”, báo Nghệ An dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu kết luận trong cuộc họp.

www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39936427

 

Bình luận vụ bắt giữ, truy nã ở Nghệ An, Hà Tĩnh

Một luật gia ở Hà Nội bình luận với BBC sau việc công an Việt Nam bắt một nhà hoạt động, truy nã hai người khác vì ‘vi phạm pháp luật’..

Hôm 15/5, báo Nghệ An đưa tin bắt giữ ‘phản động’ Hoàng Đức Bình và đăng lệnh bắt giữ ký ngày 13/5, theo đó cáo buộc ông vi phạm điều 257, 258 Bộ luật Hình sự về tội ‘Chống người thi hành công vụ; lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’.

Công an tỉnh Nghệ An cũng đang truy nã ông Thái Văn Dung, còn công an tỉnh Hà Tĩnh đang truy nã ông Bạch Hồng Quyền.

Việt Nam sẽ chịu thêm sức ép quốc tế vì các vụ bắt giữ?

Theo báo Công an Nhân dân, ông Hoàng Đức Bình, 34 tuổi, “đã cấu kết với nhiều đối tượng lợi dụng sự cố ô nhiễm môi trường biển tại các tỉnh miền Trung để kích động các linh mục cực đoan và quần chúng tổ chức các cuộc tuần hành, biểu tình phản đối Formosa ở Nghệ An và Hà Tĩnh”.

Cũng báo này nói ông Thái Văn Dung “từng là đối tượng có nhiều hoạt động kích động gây rối an ninh trật tự, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, thường xuyên đăng tải, tán phát các hình ảnh, thông tin tuyên truyền, xuyên tạc về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.

Trong khi đó, công an tỉnh Hà Tĩnh cáo buộc ông Bạch Hồng Quyền “cầm đầu, kích động” 2.000 người, chủ yếu là giáo dân huyện Lộc Hà, biểu tình trước UBND huyện Lộc Hà hôm 3/4 để “lợi dụng khiếu nại đòi bồi thường” vụ Formosa.

Biểu tình tại Nghệ An sau vụ bắt Hoàng Bình

Nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền bị truy nã

Hôm 16/5, trả lời BBC, Luật gia Nguyễn Đình Hà nói: “Có thể thấy việc bắt ông Hoàng Đức Bình và truy nã Bạch Hồng Quyền là nhắm vào những người đang hoạt động tích cực chống lại Formosa và đòi quyền lợi cho người dân sau thảm họa cá chết”.

“Đi xa hơn, dường như công an Nghệ An đang muốn ngăn những luồng thông tin có thể gây hại cho chính quyền và ảnh hưởng đến việc đầu tư của Formosa.”

“Đáng nói là cách chính quyền bắt giữ ông Bình ngày 15/5 là hoàn toàn trái quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự về trình tự và thủ tục.”

“Qua tường trình của những người có mặt tại hiện trường thì hai người mặc thường phục, không rõ là côn đồ hay nhân viên an ninh, đã lôi ông Bình ra khỏi xe, đánh liên tục rồi đưa đi mất – giống như một vụ bắt cóc.”

“Vài giờ sau thời điểm ông Bình bị bắt, người ta mới thấy báo Nghệ An đăng bài công bố các lệnh bắt tạm giam đề ngày 11/5, quyết định phê chuẩn lệnh bắt ngày 13/5, biên bản bắt trang 1 mà không có chữ ký của ông Bình.”

‘Hai bên cùng thắng’

“Động thái này giống như chiêu trò của chính quyền Nghệ An nhắm vào việc tác động đến các giáo dân và linh mục ,những người tham gia biểu tình đòi bồi thường thiệt hại.”

“Việc bắt một nhân vật ôn hòa như ông Bình, người chỉ muốn theo con đường bất bạo động là kiện tụng Formosa ra tòa, giống như đổ dầu vào lửa, khiến người dân càng bức xúc thêm.”

“Việc hạ nhiệt ở Nghệ An chỉ có thể xảy đến khi chính quyền để người dân khởi kiện và vụ việc được giải quyết bằng con đường tố tụng và không bao che Formosa.”

“Đó là cách để cả hai bên cùng thắng.”

“Thời nay ai cũng hiểu được thực tế Formosa gây thiệt hại, và họ nếu có đi biểu tình cũng là để đòi quyền lợi của chính họ và thể hiện trách nhiệm với môi trường của đất nước chứ không phải bị ai đó kích động như báo nhà nước tuyên truyền như hiện nay.”

Hôm 16/5, Phong trào Lao Động Việt mà ông Hoàng Đức Bình là Phó chủ tịch, phát đi Bản lên tiếng: “Sự thật, là nhà cầm quyền muốn bịt miệng ông Hoàng Bình vì đã cùng với các linh mục giúp hàng ngàn nạn nhân của Formosa và nhà máy thủy điện Hố Hô lên tiếng đòi bồi thường.”

Cùng thời điểm, ông Hoàng Đức Hảo, em của ông Hoàng Bình kêu gọi Công an Nghệ An “thả ông Bình ngay lập tức vi đã vi phạm pháp luật, bắt giữ người trái pháp luật,đánh đập tra tấn và ép cung.”

“Tôi kêu gọi các tổ chức nhân quyền lên tiếng và giúp đỡ anh tôi, người không chống đối người thi hành công vụ, không tham gia đảng phải nào và luôn kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường,” ông Hảo cho hay.

Vụ việc bắt nhà hoạt động Hoàng Đức Bình và truy nã Bạch Hồng Quyền xảy ra trong bối cảnh Tổng Giám mục Giáo phận Vinh Paulus Nguyễn Thái Hợp đang có chuyến điều trần về nạn nhân Formosa tại châu Âu cùng Ban Hỗ trợ Nạn nhân thảm hoạ môi trường của Giáo phận Vinh.

Nghệ An không có tên trong danh sách bốn tỉnh miền Trung được chính phủ công bố nhận bồi thường do thảm họa cá chết.

www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39934446 

 

Diễn tập đối phó tràn dầu tại Đà Nẵng

Diễn tập chung các nước trong khuôn khổ chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2017 đã bắt đầu tại Đà Nẵng từ này 13 tháng 5.

Trang tin của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ hôm 15 tháng 5 cho biết, phía Việt Nam tham gia đợt diễn tập lần này bao gồm lực lượng bảo vệ bờ biển, các đơn vị thuộc chính phủ và phi chính phủ. Nội dung cuộc diễn tập bao gồm kết hợp tìm kiếm cứu nạn và đối phó khi có tràn dầu.

Lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ kết hợp với Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng điều phối chương trình diễn tập khi có tai nạn va chạm giữa các tàu. Tham gia diễn tập còn có các nước Anh, Australia và Nhật Bản.

Đây là năm thứ 12 của chương trình Đối tác Thái Bình Dương. Chương trình nhằm giúp nâng cao mối quan hệ đối tác giữa các nước trong khu vực và nước chủ nhà qua các hoạt động hợp tác quân sự nhằm mục đích dân sự, trao đổi về y tế và hợp tác giữa các cơ quan chính phủ các nước.

www.rfa.org/…/pacific-partnership-participants-conduct-emergency-exercise-in-vn-0..

 

Nghệ An khẳng định bắt Hoàng Đức Bình là đúng luật

Tỉnh Nghệ An nói rằng việc bắt giữ ông Hoàng Đức Bình, một nhà hoạt động xã hội tại Nghệ An, vào ngày hôm qua 15 tháng 5, là đúng luật.

Thông báo này được nhiều cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam loan tải trong ngày hôm nay.

Trên trang báo mạng Công Lý của Tòa án nhân dân tối cao có điểm lại những hoạt động của ông Hoàng Đức Bình trong mấy năm qua mà báo này gọi là phản động và mang màu sắc chính trị như là vận động thành lập Hiệp hội ngư dân miền Trung, tham gia Phong trào Lao động Việt và giữ chức Phó Chủ tịch của phong trào này.

Các tổ chức này đều là những nghiệp đoàn tự do không do nhà nước Việt Nam kiểm soát.

Thông báo của tỉnh Nghệ An còn cho rằng ông Hoàng Đức Bình đã kích động biểu tình vào đầu tháng tư, chiếm trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Báo chí Việt Nam cũng nói là sau khi ông Hoàng Đức Bình bị cơ quan an ninh bắt giữ tại khu vực huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nhiều người dân, mà các bản tin của nhà nước nói là nghe theo lời xúi giục của các linh mục đã đòi thả ông Hoàng Đức Bình, chận quốc lộ 1A trong 5 giờ đồng hồi, và bắt giữ bốn cán bộ truyên truyền của nhà nước.

Các cơ quan truyền thông của nhà nước cũng nói là vụ biểu tình đã chấm dứt, cũng như các cán bộ được trả tự do, với sự hợp tác của Tòa giám mục Vinh.

Theo tường trình của nhà báo tự do Nguyễn Hưu Vinh từ Nghệ An vào ngày hôm qua thì có đến vài ngàn người tham gia biểu tình đòi thả ông Hoàng Đức Bình, và chỉ có ba người bị người dân bắt giữ. Ba người này, theo nhà báo Nguyễn Hữu Vinh, là người của các cơ quan nhà nước là đoàn thanh niên huyện Diễn Châu trà trộn vào đoàn người biểu tình để gây rối.

Theo ông Nguyễn Hữu Vinh thì lực lượng an ninh được huy động rất đông đảo cùng với nhiều trang thiết bị đàn áp biểu tình, và có nhiều người biểu tình đã bị đánh đập.

www.rfa.org/…/nghe-an-province-arrest-hoang-duc-binh-is-lawful-05162017085710.

 

Người dân phản đối dữ dội vụ công an bắt nhà hoạt động Hoàng Bình

Trưa 15/5/2017, Hoàng Bình, một nhà hoạt động xã hội trong phong trào Lao Động Việt đã bị công an chặn lại cho một đám người mặc cảnh phục và không cảnh phục xông đến lôi xuống xe, bắt trên đường khi đi công việc với Linh mục J.B Nguyễn Đình Thục, Quản xứ Song Ngọc, Giáo phận Vinh.

Việc bắt bớ diễn ra bằng một đám người không sắc phục lẫn sắc phục với sự đe dọa hành hung những người ngồi trong xe có cả linh mục, đã ngay lập tức gây phản ứng dữ dội trong dân chúng.

Hàng ngàn người tập trung phản đối

Dù giữa trưa ở Diễn An, Diễn Châu, Nghệ An trời rất nắng, nhưng lập tức đã có hàng ngàn người dân và giáo dân khắp nơi đổ về để đòi nhà cầm quyền phải minh bạch trong việc bắt người. Khi cao điểm, theo những người dân ở hiện trường cho biết, con số ước chừng khoảng 10.000 người đã có mặt.

Đám người đã đòi nhà cầm quyền Nghệ An phải trả lời về việc bắt người một cách mờ ám.

Trong quá trình những người dân đang tập trung, có một nhóm 3 người lạ mặt thuộc Huyện Đoàn và Huyện đội Diễn Châu đã trà trộn vào đám đông gây sự nhiễu loạn.

Với tinh thần cảnh giác, bà con giáo dân đã bắt được ba người này và giữ lại, cho uống nước, sữa, rồi sau đó giao lại cho UBND Huyện Diễn Châu.

Khi người dân ào ào đổ về Diễn An, Diễn Châu đòi sự minh bạch từ nhà cầm quyền Nghệ An, tất cả cán bộ, cảnh sát đã trốn biệt. Hàng loạt xe tải và xe khách đã tắc nghẽn khá dài do không có người điều tiết giao thông.

Sau đó, đòan người đã kéo nhau về UBND Huyện Diễn Châu để yêu cầu nhà cầm quyền giải thích vụ việc bất minh này.

Thế nhưng, cổng của cơ quan công quyền “của dân, do dân, vì dân” đã khóa chặt và phía trong là hàng đoàn, hàng lũ CS Cơ động với các loại vũ khí trang bị tận răng. Nhà cầm quyền dùng loa công suất lớn và còi hụ liên tục kích động và phá rối những đòi hỏi và yêu cầu của người dân.

Trước sự phản đối của người dân ngày càng đông và quyết liệt, nhà cầm quyền đã dùng báo Nghệ An để công bố lệnh bắt và lệnh phê chuẩn của Viện Kiếm sát. Đồng thời công bố việc bắt Hoàng Bình qua báo Nghệ An.

Trước tình hình nhà cầm quyền ra mặt “Cùn”, linh mục J.B Nguyễn Đình Thục đành giao các nhân viên nhà nước bị giáo dân bắt cho UBND Huyện rồi đề nghị bà con trở về.

Sau khi Linh mục J.B Nguyễn Đình Thục và người dân đã bắt đầu ra về thì nhà cầm quyền đã xua quân ra khỏi UBND, đồng thời huy động hết sức đông đảo Cảnh sát cơ động từ Vinh và từ nhiều nơi đổ về Diễn Châu với đủ các loại thiết bị, xe phá sóng, xe bọc lưới thép chống bạo động… ra thi thố và dọa nạt.

Con số được ước tính đến hàng nhiều ngàn cảnh sát và khoảng 200 chiếc xe chuyên dụng được huy động.

Nhiều người dân đã bị đánh đập dã man.

Đến 6 giờ chiều, người dân, trong đó có hàng ngàn giáo dân đã giải tán ra về và hẹn sẽ tiếp tục hành động để đòi sự minh bạch từ nhà cầm quyền Nghệ An.

Bố ráp những người chống Formosa

Sau việc phát lệnh truy nã Bạch Hồng Quyền, một nhà hoạt động đã cùng với Hoàng Bình đã từng giúp đỡ các nạn nhân của Formosa thời gian qua, việc nhà cầm quyền bắt giữ Hoàng Bình, là một hành động đi ngược lại với những quyền lợi của người dân đang bị thảm họa biển miền Trung đe dọa.

Rõ ràng, để lấp liếm và che đậy việc Formosa đầu độc biển Miền Trung nhà cầm quyền Nghệ An đã đàn áp chính những người dân đau khổ của mình.

Việc nhà cầm quyền Nghệ An bắt người cách thiếu minh bạch, diễu võ giương oai dọa nạt người dân hôm nay, chỉ là những thanh củi dưới đáy nồi của sự kinh tởm và tức giận của người dân mà thôi.

Đó cũng là hành động tự thú và lột mặt nạ của nhà cầm quyền trước đồng bào đau khổ ở Nghệ An.

15/5/2017

J.B Nguyễn Hữu Vinh

*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

www.rfa.org/…/nghean-authority-detains-activist-nguyenhuuvinhblog-05152017083.

 

Vụ Formosa: Thỉnh nguyên thư 200.000 chữ ký trao cho LHQ, châu Âu

Phái đoàn các linh mục thuộc giáo phận Vinh đang đi châu Âu vận động quốc tế và trao thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa.

Thông cáo báo chí cho biết trong tuần này, Ban hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển thuộc Giáo phận Vinh đã trao thỉnh nguyện thư cho các tổ chức quốc tế về việc giải quyết thảm hoạ môi trường do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa-Hà Tĩnh gây ra.

Phái đoàn do Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, dẫn đầu đã trao thỉnh nguyện thư và tiếp xúc với LHQ, Liên hiệp Châu Âu, Bộ Ngoại giao các nước châu Âu, cũng như các tổ chức thuộc Giáo hội Công giáo và một số tổ chức xã hội dân sự với mong muốn cùng nhau hỗ trợ tích cực hơn cho các nạn nhân.

Sau thảm họa Formosa vào tháng 5 năm ngoái, Ban hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển Giáo phận Vinh đã khởi xướng thỉnh nguyện thư nhằm đưa vấn đề ra trước công luận quốc tế. Thỉnh nguyện thư này có chữ ký của gần 200.000 người, hầu hết là các nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của thảm họa Formosa, theo thông cáo của Giáo phận Vinh.

Thỉnh nguyện thư này có chữ ký của gần 200.000 người, hầu hết là các nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của thảm họa Formosa.
Thông cáo báo chí trên trang ThamhoaFormosa.com

Ngoài ra một số cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo, bảo vệ môi sinh, nhân quyền, chính giới, đồng bào trong và ngoài nước cũng ký tên với tư cách là những người ủng hộ, đồng hành với các nạn nhân.

Tại Geneva, Thụy Sĩ, đoàn đã nộp thỉnh nguyện thư cho Chương Trình Môi Sinh LHQ (UNEP) & Cơ quan Phản Ứng Thảm Hoạ Môi Sinh LHQ (OCHA).

Đoàn đã trao thỉnh nguyện thư cho Văn Phòng Đối Ngoại EU tại Brussels, Vương quốc Bỉ; Văn phòng Cao Uỷ Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) và Tổ chức Quyền Phổ Quát (Universal Rights Group) tại Geneva, Thụy Sĩ.

Linh mục Nguyễn Đình Thục thuộc giáo phận Vinh, người đã ký tên vào thỉnh nguyện thư, cho VOA Việt ngữ biết ông kỳ vọng thỉnh nguyện thư sẽ giúp gây áp lực lên chính phủ Việt Nam, cũng như tăng sức ép đối với công ty Formosa:

“Họ cũng sẽ có tiếng nói để giúp cho vấn đề đấu tranh chống lại Formosa. Các tổ chức như tổ chức nhân quyền hay LHQ thì có thể bằng cách nào đó có thể gây áp lực đối với chính phủ, với công ty Formosa. Điều mà tôi nghĩ chúng ta cần là một tòa án quốc tế có thể nhận đơn kiện của chúng ta. Đó là điều mà chúng tôi rất mong muốn.”

Thông báo báo chí hôm 13/5 trên trang thamhoaformosa.com viết: “một năm sau, Formosa vẫn chưa có động thái khôi phục môi trường biển và giải pháp đền bù thiệt hại công bằng, thoả đáng. Trong khi đó, nhiều nỗ lực đi đòi công lý của các nạn nhân qua các kiến nghị, những cuộc xuống đường, tuần hành, hay khởi kiện đều bị nhà cầm quyền ra sức cản trở, thậm chí đàn áp bằng bạo lực.”

Linh mục Đặng Hữu Nam, cũng thuộc giáo phận Vinh cho VOA biết lý do thực hiện thỉnh nguyện thư như sau:

“Uỷ ban hỗ trợ ngư dân đã thực hiện một kiến nghị để gửi lên các cơ quan quốc tế cũng như quốc hội Đài Loan để yêu cầu can thiệp một cách rốt ráo về thảm họa Formosa tại biển miền trung Việt Nam, đi tìm công lý và nhất là giải quyết thảm họa để sau này khỏi ảnh hưởng đến tương lai, đến dân tộc.”

Theo linh mục Nam, trong gần một năm qua, chính quyền Việt Nam quay lưng lại lợi ích của người dân trong sự cố Formosa, người dân đệ đơn lên tòa án thì bị ngăn cản, bức hại, sách nhiễu.

“Formosa gây họa tại Việt Nam, người dân là nạn nhân trực tiếp của thảm họa này. Suốt ba tháng trời mặc dù người dân phản ứng bằng cách biểu tình khắp nơi, từ Hà Nội đến Sài gòn, nhưng nhà cầm quyền đàn áp một cách dã man, rồi chối tội cho Formosa, còn thảm họa thì nhân dân phải gánh chịu. Trong một hoàn cảnh như vậy, Ban hỗ trợ ngư dân, các linh mục trong giáo phận Vinh trợ giúp cho người dân, không chỉ là xuống đường biểu tình, lễ cầu nguyện, mà còn ký thỉnh nguyện thư xin can thiệp từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức nhân quyền, bảo vệ môi trường lên tiếng để góp phần làm minh bạch cũng như giải quyết thảm họa Formosa.”

Liên quan đến việc chính quyền Việt Nam bắt giữ và truy nã các nhà hoạt động vì môi trường trong tuần này, linh mục Nguyễn Đình Thục chia sẻ:

“Tôi cũng không thể khẳng định được là do động cơ, lý do nào mà họ thực hiện việc truy nã anh Bạch Hồng Quyền cũng như là bắt anh Hoàng Đức Bình. Nhưng tôi nghĩ rằng những người bị bắt như anh Hoàng Đức Bình hay anh Nguyễn Văn Hóa, hay trước đó có một vài người nữa thì đều liên quan đến vấn đề đấu tranh Formosa. Qua đó cho thấy rằng họ cương quyết giữ lại Formosa bất chấp Formosa gây thiệt hại rất nặng nề cho người dân, bất chấp sự bức xúc, phẫn nộ của người dân về vấn đề này.”

Ngày 15/5, báo VietnamNet đưa tin Công an tỉnh Nghệ An đã bắt tạm giam Hoàng Đức Bình về hành vi ”chống người thi hành công vụ; lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân” quy định tại điều 257, 258 bộ luật Hình sự.

Lệnh truy nã nhà vận động Bạch Hồng Quyền

Lệnh truy nã nhà vận động Bạch Hồng Quyền
Linh mục Nguyễn Đình Thục đặt nghi vấn rằng vấn đề Formosa có liên quan đến động cơ chính trị của chính quyền, khi họ muốn dùng sự kiện Formosa để “đổi chác lòng dân:”

Chính phủ này chẳng quan tâm đến ích lợi, nguyện vọng của người dân. Họ chỉ lo cho lợi ích, hay là vì một lý do, động cơ chính trị chăng? Vì nếu chỉ vì lý do kinh tế thì tôi nghĩ không đến nỗi mà họ đổi chác lòng dân như thế, cũng như thiệt hại của người dân đến mức độ như thế? Vì lợi nhuận mà Formosa mang lại nếu đem so sánh thì không thể cân bằng được. Theo tôi nghĩ là có động cơ chính trị chăng? Là công ty Formosa, vấn đề Formosa không đơn thuần là vấn đề kinh tế, mà là vấn đề liên quan đến chính trị.”

Vấn đề Formosa không đơn thuần là vấn đề kinh tế, mà là vấn đề liên quan đến chính trị.
Linh mục Nguyễn Đình Thục

Báo VietnamNet đưa tin rằng anh Hoàng Đức Bình đã xúc tiến, thành lập Hiệp hội ngư dân miền Trung với “ý đồ tạo dựng tổ chức ngoại vi, tập hợp lực lượng, lôi kéo giáo dân, ngư dân miên Trung tham gia vào tổ chức, tìm chọn hạt nhân kích động biểu tình, phá rối an ninh.”

Cũng theo báo này, ngày 2/4, Hoàng Đức Bình và Bạch Hồng Quyền đã vào “kích động quần chúng” giáo xứ Trung Nghĩa (Thạch Bằng, Lộc Hà, Hà Tĩnh) “bao vây, tấn công” tổ tuần tra của Công an huyện Lộc Hà và Công an xã Thạch Bằng…

Truyền thông Việt Nam cho biết Công an tỉnh Hà Tĩnh ngày 12/5 đã ra quyết định truy nã toàn quốc Bạch Hồng Quyền về hành vi “Gây rối trật tự công cộng” quy định tại điều 245 Bộ Luật Hình sự.

Lệnh truy nã Thái Văn Dung

Lệnh truy nã Thái Văn Dung
Ngày 15/5, Công an tỉnh Nghệ An ra quyết định truy nã toàn quốc đối với Thái Văn Dung về tội “Không chấp hành án”, quy định tại Điều 304 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Báo Công an Nhân dân nói Thái Văn Dung từng là “đối tượng có nhiều hoạt động kích động gây rối an ninh trật tự, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, thường xuyên đăng tải, phát tán các hình ảnh, thông tin tuyên truyền, xuyên tạc về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.”

https://www.voatiengviet.com/…formosa…nguyen-thu-200000…trao-cho-lhq-chau-au…

Formosa: Giải pháp giữ GDP?

Đưa Formosa vào vận hành là một trong ba giải pháp chính mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Việt Nam vừa đề xuất nhằm đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng (GDP) 6,7% của năm 2017. Động thái này diễn ra giữa lúc đang có nhiều bất ổn xã hội liên quan đến vụ ô nhiễm do tập đoàn Đài Loan gây ra ở khu vực miền Trung.

Với mức tăng trưởng chỉ đạt 5,1% trong quý I, Bộ KHĐT đưa ra một báo cáo dự kiến sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp ngày 22/5. Theo báo Dân Việt, nội dung báo cáo bao gồm 3 giải pháp ngắn hạn chính nhằm đạt được chỉ tiêu tăng trưởng đã đề ra. Thứ nhất, tăng khai thác dầu thô. Thứ hai, bám sát kế hoạch sản xuất của các nhà máy Samsung vì tập đoàn này dự kiến tăng doanh thu xuất khẩu năm 2017 lên 20% so với năm ngoái. Thứ ba, giao cho các Bộ, ngành liên quan nhanh chóng hoàn thành các công việc liên quan đến xử lý vấn đề môi trường để xem xét cho phép nhà máy của Formosa đi vào vận hành.

Theo Bộ KHĐT, nếu Formosa được vận hành lò cao số 1 trong tháng 5 này, với công suất 3,5 triệu tấn thép/năm, dự kiến sẽ đóng góp khoảng 0,16 điểm % cho tăng trưởng GDP.

Làm sao phải bảo vệ môi trường. Thứ hai là giá thành phải thấp. Còn nếu không thì làm làm gì?
TS. Vũ Quang Việt.

Tuần trước, trong thông báo tăng thêm 1 tỷ đôla đầu tư vào nhà máy thép ở Hà Tĩnh, tập đoàn Formosa ở Đài Loan cho biết kế hoạch sản xuất của nhà máy dự kiến bắt đầu từ hồi năm ngoái đã bị trì hoãn liên tục vì vụ ô nhiễm môi trường và các cuộc biểu tình của người dân.

Vụ ô nhiễm do Formosa gây ra ở vùng biển miền Trung từ tháng 4/2016 được xem là thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Cho tới nay, nhiều người dân địa phương vẫn đang gánh chịu hậu quả nhiều mặt của thảm họa này.

Các cuộc biểu tình chống Formosa diễn ra ở địa phương đã lan sang các tỉnh, thành và các nước khác.

Trong bối cảnh nhà hoạt động Hoàng Đức Bình vừa bị bắt hôm 15/5, nhiều nhà hoạt động khác đang bị truy nã và các linh mục Công Giáo bị tấn công vì liên quan đến vụ ô nhiễm Formosa, việc chính quyền Việt Nam ưu tiên giúp cho tập đoàn này vận hành nhà máy để đạt được chỉ tiêu kinh tế, theo TS. Vũ Quang Việt-một cựu kinh tế gia của LHQ, là một “suy nghĩ ngắn hạn”, mang nhiều nguy cơ tạo thêm bất ổn xã hội.

“Ngắn hạn thì rất dễ. Là nhà kinh tế, tôi có thể nghĩ ra đủ trò để tăng GDP lên một cách nhanh chóng, sau đó nó đi xuống thì chuyện đó để người khác lo”.

TS. Vũ Quang Việt cho rằng nếu chính quyền Việt Nam vẫn cương quyết tiếp tục với dự án Formosa, thì “cần phải có cái nhìn dài lâu”.

Ông nói: “Nếu minh bạch, rõ ràng, người dân có thể kiểm soát được thì cũng có thể người ta sẽ bỏ qua những lỗi lầm để cho công việc được tiếp tục. Còn nếu không, tôi nghĩ họ sẽ phải đối phó với những bất ổn xã hội trong tương lai”.

Theo cựu chuyên gia kinh tế của Liên Hiệp Quốc, ngay cả khi việc sản xuất của Formosa diễn ra suôn sẻ, thì Việt Nam vẫn cần phải xem xét lại hiệu quả thực sự của việc tự sản xuất thép trong nước.

Nếu minh bạch, rõ ràng, người dân có thể kiểm soát được thì cũng có thể người ta sẽ bỏ qua những lỗi lầm để cho công việc được tiếp tục. Còn nếu không, tôi nghĩ họ sẽ phải đối phó với những bất ổn xã hội trong tương lai.
TS. Vũ Quang Việt.

Theo ông, mặc dù nhu cầu về sắt thép để xây dựng trong nước là có thực, nhưng Việt Nam chỉ nên tự sản xuất thép khi việc này thực sự mang lại hiệu quả về kinh tế và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

Ông nhấn mạnh: “Làm sao phải bảo vệ môi trường. Thứ hai là giá thành phải thấp. Còn nếu không thì làm làm gì? Trong trường hợp như tôi tính toán hiện tại bây giờ thì giá quá cao, không thể đi vào thị trường thế giới được. Vừa rồi họ không nghĩ đến vấn đề bảo vệ môi trường. Do đó, giá sắt thép sản xuất ở Việt Nam rất cao. Theo tôi tính, khi chưa có [chi phí] bảo vệ môi trường mà giá đã gần bằng với giá trên thế giới rồi. Nếu bảo vệ môi trường thật sự, như những quy định ở bên Mỹ, thì đương nhiên lỗ”.

Ngoài ra, TS. Vũ Quang Việt còn cảnh báo về nguy cơ hàng xuất khẩu của Việt Nam bị quốc tế “tẩy chay” vì những tai tiếng về ô nhiễm môi trường.

“Trong tương lai, họ làm sắt thép mà có xuất đi, trừ xuất đi Trung Quốc, mà Trung Quốc thì không cần thép, còn xuất ra nước ngoài thì có thể sẽ có phong trào chống lại việc mua sắt thép của Formosa không chừng. Chưa chắc họ giải quyết được vấn đề mà còn tạo ra nhiều vấn đề hơn”.

Hôm 10/5, khi chủ trì buổi họp của một Hội đồng giám sát liên ngành đối với việc khắc phục ô nhiễm biển miền Trung, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định Formosa đã đáp ứng “hoàn toàn” các yêu cầu của Bộ và Hội đồng đề ra, đủ điều kiện để đưa Lò cao số 1, xưởng luyện thép và các công trình phụ trợ đi vào vận hành thử nghiệm.

www.voatiengviet.com/a/formosa-giai-phap-giu-gdp/3852285.htmlwww.voatiengviet.com/a/formosa-giai-phap-giu-gdp/3852285.html