Tin Hàn Quốc
KBS WORLD Radio
Bắc Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo tầm trung kiểu mới
KCNA còn cho biết lần này, Bắc Triều Tiên đã kiểm chứng được đặc tính dẫn đường của đầu đạn hạt nhân trong trường hợp quay trở lại bầu khí quyển, tính chính xác về mặt thao tác của hệ thống phát nổ. Nội dung này để ngỏ khả năng miền Bắc có thể đã thử nghiệm tính năng đưa đầu đạn đạn hạt nhân quay trở lại bầu khí quyển, một công nghệ trọng tâm trong phát triển tên lửa đan đạo xuyên lục địa (ICBM).
Theo KCNA, đích thân nhà lãnh đạo miền Bắc Kim Jong-un đã giám sát vụ phóng thử nghiệm tên lửa vừa rồi. Ông này đe dọa Mỹ sẽ phải gánh chịu “tai ương” tồi tệ nhất trong lịch sử nếu còn tiếp tục khiêu khích miền Bắc. Chủ tịch đảng Lao động miền Bắc cũng tuyên bố toàn bộ lãnh thổ nước Mỹ và khu vực tác chiến của Mỹ trên Thái Bình Dương đều nằm trong tầm bắn của tên lửa nước này.
Địa điểm phóng tên lửa lần này là thành phố Kusong, tỉnh Bắc Pyongan, cách Bình Nhưỡng 100 km về phía Bắc, nơi nước này từng phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Sao Bắc Cực-2 vào hôm 12/2 vừa qua.
Tân Chính phủ Hàn Quốc cử đặc phái viên tới bốn cường quốc
Phủ Tổng thống Hàn Quốc hôm 15/5 đã công bố danh sách các Đặc phái viên được cử đến bốn cường quốc láng giềng của bán đảo Hàn Quốc là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga. Theo danh sách này, cựu Chủ tịch nhật báo Joongang và Đài truyền hình cáp JTBC Hong Seok-hyun được bổ nhiệm làm Đặc phái viên phụ trách quan hệ với Mỹ, cựu Thủ tướng Lee Hae-chan làm Đặc phái viên phụ trách quan hệ với Trung Quốc. Hai nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ đồng hành là Moon Hee-sang và Song Young-gil lần lượt được tiến cử làm Đặc phái viên phụ trách quan hệ với Nhật Bản và Nga. Giáo sư trường đại học Sogang Cho Yoon-je được bổ nhiệm làm Đặc phái viên phụ trách quan hệ với Liên minh Châu Âu (EU). Nhiều chính trị gia và học giả cũng nằm trong danh sách những người tháp tùng các đặc phái viên nói trên. Tổng thống Moon Jae-in dự kiến sẽ thực hiện các trình tự tương tự “nghi thức bổ nhiệm” đối với đoàn Đặc phái viên trên tại buổi tiệc trưa vào cùng ngày.
Hoàn tất phái cử Đặc phái viên tới các nước đến cuối tuần sau
Đoàn Đặc phái viên sẽ được cử đến Mỹ trước tiên trong hai ngày 17/5 và 18/5. Thông qua cuộc điện đàm với Tổng thống Donald Trump sau khi nhậm chức, Tổng thống Moon Jae-in đã đề cập đến việc Seoul sẽ nhanh chóng gửi đặc phái viên đến Mỹ, do trước khi lãnh đạo hai bên gặp mặt, Seoul và Washington cần sớm thống nhất các nội dung liên quan đến vấn đề hạt nhân Bình Nhưỡng. Tổng thống Donald Trump cũng đã cam kết sẽ gửi đoàn cố vấn cấp cao đến Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc sẽ hoàn tất công tác phái cử đặc phái viên đến ba cường quốc còn lại cho đến cuối tuần sau.
Vai trò của các Đặc phái viên
Nhiệm vụ trọng tâm của các đặc phái viên nói trên là chuyển thư viết tay của Tổng thống Moon Jae-in đến Chính phủ nước sở tại, và giải thích về chính sách cũng như tầm nhìn mới của tân Chính phủ Hàn Quốc. Ngoài ra, các đặc phái viên còn có nhiệm vụ xúc tiến gặp gỡ các nhân vật quan trọng của nước sở tại, trao đổi ý kiến về phương án phát triển mối quan hệ song phương. Đặc phái viên phụ trách quan hệ với Mỹ Hong Seok-hyun từng là Đại sứ Hàn Quốc tại Mỹ năm 2005. Ông được cho là rất am hiểu về tình hình nước Mỹ, và có mạng lưới quan hệ rộng rãi tại đây. Cựu Thủ tướng Lee Hae-chan, người được tiến cử làm Đặc phái viên phụ trách quan hệ với Trung Quốc, cũng là người từng có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều quan chức chủ chốt của Trung Quốc. Đặc phái viên phụ trách quan hệ với Nhật Bản, nghị sĩ Moon Hee-sang, từng giữ chức Chủ tịch liên minh nghị sĩ Hàn-Nhật từ năm 2004 đến năm 2008. Đặc sứ phụ trách quan hệ với Nga Song Young-gil từng là Phó chủ tịch Hội đồng ngoại giao nghị viện Hàn-Nga, và từng nhận huân chương vì Hòa bình hữu nghị của phía Mát-xcơ-va. Đặc phái viên phụ trách quan hệ với Liên minh châu Âu Cho Yoon-je là một chuyên gia về khu vực châu Âu, đồng thời từng là Đại sứ Hàn Quốc tại Anh.
Nền tảng chính sách thống nhất, ngoại giao
Nền tảng chính sách ở lĩnh vực thống nhất, ngoại giao của Tổng thống Moon Jae-in là sự kế thừa từ Chính phủ các đời Tổng thống Kim Dae-jung, Roh Moo-hyun. Đó là chủ trương hòa giải, hợp tác với miền Bắc và ngoại giao tự chủ. Chính sách với miền Bắc của Chính phủ mới dự kiến sẽ khác so với Chính phủ tiền nhiệm của cựu Tổng thống Park Geun-hye, vốn nghiêng về gây sức ép và cấm vận. Tuy nhiên, do chính sách với Bắc Triều Tiên của Hàn Quốc là vấn đề có mối liên quan phức tạp với Mỹ và các cường quốc láng giềng là Nhật Bản, Trung Quốc và Nga, mức độ thay đổi chính sách được cho là không lớn. Quan hệ đồng minh Hàn-Mỹ sẽ vẫn tiếp tục đóng vai trò là nền tảng ngoại giao, an ninh của Hàn Quốc. Tuy nhiên, khác với Chính phủ cựu Tổng thống Park Geun-hye đặt ưu tiên hàng đầu vào quan hệ hợp tác với Mỹ, Chính phủ mới của ông Moon Jae-in sẽ thể hiện vai trò tích cực và chủ động hơn của Hàn Quốc trong mọi vấn đề.
Đối phó với uy hiếp hạt nhân, tên lửa Bắc Triều Tiên
Liên quan tới uy hiếp hạt nhân, tên lửa miền Bắc, Tổng thống Moon Jae-in tuyên bố Hàn Quốc sẽ chủ động hơn trong đối phó với miền Bắc, không chờ miền Bắc có hành động trước, mà sẽ nỗ lực kêu gọi các nước liên quan, gồm cả Mỹ và Bắc Triều Tiên, phải hành động cùng lúc. Ông Moon nhấn mạnh Hàn Quốc sẽ không kỳ vọng vào vai trò của Trung Quốc trong tiến trình giải quyết vấn đề miền Bắc, mà sẽ xây dựng một khung chính sách mới đặt trọng tâm vào vai trò của Hàn Quốc. Một số ý kiến lo ngại chủ trương này của Chính phủ mới có thể gây ra trở ngại tới sự phối hợp giữa Seoul và Washington, bởi Chính phủ Tổng thống Donald Trump vừa thông qua chính sách mới với miền Bắc có nội dung “gây sức ép và can thiệp tối đa”. Trong bài phỏng vấn với tờ Bưu điện Washington (Washington Post) đăng tải hôm 27/4 vừa qua, ông Moon từng phát biểu rằng ông đồng ý với phương thức cấm vận và gây sức ép, nhằm kéo Bắc Triều Tiên vào bàn đối thoại của Chính phủ Donald Trump. Ngoài ra, việc thiết lập sớm hệ thống phòng thủ tên lửa mô hình Hàn Quốc Kill Chain đối phó với uy hiếp hạt nhân, tên lửa miền Bắc cũng được cho là một bài toán hết sức quan trọng.
Quan hệ liên Triều
Trong cam kết tranh cử của mình, ông Moon Jae-in từng tuyên bố sẽ kế thừa chính sách Ánh dương và chính sách bao dung với miền Bắc của cựu Tổng thống Roh Moo-hyun, kiên nhẫn khiến Bắc Triều Tiên phải thay đổi một cách chiến lược. Ông Moon còn đưa ra ý tưởng về việc xây dựng một cộng đồng kinh tế chung liên Triều.
Trong tương lai, Chính phủ mới vẫn sẽ phải tham gia nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc áp đặt cấm vận miền Bắc, vừa phải khắc phục tình trạng đóng băng quan hệ hiện nay giữa hai miền. Để có thể phát huy vai trò chủ động trong vấn đề hạt nhân, tên lửa miền Bắc, Chính phủ Tổng thống Moon Jae-in sẽ cần có sự trao đổi với Bình Nhưỡng, đồng nghĩa với nối lại kênh đối thoại liên Triều. Tuy nhiên, việc nối lại các dự án giao lưu liên Triều đã bị đình lại, như khu công nghiệp liên Triều Gaesung, tuyến du lịch núi Geumgang miền Bắc hay các hoạt động thương mại song phương, có thể sẽ khiến dư luận trong nước phản đối, thậm chí phá vỡ sự phối hợp giữa Seoul và cộng đồng quốc tế trong vấn đề miền Bắc.
Trước đó, Tổng thống Moon Jae-in phát biểu Hàn Quốc sẽ có thể nối lại hoạt động của khu công nghiệp liên Triều Gaesung, tuyến du lịch núi Geumgang, nếu Bắc Triều Tiên chịu đàm phán để tiến tới chấm dứt các chương trình phát triển hạt nhân, giải trừ hạt nhân. Tuy nhiên, nếu cục diện đối thoại liên Triều không được thiết lập, những dự án này sẽ rất khó có thể được nối lại.
Trung Quốc và Nhật Bản
Chìa khóa của mối quan hệ Hàn-Trung chính là vấn đề triển khai tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm trung cao (THAAD). Vấn đề này dự kiến sẽ khó giải quyết hơn do Bắc Triều Tiên có khả năng khiêu khích chiến lược, cộng thêm xu hướng phản đối của dư luận trong nước. Trong quan hệ ngoại giao với Nhật bản, Chính phủ mới sẽ phải kêu gọi được sự ủng hộ của dư luận trong nước liên quan tới thỏa thuận Hàn-Nhật về giải quyết vấn đề nô lệ tình dục thời chiến mà hai bên đạt được vào tháng 12 năm 2015, tìm ra được điểm chung để cải thiện quan hệ song phương.
Một trong những nhiệm vụ lớn nhất đặt ra với tân Tổng thống Moon Jae-in là vấn đề kinh tế. Nền kinh tế Hàn Quốc gần đây đang có xu hướng hồi phục, tập trung ở lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư. Tuy nhiên, đà hồi phục này vẫn chưa phản ánh trong tiêu thụ nội địa. Đặc biệt, xuất khẩu tăng nhưng vẫn chưa góp phần tăng việc làm trong xã hội. Trong thời gian qua, nhiều tổ chức dự đoán trong và ngoài nước đã lần lượt nâng dự đoán về triển vọng tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong năm 2017. Chính phủ mới sẽ cần phải củng cố được xu hướng tăng trưởng này, hồi phục sức sống của nền kinh tế, đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng tăng trưởng thấp kéo dài trong thời gian qua. Nền tảng chính sách kinh tế của Tổng thống Moon Jae-in là giải quyết tình trạng tuyển dụng, chuyển sang mô hình chính sách kinh tế theo hướng “tăng trưởng đồng hành”. Trọng tâm của chính sách này là đối sách giải quyết vấn đề việc làm. Bản thân ông Moon Jae-in cũng từng cam kết rằng sẽ trở thành một “Tổng thống việc làm”.
Chính sách việc làm
Trọng tâm trong chính sách việc làm của Tổng thống Moon Jae-in là tạo ra 810.000 việc làm ở khối Nhà nước, bao gồm 170.000 việc làm ở lĩnh vực dịch vụ, nhằm đảm bảo an toàn, trị an, phúc lợi cho người dân. Ông Moon cũng cam kết tạo thêm 340.000 việc làm ở các cơ quan nhà nước về dịch vụ xã hội và 300.000 việc làm ở cơ quan nhà nước, bao gồm cả việc làm theo hợp đồng ngắn hạn và dài hạn, bằng cách giảm giờ làm. Cộng thêm 500.000 việc làm ở khối tư nhân, Chính phủ Moon Jae-in đặt mục tiêu tạo thêm 1,31 triệu việc làm cho xã hội. Để hoàn thành mục tiêu này, ông Moon Jae-in đã cho thành lập Ủy ban Việc làm. Vấn đề đặt ra là Chính phủ mới cần thiết lập được nguồn tài chính cần thiết cho đối sách việc làm. Tổng thống Moon tính toán rằng để tạo thêm 810.000 việc làm ở khối Nhà nước sẽ cần 4.200 tỷ won (3,72 tỷ USD). Nguồn ngân sách này có thể được huy động thông qua việc điều chỉnh lại thứ tự ưu tiên trong chi tiêu tài chính, nâng thuế doanh nghiệp, tăng thuế với người thu nhập cao.
Chính sách kinh tế vĩ mô
Chính sách kinh tế vĩ mô tất yếu có liên quan mật thiết với chính sách việc làm. Nếu Chính phủ rót ngân sách để tạo công ăn việc làm, thu nhập hộ gia đình sẽ tăng, giúp hộ gia đình giảm bớt được gánh nặng trả nợ, kích thích tiêu thụ nội địa. Tạo thêm việc làm cũng được cho là giải pháp cho vấn đề nợ hộ gia đình đang ngày một trở nên trầm trọng. Nói cách khác, ngân sách sẽ phát huy vai trò một cách tích cực trong thúc đẩy nền kinh tế. Để làm được điều này, Chính phủ mới có kế hoạch nới mức tăng chi tiêu tài chính lên gấp đôi, từ mức bình quân 3,5% trong Kế hoạch điều hành tài chính quốc gia 2016-2020, lên thành 7%. Chính phủ mới sẽ xúc tiến cải cách tài chính và nguồn thu thuế, hoặc tăng thuế nếu cần thiết. Về điều này, các chuyên gia kinh tế nhận định Chính phủ mới cần duy trì được đà hồi phục kinh tế hiện nay, đồng thời phải tập trung vào các bài toán trung và dài hạn như cải cách cơ cấu, tìm kiếm ngành công nghiệp mới, thay vì chỉ dừng lại ở việc hồi phục kinh tế trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng sự ra mắt Chính phủ mới chính là cơ hội thích hợp nhất để thay đổi cơ cấu kinh tế, kêu gọi Chính phủ mới tập trung hơn nữa vào vấn đề cải