Tin Khắp Nơi – 13/05/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Khắp Nơi – 13/05/2017

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn, Kim Jong-un đã ra lệnh cho nhiều hoạt động quân sự có tính phô diễn gần đây, trong đó có một số cuộc thử hỏa tiễn gây quan ngại trong khu vực. KNS/Getty

 

Bắc Hàn ‘sẽ hội đàm’ với chính quyền Trump

Bắc Hàn nói sẽ tổ chức các cuộc hội đàm với Hoa Kỳ “nếu các điều kiện là đúng đắn”, truyền thông Hàn Quốc đưa tin.
Một nhà ngoại giao cấp cao của Bắc Hàn nói rằng đối thoại với chính quyền Trump có thể diễn ra sau một cuộc gặp với các cựu quan chức chính phủ Hoa Kỳ ở Na Uy.
Đầu tháng này Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói ông sẽ “vinh dự” gặp gỡ Kim Jong-un.
Các bình luận đưa ra sau hàng tháng căng thẳng gia tăng về hỏa tiễn đạn đạo và chương trình hạt nhân của Bắc Hàn.
Choe Son-hui, một quan chức của Bộ Ngoại giao Bắc Hàn chịu trách nhiệm về các vấn đề Bắc Mỹ, nói với các phóng viên tại Bắc Kinh rằng các cuộc đàm phán song phương giữa Bình Nhưỡng và Washington sẽ được cân nhắc.

Từ bỏ hoặc hạn chế vũ khí?

Tổng thống Hoa Kỳ Donald TrumpBản quyền hình ảnhCHIP SOMODEVILLA/GETTY
Image captionTổng thống Hoa Kỳ Donald Trump từng nói ông cảm thấy ‘vinh dự’ nếu được gặp ông Kim Jong-un.
Phóng viên BBC chuyên theo dõi các vấn đề bán đảo Triều Tiên, Stephen Evans nói rằng Bắc Hàn có thể sẽ phải nhất trí ít nhất là thảo luận về việc từ bỏ hoặc hạn chế vũ khí hạt nhân của mình để Hoa Kỳ có thể tham gia.
Bà Choe, người từng tham gia các cuộc đàm phán hạt nhân trước đây, đưa ra nhận xét trong lúc quá cảnh trên đường trở lại Bình Nhưỡng sau một cuộc họp ở Oslo.
Ông Trump từng nói rằng ông muốn giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên qua ngả ngoại giao, nhưng ông cũng nói rằng một “cuộc xung đột lớn, rất lớn” là có thể.
Bắc Hàn đã có một số hoạt động quân sự phô trương sức mạnh trong những tuần gần đây bao gồm các cuộc thử hỏa tiễn.
Hoa Kỳ phản ứng bằng cách gửi các tàu chiến tới khu vực để cài đặt một hệ thống hỏa tiễn phòng thủ ở Hàn Quốc gây tranh cãi

www.bbc.com/vietnamese/world-39907319

 

Bắc Hàn thử tên lửa đạn đạo

Bắc Hàn bắn một tên lửa đạn đạo từ một khu vực gần bờ biển phía tây, quân đội Nam Hàn cho hay.

Tên lửa được phóng gần Kusong, phía tây bắc của thủ đô Bình Nhưỡng, và bay được 700km.

Bắc Hàn đã tiến hành một loạt các vụ thử tên lửa trong năm nay, khiến quốc tế lên án và làm gia tăng căng thẳng với Hoa Kỳ.

Hai vụ phóng tên lửa hồi tháng trước cũng thất bại, phát nổ chỉ trong vài phút sau khi rời bệ phóng.

Bắc Hàn ‘sẽ hội đàm’ với chính quyền Trump

‘Hạm đội Mỹ’ hướng khỏi Bắc Hàn

Nam Hàn và Nhật đều lên án vụ phóng mới nhất. Tân tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in triệu tập cuộc họp khẩn của hội đồng an ninh, Yonhap đưa tin.

Nhật cho biết, tên lửa bay khoảng 30 phút trước khi rơi xuống Biển Nhật Bản.

Thông cáo do Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ phát đi cho hay đang xem xét loại tên lửa này nhưng nhận định đây không phải là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng vươn đến đất Mỹ.

Bắc Hàn được cho là đang phát triển hai loại ICBM, nhưng đến nay vẫn chưa phóng thử loại này.

‘Lằn ranh đỏ’

Stephen Evans, phóng viên BBC tại Nam Hàn phân tích:

Tình hình Bắc Hàn gợi nhớ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba trước đây.

Tháng 10/1962, những hình ảnh chụp từ trên không cho thấy Xô viết đang xây dựng một căn cứ tên lửa ở Cuba, ngay ngoài bờ biển Florida.

Tổng thống Mỹ Kennedy tuyên bố sẽ không chấp nhận điều đó. Trước nguy cơ chiến tranh, lãnh tụ Liên Xô Khrushchev đã rút lui.

Không rõ là lằn ranh đỏ của ông Trump là gì hay liệu ông có thể thực thi nó mà không dẫn đến một cuộc chiến.

Ông tuyên bố rằng các tên lửa của Bắc Hàn có khả năng tấn công đất Mỹ “sẽ không xảy ra”. Gần đây, ông đề cập đến việc hội đàm với Kim Jong-un nhưng cũng cảnh báo rằng Bắc Hàn có nguy cơ gây ra “một cuộc xung đột rất lớn”.

Tân tổng thống Nam Hàn muốn đối thoại. Khi Bình Nhưỡng tiếp tục các vụ thử tên lửa, vẫn chưa rõ khi nào và liệu Washington có quyết định hành động quân sự hay liệu Seoul có muốn ngăn chặn việc này hay không.

www.bbc.com/vietnamese/world-39912291 

 

Phần mềm mạng tấn công đòi tiền chuộc từ 99 nước

Một cuộc tấn công mạng quy mô lớn, dường như sử dụng công cụ đánh cắp của Cơ quan An ninh Nội vụ Hoa Kỳ (NSA) đã đột nhập vào các tổ chức trên thế giới.

Máy tính trên hàng ngàn địa điểm đã bị khóa bởi một chương trình yêu cầu chủ sở hữu phải chi trả 300 đô la tiền ảo Bitcoin để khôi phục dữ liệu.

Vào tháng tư, một số tin tặc được biết đến với cái tên The Shadow Brokers tuyên bố họ đã đánh cắp các công cụ của NSA và công bố trên mạng.

Tin tặc Nga ‘tấn công chiến dịch của Macron’

Điều tra Mỹ về tin tặc Nga lại gặp trục trặc

Ông Trump nói đảng Dân chủ ‘khinh suất’ nên bị tấn công tin tặc

Microsoft đã phát hành công cụ vá lỗ hổng bảo mật này vào tháng ba, nhưng nhiều hệ thống vẫn chưa được cập nhật.

Cuộc tấn công lớn đến đâu?

Các báo cáo cho biết đã có 99 quốc gia bị ảnh hưởng, bao gồm Anh Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Ý và Đài Loan.

phần mềm tấn côngBản quyền hình ảnhWEBROOT
Image captionMột phần mềm tấn công tên là WannaCry đã tấn công vào nhiều máy tính

Hãng công nghệ an ninh mạng Avast nói đã phát hiện ra 75,000 vụ tấn công tống tiền mạng được gọi là WannaCry và các biến thể của tên gọi này trên thế giới.

“Vụ việc này rất nghiêm trọng,” Jakub Kroustek tại Avast nói.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những vụ tấn công này có dấu hiệu liên quan nhưng nó có thể không chủ đích nhắm vào một số đối tượng.

Trong khi đó số tiền ảo trong tài khoản Bitcoin liên quan đến vụ việc này bắt đầu tăng lên.

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh Quốc (NHS) đã bị tấn công và màn hình máy tính bị WannaCry mã hóa được các nhân viên chụp lại.

Các bệnh viện và các ca phẫu thuật phải từ chối bệnh nhân. Một nhân viên của NHS nói với BBC rằng các bệnh nhân “gần như chắc chắn sẽ chịu đựng thiệt hại.”

ảo BitcoinBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionCác tin tặc đòi tiền chuộc 300 đô la tiền ảo Bitcoin để khôi phục dữ liệu

Một số báo cáo cho rằng Nga bị nhiều ca tấn công hơn các nước khác. Bộ trưởng bộ nội vụ Nga cho biết đã “định vị được vi rút” và đang theo dõi “một cuộc tấn công trên các máy tính cá nhân sử dụng hệ điều hành Windows”.

Ai là người đứng sau vụ tấn công?

Một số chuyên gia cho rằng cuộc tấn công đã được sử dụng để khai thác lỗ hổng trong hệ thống Microsoft mà đã được Cơ quan An ninh Nội địa (NSA) phát hiện dưới cái tên EternalBlue.

Các công cụ của NSA đã bị đánh cắp bởi nhóm tin tặc The Shadow Brokers. Nhóm này ban đầu dự tính đấu giá công cụ này trên mạng nhưng sau đó lại công cố miễn phí.

Các tin tặc nói rằng họ công bố mật khẩu công cụ như một cách để “phản đối” Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

www.bbc.com/vietnamese/world-39906129

 

Pháp : Đảng cánh trung thỏa thuận với Macron về danh sách ứng cử Quốc Hội

Tại Pháp, tối qua 12/05/2017 chủ tịch đảng cánh trung MoDem, ông François Bayrou loan báo đã đạt được một thỏa thuận « vững chắc và quân bình » với đảng Cộng Hòa Tiến Bước của tổng thống tân cử Emmanuel Macron về danh sách các ứng cử viên Quốc Hội, kết thúc 24 tiếng đồng hồ căng thẳng giữa hai đồng minh.

Hai ê-kíp đã cùng bàn bạc suốt bốn tiếng đồng hồ tối qua để chốt được danh sách các ứng cử viên. Trước đó ông François Bayrou đã bất đồng về danh sách 428 người do Cộng Hòa Tiến Bước đưa ra, cho rằng đảng MoDem bị thiệt thòi, vì chỉ được giới thiệu khoảng 40 người, trong khi ông đòi hỏi phải có khoảng 100 ứng cử viên cho cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 11 và 18 tháng Sáu tới.

Ông Bayrou không tiết lộ chi tiết về những thay đổi trong danh sách, chỉ thông báo là một nữ ứng cử viên của MoDem sẽ thay thế ông Rennes Gaspard Gantzer, cố vấn truyền thông của tổng thống mãn nhiệm François Hollande, và là bạn học cùng khóa với tổng thống tân cử Emmanuel Macron ở ENA. Ông Gantzer tối qua đã từ chối đề nghị ra tranh cử tại Bretagne, trước những phản ứng bất lợi thấy rõ.

Năm ngày sau khi Emmanuel Macron đắc cử tổng thống, liên minh giữa phong trào của ông với MoDem lần đầu tiên đã bị chao đảo do sự phản đối của cánh trung. Thêm vào đó là tranh cãi về việc đồng ý cho cựu thủ tướng Manuel Valls tham gia hay không, và rốt cuộc Cộng Hòa Tiến Bước không chấp nhận ông Valls, nhưng cũng không đưa người ra tranh cử tại đơn vị bầu cử Essonne của ông.

Trong khi đó đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa (LR) muốn sát cánh với nhau, hầu đạt được kết quả tốt trong kỳ bầu cử Quốc Hội. Đảng này tố cáo Macron muốn khuyến dụ một số tên tuổi cánh hữu, cũng như số lượng cựu dân biểu đảng Xã Hội hiện diện trong danh sách.

Riêng dân biểu Bruno Le Maire của LR đề nghị tổng thống tân cử nên bổ nhiệm thủ tướng là người của cánh hữu, vì nhiều cử tri thiên hữu đã dồn phiếu cho ông Macron trong vòng hai. Tên tuổi tân thủ tướng sẽ được tiết lộ vào thứ Hai tới, sau khi cựu và tân tổng thống chuyển giao quyền lực Chủ nhật này.

vi.rfi.fr/phap/20170513-phap-modem-dat-thoa-thuan-voi-macron-ve-danh-sach-ung-..

 

Tranh luận dữ dội giữa các ứng cử viên tổng thống Iran

Cuộc tranh luận truyền hình lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng giữa sáu ứng cử viên tổng thống Iran diễn ra hôm qua 12/05/2017, với những cuộc tấn công ác liệt cũng như những cáo buộc tham nhũng và quản lý tồi.

Tổng thống mãn nhiệm Hassan Rohani – từng chiến thắng vẻ vang bốn năm trước đây, với lời hứa sẽ đưa Iran thoát khỏi tình trạng cô lập – thứ Sáu 19/5 tới sẽ phải đối đầu với năm đối thủ khác. Trong đó có ứng viên bảo thủ Ebrahim Raisi được giáo chủ Ali Khomenei đỡ đầu, và Mohammad Baqer Qalibaf, đương kim đô trưởng Teheran.

Từ Teheran, thông tín viên RFI Siavosh Ghazi cho biết thêm chi tiết cụ thể :

« Hai ứng cử viên bảo thủ tố cáo chính phủ Rohani đã làm gia tăng tình trạng nghèo khó, và chỉ quan tâm đến một thiểu số người giàu. Tương tự, họ cáo buộc ông Hassan Rohani đã không đấu tranh chống tham nhũng – như đô trưởng Teheran, người ra tranh cử trong cuộc bầu cử ngày 19 tháng Năm tới, đã khẳng định.

Ông Qalibaf nói : « Chính ông phải hành động chống lại nạn tham nhũng. Ông biết những người thân cận của ông đã làm những gì trong các lãnh vực tài chính, ngân hàng và kinh tế. Vì sao ông chẳng làm gì cả, đó là vì ông cũng thủ lợi ».

Trước những cáo buộc này, ông Hassan Rohani khẳng định các đối thủ của ông thiếu kinh nghiệm, nhất là về ngoại giao. Ông bảo vệ thành quả nhiệm kỳ của mình, đặc biệt là hiệp định nguyên tử và việc quốc tế dỡ bỏ một phần các biện pháp trừng phạt. Rohani cũng hứa hẹn sẽ làm cho các trừng phạt khác được bãi bỏ.

Ông Rohani nói : « Tôi đã sẵn sàng, ngoài các trừng phạt về nguyên tử mà tôi đã gỡ được trong những năm gần đây, tiếp tục tháo gỡ các biện pháp trừng phạt khác nhắm vào Iran ». 

Có điều tổng thống Rohani còn phải tính đến chính quyền Mỹ của ông Donald Trump, vốn có chính sách thù địch đối với Iran. »

Reuters cho biết thêm, trong ba tiếng đồng hồ tranh luận, ông Rohani đã tấn công vào những mục tiêu lâu nay bất khả xâm phạm, như định chế tư pháp và Pasdaran, đơn vị tinh nhuệ của Vệ Binh Cách Mạng đang kiểm soát phần lớn nền kinh tế quốc gia. Ông cũng tố cáo đô trưởng Qalibaf, cựu chỉ huy Vệ Binh Cách Mạng và giám đốc cảnh sát, là một kẻ lưu manh đã tự khoe khoang việc trấn áp các thanh niên biểu tình

vi.rfi.fr/chau-a/20170513-tranh-luan-du-doi-giua-cac-ung-cu-vien-tong-thong-iran

 

Venezuela : Đến lượt các cụ già xuống đường đòi ‘‘tương lai’’ cho con cháu

Hàng nghìn cụ ông, cụ bà Venezuela đã tuần hành với ghế lăn và gậy chống, ngày hôm qua, 12/05/2017, tại thủ đô Caracas, để đòi tổng thống Maduro có biện pháp bảo đảm dược phẩm và thực phẩm cho các cháu. Biểu tình do đối lập tổ chức diễn ra ngay sau hôm bộ trưởng Y Tế bị sa thải, vì công bố các số liệu báo động về tình trạng trẻ tử vong rất cao.

Cuộc tuần hành của những người cao tuổi đã diễn ra tại phía đông thủ đô Caracas và nhiều thành phố khác trên khắp cả nước. Riêng tại Caracas, đoàn tuần hành bị an ninh ngăn không cho vào trung tâm thành phố.

Gilma Bernal, một người bà có ba cháu, không kìm được nước mắt khi, trả lời thông tín viên RFI Julien Gonzalez. Bà cho biết : « Tôi đến đây vì tất cả những anh hùng, các sinh viên, các thanh niên, đã ngã xuống trong các cuộc biểu tình. Họ ở lứa tuổi các cháu tôi. Trước kia, chúng tôi từng có một cuộc sống dễ chịu hơn nhiều, chúng tôi đã làm việc nhiều, nhưng chúng tôi đã có tất cả. Còn bây giờ, tôi phải xếp hàng để mua một thứ gì đó cho các cháu tôi, một bữa sáng, hay một bữa trưa. Với chính phủ này, các cháu tôi không có tương lai ».

Carlos Danos, một nhân viên Nhà nước về hưu chia sẻ cùng một nỗi giận dữ và tình cảm bất lực : « chính quyền vừa tăng lương hưu 85.000 bolivar, nhưng khoản tiền này chỉ đủ để mua được một hộp trứng to, nửa cân pho mát ». Theo ông, chế độ hưu trí tại Venezuela là « tồi tệ nhất hành tinh ».

Để đáp trả cuộc tuần hành giận dữ này, chính quyền Venezuela đã tổ chức tại trung tâm thành phố một mít tinh lớn khác, cũng toàn do người hưu trí thân chính quyền tham gia.

Đợt biểu tình phản kháng tại Venezuela diễn ra từ đầu tháng 4. Một trong những dấu hiệu thể hiện sự lúng túng của chính quyền, đó là việc bộ Y Tế phải cung cấp số liệu về tử vong trẻ em, tăng hơn 30% giữa hai năm 2015 và 2016. Các nguyên nhân chính là viêm đường hô hấp, nhiễm trùng máu. Theo hiệp hội y tế Venezuela, các bệnh viện hiện chỉ được cấp 3% thuốc men cần thiết.

Hôm nay, tổ chức bảo vệ nhân quyền Foro Penal tố cáo tòa án quân sự của chính quyền Venezuela đã bỏ tù ít nhất 155 thường dân kể từ đầu cuộc phản kháng. Một quan chức cao cấp trong ngành tư pháp Venezuela hôm thứ Tư cũng lên án tình trạng chính quyền sử dụng tòa án quân sự để kết án những người biểu tình bị bắt.

vi.rfi.fr/…/20170513-venezuela-den-luot-cac-cu-gia-xuong-duong-doi-‘‘tuong-lai’’