Tin Việt Nam – 03/05/2017
Trung ương 5 và vấn đề ‘nhất thể hóa’
Trước ngày khai mạc Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, BBC trao đổi với các nhà quan sát tại Việt Nam về những nội dung có thể được bàn tới tại hội nghị này.
Bình luận với BBC từ TP Hồ Chí Minh về khả năng vai trò vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam có thay đổi tại Hội nghị TƯ 5 hay không, blogger Nguyễn An Dân tin rằng xu thế nhất thể hóa chức vụ sẽ được bàn đến.
“Xu hướng nhất thể hóa các chức danh bí thư tỉnh ủy và bí thư thành ủy trực thuộc trung ương thì đã có rồi, trong Hội nghị Trung ương này sẽ bàn đến,” ông nói.
“Tuy nhiên, vấn đề nhất thể hóa chức tổng bí thư và chủ tịch nước, tức là nhất thể hóa ở mức tối cao thì hiện giờ vẫn đang có hai quan điểm.
“Quan điểm của một bộ phận đổi mới ở trong Đảng thì mong muốn điều đó. Tuy nhiên, quan điểm của một bộ phận khác và kể cả nhìn từ phía quan hệ giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc thì chưa chắc Trung Quốc muốn Việt Nam đi theo cái mô hình của mình. Chính điều này sẽ cản trở việc nhất thể hóa.” ông Dân giải thích.
Tại Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cũng là Tổng bí thư và “hạt nhân” của Đảng Cộng sản.
Nhưng ở Việt Nam, hai chức vụ này do hai người khác nhau nắm giữ.
Liệu Đảng có thể tự kiểm soát quyền lực?
‘Khó đoán kết quả bỏ phiếu ở Hội nghị Trung ương 5’
Dư luận viết về vụ ông Đinh La Thăng
“Sau lần này, sang đến Hội nghị Trung ương 6, sẽ có một số người có khát vọng vươn lên vị trí tổng bí thư…”
Ông Nguyễn An Dân cũng tin rằng hiện có một số tên tuổi mà ông cho là “ứng cử viên nặng ký”.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà quan sát chính trị từ Hà Nội cũng đồng quan điểm về việc sẽ không có thay đổi gì trong vị trí tổng bí thư trong hội nghị lần này.
“Có những đồn đoán về chuyện này, nhưng Hội nghị Trung ương 5 không nhằm giải quyết vấn đề nhân sự cấp cao của Đảng.”
“Hội nghị lần này chủ yếu tập trung vào vấn đề chính sách phát triển kinh tế xã hội và các biện pháp triển khai,” ông Hà Hoàng Hợp giải thích thêm.
‘Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng lúc nào cũng quan trọng’
Chỉ ít hôm trước ngày khai mạc Hội nghị Trung ương 5, hôm 27/4, tin loan ra gây rúng động khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với Bí thư Thành ủy TPHCM, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng.
Vụ Đinh La Thăng: ‘Giây phút quan trọng cho VN’
Ủy viên Bộ Chính trị nào ở VN từng bị kỷ luật?
Điều này khiến có những đồn đoán rằng Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng có thể được đề cao tại Hội nghị Trung ương 5.
Tuy nhiên, ông Hà Hoàng Hợp nhận xét với BBC từ Hà Nội: “Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng là ủy ban quan trọng nhất về mặt kỷ luật, là ủy ban giám sát việc thực hiện điều lệ của đảng. Lúc nào ủy ban này cũng quan trọng”.
“Lúc này, Ủy ban ra quyết định liên quan đến Bộ chính trị thì có thể ở ngoài người ta nghĩ là nó quan trọng hơn, nhưng tôi nghĩ là nó luôn luôn quan trọng.”
Trả lời câu hỏi về các hình thức kỷ luật có thể áp dụng cho một ủy viên bộ chính trị như ông Đinh La Thăng, ông Hà Hoàng Hợp cho biết các hình thức kỷ luật Đảng gồm nhẹ nhất là phê bình, sau đó đến khiển trách, rồi đến cảnh cáo và mức cao nhất là khai trừ.
“Khiển trách thì không bị mất chức ủy viên bộ chính trị, cảnh cáo thì có thể là mất. Nếu bị cảnh cáo thì sẽ không còn làm bí thư ở đâu đó nữa.”
Ông Hợp cũng nói thêm về mặt nguyên tắc là như vậy, “còn mình không thể dự báo được”.
Trước đây, ông Trương Tấn Sang từng bị kỷ luật “bằng hình thức khiển trách” ở Hội nghị Trung ương 7, Khóa IX, hồi 2003, liên quan tới vai trò của ông khi còn làm Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh thời gian 1996-2000.
Tuy vậy, đến Đại hội Đảng X năm 2006, ông tiếp tục được bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức Thường trực Ban Bí thư và trở thành Chủ tịch nước từ 2011 đến 2016.
Giằng co các xu thế
Tuy nhiên, giới quan sát có vẻ đồng ý rằng cuộc giằng co giữa các xu thế, thậm chí giữa các phái, là điểm nổi bật cho Hội nghị Trung ương 5 lần này.
‘Gay cấn trước Hội nghị Trung ương 5’
Ví dụ trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 25/04, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, mô tả các quyết định kỷ luật ông Võ Kim Cự, cựu Bí thư Hà Tĩnh, và việc ông tự động xin rút tư cách đại biểu quốc hội thể hiện điều ông gọi là “một cuộc giằng co giữa các thế lực quyền lực” tại Hội nghị Trung ương 5.
Viết trên Diễn đàn BBC Tiếng Việt hôm 4/04/2017, Tiến sĩ Phạm Quý Thọ từ Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư ở Hà Nội cho rằng:
…”trước Hội nghị TƯ 5 khóa 12 của Đảng… dự đoán có những nội dung liên quan đến công tác cán bộ và cải cách thể chế mở rộng đề án 25 về nhất thể hóa bộ máy…”
“Những nhà phân tích chính trị cho rằng thời gian tới ‘sự đấu tranh nội bộ đảng’ sẽ căng thẳng, bởi vì các nguyên tắc, chuẩn mực và giá trị của kinh tế thị trường đang thách thức quyền lực tuyệt đối và các chuẩn mực đạo đức truyền thống.
Hơn thế, những lãnh đạo cao cấp khi trình độ học vấn cao thì càng khó thống nhất về nhận thức, họ có thể cùng lợi ích nhưng ý kiến sẽ khác nhau, do đó quyền lực không thể ‘phân công’ như cách làm trước đây.”
www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39796573
‘Khó đoán kết quả bỏ phiếu ở Hội nghị Trung ương 5’
Giới quan sát bình luận với BBC về những nội dung chính có thể xảy ra tại Hội nghị Trung ương 5, dự kiến diễn ra từ 5 đến 11/5 tại Hà Nội.
Thời gian trước, dư luận quan tâm việc Hội nghị lần này sẽ ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân hay là không.
Tuy vậy, hôm 27/4 tin loan ra gây rúng động khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với Bí thư Thành ủy TPHCM, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng.
Vụ Đinh La Thăng: ‘Giây phút quan trọng cho VN’
‘Gay cấn trước Hội nghị Trung ương 5’
Nhận định về vụ ‘xem xét kỷ luật’ ông Đinh La Thăng
Dư luận viết về vụ ông Đinh La Thăng
Liệu ông Đinh La Thăng có nhận hình thức kỷ luật nào tại Hội nghị Trung ương 5 đang là câu hỏi được quan tâm nhất lúc này.
Nói với BBC, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu độc lập ở Hà Nội, nhận định:
“Hội nghị Trung ương 5 không nhắm vào vấn đề nhân sự cấp cao, mà tập trung bàn về chính sách phát triển kinh tế xã hội cho khóa 12.”
“Đã có báo cáo chính trị của Đại hội 12 đề ra chính sách. Hội nghị lần này sẽ bàn cách triển khai đường lối đó trên thực tế.”
Ông Hà Hoàng Hợp nhìn nhận một nội dung khác “có thể bàn việc xem xét một số người trong diện Bộ Chính trị quản lý, trong đó có ông Đinh La Thăng”.
Tuy vậy, ông Hợp bác bỏ tin đồn về chuyện ‘phe cánh’.
“Đối với Đảng Cộng sản, khi xét những việc xảy ra trong một tổ chức, họ tập trung vào tổ chức ấy trước, rồi mới đến nhân sự.”
“Lần này họ chọn điều tra tập đoàn dầu khí, có tên ông Thăng từng làm chủ tịch, nên họ buộc phải đụng đến trách nhiệm của ông ấy. Không phải là họ tập trung nhắm vào cá nhân ông ấy.”
Trong khi đó, từ TP Hồ Chí Minh, blogger Nguyễn An Dân nói với BBC một số nội dung ông dự đoán được bàn tại Hội nghị Trung ương 5.
“Theo tôi họ sẽ bàn vấn đề sửa Luật Đất đai; xem xét đề xuất hình thức kỷ luật ông Đinh La Thăng; bàn về thảm họa Formosa và cuối cùng là chuẩn bị nhân sự trình Hội nghị Trung ương 6.”
“Giả sử kỷ luật ông Thăng mà ông không còn trong Bộ Chính trị, họ phải nghĩ vấn đề nhân sự sau đó thế nào.”
Ông An Dân đề ra khả năng TPHCM sẽ có Bí thư Thành ủy mới.
“Ai được làm Bí thư thì phải căn cứ đặc điểm Sài Gòn. Dù sao thành phố cũng có đặc điểm dân chủ kế thừa từ thời Việt Nam Cộng Hòa.”
“Tư duy Đảng bộ Sài Gòn cũng tiến bộ hơn các địa phương khác.”
Ông An Dân nói tiếp: “Bí thư Thành ủy phải mang tư duy đổi mới, nhưng không được làm ‘vỡ bình’.”
“Nhân sự sẽ được chọn theo hai tố chất đó, ví dụ ông Nguyễn Văn Bình hay Nguyễn Thiện Nhân.”
Giải thích về quy chế kỷ luật có thể xảy ra tại Hội nghị Trung ương 5, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết.
“Theo thủ tục, đầu tiên Bộ Chính trị sẽ kiến nghị hình thức kỷ luật, sau đó Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu kín để chọn hình thức kỷ luật.”
“Nếu bỏ phiếu xảy ra tại hội nghị này, không ai dự báo được kết quả,” ông Hợp nói.
www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39793575
Kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Văn Hóa
Nhân ngày Tự do báo chí quốc tế 3 tháng 5 năm nay, khoảng hơn 20 tổ chức nhân quyền và an ninh mạng quốc tế đã đồng loạt ký tên vào một bản kiến nghị thúc giục chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho anh Nguyễn Văn Hóa, một người đưa tin tự do trên mạng.
Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi, bị bắt vào ngày 11 tháng 1 năm nay với cáo buộc lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm các quyền và lợi ích của nhà nước theo điều 258 Bộ luật hình sự. Nguyễn Văn Hóa bị bắt sau khi đưa tin về thảm họa môi trường biển miền Trung do công ty Formosa gây ra và các cuộc biểu tình phản đối Formosa của người dân ở đây.
Anh Nguyễn Văn Hóa được cho biết sử dụng flycam để truyền tin trực tiếp về những vụ biểu tình ngoài cổng công ty Formosa ở tỉnh Hà Tĩnh vào hồi cuối tháng 12 năm ngoái.
Công an Việt Nam sau đó công bố một đoạn video cho thấy Hóa xin lỗi vì hành động đưa tin của mình. Theo bản kiến nghị hành động này từ phía chính quyền Việt Nam là nhằm mục đích khuyến cáo người dân không tham gia vào các hoạt động đưa tin ôn hòa.
Freedom House mới đây xếp Việt Nam vào vị trí 177 trong số 198 nước trong báo cáo về tự do báo chí toàn cầu công bố hôm 1 tháng 5. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới hồi cuối tháng trước cũng xếp Việt Nam vào vị trí 175 trong số 180 nước tức là hoàn toàn không có tự do báo chí.
Trong một diễn tiến khác có liên quan, giới chức Việt Nam hôm nay 3 tháng 5 lên tiếng chỉ trích các hoạt động đưa tin và bình luận trên mạng internet vì cho rằng đây là những hành động bóp méo sự thật, bôi xấu người khác và kích động chia rẽ mối hận thù dân tộc.
Phát biểu tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 4 năm 2017 tại Hà Nội, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nói rằng Việt Nam không sợ phải nói về vấn đề tự do nhân quyền, tự do ngôn luận. Nhưng ông nói tự do ngôn luận không có nghãi là tự do xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, không có nghĩa là tự do xuyên tạc, bóp méo sự thật, tự do mạo danh người khác trên mạng xã hội.
Đề cập đến vấn đề xử lý các vi phạm liên quan tới các doanh nghiệp nước ngoài như Google, Facebook, ông Trương Minh Tuấn nói Việt Nam không cấm phát ngôn chính kiến trên Google, Facebook mà chỉ yêu cầu gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức.
Hồi cuối tháng trước, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã có cuộc gặp với đại diện Facebook để nhờ can thiệp gỡ bỏ những video, tài khoản mang nội dung xấu, bôi nhọ Đảng và nhà nước. Theo báo chí nhà nước, Việt Nam đã yêu cầu Google gỡ bỏ hơn 2.000 video clip nói xấu lãnh đạo và đến giờ đã có hơn 1.000 clip được gỡ đi.
www.rfa.org/…/human-rights-n-digital-security-gr-call-f-release-of-vns-video-journal…
Người Thượng bị trả về đối diện với trấn áp
Những người Thượng bị Campuchia trả về Việt Nam tuần trước đang gặp khó khăn do bị đe dọa, nhiều người còn bị buộc đọc lời thú tội trên đài truyền hình.
Tờ Cambodia Daily loan tin ngày 3 tháng 5 dẫn nguồn một tổ chức bảo vệ nhân quyền cho người Thượng ở Hoa Kỳ, có tên Yểm Trợ Người Miền Núi, thì nhóm vừa trở về gồm 25 người từ Tây Nguyên chạy sang Campuchia xin tị nạn với lý do bị cấm đạo và bị phân biệt đối xử về chính trị. Họ không được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cấp qui chế tị nạn vì cho rằng không hội đủ điều kiện.
Ông Y Lhui Boinya, thành viên của tổ chức Yểm Trợ Người Miền Núi đang theo dõi vụ việc này, cho biết ông đã tiếp xúc qua điện thoại với 2 người Thượng trong nhóm đã trở về tỉnh Dak Lak và được họ báo cho chính quyền địa phương và công an cấm họ không được ra ngoài, không được tiếp xúc thăm viếng ai cũng như không được đi làm và nếu trái lệnh sẽ bị bắt vô tù. Vẫn theo lời ông Boinya, một người Thượng tị nạn còn ở Phnom Penh cũng được nghe những người trở về báo cho biết họ bị công an mặc thường phục thường xuyên theo dõi.
Trong khi Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc và chính quyền Kampuchia nói rằng nhười Thượng được đưa về Việt Nam là do tự nguyện, thì chính người trở về cũng như các tổ chức đang giúp đỡ người Thượng bên ngoài đều nói rằng người trở về thường bị khủng bố tinh thần và bị cô lập.
Tình trạng vừa nêu khiến trong thời gian qua nhiều người Thượng ở Campuchia vì sợ bị trả về Việt Nam đã chạy sang Thái Lan tìm sự giúp đỡ.
www.rfa.org/…/returned-montagnard-facing-intimidation-spy-in-vn-0503201709271…
Có gì khác trong vụ kỷ luật đồng chí X và ông Đinh La Thăng?
Ngay trước thềm hội nghị trung ương 5 Đảng Cộng Sản Việt Nam dự kiến diễn ra vào ngày 5 tháng 5 tới tại Hà Nội, báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin và bài về đề nghị xem xét kỷ luật Bí thư thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng.
Đây không phải là lần đầu tiên một Ủy viên Bộ Chính Trị bị đề nghị kỷ luật. Lần gần đây nhất là tại hội nghị trung ương 6 hồi năm 2012. Tuy nhiên có gì khác biệt giữa hai lần này?
Minh bạch hay đấu đá nội bộ
Một ngày sau khi kết thúc kỳ họp thứ 14 từ ngày 24 đến 26 tháng 4, Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra thông báo và được đồng loạt các báo loan tin về đề nghị kỷ luật ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ông Đinh La Thăng. Các ngày sau đó nhiều báo tiếp tục đưa các bài viết nhận định đề nghị kỷ luật này là hợp lý vì những sai phạm mà ông Đinh La Thăng mắc phải khi đứng đầu Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). Tuy nhiên, trên các trang mạng xã hội và ngoài đường, công chúng cho rằng sự công khai này của Đảng không phải là chỉ dấu của sự tiến bộ và minh bạch. Blogger Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng nói với đài Á châu Tự do:
Nhiều người cho rằng đó là một sự tiến bộ trong đảng nhưng tôi cho rằng đó là một cái chỉ báo không phải là tiến bộ mà là tiêu cực. Trước khi tiến hành một cái kỷ luật thì người ta đã chủ động đưa thông tin để tạo áp lực lên dư luận để nhằm mục tiêu kỷ luật, thanh trừng những nhân vật này nọ.
Vì lý do gì đến bây giờ lại lôi cái kỷ luật cũ, trách nhiệm cũ để yêu cầu kỷ luật và thuộc phạm vi của Bộ Chính trị xử lý?
– Giáo sư Tương Lai
Thông báo của ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản kết luận ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hồi đồng thành viên Tập đoàn PVN chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Đảng ủy, Hội đồng Thành viên tập đoàn PVN trong giai đoạn 2009 đến 2011 dẫn đến thua lỗ hàng trăm triệu đô la cho tập đoàn.
Bất chấp những sai phạm trong nhiều năm, ông Đinh La Thăng vẫn được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải năm 2011. Tại Đại hội đảng 12 diễn ra hồi đầu năm 2016, ông Đinh La Thăng đã được bầu vào Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng và được bổ nhiệm làm Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, trong khi cấp dưới của ông là ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam lại bị truy nã quốc tế vì các cáo buộc sai phạm ở PVC. Điều này đã khiến nhiều người phải đặt câu hỏi tại sao đến giờ này ông Đinh La Thăng mới bị đề nghị kỷ luật. Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện xã hội học Việt Nam đặt câu hỏi:
Điều kỳ lạ là ông ta chịu trách nhiệm về các vi phạm, với tư cách là nguyên Bí thư Đảng Ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2009 – 2011 thì lý do gì đến Đại hội thứ 12, người ta lại bầu ông vào trong Bộ Chính trị, là cơ quan cao nhất của Đảng? đó là logic gì? Tại sao khuyết điểm kéo dài như thế, tổn hại đến nền kinh tế quốc gia lớn thế mà lại không kỷ luật hồi ấy? mà vẫn đưa làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải? Vì lý do gì đến bây giờ lại lôi cái kỷ luật cũ, trách nhiệm cũ để yêu cầu kỷ luật và thuộc phạm vi của Bộ Chính trị xử lý?
Trả lời cho câu hỏi này, giáo sư Tương Lai nhận định.
Tôi cho rằng cuộc đấu này là cuộc đấu giữa các thế lực chính trị giành giựt cái ghế quyền lực, chả có liên quan gì đến các vấn đề khác, tùy theo tương quan lực lượng của cuộc đấu tranh của các thế lực giằng co, lúc nào người ta đưa ra, lúc nào người ta thụt vào.
Nhưng đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng ngay trước một hội nghị trung ương cũng làm nhiều người liên tưởng đến đề nghị kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị khác vào năm 2012 mà các lãnh đạo đảng vẫn gọi một cách giấu giếm là đồng chí X. Sau đó nhiều báo mạng và các chuyên gia tình hình chính trị Việt Nam từ nước ngoài đã nhận định đồng chí X chính là nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nhìn lại đề nghị kỷ luật đồng chí
Ngay trước hội nghị trung ương 6 năm 2012, trên các trang mạng đã có nhiều thông tin đồn đoán về những vụ đấu đá nội bộ giữa các lãnh đạo đảng liên quan đến việc ai là người phải chịu trách nhiệm trước nạn tham nhũng tràn lan, sự yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng và tình hình kinh tế trì trệ. Tuy nhiên báo chí chính thống không hề có thông tin về những đề nghị kỷ luật cụ thể một cá nhân nào.
Trong bài phân tích ngay khi hội nghị diễn ra, nhà quan sát chính trị Việt Nam, giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc viết:
Tấm vải trải bẩn thỉu của Việt Nam đã được bày ra trên những trang blog, cung cấp các thông tin chi tiết về tham nhũng và sự thiên vị bởi một mạng lưới những người thân cận và thành viên gia đình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong khi chưa thể xác định được các thông tin về những tài khoản mạng này nhưng nhiều người tin là chỉ có những người bên trong đảng mới có tiếp cận với những thông tin loại này…. Cho đến lúc này phần đông những nhân vật quan trọng bị cáo buộc tội tham nhũng thì đều hoặc do Thủ tướng chỉ định, hoặc nằm trong tầm ảnh hưởng của Thủ tướng, hoặc đã được xác định là nằm trong số những người ủng hộ Thủ tướng.
Câu hỏi lúc đó được đặt ra là liệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có mất chức của mình hay không hay chỉ tự kiểm điểm và chấp nhận để một số người thân cận của mình trong đảng bị mất chức?
Cho đến lúc này phần đông những nhân vật quan trọng bị cáo buộc tội tham nhũng thì đều hoặc do Thủ tướng chỉ định, hoặc nằm trong tầm ảnh hưởng của Thủ tướng…
– Giáo sư Carl Thayer
Kết thúc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không phải chịu hình thức kỷ luật nào.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu kết thúc hội nghị 6 được báo chí đồng loạt đăng tải đã không hề nêu tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu rằng Hội nghị Trung ương 6 không áp dụng biện pháp kỷ luật đối với toàn thể Bộ Chính trị và một thành viên của Bộ Chính trị. Hội nghị kêu gọi sửa chữa sai lầm để các thế lực thù địch không thể bóp méo tình hình.
Trong cuộc họp tiếp xúc cử tri Sài Gòn vào ngày 17 tháng 10 cùng năm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói là một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính Trị bị đề nghị kỷ luật tại hội nghị trung ương là đồng chí X.
Nhận định về sự khác biệt về tính công khai minh bạch trong hai trường hợp đồng chí X và ông Đinh La Thăng, blogger Trương Duy Nhất cho biết:
Lúc đó ông ấy quá mạnh nên những cánh đối nghịch không tạo được những sức mạnh để khống chế truyền thông như những vụ việc đang xử lý bây giờ. Cơ bản là khi đó lực ông Dũng còn quá mạnh…. Tất nhiên cái thế của ông Thăng giờ còn quá yếu. Thế của ông Thăng còn phải đi đường dài mà ông người ta đã chặn ngay từ những bước đầu tiên.
Theo quy định, Ban chấp hành Trung ương là cơ quan đưa ra quyết định cuối cùng của đảng giữa hai kỳ đại hội. Hội nghị ban chấp hành Trung ương có quyền loại bỏ bất cứ thành viên nào bao gồm cả thành viên của Bộ Chính trị. Câu hỏi đặt ra là tại hội nghị lần này các ủy viên Ban chấp hành trung ương sẽ bỏ phiếu thế nào đối với đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng, nhất là vào khi báo chí chính thống đã đồng loạt đưa tin, chỉ trích những sai phạm của ông một cách công khai?
Theo thông tin mới nhất trên mạng mà đài Á châu Tự do chưa thể kiểm chứng, tại hội nghị trù bị cho hội nghị trung ương 5 diễn ra ở Hà nội hôm 3 tháng 5, ông Đinh La Thăng đã chính thức xin rút khỏi Bộ Chính trị và thôi chức Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.
www.rfa.org/…/wh-differ-party-discipline-decision-cases-of-comrade-x-n-thang-vh-0.
Người dân Cồn Dầu lo ngại bị chính quyền lừa hoán đổi đất
Người dân Xứ đạo Cồn Dầu tại thành phố Đà Nẵng lâu nay tiếp tục khiếu kiện vì không đồng tình với việc chính quyền chuyển dân đi nơi khác lấy đất giao cho doanh nghiệp.
Sau thời gian dài tranh chấp, vừa qua Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng hứa đáp ứng yêu cầu được “tái định cư tại chỗ” của người trong cuộc; tuy nhiên sau đó lại nói “hoán đổi đất”. Sự bất nhất đó khiến người dân tỏ ra lo lắng có thể bị ‘lừa’.
Tranh chấp dai dẳng
Tranh chấp đất đai giữa chính quyền các cấp ở Đà Nẵng với người dân Giáo xứ Cồn Dầu, gồm khoảng chừng 400 hộ dân, bắt đầu từ năm 2008 khi địa phương muốn lấy đất nơi này giao cho Tập đoàn Sungroup xây dựng khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân.
Ngoài những điểm bất hợp lý về việc thu hồi đất, giá đền bù, giáo dân luôn bày tỏ mong muốn được định cư quanh ngôi nhà thờ từng gắn bó với bao đời từ cha ông họ cho đến nay cả 200 năm. Tuy nhiên phía chính quyền vẫn cương quyết cho triển khai dự án.
Vụ việc bùng nổ khi vào ngày 4/5/2010, lực lượng công an dùng vũ lực chặn cướp quan tài cụ bà Hồ Nhu với gần 70 người dân bị bắt giữ và bị đánh đập.
Sau đó, một số giáo dân Cồn Dầu phải bỏ chạy sang Thái Lan lánh nạn. Những hộ còn lại nhiều lần gởi đơn khiếu kiện đến tận trung ương ở Hà Nội.
Tuy nhiên cũng tương tự như bao vụ khiếu kiện đất đai của nhiều người từ các vùng miền khác nhau, đơn thư của dân xứ đạo Cồn Dầu cũng không được giải quyết thỏa đáng.
Chính quyền cũng hiểu là người dân không đồng tình với nội dung hoán đổi đất mà họ đưa ra. Nhưng báo Tuổi Trẻ đăng những nội dung nói ngược lại.
Ông Trường
Một trong những người đại diện bà con khiếu kiện ở Cồn Dầu, ông Trường, vào ngày 1/5/2017 cho Đài Á Châu Tự Do biết:
“Giữa năm 2013 chúng tôi ra Hà Nội khiếu kiện, đòi chính phủ trả lời là bố trí tái định cư tại chỗ cho các hộ dân chứ chúng tôi không có đòi hoán đổi đất giữa nhà đầu tư với người dân.
Ở đây chúng tôi đòi bố trí tái định cư tại chỗ có nghĩa là tái định cư tại khu vực Cồn Dầu để tiện việc sinh hoạt tín ngưỡng cho bà con giáo dân Cồn Dầu.”
Chính quyền bất nhất, dân mất lòng tin
Báo Tuổi Trẻ ngày 24/4/2017 loan là tin vào buổi chiều cùng ngày, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức cuộc nói chuyện với những hộ dân thuộc khu vực giáo xứ Cồn Dầu mà chưa bàn giao mặt bằng, cũng như các hộ trong diện cưỡng chế thu hồi đất trước đây mà vẫn chưa làm thủ tục nhận đất nhận đất tái định cư.
Tin nói người chủ trì buổi họp là ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Đà Nẵng. Tại cuộc họp ông này tuyên bố rằng đối với các hộ dân có đơn khiếu nại và đề nghị được tái định cư gần nhà thờ Cồn Dầu thì thành phố đang có nhiều chính sách ưu tiên để dân sớm được hoán đổi đất gần nhà thờ. Và tin cũng cho biết có 87 hộ dân Cồn Dầu được mời; nhưng chỉ có 3 hộ đến dự.
Giải thích lý do tại sao đa số người dân Cồn Dầu không đến dự buổi họp như được mời, ông Trường cho rằng vì chính quyền địa phương nói một đằng làm một nẻo:
“Sáng 24 chúng tôi đã xuống thành phố và gởi một đơn kiến nghị về nội dung giấy mời của văn phòng Ủy Ban Nhân Dân thành phố vì nội dung này là nội dung cũ, bây giờ lãnh đạo thành phố sửa đổi qui hoạch nên chúng tôi không đồng tình với nội dung cũ này.
Chiều 24/4 chỉ có 3 người dân đến họp, chính quyền cũng hiểu được là người dân không đồng tình với nội dung hoán đổi đất mà họ đưa ra. Chúng tôi đã được thông báo số 43 của phó chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn, báo Tuổi Trẻ đăng lại có tiêu đề là tái định cư tại chỗ quanh nhà thờ Cồn Dầu, nhưng nội dung cuộc họp ngày 24/4 lại nói ngược lại với thông báo của Phó chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn.
Ông Hồ Kỳ Minh mời họp chỉ để giải quyết trong nội dung hoán đổi thôi cho nên chúng tôi không đồng tình. Thực tế ra theo thông báo đã có dự án qui hoạch sửa đổi rồi thì chủ tịch thành phố phải ra quyết định bố trí tái định cư tại chỗ cho chúng tôi thôi.”
Bây giờ tôi đang bân hội pháo hoa, tôi đang chuẩn bị hội pháo hoa nghe…
Ô. Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng
Sự bất nhất trong thông báo và cam kết của chính quyền địa phương, ông Trường nói tiếp, là điều khiến giáo dân cảm thấy như mình bị lừa giữa lời hứa tái định cư tại chỗ và kế hoạch hoán chuyển đất mà phó chủ tịch thành phố đưa ra trong buổi hộp dân chiều 24 tháng Tư. Hiện bà con giáo dân Cồn Dầu cho hay sẽ tiếp tục khiếu kiện cho ra lẽ.
Đường dây viễn liên được nối về số của ông Huỳnh Đức Thơ, đương kim chủ tịch Ủy Ban Nhân thành phố Đà Nẵng, vào tối ngày 1/5/2047 và được ông trả lời như sau:
“Chuyện này tôi chưa được cấp phó báo cáo, để tôi kiểm tra lại, bây giờ tôi đang bân hội pháo hoa, tôi đang chuẩn bị hội pháo hoa nghe…”
Vụ việc Cồn Dầu bùng nổ sắp bước vào năm thứ bảy; tuy nhiên như trình bày của người dân phía cơ quan chức năng vẫn không giải quyết thỏa đáng và có bất nhất khiến họ không biết tin vào đâu!
www.rfa.org/…/condau-residents-disagree-authorities-resettllement-tt-050320171114.
Ai sẽ thay Thăng ‘tiến về Sài Gòn’?
Hội nghị trung ương 5 ‘bàn’ gì?