Tin Việt Nam – 29/04/2017
Hành trình ‘tự diễn biến’ trong giới du học sinh Việt
Có một quá trình “tự diễn biến” trong giới du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, mà ngay cả bản thân họ không phải lúc nào cũng nhận thấy.
Theo nhận xét của một chuyên viên tư vấn cho sinh viên nước ngoài ở Mỹ, khi mới bước chân ra “biển lớn,” du học sinh Việt thường khá thụ động và khép kín vì rào cản ngôn ngữ trong giao tiếp với người bản xứ. Tuy nhiên, ngay cả với cộng đồng người Việt Nam, du học sinh Việt cũng không tránh khỏi những “cú sốc tư tưởng” nhất định.
Từ ‘Cộng Sản mới sang…’
Mới đến thành phố Houston, Texas, Mỹ, học được 8 tháng, Như Quỳnh chia sẻ với VOA rằng nhiều bạn bè của cô khi mới sang thường bị cộng đồng người Việt địa phương gọi là “Cộng Sản mới sang”.
“Bạn em nói khi đi đăng ký học lái xe thì ông thầy dạy lái xe, có tư tưởng chống Cộng, nói ‘con này ở bên đó là Cộng Sản, dân Cộng Sản mới qua.’ Lời nói làm cho bạn em tủi thân, vì dù răng, Cộng Sản hay không Cộng Sản thì cũng là người Việt Nam”, Như Quỳnh kể lại.
Tự nhận “vẫn còn rất yêu quý nước Việt Nam”, Như Quỳnh nói “người Việt ở Mỹ có tư tưởng không tốt về Việt Nam là điều bình thường”, và như vậy là “sai lệch”.
… đến tự so sánh
Hầu hết du học sinh Việt Nam mà VOA phỏng vấn đều cho biết khi còn ở trong nước, họ hoàn toàn không để ý đến “ý nghĩa” của ngày 30/4 như các khẩu hiệu, tuyên truyền được lặp lại hàng năm. Họ chỉ đơn giản tập trung vào kế hoạch “ăn chơi” là chính. Nhưng khi ra khỏi Việt Nam, những cuộc biểu tình của cộng đồng gốc Việt vào ngày này lại mang đến “một góc nhìn khác” về ngày được gọi là “giải phóng”.
Mặc dù mình vẫn nói mình là xã hội dân chủ, công bằng, văn minh… Hồi đi học được học như vậy, nhưng khi sang bên này mới thấy không phải như vậy. Khi sang đây, mình thấy ở bên đây mới thực sự là dân chủ.
Thanh Hương, du học sinh ở Queenland, Úc.
Quỳnh Võ, một du học sinh vừa tốt nghiệp cao học tài chánh ở Pháp, nói: “Ngày xưa thì 30/4, 1/5 là được nghỉ làm nên mừng muốn chết. Toàn là tuyên truyền không! Theo công cuộc tuyên truyền thì mình thấy nhiều cái cũng nhảm. Mình biết vậy nhưng biết nói gì hơn. Giờ qua đây lại thấy một góc khác: ngày quốc hận!”
Góc nhìn khác không chỉ dừng ở các sự kiện lịch sử, mà còn trong những sự việc hàng ngày khi người trẻ Việt Nam bỗng nhiên được đặt vào một thế giới khác và có cơ hội so sánh.
Thanh Hương, một du học sinh mới sang thành phố Brisbane, bang Queenland, Úc, học chương trình MBA được 2 năm, giải thích về kết luận “Việt Nam không thực sự tự do như mình nghĩ”: “Mặc dù mình vẫn nói mình là xã hội dân chủ, công bằng, văn minh… Hồi đi học được học như vậy, nhưng khi sang bên này mới thấy không phải như vậy. Khi sang đây, mình thấy ở bên đây mới thực sự là dân chủ. Cái gì cũng có luật lệ rõ ràng, được quyền tự do thật sự, được bảo vệ rõ ràng, từ quyền cho phụ nữ hay tất cả về y tế, giáo dục…, nhất là về quyền con người. Bên này mọi điều đều minh bạch, rõ ràng, được xử lý nghiêm bằng luật. Còn ở Việt Nam thì không như vậy.”
Thanh Hương dẫn chứng một sự kiện điển hình trong nước mà cô theo dõi từ bờ bên kia: “Ví dụ biểu tình Formosa. Người ta chỉ biểu tình để đòi lại quyền được bồi thường do biển bị nhiễm bẩn hoặc chỉ đòi làm minh bạch tại sao lại gây ra ô nhiễm môi trường như vậy thôi, em thấy biểu tình đúng như vậy mà vẫn để xảy ra bạo loạn trong biểu tình rồi chẳng đâu vào đâu hết. Còn bên này mà một sự việc gì đó không rõ ràng là người ta phải biểu tình, và người ta sẽ được cảnh sát hỗ trợ cho việc biểu tình.”
Trong khi vẫn ngầm phản đối quan điểm của cộng đồng người Việt ở Mỹ, Như Quỳnh cũng thừa nhận Mỹ tốt hơn Việt Nam. “Giả sử như ở đây có chương trình hỗ trợ cho người già giống như bảo hiểm Medicare, Medicaid… Mình đi học, nếu mình là resident (thường trú dân), thì cũng có những chương trình hỗ trợ giảm học phí cho người dân ở đây. Nó theo mục đích của người dân nhiều hơn. Nói chung là cái gì ra cái đấy, tính toán rất kỹ nên xã hội và cuộc sống em thấy tốt hơn Việt Nam nhiều”.
Và đắn đo, không về
Cho dù xung đột tư tưởng trong giới du học sinh, những người trẻ có cơ hội được sống ở cả hai bên “chiến tuyến,” là nặng hay nhẹ, thì đa số đều không mong muốn có một “chiến tuyến” nào giữa những con người mang dòng máu Việt. Quỳnh Võ chia sẻ: “Người trẻ hoặc là nhìn với góc độ ngày chiến thắng, hoặc nhìn với góc độ ngày quốc hận, thì cuối cùng, trong lòng Việt Nam sẽ có rất nhiều nước Việt khác nhau.”
… đó là sự điều chỉnh khi bạn phải thích nghi với cái mới. Có vẻ như, đối với tôi, họ đều trải qua các giai đoạn giống nhau cho tới khi họ sẵn sàng thích nghi với văn hóa Mỹ.
Chuyên viên Camila McTighin.
Quỳnh Võ và chồng đều là du học sinh từ Việt Nam sang Pháp. Cả hai đã có công việc làm ổn định và một mái ấm hạnh phúc với hai con nhỏ. Cô tâm sự về thay đổi quyết định trở về Việt Nam của gia đình mình:
“Thật ra ai có cơ hội ở lại thì họ ở lại hết. Có ai muốn sống với Cộng Sản đâu? Chẳng qua trước đây họ không nói ra thôi. Ví dụ như em, qua bên này thấy về mặt chuyên môn được làm việc sâu hơn, về học hành cũng được học thích hơn. Ngay cả một chuyện thực tế là bây giờ con cái em, mình có con rồi, con đi học trong một môi trường trong veo như vậy, tự nhiên về mặt cá nhân mình cũng đắn đo khi quyết định về dù đó là về cho con đi nữa”.
Giải thích về những thay đổi trong tư tưởng của du học sinh, cô Camila McTighi, chuyên viên tư vấn cho học sinh nước ngoài của Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Bắc Virginia, Mỹ, đưa ra nhận xét chung: “Tôi có thể nói đó là sự điều chỉnh khi bạn phải thích nghi với cái mới. Có vẻ như, đối với tôi, họ đều trải qua các giai đoạn giống nhau cho tới khi họ sẵn sàng thích nghi với văn hóa Mỹ”.
Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, gần đây liên tục đề cập đến mối nguy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong giới Đảng Viên, công chức chính quyền. Hồi đầu tháng 1/2017, ông Trọng yêu cầu Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác, đấu tranh chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nhưng có một hành trình “tự chuyển hóa” mà không cần có một cuộc vận động nào đang diễn ra trong giới du học sinh, trong đó có không ít người là thế hệ tiếp theo của những người Cộng Sản.
http://www.voatiengviet.com/a/hanh-trinh-tu-dien-bien-trong-gioi-du-hoc-sinh-viet/3830928.html
30/4 trong mắt ông Hoàng Đức Nhã
Biến cố 30/4/75 dưới con mắt của một trong các nhân chứng lịch sử, Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, ông Hoàng Đức Nhã, nguyên Tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi của Việt Nam Cộng Hòa. Báo New York Times năm 1973 miêu tả ông là “người đàn ông quyền lực nhất, sau Tổng thống”. Ông là người duy nhất có mặt trong các cuộc đàm phán giữa Tiến sĩ Henry Kissinger và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khi ông Kissinger tới Sài Gòn bàn về bản thảo hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA-Việt ngữ, ông Hoàng Đức Nhã chia sẻ những cảm nghĩ của ông về sự bội ước của đồng minh Mỹ, và về Tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn an ninh của Tổng thống Nixon. Ông Nhã cho rằng vai trò của ông Henry Kissinger là “một vết dơ trong quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam Cộng Hòa.” Sau đây là nội dung cuộc trao đổi giữa Hòai Hương và ông Hoàng Đức Nhã.
————————————————
Nguyên Tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi Việt Nam Cộng Hòa Hoàng Đức Nhã nói đối với người Mỹ, mọi sự đã an bài từ năm 1973, bởi vì Washington đã quyết định tiến tới ký kết Hiệp định Paris để rút ra khỏi Việt Nam. Trước sức ép của Washington, ông nói chính phủ miền Nam vẫn vận động cho một giải pháp ít bất lợi nhất, và cố duy trì nguyên tắc căn bản là “toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, đồng thời đề nghị tổng tuyển cử, ngưng bắn tại chỗ”. Sau cùng, vạn bất đắc dĩ Tổng thống Thiệu đặt bút ký Hiệp định Paris với hy vọng Mỹ sẽ giữ cam kết, giúp VNCH phát triển kinh tế và xây dựng đất nước, đi kèm với lời hứa của cá nhân Tổng thống Nixon sẽ phản ứng quyết liệt nếu Hà Nội thực hiện ý đồ thôn tính miền Nam.
Về áp lực hết sức nặng nề từ Washington để chính phủ Sài Gòn ký hiệp định Paris, bất chấp thỏa thuận này rõ rệt bất lợi cho miền Nam, ông Hoàng Đức Nhã nói người Mỹ đã quyết rút ra khỏi Việt Nam bằng bất cứ giá nào cho nên đã phạm một lỗi lầm lịch sử, để ông Kissinger “đi đêm” với ông Lê Đức Thọ, cố vấn đặc biệt cho đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại hội nghị Paris.
Bí thư của Tổng thống Thiệu nói hơn 40 năm sau, nỗi buồn bị đồng minh phản bội, vẫn làm ông cảm thấy uất ức:
“Cách đây bốn mươi mấy năm phải đối đầu với những áp lực của Mỹ rất là buồn cho ông đồng minh tới giờ chót muốn thoái lui, làm đủ cách nhượng bộ Bắc Việt và chính vì vậy mà Bắc Việt đạt được mục tiêu là đuổi người Mỹ đi và tiếp tục xâm lăng. Lúc đó lời hứa (của Tổng thống Nixon rằng Mỹ sẽ phản ứng quyết liệt), cũng không giữ được.”
Vai trò của ông tiến sĩ Kissinger trong vấn đề đem đến hòa bình thì dĩ nhiên là một cái vết dơ trong bang giao giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa
Ông Hoàng Đức Nhã
Tiến sĩ Kissinger đóng vai trò hệ trọng trong vận mệnh của Việt Nam Cộng Hòa. Ông Hoàng Đức Nhã cho rằng vì có mâu thuẫn trong Đảng Cộng Hòa nên Bộ trưởng Ngoại giao lúc bấy giờ là William Rogers không được giao trách nhiệm thương thuyết hòa bình với Việt Nam, mà người nắm vai trò này là Cố vấn An ninh quốc gia Henry Kissinger.
“Vai trò của ông tiến sĩ Kissinger trong vấn đề đem đến hòa bình thì dĩ nhiên là một cái vết dơ trong bang giao giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa.”
Ông Hoàng Đức Nhã nhận xét thêm về ông Kissinger:
“Ông cho rằng chỉ có ý kiến của ông ta là trúng, không hỏi ý kiến, không bàn với phía Việt Nam Cộng Hòa nhiều. Mình mà tiếp tục đưa ra đề nghị gì đòi hỏi gì thì ông ta có lúc bực mình và trong các tài liệu được giải mật thì ông ta rất là bất bình và có những lời lẽ không có lễ phép lắm đối với Tổng thống Thiệu và cá nhân tôi.”
Về trách nhiệm của các nhà lãnh đạo miền Nam trong cả thời Đệ nhất lẫn Đệ nhị Cộng hòa đã để cho tình hình dần dà xấu đi, tạo điều kiện đưa đến thảm họa cuối cùng là sự xóa sổ của chính phủ miền Nam trên bản đồ thế giới, ông Hoàng Đức Nhã nói:
“Trong Đệ nhất cũng như trong Đệ nhị Cộng hòa, cũng có những lỗi lầm về thi hành các mục tiêu. Chính phủ của ông Thiệu đã có những sơ suất, nội các đã không thi hành đúng mức chiến lược. Trong tất cả các lỗi lầm đó, lỗi lầm lớn nhất là không đạt được điều tối đa cho Việt Nam Cộng Hòa để tồn tại. Đó thực sự cũng là một điều nằm ngoài sự kiểm soát của mình là vì tin vào một ông Tổng thống xứ mạnh nhất thế giới mà hứa thì dĩ nhiên là phải thực hiện được, nhưng mà không ngờ lúc đó vì nhiều lý do, ông Nixon cũng như quốc hội Hoa Kỳ hoàn toàn coi như hiệp định đó không ràng buộc Hoa Kỳ.”
Ông nói các nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa không thể nào tưởng tượng được một ông Tổng thống Hoa Kỳ, quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, lại bội hứa. Còn về các vấn đề nội bộ, từ phát triển nông thôn tới phát triển kinh tế, tìm ra tài nguyên để không phải phụ thuộc vào viện trợ Mỹ thì miền Nam đã không thực hiện được đúng mức. Ông giải thích lý do một phần là vì lúc đó miền Nam phải chống chọi với quân đội Bắc Việt được Liên Xô và Trung Quốc chống lưng, đang tràn xuống miền Nam.
“Khi mà Bắc Việt tung ra bao nhiêu ngàn quân và được sự hỗ trợ rất mạnh của Liên bang Nga sô lúc đó và Trung Cộng. Miền Nam khó có thể chống đỡ trong khi đồng minh cúp viện trợ của mình.”
Thế ai, có phải Tổng thống Thiệu đã đưa ra lệnh bỏ Vùng II chiến thuật, được nhiều người cho là yếu tố gây phản ứng dây chuyền, đưa đến sự tan rã của quân lực Việt Nam Cộng Hòa? Ông Hoàng Đức Nhã nói cần nhìn vấn đề trên phương diện quân sự.
Ông nói địa lý của miền Nam rất khó bảo vệ bởi vì nó dài và có nhiều núi rừng, và lúc đó Hoa Kỳ đã rút quân và ngưng mọi sự hỗ trợ, trong các điều kiện đó miền Nam phải đổi lại chiến thuật. Muốn giữ số quân còn lại phải triệt thoái để củng cố những vùng đông dân cư và có tài nguyên nhiều là vùng duyên hải.
“Ai lấy quyết định đó thì thực sự Tổng thống với tư cách là Tổng thống và Tổng Tư lệnh quân đội lúc nào cũng làm việc chung với ông Đại tướng Tổng tham mưu trưởng, nghe những đề nghị của ông và các ông tướng vùng mới lấy quyết định đó.”
Ông Hoàng Đức Nhã cho biết quyết định rút khỏi Vùng II chiến thuật được đưa ra tại một phiên họp ở Cam Ranh và Thiếu tướng Tư lệnh Vùng II là người thi hành.
“Khi mà người Mỹ rút ra hết thì mình phải sửa đổi cái chiến thuật của mình. Muốn giữ lại số quân còn lại thì mình phải có những sự triệt thoái để củng cố, bảo vệ những vùng đông dân cư và có tài nguyên nhiều là vùng duyên hải. Rất tiếc cho miền Nam là thi hành không đúng mức, quyết định rút quân là một quyết định về phương diện quân sự cần thiết.”
Được hỏi về những sơ suất trên mặt trận tình báo, Việt Nam Cộng Hòa đã cho phép tình báo miền Bắc thâm nhập vào những cơ quan trọng yếu nhất, tận tới Phủ Tổng thống, ông Hoàng Đức Nhã nói đó là một vấn đề chung cho các xã hội dân chủ cởi mở, ngay cả ở bên Mỹ:
“Trong một xã hội dân chủ cởi mở thì không thể nào kiểm soát hết vấn đề xâm nhập. Cộng sản Bắc việt xâm nhập, chúng tôi biết và bắt được khá nhiều, còn ở cao cấp từ trong Phủ Tổng thống mình cũng khám phá ra mình bắt, tôi nhớ có ông Huỳnh Văn Trọng và ngay cả những người như vợ của ông Trần Bạch Đằng, mấy người thuộc Mặt trận Giải phóng miền Nam (MTGPMN) nhưng người Mỹ sau này muốn tỏ thiện chí với phía Mặt trận để thương thuyết thì họ áp lực miền Nam nương tay, đó là những điều mà người dân ở ngoài ít ai biết tới. Dĩ nhiên mình không thể bắt hết những tổ gián điệp nhưng mà những người chóp bu trong cái gọi là Mặt trận Giải phóng miền Nam, thì mình biết chứ.”
Ông cho biết cùng bị bắt vào năm 1968 với ông Huỳnh Văn Trọng, Cố vấn của Tổng thống Thiệu và có lúc đã cầm đầu một phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa sang Hoa Kỳ, có ông Vũ Ngọc Nhạ, tướng tình báo miền Bắc, Cụm phó của Cụm tình báo chiến lược A.22.
Báo chí nói ông Hoàng Đức Nhã là cháu của Tổng thống Thiệu, nhưng ông xác nhận với VOA rằng ông không phải là cháu ông Thiệu:
“Tôi với Tổng thống Thiệu là hai anh em bà con, rất nhiều người cứ nói tôi là cháu ông Thiệu, điều đó là buồn cười nhất, ngay cả chính những người trong chính phủ cũng nói tôi là cháu ông Thiệu. Chuyện đó hoàn toàn sai.”
Tại sao Tổng thống Thiệu từ chức? Ông Hoàng Đức Nhã:
“Bao nhiêu nhóm chính trị, kể cả người Mỹ, cũng nói ông phải ra đi để có cơ hội thành lập một chính phủ liên hiệp với MTGPMN hay là những lực lượng cộng sản ở miền Nam thì có thể đem lại hòa bình và chấm dứt chiến tranh. Sau này lịch sử sẽ ghi lại là lúc đó Hoa Kỳ biết rõ là Bắc Việt xâm nhập và hoàn toàn giữ ý định thanh toán luôn cả miền Nam. Tác giả nào mà sau này viết giải pháp liên hiệp có thể thành công? Tôi thì tôi cho đó chuyện hoàn toàn hoang đường.”
Ông Hoàng Đức Nhã nói điều rõ ràng là từ ngày ký hiệp định Paris, miền Bắc chủ trương tiếp tục xâm nhập vào miền Nam, tận dụng sự hỗ trợ của Nga và Trung Quốc để tiếp tục xâm lăng miền Nam:
“Việc cho phép một chính phủ giữa hai phía miền Nam thành tựu, Bắc Việt không hề có ý định đó. Thành ra đối với những người miền Nam Việt Nam đã làm việc cho chánh phủ và muốn đóng góp cho đất nước, đó là một nỗi buồn không bao giờ quên được.”
Ông Hoàng Đức Nhã rời Việt Nam vào đêm ngày 28/4, và từ trên máy bay quân sự, chứng kiến phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích. Ông chia sẻ với VOA-Việt ngữ:
“Máy bay lúc cất cánh lên nhìn xuống, thấy nỗi buồn mà cho tới giờ này nhắc lại vẫn thấy nhói trong tim, nhất là mất quốc gia mình mất những cái gì? Mất một miền Nam, một chế độ dân chủ mà có rất nhiều triển vọng trở thành một chế độ dân chủ pháp trị với tam quyền phân biệt, hành pháp, lập pháp, tư pháp, lúc đó mình có một hiến pháp rất tốt. Miền Nam Việt Nam có khả năng trở thành một quốc gia giàu với tài nguyên, và với sự hứa hẹn của dầu lửa, có thể trở thành một quốc gia phát triển nhanh nhất, nhưng mà rất tiếc mình không được có thời gian để làm điều đó. Đối với cá nhân chúng tôi, đó là một nỗi buồn vẫn còn ở trong trí óc, và dĩ nhiên trong tư cách một người yêu chuộng tự do, thấy nhân dân của mình bây giờ không có tự do, không có dân chủ thì càng thấy buồn thêm.”
Ông Hoàng Đức Nhã, nguyên Bí thư và Tham vụ báo chí của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, từng nắm chức Tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi của Việt Nam Cộng Hòa. Báo New York Times năm 1973 nói dưới chính phủ Tổng thống Thiệu, ông Hoàng Đức Nhã cùng lúc đảm nhiệm những trọng trách tương đương với nhiệm vụ của ba quan chức Mỹ cùng thời: Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, Phát ngôn viên Toà Bạch Ốc Ronald Ziegler, và người bạn tín cẩn của Tổng thống Nixon, Charles Rebozo. Thay mặt cho VOA-Việt ngữ và cho thính giả của đài, Hoài Hương xin chân thành cám ơn ông Hoàng Đức Nhã đã bỏ thời giờ quý báu cho cuộc phỏng vấn này.
30/4: Người Mỹ vẫn bị giằng xé về cuộc chiến tại Việt Nam
Hơn 4 thập kỷ sau khi cuộc chiến tranh làm gần 2 triệu người thiệt mạng, những người Mỹ, dù tham gia cuộc chiến hay không, vẫn còn cảm nhận vết thương chiến tranh để lại.
Những người Mỹ từng tới Việt Nam lần đầu hoặc trở lại sau chiến tranh đều cho rằng những dấu vết của chiến tranh không còn tồn tại ở đây nữa. Họ chỉ cảm nhận được một xã hội đang bận rộn với sự phát triển kinh tế nhanh chóng và hai quốc gia cựu thù nay đã trở thành bạn. Tuy nhiên, họ nói cuộc chiến tranh lẽ ra không nên có, và một một sự giằng xé vẫn còn hiện diện trong họ.
David Cortright, hiện là một giáo sư của trường Đại học Notre Dame ở Indiana từng phục vụ trong hải quân Mỹ trong thời gian chiến tranh, là một trong số những người đó. Ông trở lại Việt Nam 4 năm sau khi cuộc chiến kết thúc với một tổ chức nhân đạo.
Ông nói: “Người Mỹ vẫn còn bị giằng xé về cuộc chiến tranh. Chúng tôi vẫn bị chia rẽ về một số phương diện. Đó là cuộc chiến tranh đầu tiên mà người Mỹ thua cuộc. Và nhiều người Mỹ vẫn không muốn tìm hiểu tại sao và để học một bài học. Và với cảm nhận đó, đất nước của chúng tôi vẫn tiếp tục mắc sai lầm bằng việc xâm chiếm Iraq và cuộc chiến ở Afghanistan. Chúng tôi cứ nghĩ rằng nếu chúng tôi tiếp tục xâm chiếm và tấn công những nước khác để có được những kết quả tốt hơn. Và thường thì nó chỉ làm cho vấn đề tệ hơn vì nó tạo ra những thiệt hại không cần thiết.”
Giáo sư của Đại học Notre Dame nói những người lãnh đạo chính trị của Mỹ không đại diện cho ý chí của người dân Mỹ muốn chấm dứt cuộc chiến.
“Người Mỹ vẫn còn bị giằng xé về cuộc chiến tranh. Chúng tôi vẫn bị chia rẽ về một số phương diện. Đó là cuộc chiến tranh đầu tiên mà người Mỹ thua cuộc. Và nhiều người Mỹ vẫn không muốn tìm hiểu tại sao và để học một bài học.”
David Cortright, cựu binh Mỹ & giáo sư Đại học Notre Dame
Đồng tình với ý kiến đó, David Hughes – một diễn viên kiêm nhà hoạt động chống chiến tranh – cho rằng chỉ một phần nhỏ những người Mỹ tham gia vào cuộc chiến tranh này và phần lớn trong số họ không tham gia vào việc ra quyết định. “Chúng ta có thể nói rằng chính quyền và chính phủ đã không học được từ sai lầm đó. Với phần lớn dân chúng, đó là việc khác. Trong một số trường hợp, họ còn không biết những nước đó ở đâu. Do vậy những lỗi lầm tiếp tục bị mắc phải và ở một cấp độ cao hơn những người dân bình thường.”
Năm 1994, Mỹ bỏ cấm vận thương mại đối với Việt Nam và một năm sau đó quan hệ giữa 2 nước được bình thường hóa. Trong những thập kỷ tiếp theo, quan hệ này ngày càng được cải thiện, đặc biệt dưới thời Tổng thống Barack Obama khi ông xóa bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, một động thái mà nhiều chuyên gia cho rằng là bước cuối cùng để mối quan hệ giữa 2 nước trở nên toàn diện. Sự nồng ấm của mối quan hệ Việt-Mỹ được tăng lên phần lớn trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường sức mạnh trên biển Đông và bành trướng ra thế giới.
“Việt Nam giờ đây là những người bạn của chúng tôi. Các công ty Mỹ giờ đây đang đầu tư vào Việt Nam và tôi luôn nghĩ rằng đáng lẽ ra chúng tôi đã phải làm điều này từ những năm 1945-46 ngay sau cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2 và không phải trải qua những đau đớn của các cuộc chiến tranh chống Pháp và của người Mỹ và làm bạn với Việt Nam ngay từ lúc đó,” theo ông Cortright.
Vẫn theo lời giáo sư Cortright, mối quan hệ được cải thiện giữa Mỹ và Việt Nam đang giúp làm lành vết thương chiến tranh khi “nhiều người cựu chiến binh có thể quay trở lại để gặp những người Việt Nam hay con cái những người mà họ từng chống lại trong chiến tranh.”
Theo thống kê của Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ, một số lượng lớn các cựu chiến binh tham gia chiến đấu tại Việt Nam vẫn bị hậu sang chấn tâm lý. Người sáng lập quỹ Loose Cannons ủng hộ nạn nhân chất da cam Dick Hughes nói việc những người từng chiến đấu trong chiến tranh Việt Nam được trở lại và gặp những người Việt Nam từng đứng bên kia chiến tuyến giúp hàn gắn vết thương chiến tranh.
Ông Hughes từng nói rằng ông “là một trong những người Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam” sau khi chiến tranh kết thúc. Ông đến Việt Nam trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh và đã ở lại để giúp đỡ trẻ em đường phố trong thời gian cuối thập kỷ 1960 đầu thập kỷ 1970. Khi trở lại Việt Nam vào những thập kỷ sau đó và gần đây nhất là năm 2016, ông Hughes – người từng tham gia các vai diễn trong 1 số bộ phim nổi tiếng của Mỹ bên cạnh Leonardo DiCaprio – ngạc nhiên với sự phát triển của Việt Nam và “mối quan hệ Việt-Mỹ đang tập trung vào hướng tới tương lai.” Nhưng theo ông, vẫn cần phải giải quyết những vấn đề còn tồn đọng thì “mới có thể làm lành vết thương chiến tranh” như vấn đề chất độc màu da cam.
Ron Carver, một người Mỹ sống ở Washington DC, cũng từng tới thăm Việt Nam năm ngoái, cho rằng chính phủ Mỹ đã chưa làm đủ để đền bù cho những nạn nhân chất da cam. Mỹ đã chi trả 2 tỷ đô la cho những nạn nhân nhưng phần lớn là những cựu chiến binh của Mỹ. Trong khi đó 2 triệu nạn nhân của Việt Nam không được đền bù, theo The Guardian.
Ông Carver nói với VOA Việt Ngữ rằng ông “đã gặp những người thân của những nạn nhân chất độc màu da cam. Không ai trong số họ được nhận đền bù của chính phủ Mỹ. Tôi không nghĩ là Mỹ đang có trách nhiệm (về việc này). Tôi nghĩ vậy vì các chính phủ và chính quyền kế nhiệm đã thấy xấu hổ vì 1 thực tế là Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến đó.”
Nhưng giờ đây, những người Mỹ khi tới thăm Việt Nam không có cảm nhận về một sự thù hận. Trong chuyến trở lại Việt Nam vào năm 1979, ông Cortright đã đến thăm khu làng diễn ra cuộc thảm sát Mỹ Lai năm 1968, trong đó gần 500 thường dân Việt Nam thiệt mạng, và cho biết ông đã rất xúc động. “Nó làm cho mọi thứ rất đáng buồn vì đất nước của chúng tôi đã gây ra nhiều những thiệt hại như vậy chẳng vì một lý do gì hay ho nào cả. Tôi thực sự muốn khóc khi nghĩ rằng cộng đồng (này) đã bị tàn phá một cách tàn bạo bởi những người lính Mỹ lại đón nhận những người Mỹ đến đây bây giờ.”
Những cựu chiến binh này đều mong muốn quay trở lại Việt Nam.
“Tôi hy vọng sẽ được quay trở lại,” ông Cortright mong muốn như vậy. Ông Carver sẽ có chuyến đi thứ 2 vào mùa hè này để trở lại Việt Nam. Ông nói “Tôi muốn quên đi tất cả những nỗi buồn và chỉ để thưởng thức các món ăn của Việt Nam.” Còn ông Hughes thì cho biết ông cam kết bản thân với một nhiệm vụ giúp đỡ những nạn nhân chất độc màu da cam ở Việt Nam.
http://www.voatiengviet.com/a/nguoi-my-van-giang-xe-ve-cuoc-chien-tai-viet-nam/3830406.html
Việt Nam và Facebook đạt thỏa thuận xóa thông tin xấu độc
Chính phủ Việt Nam nói Facebook cam kết hợp tác với Việt Nam để chặn các thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật Việt Nam trên mạng xã hội Facebook.
Vào tháng hai năm nay, Việt Nam khiếu nại về những thông tin “xấu độc” chống chính phủ hay có nội dung khích động bạo động xuất hiện trên Facebook và You Tube của Google. Ngoài ra Việt Nam tăng sức ép với các công ty ở trong nước để đừng quảng cáo với các trang mạng xã hội này cho tới khi nào họ tìm được một giải pháp.
Báo mạng của chính phủ Việt Nam cho biết Facebook đã đưa ra cam kết này tại một buổi họp giữa bà Monika Bickert, Giám đốc Chính sách nội dung toàn cầu của Facebook, và Bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền thông Việt Nam Trương Minh Tuấn hôm thứ Tư.
Vẫn theo nguồn tin này, Facebook còn đồng ý gỡ bỏ các trang mạng giả danh, và xóa các tin giả về các quan chức cao cấp trong chính phủ.
Bản tin của Reuters trích lời của một đại diện của Facebook nói rằng công ty từ trước tới nay vẫn có một tiến trình minh bạch và nhất quán để các chính quyền báo cáo các nội dung bất hợp pháp.
http://www.voatiengviet.com/a/vietnam-facebook-thoa-thuan-xoa-thong-tin-xau-doc/3831022.html
‘Xung đột đất ở Thái Bình chưa được coi là bài học’
Một nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam cho rằng xung đột đất đai tại Thái Bình hơn 20 năm trước chưa được rút ra thành bài học để xử lý mâu thuẫn đất đai hiện nay.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC vào tuần này, GS Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, mô tả lại nhận định của ông Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp về xung đột đất đai tại Thái Bình hồi năm 1997.
‘Đất đai là thiêng liêng đối với nông dân’
Cụ Kình ‘vừa trải qua ca phẫu thuật xương đùi’
Chủ tịch Hà Nội công bố thanh tra đất đai huyện Mỹ Đức
GS Tương Lai,mô tả những gì xảy ra tại Thái Bình là “vụ long trời lở đất”.
“Sự việc xảy ra khi tôi là Viện trưởng Viện Xã hội Học. Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đó muốn tôi với tư cách là nhà khoa học về tận nơi xã An ninh huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình là điểm nóng nhất để báo cáo trực tiếp và độc lập cho thủ tướng.
“Dân đã đốt 5-6 ngôi nhà của những người họ cho là có tội với dân từ bí thư đảng ủy tới công an xã và có vài trung đoàn được điều động tới vì nghi là có bàn tay của địch.
“Nhưng sự thật không phải vậy, và kết luận của chúng tôi là “không có địch ta gì cả” mà đây chỉ là mâu thuẫn giữa “nội bộ nhân dân”.
GS Tương Lai nói rằng khi ông và nhóm công tác báo cáo như vậy với ông Phạm Văn Đồng, lúc đó với tư cách cố vấn cho chính phủ, sau khi trình Thủ tướng Võ Văn Kiệt, thì ông Đồng nói là không nên gọi đó là mâu thuẫn giữa “nội bộ nhân dân”.
Ông Phạm Văn Đồng nói chúng ta phải nói thẳng ra rằng đây là mâu thuẫn giữa một bên là nhà cầm quyền thoái hóa và một bên là dân không còn chịu được sự đàn áp và đã vùng dậyGS Tương Lai
“Ông Phạm Văn Đồng nói chúng ta phải nói thẳng ra rằng đây là mâu thuẫn giữa một bên là nhà cầm quyền thoái hóa và một bên là dân không còn chịu được sự đàn áp và đã vùng dậy.
“Ông Phạm Văn Đồng bảo tôi là phải kết luận như thế thì mới có giải pháp đúng đắn được,” GS Tương Lai nói.
Theo GS Tương Lai, cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, khi đó phụ trách nông nghiệp, cũng đồng tình với quan điểm không nên dùng bạo lực với dân mà phải dùng đối thoại.
“Thế nhưng kể từ đó thì vẫn xảy ra các vụ trấn áp có bạo lực như vụ Tiên Lãng, vụ Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình. Do vậy tôi cho là đã tới lúc nhà cầm quyền phải thay đổi tư duy và không thể dùng bạo lực với dân được”.
‘Vấn đề dân cày’
“Khi đó tôi đã nói là chính từ cái thời anh và anh Trường Chinh ký bằng bút danh Qua Ninh và Vân Đình viết về “vấn đề dân cày” viết năm 1938 cho đến hôm nay thì vấn đề dân cày vẫn nằm nguyên đấy.
Lúc đó Đại tướng [Võ Nguyên Giáp] tỏ ra rất bức xúc và cho rằng đây là vấn đề lớn và cần phải có giải phápGS Tương Lai
“Lúc đó Đại tướng [Võ Nguyên Giáp] tỏ ra rất bức xúc và cho rằng đây là vấn đề lớn và cần phải có giải pháp.
“Do đó nếu không giải quyết được vấn đề này thì mâu thuẫn vẫn còn đấy và xã hội không thể ổn định và không thể phát triển được”.
Về vụ việc Đồng Tâm, GS Tương Lai đánh giá cách Chủ tịch Hà Nội xử lý nhằm tránh đổ máu là “khéo léo” tuy ông cũng bày to quan ngại là ông Nguyễn Đức Chung có thể gặp khó khăn nếu trong Hội nghị Trung ương tới đây thế lực bảo thủ, giáo điều lấn át.
“Nếu không diễn biến theo hướng xấu như thế thì đó lại là dấu hiệu tốt cho thất đã tới lúc xóa bỏ độc tài toàn trị để dân và chính quyền hòa hoãn, đi tới xây dựng hiến pháp và pháp luật thế nào đó có thể chấp nhận được, chứ không thể nói cái kiểu không chấp nhận tam quyền phân lập như ông Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố được.
“Đã đến lúc phải thay đổi thể chế, thay đổi chính sách trong đó có vấn đề sở hữu đất đai. Nếu vẫn giữ sở hữu đất đai là thuộc về nhà nước mà nhân danh sở hữu toàn dân để các nhóm lợi ích tha hồ cướp bóc thì vấn đề sẽ còn gay gắt lắm,” GS Tương Lai nói.