Dân và nhà nước có thể thảo luận với nhau ?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Dân và nhà nước có thể thảo luận với nhau ?

24/04/2017

Có người quan sát vụ Đông Tâm rồi nói rằng “dân và nhà nước có thể thảo luận với nhau”.

Thật vậy không ?

Thử xét hai câu thơ : “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” trong Bình Ngô Đại Cáo.

Chu tich Ha Noi tiep xuc voi 19 can bo, chien si bi giu - Anh 3
Chủ tịch Hà Nội bắt tay người dân khi trên đường tới nhà văn hóa thôn. Ảnh: Như Ý

Nếu khi xưa quân thần Lê Lợi chỉ chủ về “đại nghĩa” và “chí nhân”, bỏ qua việc binh bị, trui rèn vũ khí, huấn luyện quân sĩ… thì nước Việt đã không thoát khỏi ách thống trị của nhà Minh. Lời Khổng tử dù hay đến bao nhiêu, thuyết khách dù nói quyến rũ đến bao nhiêu, cũng không thể cản bước tiến quân thù.

Làm gì có chuyện “dân và nhà nước có thể thảo luận”, nếu dân Đồng Tâm không có mớ cán bộ, công an làm con tin trong tay.

Kinh nghiệm đau thương “dân và nhà nước có thể thảo luận” là vụ Thái Bình.

Biến cố Thái Bình 1997 mức độ tranh chấp to lớn hơn Đồng Tâm nhiều lần. Theo các tài liệu còn lưu lại, nhà nước phải huy động 2.000 công an để trấn áp biểu tình. Qua các đợt trấn áp, 23 công an và cán bộ bị dân huyện Quỳnh Phụ bắt làm con tin. Nhưng các con tin này đã được dân thả ra không điều kiện.

Cuối cùng Phạm Thế Duyệt được cử làm “sứ giả” để “điều đình”. Người dân nghe lời dụ ngọt, rốt cục nhận được kết quả thê lương: hàng trăm người được cho là cầm đầu đã bị bắt giam.

Theo lời kể của bà Dương Thu Hương năm 2006 thì những người bị bắt phần lớn đã bị giết trong trại giam.

Điều này đến nay không thấy ai kiểm chứng lại. Nhưng lời của bà Dương Thu Hương nhiều xác suất là đúng. Chưa thấy “nhân chứng”, những người bị tù vụ Thái Bình 1997, lên tiếng để chứng tỏ rằng mình còn sống.

Nếu dân Đồng Tâm không giữ số con tin kia thì sẽ không có vụ chủ tịch Hà nội xuống tiếp xúc với dân. Và nếu không có dư luận trên mạng ủng hộ sau lưng dân Đồng Tâm, thì chủ tịch Hà Nội sẽ không bao giờ ký giấy cam kết với dân như đã thấy. Và trong tương lai, nếu không có dư luận trên mạng canh phòng, thì không có gì bảo đảm rằng nhà nước sẽ tuân thủ những gì họ đã ký kết.

Nhưng điều mà tôi nghĩ chắc chắn sẽ tới, là tất cả những người đứng sau vụ Đồng Tâm sẽ có cùng số phận với những người lãnh đạo Thái Bình 1997.

Hy vọng những người lãnh đạo cuộc “nổi dậy” ở Đồng Tâm hiểu được bản chất tàn bạo của đảng đối với những người bị xem là “phản đảng”. Và họ cũng phải hiểu tính “quyền biến” của cái gọi là “pháp quyền xã hội chủ nghĩa”

“Pháp quyền” là con đẻ của “bắc kỳ biết lý luận”, nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong. Nó không hề có nội hàm của “pháp trị – rule of law”, theo kiểu “pháp trị xã hội chủ nghĩa” của TQ hay “état de droit” của các quốc gia tư bản Tây phương. Luật của VN là “luật rừng”, họ muốn áp dụng thế nào cũng được. Cam kết, hợp đồng đối với họ đều là “phương tiện trong giai đoạn”.

Trương Nhân Tuấn

(FB Trương Nhân Tuấn)