Tin Khắp Nơi – 23/04/2017
Ủng hộ viên reo hò khi thấy kết quả dự đoán là ông Macron dẫn điểm…GETTY IMAGES
Bản quyền hình ảnhEPAImage caption… và phía ủng hộ viên của bà Marine Le Pen cũng vậy
Bầu cử tổng thống Pháp: Macron và Le Pen vào vòng hai
Ứng viên theo đường lối trung lập Emmanuel Macron sẽ đối đầu với lãnh đạo phe thiên hữu Marine Le Pen trong vòng hai vào ngày 7/5 tới đây.
Với 78% số phiếu đã được kiểm, ông Macron đang dẫn trước đối thủ Marine Le Pen.
Theo cập nhật từ Bộ Nội vụ, hiện kết quả kiểm phiếu như sau:
- Macron 23,23%
- Le Pen 22,83%
- Fillon 19,75%
- Mélenchon 18,92%
- Hamon 6,06%
Trước đó, kết quả thăm dò ngoài phòng phiếu của Ipsos/Sopra Steria cho thấy ông Macron dẫn điểm với 23,7% trong vòng bỏ phiếu đầu tiên, còn bà Le Pen giành được 21,7%.
Các thăm dò dư luận trước khi diễn ra kỳ bỏ phiếu liên tục cho thấy ông Macron sẽ đánh bại đối thủ.
Hai ứng viên đã vượt qua được thách thức to lớn từ đối thủ trung hữu Francois Fillon và gương mặt cực tả Jean-Luc Melenchon.
Facebook Live: Khách mời của BBC Tiếng Việt bình luận từ Paris về hai ứng viên thắng vòng một
Cập nhật bầu cử tổng thống Pháp vòng 1
Bầu cử Tổng thống Pháp: Những điều đáng chú ý
Một dự đoán khác, từ FT1/RTL, cho thấy ông Macron và bà Le Pen ngang tài ngang sức trong vòng đầu.
Bất kể ai thắng trong vòng sau thì việc bỏ phiếu cũng đánh dấu sự thay đổi thái độ của cử tri đối với các đảng cực tả và trung hữu vốn đã thống lĩnh nền chính trị Pháp từ lâu nay.
Và bất kể ai thắng thì nước Pháp tới đây cũng sẽ có một vị tổng thống trẻ. Bà Le Pen sinh năm 1968, còn ông Macron sinh năm 1977.
Bà Le Pen, 48 tuổi, dẫn đầu đảng Mặt trận Quốc gia thiên hữu vốn chủ trương chống người nhập cư và hờ hững với Liên hiệp Âu châu. Bà đã nỗ lực làm mềm mại bớt quan điểm của đảng và lấy được thêm nhiều ủng hộ sau cuộc bầu cử khu vực hồi 2015.
Bà đã thúc giục hãy xem xét lại quan hệ Pháp-EU và kêu gọi tiến hành trưng cầu dân ý về việc đàm phán với EU.
Sau khi qua được vòng một, bà đã ca tụng kết quả bầu cử vòng này là ‘có tính lịch sử’, và tuyên bố quyết bảo vệ nước Pháp và ‘sự độc lập’ của Pháp.
Ông Macron từng là bộ trưởng kinh tế dưới thời Tổng thống Francois Hollande. Tuy ít kinh nghiệm – ông chưa từng là dân biểu – nhưng các kết quả thăm dò dư luận cho thấy ông sẽ thắng bà Le Pen ở vòng hai.
Ông nói với hãng tin AFP rằng “một trang mới trong nền chính trị Pháp” đang được mở ra khi kết quả dần trở nên rõ ràng.
Ông Macron cũng nhiều khả năng sẽ thu hút được sự ủng hộ từ chính giới.
Ứng viên thất bại ở vòng một Francois Fillon đã lên tiếng hậu thuẫn cho ông.
Nếu thắng ở vòng hai, ông Macron, sinh năm 1977, sẽ trở thành vị tổng thống trẻ nhất trong lịch sử nước Pháp.
Trong ngày bỏ phiếu vòng một Chủ Nhật 23/4, đã xảy ra tình trạng đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát chống bạo động tại Paris. Có ít nhất một phụ nữ trong số những người biểu tình đã bị thương.
Lính cứu hoả cũng đã được gọi đến hiện trường khi cảnh sát nỗ lực kiểm soát đám đông tại khu vực Bastille.
www.bbc.com/vietnamese/world-39688663
Chính quyền Trump không cho phép ExxonMobil khoan dầu ở Nga
Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Steven Mnuchin nói hôm thứ Sáu 21/4 chính phủ Mỹ sẽ không cho phép tập đoàn ExxonMobile ‘vượt rào’ lệnh trừng phạt Nga, theo đó các công ty Mỹ không được làm việc với đối tác Nga.
Mỹ và Liên minh Châu Âu áp dụng các lệnh trừng phạt với Nga sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014 và vì Nga có vai trò trong các cuộc xung đột ở Đông Ukraine. Lệnh trừng phạt này đã buộc Exxon phải ngừng hoạt động khai thác dầu trên vùng biển Bắc của Nga năm 2014.
Tuyên bố thẳng thắn này của Bộ Ngân khố khẳng định lại quan điểm cứng rắn của Mỹ về các lệnh trừng phạt Moscow.
Tập đoàn Mỹ ký thỏa thuận khí đốt với Việt Nam
Rex Tillerson sẽ làm gì ở châu Á?
Ông Mnuchin có tuyên bố này sau khi truyền thông đưa tin Exxon tìm kiếm một miễn trừ để khởi động lại liên doanh khai thác dầu với tập đoàn năng lượng Rosneft của Nga, hãng AFP đưa tin.
“Sau khi tham khảo ý kiến Tổng thống Donald J Trump, Bộ Ngân khố Mỹ sẽ không cấp miễn trừ cho các công ty Mỹ, kể cả Exxon, được phép khoan dầu khí, điều mà lệnh trừng phạt Nga hiện nay đang cấm,” hãng tin AP trích lời ông Mnuchin.
Thất bại trong việc xin miễn trừ của chính quyền Obama năm 2015, ExxonMobil bắt đầu gây áp lực lên Bộ Ngân khố Mỹ để tiếp tục xin miễn trừ hồi tháng Ba năm nay, ngay sau khi cựu giám đốc ExxonMobil trở thành ngoại trưởng Mỹ, tờ Wall Street Journal cho hay hôm 19/4.
Ông Tillerson khi còn làm việc cho ExxonMobil từng xây dựng quan hệ gần gũi với Tổng thống Nga Putin và với tập đoàn năng lượng Nga Rosneft. Với tư cách là Ngoại trưởng Mỹ, ông đã loại mình ra khỏi quyết định cấp miễn trừ cho Exxon.
Chính quyền Trump có nhiều mối quan hệ với ngành năng lượng và cam kết thúc đẩy khai thác và sản xuất dầu khí cũng như cắt giảm luật lệ cho ngành này.
ExxonMobil nói trong một thông cáo hãng này hiểu quyết định của chính quyền Trump, nhưng nhấn mạnh hoạt động của Exxon bị ảnh hưởng lớn bởi lệnh trừng phạt này.
www.bbc.com/vietnamese/world-39684292
Bắc Hàn bắt giữ công dân Mỹ tại sân bay Bình Nhưỡng
Một công dân Mỹ đã bị Bắc Hàn bắt giữ khi ông này đang tìm cách ra khỏi nước này, truyền thông Nam Hàn đưa tin.
Hiện chỉ biết tên họ của ông là Kim.
Ông là công dân Mỹ thứ ba bị Bắc Hàn bắt giữ – một người bị kết tội làm gián điệp, một người khác bị kết tội ăn trộm ở một khách sạn.
Vụ bắt người mới nhất này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên đang ở mức cao, với phía Mỹ tuyên bố họ đã hết “kiên nhẫn có tính chiến lược” với chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn.
Một nhóm chiến đấu hải quân Mỹ do hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson dẫn đầu được cho là sẽ tới khu vực bán đảo Triều Tiên vào tuần sau.
Trung Quốc cảnh báo xung đột Bắc Hàn
Bắc Hàn ‘sẵn sàng tấn công hạt nhân’
Hãng tin Nam Hàn Yonhap nói công dân Mỹ bị bắt ở tuổi ngoài 50, và từng là giáo sư của Trường đại học Yanbian ở Trung Quốc. Cũng theo hãng này, ông đã ở Bắc Hàn một tháng để tham gia các chương trình cứu trợ.
Ông bị bắt tại Sân bay Quốc tế Bình nhưỡng, hãng Yonhap nói.
Vào tháng Một năm ngoái, sinh viên Mỹ có tên Otto Warmbier, 21 tuổi, bị bắt vì tìm cách ăn cắp một biển tuyên truyền ở một khách sạn ở Bắc Hàn.
Anh nhận án 15 năm lao động khổ sai tháng 3/2016 vì tội chống nhà nước.
Tháng Tư năm ngoái, Kim Dong-chul, công dân Mỹ 62 tuổi sinh tại Nam Hàn, nhận án 10 năm lao động khổ sai vì tội làm gián điệp. Ông Dong-Chul bị bắt hồi tháng 10/2015.
Mỹ đã từng cáo buộc Bắc Hàn bắt giữ công dân nước mình làm ‘quân cờ’ hoán đổi.
Sau khi anh trai của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un bị giết hại ở Malaysia gần đây, một số công dân Malaysia ở Bình Nhưỡng đã bị bắt giữ cho tới khi các nghi phạm Bắc Hàn được thả tại Kuala Lumpur.
Căng thẳng vẫn tiếp tục trên bán đảo Triều Tiên sau khi Bắc Hàn thử tên lửa hạt nhân không thành và có cuộc diễu binh hoành tráng.
Bắc Hàn nói họ đã sẵn sàng đánh chìm hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, và hôm nay Chủ nhật 23/4 nói nước này sẽ tấn công Úc bằng vũ khí hạt nhân nếu nước này tiếp tục là đồng minh của Mỹ.
Mục tiêu của Bắc Hàn là phát triển các loại vũ khí hạt nhân đủ nhỏ để có thể gắn lên các tên lửa đạn đạo, nhưng tới giờ chưa có bằng chứng họ đã thành công trong việc này, hay đã có tên lửa có tầm với để tấn công các mục tiêu ở xa
www.bbc.com/vietnamese/world-39684293
Phó TT Mỹ kết thúc chuyến công du châu Á-Thái Bình Dương tại Úc
Ngày 23/04/2017, phó tổng thống Mỹ Mike Pence kết thúc tại Úc chuyến công du châu Á-Thái Bình Dương kéo dài 10 ngày. Ông Mike Pence tới Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Úc trong bối cảnh căng thẳng với Bắc Triều Tiên gia tăng.
Trong một cuộc họp báo ở Sydney ngày 22/04, ông Mike Pence phát biểu rằng cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên vẫn có thể được giải quyết một cách hòa bình nếu có sự hỗ trợ của Trung Quốc. Cũng nhân dịp này, phó tổng thống Mỹ thông báo tàu sân bay USS Carl Vinson và đội tàu hộ tống sẽ tới biển Nhật Bản trong vài ngày tới.
Liên quan tới chủ đề di dân, phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã trấn an Canberra và cam kết sẽ tiếp nhận những di dân, người tị nạn bị Úc từ chối, mặc dù theo như ông nói, đó không phải thỏa thuận mà tân chính quyền Mỹ đề cao.
Ông Mike Pence phát biểu cam kết này được coi là một tín hiệu cho thấy tổng thống Donald Trump đã nhượng bộ trước thủ tướng Úc Malcom Turnbull vì « tầm quan trọng to lớn của liên minh lịch sử giữa Mỹ và Úc », ý muốn nói tới cam kết của Úc trong cuộc chiến tại Irak và Syria.
Thỏa thuận tiếp nhận di dân bị Úc từ chối được ký từ thời tổng thống Barack Obama. Úc không muốn tiếp nhận di dân, phần lớn là người Hồi Giáo, và vào tháng 11/2016, tổng thống Obama đã cam kết cấp visa tới Hoa Kỳ cho tối đa 1.250 di dân bị Úc từ chối tiếp nhận. Tuy nhiên, khi bước chân vào Nhà Trắng, ông Donald Trump đã gọi đó là một thỏa thuận « ngu ngốc ».
vi.rfi.fr/chau-a/20170423-pho-tt-my-ket-thuc-chuyen-cong-du-chau-a-thai-binh-duo.
Một tin tặc Nga bị Mỹ tuyên án 27 năm tù
Một tin tặc Nga đã bị tư pháp bang Seattle, Mỹ, tuyên án 27 năm tù. Roman Seleznev bị bắt tại Maldiva vào năm 2014 khi đang đi nghỉ cùng bạn gái, rồi được chuyển tới Mỹ. Roman Seleznev bị cáo buộc đã tấn công vào hệ thống máy tính của các siêu thị Mỹ để ăn cắp thông tin tài khoản ngân hàng của khách hàng.
Washington đánh giá án tù 27 năm đối với Roman Seleznev là một đòn mạnh tay vào giới tin tặc Nga. Còn Matxcơva gọi đây là một vụ « bắt cóc ».
Thông tín viên RFI cho biết Roman Seleznev bị cáo cuộc đã chiếm đoạt hàng trăm triệu đô la bằng cách đánh cắp thông tin, dữ liệu trong máy tính của các ngân hàng và nhà hàng ở Mỹ. Công dân Nga này còn bị buộc tội đã bán lại thông tin 2 triệu thẻ ngân hàng trên Darnet. Vẫn theo RFI, Roman Seleznev đã thực hiện các hành vi trên từ Bali và Vladivostok.
Ông Valery Seleznev, cha của Roman Seleznev, là một nghĩ sĩ và có mối quan hệ thân cận với tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông tin rằng con trai ông sẽ được Washington dùng để đánh đổi với Matxcơva lấy Edward Snowden, cựu nhân viên tình báo Mỹ hiện đang tị nạn tại Nga.
Còn ngày 22/04, kênh truyền hình Mỹ CNN khẳng định các nhân viên tình báo Nga đã tìm cách tác động lên chiến dịch tranh cử của Donald Trump bằng cách mua chuộc các cộng sự thân cận của ứng viên đảng Cộng Hòa, trong đó có cựu cố vấn ngoại giao Carte Page.
vi.rfi.fr/quoc-te/20170423-mot-tin-tac-nga-bi-my-tuyen-an-27-nam-tu
Bắc Hàn cảnh báo Trung Quốc sẽ lãnh “hậu quả thảm khốc”
Trong một động thái được xem là thật bất ngờ, cơ quan thông tấn nhà nước Bắc Hàn KNCA vừa đăng tải bài bình luận được xem là nhắm vào Trung Quốc, chỉ trích thái độ của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng hồi gần đây, cảnh báo “hậu quả thảm khốc” trong mối quan hệ song phương.
Bài bình luận phổ biến trên trang tiếng Anh của KNCA mang tựa đề “Are You Good At Dancing To The Tune of Others?” (tạm dịch: “Bạn có giỏi làm theo ý muốn của người khác?”) không nêu đích danh Trung Quốc nhưng viết rằng “những lời lẽ mạnh bạo, hàm ý hăm dọa nghe được từ một nước ở gần Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên”, đặc biệt “quốc gia đó lại còn nhảm nhí nói rằng Bình Nhưỡng phải xét lại tầm quan trọng của mối quan hệ song phương”.
Bài bình luận ghi rõ “hôm 18 tháng Tư vừa rồi, báo chí chính thống của nước đó viết rằng việc Bắc Hàn theo đuổi chương trình võ khí hạt nhân và hỏa tiễn đã khiến Mỹ từ vị trí đối thủ trở thành đối tác của nước này”, ý muốn nhắc lại bài bình luận đăng trên tờ Hòan Cầu Thời Báo xuất bản tại Bắc Kinh đúng hôm 18 tháng Tư 2017 viết rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ từng là đối thủ của nhau trong cuộc chiến Triều Tiên, nhưng bây giờ “lại là đối tác” vì “Bình Nhưỡng đeo đuổi dai dẳng chương trình hạt nhân, bất chấp phản đối của thế giới”.
Trong bài bình luận đó, tờ Hoàn Cầu Thời Báo còn đe dọa “nếu Bắc Hàn cứ tiếp tục theo đuổi con đường của mình, Trung Quốc và Hoa Kỳ chắc chắn sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt (đối với Bình Nhưỡng)”.
Dựa vào điều đó, bài bình luận tiếng Anh của Bình Nhưỡng viết rằng “nếu tiếp tục áp đặt biện pháp trừng phạt như nước khác muốn thì quốc gia đó có thể được kẻ thù của Bình Nhưỡng ngợi khen”, cảnh báo “nhưng nước đó nên sẵn sàng trực diện với hậu quả thảm khốc trong mối quan hệ song phương”, ám chỉ Trung Quốc sẽ không được Bắc Hàn đối xử như một nước bạn.
Khi đăng tải tin này, hãng thông tấn Yonhap của Nam Hàn đưa ra nhận xét Bắc Hàn bực tức về thái độ của Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh liên tục đưa ra những lời tuyên bố hàm ý cho thấy không chỉ đang nghiêng về phía Hoa Kỳ “Bắc Kinh còn lên tiếng tán thành những điều Washington có thể làm”, từ chuyện áp dụng biện pháp cấm vận nghiêm nhặt với Bắc Hàn, cho đến việc sẵn sàng ủng hộ Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án Bắc Hàn phóng hỏa tiễn vào vùng biển Nhật Bản.
Thứ Bảy vừa rồi trong cuộc họp báo tại Sydney, Úc, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ cho hay Washington và các đồng minh “phấn khởi trước những việc Bắc Kinh làm trong thời gian gần đây” trong nỗ lực cùng thế giới đẩy Bình Nhưỡng tới chỗ phải ngưng theo đuổi chương trình chế tạo võ khí hạt nhân và những hành động mang tính gây hấn mà Bắc Hàn thường làm.
Đầu tuần trước tại Washington, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng đưa ra lời ca ngợi tương tự, nói rằng Trung Quốc đang tiếp tay để ngăn chận “những hành động điên rồ của Bắc Hàn”, sau khi Bình Nhưỡng lên tiếng đe dọa sẽ tung ra “cuộc tấn công phủ đầu khủng khiếp” không chỉ “quét sạch các lực lượng đế quốc Mỹ xâm lược ở Nam Hàn mà còn sẽ nhấn chìm cả nước Mỹ trong tro bụi”.
Bản tuyên bố mới nhất của Bộ Ngoại Giao Bắc Hàn còn viết rằng Bình Nhưỡng không ngần ngại sử dụng võ khí hạt nhân để chống trả mọi âm mưu gây chiến, nói rõ họ có đủ sức mạnh quân sự và hạt nhân “để đánh thắng Mỹ”.
www.rfa.org/vietnamese/…/north-korea-threatens-china-04232017170231.htm
Bắc Hàn đe dọa tấn công nước Úc
Chính phủ Bình Nhưỡng hôm nay lên tiếng đe dọa nước Úc, cảnh báo sẽ có phản ứng đối phó nếu Úc “tiếp tục theo đuổi các hành động do Mỹ đề xướng để cô lập và kiềm chế” Bắc Hàn.
Đe dọa này được phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Bắc Hàn đưa ra với hãng thông tấn nhà nước KCNA, nói rằng mọi hành động nhắm cô lập và kiềm chế Bình Nhưỡng “là những hành động tự sát”, sẽ bị Bắc Hàn đáp trả “bằng những cuộc tấn công chiến lược”.
Cảnh báo được Bắc Hàn đưa ra sau khi Ngoại Trưởng Úc Julie Bishop cho biết Bắc Hàn đang trên đương sở hữu võ khí hạt nhân, gọi đó là điều “không thể chấp nhận được” vì gây bất ổn cho khu vực. Bà Ngoại Trưởng Úc còn kêu gọi “cộng đồng quốc tế phải ngăn chận, không để cho Bình Nhưỡng có thêm những hành động gây rối”.
Trong bản tin của KNCA, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Bắc Hàn gọi tuyên bố của Bà Ngoại Trưởng Úc là “những lời phát biểu rác rưởi”, bảo thêm “không thể tha thứ cho những điều bà ta nêu ra vì đó là hành động chống lại hòa bình, bảo vệ chính sách thù địch” mà Hoa Kỳ đang áp dụng với Bắc Hàn.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Bắc Hàn cũng cho rằng Úc “đang mù quáng đi theo đướng lối của Mỹ”, cảnh báo bà Ngoại Trưởng Úc “phải cân nhắc hậu quả trước khi đưa ra lời tuyên bố tâng bốc Hoa Kỳ”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Bắc Hàn cũng nhắc lại nguyên nhân khiến căng thẳng xảy ra ở bán đảo Triều Tiên “chính vì lời de dọa sẽ tấn công Bình Nhưỡng mà Hoa Kỳ đưa ra”, gọi đó là “hành động quân sự liều lĩnh” của Mỹ.
Bản tin cơ quan thông tấn nhà nước Bắc Hàn phổ biến trong lúc Phó Tổng Thống Hoan Kỳ Mike Pence đang có mặt tại Sydney, Úc, để thảo luận với chính phủ đồng minh về tình hình khu vực và những điêu cần làm đối với Bắc Hàn.
Hôm qua trong cuộc họp báo ở Sydney chung với Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ tiếp tục lên án chương trình võ khí của Bắc Hàn, nhưng cũng nói rằng ông tin tưởng cuối cùng sẽ đạt được mục tiêu bán đảo Triểu Tiên là vùng phi nguyên tử “nhờ sự hỗ trợ của Trung Quốc” và quyết tâm của các nước đồng minh.
www.rfa.org/…/north-korea-warns-australia-of-nuclear-strike-04232017170809.html
Tầu chiến Mỹ – Nhật sẽ tập trận chung gần bán đảo Triều Tiên
Hai tầu chiến Nhật Bản sẽ tập trận chung với hàng không mẫu hạm Carl Vinson và đoàn tầu hộ tống của Mỹ, tại một địa điểm được nói là không xa bán đảo Triều Tiên.
Thông báo của Lực Lượng Phòng Vệ Biển của Nhật Bản cho hay hai khu trực hạm Samidare và Ashigara đã rời bến từ hôm 21 tháng Tư, để hoạt động chung với nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Carl Vonson của Hoa Kỷ, thể hiện “sự đoàn kết trong kế hoạch ứng phó với chương trình hỏa tiễn và võ khí hạt nhân của Bắc Hàn”.
Mặc dù viết rằng chiến hạm Nhật và đoàn chiến hạm Hoa Kỳ sẽ “diễn tập nhiều chiến thuật”, nhưng thông cáo không cho biết cuộc tập trận chung sẽ bắt đầu tư lúc nào, kéo dài bao lâu.
Tuy nhiên dựa theo những nguồn tin khác nhau, truyền thông Nhật Bản đưa tin nói cuộc thao diễn dường như đã bắt đầu từ ngày hôm nay, và có thể được thực hiện ngay tại vùng biển Hoa Đông.
Sự kiện Nhật Bản phô diễn sức mạnh hải quân qua cuộc tập trận chung với đoàn chiến hạm Mỹ được xem là dấu hiệu phản ánh mối lo ngại của Tokyo trước việc Bình Nhưỡng có thể tấn công Nhật bằng võ khí hạt nhân hoặc võ khí hóa học.
Thứ Ba tới đây, Bắc Hàn sẽ kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Triều Tiên, và theo một số chuyên gia, dịp này Bình Nhưỡng có thể sẽ nổ thử nghiệm hạt nhân hoặc phóng hỏa tiển. Trong quá khứ, Bắc Hàn đã 5 lần nổ thử nghiệm hạt nhân cũng như nhiều lần bắn hỏa tiễn đạn đạo vào vùng biển Nhật Bản.
www.rfa.org/…/japan-us-stage-drills-near-korean-waters-04232017164712.html
TT Trump lại nêu vấn đề xây tường ngăn Mexico
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23/4 nói rằng ông kỳ vọng Mexico sẽ chi trả chi phí xây dựng bức tường ngăn biên giới phía nam giữa hai nước.
Ông Trump viết trên Twitter: “Rốt cuộc, Mexico sẽ chi trả, bằng một hình thức nào đó, cho bức tường hết sức cần thiết trên biên giới”.
Lãnh đạo Hoa Kỳ một lần nữa lại nêu lên cam kết trong chiến dịch tranh cử, vào buổi sáng mà ông cũng đồng thời gây áp lực lên các nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ phải bao gồm khoản ngân quỹ cho việc xây tường trong dự thảo chi tiêu cần phải được thông qua để duy trì việc mở cửa các cơ quan chính quyền liên bang sau ngày thứ Sáu tuần tới.
Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto từng bác bỏ chuyện sẽ chi trả cho chi phí xây dựng tường ngăn.
Một phát ngôn viên của văn phòng Tổng thống Mexico nói rằng ông Enrique Pena Nieto đã nhiều lần nhấn mạnh không thanh toán chi phí xây tường.
Việc ông Trump yêu cầu Mexico phải thanh toán chi phí xây dựng từng gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước.
Chi phí xây dựng bức tường dự kiến vào khoảng 20 tỷ đôla. Đây là cách mà ông Trump cho rằng sẽ ngăn chặn tình trạng di cư trái phép.
www.voatiengviet.com/a/tong-thong-trump-lai-neu-van-de-xay…/3822315.html
Bắc Hàn ‘sẵn sàng đánh chìm’ tàu sân bay Mỹ
Bắc Hàn hôm 23/4 tuyên bố rằng nước này sẵn sàng đánh chìm một hàng không mẫu hạm Mỹ để chứng tỏ sức mạnh quân sự của mình, Reuters đưa tin.
Phát biểu của Bình Nhưỡng được đưa ra khi hai chiến hạm của Nhật Bản nhập vào nhóm tàu sân bay Mỹ tham gia tập trận ở tây Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lệnh cho nhóm tàu sân bay USS Carl Vinson tới vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng leo thang trong khu vực vì các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng, cũng như việc chính quyền này đe dọa tấn công Hoa Kỳ và các nước đồng minh.
Theo Reuters, Hoa Kỳ không cho biết cụ thể vị trí của đội tàu tấn công khi chúng tiếp cận khu vực.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence hôm 22/4 cho biết rằng nhóm tàu sân bay sẽ tới “trong vòng vài ngày”, nhưng không thông báo thêm các chi tiết nào.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lệnh cho nhóm tàu sân bay USS Carl Vinson tới vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên.
Và Bắc Hàn vẫn tiếp tục thể hiện thái độ thách thức, theo Reuters.
“Các lực lượng cách mạng của chúng ta sẵn sàng đánh chìm một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hoa Kỳ chỉ với một cuộc tấn công”, Rodong Sinmun, tờ báo của Đảng Lao động cầm quyền của Bắc Hàn, viết trong một bài bình luận.
Bài báo này so sánh tàu sân bay với một “con vật kinh tởm” và nói rằng cuộc tấn công đó sẽ là “ví dụ thực tế cho thấy sức mạnh của quân đội của chúng ta”.
Phát biểu trong chuyến thăm Hy Lạp, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết rằng đã có quá đủ việc biểu dương lực lượng, phô trương sức mạnh và kêu gọi các bên kiềm chế.
www.voatiengviet.com/a/3822060.html
Quan chức Philippines ra Trường Sa, TQ phản đối
Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila đã gửi công hàm phản đối lên Bộ Ngoại giao Philippines sau khi quan chức quân sự của quốc gia Đông Nam Á này tới đảo Thị Tứ thuộc Trường Sa ở Biển Đông hôm 21/4.
Tuyên bố đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời phát ngôn viên Lục Khảng nói rằng chuyến đi trái với sự đồng thuận mà lãnh đạo hai nước đã đạt được nhằm giải quyết tranh chấp.
Ông Lục nói rằng phía Bắc Kinh “hết sức quan ngại” và “không hài lòng” trước diễn biến mới này, nên đã quyết định nêu vấn đề với phía Philippines.
Hôm 21/4, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cùng một phái đoàn quân sự đã bay ra đảo Thị Tứ mà Manila hiện kiểm soát ở Biển Đông.
Đảo nhân tạo của Trung Quốc xây trên Biển Đông.
Theo tờ Inquirer, ông Lorenzana đã phớt lờ cảnh báo của Trung Quốc khi chiếc máy bay vận tải bay qua vùng tranh chấp trước khi tới Thị Tứ.
Tin cho hay, phía Trung Quốc phát tín hiệu nói rằng chiếc máy bay đã bay vào không phận của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu bay ra để tránh “tính toán sai lầm”.
Nhưng ông Lorenzana được trích lời nói rằng “đó là chuyện bình thường”, và phía phi công Philippines đáp trả lại rằng đó là lãnh thổ của nước mình.
Việt Nam chưa thấy lên tiếng phản ứng về chuyến ra đảo này.
Nga tiếp cận thông tin quốc phòng của Đan Mạch
Nga tấn công vào mạng của Bộ Quốc phòng Đan Mạch, và tiếp cận được với các email của bộ này trong năm 2015 và 2016.
Theo Reuters, thông tin trên được Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch, một thành viên NATO, tiết lộ với tờ báo Berlingske hôm 23/4.
Tin này được công bố trong bối cảnh nhiều chính phủ phương Tây, như Mỹ, Anh và Pháp, cáo buộc Nga sử dụng hoạt động tin tặc để gây ảnh hưởng tới các cuộc bầu cử ở các nước này.
Nhiều quốc gia phương Tây cáo buộc Nga tấn công mạng.
Nhưng chính quyền Moscow luôn bác bỏ mọi cáo buộc như vậy là “vô căn cứ”.
Theo Reuters, một phúc trình của đơn vị an ninh mạng thuộc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Đan Mạch viết rằng “một nhân tố nước ngoài” đã theo dõi chính quyền Đan Mạch và tiếp cận được các tài liệu không phải tuyệt mật.
Báo cáo này không nói đó là nước nào, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Claus Hjort Frederiksen nói với tờ Berlingske rằng đó là Nga.
Phát ngôn viên của Điện Kremlin không có bình luận nào hôm 23/4.
https://www.voatiengviet.com/a/nga-tiep…thong-tin-tin-quoc-phong…/3822259.htm