Con đường xưa vẫn phải đi…
Source: Nhìn Ra Bốn Phương
Đặng Chí Hùng
03/04/2017
Tôi vốn mê nhạc vàng và “Con đường xưa em đi” cũng nằm trong số đó. Nhạc Vàng đã đưa tôi vào một cuộc đời thật khác đa phần người ta ở Miền Bắc sinh sau năm 1975. Nhạc vàng đã góp công lớn để “giải phóng” tôi khỏi những tháng ngày vô định. Và trong đó có “Con đường xưa em đi”.
Tôi đã từng nghe qua Tuấn Vũ, Thanh Tuyền, Như Quỳnh, Phượng Mai vv..ca bản này, mỗi người có một sự “đặc biệt” riêng. Hay chứ, chất chứ ! Đó là cảm giác của tôi. Và cảm giác đó cũng mang theo vào cả những mối tình học trò. Nhớ khi đó, học lớp 9 là đã biết yêu và ca nghêu ngao với nàng những “Hoa sứ nhà nàng”, “Con đường xưa em đi”, “Hoa mười giờ”, “Chuyện người thiếu nữ tên Thi”, “Chuyện hoa sim” vv… Cái thuở đó, chẳng biết cái “Con đường xưa” là con đường gì, chỉ biết đó là con đường mà nàng đi. Để rồi đến lúc vào đại học thì được nghe tin con đường đó đã đi lấy chồng. Buồn !
“Năm năm đại học có là bao
Anh về làng xóm nở hoa chào
Người yêu bồng con ra đón bác,
Đau lòng bác lắm mẹ cháu ơi…!”
Anh về làng xóm nở hoa chào
Người yêu bồng con ra đón bác,
Đau lòng bác lắm mẹ cháu ơi…!”
Thế rồi cuộc đời nổi trôi đưa đẩy tôi vào giữa giòng đời đầy cám dỗ, danh vọng, bon chen, khổ đau nơi xứ “Thiên đường” cộng sản. Chợt có một ngày nghe lại “Con đường xưa em đi” mới biết rằng “Anh đã quên một dòng sông”…
Và cuộc đời cứ thế trôi đi, lúc rảnh café, lúc ngồi trong tù, lúc ngồi chờ vượt biên qua Thái, lúc rảnh rỗi lái xe tại Canada. Tôi lại hát nhạc vàng và trong đó có “Con đường xưa em đi”.
Đôi lúc tôi nghĩ, hát chỉ là để hát và con đường ấy đã đi mất rồi. Giờ là lúc cần tìm một con đường khác. Nhưng người ta lại phải khiến cho tôi viết một chút về con đường xưa mà em đã đi…
Nhạc sỹ Châu Kỳ viết nhạc bài “Con đường xưa em đi” vào năm 1968 với lời nhạc của Hồ Đình Phương. Với gốc gác là gia đình làm nghệ thuật ở Huế, nhạc sỹ Châu Kỳ đã viết cho mình rất nhiều ca khúc nổi tiếng như:“Áo Trắng màu vu quy”, “Được tin em lấy chồng” ,“Đón xuân này nhớ xuân xưa”. vv… mang âm hưởng Bolero sâu đậm. Nhưng ấn tượng nhất với người nghe vẫn ấn tượng nhất với “Con đường xưa em đi”.
Ấy thế nhưng cộng sản Việt Nam đã cấm bài hát đó không được lưu hành. Câu hỏi là Vì sao ? Vì sao lại có chuyện bi hài đó? Và sau đây là câu phỏng đoán của tôi…
Mở đầu bài hát, tác giả mô ta sự lãng mạn của một người lính VNCH:
“Con đường xưa em đi,
Vàng lên mái tóc thề,
Ngõ hồn dâng tái tê
Anh làm thơ vu quy
, Khách qua đường lắng nghe,
Chuyện tình ta đã ghi”
Vàng lên mái tóc thề,
Ngõ hồn dâng tái tê
Anh làm thơ vu quy
, Khách qua đường lắng nghe,
Chuyện tình ta đã ghi”
Anh lính vì yêu cô gái nên đứng bên đường làm thơ tán tỉnh nàng. Người qua đường thấy bài thơ lãng mạn và phải đứng lại lắng nghe anh lính trải lòng. Không gian được bài hát mở ra trong không khí yên bình của đôi lứa nơi hậu phương trước năm 1975. Và bên cạnh đó, tác giả muốn nói đến sự cảm thông của người dân với hoàn cảnh của người lính chiến khi không hề chê bai cách tỏ tỉnh hết sức đặc biệt của anh lính.
Bài hát tiếp theo với khung cảnh của những năm tháng chiến tranh trước năm 1975. Người lính lên tiền đồn, ra mặt trận để canh giữ bình yên cho Miền Nam. Người thiếu nữ trong bài hát ở lại hậu phương ngóng chờ:
“Những mùa trăng vu quy,
Vì mưa gió không về
Chiến trường anh bước đi
Có nàng hoen đôi mi,
ngóng theo đường vắng hoe…
Hỏi còn ai cố tri”
Vì mưa gió không về
Chiến trường anh bước đi
Có nàng hoen đôi mi,
ngóng theo đường vắng hoe…
Hỏi còn ai cố tri”
Nàng khóc vì chờ người lính chiến, nàng khóc vì nhớ chàng, nàng khóc vì số phận của đất nước. Nàng ngóng theo con đường mà chàng đã ra đi và mong chờ chàng trở lại. Người con gái ấy cũng chờ người mà nàng cho là cố tri ấy trở lại trong khi anh lính VNCH vẫn “Chiến trường anh bước đi”. Đây là một hình ảnh đẹp tiêu biểu cho thời chiến chinh điêu linh trước 1975 mà người dân VNCH phải chấp nhận để giữ bình yên trước sự khủng bố, phá hoại của CSVN. Hình tượng “Mưa gió không về” là tiêu biểu cho nghệ thuật nhân hóa mà Châu Kỳ, Hồ Đình Phương muốn ví người lính VNCH như những cơn mưa gió mang theo thương yêu với người con gái hậu phương ra tiền tuyến.
Tiếp theo đó, tác giả lại nói đến nỗi nhớ từ phía người lính với hậu phương:
“Em ơi! nhìn gió lên khơi,
Lòng có trông vời một người xa cuối trời?
Nơi đây phiên gác canh dài,
e ấp đôi lời mình còn nhớ thương hoài
Em ơi! màu áo phong sương,
mình ước huy hoàng được bàn tay chính nàng
Dâng hoa, dâng hết ân tình
Tình đến bao giờ”.
Lòng có trông vời một người xa cuối trời?
Nơi đây phiên gác canh dài,
e ấp đôi lời mình còn nhớ thương hoài
Em ơi! màu áo phong sương,
mình ước huy hoàng được bàn tay chính nàng
Dâng hoa, dâng hết ân tình
Tình đến bao giờ”.
Người lính ấy trong mỗi canh gác đều nhìn theo mây bay, gió cuốn cuối trời trong chiếc áo đầy phong sương, khói súng vẫn nhớ về hậu phương nơi có nàng, nơi có con đường mà nàng vẫn đi như thuở xưa bên nhau. Nhạc sỹ Châu Kỳ, Hồ Đình Phương mô tả người lính ấy mong mỏi có một ngày về chiến thắng huy hoàng trước quân cộng sản để được đến bên nàng và được nàng trao những đóa hoa ân tình. Đến lúc đó thì sẽ có “tình đến bao giờ”.
Trong khổ cuối của bài hát, tác giả lại quay lại kỷ niệm xưa của đôi lứa:
“Hỏi đường xưa mà nhớ con đường xưa em đi
Thời gian có quên gì
Đá mòn kia vẫn ghi,
ghi một đêm trăng thanh
Quán bên đường vắng tênh
Chỉ còn em với anh.”
Thời gian có quên gì
Đá mòn kia vẫn ghi,
ghi một đêm trăng thanh
Quán bên đường vắng tênh
Chỉ còn em với anh.”
Mối tình của đôi trai tài, gái sắc sẽ vượt qua chông gai, đạn thù để có nhau. Họ sẽ đi lại con đường xưa mà họ đã đi trong một đêm trăng đẹp. Họ chỉ cần bên nhau là đủ, họ sẽ ôm xiết vòng tay bên trong ngôi quán nhỏ ven đường.
Hai tác giả Châu Kỳ, Hồ Đình Phương đã mô tả khái quát cảnh thanh bình nơi hậu phương miền Nam trước 1975, khung cảnh miền Nam vướng vào chiến tranh liên miên thông qua cảnh chia ly, chinh chiến của người lính VNCH mà kẻ thủ ác là CSVN. Đôi lứa đang yên bình phải chia cách cũng là lỗi của giặc cộng. Vì thế mà đảng CSVN không thể không cấm bài hát đã tố cáo tội ác phá hoại cuộc sống yên bình của miền nam trước 1975.
Chưa hết, bài hát “Con đường xưa em đi” được viết vào năm 1968, đó là thời điểm sau tết Mậu Thân 1968. Tác giả đã viết để cổ vũ tinh thần chiến đấu của người lính VNCH trong tết Mậu Thân. Điều đó một lần nữa gợi lên tội ác giết người hơn 5000 người dân Huế vộ tội của đảng CSVN. Vì thế mà đảng phải cấm.
Cuối cùng, con đường mà những người lính VNCH đã đi qua mà bài hát ám chỉ không chỉ có là con đường dệt mộng mà là cả những con đường xây bằng máu và nước mắt của họ như: An Lộc với con đường 13 máu lửa, Đường 9 Nam Lào, Đại Lộ Kinh Hoàng 1972, hay đường 7B đầy tủi hận, đường ra biển đông đầy sóng dữ…Tất cả là sự oai hùng lẫn đau thương của quân lực VNCH. Vì thế mà CSVN không hề muốn ai biết tới.
CSVN sợ người dân nhớ thương về VNCH, về nhạc vàng và những con đường hùng tráng, bi thương của quân dân VNCH. Đảng sợ điều đó vì điều đó là kẻ thù của đảng độc tài hiện này. Vì thế, đảng phải cấm.
Nhưng…Những con đường xưa em đi dù có thơ mộng, hùng tráng hay bi thương thì vẫn là con đường phải đi tiếp cho ngày hôm nay. Đảng càng cấm, con đường xưa vẫn tiếp tục đi vì con đường đó là con đường mang linh hồn của cả một dân tộc với đầy rẫy bi tráng, kiêu hùng và cả đau thương trong mình.
Dân tộc Việt Nam sẽ phải đi tiếp những con đường xưa vẫn đi…
Đặng Chí Hùng
30/03/2017
30/03/2017