Tin khắp nơi – 02/04/2017
Ba người bị bắt trong vụ cầu xa lộ Atlanta sập
Ba người được mô tả là cư dân tạm thời bị bắt ngày thứ Sáu 31 tháng 3 vì có liên hệ đến vụ sập cầu trên một xa lộ chính chạy xuyên qua trung tâm Atlanta, vào lúc các giới chức nói phải mất nhiều tháng trời mới sửa xong những chỗ hư hỏng.
Không ai bị thương khi nhịp cầu sập vào tối thứ Năm 30 tháng 3 giữa lúc lửa cháy dữ dội ở bên dưới làm những cột khói đen bốc lên và gây ra một quả cầu lửa trước khi cầu sập làm giao thông ùn tắc.
Các thanh tra cho biết là có ít nhất 213 mét xa lộ liên tiểu bang 85 cần phải được thay thế, trong đó có 3 dầm cầu phía bắc và 3 dầm cầu phía nam cũng như những trụ cầu.
Ủy viên Giao thông tiểu bang Russell McMurry nói trong một cuộc họp báo là “việc sửa chữa phải mất ít nhất vài tháng. Chúng tôi kêu gọi công chúng tiếp tục kiên nhẫn.”
Ông Glenn Allen, một phát ngôn viên của Uỷ ban Bảo hiểm và An toàn về Cháy Geogia nói có 3 người bị bắt liên hệ đến vụ cháy. Một nghi can Basil Eleby, bị truy tố về tội làm thiệt hại tài sản, hai người khác Sophia Bruner và Barry Thomas bị truy tố về tội xâm phạm đất đai trái phép.
Ông Allen nói tất cả những người này dường như là những khách trọ ngắn ngày.
Bộ trưởng Giao thông Elaine Chao vào ngày thứ Sáu chỉ thị cho các giới chức liên bang xuất 10 triệu đô la để bắt đầu sửa chữa.
Các giới chức liên bang nói có khoảng 250.000 người sử dụng xa lộ hàng ngày để ra vào trung tâm Atlanta.
Khi lửa bùng cháy vào ngày thứ Năm, khói đen bốc nghi ngút lên bầu trời khiến người dân sống gần trung tâm Atlanta ngỡ rằng một cơn bão đang ập đến hay mặt trời lặn sớm.
Lửa cháy dữ dội đến nổi bê tông rạn nứt và thép chảy ra dù có hàng chục nhân viên chữa lửa chữa cháy.
Nguyên nhân vụ cháy chưa rõ nhưng ông McMurry nói các vật liệu xây dựng thuộc về tiểu bang, trong đó có những ống nhựa PVC được chứa dưới gầm xa lộ nhưng không tự nó bốc cháy được.
Ông McMurphy nói “Chắc chắn chúng tôi cũng mong muốn tìm ra nguyên nhân cũng như bất cứ người nào khác vậy.”
Vài giờ sau khi cầu sập, các người lái xe vẫn gặp khó khăn thoát ra khỏi xa lộ. Các văn phòng chính phủ tại Atlanta mở cửa trễ một giờ để mọi người có đủ thì giờ đến sở.
http://www.voatiengviet.com/a/ba-nguoi-bi-bat-trong-vu-cau-xa-lo-atlanta-sap/3792396.html
Đảng Dân chủ gia tăng phản đối ông Gorsuch
làm thẩm phán Tối cao Pháp viện
Vào lúc Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn bị cho cuộc biểu quyết phê chuẩn ứng cử viên Neil Gorsuch của Tổng thống Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa làm thẩm phán Tối cao Pháp viện, sự phản đối từ đảng Dân chủ vẫn tiếp tục tăng lên.
Có thêm 3 thượng nghị sĩ đảng Dân chủ, Claire McCaskill, Richard Blumenthal và Brian Schatz, đã tuyên bố họ phản đối ông Gorsuch hôm thứ Sáu, dựng lên cuộc đối đầu với đảng Cộng hòa.
Những người đảng Dân chủ nói rằng họ sẽ sử dụng biện pháp phản đối bằng phát biểu câu giờ, gọi là filibuster, đòi hỏi phải đạt 60 phiếu để được phê chuẩn tại Thượng viện có 100 ghế.
Đảng Cộng hòa kiểm soát Thượng viện với tỷ lệ ghế là 52-48, nhưng nếu đảng viên đảng Dân chủ có thể giành được 41 phiếu bầu, họ sẽ có thể có quyền thực hiện filibuster. Tính đến thứ Sáu, 36 đảng viên Dân chủ nói họ sẽ ủng hộ động thái này.
Nếu đảng Dân chủ được giành được sự ủng hộ vừa đủ để ngăn chặn sự phê chuẩn trong tuần tới, những người đảng Cộng hòa dự kiến sẽ cố gắng đơn phương thay đổi các quy tắc lâu năm của Thượng viện để mở đường cho việc phê chuẩn bẳng tỉ lệ đa số phiếu đơn thuần.
Những người đảng Cộng hòa đang tức giận về kế hoạch của đảng Dân chủ, họ đưa ra lập luận rằng các cuộc filibuster về các thẩm phán Tối cao Pháp viện là việc rất hiếm hoi. Một cuộc filibuster có tính đảng phái nhằm ngăn chặn một ứng cử viên chức thẩm phản Tối cao Pháp viện chưa bao giờ thành công.
Ông Gorsuch, 49 tuổi, là thẩm phán toà phúc thẩm liên bang ở thành phố miền tây Denver, Colorado. Nếu được phê chuẩn, ông Gorsuch sẽ thay thế thẩm phán Scalia đã qua đời, và khôi phục lại thế đa số bảo thủ trong tòa án tối cao có 9 ghế thẩm phá
Các giấy tờ tài chính mới của ông Flynn
tiết lộ mối liên hệ với Nga
Ông Michael Flynn, vị tướng quân đội hồi hưu bị Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sa thải khỏi vị trí cố vấn an ninh quốc gia, đã sửa lại văn bản công bố về tài chính của ông, tiết lộ mối quan hệ của ông với Nga.
Các hồ sơ mới của ông Flynn cho thấy hãng tin tức được nhà nước Nga tài trợ Russia Today (RT) đã trả ông 45.000 đôla để phát biểu tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập hãng. Ngoài ra, hai công ty khác của Nga đã trả cho ông vài ngàn đôla cho các bài phát biểu.
Ông Robert Kelner, luật sư của ông Flynn, cho biết bản khai ban đầu của ông Flynn là một bản sơ thảo, đã được nộp chỉ vài ngày trước khi thân chủ của ông từ chức. Ông Kelner cho biết rằng trước khi rời chức vụ, ông Flynn đã không có cơ hội tham vấn với Văn phòng Luật sư Tòa Bạch Ốc và Văn phòng Đạo đức Chính phủ Hoa Kỳ; việc tham vấn làm một phần trong thủ tục nộp các bản khai. Ông Kelner nói khi Tòa Bạch Ốc sau này đề nghị ông Flynn hoàn thành thủ tục này, “ông đã làm như vậy”.
Các văn bản đã sửa lại của ông Flynn được công bố vào tối thứ Sáu cùng với nhiều báo cáo tài chính khác của các nhân viên cao cấp thuộc Tòa Bạch Ốc.
Tin tức về việc ông Flynn không báo cáo tất cả các giao dịch tài chính của mình với Nga đã xuất hiện khi Cục Điều tra Liên bang cũng như các Ủy ban Tình báo của Thượng viện và Hạ viện đang điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 cũng như mức độ tương tác giữa các nhân viên cao cấp của Tòa Bạch Ốc với Nga.
Ông Trump đã chọn ông Flynn làm cố vấn an ninh quốc gia trước khi ông tuyên thệ nhậm chức tổng thống. Theo các quan chức trong chính quyền ông Trump, ông Flynn đã làm việc trên cương vị người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia chỉ trong 24 ngày trước khi ông buộc phải từ chức – không phải vì các mối quan hệ của ông với Nga, mà vì ông làm Phó Tổng thống Mike Pence hiểu nhầm khi không kể ra là ông đã có các cuộc gặp với Đại sứ Nga tại Mỹ.
Ông Flynn đã gặp Đại sứ Nga Sergey Kislyak trong giai đoạn chuyển giao sau bầu cử mà không thông báo cho chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama, người vẫn còn tại vị vào thời điểm đó. Vị tướng hồi hưu cũng đã cung cấp thông tin sai cho ông Pence và các quan chức khác của Tòa Bạch Ốc về việc ông tiếp xúc với đại sứ Nga.
http://www.voatiengviet.com/a/giay-to-tai-chinh-moi-cua-flynn-tiet-lo-lien-he-voi-nga/3792903.html
Mỹ, Ai Cập
tìm cách tăng cường hợp tác chống Hồi giáo cực đoan
Hoa Kỳ và Ai Cập dự kiến sẽ đạt thỏa thuận tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoanvào thứ Hai khi Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sissi gặp Tổng thống Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc.
H.A. Hellyer, nghiên cứu sinh kỳ cựu tại Trung tâm Trung Đông Rafik Hariri thuộc Hội đồng Atlantic, nói: “Cả hai ông đều ác cảm với Hồi giáo gắn chính trị. Cả hai đều coi an ninh là ưu tiên hàng đầu, hàng thứ hai và thứ ba trong chính trị”.
Một tuyên bố được Tòa Bạch Ốc đưa ra trước chuyến thăm nói “Mối quan hệ trước đây đã được thúc đẩy bởi các lợi ích an ninh, và đó sẽ vẫn là một phần quan trọng trong sự can dự”.
Trong các cuộc nói chuyện với VOA, các nhà phân tích và các chuyên gia khu vực đồng ý rằng cuộc gặp này nhất định sẽ thành công. Người ta cho rằng hai nhà lãnh đạo này có quan hệ tốt khi ông Trump dù còn là ứng cử viên Trump đã gặp nhà lãnh đạo Ai Cập vào tháng 9 bên lề Hội nghị Liên Hiệp Quốc. Các nhà phân tích nói rằng vì cả hai đều chú trọng đến an ninh, việc hồi sinh mối quan hệ bị sứt mẻ trong thời kỳ ông Obama làm tổng thống sẽ dễ dàng.
Ông Obama đã phong tỏa viện trợ cho Cairo sau khi quân đội Ai Cập, do tướng Sissi chỉ huy, đã lật đổ tổng thống đầu tiên được bầu lên một cách dân chủ của Ai Cập, ông Mohammed Morsi, vào năm 2013. Ông Sissi được bầu làm tổng thống một năm sau đó. Ông Obama đã từ chối mời ông Sissi đến Tòa Bạch Ốc.
Một quan chức cao cấp của Tòa Bạch Ốc hôm thứ Sáu cho biết chính quyền ông Trump sẽ làm việc lặng lẽ với Ai Cập về các vấn đề nhân quyền. Quan chức này nói: “Cách tiếp cận của chúng tôi là xử lý các loại vấn đề nhạy cảm này một cách không ồn ào, kín đáo. Chúng tôi tin rằng đó là cách hiệu quả nhất để thúc đẩy những vấn đề đó để đạt kết quả tích cực”.
http://www.voatiengviet.com/a/my-ai-cap-tang-cuong-hop-tac-chong-hoi-giao-cuc-doan/3793017.html
Người ủng hộ cựu tổng thống Hàn Quốc biểu tình
Hàng nghìn ủng hộ viên của cựu Tổng thống Park Geun-hye đã tập hợp ở thủ đô của Hàn Quốc hôm 1/4 để yêu cầu trả tự do cho bà.
Cảnh sát Seoul đã triển khai hơn 10 nghìn nhân viên tới theo dõi cuộc tuần hành gần Tòa thị chính thành phố, giữa lúc có quan ngại về khả năng xảy ra đụng độ.
Cả người ủng hộ lẫn phản đối bà Park đã rầm rộ đổ ra đường phố Seoul trong những tháng gần đây, gây chia rẽ thủ đô Hàn Quốc.
Bà Park bị tống giam hôm 31/3 vì bị cáo buộc thông đồng với một người bạn để tống tiền các doanh nghiệp, nhận hối lộ và cho phép người bạn can thiệp trái phép vào chuyện quốc gia.
Hàng chục người ủng hộ bà đã biểu tình bên ngoài trung tâm tạm giữ hôm 31/3. Một số người trong số họ đã khóc và cúi đầu về phía trung tâm đó trong khi thề sẽ “bảo vệ” cựu nguyên thủ.
Bà Park bị đình chỉ chức vụ tháng 12 năm ngoái, sau nhiều tuần biểu tình của hàng triệu người đòi lật đổ bà.
Ngày 10 tháng trước, tòa bảo hiến Hàn Quốc ra phán quyết chính thức phế truất bà. Cuộc bầu cử tổng thống mới được ấn định vào ngày 9 tháng Năm.
http://www.voatiengviet.com/a/ung-ho-vien-cua-cuu-tong-thong-han-quoc-bieu-tinh/3792326.html
Đại sứ Haley nói ông Trump không ngăn bà công kích Nga
Bà Nikki Haley, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc, nói hôm Chủ nhật rằng Tổng thống Donald Trump chưa hề ngăn cản bà công kích Nga, ngay cả khi ông tiếp tục tấn công giới truyền thông Mỹ về việc họ đưa tin về các cuộc điều tra của quốc hội và tư pháp để xác định xem liệu các phụ tá của ông có câu kết với các quan chức Nga để giúp ông giành chiến thắng trong bầu cử hay không.
Bà Haley nói với ABC News: “Tổng thống chưa bao giờ gọi cho tôi và nói ‘Đừng công kích Nga’ – ông chưa bao giờ gọi cho tôi và bảo tôi phải nói gì. Tôi vẫn công kích Nga”.
Bà Haley nói việc Nga giành lấy bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014 là sai trái, và việc Moscow vẫn tiếp tục dính líu và ủng hộ các chiến binh thân Nga ở Đông Ukraine chống lại các lực lượng của Kiev cùng là sai trái.
Bà nói: “Khi họ làm điều gì sai trái, tôi không ngần ngại gì khi nói ra điều đó. Tổng thống chưa bất đồng với tôi về việc bắt Nga phải chịu trách nhiệm giải trình”.
Khi được hỏi liệu ông Trump cũng cần phải “công kích Nga” hay không, bà Haley trả lời: “Dĩ nhiên rồi, ông ấy có rất nhiều việc đang làm, nhưng ông ấy sẽ không ngăn tôi công kích Nga”.
Bà Haley nói: “Hoa Kỳ tiếp tục lên án và kêu gọi Nga chấm dứt ngay lập tức việc chiếm đóng Crimea”. Bà nói thêm rằng “các biện pháp trừng phạt liên quan đến Crimea” áp dụng với Nga sẽ tiếp tục “được duy trì cho đến khi Nga trả lại Ukraine quyền kiểm soát bán đảo”.
http://www.voatiengviet.com/a/dai-su-haley-noi-trump-khong-ngan-ba-cong-kich-nga/3793005.html
Nga bắt người biểu tình chống tham nhũng
Cảnh sát ở Moscow hôm 2/4 bắt giữ hơn 20 người biểu tình chống tham nhũng.
Con số người đổ ra đường lần này ít hơn nhiều so với các cuộc tuần hành tuần trước, khi hàng trăm người biểu tình, trong đó có thủ lĩnh đối lập Nga Alexei Navalny, đã bị bắt khi họ xuống đường yêu cầu Thủ tướng Dmitry Medvedev từ chức.
Hôm 2/4, nhân viên mặc thường phục và cảnh sát đã bắt khoảng 20 tới 30 người ở trung tâm thủ đô Moscow, khi họ tập hợp để tiến về điện Kremlin, một nhân chứng nói với Reuters.
Hãng tin Interfax dẫn lời cảnh sát đưa tin rằng 29 người bị bắt vì “vi phạm trật tự công cộng”.
Có khoảng 100 người biểu tình ở trung tâm thủ đô Moscow. Con số này nhỏ hơn nhiều so với cuộc tập hợp tuần trước, được cho là lớn nhất kể từ khi xảy ra làn sóng biểu tình chống Kremlin những năm 2011 và 2012.
Các cuộc biểu tình xảy ra một năm trước cuộc bầu cử tổng thống Nga mà ông Putin dự kiến sẽ ra tranh cử nhiệm kỳ thứ tư.
Ông Alexei Navalny tuần trước kêu gọi tiến hành các cuộc biểu tình này sau khi công bố một báo cáo chi tiết hồi đầu tháng Ba, trong đó cáo buộc ông Medvedev đã tích lũy nhiều biệt thự, du thuyền và trang trại nho thông qua một mạng lưới các tổ chức phi lợi nhuận trá hình.
Báo cáo này đã thu hút 11 triệu lượt xem trên YouTube. Đến nay ông Medvedev vẫn chưa đưa ra phản ứng gì.
http://www.voatiengviet.com/a/nga-bat-nhieu-nguoi-bieu-tinh-chong-tham-nhung/3792965.html
Pakistan: 20 người bị giết ở đền thờ Punjab
Hai mươi người bị giết chết và một số khác bị thương tại một ngôi đền Sufi gần thành phố Sargodha, tỉnh Punjab của Pakistan, theo cảnh sát.
Phó cảnh sát viên Liaquat Ali Chatta nói nghi phạm chính là người chăm sóc ngôi đền, Abdul Waheed.
Người giữ đền Abdul Waheed 50 tuổi đã thú nhận rằng ông ta đã giết những người này vì ông ta sợ rằng họ đến để giết ôngZulfiqar Hameed, sỹ quan cảnh sát
Pakistan: Tấn công chết người tại trường cảnh sát
Ngôi làng bị biên giới Ấn Độ-Pakistan chia cắt
TQ: cấm râu dài và mạng che mặt ở Tân Cương
Ông Trump điện đàm với thủ tướng Pakistan
Một người sống sót nói với cảnh sát rằng ông Waheed đã gọi từng người một vào phòng của ông ta và cho họ thức ăn bị đầu độc.
Ông ta và những người đồng phạm sau đó giết họ bằng dao găm và gậy.
Một phụ nữ bị thương trong số nhiều nạn nhân đã báo động khi tìm cách thoát ra được.
Tranh quyền kiểm soát?
Cảnh sát địa phương ngay sau đó ập đến ngôi đền và bắt ông Waheed, cùng với một số người khác được cho là đồng lõa của ông ta.
Hiện chưa rõ về động cơ vụ việc, nhưng một sĩ quan cảnh sát cao cấp địa phương nói nghi phạm dường như không ổn định về tinh thần, và các vụ giết người có thể liên quan đến cạnh tranh để kiểm soát đền thờ.
Có những vết thâm tím và thương tích do một cây gậy và dao găm gây ra trên thi thể các nạn nhânPervaiz Haider, bác sĩ bệnh viện
“Người giữ đền Abdul Waheed 50 tuổi đã thú nhận rằng ông đã giết những người này vì ông sợ rằng họ đến để giết ông”, Zulfiqar Hameed nói với hãng tin AFP.
Pervaiz Haider, một bác sĩ bệnh viện, nói hầu hết các nạn nhân đều bị đánh từ sau gáy.
Ông nói với hãng tin Reuters: “Có những vết thâm tím và thương tích do một cây gậy và dao găm gây ra trên thi thể các nạn nhân.”
Theo một người sống sót, một số trẻ em chứng kiến cảnh bạo lực qua cửa đã báo động. Những tín đồ người lớn sau đó đã tấn công các nghi phạm.
Tin cho hay các nạn nhân có thể là những người hành hương. Cảnh sát nói thông thường thức ăn được phân phối tại nhà thờ trong tuần lễ đầu tiên của Rajab, một tháng thiêng liêng của lịch Hồi giáo bắt đầu vào cuối tháng Ba.
Dòng phái Sufi là một chi nhánh thần bí của đạo Islam, vốn lan rộng khắp Tiểu Lục địa Ấn Độ vào thế kỷ 13.
Những người theo dòng này tin vào các vị thánh, những người mà họ nói có thể cầu nguyện trực tiếp thay cho họ với Đức Chúa Trời. Hàng triệu người theo đạo Islam ở Pakistan được cho là theo các giáo lý của dòng Sufi này.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-39469072
Colombia khẩn trương cứu hộ nạn nhân do lở đất
Giới chức Colombia cho biết các lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm hàng trăm người mất tích sau khi vụ lở đất nặng nề làm ít nhất 254 người chết.
Khoảng 1.100 binh lính và cảnh sát đang tham gia vào nỗ lực giải cứu.
Các người hùng của chúng tôi sẽ vẫn ở trong khu vực đang chịu thảm kịch cho tới khi tình huống khẩn cấp kết thúcTuyên bố của quân đội Colombia
Indonesia: lở đất phá hủy hơn ba chục ngôi nhà
Người biểu tình đốt nhà quốc hội Paraguay
Các trận lở đất khủng khiếp không phải luôn chỉ gây hại?
Mưa lớn làm ngập thành phố Mocoa ở mạn tây nam của đất nước trong bùn và đá, chôn vùi các khu phố xung quanh và buộc người dân phải chạy trốn khỏi nhà ở của họ.
Một thông báo của quân đội nói rằng có ít nhất 400 người bị thương và 200 người vẫn còn mất tích ở thủ phủ tỉnh Putumayo.
Các tình nguyện viên hội Hồng Thập tự Colombia ở trong vùng cũng cho rằng con số người chết ở trên 200 trường hợp.
Nhóm cứu trợ nói họ đang làm việc để giúp các thành viên của các gia đình liên lạc với nhau, và rằng hoạt động này vẫn tiếp tục vào ban đêm.
Đoạn video từ thành phố cho thấy những người dân khóc trước danh sách trẻ em bị mất tích, với các thông tin về tuổi tác của các nạn nhân này được thông báo ở trung tâm phúc lợi gia đình.
‘Rất đau lòng’
Tổng thống Juan Manuel Santos tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong khu vực và đã đáp phi cơ tới để giám sát các nỗ lực cứu hộ.
“Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để giúp đỡ”, ông nói. “Tôi rất đau lòng.”
Không quân Colombia đang đưa thiết bị, nước và thuốc vào khu vực vào lúc các hoạt động tìm kiếm tiếp tục.
Các bức ảnh được không quân gửi lên truyền thông xã hội bởi cho thấy một số bệnh nhân đang được sơ tán bằng không vận.
Thành phố của chúng tôi bị cô lập hoàn toàn, mất cả điện lẫn nướcThị trưởng Mocoa, Jose Antonio Castro
“Các người hùng của chúng tôi sẽ vẫn ở trong khu vực đang bi thảm kịch cho tới khi tình huống khẩn cấp kết thúc”, tuyên bố của quân đội nói.
Giám đốc Cơ quan Quản lý Rủi ro Thiên tai của Colombia nói một phần ba lượng mưa hàng tháng của khu vực này đã rơi xuống trong vòng một đêm.
Mưa lớn bất thường khiến các con sông bị vỡ bờ.
Thị trưởng thành phố Mocoa, Jose Antonio Castro, nói với báo chí địa phương rằng thành phố này “bị cô lập hoàn toàn”, không có điện và nước.
Ngôi nhà của ông cũng bị phá hủy trong trận lụt, với bùn lầy cao tới đỉnh mái nhà.
Sạt lở đất đã xảy ra ở khu vực nhiều lần trong những tháng gần đây.
Trong tháng mười một, chín người chết tại thị trấn El Tambo, cách Mocoa khoảng 140km, trong một vụ lở đất xảy ra sau mưa lớn.
Chưa đầy một tháng trước đó, một vụ sạt lở đất khác đã làm thiệt mạng một số người dân gần Medellin, khoảng 500km về phía bắc.
Và ở Peru, nước láng giềng lân cận, hơn 90 người đã chết kể từ đầu năm vì lượng mưa lớn bất thường, cũng do lở đất và lũ lụt gây ra.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39469068
TQ: cấm râu dài và mạng che mặt ở Tân Cương
Trung Quốc công bố những hạn chế mới ở vùng viễn tây Tân Cương trong điều mà Bắc Kinh miêu tả như một chiến dịch chống chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.
Các biện pháp bao gồm cấm râu dài “không bình thường”, đeo mạng che mặt ở những nơi công cộng và từ chối xem truyền hình nhà nước.
Người Tân Cương bị tịch thu hộ chiếu
5 người chết ở Tân Cương, Trung Quốc
TQ diễu hành ‘chống khủng bố’ tại Tân Cương
Tranh Trung Quốc răn đe người Tân Cương
Tân Cương là quê hương của người Duy Ngô Nhĩ (Uighur), một nhóm sắc dân truyền thống theo đạo Islam nói rằng họ phải đối mặt với sự kỳ thị.
Những năm gần đây đã có những vụ đụng độ đẫm máu ở khu vực.
Chính phủ Trung Quốc đổ lỗi bạo lực cho ‘các chiến binh’ và ‘những người ly khai’ theo Hồi giáo.
Tuy nhiên, các nhóm tranh đấu cho nhân quyền nói tình trạng bất ổn là phản ứng của các chính sách đàn áp và cho rằng rằng những biện pháp cấm cản mới này có thể sẽ thúc đẩy một số người Duy Ngô Nhĩ vào chủ nghĩa cực đoan.
‘Bắt buộc can thiệp’
Mặc dù những hạn chế tương tự đã được áp dụng ở Tân Cương, chúng trở nên hợp pháp vào cuối tuần này.
Hãng tin Reuters đưa tin nói rằng luật mới cũng cấm những nội dung như: không cho phép trẻ em học tại các trường công lập, không tuân thủ chính sách kế hoạch hoá gia đình, cố ý hủy hoại các tài liệu pháp lý; và kết hôn chỉ sử dụng các thủ tục tôn giáo.
Các quy tắc cũng nêu rõ rằng nhân viên ở các không gian công cộng, như các ga tàu và sân bay, giờ đây bắt buộc phải “can thiệp” những người che phủ toàn thân, bao gồm dùng mạng che mặt, không cho vào các nơi trên và phải báo cáo với cảnh sát.
Những hạn chế đã được các nhà lập pháp Tân Cương phê duyệt và được công bố trên các trang tin tức chính thức trong vùng.
Giới chức Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp khác, bao gồm cả những hạn chế về cấp hộ chiếu cho người Duy Ngô Nhĩ.
Được biết, người Duy Ngô Nhĩ là những người theo đạo Islam, họ chiếm khoảng 45% dân số Tân Cương; trong số còn lại, 40% là người Hán.
Trung Quốc tái lập quyền kiểm soát vào năm 1949 sau khi đã càn quét nhà nước Đông Turkestan tồn tại ngắn ngủi.
Kể từ đó, đã diễn ra quá trình nhập cư với quy mô lớn của người Hán và người Duy Ngô Nhĩ bày tỏ rằng họ sợ rằng văn hoá truyền thống của họ sẽ bị xói mòn
http://www.bbc.com/vietnamese/world-39466276
Bầu tổng thống Pháp : ngày N-22
Trận khẩu chiến sôi nổi nhất trong ngày thứ Bảy 01/04/2013 xảy ra giữa ứng cử viên dẫn đầu và đối thủ hạng ba trong các kết quả thăm dò ý kiến. Để củng cố vị trí số một, Emmanuel Macron tập trung vào hai đối thủ chính là François Fillon và nhất là Marine Le Pen.
Hai cuộc mít-tinh được truyền thông chú ý nhất là của ứng cử viên cánh hữu và cánh trung François Fillon và của người dẫn đầu hiện nay là Emmanuel Macron. Tại đảo Corse, cựu thủ tướng Pháp cố gắng tranh thủ thành phần cử tri còn do dự. Cú đấm của ông nhắm vào đối thủ nguyên là bộ trưởng kinh tế của tổng thống François Hollande. Với lối dùng chữ biếm nhẽ, ông gọi đối thủ là “François Macron”, là “kẻ mang mặt nạ giả vờ ly khai với Hollande”, để cứu đảng Xã hội đang tan nát.
Từ Marseille, Emmanuel Macron tìm cách đặt cựu thủ tướng François Fillon vào thế “việt vị” khi tuyên bố : tôi sẽ vào chung kết và sẽ đánh bại Marine Le Pen. Ông Fillon “không còn cương lĩnh chính trị nên dành thời giờ để thóa mạ đối thủ và cố thủ với phe ông ta”.
Theo giới phân tích, cựu bộ trưởng kinh tế Pháp chọn thành phố Marseille để “tấn công” đối thủ nguy hiểm nhất, ứng cử viên cực hữu, bài ngoại Marine Le Pen, là chuyện có ý nghĩa. Trong lời chào 5000 người tham dự mít-tinh, ông nhấn mạnh “Khi tôi thấy Marseille, tôi thấy thành phố của Pháp từ 2000 năm lịch sử, được kiến tạo nhờ di dân”.
http://vi.rfi.fr/phap/20170402-bau-tong-thong-phap-ngay-n-22
Khủng hoảng tại Venezuela :
Khối thị trường chung Nam Mỹ cảnh báo Maduro
Chính quyền tổng thống Venezuela lùi bước trước áp lực khu vực. Bị tố « đảo chính », ngày thứ Bảy 01/04/2017, Tòa Bảo Hiến, được xem là thân hành pháp, đã rút lại hai biện pháp gây tranh cãi : tự quyền thay thế Quốc Hội, do đối lập trung hữu kiểm soát, và trao thêm đặc quyền cho nguyên thủ quốc gia. Đích thân tổng thống Nicolas Maduro đề nghị mở lại đàm phán với liên minh đối lập, bị đình chỉ từ tháng 12/2016. Cho dù Caracas xuống thang nhưng vẫn bị Khối Thị Trường Chung Nam Mỹ – Mercosur, trong cuộc họp tại Achentina cùng ngày cảnh cáo.
Từ Buenos Aires, thông tín viên Jean-Louis Buchet giải thích :
Ngoại trưởng các nước Achentina, Brazil, Paraguay và Uruguay cho rằng có sự đoạn tuyệt với nền dân chủ tại Venezuela, và căn cứ vào những quy định của hiệp ước thành lập Mercosur, đã yêu cầu chính phủ của tổng thống Nicolas Maduro có những biện pháp giải quyết ngay tức thì.
Tuyên bố chung của các ngoại trưởng, do bà Susana Malcorra, lãnh đạo ngành ngoại giao của Achentina đọc, yêu cầu phục hồi chế độ tam quyền phân lập và Nhà nước pháp quyền, tái lập các quyền tự do công dân và tái thực hiện lịch trình bầu cử theo một quy trình phải được bắt đầu từ các cuộc bầu cử cấp vùng, vốn đã không được tổ chức vào tháng 12 năm ngoái, và kết thúc bằng cuộc bầu cử tổng thống.
Bà Susana Malcorra tuyên bố : « Các công cụ dân chủ, trong đó các tiến trình bầu cử là nền tảng, phải được kích hoạt đúng lúc và đúng giờ để đạt được mục tiêu là người dân Venezuela được bày tỏ nguyện vọng của mình qua các lá phiếu và quyết định ai sẽ nắm giữ vận mệnh họ ».
Đây là bước khởi đầu cho việc thực hiện điều khoản dân chủ của Mercosur. Nếu như tổng thống Maduro không tuân thủ, Venezuela, hiện đang bị khối Thị Trường Chung Nam Mỹ tạm đình chỉ quy chế thành viên do không tuân thủ các nghĩa vụ thương mại, rất có thể sẽ bị gạt ra khỏi tổ chức này.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170402-venezuela-khoi-thi-truong-chung-nam-my-maduro
Sắc luật bảo hộ mậu dịch của Donald Trump bị lên án
Hôm thứ Sáu 31/03/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump ký hai sắc luật gọi là « chống các nước gây hại cho kinh tế Mỹ ». Nhà Trắng muốn gì, làm gì ? Phản ứng quốc tế ra sao ?
Theo bộ trưởng Ngoại Thương Wilbur Ross, trong vòng ba tháng tới đây sẽ thiết lập một danh sách « từng quốc gia, từng món hàng, từng trường hợp gian lận » trong giao dịch với Mỹ. Mọi châu lục đều bị đặt trong tầm nhắm : Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam…ở châu Á. Đức, Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Ai Len… ở châu Âu rồi Canada, Mêhicô ở châu Mỹ.
Mục đích của Washington là sử dụng danh sách này để xét lại các hiệp định tự do mậu dịch đa phương mà định chế cột trụ là Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO. Nhiều nước đã lên tiếng tố cáo âm mưu bảo hộ mậu dịch của chính quyền Trump đi ngược lại trào lưu toàn cầu hóa hiện nay.
Tại châu Âu, chính phủ Đức phản ứng mạnh. Bộ trưởng Thương Mại Brigitte Zypries lưu ý Washington là lý do làm cho cán cân ngoại thương Mỹ-Đức, nghiêng về phía Đức và tăng gấp đôi trong 10 năm qua, không phải vì nước ngoài mà một phần là do lỗi xí nghiệp Mỹ cạnh tranh yếu.
Thủ tướng nước Ý, Paolo Gentiloni, trước những chỉ trích Roma « lạm dụng tự do mậu dịch », cho biết ông sẽ nhân Thượng đỉnh G7, vào tháng 5 tới đây tại Sicile, có tổng thống Mỹ tham dự, kêu gọi « tái xác định niềm tin vào kinh tế tự do và xã hội rộng mở » cội nguồn của sự phồn vinh từ nhiều thập niên qua. Còn tại Bắc Mỹ, thủ tướng Canada Justin Trudeau tránh đối đầu với Donald Trump nhưng khẳng định chủ trương của Ottawa là « tăng trưởng đồng đều ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170402-sac-luat-bao-ho-mau-dich-cua-donald-trump-bi-len-an
Trung Quốc khánh thành 7 vùng tự do mậu dịch mới
Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ tôn trọng quy tắc thương mại quốc tế, đồng thời giải quyết một cách thích hợp mọi bất đồng giữa hai nước thông qua đối thoại. Phát biểu ngày 01/04/2017 của một phát ngôn viên bộ Thương Mại Trung Quốc được cho là để phản đối hai sắc lệnh mới được tổng thống Donald Trump ký ngày 31/03, nêu đích danh những nước gây thiệt hại cho Mỹ trong lĩnh vực trao đổi mậu dịch, trong đó có Trung Quốc.
Trong khi Hoa Kỳ mạnh tay bảo hộ nền kinh tế Mỹ, thì Trung Quốc tỏ ra cởi mở hơn khi khai trương 7 vùng tự do mậu dịch (FTZ) mới ngày 01/04, bốn năm sau khi khu vực tự do mậu đầu tiên được thành lập ở Thượng Hải. Thông tín viên Angélique Forget, từ Thượng Hải, cho biết, Bắc Kinh hy vọng những khu vực này sẽ là đầu tầu cho nền kinh tế Trung Quốc.
« Thêm bảy vùng tự do mậu dịch mới vào tổng số bốn vùng khác đã tồn tại và nằm trong vùng duyên hải phía đông Trung Quốc. Lần này, Bắc Kinh chọn đầu tư vào khu vực phía tây, ít phát triển hơn, để thành lập các khu vực dành cho tự do mậu dịch. Những khu vực được chọn trên cũng nằm trong dự án Con Đường Tơ Lụa Mới nhằm tạo điều kiện cho trao đổi thương mại với các nước láng giềng.
Bảy khu vực tự do mậu dịch mới trải rộng trên khoảng 100 km2. Tại đây, các doanh nghiệp nước ngoài có thể xuất khẩu sản phẩm hay dịch vụ của họ với mức thuế nhẹ hơn, thậm chí là được miễn thuế.
Đối với bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc, dự án bảy vùng tự do mậu dịch mới này thể hiện rõ mong muốn thúc đẩy mở cửa đất nước của chính quyền Bắc Kinh. Tháng 01/2017, tại thượng đỉnh Davos, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gây bất ngờ với bài diễn văn đề cao chủ nghĩa tự do mậu dịch. Vì thách thức đối với Bắc Kinh là thu hút đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Trung Quốc và thuyết phục doanh nghiệp nước ngoài ở lại để bù đắp cho tình trạng thất thoát vốn nghiêm trọng khỏi Trung Quốc ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170402-tq-khanh-thanh-7-vung-tu-do-mau-dich-moi
Nhà Trắng được yêu cầu
trao « bằng chứng bị nghe lén » cho Quốc Hội
Nhà Trắng cần phải chia sẻ với Quốc Hội các tài liệu chứng minh là tổng thống Donald Trump bị « nghe lén » lúc chưa lên nhậm chức. Ông Adam Schiff, lãnh đạo phe Dân Chủ trong Ủy ban Tình báo Hạ Viện hôm 31/03/2017 tuyên bố như trên.
.Hôm qua tại Nhà Trắng, ông Adam Schiff đã có thể tham khảo các tài liệu mà cho đến nay chỉ có chủ tịch phe Cộng Hòa của Ủy ban Tình báo Hạ Viện Devin Nunes được xem.
Trong một thông cáo, ông cho biết không có gì chứng tỏ rằng phải xử lý khác với các thủ tục thông thường. Ông Schiff đòi hỏi các tài liệu này « nay phải trao cho toàn bộ các thành viên của hai ủy ban tình báo của Hạ Viện và Thượng Viện ». Đồng thời yêu cầu Nhà Trắng phải giải thích tại sao chỉ chia sẻ các tài liệu trên đây với duy nhất một thành viên của hai ủy ban.
Tuần trước, ông Devin Nunes đã gây bão khi khẳng định nắm trong tay các bằng chứng là các cơ quan tình báo Mỹ đã nghe lén các liên lạc giữa những thành viên trong ê-kíp ông Trump, thậm chí cả ông Donald Trump, trước khi ông nhậm chức tổng thống. Tuy nhiên theo báo chí Mỹ, thì những « bằng chứng » này chỉ từ phía Nhà Trắng đưa ra mà thôi.
Dù Devin Nunes nói các cuộc nghe lén này có thể không trực tiếp nhắm vào ê-kíp ông Trump, nhưng Donald Trump lập tức nắm lấy cơ hội để cáo buộc người tiền nhiệm Barack Obama. Các tài liệu trên đây liên quan đến các cuộc điều tra về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, mà theo ông Trump thì đây chỉ là chuyện do phe Dân Chủ bịa ra.
Giám đốc FBI James Comey trong một thông báo hiếm hoi vào tuần trước cho biết đang điều tra về nghi vấn có sự hợp tác giữa những người thân cận ông Donald Trump và Nga trước cuộc bầu cử.