Tin khắp nơi – 01/04/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 01/04/2017

Mỹ có thể buộc hàng chục ngàn di dân hợp pháp về nước

Tân chính quyền Mỹ bắt đầu từ tuần tới có thể âm thầm phủi bỏ khả năng được làm việc hợp pháp tại Mỹ của hàng trăm ngàn di dân, hầu hết là phụ nữ, buộc họ phải lui về làm nội trợ hay rời khỏi nước Mỹ.

Những người này là vợ của những người đến Mỹ làm việc theo visa cấp cho lao động tay nghề cao, mà chính các bà vợ này cũng là lực lượng lao động có kỹ năng cao. Nhiều người trong số họ đã mở các công việc kinh doanh mang lại việc làm cho công dân Mỹ.

Trường hợp của doanh nhân Keerthi Ranjith, 37 tuổi, đang cư trú tại South Riding, Virginia, là một đơn cử.

Bà Ranjith đến Mỹ năm 2004, theo diện ‘ăn theo’ chồng, một kỹ sư phần mềm máy vi tính đến Mỹ bằng visa H-1B. Là một giáo viên, bà Ranjith hiểu rõ nếu sang Mỹ với chồng, ít nhất trong tạm thời, bà phải hy sinh sự nghiệp của mình vì theo quy định, vợ của các lao động nhập cư H-1B không được làm việc ăn lương.

Tuy nhiên, công ty của chồng bà hứa bảo lãnh để ông có được thẻ xanh. Điều này có nghĩa là trong vòng một vài năm, cả hai vợ chồng họ đều có công ăn việc làm ở Mỹ. Khi đó, bà có thể dùng kỹ năng chuyên môn của mình kiếm thêm thu nhập cho gia đình đang gia tăng thành viên.

Theo luật hiện hành, có một hạn ngạch hàng năm về số thẻ xanh đối với mỗi quốc gia và số này đồng đều cho các nước, dù nước đó đông hay ít dân. Cho nên, những người thuộc một nước nhỏ như Lichtenstein có thể nhận được thẻ xanh hầu như ngay lập tức sau khi tiến trình bảo trợ và rà soát hoàn tất, trong khi những người từ các quốc gia đông dân như Ấn Độ và Trung Quốc có thể phải chờ nhiều chục năm.

Bà Ranjith đã chờ đợi mòn mỏi. Ở nhà thì bồn chồn, nhưng không được đi làm, bà tới tình nguyện tại trường học của các con và ấp ủ giấc mơ một ngày nào đó có thể mở một dịch vụ riêng là một trung tâm dạy kèm. Bà chuyển tiếp văn bằng tại Ấn và được cấp giấy dạy học của tiểu bang Virginia. Bà nghiên cứu sách vở và chương trình học, cũng như đi tìm địa điểm.

Nhiều năm trôi qua, Quốc hội Mỹ đã một vài lần nỗ lực bất thành không cải cách được hệ thống thẻ xanh có nhiều khuyết điểm.

Cuối cùng, chính quyền Obama đưa ra một biện pháp ‘chữa cháy’ : bắt đầu từ tháng 5 năm 2015, chính quyền loan báo vợ hay chồng của những công nhân có kỹ năng cao, trong thời gian chờ thẻ xanh, sẽ được phép đi làm.

Nhờ đó, sau ngót 11 năm ròng, bà Ranjith được phép làm việc (trong trường hợp của bà, được bắt đầu công việc kinh doanh).

Bà tiến hành nhanh chóng. Trong vòng một tháng, bà mở Trung tâm giáo dục South Riding. Hiện nay trung tâm có gần 250 học sinh theo học và bà thuê hơn 15 nhân viên.

Nay, bà Ranjith và đội ngũ nhân công của bà có thể bị mất việc.

Tân Bộ trưởng Tư pháp từ thời còn là Thượng nghị sĩ, ngoài việc chống cải cách thẻ xanh, ông Jeff Sessions đã cực lực bác bỏ qui định cho phép những người như bà Ranjith mở công việc kinh doanh. Nay trong tư cách Bộ trưởng Tư pháp, ông có thể bỏ qui định này nhanh chóng và dễ dàng hơn nữa.

Một vụ kiện thách thức qui định được đệ nạp lên tòa vào năm 2015, và mới đây đã lên đến tòa phúc thẩm liên bang.

Chính quyền ông Trump đã yêu cầu tạm ngưng 60 ngày để “cho phép giới chức lãnh đạo mới có đủ thì giờ cứu xét vấn đề.” Và thứ hai tuần sau là thời hạn chót của hai tháng tạm ngưng đó.

Theo Washington Post/Quartz

http://www.voatiengviet.com/a/my-co-the-buoc-hang-chuc-ngan-di-dan-hop-phap-ve-nuoc/3791915.html

 

Connecticut sắp cho cảnh sát

dùng máy bay không người lái có võ trang

Connecticut sẽ trở thành ban đầu tiên trên nước Mỹ cho phép các cơ quan thực thi luật pháp sử dụng máy bay không người lái có trang bị võ khí chết người.

Dự luật được ủy ban tư pháp của cơ quan lập pháp tiểu bang thông qua với đa số áp đảo tuần này cấm lưu hành các máy bay không người lái có võ trang trong bang, ngoại trừ các cơ quan dính líu đến công tác thực thi luật pháp.

Dự luật đang được đưa lên Hạ viện tiểu bang để xem xét.

Thoạt đầu, dự luật này cấm hoàn toàn các máy bay không người lái có võ trang nhưng ngay trước cuộc biểu quyết, đã được sửa đổi với ngoại lệ cho lực lượng cảnh sát.

Các nhà hoạt động dân sự đang vận động để phục hồi lại nội dung dự luật như ban đầu trước khi dự luật đưa ra bỏ phiếu tại Hạ viện.

Năm 2015, North Dakota trở thành tiểu bang đầu tiên cho phép các cơ quan thực thi luật pháp dùng máy bay không người lái có võ trang nhưng giới hạn ở các loại võ khí không gây sát thương như hơi cay mà thôi.

Nếu Hạ viện bang Connecticut thông qua dự luật vừa kể, dự luật sẽ được đưa tiếp lên tới Thượng viện.

http://www.voatiengviet.com/a/connecticut-sap-cho-phep-canh-sat-dung-may-bay-khong-nguoi-lai-co-vo-trang/3791901.html

 

Trung Quốc

xoa dịu căng thẳng trước chuyến Mỹ du của ông Tập

Trung Quốc ngày 31/3 tìm cách xoa dịu căng thẳng với Mỹ và tạo ra bộ mặt tích cực trong lúc chính quyền của tân Tổng thống Donald Trump chỉ trích Trung Quốc về một loạt các vấn đề thương mại trước chuyến thăm tuần tới của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Trước cuộc gặp đầu tiên với Chủ tịch Tập tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago, Tổng thống Trump bắn tiếng trên Twitter rằng Mỹ có thể sẽ không chấp nhận xảy ra tình trạng thâm thủng mậu dịch và mất mát công ăn việc làm nội địa nữa.

Ông Trump nói cuộc họp này ‘sẽ rất cam go.’ Trong số các chủ đề thảo luận dự kiến sẽ có vấn đề Biển Đông và Bắc Triều Tiên.

Các giới chức thương mại hàng đầu của chính quyền Trump cho biết ngày 31/3 Tổng thống Trump đã ký các sắc lệnh nhằm xác định các vi phạm gây thâm thủng mậu dịch Hoa Kỳ.

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết các chính sách công nghiệp và tài trợ tài chính của Bắc Kinh đối với các ngành công nghiệp như thép và nhôm đã gây ra thực trạng sản xuất dư thừa và làn sóng xuất khẩu ồ ạt làm méo mó thị trường toàn cầu và gây phương hại cho các công ty cạnh tranh.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lục Khảng, nói Bắc Kinh mong muốn hợp tác thương mại với các nước.

“Về các vấn đề tồn tại giữa Trung-Mỹ trong quan hệ thương mại, cả đôi bên nên tìm giải pháp thỏa đáng trong sự tương kính và đôi bên cùng có lợi, đảm bảo sự phát triển ổn định của quan hệ thương mại Trung-Mỹ,” ông Lục kêu gọi.

Lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo lịch trình, sẽ gặp nhau vào ngày 6 và 7/4.

Trung Quốc thừa nhận sự bất cân bằng trong cán cân thương mại nhưng nói rằng nguyên nhân đa phần là do khác biệt trong cấu trúc hai nền kinh tế.

Trong bài xã luận bằng Anh ngữ hôm 31/3, Tân Hoa xã ‘dịu giọng’ rằng dù hai nước khó thu hẹp cách biệt chỉ từ một cuộc gặp ngoại giao nhưng chỉ cần đôi bên duy trì sự chân thành để thảo luận và nhượng bộ trên tinh thần tương kính thì không có khác biệt nào là quá sức không thể khỏa lấp.

http://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-xoa-diu-cang-thang-truoc-chuyen-my-du-cua-ong-tap-can-binh/3791899.html

 

Tổng thống Duterte muốn tát vào mặt khối EU

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày thứ Sáu 31 tháng 3 công kích mạnh mẽ những chỉ trích của Liên hiệp Châu Âu về chiến dịch chống ma túy đẫm máu của ông, đe dọa “tát vào mặt” họ.

Đây là lời chỉ trích kịch liệt mới nhất hầu như xảy ra hàng ngày của nhà lãnh đạo Philippines chống lại Hoa Kỳ, EU và Liên hiệp quốc trong khi không ngớt lời ca ngợi Trung Quốc và Nga.

Trong một bài diễn văn nhân kỷ niệm Ngày Phụ nữ tại dinh Tổng thống cuối ngày thứ Sáu ông Duterte nói “Hãy đến đây và chúng ta sẽ nói chuyện vì tôi muốn tát vào mặt các ông.”

Ông Duterte chế diễu EU vì đã khuyến cáo Philippines “xây những bệnh xá như những nước khác và cho ma túy đá, cô-ca-in và hê-rô-in như tại Hà Lan.”

Tuần trước nhà lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á này chỉ trích EU là đạo đức giả và dùng lời lẽ thô tục gọi khối này vì EU đã gợi ý giải pháp thành lập những trung tâm phục hồi cho vấn đề ma túy.

Hơn 8.000 người bị giết kể từ khi ông Duterte lên cầm quyền vào ngày 30 tháng 6 năm ngoái, với việc cảnh sát chịu trách nhiệm một phần 3 trong những ca tử vong. Ông Duterte gọi đây là những trường hợp tự vệ trong các cuộc hành quân chống ma túy.

Chính phủ Philippines bác bỏ những cáo buộc của các tổ chức nhân quyền địa phương và quốc tế là cảnh sát liên hệ đến hàng ngàn cái chết bí mật.

Ông Duterte chế diễu EU vì đã tin vào phúc trình của những tổ chức phi chính phủ gán trách nhiệm cho ông về những vụ hạ sát này.

Ông nói “ngay cả những trường hợp bệnh cùi, họ cũng đổ lỗi cho tôi.”

Ông Duterte ca ngợi tình hữu nghị mới với Trung Quốc, quốc gia đã tranh cãi về lãnh thổ với Philippines trước khi ông Duterte nhậm chức.

Đối với Nga, ông Duterte nói ông có kế hoạch làm nước Nga trở thành cửa ngỏ thương mại vào Đông Âu.

http://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-duterte-muon-tat-vao-mat-khoi-eu/3792163.html

 

Công dân Pháp

bị tấn công sau vụ công dân TQ bị bắn chết ở Paris

Lãnh sự Pháp tại Thượng Hải ngày 31/3 loan báo một công dân Pháp bị tấn công bằng dao tại Thượng Hải trong tuần này và kêu gọi cộng đồng người Pháp ở Trung Quốc phải đề cao cảnh giác.

Dù tòa lãnh sự không liên kết vụ việc xảy ra hôm 29/3 này với vụ một công dân Trung Quốc tại Paris bị cảnh sát Pháp bắn chết, nhưng vụ tấn công ở Thượng Hải xảy ra chỉ vài ngày sau đó.

Nhiều cuộc biểu tình chống cảnh sát đã nổ ra tại nhiều khu vực ở thủ đô Pháp khi ông Shaoyao Liu, 56 tuổi, bị tử thương hôm chủ nhật tuần trước. Bắc Kinh đòi Paris phải có lời giải thích về sự việc. Cảnh sát và gia đình nạn nhân tường trình sự việc trái ngược nhau. Cảnh sát nói họ hành động để tự vệ. Thân nhân ông Liu nói ông trúng đạn khi mở cửa cho cảnh sát trong lúc cầm một cây kéo để cắt cá.

Đài phát thanh Pháp Franceinfo loan tin tài liệu mật vụ cho thấy các cuộc đối đầu bạo động ở Paris dường như được hẫu thuận bởi các đầu đảng băng nhóm Trung Quốc ở địa phương và cũng được ‘chính quyền Trung Quốc’ yểm trợ.

Website của lãnh sự quán Pháp ở Thượng Hải cho biết hung thủ tấn công nạn nhân người Pháp đã bị bắt.

http://www.voatiengviet.com/a/cong-dan-phap-bi-tan-cong-sau-vu-cong-dan-trung-quoc-bi-ban-chet-o-paris/3791906.html

 

Nhà trắng tiết lộ thông tin tài chính của quan chức

Các tài liệu do Nhà Trắng công bố tiết lộ hàng triệu đô la tài sản của các nhân viên cao cấp.

Con gái của Tổng thống Trump, Ivanka và chồng, Jared Kushner, có tài sản trị giá từ 240 triệu đến 740 triệu đô la.

Michael Flynn ‘muốn quyền miễn trừ’ để làm chứng

Con rể Trump sẽ bị thẩm vấn về mối quan hệ Trump-Nga

Trợ lý cũ của Trump ‘giấu’ khoản tiền 750.000 đôla

Nguồn tài sản, thu nhập của bà Ivanka Trump còn bao gồm một cổ phần tại Trump International Hotel, mà nhờ đó bà kiếm được từ 1 triệu đô la đến 5 triệu đô la năm ngoái.

Các tài liệu tiết lộ tài chính cũng cho biết chi tiết tiền lương, thu nhập của một số nhân vật cao cấp khác trong chính quyền hiện nay.

Các quy định về đạo đức công vụ đòi hỏi những tiết lộ tài chính như vậy đối với các nhân viên làm việc trong Nhà Trắng.

Tài liệu cho thấy thu nhập và tài sản tại thời điểm họ bắt đầu làm việc cho chính phủ Mỹ – trước khi bất kỳ tài sản nào được bán hoặc xử lý.

Cả Tổng thống Donald Trump lẫn Phó Tổng thống Mike Pence đều không phải là thành viên của việc công bố thông tin này.

Các tài liệu mà truyền thông Mỹ đăng tải trên mạng thông tin toàn cầu liệt kê giá trị tài sản trong một phạm vi, thay vì đưa ra các con số chính xác.

Trong số những thông tin tiết lộ này, theo báo cáo của người chồng, ông Jared Kushner, đế chế kinh doanh của bà Ivanka Trump trị giá hơn 50 triệu đô la, và giá trị cổ phần của bà trong Trump International Hotel là từ 5 – 25 triệu đô la. Bà Ivanka Trump chỉ tới gần đây mới trở thành nhân viên chính thức của Nhà Trắng, và có thể sẽ nộp hồ sơ tiết lộ các chi tiết của chính bà sau này.

Tài liệu tiết lộ tài chính của ông Jared Kushner gồmn 54 trang, mô tả chi tiết các chức vụ được ông nắm giữ tại 267 tổ chức, nhiều trong số đó đã được chính ông thu hẹp lại. Năm ngoái, ông kiếm được hàng trăm ngàn đô la từ bất động sản và các tài sản khác.

Steve Bannon, nay là cố vấn cao cấp của Nhà Trắng, đã được tổ chức truyền thông có khuynh hướng bảo thủ Breitbart trả phí tư vấn 191.000 đô la, ngoài thu nhập từ việc làm ít nhất là 1 triệu đô la. Ông cũng có tài sản từ 3,3 triệu đến 12,6 triệu đô la.

Sean Spicer, thư ký báo chí Nhà Trắng, đã được trả 260.000 đô la cho vai trò của ông với tư cách nhà chiến lược và giám sát truyền thông tại Ủy ban Quốc gia của đảng Cộng hòa và nắm giữ một số tài sản bất động sản.

Kellyanne Conway, giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump nay trở thành cố vấn Tổng thống, kiếm được hơn 800.000 đô la, chủ yếu trong các dịch vụ tư vấn, bao gồm chiến dịch của ông Trump.

Gary Cohn, người đứng đầu Hội đồng Kinh tế Quốc gia Nhà Trắng và cựu chủ tịch của Goldman Sachs, có tài sản trị giá ít nhất 230 triệu đô la nhưng khả năng là ông còn có nhiều hơn, vì nhiều tài sản của ông được liệt kê là “hơn 1 triệu USD”. Nhà Trắng nói ông Cohn đã từ nhiệm tất cả các vai trò tại Goldman Sachs.

Trong một cuộc họp báo trước khi công bố, giới chức Nhà Trắng nhấn mạnh rằng “đây không phải là những tài sản hiện tại mà mọi người có hôm nay, đó là những tài sản mà mọi người có vào lúc họ (bắt đầu) đảm nhiệm chức vụ”.

Mâu thuẫn lợi ích tiềm năng có thể đã được loại bỏ.

Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Nhà Trắng nói rằng khoảng 25% quan chức trong ê-kíp cao cấp ở Nhà Trắng của ông Trump được xếp loại có hồ sơ “cực kỳ phức tạp”, cho thấy họ rất giàu có.

Bloomberg ước tính rằng nội các của Tổng thống Trump và quan chức cao cấp trị giá khoảng 12 tỷ đô la.

Kể từ cuộc bầu cử hồi Tháng Mười Một, ‘đế chế kinh doanh’ của chính Tổng thống đã được các chuyên gia về đạo đức kiểm soát – họ cho rằng có những mâu thuẫn lợi ích (tiềm tàng) quan trọng.

Lo ngại được nêu ra rằng các nhóm lợi ích hoặc các chính phủ nước ngoài có thể ở tại khách sạn sang trọng Trump ở Washington để giành ưu thế của chính quyền.

Hai người con trai lớn nhất của ông Trump giờ đang kiểm soát tài sản rộng lớn của ông, nhưng các giám sát viên phàn nàn rằng những thỏa thuận này không đủ để tránh xung đột.

Văn phòng Đạo đức của Chính phủ đã kêu gọi tổng thống hoặc là thoái chuyển hoàn toàn, hoặc để thiết lập một quỹ khách quan quản trị tài sản của ông.

Ông Trump vẫn từ chối không công bố các chi tiết khai trả thuế của ông, điều được cho là đã làm phá vỡ truyền thống lâu đời.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-39466268

 

Trung Quốc : 3 quan điểm đối phó với Bắc Triều Tiên

Mai Vân

Bình Nhưỡng liên tục thử nghiệm tên lửa, một thách thức không chỉ đối với Mỹ mà cả đối với ‘người đàn anh’ Trung Quốc. Tuy luôn lên tiếng bênh vực, ngăn chận trùng phạt nhưng Bắc Kinh cũng cho thấy lúng túng trong cách đối phó với chế độ Bình Nhưỡng cho dù Trung Quốc là chỗ dựa lớn duy nhất của Bắc Triều Tiên. Điều này cũng gây phiền toái không ít cho Bắc Kinh. Theo giới quan sát, hiện nay có 3 trường phái ở Trung Quốc về cách đối phó với người đồng minh ngày càng khó trị. Hemant Adlakha, chuyên gia Ấn Độ về Trung Quốc, đã phân tích các quan điểm này trong bài viết trên tờ The Diplomat, ngày 25/03/2017.

Trước tiên Hemant Adlakha điểm lại sự cố: Vào đầu tháng này, Trung Quốc đã biểu thị thái độ bất bình với Bắc Triều Tiên sau vụ bắn 4 hỏa tiễn Scud vào Biển Nhật Bản. Trước đó vào tháng Hai, Bắc Kinh đã đình chỉ việc nhập than đá Bắc Triều Tiên.

Bình Nhưỡng đáp trả, chỉ trích Trung Quốc « nhày múa theo điệu nhạc Mỹ ». Đây không phải lần đầu tiên Bắc Triều Tiên trêu cợt, thách thức Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh cũng rất lấy làm ngạc nhiên khi một số chuyên gia về các vấn đề chiến lược lên tiếng yêu cầu Trung Quốc « bỏ rơi » Bắc Triều Tiên.

Trong thời gian gần đây, thu hút sự chú ý của dân chúng Trung Quốc không phải là căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hay là quan hệ Mỹ-Trung thời Trump không rõ nét, mà là vấn đề « Kim mập Đệ Tam » như truyền thông không chính thức, mạng xã hội gọi lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, vào lúc mà đảng và nhà nước ở Bắc Kinh hoàn toàn không có cách giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên.

3 xu hướng xử lý quan hệ Bắc Kinh-Bình Nhưỡng

Hiện nay, theo The Diplomat, tại Trung Quốc có 3 trường phái lớn về cách ứng xử trong quan hệ Trung Quốc-Bắc Triều Tiên.

Trường phái thứ nhất cho là Bắc Triều Tiên, trên mặt ý thức hệ và địa chính trị vẫn có vai trò then chốt đối với Trung Quốc vì hai lý do. Một là khi duy trì quan hệ chặt chẽ với Bắc Triều Tiên, Trung Quốc không bị cô lập trong ván bài mà Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đang chơi ở bán đảo Triều Tiên. Hai là với Bắc Triều Tiên đứng bên cạnh, Bắc Kinh ở trong một tư thế tốt hơn để đối phó với tâm lý bài Trung Quốc trên thế giới.

Những người ủng hộ Bắc Triều Tiên này tin chắc rằng Bình Nhưỡng là lá bài chiến lược sáng giá nhất của Bắc Kinh, tầm quan trọng chiến lược này sẽ có giá trị then chốt hơn nữa trong những ngày tới đây.

Trương Chi Không (Zhang Zhikong), một bình luận gia và blogger tiếng tăm, nổi tiếng là trí thức tả khuynh ở Trung Quốc, đã viết trên blog của ông tuần qua : « Về mặt lịch sử, người Trung Quốc không bao giờ bỏ qua tầm quan trọng của Triều Tiên, và ngày nay khi đất nước trẻ hóa mình, thì Trung Quốc không nên từ bỏ bất kỳ vùng nào đã từng thuộc vùng ảnh hưởng truyền thống của mình ».

‘Từ bỏ’ Bình Nhưỡng

Một trường phái khác yêu cầu Bắc Kinh « từ bỏ » hẳn Băc Triều Tiên. Đây là những người ủng hộ cải tổ, ủng hộ kinh tế thị trường, những người được cho là trí thức hữu khuynh, giới cố vấn, chuyên gia. Nhóm này đã đặc biệt lên tiếng thúc đẩy việc không mấy dễ chịu đối với chế độ Bắc Kinh là phải nghiêm ngặt trong quan hệ với Bình Nhưỡng, đặc biệt sau việc Mỹ triển khai lá chắn tên lửa ở Hàn Quốc.

Những người thuộc trường phái cứng rắn với Bắc Triều Tiên này đánh giá thật ra việc triển khai lá chắn là chống Trung Quốc chứ không phải là nhắm vào Bắc Triều Tiên. Họ trách cứ chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên đã tạo cớ cho việc triển khai THAAD.

Triệu Linh Mẫn (Zhao Lingmin), một nhà bình luận chính trị có tiếng ở Trung Quốc, đã nhận định như trên trên báo Financial Times – ấn bản Hoa ngữ : « Quyết định của Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc là một thảm họa đối với Trung Quốc và đã đến lúc Trung Quốc phải thay đổi suy nghĩ ».

Những người chủ trương từ bỏ Bắc Triều Tiên đều cho là việc THAAD đến Hàn Quốc phản ánh thất bại ngoại giao của Bắc Kinh và là một cái tát mà Washington giáng cho Bắc Kinh ngay trước chuyến đi Mỹ của chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng Tư này.

Đối với nhiều người, những tiếng nói bất thường này là lời cảnh báo lãnh đạo Bắc Kinh là Bắc Triều Tiên đã ‘cướp’ lịch trình ngoại giao của Trung Quốc.

Kết quả là cánh chủ trương « từ bỏ » này muốn Bắc Kinh giảm thiểu mọi quan hệ ngoại giao, chính trị, kinh tế với Bắc Triều Tiên. Họ phủ nhận quan hệ huynh đệ thân thiết « môi hở răng lạnh » giữa 2 nước Cộng Sản thời Mao Trạch Đông. Theo họ : « Bây giờ đã khác. Hiện thì Trung Quốc đã thay đổi, đã tiến triển còn Bắc Triều Tiên vẫn bám víu vào quá khứ ».

Về địa chính trị, lập luận của họ là Bắc Triều Tiên là « yếu tố tiêu cực » đối với Trung Quốc.

‘Loại trừ’ Bắc Triều Tiên

Quan điểm trường phái thứ 3 ở Trung Quốc là « loại trừ » Bắc Triều Tiên. Đây là điểm khó được Trung Quốc chấp nhận nhất, đối với cả đảng Cộng Sản lẫn chính quyền trung ương..

Những người chủ trương đưa ra lập luận là đảng Cộng Sản kẹt giữa phe « ủng hộ » và « từ bỏ » Bình Nhưỡng từ nhiều năm qua. Và hiện tại thì xu hướng rõ nét ở Bắc Kinh là thuận cho việc « từ bỏ ».

Hơn nữa với kinh tế Mỹ Trung ngày lệ thuộc nhau, Bắc Kinh không thể khiêu khích Mỹ trên vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên. Sớm muộn gì, Bắc Kinh sẽ phải chọn giữa « từ bỏ » hay « loại trừ » Bắc Triều Tiên, theo phân tích của trường phái thứ 3 này. Họ còn dám cho là đảng Cộng Sản Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác trên hồ sơ này.

Câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh có sẽ dứt khoát lập trường về Bắc Triều Tiên trước Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Trung sắp tới hay không ? Dĩ nhiên là Trung Quốc như người ta thường thấy không đột nhiên thay đổi lập trường từng được làm rõ, chuẩn bị kỹ càng.

Tuy nhiên, cũng có một thực tế là các nhà lãnh đạo mạnh mẽ của Trung Quốc như Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình đã từng khiến cả thế giới ngạc nhiên bởi các động thái chính trị và ngoại giao ngoài dự liệu của họ. Cần lưu ý rằng, ông Tập Cận Bình hiện đang là nhà lãnh đạo mạnh nhất Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua.

Câu hỏi khác đang được dư luận Bắc Kinh đặt ra là liệu ông Tập Cận Bình có đủ mạnh để đấm vào mũi lãnh đạo tối cao của Đảng Lao Động Bắc Triều Tiên hay không ?

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170401-trung-quoc-3-quan-diem-doi-pho-voi-bac-trieu-tien

 

Tổng thống Venezuela

nhượng bộ về quyền hạn của Tòa Án Tối Cao

Thanh Phương

Vài giờ trước khi diễn ra các cuộc biểu tình rầm rộ theo lời kêu gọi của phe đối lập hôm nay, 01/04/2017, tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm qua thông báo là Tòa Án Tối Cao sẽ từ bỏ quyết định tự trao cho mình những quyền hạn của Quốc Hội, vốn là « thành trì » của phe đối lập.

Quyết định của Tòa Án Tối Cao, vốn ủng hộ tổng thống Maduro, tự trao những quyền hạn của Quốc Hội và bãi bỏ quyền miễn trừ tư pháp của các nghị sĩ, đã bị cộng đồng quốc tế phản đối. Đây là một bước leo thang mới trong cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela kể từ chiến thắng của phe chống tổng thống Hugo Chavez trong cuộc bầu cử Quốc Hội cuối năm 2015.

Từ Caracas, thông tín viên Julien Gonzalez tường trình :

« Sau khi đã triệu tập Hội đồng Quốc phòng họp chưa tới bốn tiếng đồng hồ, tổng thống Venezuela đã thúc giục Tòa Án Tối Cao xét lại các quyết định của họ, nhân danh sự « ổn định thể chế ». Cần phải thấy rằng áp lực của quốc tế trong những ngày qua rất là mạnh. Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và nhiều nước châu Mỹ La tinh đã nhanh chóng lên án các quyết định của Tòa Án Tối Cao.

Đòn đau nhất là đến từ chưởng lý Louisa Ortega. Tuy là một nhân vật thân cận với chính quyền, bà đã là công chức cao cấp đầu tiên của Nhà nước chỉ trích quyết định của Tòa Án Tối Cao, lên án đó là một quyết định đánh dấu « sự cắt đứt với trật tự hiến định ».

Cho dù tổng thống Maduro đã nhắc lại vai trò rất quan trọng của Tòa Án Tối Cao, ai cũng xem đây là một bước thụt lùi. Phe đối lập đã kêu gọi người dân Venezuela xuống đường hôm nay để phản đối điều mà họ xem là « một cuộc đảo chính ». Hôm qua, lãnh đạo đối lập Venezuela, ông Henrique Capriles, đã tuyên bố : « Đã xảy ra một cuộc đảo chính ở nước ta. Chúng tôi yêu cầu tái lập trật tự hiến định ». Về phần tổng thống Maduro, ông kêu gọi phe đối lập « trở lại con đường đối thoại dân tộc ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170401-bi-ap-luc-tong-thong-venezuela-nhuong-bo-ve-quyen-han-cua-toa-an-toi-cao