Tin khắp nơi – 07/03/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 07/03/2017

Mỹ tạm ngưng tiến trình xét duyệt nhanh visa H-1B

Những người nước ngoài tìm kiếm các công việc tạm thời trong các công ty công nghệ cao của Mỹ sẽ phải trải qua tiến trình xét duyệt visa lâu hơn sau khi tân chính quyền của Tổng thống Donald Trump loan báo sẽ tạm đình chỉ các đơn xin visa xúc tiến nhanh H-1B.

Sở Nhập tịch và Di trú Mỹ (USCIS) hôm 3/3 loan báo bắt đầu từ ngày 3/4 sẽ tạm ngưng tới 6 tháng ‘tiến trình giải quyết tối ưu’. Theo tiến trình xúc tiến nhanh, những người nộp đơn xin visa H-1B có thể được chấp thuận visa trong vòng 15 ngày thay vì quá trình xét duyệt thông lệ có thể kéo dài tới vài tháng.

Visa cho người không định cư H-1B cho phép các công ty Mỹ thuê mướn nhân công có trình độ sau đại học sang làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn hóa, bao gồm công nghệ thông tin, y dược, kỹ sư và toán học.

USCIS cho biết trong quá trình bị đình chỉ, các cá nhân vẫn có thể yêu cầu được xem xét xúc tiến nhanh, nhưng phải hội đủ một số điều kiện như có lý do nhân đạo, trong tình trạng khẩn cấp hoặc có thể bị tổn thất tài chính nặng nề cho công ty hay cho cá nhân nếu không được xúc tiến xét visa nhanh.

Hiện Mỹ cấp 65 ngàn visa H-1B mỗi năm, cộng thêm 20 ngàn visa cho những người có được bằng cấp cao tại Mỹ. Loại visa này có thời hạn 3 năm nhưng có thể được gia hạn thêm 3 năm nữa.

USCIS nói tạm ngưng ‘tiến trình giải quyết tối ưu’ giúp giảm bớt gánh nặng chồng chất các đơn xin visa chờ đợi được xét duyệt và tổng thể giảm bớt thời gian xử lý các đơn xin visa H-1B.

http://www.voatiengviet.com/a/my-tam-ngung-tien-trinh-xet-duyet-nhanh-visa-h1b/3751944.html

 

Ông Trump ban hành lệnh cấm du hành mới

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/3 vực dậy nỗ lực cấm công dân các nước có đa số dân Hồi giáo nhập cảnh Mỹ bằng một sắc lệnh hành pháp thứ nhì, loại Iraq ra khỏi lệnh cấm đầu tiên hôm 27/1.

Lệnh lần này có hiệu lực từ ngày 16/3 cấm trong thời gian 90 ngày các công dân từ 6 nước Iran, Libya, Somalia, Syria, Sudan và Yemen không được vào Mỹ.

Như sắc lệnh trước, lần này Tổng thống Trump cũng đóng cửa chương trình người tị nạn vào Mỹ trong vòng 120 ngày để chính phủ liên bang có thời gian triển khai các thủ tục ‘rà soát cao độ’ ngăn các phần tử khủng bố nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, khác với lệnh cấm ban đầu, sắc lệnh lần này không còn chỉ định cấm cửa vô thời hạn người Syria vào Mỹ.

Tòa Bạch Ốc đã mất nhiều tuần lễ soạn thảo lệnh cấm vừa được điều chỉnh, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và Bộ Anh ninh Nội địa để tránh những xáo trộn như từng diễn ra sau sắc lệnh đầu tiên hôm 27/1 .

Sắc lệnh thứ nhì lần này có hiệu lực 10 ngày sau khi được Tổng thống ký ban hành hôm nay, khác với sắc lệnh đầu được ký trong một buổi lễ công khai tại Ngũ Giác Đài và có hiệu lực ngay tức thời hôm 27/1.

Dù mục tiêu không thay đổi, hầu ngăn khủng bố tràn vào Mỹ, sắc lệnh lần này đã có một số thay đổi và điều chỉnh để tránh không bị cản trở bởi các tòa án.

Công dân 6 nước trong danh sách mà đã có thẻ xanh (đã là thường trú nhân tại Mỹ) thì không bị ảnh hưởng. Những người có visa hợp lệ tính tới ngày 6/3 cũng không bị rơi vào các trường hợp bị cấm vào Mỹ.

http://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-ban-hanh-lenh-cam-du-hanh-moi/3751854.html

 

Ông Trump bỏ Iraq khỏi lệnh cấm du hành

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dự kiến sẽ ký một sắc lệnh mới vào thứ Hai đình chỉ việc nhận người tị nạn và cấm nhập cảnh đối với người dân đến từ 6 quốc gia mà người Hồi giáo chiếm đa số.

Đây là phiên bản được điều chỉnh của sắc lệnh mà ông Trump đã ký hồi cuối tháng 1, với lập luận rằng động thái này là cần thiết để xem xét lại cả quá trình rà soát và bảo vệ an ninh của nước Mỹ. Sắc lệnh cấm những người từ Iraq, Iran, Syria, Libya, Yemen, Somalia và Sudan nhập cảnh vào Mỹ.

Các giới chức Hoa Kỳ cho biết sắc lệnh mới sẽ bỏ Iraq ra khỏi danh sách trên và những nước còn lại khác sẽ vẫn bị áp dụng lệnh cấm tạm thời.

Lệnh cấm tạm thời đối với người tị nạn cũng sẽ nằm trong nội dung của sắc lệnh mới, nhưng người Syria sẽ không còn bị áp đặt riêng một lệnh cấm vô thời hạn nữa.

Sắc lệnh đã được xem xét trong nhiều tuần lễ, với giả định là nó sẽ được ký vào bất cứ lúc nào. Lịch làm việc chính thức của ông Trump trong ngày thứ Hai không đề cập gì đến việc ký sắc lệnh. Nhiều sắc lệnh trước đó đã có trong lịch làm việc hàng ngày của Tòa Bạch Ốc.

Một tòa phúc thẩm liên bang đã cấm thực thi sắc lệnh ban đầu, một động thái mà chính quyền Trump đang chống lại trong lúc thực hiện phiên bản sửa đổi của sắc lệnh trên. Những thách thức về pháp lý mà nhiều tiểu bang đưa ra cuối cùng sẽ được Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ quyết định.

Lệnh cấm du hành đã gây ra hỗn loạn tại các sân bay ở nhiều nơi trên thế giới khi các giới chức nhập cư tìm cách xác định liệu sắc lệnh có ảnh hưởng đến các du khách mang thẻ xanh và đã được cấp thị thực trước đó hay không. Bộ An ninh Nội địa sau đó khẳng định những người đã có visa được cấp trước đó sẽ được phép nhập cảnh. Các giới chức Hoa Kỳ cũng cho biết phiên bản sắc lệnh mới cũng sẽ phân định rõ ràng điều này.

Cựu Bộ trưởng An ninh Nội địa Michael Chertoff nói với đài VOA rằng ông hy vọng tổng thống sẽ đưa ra một sắc lệnh “có ý nghĩa mà không gây khó khăn cho những người không nên bị bắt giữ lại”.

Sắc lệnh ban đầu của ông Trump cũng miễn trừ những người thuộc tôn giáo thiểu số, cho rằng họ có thể được xem là người tị nạn nếu bị đàn áp tôn giáo. Những người chỉ trích nói tổng thống đang giúp cho người theo Kitô giáo trong lúc loại những người Hồi giáo ra. Phiên bản sắc lệnh mới dự kiến sẽ bỏ điều khoản này.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đề xuất sẽ cấm người Hồi giáo vào Hoa Kỳ. Đề nghị này sau đó đã được ông thay đổi thành ngăn chặn người dân từ các nước có liên hệ với khủng bố nhập cảnh vào Mỹ.

http://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-bo-iraq-ra-khoi-lenh-cam-du-hanh-moi/3751881.html

 

Các nhóm nhân quyền quyết chặn lệnh du hành mới

Zlatica Hoke

WASHINGTON —

Các nhóm nhân quyền nói sắc lệnh mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ký hôm thứ Hai không có gì khác so với sắc lệnh đầu tiên được đưa ra vào tháng 1 và cho biết họ sẽ ngăn chặn nó. Các tòa án liên bang đã chặn lệnh cấm đầu tiên của Tổng thống Trump vào tháng trước sau khi nó gây ra sự bối rối tại các sân bay trong nước và quốc tế và bị chỉ trích nặng nề. Phiên bản mới của sắc lệnh này bỏ lệnh cấm vô thời hạn đối với những người tị nạn Syria và cũng bỏ Iraq ra khỏi danh sách 7 nước có phần lớn người Hồi giáo sinh sống bị cấm trong sắc lệnh trước đây. Nhưng nó lại tái khẳng định một lệnh cấm tạm thời đối với tất cả người tị nạn. Theo ghi nhận của Zlatica Hoke của đài VOA, có những phản ứng trái ngược nhau đối với sắc lệnh mới này.

Lệnh cấm du hành mới sửa đổi được đưa ra 6 tuần sau khi sắc lệnh ban đầu gây ra những bối rối tại các sân bay trong nước và quốc tế trước khi nó bị các tòa án liên bang chặn lại. Nhà Trắng hôm thứ Hai đã bảo vệ sắc lệnh ban đầu, cho biết rằng phiên bản được chỉnh sửa được đưa ra chỉ nhằm mục đích tránh sự kiện tụng và tăng tốc quá trình đảm bảo an ninh ở các đường biên giới của Mỹ.

Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson nói lệnh cấm này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ đất nước trước sự xâm nhập của những kẻ khủng bố nước ngoài vào Mỹ:

“Và Bộ Ngoại giao sẽ thực thi những điều khoản trong sắc lệnh này, cho phép những người tị nạn vào Mỹ khi họ được xác định rằng sẽ không đe dọa đến an ninh hoặc ảnh hưởng đến các phúc lợi của Mỹ.”

Các đảng viên Dân chủ tại Quốc hội ngay lập tức lên án sắc lệnh mới, cho rằng nó không khác gì so với sắc lệnh ban đầu.

Dân biểu Chuck Schumer là thành viên đảng Dân chủ của bang New York và là người lãnh đạo khối thiểu số của Thượng viện Mỹ. Ông nói:

“Nó chỉ là một lớp sơn mới trên 1 chiếc xe cũ không còn hoạt động được nữa.”

Các nhóm nhân quyền nói lệnh cấm du hành được sửa đổi tiếp tục đối xử phân biệt với người Hồi giáo và do đó không hợp pháp.

Ông Lee Gelernt là một luật sư và hiện là phó giám đốc dự án Quyền của người nhập cư của Liên đoàn tự do dân sự Mỹ. Ông cho biết:

“Lệnh cấm đã rất hạn chế ngay từ đầu. Nó loại bỏ một số phức tạp về pháp lý như quyền của các thường trú nhân hợp lệ. Nhưng nó không giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản với hiến pháp mà chúng ta đã thấy trong sắc lệnh ban đầu, theo đó phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo. Và do đó chúng tôi sẽ tiếp tục thách thức sắc lệnh này.”

Những người tị nạn Syria ở Jordan được dự định sẽ tái định cư tại Mỹ đã thất vọng về sắc lệnh đầu tiên.

Mahmoud Mansour là một người tị nạn Syria đang chờ được tái định cư tại Mỹ:

“Chúng tôi đã chờ đợi cả năm trời. Chúng tôi đã trải qua nhiều cuộc sát hạch. Chúng tôi rất bối rối và mệt mỏi vì những quy trình mất nhiều thời gian. Chúng tôi đã sẵn sàng để đi định cư thì bị chặn lại. Chúng tôi hy vọng sắc lệnh mới sẽ cho chúng tôi 1 chút hy vọng.”

Người dân Iraq đã rất hoan nghênh sắc lệnh mới vì nó bỏ Iraq ra khỏi lệnh cấm du hành.

Fadi Salah là một thành viên của tổ chức phi chính phủ của Iraq Lutheran World Federation:

“Một điều tốt là chúng tôi giờ đây có thể tới Mỹ và chứng minh cho bản thân chúng tôi, mà thực ra là sau này khi chúng tôi trở lại đất nước mình và chứng minh điều đó.”

Sắc lệnh mới có hiệu lực vào 16/3. Nó tạm thời cấm những người mang hộ chiếu Syria, Iran, Libya, Somalia, Sudan và Yemen không được du hành tới Mỹ.

http://www.voatiengviet.com/a/cac-nhom-nhan-quyen-quyet-hanh-dong-nhanh-de-chan-lenh-du-hanh-moi/3753556.html

 

Sắc lệnh mới của ông Trump khó bị kiện

Những ai chống đối lệnh cấm du hành mới mà Tổng thống Donald Trump ký hôm 6/3 sẽ khó thắng kiện nếu đưa sắc lệnh này ra thách thức tại tòa, theo nhận định của các chuyên gia pháp lý.

Giới chuyên môn cho rằng vì lệnh mới không nhắm vào những thường trú nhân hợp pháp tại Mỹ hay những người đã có thẻ xanh, cũng như có thể đặc miễn cho một số doanh nhân, nhà ngoại giao và một số khách du hành khác, nên phe chống đối có phần chắc sẽ khó tìm ra những ai tại Mỹ có thể công bố một cách hợp pháp là họ bị thiệt hại vì lệnh này mà có cơ sở để kiện.

Sắc lệnh đầu tiên hôm 27/1 cấm công dân từ 7 nước có đa số dân Hồi giáo bao gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen không được vào Mỹ trong 90 ngày và đình chỉ chương trình nhận người tị nạn trong 4 tháng, cũng như cấm vô thời hạn người Syria nhập cảnh Hoa Kỳ. Thực thi hóa lệnh này cấp thời đã gây ra tình trạng hỗn loạn tại các phi trường và các cuộc biểu tình rầm rộ trên khắp nước Mỹ thời gian qua. Sắc lệnh đầu tiên đó cũng đối mặt với hơn 2 chục đơn kiện, với tố cáo chủ yếu rằng mang tính kỳ thị đạo Hồi.

Lệnh mới có hiệu lực từ ngày 16/3 bỏ Iraq ra khỏi danh sách 7 nước và thêm các phạm trù được miễn trừ. Theo đó, công dân 6 nước trong danh sách mà đã có thẻ xanh (đã là thường trú nhân tại Mỹ) thì không bị ảnh hưởng. Những người có visa hợp lệ tính tới ngày 6/3 cũng không bị rơi vào các trường hợp bị cấm vào Mỹ

http://www.voatiengviet.com/a/sac-lenh-moi-cua-ong-trump-kho-bi-kien/3752140.html

 

Bắc Hàn: Kim Jong-Un giám sát vụ thử phi đạn

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un giám sát vụ phóng thử 4 phi đạn thực hiện bởi một đơn vị quân sự được ủy nhiệm tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản, hãng thông tấn của nhà nước Bắc Triều Tiên loan báo tin này hôm 6/3, tăng cường những đe dọa chống lại Washington trong lúc các binh sĩ Mỹ tập trận chung với Hàn Quốc.

Bắc Triều Tiên bắn 4 phi đạn đạn đạo vào vùng biển ngoài khơi khu vực Tây Bắc của Nhật hôm 6/3, khiến Hàn Quốc và Nhật Bản phẫn nộ, chỉ vài ngày sau khi Bình Nhưỡng cam kết sẽ trả đũa các cuộc diễn tập giữa Seoul với Washington mà họ cho là chuẩn bị cho chiến tranh.

“Tham gia vụ phóng thử là các đơn vị pháo Hwasong của Lực lượng Chiến thuật KPA có nhiệm vụ đánh trúng các căn cứ của lực lượng gây hấn của đế quốc Mỹ ở Nhật Bản,” hãng thông tấn KCNA của Bình Nhưỡng loan tin.

Hãng tin này còn nói thêm rằng trong tim các chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ này là ‘khát khao cháy bỏng’ mong muốn trả đũa không khoan nhượng ‘những kẻ hiếu chiến đang tiến hành các cuộc tập trận chung.’

Truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên cũng cho biết lãnh tụ Kim Jong Un đã ra lệnh cho lực lượng đặc nhiệm KPA cảnh giác cao độ trước tình hình có thể nổ ra chiến tranh bất kỳ lúc nào để sẵn sàng chiến đấu kịp thời.

Hàn Quốc cho rằng các phi đạn Bình Nhưỡng phóng hôm 6/3 có phần chắc không phải là các phi đạn đạn đạo xuyên lục địa ICBM có thể vươn tới tận Hoa Kỳ. Các phi đạn đó bay được 1 ngàn cây số với cao độ 260 cây số.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật nói một số các phi đạn này rơi xuống cách bờ biển Tây Bắc Nhật 300km.

Các nhà ngoại giao cho biết Mỹ và Nhật đã yêu cầu một cuộc họp ở Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, có thể diễn ra vào ngày thứ tư tới đây, để bàn về vụ phóng vừa rồi.

Bình Nhưỡng đe dọa sẽ có biện pháp trả đũa mạnh mẽ sau khi Mỹ-Hàn khởi sự cuộc tập trận thường niên hôm thứ tư tuần trước để trắc nghiệm tính sẵn sàng phòng thủ trước hành động gây hấn từ Bắc Triều Tiên.

http://www.voatiengviet.com/a/lanh-tu-kim-jong-un-giam-sat-vu-phong-thu-phi-dan/3752147.html

 

TT Hàn Quốc bị cáo buộc nhận hối lộ của Samsung

Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc nói tổng thống và người bạn thân của bà bị nghi ngờ đã nhận hối lộ từ Samsung.

Trong tuyên bố hôm thứ Hai, công tố viên Park Young-soo nói khoản hối lộ mà Tổng thống Park Geun-hye và người bạn Choi Soon-sill đã nhận từ Giám đốc Samsung Lee Jae-yong là biểu tượng của “một chu kỳ mãn tính của tham nhũng trong xã hội của chúng ta” và nhằm mục đích bảo đảm là ông Lee vẫn ở trong guồng máy của Samsung.

Công tố viên Hàn Quốc cho biết trọng tâm của cuộc điều tra kéo dài là “vụ bê bối lợi dụng ảnh hưởng”, qua việc sử dụng thẩm quyền của chính phủ để đạt lợi ích cá nhân và sự thông đồng giữa chính phủ và doanh nghiệp”.

Cuộc điều tra của công tố viên đã phát hiện ra Cơ quan Hưu trí Quốc gia đã biểu quyết ủng hộ việc sáp nhập hai chi nhánh của Samsung, bất chấp khoản tổn thất có thể lên đến hơn 100 triệu đôla. Ông Lee được cho biết là đã chi 36 triệu đôla cho bà Choi để trả ơn cho sự giúp đỡ của tổng thống trong việc đảm bảo việc sáp nhập được thông qua. Khoản thanh toán bị cáo buộc được thực hiện dưới hình thức đóng góp hỗ trợ đào tạo cho vận động viên cưỡi ngựa Chung Yoo-ra, con gái của bà Choi, và hai quỹ phi lợi nhuận đáng ngờ do bà Choi kiểm soát.

Tổng thống Park, bà Choi và ông Lee phủ nhận tất cả các cáo buộc chống lại họ.

Trong một tuyên bố, Samsung nói không đồng ý với kết luận của công tố viên đặc biệt. “Samsung không trả tiền hối lộ, cũng không đưa ra các yêu cầu không phù hợp để được ưu ái”, tuyên bố nói. “Quá trình tố tụng của tòa án trong tương lai sẽ tiết lộ sự thật”.

Tổng thống Park đã bị đình chỉ chức vụ, nhưng bà vẫn tiếp tục sống trong phủ tổng thống. Tòa án Hiến pháp đang xem xét quyết định luận tội.

http://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-han-quoc-bi-cao-buoc-nhan-hoi-lo-cua-sam-sung/3752118.html

 

Tập Cận Bình: Thượng Hải phải dẫn đầu cải cách

Thượng Hải phải dẫn đầu kế hoạch cải cách và đổi mới của Trung Quốc, cơ quan thông tấn chính thức Tân Hoa Xã của Trung Quốc dẫn lời Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại một cuộc họp thường niên của quốc hội.

Theo Tân Hoa Xã, hôm Chủ nhật, ông Tập nói với Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) rằng Thượng Hải phải cố gắng để đảm bảo rằng khu vực thương mại tự do của thành phố là một pháo đài của cải cách và đổi mới tài chính.

Thành phố này cũng nên hỗ trợ cho sáng kiến “Một vành đai, một con đường” nhằm cung cấp các dịch vụ dọc theo con đường tơ lụa thương mại, ông Tập nói với các đại biểu quốc hội, cơ quan lập pháp phần lớn làm theo chỉ đạo.

Vẫn theo Tân Hoa Xã, ông Tập nói thêm rằng khu vực tự do thương mại Thượng Hải phải là một kênh cho các doanh nghiệp Trung Quốc vươn ra thị trường bên ngoài, và là một điển hình cho các khu vực khác.

Môi trường toàn cầu rất phức tạp và biến động. Áp lực đối với nền kinh tế trong nước là rất lớn, ông Tập nói, trong khi Trung Quốc vẫn trụ vững trong quá trình phát triển.

Tháng 8 năm ngoái, Trung Quốc cho biết sẽ thiết lập 7 khu thương mại tự do mới ở Liêu Ninh, Chiết Giang, Hà Nam, Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Trùng Khánh.

http://www.voatiengviet.com/a/tap-can-binh-thuong-hai-phai-dan-dau-ve-cai-cach-va-doi-moi/3752111.html

 

Myanmar: Tấn công sắc tộc gần biên giới Trung Quốc,

30 người chết

Chính phủ Myanmar cho biết có khoảng 30 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa các phần tử sắc tộc nổi dậy và lực lượng an ninh Myanmar trong khu vực bất ổn dọc theo biên giới với Trung Quốc hôm thứ Hai. Đây là một đòn giáng mạnh vào mục tiêu đạt thỏa thuận hòa bình với người thiểu số của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi.

Chính phủ chưa tròn một tuổi của bà Suu Kyi đang ngày càng bị bao vây bởi những người sắc tộc thiểu số nổi dậy, phải đương đầu với một liên minh các lực lượng dân quân ở miền bắc và cuộc nổi dậy mới của người Rohingya chống lại sự đàn áp kéo dài nhiều thập niên ở vùng tây bắc Myanmar.

Vụ tấn công xảy ra sau khi khôi nguyên Nobel Hòa Bình gặp một phái đoàn các nhóm vũ trang sắc tộc hồi tuần rồi để thuyết phục họ tham gia vào một hội nghị hòa bình lớn. Bà Suu Kyi lên nắm quyền vào năm 2015 với những lời hứa hòa giải dân tộc. Cuộc họp nhằm đưa ra động lực mới cho tiến trình hòa bình bị gián đoạn.

Trong tuyên bố đưa ra vào cuối ngày thứ Hai phản ứng về cuộc tấn công, bà Suu Kyi nói:

“Tôi mạnh mẽ kêu gọi tất cả các bên hãy ngồi vào bàn đàm phán hòa bình bằng cách từ bỏ các cuộc tấn công vũ trang gây ra nhiều thương vong và các vấn đề cho người dân, những người vô tội, và cư dân trong khu vực”.

Các chiến binh của Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA), với người gốc Trung Quốc chiếm đa số, đã phát động một cuộc tấn công trước bình minh vào các đồn cảnh sát, quân đội và khu vực hành chánh của chính phủ ở thủ phủ vùng đông bắc Kokang, Laukkai.

Kết quả là có khoảng 30 người thiệt mạng, bao gồm cả thường dân lẫn nhân viên cảnh sát. Chính phủ Myanmar cũng cho biết nhiều khách sạn, xe hơi bị phá hủy và 4 cảnh sát bị bắt làm con tin.

MNDAA là một phần của Liên minh miền Bắc, một liên minh các nhóm nổi dậy bao gồm một trong những lực lượng dân quân mạnh nhất của Myanmar. Quân đội Độc lập Kachin (KIA) và hai nhóm nhỏ hơn đã ở trong tình trạng bế tắc với quân đội Myanmar kể từ cuộc đụng độ ở khu vực Kokang vào năm 2015.

Nhiều người thiệt mạng và hàng chục ngàn người đã chạy trốn trong cuộc giao tranh mà sau đó đã lan sang lãnh thổ Trung Quốc, dẫn đến 5 người Trung Quốc thiệt mạng, khiến Bắc Kinh vô cùng tức giận.

Đài truyền hình nhà nước Myanmar, MRTV, cho biết các chiến binh MNDAA vẫn tiếp tục các cuộc tấn công tại thời điểm bà Suu Kyi đưa ra tuyên bố.

http://www.voatiengviet.com/a/myanmar-tan-cong-sac-toc-gan-bien-gioi-trung-quoc/3752107.html

 

Bắc Kinh: Có quyền ‘can thiệp’ bầu cử Hồng Kông

Nhân vật được xem là quyền lực thứ ba của Trung Quốc hôm thứ Hai nói Bắc Kinh có quyền “can thiệp” cuộc bầu cử lãnh đạo Hồng Kông, Reuters dẫn lời các chính trị gia địa phương đã gặp nhân vật này nói trong bài phát biểu gây nhiều quan ngại về sự can thiệp của các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Người đứng đầu Quốc hội Trung Quốc và cũng là giới chức hàng đầu về các vấn đề Hồng Kông, ông Trương Đức Giang, đã đưa ra phát biểu trên sau khi các giới chức khác cố hạ giảm tin đồn cho rằng Bắc Kinh đang can thiệp vào cuộc đua nhằm giúp cho ứng cử viên ưa thích của mình chống lại một nhân vật nổi tiếng hơn.

Theo luật được áp dụng kể từ khi Hồng Kông được trao trả cho chính quyền Trung Quốc vào năm 1997, khu tự trị Hồng Kông có quyền chọn lựa trưởng đặc khu thông qua một ủy ban bầu cử với 1.200 ngườii, trong đó có nhiều người thân Bắc Kinh.

Ủy ban sẽ bỏ phiếu vào cuối tháng này để đưa ra quyết định chọn giữa một cựu giới chức và một thẩm phán về hưu lên làm lãnh đạo thành phố 7,3 triệu dân.

Tuy nhiên, tính độc lập của cuộc bầu cử đã bị đặt nghi vấn, khi nhiều thành viên của Ủy ban bầu cử cho truyền thông biết họ đã nhận được các cuộc gọi từ những người có quan hệ thân thiết với chính quyền Trung Quốc với nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng trên lá phiếu của họ.

Người đứng đầu Văn phòng đại diện của Bắc Kinh ở Hong Kong, Trương Hiểu Minh, hồi cuối tuần qua nói những cáo buộc can thiệp chỉ là tin đồn.

Ông Trương Đức Giang, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, nói điều quan trọng của cuộc bầu cử là nó diễn ra suôn sẻ. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò trưởng đặc khu chính là liên kết giữa Bắc Kinh và trung tâm tài chính của châu Á, Reuters dẫn lời đại biểu quốc hội Hồng Kông Maria Tam cho biết.

Bà Tam tóm tắt phát biểu của ông Trương nói: “Đây là một vai trò rất quan trọng. Do đó, chính quyền trung ương có quyền can thiệp vào”.

Trong các cuộc họp quốc hội thường niên tại Bắc Kinh, ông Trương cũng cảnh báo rằng Hồng Kông không nên để cho chính trị chi phối đời sống của thành phố này.

Ông nói thêm rằng rất không may “chính trị đường phố” đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày tại Hồng Kông, trong khi thành phố Thâm Quyến lân cận đã bắt kịp Hồng Kông về mặt kinh tế.

Hồng Kông đã được trả về cho Trung Quốc theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, cho phép khu vực này có sự tự do mà Trung Quốc đại lục không có.

Cuộc bầu cử trong tháng này là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi diễn ra các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ rầm rộ trên đường phố, làm rung chuyển Hồng Kông vào cuối năm 2014.

http://www.voatiengviet.com/a/bac-kinh-tq-co-quyen-can-thiep-bau-cu-hong-kong/3752059.html

 

Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Thaad ở Nam Hàn

Hoa Kỳ cho hay đang bắt đầu triển khai giai đoạn đầu của hệ thống phòng thủ hỏa tiễn gây tranh cãi tại Nam Hàn.

Hệ thống Phòng thủ Hỏa tiễn Tầm cao Giai đoạn cuối (Thaad) được thiết lập nhằm bảo vệ Nam Hàn trước đe dọa từ Bắc Hàn.

Một hôm trước, Bắc Hàn phóng bốn hỏa tiễn đạn đạo, vi phạm chế tài Liên Hiệp Quốc.

Thế nhưng thỏa thuận giữa Mỹ và Nam Hàn làm nhiều người trên bán đảo Triều Tiên tức giận, cũng như khiến Trung Quốc đưa ra phản ứng giận dữ.

Bắc Hàn phóng bốn tên lửa đạn đạo

Hoa Kỳ cam kết liên minh quân sự với Nam Hàn

Thuyết phục Bắc Hàn ngừng thử hạt nhân là ‘thất bại’

Phát ngôn viên Trung Quốc Cảnh Sảng hôm thứ Ba 7/3 nói Trung Quốc cực lực phản đối việc triển khai Thaad.

Báo chí Hàn Quốc nói công tác lắp đặt một cụm phòng thủ Thaad bắt đầu hôm 6/3, một số bộ phận được chuyển từ Mỹ tới căn cứ quân sự gần Seoul. Quân đội Mỹ cũng ra thông cáo xác nhận “các cấu thành đầu tiên” của hệ thống đã được chuyển tới Nam Hàn.

Hãng tin Yonhap dẫn nguồn quan chức quân đội cho hay hệ thống này có thể bắt đầu hoạt động “ngay từ tháng Tư”.

Hệ thống Phòng thủ Hỏa tiễn Tầm cao Giai đoạn cuối (Thaad)

Có khả năng bắn rơi tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung trong giai đoạn sắp tiếp đất

Sử dụng công nghệ bắn để tiêu diệt, trong đó động năng được dùng để phá hủy đầu đạn phóng tới

Có tầm che phủ 200km và đạt độ cao 150km

Hoa Kỳ từng triển khai Thaad tại Guam và Hawaii, cũng nhằm đối phó đe dọa từ Bắc Hàn

Tại sao Thaad gây tranh cãi?

Nhiều người Nam Hàn cho rằng hệ thống phòng thủ này có thể lại trở thành mục tiêu, gây nguy hiểm cho những người sống xung quanh.

Họ đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối, thí dụ như tại Seongju vào tháng Tám năm ngoái.

Nga và Trung Quốc cũng đã nêu quan ngại về việc triển khai hệ thống này, với lý do radar của Thaad đặt tại Nam Hàn có thể thâm nhập sâu vào lãnh thổ của hai nước.

Năm ngoái, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Thaad vượt quá nhu cầu tự vệ trên bán đảo Triều Tiên và trực tiếp ảnh hưởng “lợi ích an ninh chiến lược” của Trung Quốc.

Người Trung Quốc cũng giận dữ chỉ trích tập đoàn Lotte của Nam Hàn, vốn cho phép đặt Thaad tại một trong các khu đất của hãng.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-39193245

 

Liệu ông Tập Cận Bình có nhiệm kỳ thứ ba?

TS Vũ Cao Phan, cựu Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt – Trung, từ Việt Nam bình luận với BBC về cắt giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, các vấn đề khó khăn, nội trị và triển vọng cầm quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 5/3.

Về tình hình chính trị nội bộ của Trung Quốc, một số người cho rằng ông Tập Cận Bình có những thành công nhất định nhưng cũng tự gây ra những khó khăn cho chính mình. Chẳng hạn việc ông Tập sử dụng ‘cây gậy nhiều hơn là cà rốt’.

“Tôi nghĩ chúng ta chưa thể nói và có lẽ không nên nói đến cái gọi là thời kỳ hậu Tập Cận Bình”, TS Phan nói.

Việc ông Tập Cận Bình được đưa vào vị trí hạt nhân trong năm gần cuối của nhiệm kỳ là điều dự báo cho thấy vai trò của ông đã tăng lên mặc dù có những thông tin đưa đến những mâu thuẫn giữa các lãnh đạo cao cấp.

Ông Tập đã giành được vai trò hạt nhân trong nhiệm kỳ đầu tiên, một vai trò mà ông Hồ Cẩm Đào suốt hai nhiệm kỳ không có được, TS Phan nói thêm.

Ông cho hay: “Có nhiều người nói có khả năng Đảng Cộng sản Trung Quốc không giới hạn về nhiệm kỳ, một người có thể làm hai nhiệm kỳ. Tôi đã trực tiếp hỏi các bạn Trung Quốc, họ nói có khả năng tại cuộc họp lần này, tiền đề cho vai trò của Tập Cận Bình sẽ lớn hơn, và cảm nhận Tập Cận Bình có thể tham gia nhiệm kỳ thứ ba nữa là rõ ràng hơn.

Tôi nghĩ là Trung Quốc vẫn vững vàng dưới sự lãnh đạo của ông Tập. Trung Quốc đã duy trì được một thời kỳ tăng trưởng mạnh trong 30 năm, thời kỳ kinh tế tăng trưởng khoảng 12% cũng có đến 20 năm. Kể cả Nhật Bản hay Hàn Quốc khi phát triển mạnh cũng không đạt được mức như thế. “

TQ muốn VN phát triển tốt nhưng phải ở trong vòng cương tỏa của TQ.TS Vũ Cao Phan

Về kinh tế Trung Quốc, ông cho rằng việc Trung Quốc giảm mục tiêu tăng trưởng trong năm nay xuống còn khoảng 6,5%, giảm từ mức từ 6,5-7% trong năm ngoái, là không có gì đáng chú ý hay “có gì quá tiêu cực cả”.

Đây là sự thoái trào sau một quá trình tăng trưởng mạnh và mức tăng trưởng 6.5% với một nước như Trung Quốc vẫn là mức tăng rất lớn.

Theo TS Phan, điều đáng chú ý là ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm nay chỉ tăng có 7% so với 7.5% của năm ngoái, sau một gian đoạn 4-5 năm liên tục tăng đều so với năm trước.

Về những khó khăn lớn nhất của Trung Quốc, ông dẫn một bài báo của tờ thời báo chứng khoán của Trung Quốc có nêu mười vấn đề kinh tế đáng chú ý của Lưỡng hội Trung Quốc.

Điều tiết kinh tế vĩ mô

Bốn vấn đề nổi trội nhất theo ông là tăng trưởng đã đến giới hạn của việc điều tiết kinh tế vĩ mô, sự phát triển thực chất để đạt 5 mục tiêu kinh tế, vấn đề chính quy kinh tế và cải cách các doanh nghiệp nhà nước.

Một câu hỏi lớn là các xí nghiệp nhà nước Trung Quốc nên chuyển đổi thế nào cho thích hợp. Theo TS Phan, “họ bắt đầu bàn đến chuyện TPP của Mỹ coi như dừng rồi, Trung Quốc có nên đứng ra dẫn đầu một khối kinh tế mới không?”

Cuối cùng, về quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam, có thể có nhiều ý kiến trái chiều, nhưng theo TS Phan: “Trung Quốc đối với Việt Nam không có gì thay đổi. Trung Quốc muốn Việt Nam phát triển tốt nhưng phải ở trong vòng cương tỏa của Trung Quốc. “

“Tôi dự báo trong năm 2017 quan hệ Việt Nam Trung Quốc sẽ tốt hơn. Hai bên có thể sẽ nhìn nhau và nhường nhau ít nhiều. Các nước ở châu Á trong khu vực Biển Đông còn chờ xem quan điểm của Tổng thống Mỹ, hiện nay chưa rõ ràng, trước khi biết quan hệ với các nước khác được tiếp tục như thế nào.”

http://www.bbc.com/vietnamese/world-39179635

 

Kinh tế Nam Hàn và tai họa Chaebol

Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA

Hôm 6 tháng 3, công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc công bố cáo trạng truy tố người đang thực tế lãnh đạo tập đoàn SamSung về tội hối lộ, biển thủ, ngụy tạo hồ sơ để che giấu việc hối lộ nhằm trốn thuế. Bị tạm giam từ Tháng Hai, ông Lee Jae-yong sẽ ra trước tòa vào ngày Thứ Năm mùng chín tới đây. Vụ án này gây chấn động cho Nam Hàn trong một năm có tranh cử tổng thống và đặt lại vấn đề về vai trò quá lớn của các tổ hợp Chaebols đã từng tạo ra phép lạ kinh tế của xứ này.

Chaebols là gì?

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Tuần này, người thực tế cầm đầu tập đoàn lớn nhất của Nam Hàn là Samsung sẽ ra tòa về nhiều tội danh liên hệ đến Tổng thống Park Geun-hye đã bị Quốc hội đàn hặc và tạm đình chỉ công tác vì tội nhận hối lộ và bao che cho người thân tín. Những tai tiếng rồi thất bại dồn dập của các tập đoàn kinh doanh gọi là Chaebols có thể gây hậu quả tại hại cho kinh tế Nam Hàn khi năm nay xứ này có bầu cử Tổng thống. Thưa ông, câu hỏi được nhiều người nêu ra là liệu lãnh đạo Nam Hàn sau này có thể nghĩ đến việc cải tổ đường lối chính sách để tránh được những tai họa đó hay không. Ông nghĩ sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đây là đề tài rất hữu ích nhưng khá phức tạp nên tôi xin đi từng bước cho thính giả của chúng ta cùng theo dõi. Noi gương Nhật Bản thời trước chiến tranh, Nam Hàn hay Đại Hàn Dân Quốc cũng cho thành lập các tổ hợp kinh doanh họ gọi là “Chaebols”, dịch từ chữ “tài phiệt”. Sau Chiến tranh Cao Ly và từ thập niên 60, Tổng thống Park Chung-hee, thân phụ của bà Park Geun-hye hiện nay, áp dụng chính sách chủ động công nghiệp hóa để phát triển nhanh, trong đó có vai trò của các tập đoàn cột trụ này.

Noi gương Nhật Bản thời trước chiến tranh, Nam Hàn cũng cho thành lập các tổ hợp kinh doanh gọi là “Chaebols”, dịch từ chữ “tài phiệt”.

 – Nguyễn-Xuân Nghĩa

Dù là tư doanh chứ không là tập đoàn kinh tế nhà nước như tại Trung Quốc hay Việt Nam, các đại tổ hợp ấy thường do một gia đình ngấm ngầm kiểm soát, nhưng nương theo chính sách kinh tế nhà nước mà phát triển mạnh cũng do sự yểm trợ của nhà nước với một nét văn hóa chung là vì chủ nghĩa quốc gia dân tộc Đại Hàn.

Kết quả thì Nam Hàn hãnh diện vì đã tạo ra phép lạ kinh tế người ta gọi là “Hán giang Kỳ tích” để thành một nước công nghiệp hóa giàu mạnh trong có mấy chục năm.

Nguyên Lam: Như vậy, có phải các tập đoàn tư doanh này có công trong việc phát triển quốc gia không? Thưa ông, thế thì vì sao mà ngay nay người ta lại gặp những tai họa như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Vai trò của các tập đoàn Chaebols trong phép lạ kinh tế đó là thực tế khó phủ nhận. Thí dụ như số thương vụ của năm tổ hợp lớn nhất, đứng đầu là Samsung và Hyundai, lên tới 60% của Tổng sản lượng GDP và trên thị trường cổ phiếu, các Chaebol chiếm 77% của kết giá tài sản. Đấy là mũi xung kích vì thúc đẩy khả năng xuất khẩu và đầu tư ra toàn cầu. Ít ai ngờ là Nam Hàn nay đứng hạng thứ tư về sản lượng xe hơi, sau Đức, Nhật và Mỹ.

Nhưng cũng do sức nặng kinh tế quá lớn đó mà các tập đoàn chi phối cả xã hội và hệ thống chính trị, điển hình là việc năm người cầm đầu hệ thống Samsung đều đang bị truy tố về tội gian lận hoặc hối lộ viên chức nhà nước. Khía cạnh thứ hai đáng chú ý không kém là khi bành trướng địa bàn hoạt động như vậy, các đại tổ hợp cản trở việc phát triển các tiểu doanh nghiệp vốn có sức thu dụng nhân lực cao hơn và góp phần ổn định xã hội, như mô hình của Đài Loan.

Trong quá khứ, từ 20 năm nay, Nam Hàn từng có nỗ lực cải tổ mà chưa thành. Tôi nhớ là năm 2003, chương trình chuyên đề của chúng ta đã phân tích hiện tượng tiêu cực đó khi tập đoàn dầu khí SK Global bị nguy cơ vỡ nợ vì nợ đến gần sáu tỷ đô la mà lại bị truy tố tội gian lận sổ sách đến hơn một tỷ hai. Cách nay 12 năm, diễn đàn này cũng nhắc tới vụ Chaebol khi Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF khuyến cáo Nam Hàn việc bán rẻ các Chaebols với sổ sách thiếu minh bạch. Theo Trung Quốc, Việt Nam cũng học mô hình phát triển kinh tế Nam Hàn với các tập đoàn kinh tế nhà nước cho nên cần theo dõi chuyện này để tránh vết xe đổ của thiên hạ.

Cải tổ bất thành

Nguyên Lam: Thưa ông, chúng ta sẽ khởi đi từ đó. Các Chaebols đã có công lớn và trở thành cột trụ kinh tế của Nam Hàn nhưng giới lãnh đạo cũng trở thành những đại gia quyền thế nên có thể lũng đoạn hệ thống chính trị như chúng ta đã thấy từ năm ngoái. Theo dõi sự kiện này từ đã lâu, ông nghĩ sao về yêu cầu cải cách tình trạng bất thường đó?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Các nước đang phát triển có thể tính trước là kinh tế quốc dân phải từng bước phát triển các ngành nghề sản xuất ưu tiên theo một trình tự hợp lý nào đó, họ gọi đó là “chính sách công nghiệp” của nhà nước. Điều các nước nghèo khó thấy trước là chính sách công nghiệp ấy nâng đỡ ngành này hơn ngành khác, tức là nhà nước chủ động quyết định chứ không theo quy luật thị trường và mặc nhiên tạo ra một sân chơi không bình đẳng. Thứ hai, khi nhà nước chủ động nâng đỡ một số cơ sở sản xuất thì tất nhiên gây ra nạn tham nhũng và tác động ngược, tức là làm lệch lạc chính sách kinh tế của nhà nước. Đấy là nguyên lý chung mà vài chục năm sau người ta mới thấy ra hậu quả tệ hại.

Các Tổng thống Hàn Quốc lại chỉ có một nhiệm kỳ năm năm thôi nên chưa hoàn tất việc cải tổ chắc chắn là mất nhiều năm thì phải nhường cho vị kế nhiệm đi lại từ đầu. 

– Nguyễn-Xuân Nghĩa

Nam Hàn có chính sách công nghiệp đó sau các năm 1960 nên từ một xứ nông nghiệp nghèo bị Nhật xâm lược rồi chiến tranh tàn phá, họ vươn thành cường quốc kỹ nghệ dưới một chế độ độc tài anh minh mà thanh bạch của lãnh tụ Park Chung-hee. Nhưng hậu quả bất lường là các tập đoàn đã góp phần tạo ra phép lạ kinh tế cũng lại là trung tâm quyền lực mờ ám có thể chi phối chính sách kinh tế quốc gia và còn lũng đoạn bộ máy nhà nước qua hối lộ và tham nhũng.

Sau năm 1990, xứ này chủ động dân chủ hóa như chúng ta có tìm hiểu kỳ trước và việc cải tổ chế độ kinh doanh của các Chaebol được Tổng thống Kim Young-sam đặt ra từ năm 1993, nhưng chẳng thành công cho tới khi bị khủng hoảng tài chính năm 1997 khiến một phần ba các Chaebols phá sản, trong đó có tập đoàn hạng nhì là Daewoo bị sụp đổ năm 1999, và gây ra khủng hoảng kinh tế. Từ đó, ba đời Tổng thống được dân Nam Hàn bầu lên đều muốn cải sửa mà chẳng xong cho tới khi nạn tham ô gây khủng hoảng chính trị cho Tổng thống Park Geun-hye với vai trò nổi bật của giới lãnh đạo tập đoàn Samsung.

Nguyên Lam: Tức là hai chục năm trước, Nam Hàn đã bị khủng hoảng vì các Chaebol. Thưa ông, thế thì vì sao mà việc cải cách lại chẳng thành công?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là một lý do cơ bản là hiện tượng “cộng sinh” là sống bám vào nhau, giữa thành phần kinh doanh ưu tú là các Chaebols với bộ máy nhà nước khi cả hai đều tự cho mình nhiệm vụ phát triển đất nước bằng chính sách chủ động công nghiệp hóa. Các tập đoàn thành trung tâm sản xuất có yêu cầu rất cao về tư bản để thụ đắc loại thiết bị cho các ngành kỹ nghệ rồi điện tử tiên tiến và được ngân hàng của nhà nước tài trợ theo diện chính sách.

Từ đấy, sự hợp tác giữa chính trường với doanh trường trở thành sự cấu kết. Rồi ỷ thế nhà nước, họ gian lận sổ sách, là chuyện đã và đang xảy ra, mà còn có thể cản trở nỗ lực cải cách của lãnh đạo. Các Tổng thống Hàn Quốc lại chỉ có một nhiệm kỳ năm năm thôi nên chưa hoàn tất việc cải tổ chắc chắn là mất nhiều năm thì phải nhường cho vị kế nhiệm đi lại từ đầu. Họ trở thành “dã tràng xe cát biển Đông”! Lần này, khi Samsung lại làm một Tổng thống mất chức trong nỗi nhục của cả nước, thì có lẽ là một cơ hội mới. Như Tháng Chín vừa qua, Quốc hội Nam Hàn yêu cầu lãnh đạo của chín tập đoàn mạnh nhất ra điều trần về việc họ đã gom tiền mua chuộc một cố vấn thân tín của Tổng thống Park Geun-hye. Vì vậy, trong cuộc tranh cử Tổng thống năm nay, các ứng cử viên đều quan tâm và phải có chủ trương về việc cải cách.

Cải cách cách nào?

Nguyên Lam: Trong hồ sơ này, người ta thấy ra một ưu điểm của Nam Hàn là có dân chủ và Quốc Hội có thực quyền khiến Tổng thống bị ngưng chức vì tình nghi về tội tham nhũng. Theo như ông nghĩ thì lãnh đạo chính trị có thể làm những gì về một yêu cầu được đặt ra từ mấy chục năm trước mà chưa xong?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi cứ hay nghĩ ngược! Việc cần làm ngay là tu chỉnh Hiến pháp cho Tổng thống được hai nhiệm kỳ tổng cộng 10 năm thì mới có thể tái tranh cử để hoàn tất việc cải cách dở dang. Tổng thống Park Geun-hye cũng đề nghị như vậy nhưng người phụ nữ cô đơn này có những mềm yếu khó hiểu trong quan hệ với một kẻ thân tín nên đã bị thân bại danh liệt.

Nói về luật lệ thì từ năm 1980, Nam Hàn có đạo luật ngăn nạn độc quyền và kinh doanh thiếu công bằng để giúp các tiểu doanh nghiệp có thể thành hình. 

– Nguyễn-Xuân Nghĩa

Thứ hai, mọi sự đang thay đổi kể từ năm 2014, khi kinh tế Trung Quốc sa sút, kinh tế Âu-Mỹ chưa phục hoạt thì Nam Hàn bị hiệu ứng bất lợi khiến xuất khẩu sụt mất 30%. Có nền kinh tế lệ thuộc vào xuất khẩu, Nam Hàn đang thấy lại nguy cơ của năm 1997. Tai hại nhất là giới trẻ bị thất nghiệp, có thể quá 12% là gấp đôi bình quân toàn quốc. Họ bất mãn và không chấp nhận nổi sự bất công về lợi tức và bất lương của giới có quyền và có tiền. Tức là khó khăn kinh tế khiến xã hội Nam Hàn mất ổn định nên giới lãnh đạo trong tương lai không thể không giải quyết một vấn đề quá nóng hiện nay là sự khống chế của các tập đoàn kinh tế.

Nguyên Lam: Như vậy, bối cảnh quốc nội và quốc tế cho thấy tình hình có thể thuận tiện cho một việc cải cách rộng lớn. Thưa ông, đâu là những nguyên lý chỉ đạo việc cải cách này của Hàn Quốc?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nói về đại thể thì tương đối dễ! Từ nửa thế kỷ, chính là chủ nghĩa dân tộc đã tạo ra sức quật khởi của người dân Hàn Quốc sau khi bị Nhật xâm lăng từ năm 1910 rồi bị lụn bại vì chiến tranh. Sự quật khởi đó kết tinh vào thành tựu chói lọi của các Chaebols cho tới vụ khủng hoảng ngày nay làm người dân thấy nhục. Vì vậy, giới lãnh đạo chính trị có hậu thuẫn của quần chúng để cải tổ cơ chế quản lý doanh nghiệp hầu các gia đình làm chủ bên trong không thể kiểm soát và lũng đoạn được nữa. Thứ hai là phải phá vỡ sự cấu kết giữa các đại gia với bộ máy hành chánh công quyền bằng luật lệ công minh chấp hành nghiêm chỉnh.

Nói về luật lệ thì từ năm 1980, Nam Hàn có đạo luật ngăn nạn độc quyền và kinh doanh thiếu công bằng để giúp các tiểu doanh nghiệp có thể thành hình. Đấy là loại cơ sở sản xuất thu dụng nhân công, chứ các Chaebols chỉ dùng có 3% của lực lượng lao động thôi. Từ đạo luật đó, họ lập ra một ủy ban giám sát tình trạng cạnh tranh bất chính của các Chaebols để khỏi lấn lướt giới tiểu doanh. Nhưng đạo luật chưa được thi hành đúng đắn nên mới gây ra tình trạng chúng ta đang thấy. Sau vụ khủng hoảng ngày nay, Chính quyền mới phải khởi đầu bằng tăng cường khả năng cưỡng hành của luật lệ sẵn có.

Cũng về luật lệ thì có lẽ Nam Hàn phải cải tổ sắc thuế đánh vào di sản kế thừa, hiện thuộc loại cao nhất thế giới và là một nguyên do đưa tới gian lận sổ sách để tránh thuế mà chủ tịch đương nhiệm của Samsung đang bị truy tố. Kết luận ở đây là chúng ta đang chứng kiến một đổi thay mang ý nghĩa lịch sử của một quốc gia đã được thế giới khâm phục về tài quản trị kinh tế nay bị chê cười trong một vụ khủng hoảng chính trị từ trên xuống trong khi còn bị Bắc Hàn Cộng sản uy hiếp bằng hỏa tiễn bắn ngang qua đầu.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/korean-chaebols-n-economic-disasters-nxn-03072017073315.html

 

Trung Quốc, cường quốc không bạn bè

Thụy My

Nhà nghiên cứu địa chính trị Brahma Chellaney trong bài viết « Một cường quốc mới nổi không hề có đồng minh » trên Japan Times ngày 06/03/2017 đã nhận định, càng tăng cường thêm sức mạnh, thì Trung Quốc lại càng khó có được những đồng minh thực sự. Điều này chứng tỏ vai trò lãnh đạo đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn là chỉ bằng vũ lực thô bạo.

Tác giả nêu ra sự tương phản với mạng lưới đồng minh và đối tác rộng rãi mà Hoa Kỳ duy trì tại châu Á-Thái Bình Dương và những khu vực khác. Sự xuống cấp trong mối quan hệ đặc biệt với Bắc Triều Tiên, nước chư hầu trước đây, đã minh họa cho tình thế khó khăn của Bắc Kinh.

Năm ngoái, đô đốc Harry Harris, tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương đã nói : « Chúng tôi có các đồng minh, bạn bè và đối tác mà Trung Quốc không có được ». Còn bộ trưởng Quốc phòng Ashton Caster nhấn mạnh, Bắc Kinh « đang dựng lên một bức tường lớn để tự cô lập ».

Cô đơn khi hục hặc với « nước anh em » Bắc Triều Tiên

Quan hệ nhanh chóng xấu đi giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng – vốn sở hữu trữ lượng lớn quặng sắt, than đá, magnesit, than chì, đồng, kẽm và các khoáng vật khác – chắc chắn càng làm tăng lên cảm giác cô độc của Trung Quốc.

Mới đây khi tố cáo Trung Quốc có « thái độ nghiệt ngã » và « múa may theo Mỹ », Bình Nhưỡng đã làm rõ không chỉ sự rạn nứt trầm trọng trong quan hệ với người láng giềng khổng lồ, mà cả thực tế hiện nay Bắc Kinh chỉ còn duy nhất một đồng minh thực sự là Pakistan. Theo tác giả, cho dù đang là công cụ hữu ích cho Trung Quốc để kìm hãm Ấn Độ, Pakistan vẫn là một đồng minh đáng ngờ – trong bối cảnh rộng hơn.

Sự rạn nứt giữa Trung Quốc – Bắc Triều Tiên diễn ra sau khi ảnh hưởng của Bắc Kinh lên Miến Điện đã yếu hẳn đi. Miến Điện cũng là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, từ dầu khí cho đến ngọc bích, gỗ. Ngày nay, quan hệ Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đang ở mức thấp nhất từ khi quốc gia Bắc Triều Tiên được thành lập năm 1948.

Cái chết của Kim Jong Nam : Đòn nặng cho Trung Quốc

Vụ hạ độc làm chết người anh cùng cha khác mẹ của Kim Jong Un là ông Kim Jong Nam tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, là một đòn nặng cho Trung Quốc. Bắc Kinh coi Kim Jong Nam – một tay chơi có dinh cơ ở Macao và Bắc Kinh – là một quân cờ chủ chốt để đối phó với nhà độc tài Bắc Triều Tiên.

Cụ thể hơn, quan hệ được Trung Quốc khoe là « máu mủ » với Bắc Triều Tiên đã xấu hẳn đi từ lúc Kim Jong Un lên nắm quyền sau khi Kim Jong Il qua đời tháng 12/2011. Nhà lãnh đạo trẻ tuổi ở Bình Nhưỡng cố chứng tỏ không phải là chư hầu của Trung Quốc, kể cả việc nhen nhóm lại chủ thuyết Juche (tức thuyết Chủ Thể : tự cung tự cấp, tự chủ về chính trị và quân sự, xã hội không giai cấp). Kim Jong Un thách thức Trung Quốc qua nhiều vụ thử nguyên tử và hỏa tiễn, cho thấy ý hướng muốn thoát khỏi móng vuốt của Bắc Kinh thông qua mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ – một lời mời gọi không được Washington lắng nghe.

Cái chết của Kim Jong Nam, chắc chắn là một đòn không chỉ đối với Trung Quốc mà cả với Hàn Quốc và Hoa Kỳ, vốn khai thác những tin tức mà ông này cung cấp được về nội tình của chế độ độc tài Bình Nhưỡng. Ba quốc gia này, ý thức được tầm quan trọng của dòng họ nhà Kim ở Bắc Triều Tiên, đã chăm chút Kim Jong Nam như một nhân vật có tiềm năng thay thế người em cùng cha khác mẹ đang nắm quyền. Theo tác giả Brahma Chellaney, thế nên nhà độc tài Bình Nhưỡng có lý do để trừ khử Kim Jong Nam.

Trước đó vào năm 2013, Bình Nhưỡng đã hành quyết người bạn quý giá nhất của Trung Quốc trong hàng ngũ lãnh đạo Bắc Triều Tiên là ông Jang Song Thaek, tướng bốn sao vốn là chú dượng của Kim Jong Un. Ông Jang, người cố vấn của Kim Jong Nam và là đầu mối chính trong quan hệ Bắc Kinh – Bình Nhưỡng, bị chế độ cáo buộc đã lạm dụng quyền lực để ưu đãi Trung Quốc, nhất là bán rẻ tài nguyên như than đá, đất đai và kim loại quý.

« Thoát Trung » và yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh

Nhưng Kim Jong Un, 33 tuổi, nhà lãnh đạo trẻ nhất thế giới và Tập Cận Bình, lớn tuổi gấp đôi, đang là trung tâm của cuộc khủng hoảng Trung Quốc – Bắc Triều Tiên. Khi Tập Cận Bình viếng thăm chính thức Hàn Quốc giữa năm 2014, ông ta đã lật đổ truyền thống từ nhiều thập kỷ qua, theo đó các lãnh đạo Trung Quốc luôn công du Bắc Triều Tiên đầu tiên. Ông Tập vẫn chưa đi thăm Bình Nhưỡng, cũng như Kim Jong Un từ chối đến Bắc Kinh. Trong khi đó ông nội và cha của Kim Jong Un vốn luôn tỏ ra ngoan ngoãn trước thiên triều : Kim Il Sung, nhà lập quốc đã thăm Trung Quốc đến 37 lần, còn người con kế nhiệm Kim Jong Il viếng thăm Bắc Kinh 9 lần.

Nỗ lực của nhà lãnh đạo trẻ nhằm vạch ra một hướng đi độc lập đã khiến báo chí nhà nước Trung Quốc tung ra cả một chiến dịch tuyên truyền chống lại Kim Jong Un, tố cáo ông này tiếp tục chính sách « thoát Trung » và tìm cách tháo gỡ những bế tắc trong quan hệ với Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Dù rất bực tức, nhưng Trung Quốc không có nhiều chọn lựa để đối phó với chế độ Kim Jong Un. Bắc Kinh không hề muốn Nhà nước Bắc Triều Tiên bị tan rã – một kịch bản sẽ dẫn đến việc Triều Tiên thống nhất, trở thành đồng minh của Hoa Kỳ. Triển vọng quân đội Hoa Kỳ hiện diện ở gần biên giới là cơn ác mộng của Trung Quốc. Đó là lý do khiến Bắc Kinh can thiệp vào cuộc chiến tranh Triều Tiên, khi quân đội Mỹ vượt qua vĩ tuyến 38 và có thể tiến về biên giới Trung Quốc.

Trong nhiều thế kỷ, Trung Quốc vẫn coi bán đảo Triều Tiên là gót chân Achille của mình về mặt chiến lược. Triều Tiên có thể là con đường thuận tiện cho các cường quốc nước ngoài xâm lăng, hay đóng vai trò đầu cầu cho việc tấn công Trung Quốc.

Hiện nay Trung Quốc đang có những tranh chấp về lãnh thổ và tài nguyên với Bắc Triều Tiên, mà một nước Triều Tiên thống nhất sẽ kế thừa và đấu tranh. Trung tâm của tranh chấp lãnh thổ là Chonji, miệng núi lửa trên đỉnh Paektu (nơi mà 33 kilomet chiều dài dọc theo biên giới Trung-Triều vẫn chưa được giải quyết xong), và một số hòn đảo nằm giữa hai dòng sông biên giới Áp Lục (Yalu) và Đồ Môn (Tumen).

Để chứng tỏ vấn đề biên giới với Bắc Triều Tiên vẫn chưa ngã ngũ, Trung Quốc đưa ra yêu sách lịch sử đã sửa đổi, rằng vương quốc Koguryo – được thành lập trên lưu vực sông Tongge ở miền bắc bán đảo Triều Tiên – là thuộc về Trung Quốc chứ không phải Triều Tiên như các nhà sử học quốc tế vẫn khẳng định. Năm 2012, một báo cáo của Thượng viện Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc « có thể đang tìm cách đặt nền móng cho yêu sách lãnh thổ tại bán đảo Triều Tiên trong tương lai ».

Lá bài Bình Nhưỡng mất giá

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc coi việc giữ nguyên trạng trên bán đảo Triều Tiên là có lợi nhất cho mình. Bắc Kinh có thể chấp nhận Triều Tiên thống nhất chỉ với điều kiện Trung Quốc có thể chi phối mạnh mẽ bán đảo này, có được những nhượng bộ thường xuyên về chiến lược.

Cho đến nay, hành động mạnh mẽ nhất của Trung Quốc chống lại Bắc Triều Tiên là việc ngưng nhập khẩu than đá gần đây, có thể cho là từ « hiệu ứng Trump ». Chính sách khó đoán định của tổng thống Mỹ Donald Trump, được phản ánh qua sự dao động về chủ trương « Một nước Trung Hoa », và thái độ cứng rắn hơn trước sự bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, đã khiến Trung Quốc phải có hành động để làm dịu bớt những chỉ trích của Hoa Kỳ, là đã không làm đúng mức để giúp áp dụng các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Nhưng căng thẳng đang tăng cao giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng cũng mang ý nghĩa là giá trị của lá bài Bắc Triều Tiên khi mặc cả với Hoa Kỳ có vẻ đã bị hao mòn. Trong nhiều năm, Washington đã giao phó vấn đề Bắc Triều Tiên cho Trung Quốc, đổi lại Mỹ nhiều lần nhượng bộ Bắc Kinh. Ngày nay, thay vì đóng vai trung gian tin cậy giữa Washington và Bình Nhưỡng, Trung Quốc lại bị Bắc Triều Tiên tỏ ra khinh khỉnh.

Tác giả bài viết nhận định, Bắc Kinh vẫn phải đánh vật với câu hỏi mang ý nghĩa bao trùm hơn, là liệu Trung Quốc có thể trở thành đối thủ ngang hàng với Hoa Kỳ, trong khi không có được bất kỳ một đồng minh nào ?

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170307-trung-quoc-cuong-quoc-khong-ban-be

 

Serguei Kislyak, nhà ngoại giao Nga khiến Trump lúng túng

Sau Michael Flynn đến Jeff Sessions bị cáo buộc có những mối liên hệ mờ ám với chính quyền Matxcơva, qua trung gian một nhân vật then chốt : đại sứ Nga tại Washington Serguei Kislyak. Từ tháng 07/2016 nhà ngoại giao này thường xuyên liên hệ với những cố vấn thân cận của ứng cử viên tổng thống, rồi tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump.

Những cuộc điện đàm hay những lần gặp gỡ đó đã buộc cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ, tướng Flynn, từ chức sau chưa đầy một tháng chính thức làm việc ở Nhà Trắng. Cũng những cuộc trao đổi giữa đại sứ Nga tại Washington với thượng nghị sĩ bang Alabama, Jeff Sessions, một những người đầu tiên ủng hộ ứng cử viên Donald Trump, hồi tháng 7 và 9/2016, tức là thời điểm mà chính quyền Obama và tình báo Hoa Kỳ bắt đầu nghi ngờ Matxcơva can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ, có nguy cơ đe dọa chiếc ghế bộ trưởng Tư Pháp của ông này. Vậy Serguei Kislyak là ai ?

Năm nay 66 tuổi, Serguei Ivanovitch Kislyak là một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, đã ba lần được cử sang làm việc ở Mỹ. Tốt nghiệp kỹ sư vật lý tại Matxcơva năm 1973, nhưng chỉ bốn năm sau đó, đã chuyển về làm việc cho bộ Ngoại Giao.

Từ năm 1981 đến 1985, Kislyak được để cử làm thư ký thứ hai của sứ quán Liên Xô tại Liên Hiệp Quốc, trụ sở tại New York. Khi mãn nhiệm, ông được chuyển về sứ quán Liên Xô tại Hoa Kỳ, ở thủ đô Washington cho đến năm 1989 khi bức tường Berlin sụp đổ. Trong thời gian này, nhà ngoại giao xuất thân là một kỹ sư vật lý có trọng trách theo dõi hồ sơ giải trừ vũ khí nguyên tử.

Bẵng đi một thời gian, từ 1998 đến năm 2003, Serguei Ivanovitch Kislyak được chính quyền Matxcơva đề cử sang Bruxelles làm đại sứ của Nga bên cạnh Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO. Khi hồi hương, ông được chỉ định làm thứ trưởng Ngoại Giao trong 5 năm.

Tháng 07/2008, Serguei Kislyak trở lại thủ đô Washington trên cương vị đại sứ, trong bối cảnh xẩy ra xung đột giữa Nga và Gruzia. Tháng 7/2008 cũng là thời điểm Hoa Kỳ chuẩn bị bầu cử tổng thống, với ứng viên sáng giá nhất là Barack Obama.

Theo như nhận định của giáo sư chính trị học Mỹ Michael McFaul, đại học Stanford, Serguei Kislyak đã nhanh chóng giành được cảm tình của các chính trị gia ở Washington, tạo dựng uy tín trong hàng ngũ các cố vấn của hai chính quyền Mỹ, từ những cộng tác viên thân tín của tổng thống George W.Bush cho đến các quan chức trong chính quyền Obama.

Nicholas Burns, một trong số các quan chức ngoại giao « to » nhất dưới thời tổng thống Bush ghi nhận, đại sứ Serguei Kislyak « rất thông minh, giàu kinh nghiệm, là một nhà ngoại giao luôn chuẩn bị các hồ sơ của ông rất kỹ lưỡng, cho dù là nhân vật này có lối hành xử cứng nhắc, được đào tạo theo trường phái Liên Xô và thường tỏ thái độ thù nghịch đối với Mỹ ».

Sự nghiệp của Serguei Kislyak tưởng như đã phải rẽ sang một khúc quanh khác khi năm 2012, Vladimir Putin quay lại điện Kremlin. Nhiều người đã tưởng rằng Kislyak bị cựu trùm KGB thất sủng. Nhưng một lần nữa, nhà ngoại giao này lại chứng minh ông có « khả năng thính ứng với mọi tình huống ». Đại sứ Nga ở Washington đã nhanh chóng sử dụng đúng ngôn ngữ, giọng điệu của Putin để mua chuộc lòng tin của chủ nhân điện Kremlin.

Serguei Kislyak không ngần ngại lên án thái độ « áp đặt » của Mỹ, điều mà « Matxcơva không thể chấp nhận ».

Cũng đại sứ Kislyak đã công khai nhìn nhận, quan hệ Nga-Mỹ đang trải qua thời kỳ « tệ hại nhất, kể cả so với thời kỳ Chiến Tranh Lạnh ». Lại cũng Serguei Kislyak đã mạnh mẽ lên án Hoa Kỳ và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO triển khai lực lượng tại Ba Lan và các nước trong vùng Baltic.

Khi phương Tây lên án Nga sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina năm 2014 hay yểm trợ phe nổi dậy ở miền đông Ukraina thì hiếm nhà ngoại giao nào lại thẳng thừng tuyên bố với các quan chức Mỹ rằng « Matxcơva thừa sức để sống mà không cần phải trông chờ vào Âu Mỹ ».

Giới phân tích Pháp lấy làm lạ, là với những tuyên bố « đao to búa lớn » như vậy, với cá tính mạnh mẽ như vậy mà sao các cộng tác viên của tổng thống Trump như bộ trưởng Tư Pháp Jeff Sessions hay cựu cố vấn an ninh Michael Flynn lại có thể dễ quên những lần gặp gỡ hay các cuộc tiếp xúc với ông đại sứ Nga.

Câu hỏi mà giới truyền thông Mỹ đang đặt ra là liệu đại sứ Serguei Kislyak được tình báo Nga trao cho những nhiệm vụ gì và ở mức độ nào ? Trước những nghi vấn Nga can thiệp gây nhiễu bầu cử tổng thống Hoa Kỳ mùa thu năm ngoái, phát biểu tại đại học Stanford tháng 11/2016, đương sự khẳng định « vai trò và nhiệm vụ của ông nằm trong khuôn khổ ngoại giao (…). Công việc của ông là tìm hiểu tình hình, hiểu mọi người, cả bên đảng Dân Chủ lẫn Cộng Hòa. Cá nhân ông do đã làm việc từ lâu năm ở Washington nên ông biết gần hết các chính khách Mỹ ».

Serguei Kislyak sắp trở lại Matxcơva khi mãn nhiệm kỳ đại sứ tại Hoa Kỳ. Người thay thế ông rất có thể là thứ trưởng Ngoại Giao, đại tướng Anatoly Antonov. Việc bổ nhiệm này còn phải đợi Hạ Viện Douma thông qua. Nhìn từ Paris, mọi người chờ đợi, làm đại sứ Nga tại Mỹ dưới thời tổng thống Trump sẽ không phải là công việc nhàn hạ chút nào.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170307-serguei-kislyak-nha-ngoai-giao-nga-khien-trump-lung-tung

 

Châu Âu muốn hội nhập « đa vận tốc »

Tú Anh

Họp tại điện Versailles ngày 06/03/2017, lãnh đạo bốn thành viên đông dân nhất châu Âu gồm Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha kêu gọi xây dựng Liên Hiệp Châu Âu « đa vận tốc ». Mục đích là để chuẩn bị cho 27 thành viên đối phó một cách hữu hiệu với một loạt bất trắc : Brexit, an ninh quốc phòng và khủng hoảng nhập cư.

” Hợp nhất không có nghĩa là đồng nhất “. Nhận định của tổng thống Pháp François Hollande và cũng là nội dung bản tuyên bố chung tại thượng đỉnh thu hẹp ở điện Versailles, Pháp, cho thấy hướng đi tới của Liên Hiệp Châu Âu trong tương lai. Một số thành viên sẽ tiến nhanh hơn, hội nhập nhiều hơn trong lãnh vực quốc phòng, khối sử dụng đồng tiền chung, điều hoà hệ thống thuế khóa, xã hội và tuổi trẻ. Những thành viên khác không bị bỏ rơi nhưng cũng không có quyền phủ quyết.

Thủ tướng Đức Angela Merkel giải thích thêm : tất cả mọi thành viên phải đi tới và phải có can đảm chấp nhận (thực tế) người nhanh kẻ chậm. Cũng theo chiều hướng này, thủ tướng Ý Paolo Gentiloni nêu lên nhu cầu cải thiện xã hội, thúc đẩy tăng trưởng để Liên Hiệp có ý nghĩa hơn. Còn thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy thì cho biết Madrid sẵn sàng tiến theo mọi người.

Trong một cuộc phỏng vấn dài công bố trước đó, tổng thống Pháp nêu lên một số bất trắc, cụ thể là « sự thiếu hiểu biết của tổng thống Donald Trump về châu Âu » buộc châu Âu phải chứng tỏ biết đoàn kết chính trị, có trọng lượng kinh tế và tự lực về quốc phòng. Những đường nét chính trên đây sẽ được bốn nước trình bày với các thành viên còn lại vào ngày 09/03/2017 nhân thượng đỉnh Bruxelles.

Trong lãnh vực quốc phòng, Liên Hiệp Châu Âu thông báo thành lập Tổng Hành Dinh Quân Sự. Đặt tại thủ đô nước Bỉ kể từ mùa xuân năm nay, Tổng Hành Dinh Quân Sự có nhiệm vụ khởi đầu là điều hành các chiến dịch huấn luyện tại Mali, Somalia và Trung Phi. Tổ chức này sẽ do một viên tướng Phần Lan chỉ huy.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170307-chau-au-muon-hoi-nhap-%C2%AB-da-van-toc-%C2%BB

 

Quốc Hội Hungary

thông qua luật bắt giam dân nhập cư trái phép

Mai Vân

Với một đa số áp đảo, Nghị Viện Hungary ngày 07/03/2017 thông qua việc cho phép bắt giam một cách tự động tất cả những người nhập cư không giấy tờ. Biện pháp này đã được bãi bỏ từ năm 2013 dưới sức ép của Liên Hiệp Châu Âu và Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc HCR.

Luật mới đã được thông qua với tuyệt đại đa số – 138 phiếu thuận chỉ có 6 phiếu chống và 22 người không bỏ phiếu. Những người nhập cư sẽ bị đưa vào « những khu vực quá cảnh » ở biên giới Serbia và Croatia, và sẽ bị giam giữ cho đến khi có quyết định về đơn xin tị nạn của họ.

Biện pháp này sẽ được áp dụng cả cho những người mới đến cũng như những người xin tị nạn đang ở Hungary, khoảng 580 người trong tháng 2/2017.

Vào năm 2013, dưới sức ép của Liên Hiệp Châu Âu, Cao Ủy Tỵ Nạn và Tòa Án Nhân Quyền Châu Âu, Hungary đã phải bãi bỏ biện pháp giam giữ một cách tự động những người nhập cư xin tị nạn. Thủ tướng Viktor Orban từng công nhận vào tháng Giêng là tái lập biện pháp giam giữ này sẽ đi ngược lại với luật của châu Âu và như thế là « công khai chống lại châu Âu ».

Trong năm 2016, hơn 29.400 người đã nộp đơn tị nạn ở Hungary, nhưng đại đa số không ở lại đây mà tiếp tục đi đến Tây Âu, chỉ có 425 người là được tị nạn ở Hungary.

Liên Hiệp Quốc đã lên án ngay luật vừa được thông qua. Phát ngôn viên HCR cho là Phủ Cao Ủy « rất quan ngại » về luật mới này vì sẽ cho phép giam cầm cả trẻ em. Theo HCR, Hungary « đã vi phạm trách nhiệm của mình đối với luật quốc tế và châu Âu ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170307-quoc-hoi-hungary-thong-qua-luat-bat-giam-dan-nhap-cu-trai-phep

 

Quân đội Mỹ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hội ý về Syria và Irak

Mai Vân

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ngày 07/03/2017, tổng tham mưu trưởng Quân Đội ba nước Mỹ, Nga vàThổ Nhĩ Kỳ đã họp tại Istanbul để thảo luận về tình hình Syria và Irak. Đây là một cuộc họp không hề được báo trước.

Theo thông cáo của Quân Đội Thổ Nhĩ Kỳ, tổng tham mưu trưởng quân đội nước này là Hulusi Akar đã gặp đồng nhiệm Mỹ Joseph Dunford và Nga Valery Gerasimov để trao đổi ý kiến về « các vấn đề an ninh chung trong khu vực, trước hết là tình hình Syria và Irak ». Thông tin này cũng được bộ Quốc Phòng Nga xác nhận.

Theo hãng tin Pháp AFP, cuộc họp đã diễn ra sau khi thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim khẳng định không thể mở chiến dịch tấn công đánh chiếm Minbej ở phía bắc Syria mà « không có sự phối hợp với Nga và Mỹ ».

Thành phố Minbej nằm trong tay Lực Lượng Dân Chủ Syria FDS, một liên minh Ả Rập-Kurdistan, đang nằm trong tầm nhắm của Ankara muốn đánh đuổi lực lượng Kurdistan YPG mà Ankara xem là khủng bố.

Có điều là lực lượng FDS lại được hậu thuẫn của Mỹ, trong khi tình hình chung quanh Minbej rất phức tạp trong những ngày qua với việc lính Mỹ được triển khai để ngăn ngừa mọi cuộc tấn công, còn phía Nga thì hộ tống một đoàn xe của chế độ Damas đến khu vực.

Cuộc họp ba bên này cũng diễn ra trong thời điểm các lực lượng chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo chuẩn bị cuộc tấn công quy mô vào cứ địa Raqa của Daech tại Syria, trong lúc tại Irak, quân chính phủ đang tiến thêm trong thành phố Mossul, một thành trì khác của quân thánh chiến ở phía bắc Irak.

Quân đội Irak vào hôm nay thông báo đã chiếm được trụ sở chính quyền tỉnh tại Mossul và lấy lại viện bảo tàng mà lực lượng thánh chiến đã hủy hoại.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170307-lanh-dao-quan-doi-my-nga-va-tho-nhi-ky-hoi-y-ve-syria-va-irak

 

Tài sản kếch sù của thủ tướng Nga Medvedev

Thanh Hà

Nổi tiếng là một người chống tham nhũng, có cuộc sống thanh bạch, thực tế cho thấy thủ tướng Nga Dmitri Medvedev đang đứng đầu một tài sản khổng lồ, gồm bất động sản, ruộng nho, du thuyền trị giá hơn 16 triệu đô la. Tin trên được blogger Alexei Navalny, kẻ thù không đội trời chung của tổng thống Putin đăng tải trên mạng internet hôm 02/03/2017.

Đoạn băng video và điều tra về tài sản của đương kim thủ tướng Medvedev đã được hơn 26 triệu lượt người truy cập, nhưng truyền thông Matxcơva hoàn toàn im lặng.

Công luận thường biết đến Dmitri Medvedev như một người kín đáo, liên tục được cất nhắc vào chức vụ thủ tướng, rồi tổng thống Nga nhờ lòng trung thành với Vladimir Putin. Người ta cũng biết đến ông Medvedev như một chính khách có cuộc sống khiêm tốn, thú tiêu khiển của ông là mua sắm đồ điện tử, và hai chiếc xe hơi Volga cổ lỗ từ thời Liên Xô.

Hình ảnh đó rất xa vời với thực tế, ít ra là căn cứ vào điều tra của nhà viết blog Nalvalny. Theo tin được phát tải trên mạng của tiếng nói đối lập này, thì Dmitri Medvedev là chủ nhân của nhiều ngôi biệt thự nguy nga tại thành phố biển Sotchi, 6 căn hộ ở sang trọng ở thành phố Saint Petersbourg, sở hữu hai chiếc du thuyền hạng sang, ông làm chủ luôn cả nhiều ruộng nho ở miền nam nước Nga và cả ở tận vùng Toscane nắng ấm của nước Ý. Chưa hết, tài sản của thủ tướng Nga còn bao gồm luôn cả một hệ thống sản xuất thực phẩm, cung cấp cho thị trường từ sữa bò đến mật ong, từ thịt đến ngũ cốc.

Cũng trong điều tra được Alexei Navalny công bố trên mạng, thủ tướng Medvedev còn có một đối tác làm ăn rất quan trọng là Ilya Eliseev. Ông này quen biết với Dmitri Medvedev thời ở đại học và giờ đây đang điều hành một « cỗ máy kinh doanh » hơn 650 triệu đô la. Cũng nhân vật này hiện là đồng chủ tịch của chi nhánh ngân hàng Gazprom Bank, dường như đã tặng không cho một quỹ từ thiện 463 triệu đô la, mà chủ nhân quỹ này, không ai khác ngoài ông Medvedev.

Như tổ chức chống tham nhũng Minh Bạch Quốc Tế Transparency International ghi nhận thủ tướng Nga không phải là người tham lam, mà ông ấy chỉ « tận dụng những kẽ hở trong bộ luật chống tham nhũng của Nga liên quan đến các hoạt động từ thiện để làm giàu ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170307-tai-san-kech-su-cua-thu-tuong-nga-medvedev

 

Pháp : Ứng viên Fillon

vẫn được ban lãnh đạo cánh hữu ủng hộ

Thanh Phương

Mặc dù có nguy cơ bị truy tố về nghi án việc làm giả và uy tín đang bị sụt giảm mạnh, ứng viên tổng thống François Fillon vẫn được ban lãnh đạo đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa ủng hộ.

Hôm qua, 06/03/2017, sau một cuộc họp nhằm giải quyết khủng hoảng, ban chính trị của đảng Những Người Cộng Hòa cuối cùng đã « nhất trí ủng hộ » cựu thủ tướng Fillon. Về phần ông Fillon đã kêu gọi « những người có thiện chí » tập hợp chung quanh ông.

Cho đến giờ chót, những người thân cận với cựu tổng thống Nicolas Sarkozy đã cố thuyết phục ông Fillon rút lui và tự chọn người thay thế ra tranh cử. Nhưng rốt cuộc cựu thủ tướng Pháp vẫn giữ nguyên được vị thế ứng cử viên cánh hữu, nhất là sau khi thị trưởng Bordeaux Alain Juppé tuyên bố dứt khoát sẽ không ra tranh cử.

Tuy vậy, ông Fillon chấp nhận sẽ nhanh chóng gặp hai ông Sarkozy và Juppé để thảo luận về tình hình cánh hữu, mà hiện đang bị chia rẽ trầm trọng. Hơn 300 dân biểu cánh hữu đã tuyên bố bỏ rơi ứng cử viên Fillon, trong đó có cả phát ngôn viên và giám đốc phụ trách chiến dịch vận động tranh cử của ông.

Kết quả các cuộc thăm dò hiện nay đều dự báo là ông Fillon sẽ bị loại ở vòng một bầu cử tổng thống Pháp ngày 23/04/2017. Hai nhân vật vẫn được dự báo vào vòng hai là ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen và ứng viên độc lập Emmanuel Macron, nguyên là bộ trưởng Kinh Tế của tổng thống François Hollande.

Hôm qua, ông Hollande đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ bà Le Pen giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay. Trong số những người thân cận với tổng thống Hollande, một số nhân vật không đồng ý với chương trình tranh cử của ứng cử viên Xã Hội Benoit Hamon, cho nên có thể quay sang ủng hộ ứng cử viên Macron.

http://vi.rfi.fr/phap/20170307-phap-ung-cu-vien-fillon-van-duoc-ban-lanh-dao-canh-huu-ung-ho

 

Kiều dân Malaysia bị cấm rời Bắc Triều Tiên,

Kuala Lumpur trả đũa

Tú Anh

Sau khi đại sứ Bắc Triều Tiên Kang Chol bị Malaysia trục xuất vào ngày 06/03/2017, đến lượt Bình Nhưỡng cấm kiều dân Malaysia rời lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Kuala Lumpur trả đũa tức khắc : phong tỏa sứ quán Bắc Triều Tiên. Thủ tướng Najib Razak lên án hành động « bắt con tin ». Hiện có 11 công dân Malaysia đang lưu trú tại Bắc Triều Tiên.

Tư pháp Malaysia cho biết bằng mọi giá sẽ thẩm vấn các nghi can Bắc Triều Tiên « đang ẩn trốn trong sứ quán » cho dù phải mất 5 năm chờ đợi. Một hàng rào cảnh sát đã được bố trí chung quanh cơ quan đại diện ngoại giao của Bắc Triều Tiên.

Vào lúc Bắc Triều Tiên đứng trước nguy cơ bị quốc tế gia tăng trừng phạt sau loạt phóng tên lửa đe dọa Nhật Bản, căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với Malaysia, bắt nguồn từ vụ sát hại Kim Jong Nam, tiếp tục leo thang.

Từ Singapore, thông tín viên Margaux Bédé tường thuật :

“Chính phủ Malaysia, kể từ ngày 07/03/2017, cấm nhân viên sứ quán Bắc Triều Tiên rời Malaysia. Tin này được phó thủ tướng Malaysia, Ahmad Zahid Hamidi thông báo trong cuộc họp báo được triệu tập khẩn cấp vào sáng nay. 

Biện pháp phong tỏa sứ quán Bắc Triều Tiên được công bố sau khi chính quyền Bình Nhưỡng ngăn cấm kiều dân Malaysia rời Bắc Triều Tiên, một hành động bị cho là khinh thường mọi chuẩn mực ngoại giao. Thủ tướng Malaysia yêu cầu Bình Nhưỡng « thả tức khắc các công dân Malaysia để tránh một cuộc leo thang khủng hoảng ngoại giao ».

Theo hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA, tất cả công dân Malaysia tạm thời bị cấm rời lãnh thổ Bắc Triều Tiên cho đến khi sự cố ở Malysia được giải quyết một cách thích đáng ».

Ngày hôm qua, đại sứ Bắc Triều Tiên bị chính phủ Malaysia trục xuất. 

Từ khi người anh cùng cha khác mẹ với lãnh đạo Kim Jong Un bị ám sát tại phi trường Kuala Lumpur hôm 13/02/2017, căng thẳng giữa hai nước không ngừng gia tăng. Công dân Malaysia và Bắc Triều Tiên đã trở thành con tin trong cuộc xung khắc này. Trong tuần, chính phủ Malaysia sẽ bàn thảo về mối quan hệ song phương”.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170307-kieu-dan-malaysia-bi-cam-roi-bac-trieu-tien-kuala-lumpur-tra-dua

 

Công nghệ high tech, công cụ sản xuất mới của nông gia Pháp

Thanh Hà

Giảm bớt công việc nhọc nhằn cho nông gia, cung cấp thông tin chính xác về đất đai – hoa màu, giảm bớt rủi ro mất mùa, tạo diễn đàn trên mạng giữa những nhà trồng trọt, chăn nuôi ở cách nhau nửa vòng trái đất … « Cách mạng công nghệ kỹ thuật số » đã thổi tới nền nông nghiệp của Pháp.

81 % nông dân Pháp ở đầu thế kỷ XXI truy cập vào mạng internet tối thiểu mỗi ngày một lần. Điện thoại di động, máy vi tính, « capteur » phân tích độ màu mỡ của đất, đo sức và hướng gió, drone, một loại máy bay nhỏ không người lái, ảnh vệ tinh … đã trở thành những công cụ không thể thiếu của các nhà chăn nuôi và trồng trọt Pháp thời buổi internet.

Dùng máy gặt high tech có hệ thống định vị, khai thác những ứng dụng điện thoại để tưới ruộng, rải phân bón, đóng chuồng bò với hàng rào có bọ điện tử, kết nối vào các mạng xã hội, giao lưu với người tiêu dùng…Tại triển lãm nông nghiệp Porte de Versailles vừa khép lại, RFI Việt ngữ đã dừng chân tại khu vực có tên gọi « Nông Trại kỹ thuật số- La Ferme Digitale », để tìm hiểu xem một nông trại Pháp trong tương lai hoạt động như thế nào.

Nhà nông Pháp ngày nay đang sử dụng những công nghệ cao cho công việc đồng áng, hay chăn nuôi ra sao ? Các phương tiện hiện đại giúp ích cho họ ở những khâu nào ? Công nghệ số, những vật dụng kết nối – connected được phổ biến tới đâu trong lĩnh vực nông nghiệp tại quốc gia được mệnh danh là « kho lương thực » của Liên Hiệp Châu Âu.

« Đỡ tốn nước và phân bón nhờ bọ điện tử và vật dụng kết nối »

Hai ngày trước khi hội chợ nông nghiệp ở khu Porte de Versailles đóng cửa, chúng tôi đã đến gian trưng bày của ông Christophe Grison, một nông gia khai thác 360 ha đất trong vùng Oise, bắc Paris. Nông trại của ông trồng từ lúa mì đến lúa mạch để cung cấp cho các nhà sản xuất bia, từ cải colza hoa vàng để ép lấy dầu đến củ cải đường, từ bắp đến rau, củ, quả. Gần đây ông Grizon đã dành riêng 2 ha để trồng rau tươi, bán trực tiếp cho khách hàng ở thành thị đi ngang qua thửa ruộng của ông.

Christophe Grison vui vẻ tiếp phóng viên của RFI và cho biết ông đã vào nghề từ 27 năm nay, và luôn bị những công nghệ mới áp dụng cho nghề nông lôi cuốn. Trên hành trình đi tìm những hướng đi mới đó, Christophe Grison đã không ít lần thất vọng. Nhưng từ vài năm trở lại đây thì ông hoàn toàn hài lòng về những tiến bộ trong lĩnh vực gieo trồng :

“ Trong lĩnh vực trồng ngũ cốc, đã có nhiều tiến bộ về mặt kỹ thuật. Chẳng hạn như là chúng tôi sử dụng máy để gieo hạt, và bây giờ máy này được kết nối vào mạng, với những công cụ khác, như điện thoại di động hay máy vi tính. Để dễ hiểu hơn, tôi đưa ra hai thí dụ cụ thể : hồi xưa khi gieo hạt, chúng tôi cầm một nắm hạt giống rắc vung lên, bây giờ với máy gieo tự động và kết nối vào một dứng dụng, khi gieo, chúng tôi gieo từng hạt một, mỗi hạt cách nhau ở một mức độ quy định một cách rất chính xác. Cây lúa khi mọc lên thẳng hàng, không có chuyện hai ba hạt giống mọc cùng một chỗ để tôi phải nhổ bớt đi.

Thế rồi cũng trong công việc trồng trọt, tôi có trang bị các ứng dụng để canh mức độ ẩm của mặt đất, xem đất có tơi hay không trước khi gieo hạt, xem xem rằng, vụ mùa năm trước, chúng tôi đã bón nhưng loại phân gì và lượng phân bón đó còn đọng lại bao nhiêu trong lòng đất. 

Khác với hồi xưa, cứ hai ba ngày tôi lại tưới ruộng một lần tùy theo thời tiết và tưới đều trên khắp cả diện tích trồng trọt. Bây giờ, nhờ có những “capteur” trang bị trong các cột điện tử di động mà tất cả các cột đó kết nối vào với điện thoại di động của tôi. Thành thử tôi biết một cách chính xác, cần tưới thêm cho chỗ nào, và tưới chừng bao nhiêu là đủ. 

Như vậy tôi tiết kiệm được nước, được thời gian, mà lại bảo đảm là mỗi nhành lúa mì không bị khô, không bệnh tật … Để làm được việc này, tôi thuê drone, tức là một loại động cơ tương đối nhỏ và nhẹ bay trên không với những ống kính camera, chụp ảnh thửa ruộng mà tôi đang gieo trồng. Từ những hình ảnh thu được đó, tôi có rất nhiều thông tin ”

Với ông Grison, chủ tịch hiệp hội nông gia ValFrance lập đi lập lại : điều quan trọng nhất là những công cụ mới cho phép ông sử dụng nước hay phân bón đúng liều lượng và đúng thời điểm. Bởi tiết kiệm nước, hay không sử dụng phân bón quá đà thuộc phạm trù và trách nhiệm của giới canh nông đối với thiên nhiên, môi trường.

Khuyên tai điện tử và ngành chăn nuôi

Đối diện với gia trưng bày của Christophe Grizon, là gian triển lãm của Viện Nghiên cứu Khoa Học Kỹ Thuật vì Môi Trường và Nông Nghiệp IRSTEA. Tại đây, ban tổ chức giới thiệu những trang thiết bị kết nối đã được giới trồng trọt và chăn nuôi sử dụng rộng rãi hàng ngày. Bà Sybille Arbeille, đại diện của IRSTEA giới thiệu cặn kẽ những chiếc khuyên kẹp vào tai bò rất thông dụng trong ngành chăn nuôi từ một vài năm trở lại đây.

” Chị đang trông thấy một cái khuyên với một con bọ điện tử, như khuyên đeo tại vậy, ta kẹp khuyên này vào tai bò. Mỗi con bò trong trại chăn nuôi đều mang một mã số riêng. Trong khuôn viên trại nuôi bò có gắn những cây cột điện tử. Khi bất kỳ một con bò nào đi ngang qua các cột đó, một bộ phận phần mềm, đọc được thông số trong con bọ điện tử của khuyên tai nói trên. Nhờ phương tiện này, một nhà chăn nuôi biết được nào là trong ngày, bò đã ăn bao nhiêu cỏ, sức nặng của nó, bò có bị thiếu nước hay không … Đó gọi là công tác theo dõi chế độ ăn uống của đàn bò, xem có con nào biếng ăn, hay bệnh hoạn gì hay không … Từ đó mình điều chỉnh lượng thức ăn, nước uống cho bò.

Một ứng dụng khác rất tiện lợi cho phép điều khiển từ xa thời gian để vắt sữa bò bằng máy vào buổi sáng sớm. Như chị biết, nhà chăn nuôi mỗi ngày mất khoảng 2 giờ đồng hồ để vắt sữa của một đàn khoảng 70 con bò. Với ứng dụng mới, cứ đến giờ, bò tự động được lùa về phía các máy vắt, thêm vào đó, ta còn biết một cách chính xác, con bò nào cho bao nhiêu sữa ; trong sữa có bị thiếu hay chất vitamine nào hay không. Đỡ được hai tiếng đồng hồ trong công việc vắt sữa là rất đáng kể đối với các nhà chăn nuôi. 

Thêm một ứng dụng khác cũng rất cần thiết, đó là một vật dụng kết nối vào mạng có chức năng báo trước khi bò cái sắp sinh con. Nếu như nhà ở xa chuồng bò, mà lại sắp đến thời điểm nhạy cảm này, trước đây nông dân phải ngủ gần với chuồng bò để canh. Bây giờ với kỹ thuật mới, tức với cũng những con bọ điện tử, gần đến lúc sinh, nhiệt độ, nhịp tim, mức độ co thắt của con bò mẹ thay đổi. Lập tức tất cả những thông tin đó được chuyển về máy tính hay điện thoại di động của chủ nông trại, và chỉ khi đó thì nhà chăn nuôi mới phải rời nhà ra chuồng bò “.

Tiết kiệm từ thời gian và làm việc hiệu quả

Như bà Sybille Arbeille viện nghiên cứu IRSTEA và ông Christophe Grison, chủ tịch hiệp hội nông gia ValFrance vùng Oise, phía bắc Paris vừa trình bày, công nghệ kỹ thuật số từng bước len lỏi vào đời sống ở các nông trại.

Hơn 80 % nông dân pháp dùng internet mỗi ngày, khi thì để xem dự báo thời tiết, lúc thì để biết thông tin về giá cả thị trường, hay đơn giản là để giao dịch với ngân hàng từ xa. Theo thống kê của bộ Nông Nghiệp Pháp hiện tại có tới 18.000 nông gia sử dụng ảnh vệ tinh để theo dõi các vụ mùa. Sybille Arbeille nhấn mạnh trên các ứng dụng về dự báo thời tiết rất cần thiết với đồi sống của nông dân :

” Cột dự báo thời tiết là những công cụ kết nối rất cần thiết. Nó cho ta biết về thời tiết, về sức gió lớn tới đâu, xem hướng gió để phun nước tưới ruộng, để rải phân bón hay thuốc trừ sâu một cách hiệu quả nhất, ít tốn thuốc, ít tốn nước nhất và nhất là không phun thuốc sang ruộng hay khu nhà ở của hàng xóm chung quanh. Cũng với những cây cột này người ta đo lường được cả độ ẩm của đất, để biết được một cách chính xác khúc ruộng nào cần nhiều nước, khu vực nào trong số mấy trăm hecta cần nhiều phân bón, cần thêm bao nhiêu phân đạm, cần rải thêm bao nhiêu chất phân bón nitrat … 

Với tất cả các thông tin đó, nhà nông họ điều tiết lượng nước tưới cho ruộng đồng, hay liều và lượng phân bón.

Bên cạnh cột dự báo thời tiết, người ta thường sử dụng luôn cả các loại drone- ta tạm gọi là máy bay không người lái cỡ nhỏ. Trên mỗi chiếc drone này đều có hàng chục, nếu không muốn nói hàng làng trăm antennes, radar hướng về tứ phía, để thu hình, đôi khi là hình ba chiều, với đầy đủ màu sắc … để cung cấp thông tin về những loại hoa màu. Hình ảnh và màu sắc khá trung thực cho phép kết luận là cây có đang bị thiếu nước hay không. Hay như chị thấy ở mảnh vườn thu nhỏ trong khuôn viên hội chợ nông nghiệp, lúa mì ở đây đang thiếu ánh sáng mặt trời. 

Nhờ những cái drone này mà chúng ta có thể dự báo về thời điểm thu hoạch, về sản lượng làm ra … Một lợi ích khác khi dùng drone quan sát các thửa ruộng canh tác, đó là hồi trước nhà nông phải đi vòng vòng, để xem xem cần làm cỏ ở thửa ruộng nào. Với công nghệ kết nối, chỉ cần mở điện thoại hay máy vi tính, nhìn lên màn hình, chưa đầy 5 phút là ta có thể mang xe ra đồng, đúng chỗ cần diệt cỏ, thay vì phải xách xe đi khắp cả mấy trăm hecta “.

Giá đầu tư cho các vật dụng kết nối ?

Vậy để mua các trang thiết bị kết nối- connected có tốn kém lắm không và liệu rằng nông gia nào cũng có điều kiện để sử dụng cụ nhà nông thế hệ công nghệ số hay không ? Christophe Grison hiệp hội ValFrance vùng Oise trả lời, và ông đặc biệt lưu ý trên ứng dụng chia sẻ các công cụ khai thác nông nghiệp mới thời digital :

“ Thú thực là một máy gặt lúa mì cỡ nhỏ là khoảng 100.000 euro, để làm việc có hiệu quả thì tôi cần một máy lớn giá khoảng 300.000 euro. Một mình tôi không đủ sức sắm máy như vậy, nhưng cùng với hai đồng nghiệp trong vùng, chúng tôi chung tiền, mua một cái máy lớn. Mỗi vụ mùa, mỗi nhà chỉ cần dùng có một vài ngày. Điều đó có nghĩa là qua mạng xã hội, chúng tôi bảo nhau gieo hạt cách nhau vài ngày, để không gặt cùng một lúc. Chưa hết, chúng tôi lại dùng facebook để khi không dùng đến máy gặt, thì quảng cáo cho thuê máy, và nhờ vậy mà thu về đến vài trăm euro một ngày. 

Bên cạnh đó như mới nói với chị, tôi sử dụng drone để chụp hình và thu thập thông tin về ruộng, về khí hậu, về hoa màu của mình … Giá một chiếc drone thực ra không quá đắt, rẻ nhất là khoảng trên trên dưới 1.500 euro và có thể là lên tới chừng 20.000- 30.000 euro, nhưng các trang thiết bị đi kèm, như camera để thu hình một cách chi tiết nhất, chính xác nhất thì rất đắt. 

Bản thân tôi không mua drone mà tôi đi thuê của một hãng cung cấp dịch vụ. Một giờ bay của một chiếc drone như vậy là khoảng từ 8 đến 10 euro cho một hecta, còn nếu muốn chụp luôn cả ảnh vệ tinh thì giá đắt hơn một chút. Nhưng cứ tính mà xem : đắt hơn vài chục hay thậm chí là vài trăm euro đi nữa mà tôi tiết kiệm được bao nhiêu là phân bón, xăng dầu, và thì giờ của tôi trong một ngày… “

Nông dân thế kỷ 21 làm việc không chỉ ngoài đồng mà cả trong văn phòng. Điện thoại di động hay máy tính cũng cần thiết như những chiếc máy cày ở ngoài ruộng. Những con bọ điện tử và ống kính camera la tai, là mắt của những bác nông phu thời buổi kỹ thuật số. Không có gì cấm cản trong tương lai không xa các nhà sản xuất như Christophe Grison đặt máy tự động bán rau quả tươi cho khách qua đường, có dịch vụ giao hoa quả đến tận nhà cho khách hàng ở không quá xa. Đây sẽ là một thách thức với các nhà phân phối.

http://vi.rfi.fr/phap/20170307-cong-nghe-high-tech-cong-cu-san-xuat-moi-cua-nong-gia-phap