Từ đáy lòng của một người Hồi Giáo chân thực

Cac Bai Khac

No sub-categories

AuthorTawfik Hamid
11/02/2017

LGT: Tác giả bài viết dưới tiêu đề “Từ đáy lòng của một người Hồi giáo chân thực” là bác sỉ Tawfik Hamid, một nhà thông thái Ai cập với bằng cấp Y sỉ nội khoa và bằng Cao học tâm lý nhận thức và kỷ thuật giáo dục.
Tôi được sinh ra là người Hồi Giáo và đã sống suốt cuộc đời như một tín đồ Hồi Giáo.
Sau những cuộc tấn công khủng bố man rợ khắp nơi trên thế giới của hành tinh này qua bàn tay của những anh em Hồi giáo của tôi, và sau quá nhiều hành vi bạo lực của những tín đồ Hồi giáo ở nhiều nơi trên thế giới, tôi – một người Hồi giáo và là một con người, cảm thấy có trách nhiệm nói lên và kể ra sự thật để bảo vệ cho thế giới, kể cả người Hồi giáo, tránh khỏi một tai họa có thể thấy trước và một trận chiến giữa các nền văn minh.
Tôi phải thừa nhận rằng giáo huấn hiện hành của Hồi giáo kích động bạo lực và sự thù ghét đối với những người không phải là tín đồ Hồi giáo.
Chúng ta, những người Hồi giáo là những kẻ cần phải thay đổi.
Cho đến nay, chúng ta vẫn chấp nhận chế độ đa thê, sự bạo hành thể xác của bọn đàn ông đánh đập người phụ nữ và sự tử hình đối với những người bỏ đạo Hồi để qua các tôn giáo khác.
Chúng ta chưa từng bao giờ có được một lập trường rõ ràng và vững chắc chống lại quan niệm về nạn nô lệ hoặc chiến tranh, chống lại phương thức truyền bá đạo chúng ta bằng cách chế ngự những kẻ khác vào đạo Hồi và buộc họ phải trả một loại thuế nhục nhả gọi là Jizia. Chúng ta đòi người khác phải tôn trọng tôn giáo của chúng ta, trong khi chúng ta lúc nào cũng chửi lớn (bằng tiếng Ả Rập) những kẻ ngoại đạo trong những buổi cầu nguyện vào ngày thứ sáu trong các thánh thất Hồi giáo.
Chúng ta phát ra thông điệp nào cho con cháu của chúng ta khi chúng ta gọi những người Do Thái là “đồ hậu sinh của loài heo khỉ” ? [dù rằng người Ả Rập và người Do Thái đều là hậu duệ của ông Abraham] ! Phải chăng đó là một thông điệp của tình thương và hòa bình, hay là một thông điệp của sự thù hận ?
Tôi đã từng đi vào nhà thờ và các hội đường ở đó họ đang cầu nguyện cho những người Hồi giáo. Trong khi đó thì mọi lúc chúng ta đều nguyền rủa họ, và dạy cho những thế hệ con cháu chúng ta phải gọi họ là “bọn bất trung” và thù ghét họ.
Chúng ta lập tức nhảy cửng lên theo “phản xạ của đầu gối” một cách tự động để bào chữa cho Tiên Tri Mohammed khi có ai đó tố giác ông ta là kẻ thích ấu dâm trong khi chúng ta lại hãnh diện về câu chuyện trong sách đạo Hồi của chúng ta kể rằng ông ấy đã cưới một bé gái bảy tuổi (tên là Aisha) làm vợ khi ông ta đã ngoài 50 tuổi.
Tôi cảm thấy buồn khi nói rằng nhiều người, nếu không phải là hầu hết chúng ta, đều hân hoan trong vui sướng sau vụ 9/11 và sau nhiều vụ tấn công khủng bố khác. Trước mặt truyền thông thì người Hồi giáo tố giác những vụ tấn công đó, nhưng chúng ta lại khoan dung cho nhũng kẻ khủng bố Hồi giáo đó và có thiện cảm với lý tưởng của họ. Đến nay thì những vị đỉnh cao “lừng danh” trong giáo quyền đã không hề ban bố một Fatwa hay là một thông báo tôn giáo nào để tuyên bố rằng Bin Laden là một tên lạc đạo, trong khi đó thì nhà văn Rushdie lại bị tuyên bố là tên lạc đạo cần phải giết chết chiếu theo luật Sharia của Hồi giáo chỉ vì ông ta viết ra một cuốn sách chỉ trích đạo Hồi.
Những người Hồi giáo đã biểu tình để đòi quyền được đạo đức hơn là những gì họ đã có tại Pháp, biểu tình đó là để chống lại lịnh cấm choàng khăn trùm đầu Hejab, nhưng chúng ta đã không biểu tình với một niềm đam mê như thế đối với một số quá lớn những vụ ám sát khủng bố.
Chính sự im lặng tuyệt đối của chúng ta đối với những kẻ khủng bố đã khiến chúng có thêm năng lực để tiếp tục thực hiện những hành vi xấu xa của chúng.
Chúng ta, những người Hồi giáo phải chấm dứt mang cái nguyên nhân gây ra các khó khăn của chúng ta gán lên đầu người khác hoặc lên sự xung đột giữa Do Thái và Palestine. Đây là một vấn đề lương thiện khi xác nhận rằng nước Do Thái là ánh sáng duy nhất của sự dân chủ, của văn minh, của nhân quyền trong khối các quốc gia Trung Đông.
Chúng ta đã xua đuổi những người Do Thái ra khỏi hầu hết các xứ Á rập mà không chút bồi thường hoặc thương xót để biến họ thành những “người Do Thái vô quê hương” trong khi đó thì nước Do Thái đã chấp nhận cho hơn một triệu người Á Rập được sống trong lòng của họ, xem họ như những công dân Do Thái để họ được hưởng đầy đủ quyền lợi của con người.
Ở nước Do Thái, những phụ nữ Á rập không thể bị đánh đập một cách hợp pháp bởi bọn đàn ông, và mọi người đều có thể thay đổi niềm tin của họ mà không sợ bị kết án tử hình bởi luật “lạc đạo” của Hồi giáo, trong khi đó trong thế giới của Hồi giáo, không một ai được hưởng một cái gì trong những quyền lợi đó.
Tôi đồng ý là những người dân Palestine đang đau khổ, nhưng họ đau khổ là vì những kẽ lãnh đạo của họ hư hỏng chứ không phải vì Do Thái.
Thật hiếm thấy những người Ả Rập đang sống tại Do Thái bỏ ra đi để về sống trong những nước Á rập. Ngược lại chúng tôi thấy hàng ngàn người dân Palestine vui sướng đi lao động tại nước Do Thái là “kẻ thù của họ”. Nếu nước Do Thái đối xử tàn tệ với người Ả Rập như có kẻ đã rêu rao, thì hẳn chúng ta sẽ thấy được một hiện tượng trái ngược lại.
Chúng ta, những người Hồi Giáo, cần phải gánh vác những nan đề của chúng ta và đối mặt với chúng. Chỉ có lúc đó chúng ta mới có thể giải quyết được vấn nạn để bắt đầu một kỷ nguyên mới sống trong hòa hợp với tình nhân loại của con người.
Những vị lãnh đạo tôn giáo phải chứng minh một lập trường rõ ràng và vững chắc chống lại việc đa thê, ấu dâm, nô lệ, kết án tử hình đối với những kẻ bỏ đạo Hồi qua các tôn giáo khác, họ phải kết án những sự bạo hành thể xác của bọn đàn ông lên phụ nữ, và khuynh hướng tuyên chiến với những kẽ ngoại đạo để bành trướng Hồi Giáo.
Khi đó, và chỉ có khi đó thì chúng ta mới có quyền đòi hỏi những kẻ khác tôn trọng tôn giáo của chúng ta.
Thời điểm đã đến để chúng ta chấm dứt sự giả đạo đức của chúng ta và công khai nói : “Chúng tôi, những người Hồi Giáo phải thay đổi.”

Author Tawfik Hamid is an author from Egypt. A self-described former member of the militant al-Gama’a al-Islamiyya, Hamid says that he advocates a peaceful understanding of Islam that is compatible with universal human rights and intellectual freedom. He says that he started to preach in mosques to promote his message and, as a result, became a target of Islamic militants, who threatened his life. Hamid then migrated to the United States where he has lectured at UCLA, Stanford University, University of Miami and Georgetown University against Islamic fundamentalism. He currently serves on the Advisory Council of The Intelligence Summit, an annual conference on security. Hamid has also appeared on television programs, including Fox’s Glenn Beck Show, Fox News Channel, and the BBC’s Religion and Ethics. 

SourceDefending Iranian Democracy——–