Tin Việt Nam – 12/02/2017
Đấu tranh và tù tội!
Thống kê của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cho thấy hiện có hơn 110 người đang bị giam tù ở Việt Nam chỉ vì công khai lên tiếng đòi hỏi quyền con người và quyền lợi chính đáng cho bản thân, gia đình họ cũng như những người khác. Những người còn trong nhà tù hay sau khi mãn án đều khẳng định họ không làm gì sai; chuyện bị cáo buộc và bỏ tù của nhà cầm quyền không hề làm họ nản lòng, nhụt chí.
Kiên định
Sẽ có hai tù nhân lương tâm trong số hơn 110 người được thống kê sẽ mãn án trong vài ba ngày tới. Một trong hai người là bà Bùi thị Minh Hằng. Bà này được biết đến với hoạt động tích cực tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, cũng như phổ biến về quyền con người.
Bà bị bắt cùng một nhóm hơn 20 người khác với cáo buộc gây rối trật tự công cộng khi đang trên đường đến thăm một thân hữu là cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển ở Đồng Tháp.
Chị Hằng có nói với tôi rằng khi chị ra khỏi tù thì chị vẫn là chị Minh Hằng ngày xưa chứ không có thay đổi.
– Nguyễn Bắc Truyển
Tuy nhiên cuối cùng chỉ có 3 người bị bắt giam và đưa ra tòa gồm bà Bùi Hằng bị kết án 3 năm tù, cô Nguyễn thị Thúy Quỳnh 2 năm và ông Nguyễn Văn Minh 2 năm rưỡi tù giam.
Cựu tù nhân Nguyễn Bắc Truyển, người hiểu rõ vụ việc và từng được tiếp điện thoại của bà Bùi thị Minh Hằng từ nhà tù gọi về gia đình cho biết sự kiên định trong đấu tranh của bà này:
“Tôi thấy rằng tin thần của chị Hằng vẫn rất mạnh mẽ. Chị Hằng có nói với tôi rằng khi chị ra khỏi tù thì chị vẫn là chị Minh Hằng ngày xưa chứ không có thay đổi.”
Tù tội rèn ý chí
Cô Nguyễn Thúy Quỳnh thuộc thế hệ 8X, tuổi đời còn rất trẻ nhưng phải ngồi tù hai năm, thừa nhận trong những ngày tháng cùng ở trong tù với bà Bùi Thị Minh Hằng đã học được một số điều từ người phụ nữ lớn tuổi đó:
“Quỳnh học hỏi được ở chị là sự dám đương đầu. Khi ở trong tình thế đó, tất cả người đấu tranh trong nước đều phải biết vững một điều: việc mình làm là không hề sai, không hề có tội, mà đó là một việc làm yêu nước, yêu dân tộc.”
Cựu tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh tham gia phong trào Chúng tôi Muốn Biết ngày 31 tháng 8 năm 2014. Photo: RFA
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, một cựu tù nhân cùng vụ án với anh Đoàn Huy Chương bị kết án 7 năm tù và mãn hạn vào đầu tuần tới, cho biết giá trị của thời gian bị nhà cầm quyền giam tù:
“Bạo hành không phải là vấn đề khiến người ta sợ hãi, mà bạo lực, bạo hành khiến cho con người ta trở nên lì hơn, chai cứng hơn, và mạnh mẽ hơn. Tôi cho rằng cuộc đời của tôi may mắn khi được vào tù để tôi biết được những gì đang diễn ra ở trong nhà tù, và cho tôi hiểu được giá trị của cuộc sống, cho tôi khả năng để tôi ứng phó với những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Nói chung ở đấy là nơi có thể luyện được một tinh thần thép.”
Bản thân cô Nguyễn Thúy Quỳnh khẳng định sau khi ra tù cô trở nên chững chạc hơn và đường lối tranh đấu nay cũng được điều chỉnh cho hiệu quả hơn:
“Ngọn lửa nhiệt huyết trong tâm tưởng của Quỳnh lại càng mạnh mẽ hơn. Nhưng việc làm của Quỳnh giờ sẽ không theo chiều hướng như trước nữa mà chú trọng vào kết quả công việc hơn. Ở đây chúng tôi không tuyên truyền chống phá, cũng không lật đổ chế độ. Tại vì các anh có quân sự, có vũ khí, còn chúng tôi là những người “tay không tấc sắt”. Chúng tôi chỉ có trong tay cây viết và trái tim nhiệt huyết thôi. Chúng tôi nói lên sự thật để các anh thay đổi, để đất nước thay đổi, không đi lùi lại với văn minh của thế giới thôi.”
Tất cả người đấu tranh trong nước đều phải biết vững một điều: việc mình làm là không hề sai, không hề có tội, mà đó là một việc làm yêu nước, yêu dân tộc.
– Cô Nguyễn Thúy Quỳnh
Cũng như trường hợp tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên án đến 16 năm và có sự can thiệp của quốc tế để ông được ra khỏi nhà tù nhưng với điều kiện mà nhà cầm quyền Hà Nội đặt ra là phải đi sống lưu vong ở nước ngoài; bà Bùi Hằng cũng kiên quyết từ chối điều kiện đó.
Một tù nhân chính trị khác từng bị tù và sau khi mãn án tiếp tục hoạt động mạnh mẽ hơn nữa cổ xúy cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam là luật sư Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội. Ông bị bắt lại vào tháng 12 năm 2015; gần nhất là hôm ngày 19 tháng giêng vừa qua, cựu tù nhân Nguyễn Văn Oai ở Nghệ An lại bị bắt khi đang đi trên đường.
Vợ người bị bắt, cô Nguyễn thị Châu, dù rất đau buồn vì cuộc sống vợ chồng chưa được bao lâu và cô đang mang thai con đầu lòng hai tháng, tỏ rõ sự thông hiểu với trường hợp chồng bị bắt đi đồng thời bày tỏ sự can trường, sẵn sàng chấp nhận thử thách, trở nên mạnh mẽ để là chỗ dựa tinh thần cho người chồng đang phải chịu tù đày lần thứ hai.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/imprisoned-for-speak-up-02102017133105.html
Cá lại chết tại Hà Tĩnh
Cá lại chết hàng loạt trên một con sông là sông Quyền ở tĩnh Hà Tĩnh, miền Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Theo những thông tin được truyền đi trên mạng xã hội mà chúng tôi chưa có điều kiện kiểm chứng thì vào chiều 12/2 có khoảng 30 ngư dân mang cá chết đi biểu tình trước ủy ban phường Kỳ Thịnh, thị xã kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Những ngư dân này cho rằng chính công ty gang thép Formosa đóng tại Vũng Áng, Hà Tĩnh đã xả chất độc làm cá bị chết trên sông Quyền.
Nhưng theo trang báo điện tử của tỉnh Hà Tĩnh thì các viên chức địa phương nói rằng nguyên nhân làm cá chết trên sông Quyền có thể là do người dân tháo nước từ trong ruộng lúa ra sông. Trang báo mạng này cũng nói là sông Quyền không chảy ngang qua khu vực nhà máy thép Formosa, và tất cả hệ thống xả nước thải của Formosa không chảy ra sông Quyền.
Xin nhắc lại là nhà máy thép Formosa do người Đài Loan làm chủ đóng tại Vũng Áng, thị xã Hà Tĩnh đã xả nước thải ra biển hồi tháng tư năm ngoái làm cá biển chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Formosa đã thừa nhận mình là thủ phạm và đồng ý đền bù một món tiền là 500 triệu đô la Mỹ. Đây được xem là một thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử phát triển kinh tế tại Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/fish-dead-hatinh-02122017072206.html
VN đã trở thành ‘cường quốc dân oan’
Một nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Việt Nam vừa được trả tự do sau ba năm thi hành án tù giam nói với BBC rằng Việt Nam đã trở thành ‘một cường quốc dân oan’ và bà muốn nhà cầm quyền hãy thay đổi càng sớm càng tốt cách thức ứng xử với giới hoạt động bằng cách ‘đối thoại’ với họ ngay từ ban đầu.
Trước năm 1975, đất nước này không có nhiều dân oan như bây giờ, nhưng bây giờ 63 tỉnh thành đều trở thành cường quốc dân oan. Điều đó có khiến cho những người lãnh đạo mà mỗi khi nói đến vấn đề cần lấy lại niềm tin trong nhân dân, cần lấy dân làm gốc, thì họ suy nghĩ gì không?Bà Bùi Thị Minh Hằng
Trả lời phỏng vấn của BBC một ngày sau khi ra tù, từ Sài Gòn hôm 12/2/2017, bà Bùi Thị Minh Hằng, blogger bị chính quyền kết án năm 2014 vì ‘gây mất trật tự công cộng’ theo Bộ Luật Hình sự của Việt Nam, nói:
“Trước năm 1975, đất nước này không có nhiều dân oan như bây giờ, nhưng bây giờ 63 tỉnh thành đều trở thành cường quốc dân oan. Điều đó có khiến cho những người lãnh đạo mà mỗi khi nói đến vấn đề cần lấy lại niềm tin trong nhân dân, cần lấy dân làm gốc, thì họ suy nghĩ gì không?’
Nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng ra tù
Dân biểu Mỹ nguyện tranh đấu vì VN
Vì sao ông Thức không muốn đi lưu vong?
Mỹ rút khỏi TPP và nhân quyền ở VN
“Họ học tập quan điểm này, quan điểm kia, đưa ra nhiều khẩu hiệu, nhưng trên thực tế, người dân chúng tôi không được đáp ứng thỏa đáng những quyền lợi chính đáng của mình.”
‘Việt Nam đã trở thành một cường quốc dân oan’
Trước câu hỏi liệu bà có bị ngược đãi hay không trong thời gian ba năm bị tù giam, nhà hoạt động Bùi Hằng nói:
“Cái này tôi cho rằng không một tù nhân chính trị nào tránh khỏi và thậm chí là nó quá tàn ác so với những tù nhân bình thường. Tôi đã phải đặt câu hỏi đối với những cán bộ trong trại…
“Tôi có một thắc mắc, tôi đọc rất nhiều sách của họ viết về những sự ‘hoàn lương’, rồi những sự ‘hướng thiện’ cho những người tù, tù đó toàn những người tù nguy hiểm, có những bản án man rợ, thì họ phục thiện được.
Có những vị lãnh đạo cũng phải thốt lên với chúng tôi một câu rằng ‘họ rất lấy làm tiếc!’. Lấy làm tiếc rằng không có những đối thoại ngay từ ban đầu để mà hiểu nhauBà Bùi Thị Minh Hằng
“Mà đối với những tù nhân chính trị như chúng tôi, thì họ luôn luôn hành xử bằng cách coi chúng tôi như một kẻ thù? Chúng tôi có phải là nhân dân không?
“Sau đó những vị cán bộ có trả lời rằng những câu hỏi của tôi khiến cho họ rất suy nghĩ.
“Tôi cũng nói rằng khi họ làm những điều tàn bạo đó, họ đẩy chúng tôi đến một giới hạn không thể chịu đựng được, lúc đó buộc chúng tôi phải có những phản ứng.
‘Liệu họ có nghĩ rằng đối thoại với chúng tôi, nói chuyện với chúng tôi bằng luật pháp, bằng tình người thì nó có sẽ tốt hơn không?
“Thì có những vị lãnh đạo cũng phải thốt lên với chúng tôi một câu rằng ‘Họ rất lấy làm tiếc!’. Lấy làm tiếc rằng không có những đối thoại ngay từ ban đầu để mà hiểu nhau,” bà Bùi Hằng nói với BBC.
‘Chưa có tiền lệ’
Bà Bùi Hằng: Tôi vẫn kiên quyết con đường đã chọn
Tuy nhiên, nhà hoạt động vừa ra tù cũng chia sẻ với BBC một chi tiết mà bà gọi là ‘chưa có tiền lệ’ ngay trước khi bà ra tù, mà trong đó bà bày tỏ lời cảm ơn tới Trưởng Giám thị Trại giam Gia Trung, ở Gia Lai, khi bà được phép trở về cùng với toàn bộ thư từ, ghi chép, vật dụng tùy thân của bà.
Bà nói: “Tôi rất vui mừng, đây là một trường hợp tất cả anh chị em đấu tranh đều nói đây là điều chưa hề có trong tiền lệ.
“Để có điều này tôi cũng phải nói là tôi gửi lời cảm ơn vị Giám thị trưởng ở Trại Gia Trung, bởi vì trong những ngày cuối cùng, khoảng ba tháng cuối cùng, khi tôi được tiếp xúc với vị lãnh đạo này, trong hai năm tôi sống ở đấy, tôi làm rất nhiều đơn, mấy chục lá đơn, nhưng tôi chưa được tiếp xúc với vị này…
Phải nói là tôi cảm ơn người Giám thị này, tôi là người đầu tiên trong số tù nhân chính trị, tù nhân oan sai của Việt Nam được ra về và mang đầy đủ những thứ, từ bút tích cho đến những tài sản cá nhân của tôi, mang được về nhàBà Bùi Thị Minh Hằng
“Nhưng cho tới gần những ngày tôi về, thì tôi bắt đầu được tiếp xúc với vị này từ ngày 10/10/2016, cho tới lúc chúng tôi về, thì chúng tôi đã có rất nhiều những cuộc đối thoại và kèm một lá đơn nữa, tôi yêu cầu là hãy xử lý mọi việc đúng theo pháp luật.
“Vì trước đó những cuốn thơ mà tôi chép tặng gia đình cũng bị cán bộ ở Trung tâm đó lập biên bản. Và khi tôi hỏi họ lập biên bản tôi về những điều gì, thì họ không đưa được những lý do thích hợp. Mà trong khi đó, tôi đưa ra cho họ để họ biết rằng họ đã vi phạm điều 19 Công ước Quốc tế (…), họ vi phạm điều 24 (…) về pháp luật hiện hành của Việt Nam,
“Thế nhưng họ không chịu thừa nhận điều đó, thì mỗi đơn thư của tôi, hay mỗi ấn phẩm tôi viết, tôi đều ghi lại, trích dẫn lại quy định đó ở phía dưới. Sau khi tôi trình bày việc này với Giám thị Trưởng, tôi có đề nghị, yêu sách ông ấy phải chỉ đạo để làm đúng pháp luật.
“Thì phải nói là tôi cảm ơn người Giám thị này, tôi là người đầu tiên trong số tù nhân chính trị, tù nhân oan sai của Việt Nam được ra về và mang đầy đủ những thứ, từ bút tích cho đến những tài sản cá nhân của tôi, mang được về nhà.
“Trong đó bạn bè tôi đã đón nhận và đưa lên Facebook, mạng xã hội một vài bài thơ mà tôi cảm xúc viết ra trong thời gian ở tù, và toàn bộ nhật trình, nhật ký của tôi ghi lại tất cả những sự kiện xảy ra, từ ngày mà tôi đặt chân vào Trại,” bà Bùi Hằng nói với Quốc Phương của BBC Việt ngữ từ Sài Gòn.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-38950481
Bà Minh Hằng: Thư gởi Bộ Ngoại Giao Mỹ ‘bị chặn’
Ngay khi mãn hạn tù ngày 11/2, bà Bùi Thị Minh Hằng khẳng định ‘tiếp tục đấu tranh đòi quyền lợi cho dân oan.’
Từ Sài Gòn, bà Hằng nói với VOA Việt Ngữ rằng khi quyền lợi người dân chưa được đáp ứng thì bà sẵn sàng tranh đấu:
“Kể cả lúc trong trại cũng như lúc ra ngoài, tôi vẫn nói anh chị em là mục đích là đi đòi quyền lợi. Trong khi bây giờ quyền lợi chưa hề đòi được mà bị vào tù rồi. Mất cái này chưa đòi được thì mất cái khác. Quyền lợi của chúng tôi chưa được đáp ứng thì chúng tôi tiếp tục đi đòi.”
Thông qua VOA, bà Hằng mong muốn gửi lời tri ân đến các cơ quan quốc tế và bạn bè đã lên tiếng ủng hộ bà:
“Khi bước ra khỏi nhà tù với bản án oan khuất, cho tôi gửi lời cảm ơn đến những tổ chức, cá nhân, các cơ quan quốc tế đã không ngừng đấu tranh đòi tự do cũng như ủng hội tôi không cuộc đấu tranh này, và nhất là bản án oan khuất mà tôi phải chịu trong 3 năm qua.”
Khi hỏi về việc Bộ Công An khuyên bà đi Mỹ, bà Hằng nói rằng:
“Khi sức khỏe ổn định, tôi sẽ post toàn bộ lá thư cảm ơn Bộ Ngoại giao Mỹ và chính quyền Mỹ. Lá thư mà trại đã giữ lại. Họ đã không cho chuyển. Phía trại đã ngăn chặn tự do ngôn luận, họ đã vi phạm chính sách tự do thư tín. Đến ngày hôm qua, khi ra trại thì tôi có mang bức thư đó ra.”
Bà Hằng cho biết bà sẽ công bố chi tiết các thông tin liên quan đến bức thư này trong thời gian sớm nhất, cũng như quyết định không đi Mỹ của bà.
Ngoài ra, bà Hằng cho biết sức khỏe của bà không được ổn định, một phần do điều kiện trại giam, một phần do bà đã tuyệt thực để phán đối bản án “bất công” mà bà phải “chịu oan”:
“Về đến đây thì hiện tại sức khỏe cũng mệt. Sau một thời gian tuyệt thực nhiều, sức khỏe không ổn định. Tình trạng đối xử với tù nhân trong trại giam thì có nhiều vấn đề lắm.”
Kết thúc cuộc phỏng vấn với VOA, bà khẳng định lần nữa, sẽ tiếp tục con đường đấu tranh đòi quyền lợi cho dân oan.
Bà Hằng cho biết trước hết bà sẽ lên tiếng kêu cứu cho người bạn tù của bà là bà Nguyễn Thị Trí, ngụ ở tỉnh Bình Dương, người đang chịu án tù 3 năm tại trại giam Gia Trung, theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự “Truyên truyền chống nhà nước”:
“Kêu cứu cho tù nhân, dân oan Nguyễn Thị Trí, người đang bị khủng bố về tinh thần trong trại giam do cài cắm của cơ quan an ninh, gây chia rẻ, cô lập đến mức mà dân oan Nguyễn Thị Trí đòi tự tử. Điều này tôi và chị Cấn Thị Thêu đều chứng kiến.”
Bà Bùi Thị Minh Hằng bị tuyên án 3 năm tù vì “gây gối trật tự công cộng” theo điều 245 của Bộ Luật Hình sự. Bà bị bắt vào ngày 11/2/2014 khi trên đường tới thăm nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Có hai người khác cùng bị xét xử trong vụ án này.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà Samantha Power, từng vinh danh và kêu gọi phóng thích bà Bùi Thị Minh Hằng trong số 20 nữ tù nhân chính trị năm 2016.
http://www.voatiengviet.com/a/ba-minh-hang-thu-goi-bo-ngoai-giao-my-bi-chan/3720161.html
Trung Quốc phản ứng vụ công dân ‘bị đánh’ ở Việt Nam
Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã yêu cầu chính phủ Việt Nam điều tra và bồi thường vụ một công dân Trung Quốc được cho là bị các nhân viên cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh, đánh đập, sau khi không chịu chi tiền ‘boa’, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đưa tin hôm 12/2.
Tin cho hay, vụ việc xảy ra khi người đàn ông 28 tuổi cùng vợ chưa cưới và mẹ rời Việt Nam hôm 7/2 sau khi du lịch Việt Nam hai tuần.
Người đàn ông mà báo chí Trung Quốc không nêu tên thật này hiện phải chữa trị trong bệnh viện vì bị rạn xương sườn và chấn thương phần mềm, theo Beijing Youth Daily.
Theo lời kể của người vợ chưa cưới, khi bị nhân viên hải quan Việt Nam yêu cầu đưa tiền “boa”, người chồng sắp cưới của cô nói sẽ gọi điện cho một người bạn để hỏi xem có phải đưa tiền hay không.
Nhưng chưa kịp gọi, thì theo cô, người yêu của mình “đã bị bảy tới tám nhân viên cửa khẩu mặc đồng phục” vật xuống sàn, đánh và đá rồi bị khóa tay và bị giải đi.
Tối 12/2 (giờ Việt Nam), VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với đại diện Cửa khẩu Móng Cái để phỏng vấn.
Trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng như báo chí trong nước chưa thấy đăng tải về vụ việc.
Theo truyền thông Trung Quốc, khi nhập cảnh qua cửa khẩu Móng Cái hôm 25/1, nhóm của nạn nhân trên đã được yêu cầu tiền “boa” khoảng từ 30 tới 50 Tệ, tức hơn 4 đôla tới hơn 7 đôla.
Tờ Beijing Youth Daily dẫn lời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam yêu cầu chính quyền địa phương điều tra các cáo buộc trên; trừng phạt các nhân viên vi phạm pháp luật đồng thời xin lỗi và bồi thường cho nạn nhân.
Theo Đài tiếng nói Việt Nam, dịp Tết nguyên đán vừa qua, có gần 40 nghìn người xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Móng Cái nằm trên biên giới Việt – Trung.
Du khách tới Việt Nam từ quốc gia láng giềng phương Bắc năm ngoái đạt con số kỷ lục là gần 2,7 triệu người, đứng đầu số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam. Con số trên chiếm khoảng 30% trong tổng số hơn 10 triệu du khách nước ngoài tới Việt Nam trong năm ngoái.
Thời gian qua có nhiều vụ việc xảy ra giữa nhân viên hải quan Việt Nam và các du khách Trung Quốc. Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM hồi tháng Bảy năm ngoái yêu cầu chính quyền Việt Nam điều tra và kỷ luật nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất bị cáo buộc đã viết dòng chữ thô tục lên hộ chiếu có in hình bản đồ “đường lưỡi bò” tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông của một du khách Trung Quốc.
Trước đó, hồi tháng Năm, thanh tra Cục Hàng không đã xử phạt hành chính 10 triệu đồng với nhân viên an ninh Nguyễn Văn Thái vì đã đánh hành khách Trung Quốc ở sân bay Cam Ranh, sau khi xảy ra tình trạng lộn xộn, mất trật tự do một chuyến bay bị chậm kéo dài vì nguyên nhân tắc nghẽn không lưu tại nước ngoài.
Rác thải có chữ Hán dạt vào bờ biển Quảng Nam
Theo thông tin từ Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Quảng Nam, nhiều ngày qua, dọc bãi biển Quảng Nam đoạn qua huyện Núi Thành xuất hiện hiện tượng nhựa đường bị sóng biển đẩy dạt vào bãi tắm, đoạn từ quán Cây Bàng đến khu Resort Chu Lai. Ngoài ra, sóng biển còn đẩy dạt vào bờ vỏ bao bì, vỏ chai nhựa, thùng sắt có chữ Hán, nghi là từ Trung Cộng.
Ngày 12-2, ông Huỳnh Khánh Toàn, phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam xác nhận là nhựa đường, dầu vón cục và rác thải có chữ Trung (Hán tự) trôi dạt vào bờ biển từ xã Tam Quang đến xã Tam Nghĩa, thuộc huyện Núi Thành, suốt tuần lễ qua. Người dân sống gần bờ biển các xã Tam Quang nói rằng từ sau Tết Nguyên đán đến nay có hàng ngàn vỏ chai nhựa, vỏ bao bì, vỏ thuốc lá, thùng phi có chữ Trung Cộng liên tục bị sóng đánh vào bờ.
“Lúc mấy cái này mới bị sóng đánh vô bờ, bà con chúng tôi cũng ra thu gom, nhưng mà bây giờ nhiều quá gom không hết. Chúng tôi đã báo cho chính quyền địa phương giải quyết, nhưng chưa thấy họ thu gom. Tôi nghi những thứ này có nguồn gốc từ Trung Cộng, vì trên bao bì toàn được ghi bằng chữ Hán. Đây là chuyện lạ vì từ trước đến nay chưa bao giờ thấy nhiều rác thải có chữ Hán lại bị đánh dạt vào bờ nhiều như vậy”, ngư dân Trương Nghiệp (nhà ở xã Tam Nghĩa) nói.
Ngoài rác thải có bao bì bằng chữ Hán, bờ biển huyện Núi Thành trải dài gần 10km còn xuất hiện rất nhiều mảng dầu, nhựa đường bị vón cục. Tại nhiều đoạn bờ biển, dầu vón cục bị sóng đánh dạt vào bờ sâu 200m. Các cục dần vón có kích thước khoảng 0.5 đến 10cm.
Nhà chức trách của Quảng Nam nói với báo chí là: “Nguyên nhân và nguồn gốc số rác này rất khó để tìm ra”.
Vũ Minh Ngọc / SBTN
http://www.sbtn.tv/rac-thai-co-chu-han-dat-vao-bo-bien-quang-nam/