Điểm Tin Thứ Năm 19.01.2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Điểm Tin Thứ Năm 19.01.2017

Theo Tin Tức Hằng Ngày

Vietnamese demonstrators have taken to the streets in Hanoi every Sunday for about 10 weeks to protest against Chinese actions in the South China Sea.

Bản quyền hình ảnhCHAU DOAN/LIGHTROCKET VIA GETTY IMAGES
Image captionNhiều làn sóng biểu tình đã nổ ra tại Việt Nam để phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

 

  • Bài học từ cuộc hải chiến Hoàng Sa (BBC) – Ý kiến nói tuy bị mất Hoàng Sa nhưng Việt Nam vẫn mất cảnh giác trước Trung Quốc tại Trường Sa, Tây Nguyên và nhiều vị trí chiến lược khác.
  • Giới trẻ biết về ngày mất Hoàng Sa như thế nào?(RFA) – Diễn đàn bạn trẻ cùng trò chuyện với ba người bạn trẻ đến từ ba vùng miền của đất nước, đó là Thái Minh Hải, Hà Nội, Peter Trần Sáng từ Nghệ An và An Khang, từ Sài Gòn xoay quanh nhận định của các bạn trẻ về biến cố 19 tháng 1, ngày mất Hoàng Sa.
  • Việt Nam, Trung Quốc dịu giọng trên vấn đề Biển Đông (RFI) – Trong viếng thăm Trung Quốc từ ngày 12 đến 15/01/2017, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã được tiếp đón rất long trọng ở Bắc Kinh và đã hội đàm với chủ tịch Tập Cận Bình trong bầu không khí được mô tả là « thân tình, hữu nghị ».
  • Thử đoán xem ông Trọng và ông Tập nói gì với nhau  – Bùi Quang Vơm – “Khi Magnitski chính thức có hiệu lực và phát huy tác dụng, thì ngay Nguyễn Phú Trọng có thể cũng bị quy kết vi phạm nhân quyền. Trong bộ máy chính quyền của Việt Nam, sẽ không ít hơn một phần ba sô ́lãnh đạo chóp bu hoặc dính tội vi phạm luật nhân quyền, hoặc phạm tội tham nhũng, hoặc phạm tội cả hai. Và nghiêm trọng hơn, cái thể chế chính trị độc đảng phản dân chủ có bản chất vi phạm nhân quyền và nuôi …
  • Kinh tế Việt Nam khó thoát T – VOA Tiếng Việt – Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 12/01/2017 tại Bắc Kinh. (Ảnh: TTXVN). Hơn phân nửa trong tổng số 15 văn kiện về “hợp tác kinh tế” mà Việt Nam vừa ký kết với Trung Quốc trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy nền kinh tế của Việt nam càng ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, từ lĩnh vực ngân hàng, hàng không cho đến nông nghiệp. Theo thông cáo chung mà …
  • Nguyên nhân gây ra cuộc chiến 20 năm (1955-1975) ở Nam Việt  – Thiện Tùng (Đào Văn Tùng) – Còn hơn tháng nữa mới đến kỷ niệm 44 năm ngày ký kết Hiệp định Paris (27/02/1973-27/02/2017) mở đầu việc chấm dứt Chiến tranh Việt Nam, bè bạn gần xa hỏi xin bài viết của tôi dưới đây, vốn đã được đăng trên trang Viet-Studies [hiện không còn truy cập được]. Tôi không có điều kiện đáp ứng nên mong muốn trang Bauxite Việt Nam tái đăng bài, trước phục vụ bạn đọc nói chung, sau đáp ứng yêu cầu những người bạn của tôi. Thiện Tùng. (Trong …
  • Ai sẽ là Martin Luther King Jr. của Việt Nam?  – Quang Nguyên – (Washington). Hàng trăm, ngàn người Việt Nam đã MƠ như ông, họ đã đứng dậy bước những bước của Thánh Gandhi, của King, của Aung San Suu Kyi. Họ đã chịu tù đầy, bị thủ tiêu, ám sát như các vĩ nhân… Ai sẽ là Martin Luther King Jr. của Việt Nam? Hơn nửa thế kỷ trước, Hoa Kỳ, một xứ sở còn nhiều bất công với người thiểu số da mầu, có người đã dám có một giấc mơ, đã dám đứng lên, vận động hàng triệu người bị đàn áp …
  • Những thách thức cho chủ nghĩa tự do  – Đoàn Hưng Quốc – Câu hỏi đặt ra, khi thế giới quay mặt lại với trật tự do toàn cầu liệu có làm các nhà đấu tranh cho dân chủ nhân quyền hoang mang nản chí hay không? Dân chúng ở nhiều nước kể cả Tây Phương đang chống lại sự áp đặt phi lý của một trật tự do toàn cầu (liberal international order), hay còn bị gọi tự do bá quyền (liberal hegemony), vượt lên trên chủ quyền, văn hóa và lịch sử của từng quốc gia. Tư tưởng về tự do …
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Thiên đường đã mất (RFA) – Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long là một vùng nông nghiệp trù phú của Việt Nam, sản xuất nhiều lương thực, thủy sản cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Vùng đất được thiên nhiên ưu đãi này đang đối mặt với nhiều thách thức.
  • Tiền thuế môi trường để làm gì?  – Nguoi Quan Sat – (Cali today). Đó là câu hỏi của đông đảo người dân trong nước sau khi Bộ Tài chính cho biết dự kiến sẽ tăng thuế môi trường đối với mặt hàng xăng dầu lên đến 8,000 đồng/lít. Con số này thực sự khiến người dân bàng hoàng khi mà trên thế giới rất ít quốc gia áp dụng loại thuế này. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm, thuế môi trường đối với xăng dầu đã liên tục tăng. Tháng 3/2015, Quốc hội CSVN quyết định cho tăng thuế môi …
  • Loa phường: Biểu hiện của văn minh rừng rú thời hiện đại – Phần I và II  – J.B Nguyễn Hữu Vinh – Tại sao rõ ràng việc sử dụng hệ thống loa phường giữa thủ đô thời hiện đại này, chỉ là biểu hiện văn minh rừng rú mà vẫn cứ tồn tại và việc bỏ nó, đến Chủ tịch thành phố cũng kêu gọi phải “mạnh dạn”? Chuyện cái loa phường: Lợi ích nhóm và loạn sứ quân. Mấy hôm nay, trên mạng xã hội đưa một thông tin: Chủ tịch Tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung đưa ý kiến: Bỏ loa phường – Hệ thống loa truyền thanh của …
  • Câu chuyện cuối năm: lẽ nào thế hệ nay hóa thân thành ông Tổng?  – Mẫn Nhi – Một gia đình nhiều quá là 3 thế hệ. Nhưng một Việt Nam thì có bao nhiêu thế hệ. Năm một ngàn 8 trăm 8 tư (1884) triều đình Nhà Nguyễn và Pháp Quốc ký hòa ước mang tên Patenotre – chính thức đặt Việt Nam vào vòng bảo hộ.Đó có thể là mở đầu cho câu chuyện về những thế hệ… Chúng ta có một thế hệ văn thân – chí sĩ, là thế hệ mà những nhà nho yêu nước đã vứt bỏ cuộc sống vương giả “Tập khiên, …
  • Vài suy ngẫm về lá cờ nhân vụ ca sĩ Mai Khôi  – T.K.Tran – …trong chiều dài lịch sử, lá cờ và cả quốc hiệu chỉ có tính cách giai đoạn, chỉ quốc gia mới trường tồn… Câu chuyện ca sĩ Mai Khôi từ chối trình diễn trước lá cờ vàng VNCH và cờ Mỹ ở Annandale, Virginia, cách đây không lâu đã gây ra một làn sóng tranh cãi thảo luận sôi nổi trên mạng và trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Câu chuyện cờ vàng cờ đỏ không mới nhưng vụ Mai Khôi lại là cơ hội để suy ngẫm trở …
  • Hai thứ trưởng bị kỷ luật vì liên quan vụ Trịnh Xuân Thanh (RFA) – Theo quyết định do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký hôm nay 18/1, hai Thứ trưởng Bộ nội vụ Nguyễn Duy Thăng và Trần Thị Hà bị kỷ luật vì liên quan đến vụ bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang nay đã bỏ trốn ra nước ngoài.
  • Việt Nam đấu tranh chống các “luận điệu xuyên tạc” (RFA) – Ông Võ Văn Phuông, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương kiêm Phó Trưởng ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại trình bày vấn đề gọi là đấu tranh phản bác những thông tin sai sự thật, những luận điệu xuyên tác của các thế lực thù địch và điều gọi là tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và Việt kiều ở nước ngoài.
  • Exxon Mobil ký thỏa thuận khí đốt lớn nhất Việt Nam (RFA) – Tập đoàn ExxonMobil, trước đây do Ngoại trưởng Mỹ được đề cử Rex Tillerson làm Tổng giám đốc điều hành, hôm 13/1 đã ký hai văn bản thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc phát triển dự án dầu khí lớn nhất tại Việt Nam.
  • Bộ Y tế khuyến cáo phòng tránh dịch bệnh bạch hầu (RFA) – Bộ Y tế Việt Nam hôm nay (18/1) ra khuyến cáo khẩn cấp đề phòng, tránh dịch bệnh bạch hầu. Quyết định này đạt được khoảng hơn một tuần sau khi hai học sinh trung học ở Quảng Nam tử vong vì bệnh này.
  • Hỏa hoạn kinh hoàng ở Nha Trang (RFA) – Lực lượng cứu hỏa thiếu chuyên nghiệp trong vụ cháy lớn thiêu rụi hơn 70 căn nhà, làm 400 người không nơi trú ngụ xảy ra đêm 17/1/2016 ở Cồn Nhất Trí, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang.
  • Nghị viện châu Âu có tân chủ tịch (VOA) – Ông Antonio Tajani thuộc đảng trung hữu Nhân dân châu Âu của Italy vừa được bầu làm chủ tịch mới của Nghị viện châu Âu, sau khi chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu đêm thứ Ba tại Strasbourg
  • Châu Âu tứ bề thọ địch (RFI) – Tuyên bố ủng hộ Brexit, chống NATO của Donald Trump và thông báo chọn phương án ly dị « cứng rắn » với Liên Hiệp Châu Âu (LHCA) của thủ tướng Anh gây chấn động mạnh đối với giới ủng hộ châu Âu. Trước cảnh lãnh đạo nước Mỹ tương lai tỏ rõ thái độ bài Âu, điều chưa từng thấy ở đồng minh Hoa Kỳ từ hơn nửa thế kỷ nay, trong lúc lãnh đạo Trung Quốc cao giọng cổ vũ cho một tiến trình toàn cầu hóa tự do tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới, La Croix hôm nay 18/01/2017, cảm thán với tựa lớn trang nhất « Thế giới lộn phèo ». Le Monde : « Trump chống lại châu Âu », còn Les Echos đặt câu hỏi : « Tại sao Anh lại chọn phương án Brexit cứng rắn ? ». Về chủ đề này, Libération có hồ sơ « Châu Âu : Vượt lên hay rơi vào hỗn loạn ».
  • Tại Davos, Tập Cận Bình giành ngôi bảo vệ toàn cầu hóa của Mỹ (RFI) – Diễn văn bảo vệ toàn cầu hóa của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại buổi khai mạc Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới Davos (Thụy Sĩ) ngày hôm qua 17/01/2017 rất được hoan nghênh trong bối cảnh người sắp lên lãnh đạo nước Mỹ là Donald Trump không ngừng có những tuyên bố đả kích tiến trình này. Tại Davos, sau tuyên bố lập trường của ông Tập Cận Bình, một cố vấn của tổng thống tân cử Mỹ có mặt ở diễn đàn đã không che giấu thái độ hoài nghi.
  • Công ty Mỹ tại Trung Quốc ngán ngẩm cản lực trong kinh doanh (RFI) – Đúng vào lúc lãnh đạo Bắc Kinh hùng hồn biện hộ cho quyền tự do thương mại tại Davos, Phòng Thương Mại Mỹ ở Trung Quốc ngày 18/01/2017 đã công bố bản báo cáo nêu bật tâm trạng ngán ngẩm của các công ty Mỹ đang làm ăn tại nước này. Vì cảm thấy ít được hoan nghênh hơn, một số công ty đang chuyển hoạt động kinh doanh qua các nước khác.
  • Tổng thống Philippines tố cáo Giáo Hội “đạo đức giả” (RFI) – Bị Giáo Hội Công Giáo Philippines tố cáo là đã có những hành động lạm sát khi tung ra chiến dịch bài trừ ma túy, tổng thống Rodrigo Duterte vào hôm nay, 18/01/2017 đã thách thức các linh mục và giám mục là cứ thử dùng ma túy trước đi rồi hãy lên tiếng. Ông cũng lên án thái độ « đạo đức giả » của Giáo Hội khi chỉ trích cuộc chiến chống ma túy của ông.
  • Campuchia: Căng thẳng chính trị vẫn tiếp diễn (RFA) – Tại Phnom Penh, căng thẳng chính trị giữa Thủ tướng Hun Sen và phe đối lập vẫn tiếp diễn, sau khi nhà lãnh đạo chính phủ Campuchia nộp đơn kiện lãnh tụ đối lập Sam Rainsy ra tòa về tội phỉ báng, đòi bồi thường 1 triệu dollars.
  • Khi Toà Bạch Ốc đổi chủ (VOA) – Washington tuần này là một thành phố trong thời kỳ chuyển tiếp giữa lúc Tổng Thống Barack Obama chuẩn bị nhường chỗ cho người kế nhiệm, Tổng thống tân cử Donald Trump
  • Tổng thống Mỹ sắp nhậm chức đạt kỷ lục về bất tín nhiệm (RFI) – Trong lúc ông Donald Trump chuẩn bị vào Nhà Trắng vào ngày 20/01/2017, một cuộc thăm dò dư luận mà tờ Washington Post công bố cho thấy chỉ có 40% người Mỹ đánh giá tốt tổng thống tân cử. Chưa bao giờ một tổng thống Mỹ bước vào Nhà Trắng trong không khí nghi kỵ như thế.
  • Nghị Viện Châu Âu : Cựu phát ngôn viên của Berlusconi lên làm chủ tịch (RFI) – Ông Antonio Tajani, một người thân cận với cựu thủ tướng Ý Berlusconi đã được bầu tối qua, 17/01/2017, vào chức chủ tịch Nghị Viện Châu Âu, với nhiệm kỳ 2 năm rưỡi. Nhân vật cùng sáng lập đảng Forza Italia đã thắng đối thủ, cũng người Ý, Gianni Pitella thuộc đảng xã hội PP, với 351 phiếu so với đối phương chỉ được 282 phiếu.
  • Pháp đối phó với đợt lạnh giá kéo dài (RFI) – Trước cơn giá rét đang đổ xuống nước Pháp với nhiệt độ có khi xuống đến từ -10 đến – 18 độ, tổng thống François Hollande đã mở phiên họp khẩn hôm nay, 18/01/2017, với thủ tướng và các bộ trưởng Nội Vụ, Năng Lượng, Xã Hội, Gia Cư, Ngân Sách… để thảo luận về các biện pháp đối phó.