Tin khắp nơi – 19/01/2017
Các hoạt động trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Các sự kiện xoay quanh lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ sẽ kéo dài 3 ngày, bắt đầu từ chiều hôm nay, 19/1.
Ông Donald Trump và phó tổng thống đắc cử Mike Pence trước hết sẽ dự lễ đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở Virginia, nơi an nghỉ của hơn 400.000 cựu chiến binh và các thành viên của gia đình họ.
Ông Trump sau đó sẽ phát biểu tại một buổi lễ ăn mừng tại Đài tưởng niệm Lincoln. Các ca sỹ nhạc đồng quê như Toby Keith và Lee Greenword cũng như ban nhạc rock 3 Doors Down và nhiều nghệ sỹ khác sẽ biểu diễn tại buổi lễ này.
Vào tối hôm nay, ông Trump, Pence và các quan chức khác sẽ tham dự một dạ tiệc với những nhà tài trợ cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông tại Union Station.
Thứ 6 sẽ là ngày chính thức chuyển giao Nhà Trắng từ Tổng thống Barack Obama sang ông Donald Trump.
Ông Trump và gia đình sẽ dự một buổi lễ cầu nguyện vào buổi sáng trước khi ông đến Toà Bạch Ốc cùng phu nhân Melania để uống cà phê với Tổng thống Obama và phu nhân Michelle. Theo truyền thống, tổng thống mãn nhiệm và tổng thống kế tiếp sau đó sẽ cùng đi từ Toà Bạch Ốc băng qua đại lộ Pennsylvania để tới Điện Capitol, nơi diễn ra lễ tuyên thệ nhậm chức.
Tại Điện Capitol, ông Trump và Pence mỗi người sẽ đọc lời tuyên thệ trước sự hiện diện của các quan chức hàng đầu của Mỹ và các nhà cựu lãnh đạo cùng hàng trăm nghìn người dân theo dõi từ Quảng trường Quốc gia.
Lễ tuyên thệ của ông Trump sẽ do thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ John Roberts chủ trì, một cuốn kinh thánh của gia đình ông Trump và một cuốn kinh thánh Lincoln mà Tổng thống Obama đã dùng trong các lễ nhậm chức trước đây sẽ được dùng trong lễ tuyên thệ. Lễ tuyên thệ của ông Pence sẽ do thẩm phán Tối cao Pháp viện Clarence Thomas chủ trì.
Cũng giống như mọi tổng thống trước đây, ông Trump sẽ đọc diễn văn nhậm chức. Một số bài diễn văn trước đây rất ngắn, chỉ vài trăm từ, trong khi bài diễn văn dài nhất là hơn 8.400 từ. Các bài diễn văn của Tổng thống Obama dài 2.100 từ và 2.400 từ.
Kết thúc buổi lễ, ông Obama sẽ rời điện Capitol và trở về với cuộc sống riêng tư của một công dân.
Một bữa tiệc trưa sẽ được tổ chức bên trong điện Capitol để đón mừng chính quyền mới.
Ông Trump và Pence sau đó sẽ trở lại Đại lộ Pennsylvania để tham gia lễ diễu hành tới Toà Bạch Ốc. Lễ diễu hành sẽ có xe hoa, các nhóm hội đoàn và các ban nhạc mua vui cho hàng nghìn khán giả đứng dọc theo đại lộ này.
Vào tối thứ 6, ông Trump sẽ tham gia 3 dạ tiệc chính thức sau lễ nhậm chức, một truyền thống đã có từ năm 1809. Nhiều dạ tiệc khác cũng được tổ chức khắp thủ đô Washington.
Buổi lễ chính thức cuối cùng vào sáng thứ 7 là Buổi sáng Cầu nguyện tại Nhà thờ Quốc gia Washington.
http://www.voatiengviet.com/a/cac-hoat-dong-trong-le-nham-chuc-tong-thong-my/3682919.html
Nhà nước Hồi giáo ‘mất 1/4 lãnh thổ’ năm 2016
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) mất gần một phần tư lãnh thổ năm 2016 theo dữ liệu mới công bố.
Nhóm này mất gần 18.000 km vuông lãnh thổ và chỉ còn khoảng 60.400 km vuông, ít hơn diện tích của bang Florida, các chuyên viên phân tích an ninh và quốc phòng của IHS Markit cho hay.
IHS Markit dự đoán việc quân chính phủ Iraq tái chiếm Mosul vào giữa năm nay.
Nhưng họ nói thành trì Raqqa sẽ là một thử thách lớn.
IHS Markit cho biết năm 2016, IS mất 23% lãnh thổ mà họ chiếm đóng trong khi năm trước đó là 14%.
“IS phải chịu thiệt hại về lãnh thổ lớn nhất năm 2016, trong đó có những khu vực mang tính sống còn với họ,” Columb Strack, chuyên viên phân tích cao cấp của IHS cho biết.
Ông nói rằng kết quả này diễn ra dù đã IS chiếm lại thành phố Palmyra tháng 12/2016 “từ tay quân chính phủ Syria”.
Tại Mosul – thành phố lớn thứ hai của Iraq, bị những kẻ cực đoan kiểm soát từ năm 2014, quân chính phủ Iraq đã “có những bước tiến ổn định” ở các quận phía đông dù bị kháng cự mạnh những ngày gần đây, báo cáo cho hay.
Ông Strack cho biết: “Chúng tôi hy vọng quân chính phủ Iraq sẽ giành lại Mosul trước tháng 6/2017.
“Sau Mosul, chính phủ Iraq có thể sẽ tập trung tấn công các ổ kháng cự quanh Hawija.”
Việc giành Raqqa sẽ khó khăn hơn, báo cáo của IHS cho hay.
Raqqa được coi là “thủ phủ” của đế chế Hồi giáo.
Tháng 11/2016, liên quân do Mỹ hậu thuẫn gồm các chiến binh người Kurd và Ả rập, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), cho biết tiến hành chiến dịch chiếm Raqqa.
Nhưng chiến dịch đã “bị đình trệ tại lưu vực giữa sông Euphrates và Balikh”, báo cáo cho biết.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-38662852
Thủ tướng Malaysia kêu gọi Miến
ngưng đàn áp người Rohingya
Sáng nay trong bài diễn văn đọc khai mạc hội nghị cấp ngoại trưởng của Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo, Thủ Tướng Malaysia kêu gọi Miến Điện ngưng ngay chính sách đàn áp đối với người Hồi Giáo Rohingya.
Theo lời Thủ Tướng Najib Razak, người Hồi Giáo Rohingya cư ngụ ở Miến đang là nạn nhân của chính sách kỳ thị, bị binh sĩ và an ninh Miến Điện lấy cớ truy lùng khủng bố để bắn giết, hãm hiếp, cướp của. Ông nói chính những hành động tàn bạo này đã khiến 66,000 người Rohingya phải chạy lánh nạn, phần lớn sang Bangladesh xin tá túc.
Thủ Tướng Malaysia còn nói rằng nếu tình hình tệ hại này tiếp tục diễn ra, quân khủng bố Hồi Giáo quá khích sẽ lợi dụng cơ hội để rat ay phá hoại, gây bất ổn không chỉ cho Miến Điện mà còn cho ổn định, hòa bình của cả khu vực và của thế giới.
Hội nghị của Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo đang diễn ra tại Kuala Lumpur, quy tụ 57 quốc gia thành viên. Ngày mai khi kết thúc, các vị ngoại trưởng sẽ ký tên chung trong bản tuyên bố đòi hỏi chính phủ Miến Điện phải có biện pháp bảo vệ cộng đồng Hồi Giáo Rohingya, cũng như phải đảm bảo an ninh cho những người tỵ nạn Rohingya sau khi họ trở về lại Miến.
Quan hệ thương mại Mỹ-Trung sẽ ra sao?
Bắc Kinh nói rằng có thể giải quyết những tranh cãi về thương mại với tân chính phủ Donald Trump.
Điều này được ông Tôn Kế Văn, phát ngôn viên Bộ Thương Mại Trung Quốc nói với báo chí tại Bắc Kinh ngày hôm nay, để trả lời câu hỏi về những căng thẳng có thể xảy ra trong mối quan hệ thương mại với tân chính phủ Mỹ.
Theo lời ông Tôn, hai bên cần thảo luận với nhau để giải quyết những bất đồng, nhấn mạnh ở điểm quan hệ thương mại giữa Bắc Kinh và Washington được xây dựng theo mục tiêu cả 2 nước đều có lợi.
Từ khi còn vận động tranh cử, Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump của Hoa Kỳ thường xuyên lên tiếng chỉ trích Trung Quốc cố ý hạ giá đồng nhân dân tệ để trục lợi khi xuất khẩu hàng sang Mỹ.
Ông Trump còn hứa với cử tri là sẽ có biện pháp mạnh với Bắc Kinh, như tăng mức thuế đánh trên hàng hóa do Trung Quốc sản xuất, đưa vào thị trường Hoa Kỳ.
Đài Loan chê ông Tập đầu óc hạn hẹp
Một ngày sau khi Bắc Kinh yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ không cho phái đoàn đại diện Đài Bắc dự lễ nhậm chức của Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump, chính phủ Đài Loan lên tiếng chỉ trích Trung Quốc là nhỏ mọn, có cái nhìn hạn hẹp.
Chỉ trích vừa nêu được Cựu Thủ Tướng Đài Loan Du Tich Khôn đưa ra ngày hôm này, khi trả lời phỏng vấn dành cho hãng thông tấn nhà nước Đài Bắc.
Ông Du Tích Khôn, người được cử dẫn đầu đoàn đại diện cho Đài Loan, nói rằng trong lịch sử Trung Hoa, chưa có một nhà lãnh đạo nào đầu óc hạn hẹp như lãnh tụ Tập Cận Bình của Bắc Kinh, khi ông Tập tìm cách ngăn cản hoạt động của chính phủ Đài Bắc.
Hôm qua trong cuộc họp báo thường lệ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng Đài Bắc cố ý cử người sang Hoa Kỳ với mục đích can thiệp hay gây ảnh hưởng bất lợi cho mối quan hệ Mỹ-Trung.
Đây không phải lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc lên tiếng phản đối và cũng không phải lần đầu tiên Đài Loan cử đoàn đại diện đến Washington để dự lễ nhậm chức của tân tổng thống Mỹ, nhưng lần này chuyện bùng nổ lớn vì sau ngày đắc cử, Tổng Thống Đắc Cử Trump đã nhận điện thoại chúc mừng của Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn, sau đó ông còn đưa ra phát biểu với nội dung cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ xem xét lại chính sách “Một Trung Quốc”, nếu Bắc Kinh tiếp tục hạ giá đồng bạc để trục lợi khi đưa hàng xuất khẩu sang Mỹ.
Lễ nhậm chức của tân tổng thống Trump sẽ diễn ra vào ngày mai, thứ Sáu 20 tháng Giêng 2017.
Được biết ngoài Cựu Thủ Tướng Du Tích Khôn, phái đoàn đại diện Đài Loan dự lễ nhậm chức của Tổng Thống Trump còn có một cố vấn an ninh và một số nghị sĩ.
Một viên chức của văn phòng Tổng Thống Đài Loan cũng nói trong thời gian có mặt tại Washington, phái đoàn đại diện Đài Bắc sẽ không gặp viên chức nào trong chính phủ Trump.
Mỹ ký hiệp ước phòng thủ với các nước Baltic
LONDON —
Hoa Kỳ vừa ký thoả thuận hợp tác quốc phòng với hai nước Baltic Lithuania và Estonia, chính thức hoá kế hoạch triển khai hàng ngàn binh sĩ tới các nước này nhằm tăng cường hệ thống phòng thủ của NATO trước sự hung hăng của Nga. Thông tín viên Henry Ridgwell của đài VOA tường trình rằng bốn tiểu đoàn liên quân đang được triển khai tại Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan.
Thoả thuận hợp tác quốc phòng sẽ hợp pháp hoá quy chế chính thức của các lực lượng vũ trang Mỹ trú đóng ở Estonia và Lithuania. Kế hoạch này nằm trong khuôn khổ của kế hoạch tăng cường quân sự lớn nhất của NATO kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Số binh sĩ Nga đóng ở bên kia biên giới cao hơn lực lượng này xa. Nhưng các binh sĩ của lực lượng NATO đến từ nhiều nước thành viên được triển khai như một đơn vị phòng thủ ở tiền tuyến.
Ông Jonathan Eyal là chuyên gia của Viện nghiên cứu quốc phòng và an ninh Royal United Services của Anh. Ông nhận định:
“Tất cả các binh sĩ trong lực lượng đa quốc sẽ phải chịu chung số phận nếu một trong những nước này bị xâm lăng. Và do đó bất cứ một hành động xâm lăng nào đối với các nước này sẽ ngay lập tức kích hoạt phản ứng của tất cả các nước NATO.”
Hoa Kỳ điều động gần 6.000 binh sĩ cùng xe tăng, máy bay và vũ khí hạng nặng. Các lực lượng Mỹ sẽ dẫn đầu tiểu đoàn NATO triển khai ở Ba Lan.
Nhưng những phát biểu hồi gần đây của Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump đã khiến các đồng minh châu Âu lo lắng. Trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tuần này, ông Trump nói Liên minh Bắc Đại Tây Dương, tức NATO đã “lỗi thời.” Các nước ở tuyến đầu lo sợ Mỹ có thể giảm quân số của lực lượng triển khai sang các nước Baltic.
Chuyên gia Jonathan Eyal nhận định:
“NATO hiện là một tổ chức bị chia rẽ. Một số nước của NATO có quân đội Mỹ đồn trú. Một số nước khác thì không có binh sĩ Mỹ. Quyết định triển khai quân đội lần này là để cân bằng chiếc dù bảo vệ an ninh cho liên minh. Nếu có bất cứ ai ở Washington quyết định rút lại quyết định đó, thì cả liên minh sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng.”
Nga đã triển khai tên lửa Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và hàng ngàn binh sĩ tại Kaliningrad, một tỉnh của Nga nằm giữa biên giới của hai nước Ba Lan và Lithuania. Hồi đầu tuần này Lithuania loan báo sẽ dựng một hàng rào tại biên giới.
Bộ trưởng Nội vụ Lithuania, ông Eimutis Misiunas nói:
“Hàng rào dự trù sẽ cao hai mét, có những chướng ngại để khó leo qua hoặc đào bên dưới. Nhưng hàng rào đó không chặn được xe tăng hay các thiết bị quân sự khác.”
Theo chuyên gia Linas Kojala của Trung tâm Nghiên cứu Đông Âu ở thủ đô Vilnius của Lithuania, thì hàng rào được dựng lên ở biên giới còn có mục đích ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp khác.
“Mục đích đầu tiên của nó là để bảo đảm biên giới được theo dõi 24/24. Lính canh giữ ở đó có thể nhìn thấy những gì đang diễn ra dọc theo biên giới. Và tất nhiên còn nhiều chuyện khác có thể xảy ra ở biên giới, như buôn lậu, và những hoạt động mà chúng ta từng thấy do Nga khởi động, xâm nhập các nước láng giềng như Ukraine và thậm chí, Estonia.”
Estonia tố cáo Nga đã bắt cóc một lính biên phòng của họ bên biên giới của Estonia trong một cuộc đột kích xuyên biên giới của quân đội Nga. Moscow thì khẳng định binh sĩ biên phòng của Estonia có mặt ở bên này biên giới, tức là bên trong lãnh thổ Nga.
Các nước NATO lo ngại Nga âm mưu sử dụng chiến thuật mập mờ tương tự như vậy, sau khi NATO triển khai lực lượng bổ sung sang các nước Baltic.
http://www.voatiengviet.com/a/my-ky-hiep-uoc-phong-thu-voi-cac-nuoc-baltic/3682881.html
Phó TT Mỹ:
Nga sẽ tiếp tục can thiệp bầu cử của các nước
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ngày 18/1 khuyến cáo các nước châu Âu nên chuẩn bị trước khả năng Nga sẽ tìm cách tác động đến bầu cử các nước tương tự những gì các cơ quan tình báo Hoa Kỳ cho biết Nga đã làm trong cuộc bầu cử đưa ông Donald Trump vào Tòa Bạch Ốc.
Trong bài phát biểu cuối cùng ở Davos, Thụy Sĩ, ông Biden nói: “Với nhiều quốc gia châu Âu dự kiến sẽ tổ chức bầu cử năm nay, nên dự kiến sẽ có thêm những âm mưu của Nga can thiệp vào tiến trình dân chủ. Điều này sẽ tái diễn, tôi cam đoan với quý vị”.
Ông cũng cáo buộc Nga đã làm đảo ngược điều mà ông gọi là “trật tự thế giới tự do” và quay lại một thế giới mà các siêu cường sử dụng quyền kiểm soát trên các quốc gia nằm trong phạm vi ảnh hưởng của họ. Ngoài mục tiêu nhắm vào các hệ thống dân chủ, vẫn theo lời ông Biden, Nga còn “hung hăng với các nước láng giềng”, trong đó có các hành động tại Ukraine, và sử dụng quyền kiểm soát nguồn cung cấp năng lượng như một vũ khí để chống lại các nước khác.
Nga đã bác bỏ kết luận của tình báo Hoa Kỳ nói rằng nước này can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ với mục tiêu hỗ trợ ông Trump.
Ông Biden cũng tìm cách trấn an các nước NATO rằng Hoa Kỳ vẫn duy trì cam kết với liên minh. Trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Trump từng gọi NATO là “lỗi thời” và gợi ý rằng Mỹ sẽ không tự động bảo vệ các thành viên không đóng góp đầy đủ cho liên minh.
Phó Tổng thống Mỹ nói trong tương lai, cần phải có những nỗ lực để làm cho châu Âu độc lập hơn về nguồn năng lượng, để các quốc gia cải thiện an ninh mạng và chống thông tin sai lạc.
Ông Biden nói thế giới hiện nay có lẽ an toàn hơn bao giờ hết, nhưng với công nghệ hiện đại và việc dễ dàng chia sẻ hình ảnh thì có thể cảm thấy như có một “sự hỗn loạn không ngừng”. Ông nói trong việc đối phó với nỗi sợ hãi hiện nay, có một nguy cơ quay trở lại điều mà ông gọi là “sự bần tiện chính trị” và các chính sách chủ nghĩa dân tộc vốn dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới hồi thế kỷ trước.
Ông Biden kêu gọi đáp ứng với nguy cơ này bằng cách khai thác “bầu nhiệt huyết” đã đưa tới kế hoạch tái thiết châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ II và ‘sự can đảm’ đề ra Liên Hiệp Quốc”.
Ông Biden nói không biết chắc được thế giới sẽ ra sao, nhưng dù rằng Hoa Kỳ giữ một vai trò quan trọng, thì những thách thức của thế giới không hoàn toàn tập trung vào sự lãnh đạo từ Washin
Với Trump,
các chương trình Mỹ viện trợ nước ngoài có thể thay đổi
Nước Mỹ thay đổi Tổng thống có phần chắc những chính sách ngoại giao và viện trợ của Mỹ cũng sẽ thay đổi theo, nhưng thay đổi thế nào thì hiện chưa ai biết được đầy đủ.
Viện trợ nước ngoài sẽ bị Tổng thống và Ngoại trưởng, vốn xuất thân từ những doanh nhân, đặt chất vấn bởi với các doanh nhân đích điểm cuối cùng vẫn là vấn đề lời-lỗ.
Ông Rex Tillerson là người được đề cử giữ chức vụ Ngoại trưởng Mỹ. Trong buổi điều trần để được Quốc hội chuẩn nhận, các Thượng nghị sĩ đã hỏi cựu Tổng giám đốc Exxon-Mobil về cách thức làm thế nào ngăn ngừa không để cho viện trợ Mỹ bị lũng đoạn vì các nước ngoài tham nhũng. Ông nói:
“Nếu chúng ta viện trợ cho một quốc gia mà chúng ta biết là có rủi ro, thì điều chúng ta có thể làm để chuyển giao viện trợ này là gì?”
Chắc chắn là Tổng thống tân cử Donald Trump và chính quyền của ông sẽ viện trợ cho những quốc gia cải thiện quyền sở hữu trí tuệ, pháp quyền và chống tham nhũng.
Ông James Roberts thuộc Heritage Foundation tại Washington D.C. nhận định:
“Có quá nhiều viện trợ của các nước phương Tây-như Mỹ, các nước thuộc Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế-cuối cùng chỉ giúp cho những chế độ tham nhũng nắm giữ quyền hành.”
Đảng Cộng hòa hiện đang kiểm soát Tòa Bạch Ốc và lưỡng viện Quốc hội. Điều này có nghĩa là một số chương trình bị các tổ chức tôn giáo bảo thủ chống đối có thể sẽ bị duyệt xét lại, và có thể bị cắt giảm hay toàn toàn chấm dứt.
Bà Amanda Glassman thuộc Trung tâm Phát triển Toàn cầu ở Washington D.C cho rằng:
“Chắc chắn là có nhiều lo ngại, đặc biệt trong lãnh vực kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản, lãnh vực phòng ngừa và chữa trị HIV/AIDS.”
Hoa Kỳ là nước tài trợ lớn nhất trên toàn thế giới. Ngoại trưởng sắp mãn nhiệm John Kerry nói Hoa Kỳ cần viện trợ nhiều hơn mức hiện giờ là 34 tỉ đô la trong năm nay.
Ông Kerry kêu gọi thành lập một kế hoạch mới giống như kế hoạch đã giúp tái thiết châu Âu sau Thế Chiến Thứ Hai. Ông muốn kế hoạch này giúp đảm bảo giáo dục cho những người trẻ có nguy cơ trở thành những người theo các phần tử cực đoan Hồi Giáo.
Ông nói:
“Có khoảng 1 tỉ rưỡi thiếu niên trên thế giới dưới tuổi 15. Và có khoảng 400 triệu thiếu niên trong số này không được đi học, và đây là một vấn đề đối với tất cả chúng ta.”
Trong suốt lịch sử nước Mỹ, ngoại giao, phát triển và viện trợ đều được sự ủng hộ mạnh mẽ của cả hai đảng. Các nhà ngoại giao Mỹ hy vọng chính quyền ông Trump sẽ nhận ra rằng viện trợ cho nước ngoài cũng quan trọng đối với an ninh và lợi ích kinh tế của nước Mỹ.
Facebook bị tố cáo kiểm duyệt tùy tiện
Gần 80 tổ chức nhân quyền ngày 18/1 cáo buộc Facebook “kiểm duyệt thiên vị dựa trên sắc tộc”, không minh bạch về chính sách loại bỏ nội dung trên Facebook cũng như trong việc hợp tác với cơ quan thi hành luật pháp. Trong mấy tháng gần đây, Facebook bị chỉ trích về công tác quản lý nội dung của mạng xã hội gồm 1,8 tỉ người sử dụng.
Phản ứng mạnh lần này đáp trả lá thư hồi tháng 12 của Phó Chủ tịch Joel Kaplan cho thấy các tổ chức bảo vệ nhân quyền ngày càng mất kiên nhẫn với Facebook. Họ cáo buộc công ty không giải quyết thích đáng những quan tâm của họ dù các giám đốc điều hành cấp cao đã nhiều lần hứa sẽ có hành động.
Các nhóm này nói thư hồi đáp của ông Kaplan “chỉ giải thích những chính sách hiện hành được công bố của Facebook và không đưa ra được những giải pháp ôn hòa cho việc kiểm duyệt thiên vị chủng tộc được nêu lên trong các thư từ và các cuộc họp trước đây.” Trong số những tổ chức ký tên có SumOfUs, Trung tâm Công lý Truyền thông và Hiệp hội các quyền Tự do dân sự Hoa Kỳ.
Trong năm qua, Facebook thường xuyên bị chỉ trích về những chính sách xử lý từ chuyện sách nhiễu, tuyên truyền cực đoan cho đến bán súng và những tin tức giả tạo trên trang mạng khổng lồ của Facebook. Gần đây nhất, công ty phải đối mặt với những tranh cãi liên hệ đến việc cho trình chiếu trực tiếp những video bạo lực.
Tháng trước công ty loan báo một “Dự án Báo chí” mới nhằm cải thiện và đào sâu hơn nữa quan hệ của công ty với các hãng tin, trong loạt những động thái được thực hiện để đáp ứng trước cơn bão chỉ trích rằng công ty chưa đủ nỗ lực để chặn đứng tin giả trong chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ.
Trong thư, các tổ chức nhân quyền nói các tiêu chuẩn của Facebook ứng dụng không đồng đều và không hiệu quả trong việc dựa vào báo cáo từ người sử dụng về những nội dung có tính cách lạm dụng.
Facebook sử dụng một hệ thống nhiều khâu để xử lý hơn một triệu khiếu nại mỗi ngày. Hầu hết những khiếu nại từ người sử dụng được các nhân viên hợp đồng và nhân viên cấp thấp của Facebook duyệt xét dựa vào một quyển luật lệ gồm các tiêu chuẩn mà cộng đồng mạng phải tuân thủ.
Trong thư các tổ chức nhân quyền đưa ra một số khuyến nghị trong đó có việc cho phép người sử dụng được quyền xóa bỏ các trang và cả những mẫu tin đăng của cá nhân.
Liên minh các tổ chức nhân quyền yêu cầu có một cuộc họp vào đầu tháng 2 tại trụ sở Facebook ở Menlo Park để thảo luận về những quan ngại và khuyến nghị của liên minh.
http://www.voatiengviet.com/a/facebook-bi-to-cao-kiem-duyet-tuy-tien/3682377.html
Ông Bush cha và phu nhân nhập viện
Cựu Tổng thống Mỹ George H.W. Bush được đưa vào khu săn sóc đặc biệt tại một bệnh viện ở Houston, bang Texas, với triệu chứng viêm phổi. Vợ ông, cựu đệ nhất phu nhân Barbara Bush, cũng được đưa vào cùng bệnh viện cùng ngày 18/1.
Tin cho hay tình trạng của cựu Tổng thống đang ổn định và ông đang nghỉ dưỡng sau khi bác sĩ can thiệp.
Vợ ông, cũng được nhập viện đề phòng bất trắc sau khi bà có những triệu chứng mệt mỏi và ho.
Ông Bush cha, 92 tuổi, đã được đưa vào bệnh viện từ hôm thứ bảy sau khi bị chứng khó thở, phát ngôn viên của gia đình cho biết hôm nay.
Ông sẽ được giữ lại trong khu săn sóc đặc biệt để theo dõi bệnh tình.
Cựu Tổng thống và cựu đệ nhất phu nhân George H.W. Bush vừa kỷ niệm 72 năm ngày cưới hôm 6/1 vừa qua.
Ông Bush cha đánh dấu sinh nhật lần thứ 90 của mình bằng một cú nhảy dù từ một máy bay trực thăng.
Trong những năm gần đây, ông đã phải dùng đến xe lăn và đã nhập viện hai lần trong năm 2014, một lần nằm viện 7 tuần vì viêm phổi và lần thứ nhì bị chứng khó thở. Năm 2015, ông từng bị gãy xương cổ khi vì té ngã trong nhà.
Cựu Tổng thống và vợ đã định trước là không dự lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào thứ sáu tuần này vì lý do sức khỏe.
http://www.voatiengviet.com/a/ong-bush-cha-va-phu-nhan-nhap-vien/3681911.html
Ông Trump dự sự kiện tiền nhậm chức đầu tiên
Hôm thứ Ba, Tổng thống đắc cử Mỹ nói với các nhà ngoại giao nước ngoài tại Washington DC rằng ông “rất tôn trọng” nước họ và “thế giới của chúng ta”.
Ông Trump phát biểu khi đến dự một sự kiện quan trọng mang tên Dạ tiệc Toàn cầu của Chủ tịch, có mục đích giới thiệu các nhà ngoại giao nước ngoài với chính quyền mới do ông Trump lãnh đạo.
Tổng thống mới đắc cử nói với cử toạ rằng ông rất tự hào về nội các mà ông đã giàn xếp.
“Chúng tôi đã chọn một ê-kíp mà gộp chung lại, tôi cho là thế giới chưa từng chứng kiến tập hợp lại vào một mối. Thế cho nên, chúng tôi sẽ báo cáo thêm trong những năm tới đây, nhưng tôi nghĩ rằng mọi người sẽ nhận thấy điều đó”.
Ông cũng nói thêm về người mà ông chọn cho chức ngoại trưởng Mỹ, ông Rex Tillerson, cũng có mặt trong bữa tiệc.
Ông Trump nói ông tự hào về cách ông Tillerson cư xử trong phiên điều trần chuẩn trước Quốc hội Mỹ hồi tuần trước.
Ông Trump cũng cảm ơn các nhà ngoại giao và các nhà tài trợ sự kiện này. Ông nói: “Ở đây chúng ta có nhiều bạn bè, 147 nhà ngoại giao và các nhà đầu tư, điều chưa bao giờ có trước đây”.
Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence cũng tìm cách trấn an các nhà ngoại giao. Khi giới thiệu ông Trump, ông Pence nói: “Sự thật là, và điều này có thể mới đối với một số quý vị, nhưng tôi không tin rằng truyền thông Mỹ hoàn toàn hiểu tổng thống mới đắc cử”.
Ông Pence nói thêm: “Donald Trump sẽ là một vị tổng thống đặt nước Mỹ lên hàng đầu, nhưng chúng tôi sẽ làm việc mỗi ngày với các quốc gia trên thế giới để thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng cho các đồng minh và bạn bè của chúng tôi trên toàn thế giới”.
http://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-du-su-kien-tien-nhiem-nham-chuc-dau-tien/3681313.html
Khi Tòa Bạch Ốc đổi chủ
Washington tuần này là một thành phố trong thời kỳ chuyển tiếp giữa lúc Tổng Thống Barack Obama chuẩn bị nhường chỗ cho người kế nhiệm, Tổng thống tân cử Donald Trump. Những người ủng hộ ông Trump phấn khởi đổ về thủ đô nước Mỹ để ăn mừng lễ tuyên thệ nhậm chức của vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Nhưng theo dự kiến những người biểu tình chống đối ông Trump cũng sẽ biểu dương lực lượng trong ngày lễ nhậm chức hôm thứ Sáu 20/1. Thông tín viên Jim Malone của VOA gửi về bài tường trình chi tiết sau đây.
Đây là đoạn kết của một thời kỳ. Sau 8 năm tại Toà Bạch Ốc, vị Tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, Barack Obama, đang chuẩn bị rời khỏi sân khấu chính trị. Ông tỏ ra lạc quan trong bài diễn văn từ biệt:
“Đối với những người trong chúng ta đủ may mắn để tham gia công việc này và tận mắt chứng kiến những gì diễn ra hàng ngày, tôi xin được nói rằng, việc làm này có thể tăng năng lực và gợi niềm cảm hứng. Và thường thì niềm tin của chúng ta về nước Mỹ, và vào người Mỹ, sẽ được tái khẳng định.”
Tại Washington, những nghi thức chuẩn bị cho lễ nhậm chức của ông Donald Trump đã được xúc tiến từ sớm, đầy đủ với những người tham gia diễu hành và lễ tuyên thệ nhậm chức thử với những người đóng vai các nhân vật chính.
Tại cuộc họp báo của ông tuần trước, ông Trump hứa lễ nhậm chức của ông sẽ là một sự kiện đáng nhớ.
“Ngày 20 tới đây sẽ là một ngày rất là đặc biệt và đẹp tuyệt vời. Tôi tin rằng chúng ta sẽ chứng kiến những đám đông rất lớn bởi vì chúng ta có một phong trào. Đây là một phong trào mà thế giới chưa từng chứng kiến trước đây.”
Lễ nhậm chức của ông Trump chưa gì đã khơi lên những cuộc biểu tình giữa những người chống đối các kế hoạch của ông để siết chặt vấn đề di trú và huỷ bỏ luật chăm sóc sứa khoẻ của Tổng Thống Obama.
Hơn 30 nghị sĩ Đảng Dân chủ đã tuyên bố tẩy chay lễ nhậm chức của ông Trump.
Giữa lúc ông đang chuẩn bị lên nắm quyền, ông Trump đang đối mặt với thách thức vô cùng to lớn trong nỗ lực đoàn kết đất nước, theo nhà phân tích Michael Barone.
“Tôi tin rằng ông Trump có lẽ sẽ đối mặt với một thách thức còn lớn hơn so với 3 vị Tổng thống tiền nhiệm, mỗi người đều phải đối phó với thách thức đáng kể về mặt này.”
Trong cuộc họp báo, ông Trump không che giấu sự giận dữ của ông đối với một thành phần ký giả, khi ông từ chối trả lời một nhà báo.
“Xin đặt câu hỏi. Anh đặt câu hỏi đi. Không, không phải cô. Không, cô không được hỏi. Tổ chức của cô thật tệ hại!”
Ông Trump chưa gì đã hé lộ một hướng tiếp cận hung hăng trong cách cư xử với giới truyền thông và ông vẫn tiếp tục lên tiếng trong các vụ tranh cãi qua trang mạng Twitter.
Ông Tom DeFrank của tạp chí National nói chúng ta phải làm quen với lối tiếp cận đó.
“Đây là phong cách hành xử của ông Trump. Ông ta rất thích trở thành tâm điểm của trận bão. Ông ta yêu tình trạng hỗn tạp bởi vì ông biết rằng cuối cùng thì ông ta sẽ ra quyết định, và không có gì để bàn cãi nữa.”
Ông Trump chưa gì đã cho thấy sự khác biệt rõ rệt với ông Obama, theo chuyên gia John Fortier thuộc Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng.
“Có một sự thay đổi mà ông Trump mang tới với phong cách riêng của ông. Ý tôi muốn nói ông Donald Trump rất khác biệt so với bất cứ vị Tổng thống nào khác về phương diện ông không sợ dự phần trong một cuộc tranh cãi. Chắc chắn là những ngày sắp tới sẽ không ‘như mọi ngày’.”
Giữa lúc thời đại Obama đang khép lại, thời đại Trump với tất cả những mong đợi và những bất định, đang sắp sửa bắt đầu.
http://www.voatiengviet.com/a/khi-toa-bach-oc-doi-chu/3681304.html
Hàn Quốc: Không đủ chứng cứ
kết tội lãnh đạo tập đoàn Samsung
Một tòa án Hàn Quốc hôm thứ 5 đã huỷ bỏ trát lệnh bắt giam người đứng đầu Tập đoàn Samsung trong một quyết định có thể tác động tới phiên xử luận tội tổng thống Park Geun-hye.
Phó chủ tịch tập đoàn điện tử Samsung Jay Y. Lee bị tạm giữ trong 14 giờ đồng hồ trước khi tòa án Quận Trung Tâm Seoul kết luận rằng không có đủ bằng chứng tại thời điểm này để biện minh cho các cáo trạng của bên công tố, về các tội danh hối lộ, biển thủ công quỹ và khai man.
Quan tòa tuyên bố: “Sau khi xem xét nội dung và tiến trình điều tra, khó có thể biện minh cho lệnh bắt giam và sự cần thiết của hành động đó tại thời điểm này.”
Người phát ngôn cho văn phòng công tố Lee Kyu-chul nói:
“Phán quyết của quan tòa bác bỏ lệnh bắt giam là ‘rất đáng tiếc nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc điều tra với việc áp dụng các biện pháp cần thiết.”
Phó chủ tịch Tập đoàn Samsung Jay Y. Lee bị tình nghi đã trả cho bà Choi soon-sil, người bạn có nhiều thế lực của tổng thống Park, 36 triệu đô la trong vụ bê bối tài chánh đe doạ dẫn tới việc luận tội Tổng thống Park.
Bà Park bác bỏ cáo trạng buộc tội bà. Bà cho rằng những việc mà bà làm là vì lợi ích quốc gia và nhất mực khẳng định bà chưa bao giờ tìm kiếm tư lợi trong suốt 18 năm phục vụ công chúng.
Tượng Phật cổ 600 năm được phát hiện ở Trung Quốc
19.01.2017
Một tượng Phật cổ của Trung Quốc có niên đại từ khoảng 600 năm đã được phát hiện ở tỉnh Giang Tây, phía bắc Trung Quốc, sau khi mực nước trong một hồ chứa nước rút xuống, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Đầu của tượng Phật được nhìn thấy trong hồ chứa nước Hongmen vào cuối năm ngoái trong quá trình cải tạo cổng thủy điện của hồ.
Truyền hình Trung ương Trung Quốc trích lời các nhà khảo cổ nói những hoa văn trên đầu của bức tượng Phật cho thấy nó được khắc nên trong thời đại Triều nhà Minh từ 1356-1644.
Họ cũng nói bằng chứng của kiến trúc này được tìm thấy trên một vách đá cho thấy một ngôi chùa có thể đã được xây dựng.
Nhiều thiết bị, bao gồm các máy dò tìm âm thanh, sẽ được sử dụng để chụp các hình ảnh dưới nước để thu thập thêm dữ liệu cho việc nghiên cứu sau này.
Theo Tân Hoa Xã, bức tượng Phật do người xưa làm nên để bảo vệ tinh thần cho họ, nhằm đối phó với dòng chảy xiết nơi giao nhau của 2 con sông.
Hãng thông tấn Trung Quốc trích lời một người dân địa phương 82 tuổi tên Huang Keping nói ông đã từng thấy ngôi chùa và nhìn thấy tượng Phật này lần đầu tiên vào năm 1952.
Hồ chứa nước Hongmen được xây dựng vào năm 1958. Nhiều người dân trong khu làng đã bị di rời vì dự án này.
http://www.voatiengviet.com/a/tuong-phat-co-600-nam-duoc-phat-hien-o-tq/3682727.html
TQ sẵn sàng giúp giải quyết khủng hoảng Ukraine
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng đóng vai trò xây dựng để mưu cầu một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Phát biểu trước người tương nhiệm phía Ukraine, ông Tập còn nói thêm rằng ông xem quốc gia Đông Âu này là một người bạn.
Sau khi Nga sáp nhập lãnh thổ Crimea của Ukraine vào năm 2014, Trung Quốc lên tiếng tôn trọng tính toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine nhưng cũng kêu gọi các cường quốc phương Tây cân nhắc các quan ngại an ninh chính đáng của Nga.
Bắc Kinh cẩn trọng để không bị lôi kéo vào cuộc dằng co giữa Nga với phương Tây về tương lai của Ukraine vì không muốn xa lánh đồng minh quan trọng ở Moscow.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong cuộc gặp bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Chủ tịch Trung Quốc khẳng định với Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko, rằng hai nước có truyền thống hữu nghị lâu đời và rằng Bắc Kinh muốn siết chặt hợp tác, phát triển quan hệ với Ukraine.
“Chúng tôi thành thật hy vọng Ukraine duy trì ổn định xã hội và phát triển kinh tế và sẵn sàng đóng vai trò xây dựng trong việc cổ súy một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng,” thông cáo dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc cho biết.
Tổng thống Poroshenko nói Ukraine hoan nghênh các nguồn đầu tư từ Trung Quốc và rằng đôi bên có nhiều tiềm năng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
Trước đây, Trung Quốc tỏ ra không quan tâm đến chuyện can thiệp vào các nỗ lực ngoại giao giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
http://www.voatiengviet.com/a/tq-san-sang-giup-giai-quyet-khung-hoang-ukraine/3682415.html
TQ sẽ xây dựng mẫu quan hệ mới với Mỹ
Trung Quốc sẽ xây dựng một mẫu quan hệ mới với Hoa Kỳ trong khuôn khổ thành lập một ‘vòng tay bạn bè’ trên khắp thế giới, theo tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Liên hiệp quốc ngày 18/1.
Bài diễn văn của ông Tập cuối chuyến công du Thụy Sĩ trong đó có chặng dừng tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos nhằm nêu bật rằng Bắc Kinh mong muốn đóng vai trò hợp tác trong các vấn đề của quốc tế.
Ông Tập nhấn mạnh “Chúng tôi luôn đặt quyền và lợi ích của người dân lên trên mọi thứ và chúng tôi đã nỗ lực hết mình để phát triển và gìn giữ nhân quyền.”
Chủ tịch Trung Quốc cũng khẳng định rằng “Trung Quốc sẽ không bao giờ mưu cầu quyền bá chủ, bành trướng, hay tầm ảnh hưởng.”
Các nhóm hoạt động nhân quyền và các chính phủ Tây phương tố cáo Trung Quốc vi phạm nhân quyền tràn lan trong khi các nước láng giềng cáo buộc Bắc Kinh có tham vọng bành trướng ở Biển Đông. Tất cả những chỉ trích này đều bị Bắc Kinh bác bỏ.
Chủ tịch Trung Quốc nói các nước lớn phải xem các nước nhỏ là ngang bằng, chớ nên tự xem mình là bá quyền để áp đặt, uy hiếp các nước khác.
Ông Tập tuyên bố Trung Quốc sẽ cố gắng xây dựng kiểu mẫu quan hệ mới với Hoa Kỳ và trở thành một đối tác vì hòa bình, phát triển, cải cách giữa các nền văn minh khác nhau.
Ông cũng kêu gọi thế giới đoàn kết trong vấn đề biến đổi khí hậu, chống khủng bố, và giải giới hạt nhân.
http://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-se-xay-dung-mau-quan-he-moi-voi-my/3682394.html
Hoa Kỳ và Cuba ký hiệp định biên giới biển
20.01.2017
Hoa Kỳ và Cuba vừa ký kết một hiệp định phân định biên giới trên biển ở khu vực phía đông Vịnh Mexico.
Một thông cáo của Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết hiệp định này chỉ bao gồm biên giới trên biển duy nhất không nằm trong một hiệp định song phương trước đây.
Hiệp định này phải được Thượng Viện Mỹ thông qua trước khi có hiệu lực.
Cuba cũng đã ký một hiệp định tương tự với Mexico để giải quyết những tuyên bố chủ quyền chồng chéo trong Vịnh Mexico.
Ba nước đã bàn thảo về các đường biên giới trên biển từ giữa năm ngoái.
Hiệp định giữa Mỹ và Cuba được ký kết vài ngày trước khi ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống. Ông Trump đã đe dọa sẽ lật ngược các nỗ lực của tổng thống Barack Obama nhằm hâm nóng quan hệ Mỹ-Cuba, kể cả nối lại bang giao và tháo gỡ phần nào lệnh cấm cấm du hành giữa hai nước.
http://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-cuba-ky-hiep-dinh-bien-gioi-bien/3683400.html
IS phá hủy lăng mộ lịch sử ở Mosul
Các lực lượng Iraq đang chiến đấu với Nhà nước Hồi giáo tuần này phát hiện một sự thật đau lòng tại một khu phố của Mosul, xác nhận báo cáo có từ năm 2014 rằng IS đã san phẳng ngôi đền được cho là nơi đặt lăng mộ của tiên tri Giô-na (Johna), một vị tiên tri nổi tiếng với Do Thái, Kitô giáo và Hồi giáo.
Hôm thứ Hai, trung tướng Abdul Amir Rasheed Aarallah, người đứng đầu bộ phận truyền thông của Các cuộc hành quân hỗn hợp Iraq, cho biết:
“Các lực lượng chống khủng bố đã giải phóng khu Nabi Yunis và ngôi mộ của tiên tri Giô-na và treo cờ Iraq trên đền thờ sau khi gây ra tổn thất lớn về người và của cho kẻ thù”.
Các lực lượng Iraq cho biết IS đã san bằng di tích nổi tiếng là nơi chôn cất vị tiên tri và ngôi đền mà mỗi năm có hàng ngàn du khách từ khắp nơi trên thế giới đến viếng.
Ông Zuhair al-Jbouri, phát ngôn viên của Các lực lượng Lưu động Quốc gia, nói với đài VOA: “IS không những phá hủy ngôi đền quý giá này, mà còn đào nhiều đường hầm bên dưới để tìm hiện vật”.
Ông cho biết: “Chúng đã đánh cắp mọi hiện vật có thể vận chuyển ra khỏi Iraq để kiếm một số tiền và phá hủy bất cứ cái gì mà chúng không thể lấy đi”.
Ngôi đền được coi là một trong những địa điểm khảo cổ nổi tiếng nhất ở Mosul.
Trước khi bị phá hủy, địa điểm này gồm có một đền thờ của người Assyria được cho là đã được xây vào khoảng năm 1.300 trước công nguyên. Đây cũng là nơi có một nhà thờ Hồi giáo được xây dựng vào khoảng bốn thế kỷ trước, trong thời Đế chế Ottoman.
Trong hai năm rưỡi qua, IS đã phá hủy một số di tích lịch sử mà nhóm này coi là một phần của những nghi lễ tà đạo của người Hồi giáo, Kitô giáo và người Yazidi ở Mosul cùng những nơi khác.
http://www.voatiengviet.com/a/is-pha-huy-lang-mo-lich-su-o-mosul/3682418.html
Ân Xá QT:
Châu Âu đàn áp khủng bố, nhân quyền tuột dốc
Theo phúc trình của tổ chức Ân Xá Quốc Tế công bố hôm thứ 3, việc ban hành các lệnh khẩn cấp, việc theo dõi, khám xét nhà cửa và bắt bớ, cũng như các điều luật tước đoạt tư cách công dân của một số người là những biện pháp chống khủng bố đang đe dọa những giá trị và các quyền tự do được trân quý trong các xã hội Âu châu.
Các cuộc tấn công khủng bố trên khắp Châu Âu đã thay đổi triệt để các quan điểm về an ninh, từ một công cụ của chính phủ để bảo vệ các quyền cơ bản chuyển sang quan điểm theo đó, chính quyền phải hạn chế các quyền của người dân hầu bảo vệ an ninh cho họ.
Xem xét 14 nước thành viên EU trên khắp khu vực, cuộc nghiên cứu tập trung vào sự sói mòn của các quyền con người qua 8 chủ đề khác nhau, từ quyền riêng tư, tự do biểu đạt và tự do đi lại, các luật và biện pháp khẩn cấp cho tới việc tước bỏ quốc tịch của một công dân hoặc gửi trả họ về nước nơi họ phải đối mặt với nguy cơ bị tra tấn hoặc bị ngược đãi.
Chuyên gia về các vấn đề nội vụ, bà Camino Mortena-Martinez thuộc Trung tâm Cải cách Châu Âu nói rằng mối đe doạ khủng bố leo thang đã buộc các chính quyền Âu Châu phải cân nhắc những chọn lựa khó khăn giữa việc tăng cường các biện pháp an ninh và bảo vệ quyền riêng tư và các quyền cá nhân.
Bà Martinez lưu ý rằng các chính phủ bị tố cáo là đã không có phản ứng không thoả đáng trước các cuộc tấn công khủng bố như những những vụ thảm sát xảy ra hồi gần đây ở Paris và Brussels.
Thủ tướng Pháp Bernard Cazeneuve bênh vực việc siết chặt các biện pháp an ninh khi ông gia hạn tình trạng khẩn cấp tại Pháp cách đây 2 tháng, ông nói bảo đảm các công dân Pháp được bảo vệ an ninh ở mức độ cao nhất là điều tuyệt đối cẩn làm.
Thủ tướng Pháp nói: “Mỗi người trong chúng ta phải lưu ý tới thực tế về môi trường trong đó chúng ta đang sống, khi mối đe dọa khủng bố đang ở mức đặc biệt cao.”
Được công bố trước các cuộc bầu cử quan trọng diễn ra ở một số nước nơi các đảng theo chủ nghĩa dân túy đang lớn mạnh, trong khi các biện pháp an ninh mới đang được bàn cãi ở những nơi khác, phúc trình của Hội Ân xá Quốc tế cho thấy một xu thế đáng báo động – đó là “một loạt biện pháp chống khủng bố được thông qua cấp tốc mà không qua tham vấn với xã hội dân sự hoặc các chuyên gia khác”, theo bà Julia Hall, một chuyên gia chống khủng bố của tổ chức Ân Xá Quốc Tế.
Nước Pháp chẳng hạn đã chứng kiến 3 vụ tấn công khủng bố lớn trong hơn 2 năm qua và vào tháng trước đã gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm một lần thứ 5. Tình trạng giờ đây sẽ kéo dài đến hết 15/7 để đảm bảo an ninh cho các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội sắp tới.
Sau khi bị tấn công khủng bố vào tháng 3 năm ngoái, nước Bỉ đã sửa đổi một bộ luật cũ, cho phép tước bỏ quốc tịch Bỉ của các công dân song tịch. Biện pháp này đã làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ một số thành phần bị phân biệt đối xử.
Cũng theo phúc trình của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, tại Hà Lan, một dự thảo luật sẽ cho phép áp đặt những hạn chế đối với quyền tự do đi lại và những biện pháp khác đối với các nghi can khủng bố.
Và tại Bulgaria, một công dân Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt về tội rửa tiền đã bị bí mật giải giao về lại Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm ngoái mặc dù phán quyết của tòa nói Ankara không thể bảo đảm là ông sẽ được xét xử công bằng.
Theo chuyên gia của Hội Ân Xá Quốc Tế Julia Hall, chính quyền các nước khác, như Bulgari, Hungary và Ba Lan, cũng đang theo chân nước Pháp, nước bị miêu tả là “dẫn đầu trong các luật khẩn cấp”, để tìm cách thắt chặt luật hình sự.
Nghị viện châu Âu có tân chủ tịch
Ông Antonio Tajani thuộc đảng trung hữu Nhân dân châu Âu của Italy vừa được bầu làm chủ tịch mới của Nghị viện châu Âu, sau khi chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu đêm thứ Ba tại Strasbourg.
Ông Tajani đã được bầu để kế nhiệm ông Martin Schultz của Đức sau bốn vòng bỏ phiếu, với sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa tự do và bảo thủ. Khác với lệ thường, tiến trình bầu chọn đã bị thách thức và đây cũng là lần đầu tiên có một cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên.
Ông Tajani từng là phát ngôn viên của cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi. Ông còn là một ủy viên Liên minh châu Âu từ năm 2008 đến năm 2014.
Ông đã giành chiến thắng sau khi đạt thỏa thuận ở hậu trường với ALDE, khối tự do trong Quốc hội Âu châu, trước vòng đầu bỏ phiếu.
Ông Tajani được bầu lên vào một thời điểm quan trọng đối với Liên minh châu Âu. Nước Anh trong năm nay sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán để rời khối EU gồm 27 nước, và nghị viện Châu Âu sẽ biểu quyết về thỏa thuận chung cuộc với Anh trước khi Anh tách ra khỏi EU.
http://www.voatiengviet.com/a/nghi-vien-chau-au-co-tan-chu-tich/3681430.html
Ivanka Trump, « đệ nhất cô nương »
Ivanka phụ nữ quyền lực nhất trong chính quyền Trump ? Trước khi Donald Trump bước chân vào Nhà Trắng, con gái cả của ông là Ivanka cùng chồng Jared Kushner đã dọn về thủ đô Washington, để tiếp tục cố vấn cho tổng thống Hoa Kỳ.
Đệ nhất phu nhân Mỹ bà Melania báo trước sẽ không theo chồng về Washington, ít ra là trong thời gian đầu. Sự vắng mặt đó khiến Ivanka, trưởng nữ của tổng thống Trump là bóng hồng số 1 bên cạnh chủ nhân Nhà Trắng, kể từ ngày 20/01/2017.
Biểu tượng của thời đại
35 tuổi, là một phụ nữ xinh đẹp, giỏi giang, một doanh nhân thành đạt, Ivanka là niềm tự hào của cha. Về mặt chính thức, Ivanka không có chức vụ nào trong chính quyền sắp tới, nhưng cô luôn hiện diện bên ông Trump như bóng với hình.
Đầu tiên hết, giới yêu thời trang biết đến Ivanka khi cô là người mẫu, rồi từng bước cô được thân phụ cất nhắc vào chiếc ghế phó chủ tịch đại tập đoàn Trump Organization.
Không chỉ hài lòng là con gái một đại gia giàu có, cô gái tóc vàng này còn là biểu tượng của thời đại : Ivanka là chủ nhân của một hiệu quần áo và đồ trang sức. Bên cạnh đó cô rất năng động trên các mạng xã hội để quảng bá hình ảnh của một phụ nữ thành đạt ngoài xã hội và trong gia đình : vừa đi làm vừa chu toàn bổn phận làm mẹ với ba con còn nhỏ tuổi.
Trong cuộc vận động tranh cử của ông Trump, Ivanka đã khuyến khích bố đề nghị những biện pháp tạo điều kiện cho phụ nữ đi làm, sinh con, mà vẫn có thời gian chăm lo cho gia đình.
Ngay cả bên đảng Dân Chủ, nhiều chính khách cũng nhìn nhận Ivanka có đóng góp bảo vệ môi trường. Chính cô đã khuyên tổng thống tân cử Donald Trump tiếp cựu phó tổng thống Al Gore và ngôi sao điện ảnh Leonardo DiCaprio, những nhà bảo vệ môi trường hàng đầu của Mỹ.
Tham vọng chính trị của Ivanka ?
Vài giờ trước khi ông Trump bước vào Nhà Trắng, có tin đồn Ivanka sẽ đặt văn phòng thường trực ở « đông cung » phủ tổng thống, nơi thường được dành cho các vị đệ nhất phu nhân.
Trong lịch sử Hoa Kỳ, bên cạnh các đời tổng thống trước đây luôn có bóng hình của một người đàn bà, kể cả trong trường hợp tổng thống Mỹ góa bụa hay độc thân. Nhưng theo các nhà quan sát, vai trò của cô Ivanka sẽ là « độc nhất vô nhị ».
Chồng của Ivanka, Jared Kushner, 36 tuổi, đã từng bước trở thành một cánh tay đắc lực của tổng thống Trump. Ivanka cùng chồng luôn có mặt trong những buổi làm việc quan trọng của Donald kể từ khi ông này đắc cử, như khi ông Trump tiếp thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại tòa tháp Trump Tower. Jared được bố vợ mời làm cố vấn đặc biệt của tổng thống ở Nhà Trắng.
Lại cũng Ivanka và Jared đã « gieo » vào tai ông vua địa ốc New York những cái tên trong lúc chuẩn bị thành lập chính phủ. Trong cuộc điện đàm với lãnh đạo phe Dân Chủ ở Hạ Viện Mỹ, bà Nancy Pelosi, cô Ivanka đã thay mặt cha đề cập tới những hồ sơ liên quan đến gia đình và nữ giới.
Trong cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa ông Trump với các đại gia của ngành công nghệ « high tech » vùng thung lũng Silicon Valley, vợ chồng Ivanka cùng hai người con trai của ông Donald Trump là Donald Jr. và Eric cùng hiện diện trong phòng tiếp khách.
Tới nay, báo chí Mỹ mới chỉ nhặt được hạt sỏi đầu tiên trên con đường đưa Ivanka vào Nhà Trắng : tháng 12/2016 gia đình Trump có ý định « kinh doanh » nhờ tổ chức những buổi « nói chuyện riêng » với tổng thống Mỹ tương lai hay cô con gái lớn của ông.
Báo New York Times tiết lộ Ivanka đã đồng ý « uống cà phê tại New York hay Washington với những ai sẵn sàng tài trợ cho quỹ do Eric, em trai cô điều hành ». Có người chịu chi ra tới 70.000 đô la để được dùng một tách cà phê với trưởng nữ của tổng thống Hoa Kỳ tương lai.
Khi tin này được báo chí phơi bày ra ánh sáng, gia đình Trump vội vàng dập tắt « đám cháy », từ bỏ kế hoạch dùng nhãn hiệu « Gia đình tổng thống » để kiếm lời.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170119-ivanka-trump-%C2%AB-de-nhat-co-nuong-%C2%BB
Tư lệnh Mỹ :
Châu Á cần đối phó với quân thánh chiến hồi hương
Tư lệnh lực lượng Mỹ tại vùng Châu Á Thái Bình Dương ngày 18/01/2017 đã lên tiếng cảnh báo : Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đứng trước nguy cơ bị các chiến binh thánh chiến thuộc tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech tấn công sau khi những phần tử này rời khu vực Trung Đông trở về nước.
Phát biểu tại một hội nghị địa chính trị ở New Delhi, đô đốc Mỹ Harry Harris khẳng định : « Đây không phải là lý thuyết suông mà là một thực tế. Chỉ riêng trong một năm qua, Daech đã bộc lộ rõ những ý định sát nhân tại các nước như Bangladesh, Indonesia, Philippines, Malaysia và Hoa Kỳ ».
Theo đô đốc Mỹ, do việc tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo liên tiếp bị thất trận ở Trung Đông, cụ thể là ở Irak và Syria, các chiến binh thánh chiến xuất xứ từ Bangladesh, Indonesia và nhiều nước khác có thể chạy trở về nguyên quán, hoạt động ngay tại quê nhà, và gây nên các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu tại vùng Châu Á – Thái Bình Dương.
Lời cảnh báo của Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã tiếp nối theo một lời báo động tương tự của một trung tâm tham vấn tại Jakarta hồi tháng 10 năm ngoái 2016, theo đó mối nguy hiểm chủ yếu là ở khu vực miền Nam Philippines, nơi có nhiều nhóm Hồi Giáo cực đoan đã tuyên thệ trung thành với tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.
Đông Nam Á đã bị cuộc tấn công đầu tiên ký tên Daech vào 01/2016 khi các phần tử cực đoan tiến hành một vụ khủng bố tự sát ngay ở thủ đô Jakarta – Indonesia, khiến 4 dân thường thiệt mạng cùng với 4 tay khủng bố.
Các phần tử Hồi Giáo cực đoan có quan hệ với tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo cũng đã thảm sát 20 con tin tại một nhà hàng ở Bangladesh vào năm 2016.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170119-tu-lenh-my-chau-a-can-doi-pho-voi-quan-thanh-chien-hoi-huong
NATO khẳng định vai trò cần thiết của mình
Sau khi tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, trong bài trả lời phỏng vấn báo chí đăng hôm Chủ Nhật, 15/01/2017, đánh giá Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO đã « lỗi thời », trong những ngày qua, lãnh đạo nhiều nước châu Âu lên tiếng bênh vực cho tổ chức này. Nhân cuộc họp của ủy ban quân sự NATO, tại Bruxelles ngày 18/01/2017, lãnh đạo NATO lại lên tiếng khẳng định sự cần thiết của tổ chức này.
Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường trình :
« Trước tiên là tổng thư ký NATO ra thông cáo, cho rằng Hoa Kỳ sẽ không từ bỏ các cam kết trong Liên Minh. Còn đối với chủ tịch ủy ban quân sự NATO, tướng Petr Pavel, một trong ba tướng lĩnh cao cấp nhất của khối này, chắc chắn NATO không hề lỗi thời chút nào. Ông nói : tôi tin tưởng chắc chắn rằng NATO ngày nay vẫn có vai trò xác đáng như trước kia. Tổ chức này cũng biến đổi như mọi cơ thể sống và thích ứng với tình hình mới. Đương nhiên, người ta có thể thảo luận về quy mô, mức độ sâu sắc và nhịp độ của sự thích ứng này, nhưng tôi cho rằng không thể nghi ngờ về sự cần thiết của NATO.
Khi đánh giá NATO là lỗi thời, có thể Donadl Trump đã làm dấy lên những mối lo ngại sống còn về an ninh trong số các nước đồng minh châu Âu hiện vẫn trông cậy quá nhiều vào Hoa Kỳ trong lĩnh vực quốc phòng.
Nước Đức thông báo tăng ngân sách quân sự và nằm trong một nhóm nhỏ các nước châu Âu có ngân sách quốc phòng đáp ứng các đòi hỏi của NATO ».
Bình Nhưỡng chuẩn bị thử tên lửa liên lục địa
để dọa Donald Trump
Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, Bắc Triều Tiên đã đưa hai tên lửa mới lên dàn phóng di động. Đặc biệt lần này, Bình Nhưỡng cố tình để lộ bí mật quân sự để « bắn tiếng » với Mỹ, một ngày trước khi Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống.
Trong bản tin ngày 19/01/2017, Yonhap cho biết, Bắc Triều Tiên chuẩn bị phóng hai tên lửa liên lục địa. Đây không phải là tin đồn đoán, trái lại đã được giới chức cao cấp trong chính phủ cũng như trong quân đội Hàn Quốc và Hoa Kỳ xác nhận. Chính Bình Nhưỡng đã cố ý « làm rò rỉ » bí mật quân sự để « gửi thông điệp chiến lược » đến Donald Trump, 24 giờ trước khi tổng thống tân cử nhậm chức. Hai tên lửa, trang bị động cơ mới có thể bay đến lãnh thổ Hoa Kỳ, đã được gắn lên bệ phóng di động.
Một phát ngôn viên của bộ tổng tham mưu quân đội Hàn Quốc đã từ chối xác nhận thông tin của Yonhap. Nhưng đài CNN cũng như nhiều cơ quan truyền thông khác của Mỹ, trích nguồn tin của Lầu Năm Góc, cho biết quân đội Mỹ đã chuẩn bị đối phó. Một hệ thống ra-đa tối tân đã được bố trí « trên biển » để theo dõi các vụ phóng hỏa tiễn tầm xa.
Trong thông điệp đầu năm 2017, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố « sắp hoàn tất tên lửa bay đến tận Hoa Kỳ ». Ngay lập tức, tổng thống tân cử Donald Trump phản ứng trên Twitter : « Chuyện này không bao giờ xảy ra ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170119-binh-nhuong-chuan-bi-thu-ten-lua-lien-luc-dia-de-doa-donald-trump
Báo chí Trung Quốc
đe dọa Boeing và ngành nông nghiệp Mỹ
Hãng chế tạo máy bay Boeing và ngành xuất khẩu nông sản Hoa Kỳ có thể sẽ là những đối tượng bị trả đũa đầu tiên nếu Donald Trump khai mào cuộc chiến thương mại. Truyền thông Trung Quốc ngày 19/01/2017 cảnh báo như trên.
Trong một bài xã luận, Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc cho rằng, tuy Hoa Kỳ có nền kinh tế mạnh hơn, Trung Quốc có thể sẽ phải bị thiệt hại nhiều hơn, một khi cuộc chiến bắt đầu, nhưng Trung Quốc cũng « sẽ dẫn Hoa Kỳ đi đến đường cùng ».
Tờ báo viết : « Có một vài trường hợp trong lịch sử hiện đại cho thấy trong một cuộc chiến thương mại chỉ có một bên chịu thua, nhưng nói đúng hơn là cả hai bên kết cục đều gây tổn thương cho nhau. Làm sao mà ê-kíp lãnh đạo của ông Trump có thể nghĩ là Trung Quốc sẽ chịu thua mà không có một biện pháp trả đũa nào ? ».
Bài xã luận nhắc nhở : « Ê-kíp lãnh đạo ngạo mạn của ông Trump đã đánh giá thấp khả năng đáp trả của Bắc Kinh. Nên nhớ rằng, Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu chính các mặt hàng bông vải, lúa mì, đậu nành của Mỹ và còn là khách hàng lớn nhất của hãng máy bay Boeing ».
Văn phòng đại diện của Boeing tại Trung Quốc đã từ chối bình luận về những cảnh báo trên. Hãng chế tạo máy bay này từng dự báo thị trường hàng không Trung Quốc trong 20 năm tới cần đến 6.800 chiếc máy bay dân dụng, trị giá ước tính đến 1000 tỷ đô la.
Báo chí Trung Quốc có lời công kích mạnh mẽ này do việc hôm thứ Tư 18/01, tỷ phú Wilbur Ross, người được ông Donald Trump chọn làm bộ trưởng Thương Mại đã chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thương mại của Trung Quốc, và đe dọa sẽ tìm kiếm các biện pháp mới để trả đũa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170119-bao-chi-trung-quoc-de-doa-boeing-va-nganh-nong-nghiep-my
Twit của Trump, cơn ác mộng đối với Silicon Valley
Một tin nhắn ngắn gọn của tổng thống tương lai Hoa Kỳ cũng đủ để hàng tỷ đô la bốc hơi trên các sàn chứng khoán : kinh nghiệm đau thương của Lockheed Martin hay Toyota. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ cao cấp tại California « đổ mồ hôi hột » vì chứng mất ngủ và bệnh nhắn tin bừa bãi của Donald Trump.
Gửi tin nhắn qua Twitter trước 1 giờ đêm và sau 5 giờ sáng giờ New York, 5 ngày trong tuần, từ thứ Hai đến thứ Sáu : đó là thói quen của tổng thống Hoa Kỳ thứ 45. Nhiều tập đoàn Mỹ ở bờ Tây đã phải thích nghi với cung cách « điều hành đất nước » kiểu này của chủ nhân Nhà Trắng sắp tới đây.
Như Samuel Burke, thông tín viên của đài truyền hình CNN tại bang California, đặc trách về lĩnh vực công nghệ cao, ghi nhận : các vị « tổng giám đốc trong ngành tin học đều nơm nớp sợ một cái Twit với nội dung chết người của Donald Trump liên quan đến công ty của họ ».
Giới này « sợ hãi » những tin nhắn đó đến nỗi đã cử hẳn một người trong ban lãnh đạo, đặc trách về giao tiếp với các phương tiện truyền thông, thức dậy lúc 3 giờ sáng, giờ California, chỉ để « canh » xem Donald Trump có đả động gì đến hãng của họ hay không. Và nếu chẳng may là mục tiêu tấn công của ông vua địa ốc sắp trở thành tổng thống, thì nhiệm vụ duy nhất của người này là « điều chỉnh lại làn đạn » tránh để công ty bị tấn công khi sàn giao dịch Wall Street bắt đầu hoạt động.
Chưa cần biết nội dung tin nhắn đúng hay sai, có giá trị tới mức độ nào, nhưng với 18 triệu « follower », Donald Trump có « sức công phá » rất lớn trong dư luận và qua đó gây tác động cho các tập đoàn trong tầm ngắm của ông ta.
Hãng xe hơi Ford và trước đó là tập đoàn công nghiệp vũ khí Lockheed Martin đã trả giá đắt : giữa tháng 12/2016 chỉ một cái Twit « chê » máy bay F-35 của tập đoàn có trụ sở tại bang Maryland này quá đắt, đã khiến cổ phiếu của Lockheed Martin giảm giá mạnh trên các sàn chứng khoán. Ba ngày trước lễ Giáng sinh, lại cũng qua mạng xã hội cá nhân Twitter, ông Trump viết « vì F35 của Lockheed Martin quá cao, tôi yêu cầu Boeing đề nghị giá cho loại F-18 Super Hornet ». Chỉ vài giờ sau, trên sàn chứng khoán New York, cổ phiếu của Lockheed Martin mất giá 2 % rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi ông Trump đắc cử tổng thống. Ngược lại, Boeing tăng giá 0,5 %.
Đầu tháng Giêng vừa qua đến lượt hãng xe Toyota của Nhật rơi vào tầm ngắm của ông Trump với mệnh lệnh : « Xây nhà máy trên đất Mỹ hay phải đóng thuế ở cửa khẩu ». Tổng thống Hoa Kỳ tương lai đòi Toyota hủy dự án mở nhà máy tại Mêhicô để chế tạo loại xe Corolla nhằm bán ra trên thị trường Mỹ. Lập tức hai tỷ đô la bốc hơi trên thị trường tài chính New York trong vài giờ, trước khi cổ phiếu của Toyota tại New York tăng giá trở lại.
Vẫn theo phóng viên của đài CNN tại California, thung lũng tin học và công nghệ cao của Hoa Kỳ đang trong tình trạng « báo động đỏ » trước những tin nhắn không biết đâu mà lường của chủ nhân Nhà Trắng tương lai. Giới chủ trong vùng Sillicon Valley trong tư thế sẵn sàng để « đáp trả qua tin nhắn trong trường hợp bị Donald Trump tấn công. Thậm chí họ còn mở cả một chiến dịch huy động báo chí toàn diện » như thể chuẩn bị lâm trận.
« Chứng » mất ngủ và « bệnh » nhắn tin bừa bãi
Tình trạng đặt báo chí, các doanh nghiệp trong thế « báo động » kiểu này có nguy cơ kéo dài trong suốt nhiệm kỳ tổng thống sắp tới. Bởi vì theo nhiều cơ quan truyền thông Mỹ, Donald Trump mắc « chứng » mất ngủ và « bệnh » nhắn tin bừa bãi.
Washington Post đã nghiên cứu « giờ » và « nội dung » những tin nhắn của ông Trump và đi tới kết luận : nhà tỷ phú này có thói quen « bắn » Twit trước 1 giờ đêm, hay vào quãng 6 giờ sáng giờ New York. Nội dung có thể liên quan trực tiếp hay không trực tiếp đến ông. Thông thường, người ta gửi tin nhắn lúc nửa đêm hay vào buổi sáng rất sớm vì có những điều bức xúc, cần nói, nhưng với Donald Trump thì không hẳn là như vậy. Đó chỉ là thời điểm mà ông truy cập vào mạng Twitter.
Báo The Atlantic nêu lên câu hỏi phải chăng Donald Trump nằm trong số từ 1 đến 3 % dân Mỹ không cần ngủ nhiều, chỉ vài giờ chợp mắt là đủ ? Về nội dung những tin nhắn của tổng thống Mỹ tương lai, tờ New York Times đánh giá : « ông ta thường xuyên gây ra những cuộc tranh cãi từ những điều tưởng tượng ».
Dù muốn hay không từ nay trở đi, mỗi lần ông Trump truy cập vào tài khoản Twitter là có khối người lo sợ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170119-twit-cua-trump-con-ac-mong-doi-voi-silicon-valley
Mỹ : Barack Obama khuyên nhủ Donald Trump
Trong cuộc họp báo cuối cùng, ngày 18/01/2017, tại Nhà Trắng, trước sự hiện diện đông đảo của các phóng viên, Barack Obama làm ra vẻ như không can thiệp vào công việc của tân chính quyền Mỹ, nhưng đã đưa ra những lời khuyên nhủ đối với người kế nhiệm Donald Trump.
Từ Washington, thông tín viên Anne-Marie Capomaccio tường trình :
« Lời khuyên đầu tiên của Barack Obama đối với Donald Trump : không nên có những cố vấn chỉ nghĩ như mình, hãy cọ sát các quan điểm và nhất là nên tôn trọng tự do báo chí, điều mà tổng thống đắc cử Donald Trump hơi khó chấp nhận. Ông Obama nói : báo chí tự do đóng vai trò cốt yếu trong sự vận hành của Hoa Kỳ. Điều này không thể diễn ra nếu như các công dân không được thông tin tốt. Nền dân chủ của nước Mỹ cần đến các nhà báo.
Vẫn theo nguyên thủ Mỹ, khi làm tổng thống, những sự việc trong cuộc sống sẽ đưa người ta trở lại với thực tế.
Làm ra vẻ không có ý định, nhưng trong suốt cuộc họp báo, Obama đã đưa ra nhiều lời khuyên đối với Donald Trump. Về nước Nga, Obama nói : đúng là nước Mỹ cần có quan hệ tốt với Matxcơva, nhưng Nga đã xâm lăng Ukraina và chính vì điều này mà phải tiến hành các biện pháp trừng phạt.
Trong hồ sơ Cận Đông, Obama nhắc nhở là cần phải chú ý, mọi quyết định của Hoa Kỳ đều có những tác động to lớn, hãy thận trọng về việc chuyển sứ quán Mỹ về Jérusalem, có thể người ta chưa đánh giá được hết các hậu quả của quyết định này.
Cuối cùng, tổng thống mãn nhiệm khẳng định là cho dù không ra tranh cử nữa, nhưng điều này không cấm cản ông, với tư cách công dân, công khai lên tiếng về những chủ đề mà ông tha thiết quan tâm, như các quyền tự do cơ bản của công dân, quyền bầu cử, vấn đề kỳ thị và quyền của người nhập cư.
Đồ đạc đã được đóng gói, sáng ngày 19/01/2017, gia đình Obama rời Nhà Trắng ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170119-my-barack-obama-khuyen-nhu-donald-trump