Ai được, ai mất trong nhiệm kỳ của Donald Trump

Cac Bai Khac

No sub-categories

Ai được, ai mất trong nhiệm kỳ của Donald Trump

10/12/2016

Nhiệm kỳ Tổng thống của Donald Trump phủ màu đen lên các doanh nghiệp hiện đại. Silicon Valley và ngành công nghiệp tái tạo năng lượng sẽ đối diện với khó khăn. Nhưng tin mừng lại đến với ngành công nghiệp “bẩn” dựa trên dầu và than, đồng thời cũng thúc đẩy giá cả của ngành công nghiệp dược phẩm.
Vào đêm bầu cử, một số chủ tịch các tập đoàn tại văn phòng của họ lau những giọt nước mắt cay đắng vì thất vọng, thì những người khác lại mở champagne. Một phần các tập đoàn, thậm chí có chút ít lo sợ về chính sách cực đoan của Donald Trump, thấy nhiều điều đạt được hơn là mất. Tuy nhiên, những người khác, sẽ phải chờ đợi bốn năm.
Trump, mặc dù nghiền Twitter, trong chiến dịch bầu cử tự nhận mình là một người không thích giới công nghệ lắm. Ông khó chịu khi biết Apple sản xuất iPhone tại Trung Quốc, và Ford sẽ chuyển sản xuất xe hơi qua Mexico. Ông xem xét lại sự biến đổi khí hậu mà bằng chứng được cho là những trận bão tuyết ở Texas. Ông hứa tái thiết nước Mỹ  ”từ đống đổ nát”, cho rằng các sân bay tại Hoa Kỳ trông giống như của các nước thế giới thứ ba. Ngoài những điều này ông hứa cắt giảm thuế và tăng ngân sách quân sự. Dựa trên những lời hứa này và những lời hứa khác chúng tôi đã chọn ra 5 ngành lớn nhất là những người thắng và kẻ thua trong cuộc bầu cử gần đây. Chúng tôi sắp đặt chúng theo thứ tự ngẫu nhiên.
Các công ty dược phẩm – thắng
Các công ty dược phẩm rất sợ đảng Dân Chủ vì họ hứa sẽ đối phó với vấn đề về giá thuốc gia tăng. Chỉ cần đề cập đến nó ngay trước khi cuộc bầu cử một bằng một tweet về việc tăng giá thuốc của Bernie Sanders (đối thủ Hillary Clinton trong cuộc bầu cử sơ bộ) đã làm giá trị cổ phiếu của công ty dược Ariad giảm đột ngột 387 triệu USD. Tâm điểm của sự chú ý xảy ra vào năm 2015, khi một doanh nghiệp trong ngành công nghiệp dược phẩm, Martin Shkreli, được gọi là người bị ghét nhất ở Mỹ, tăng giá thuốc cho bệnh nhân AIDS và ung thư lên 5,500%, gây ra tình trạng bất an lan rộng. Cả hai ứng cử viên đảng Dân chủ, và ứng cử viên đảng Cộng hòa, đều hứa sẽ làm một cái gì đó về nó, nhưng Hillary Clinton đã có những ý tưởng cụ thể. Còn Trump hứa hạn chế nhập dược phẩm từ nước ngoài để cho phép người tiêu dùng sử dụng thuốc Mỹ rẻ hơn, nhưng biện pháp này không làm thay đổi nhiều, vì thuốc nước ngoài thường không phù hợp với tiêu chuẩn của Mỹ. Không có gì ngạc nhiên sau cuộc bầu cử cổ phiếu của các công ty lớn như Pfizer, công ty dược phẩm lớn nhất thế giới, hay Merck, đã tăng lên.
Các công ty sản xuất tại Mỹ – thắng
Các công ty Mỹ sản xuất các sản phẩm của họ ở Mỹ chịu chi phí sản xuất cao hơn, bởi vì họ không được hưởng lợi từ nguồn lao động rẻ, sẽ nhận được ưu đãi trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump. Với cùng lý do đó, công ty đưa sản xuất sang Trung Quốc hay Mexico có thể bị thiệt hại. Công ty được đề cập trong bối cảnh này, sau cuộc bầu cử đã sôi động, là New Balance – nhà sản xuất giày thể thao “sneakers”. Trong khi Adidas hay Nike chuyển sản xuất sang các lục địa khác, thì New Balance tập trung vào cải tiến công nghệ, nhờ đó đã làm giảm thời gian sản xuất giày. Tuy nhiên, công ty này sau khi kết quả bầu cử công bố, đã thực hiện sai việc tiếp thị và ủng hộ kế hoạch của Trump rút khỏi TPP, một thỏa thuận thương mại ở châu Á và Thái Bình Dương, có thể diễn ra vào ngày đầu tiên sau khi nhậm chức.  New Balance theo đó sẽ sản xuất nhiều hơn ở Mỹ. Thật không may, sự ủng hộ Trump không làm thích thú các cử tri ủng hộ bà Clinton, đa phần là giới trẻ – là khách hàng chủ yếu của New Balance. Trên internet có hàng trăm, nếu không phải hàng ngàn, các videoclip họ đốt giày của New Balance.
Các công ty năng lượng – Thắng
Trong chiến dịch tranh cử, Donald Trump đã hứa sẽ bãi bỏ những rào cản cho ngành sản xuất năng lượng truyền thống – bẩn – tức là từ dầu, khí đốt và than đá. Ngành công nghiệp này sợ Hillary Clinton, người cảnh báo sẽ có những hạn chế trong việc khai thác đá phiến và hỗ trợ việc bảo vệ khí hậu. Trump, thì hứa sẽ khai thác mỏ “trị giá 50 nghìn tỷ USD dự trữ dầu và khí đốt, và hàng trăm năm trữ lượng than sạch”, bãi bỏ các quy định hạn chế về việc sản xuất và tiết kiệm, cứu ngành công nghiệp than. Mặc dù ý tưởng sau cùng không nên trông đợi quá nhiều, bởi vì khả năng của một tổng thống mới có giới hạn – đó là, nguồn năng lượng rẻ từ đá phiến sét là một trong những yếu tố làm bất lợi cho chính nó. Có thể được hưởng lợi bởi những tay chơi, chẳng hạn như công ty TransCanada, trong đó có kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn dầu từ Canada sang Mỹ, nhưng đã bị chặn lại bởi Tổng thống Barack Obama với lý do gây tổn hại môi trường. Rất khó để xác định chính sách năng lượng Trump sẽ mang lại hậu quả như thế nào lên giá thành nhiên liệu, bởi chúng ta chưa biết ông sẽ làm gì trong mối quan hệ với Iran.
Các công ty từ ngành công nghiệp xây dựng – thắng
Trong chiến dịch tranh cử, bà Hillary Clinton hứa một kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng lớn trị giá 275 tỷ đôla, để góp phần tạo ra công ăn việc làm mới. Trump – mặc dù bị chỉ trích gia tăng chi phí – đã công bố một chương trình trị giá một nghìn tỷ đôla. Tổng thống tương lai lập luận rằng, sẽ tân tạo các trung tâm thành phố, xây dựng lại các đường cao tốc, cầu, đường hầm, sân bay, trường học và bệnh viện. Không có gì ngạc nhiên khi xác định giá trị của các công ty sản xuất vật liệu xây dựng – ví dụ như Glencore từ ngành luyện kim – đã tăng ngay sau khi công bố kết quả bầu cử. Các công ty xây dựng hy vọng sự bùng nổ, mặc dù kế hoạch của Trump chưa có bất kỳ chi tiết cụ thể nào. Một ví dụ là công ty Mexico sản xuất xi măng Grupo CEMENTOS de Chihuahua, công bố sẽ không gặp nhiều lúng túng, sẵn sàng để hỗ trợ việc xây dựng bức tường giữa Mỹ và Mexico. Trump cho biết trong chiến dịch tranh cử rằng, xây dựng nó là cốt ngăn chặn những người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, những tội phạm hiếp dâm và ma túy từ phía hàng xóm phiền hà. Công ty nói rằng họ tôn trọng khách hàng của cả hai bên biên giới.
Công nghiệp sản xuất vũ khí – thắng
Sau nhiều năm eo hẹp dưới thời Tổng thống Barack Obama, cuối cùng ngành công nghiệp vũ khí có thể phủi tay.  Donald Trump đã hứa sẽ tăng chi tiêu quốc phòng, trong đó có việc hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân, các hạm đội tàu và máy bay. Ông cũng muốn tăng quân số của quân đội Mỹ. Đây là tin tốt cho các công ty như Boeing, Raytheon, Lockheed Martin, General Dynamics và Huntington Ingalls Industrie, những công ty sản xuất cho nhu cầu của quân đội Mỹ. Sau khi công bố kết quả bầu cử, giá cổ phiếu của các công ty này đã tăng lên. Boeing đã không tiết kiệm lời chúc mừng nồng nhiệt đối với Tổng thống đắc cử và cam kết hợp tác. Đảng Cộng hòa từ lâu đã bị than phiền về quan hệ gần gũi với ngành công nghiệp quốc phòng, trong khi đảng Dân Chủ  thực hiện những giới hạn về chi tiêu quân sự. Thế nhưng, bây giờ những người Cộng Hòa vừa có cả Nhà Trắng và Quốc hội, không có vấn đề gì nếu họ muốn loại bỏ chúng. Tuy nhiên, vấn đề đối với Trump có thể là tiền – chúng ta hãy nhớ ông ta còn chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và kế hoạch giảm thuế.
Các công ty kinh doanh ở Mexico và Trung Quốc – thua 
Hướng về các cử tri, Donald Trump đã giương biểu ngữ quốc gia biệt lập, ông tức tối với các công ty sản xuất hàng tại Mexico và Trung Quốc, đưa công việc của người Mỹ ra nước ngoài. Tổng thống đắc cử có kế hoạch đàm phán lại thỏa thuận khu vực thương mại tự do NAFTA (Hiệp định thương mại Bắc Mỹ), cơ sở của quan hệ kinh tế với Mexico. Ngoài ra ông muốn đàm phán với Trung Quốc về vấn đế giữ giá đồng nhân tệ quá thấp để làm cho sản phẩm của họ cạnh tranh hơn. Ông cũng muốn thiết lập trật tự trong việc trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp và các tiêu chuẩn lao động và bảo vệ môi trường ở Trung Quốc. Ông hứa sẽ khôi phục mức thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, thậm chí ở mức 35-45 phần trăm. Nếu nói đến Mexico, mất nhiều nhất là các nhà sản xuất ôtô như General Motors, Daimler, BMW và Fiat Chrysler, mà một phần của sản xuất của họ đặt ở láng giềng phía nam Hoa Kỳ. Còn với Trung Quốc – sẽ có nhiều công ty bị ảnh hưởng, bao gồm cả Apple đang sản xuất ví dụ như iPhone tại Trung Quốc. Giá của iphone có thể sẽ tăng. Nhiều nhà phân tích nghi ngờ rằng Trump sẽ thực sự muốn kích hoạt một cuộc chiến thương mại với Mexico và Trung Quốc.
Silicon Valley – thua
Trước cuộc bầu cử, Silicon Valley lo sợ Donald Trump đắc cử và công khai ủng hộ Hillary Clinton. Chiến dịch ủng hộ Hillary Clinton được hỗ trợ bởi các thành viên sáng lập, những người đứng đầu hoặc người quản lý của các tập đoàn như Google, Apple, Facebook, Napster, Tesla, LinkedIn hoặc Salesforce. Ngoại trừ một trong số ít các trường hợp là Peter Thiel, nhà đầu tư đầu tiên của Facebook và đồng sáng lập PayPal. Rất ít, bởi vì có đến 140 nhà lãnh đạo của Silicon Valley trong một lá thư đã nói Trump là “một mối đe dọa cho sáng tạo”. Việc không ưa thích ứng cử viên đảng Cộng hòa nằm trong dòng chảy tự do của ý tưởng và những con người đang hợp tác với phần còn lại của thế giới, một điều then chốt đối với ngành công nghiệp công nghệ. Trump liên tục nói chống lại việc cấp visa cho các tài năng nước ngoài, bởi vì nó chỉ làm tăng thêm khó khăn tìm việc làm của người Mỹ. Ông cũng thông báo rằng sẽ buộc Apple sản xuất iphone ở Mỹ, mặc dù không nói rõ sẽ làm thế nào. Ông cũng kêu gọi tẩy chay của công ty Cupertino vì họ đã từ chối mở khóa iPhone của một trong những thủ phạm gây ra vụ nổ súng tại San Bernardino. Trump đã không trình bày bất kỳ kế hoạch cho các ngành công nghiệp công nghệ, thậm chí không cố gắng để tìm sự ủng hộ của họ. Ông cũng được biết như người không đặc biệt nhiệt tình với công nghệ mới, tin rằng máy tính làm cho cuộc sống dễ dàng hơn, nhưng đồng thời nó cũng gây phức tạp.
Ngành công nghiệp năng lượng tái tạo – thua
Trong chiến dịch tranh cử, Donald Trump nói rằng, thay đổi khí hậu là một trò lừa bịp tốn kém. Ông cam kết Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận khí hậu đã ký năm ngoái tại Paris dự kiến ​​sẽ giảm sản xuất các loại khí nhà kính nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu. Sau đó, ông gây ngạc nhiên đáng kể khi sau cuộc bầu cử trong một cuộc họp với các phóng viên, khi nói rằng, theo ý kiến ​​của ông có thể có một mối liên hệ giữa hoạt động nào đó của con người với sự thay đổi khí hậu. Ông đảm bảo sẽ  ”mở về vấn đề này” và rằng, “không khí sạch là rất quan trọng”.  Tuy nhiên, phát hiện này của Trump mâu thuẫn với hành động của ông – sau khi thắng cử ông bổ nhiệm Myron Ebell – một trong những đối thủ cứng đầu nhất chống lại bảo vệ khí hậu – đứng đầu nhóm nghiên cứu chuẩn bị cho việc nắm giữ quyền lực trong các cơ quan môi trường EPA (Environmental Protection Agency). Mặc dù có những lời lẽ làm dịu tình hình, các công ty từ các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo có lý do để sợ hãi, đặc biệt là Trump có nghĩa vụ đối với nhà sản xuất dầu mỏ, khí đốt và than đá. Không ngạc nhiên khi giá cổ phiếu của Vestas, nhà sản xuất lớn thứ hai của tua-bin gió, Siemens và SolarCity Elon Musk bị giảm, như là kết quả của cuộc bầu cử.
Ngân hàng – thua
Không có đồng thuận chung về tác động lên nền kinh tế Mỹ và toàn cầu của chính sách kinh tế của  Donald Trump, một doanh nhân với bạc tỷ, người mà dường như hầu hết các nhà kinh tế và các nhà quan sát thị trường đang có ý kiến ​​cho rằng, sẽ là tệ hơn. Chủ trương giảm thuế, bảo hộ hàng hoá và bất ổn trong thương mại quốc tế, cũng như trục xuất người nhập cư,  tức là làm giảm mức tiêu dùng. Đánh vào tăng trưởng toàn cầu sẽ làm chậm tăng lãi suất ở Mỹ, và đó là tin xấu cho các ngân hàng. Nhận tín hiệu này có thể là  HSBC, Credit Suisse, Deutsche Bank và BNP Paribas. Nhưng, thú vị là, sau khi công bố kết quả bầu cử, giá cổ phiếu của một số ngân hàng tăng lên. Nó cho thấy một số yếu tố của chính sách Trump có thể giúp ngành tài chính. Ví dụ, sự ấm lên trong quan hệ với Nga, mà các nhà phân tích mong đợi. Ngoài ra, các ngân hàng sẽ thực sự bị mất, hoặc sẽ giành được lợi ích, phụ thuộc vào việc tổng thống đắc cử có thực hiện lời hứa của ông trong các chương trình kinh tế hay không. Điều này đã giải toả rất nhiều.
Các công ty tránh thuế – thua
Thật là mỉa mai rằng một trong những người thua cuộc lớn nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump – một người đã sử dụng thủ đoạn ưa thích, trong gần hai thập kỷ qua đã không đóng một đồng  thuế nào – là các công ty tránh thuế. Tổng thống đắc cử hiện đã nhắm mục tiêu đầu tiên trong số đó – Amazon. Trong chiến dịch tranh cử, Trump nói rằng Jeff Bezos, người sáng lập tập đoàn này, sử dụng “Washington Post” cũng thuộc về ông ta, để tránh thuế mà Amazon phải nộp. Ông nói thêm rằng nếu họ trả tiền, giá cổ phiếu của Amazon ngay lập tức sẽ sụp đổ. Tuy nhiên, ông không đưa ra bằng chứng cho cáo buộc của mình. Mặt khác, chiến lược thuế Amazon từ lâu đã được biết đến. Tập đoàn này, trong thực tế, giống như nhiều công ty khác, sử dụng phương pháp gây tranh cãi để giảm tối đa nghĩa vụ thuế. Trump nói rằng nếu trở thành tổng thống, Amazon “sẽ có vấn đề và mức độ sẽ biết như thế nào”. Tuy nhiên, có lẽ cuộc thập tự chinh này sẽ không lan rộng ra các công ty khác  – không thiện cảm với  Bezos, ít nhất một phần được chứng minh bằng các bài viết chỉ trích ông ta.
Ai biết được, người thua thiệt nhất cuối cùng không phải do các phương tiện truyền thông đưa ra.
Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức
—————————————————————–
Dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan của tạp chí Forbes, tại link: