Ông Tô Huy Rứa đang đối mặt với khả năng bị truy tố
09/12/2016
Liên quan vụ Trịnh Xuân Thanh, ngày 8/12/2016 Ban Bí thư đã họp ngày dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo với 2 nguyên Ủy viên Trung ương Trần Lưu Hải và Huỳnh Minh Chắc.
Ban Bí thư nhận định những vi phạm, khuyết điểm của các cán bộ nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, gây bức xúc và tạo dư luận xấu trong xã hội.
Xét nội dụng, tính chất, mức độ vi phạm; căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư thống nhất rất cao (100% bằng phiếu kín) quyết định:
– Thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Lưu Hải, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương.
– Thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015.
– Thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Duy Thăng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Trước đó, trong cuộc họp từ ngày 28 đến 30-11 tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, xử lý và đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên và tổ chức đảng do liên quan tới vụ Trịnh Xuân Thanh. Trong đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng những vi phạm, khuyết điểm của 7 cán bộ liên quan đã ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, tạo dư luận xấu trong xã hội.
Theo thẩm quyền, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trung ương quyết định thi hành kỷ luật: Cảnh cáo ông Bùi Cao Tỉnh – nguyên Vụ trưởng, nguyên Trợ lý trưởng Ban tổ chức Trung ương; Khiển trách ông Trần Công Chánh – Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020; Khiển trách bà Trần Thị Hà – Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương.
Cùng bị kỷ luật đó là một số lãnh đạo cấp cao khác, như ông Bùi Cao Tỉnh, trợ lý Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa; bà Trần Thị Hà Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Những thứ trưởng trong Bộ Nội vụ bị kỷ luật vì đã để cho Trịnh Xuân Thanh về làm phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang.
Dư luận cho rằng, với cương vị người đứng đầu Ban Tổ chức Trung ương, nhưng ông Tô Huy Rứa lại vô can, không bị kỷ luật vì là phe cánh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông Tô Huy Rứa với cương vị là người đứng đầu, chịu trách nhiệm chính trong việc luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ, nhưng ông Tô Huy Rứa, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, người từng nắm giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương lại không bị kỷ luật trong đợt này. Ông Tô Huy Rứa là người được cho là thân cận của ông Nguyễn Phú Trọng, người đã có cách luân chuyển cán bộ từ Trung ương về địa phương, sau đó quay lại để nắm giữ những chức vụ quan trọng trong đảng và chính quyền, để cuối cùng có cuộc hạ bệ ông Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc đua đến chức Tổng bí thư trong Đại hội đảng CSVN lần thứ XII. Có lẽ, chính vì đồng hành cùng ông Trọng, nên ông Rứa đã không bị kỷ luật, thay vào đó là ông Bùi Cao Tỉnh, trợ lý cho ông Tô Huy Rứa. Tuy nhiên, một số dư luận cho là ẩn ý cổ vũ cho ông Nguyễn Phú Trọng trước đại hội 12, đang đối diện nguy cơ bị “lãnh tụ” truy xét trách nhiệm trong quá khứ.
Nhân vật đầu tiên báo điềm xấu hồi tố với ông Tô Huy Rứa là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc Hội.
Sau hai lần liên tiếp được bầu bán và tổ chức tuyên thệ, khi đã chắc suất trong “tứ trụ” kiêm chức chủ tịch quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân bắt đầu phát tác uy quyền của mình.
Hành động đầu tiên ngay sau khi nhậm chức chủ tịch quốc hội, Chủ Tịch Ngân lại có vẻ đột ngột, liên quan đến công tác nội bộ. Vào đầu Tháng Tám, trong một buổi tiếp xúc cử tri và được tờ báo của Mặt Trận Tổ Quốc là tờ Đại Đoàn Kết đưa tin, bà Ngân đã khẳng định rằng: “Trịnh Xuân Thanh không thuộc diện luân chuyển. Trách nhiệm thuộc về Ban Tổ Chức Trung Ương.”
Có thể ghi nhận đây là lần đầu tiên kể từ khi được đưa vào Bộ Chính Trị từ giữa năm 2013, bà Ngân thể hiện “chính kiến” của mình về những chuyện được coi là hết sức “nhạy cảm” trong nội bộ đảng. Khi nói về trách nhiệm của Ban Tổ Chức Trung Ương liên quan đến “ruồi” Trịnh Xuân Thanh, hẳn nhiên không phải bà Ngân đề cập đến trưởng ban hiện nay là ông Phạm Minh Chính, mà đương nhiên chĩa mũi dùi vào ông Tô Huy Rứa trong chiến dịch “luân chuyển cán bộ” diễn ra trong năm 2015.
Nhiều người bình luận: Một nhân vật ít can đảm thể hiện chính kiến như Nguyễn Thị Kim Ngân nhưng bất thần phát lộ một vấn đề nhạy cảm về Ban Tổ Chức Trung Ương, tất không phải “Ngân nói” mà là “đảng nói.”
Mặc dù được coi là “công thần,” tay chân thân tín của ông Nguyễn Phú Trọng, song ông Tô Huy Rứa cũng có những khuyết tật. Vào năm 2013, ông đã dại dột “bổ nhiệm” con gái của mình là cô Tô Linh Hương, mới có 24 tuổi, làm tổng giám đốc công ty Vinaconex có tới 2,000 công nhân. Công ty này lại quá tai tiếng về lỗ lã và liên tục làm vỡ đường ống nước Sông Đà. Sau khi bị dư luận chỉ trích dữ dội và không thiếu điều ong tiếng ve trong nội bộ đảng, chỉ sau vài tháng ông Tô Huy Rứa đã phải vội “rút” cô Tô Linh Hương ra.
Cũng gần đây, dư luận xã hội đang phản ứng mạnh mẽ về việc dàn lãnh đạo Vinaconex không bị truy tố tội trạng làm đường ống nước Sông Đà vỡ tới 18 lần, đe dọa toàn bộ nguồn cung cấp nước cho 8 triệu dân Hà Nội. Nhiều người còn nói thẳng là vụ bỏ truy tố này là do có bàn tay của ông Tô Huy Rứa can thiệp.
Cũng mới đây đã xuất hiện thông tin về việc Vinaconex là do ông Trịnh Xuân Thanh “đẻ” ra, còn ông Thanh lại được ông Tô Huy Rứa “đỡ đầu.” Ông Rứa cũng là người đỡ đầu nhân vật đầy tai tiếng Vũ Huy Hoàng, cựu bộ trưởng Bộ Công Thương.
Nhưng động thái mới nhất của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao muốn lật lại hồ sơ vụ bỏ truy tố Vinaconex, đồng pha và đồng thời điểm với phát ngôn của Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân quy trách nhiệm cho Ban Tổ Chức Trung Ương liên quan vụ Trịnh Xuân Thanh, đã cho thấy dường như ông Tô Huy Rứa đang đánh mất đáng kể vai trò “công thần.”
Hiện thời, cánh báo chí đang lùng sục sự tồn tại của nhân vật Trịnh Xuân Thanh, nhưng chẳng ai biết. Chỉ có một luồng thông tin mơ hồ: “Thời gian qua anh Thanh đang phục vụ công tác điều tra.” Nếu đúng vậy, có khả năng Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt kín, thậm chí đã bị khởi tố và tạm giam.
Và nếu đúng ông Tô Huy Rứa bị “thất sủng,” cuộc chiến trong nội bộ đảng đang biến diễn sang một giai đoạn mới, với những nhân vật “cũ” cùng nhóm lợi ích đã từng ăn dày nhiều khả năng sẽ phải đội nón ra đi, nhường chỗ cho những nhóm quyền lực cùng nhóm làm ăn mới.
Một số tờ báo đã dẫn lại một thông tin mới nhất được “tiết lộ” từ Thứ trưởng công an Lê Quý Vương. Theo tướng Vương, từ cuối tháng 9/2016, Interpol quốc tế đã phát lệnh truy nã đỏ đối với trường hợp Trịnh Xuân Thanh. Đây là cấp độ truy nã cao nhất và được chuyển đến nhiều quốc gia. Cách thông tin này có thể củng cố “quyết tâm chính trị” như một số quan chức công an và chính phủ đã phát ra cách đây không lâu: bằng mọi cách phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh!
Cần chú ý là vào những ngày này, trong dư luận bất chợt rộ lên tin đồn về việc Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú, đã bị bắt, đã bị dẫn độ về Việt Nam… Nhưng lời tự sự “Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng” của tướng Lê Quý Vương lại cho thấy một thực tại chắc chắn là Trịnh Xuân Thanh chưa hề bị bắt, thậm chí người ta còn khẳng định rằng, Trịnh Xuân Thanh đang tá túc ở một thị trấn nhỏ vùng Québec, Canada với giấy tờ thường trú nhân quốc tịch nước này.
Dẫu rằng, tất cả các mũi tiến công của Tổng bí thư Trọng vào vụ “Vũ Đức Thuận và đồng bọn” trong vụ PVC, vụ mỏ wolfram Núi Pháo, Vụ MobiFone… với mục đích nhằm tới cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều chưa đi đến đâu, mặc dù chiến dịch này đã được ông Trọng khởi phát từ đầu tháng 6/2016.
Nhiều người, cho rằng cuộc chiến “chống tham nhũng” của ông Nguyễn Phú Trọng đã phải gặp lực cản, do chính người phát động tạo nên. Đó là các tai tiếng xung quanh việc Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nhận quà tặng của Formos Hà tĩnh, đó là bức tượng HCM bằng vàng ròng nặng hơn 50kg; việc bà H. vợ Tổng BT nhận quà biếu 02 căn hộ ở khu chung cư cao cấp L1, L2 Ciputra, Tây Hồ, mà người môi giới chính là bà Nhung, vợ của Trưởng Ban Tổ chức TW, ông Tô Huy Rứa.
Đây là lý do đã khiến, việc truy bắt Trịnh Xuân Thanh đã dẫm chân tại chỗ, không hề biến chuyển. Thậm chí Trịnh Xuân Thanh từ Canada đã lên tiếng thách thức lãnh đạo Bộ CA cử người sang bắt, không chỉ thế, Trịnh Xuân Thanh đã gọi điện thoại cảm ơn sự giúp đỡ và che chở của tướng Tô Lâm. Trong lúc cả bộ máy công quyền ở Việt Nam thì tê liệt, vì bây giờ bắt được “chuột” Trịnh Xuân Thanh cũng có nghĩa là “vỡ bình” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trước tin đồn “Phe đảng” đang lục đục và có thể sẽ xáo trộn mạnh, mà việc Tổng BT Nguyễn Phú Trọng bị tập thể lãnh đạo Bộ CA vô hiệu hóa. Không chỉ là việc để sổng Trịnh Xuân Thanh mà kể cả Vũ Đình Duy cũng ngang nhiên bỏ ra nước ngoài. Mới nhất lại là việc, hôm nay (8/12) lãnh đạo Bộ Công thương báo cáo chính phủ cho biết, ông Lê Trung Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power) – một doanh nghiệp lớn thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã xin nghỉ phép, đi việc cá nhân ở nước ngoài hơn 3 tuần nay vẫn chưa về.
Những dấu hiệu đó đã cho thấy, một công thần như Tô Huy Rứa cũng rất có thể bị xộ khám trong một ngày gần đây, điều đó cùng trùng với tin cho rằng cựu Trưởng Ban TC TW Tô Huy Rứa vừa bất ngờ sang dưỡng bệnh định kỳ tại khu nghỉ dưỡng Thanh Đảo – Trung Quốc, theo lời mời của lãnh đạo Đảng CSTQ
Sơn Hà tổng hợp
* Bài viết có sử dụng các bài viết trên các trang VNN, Calitoday và VOA Việt ngữ
* Bài của tác giả gửi đến TTHN
(Tin tức Hàng ngày)