Trung Quốc rót tiền vào Campuchia, Myanmar: Đằng sau sự hữu hảo

Cac Bai Khac

No sub-categories

Trung Quốc rót tiền vào Campuchia, Myanmar: Đằng sau sự hữu hảo

Trung Quốc rót tiền vào Campuchia, Myanmar: Đằng sau sự hữu hảo

Nguy cơ đầu tiên, đó là các nước trên sẽ phải tiếp nhận công nghệ lạc hậu, trung bình kém trở xuống.

Trung Quoc rot tien vao Campuchia, Myanmar: Dang sau su huu hao
TQ đẩy mạnh đầu tư vào ASEAN 

  Tạo dựng liên minh…

Hãng tin Bloomberg cho hay, Trung Quốc (TQ) đang đẩy mạnh vốn đầu tư vào 3 nước Đông Nam Á gồm Campuchia, Lào và Myanmar, trong nhiều lĩnh vực từ đường sắt tới bất động sản. Nhờ nguồn vốn TQ, nền kinh tế các quốc gia nói trên đạt tốc độ tăng trưởng vào hàng nhanh nhất thế giới.

Trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Nam – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thương mại cho rằng đây là một trong những tính toán kỹ lưỡng của TQ nhằm lôi kéo các nước ủng hộ họ.

Theo PGS.TS Nam, ASEAN đang trở thành một trung tâm thu hút các nước lớn trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Nga. Đặc biệt, Bắc Kinh  muốn biến nơi đây thành một cửa ngõ thuận lợi để phát triển thương mại và các hoạt động kinh tế. Muốn làm thế, Trung Quốc phải tạo dựng mối quan hệ hữu hảo với nhiều quốc gia khác.

“Trước đây, Trung Quốc đã tiến hành lôi kéo Thái Lan. Sau đó Bắc Kinh cũng đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Singapore từ thời ông Lý Quang Diệu. Tuy nhiên nước này cũng có những ý kiến về biển Đông khác với Trung Quốc. Hơn hết, Singapore với Mỹ là đồng minh lâu đời.

Sau đó Trung Quốc để ý tới Malaysia, Indonesia.

Trên cơ sở đó Trung Quốc nhắm vào các nước kém phát triển hơn trong ASEAN là Camphuchia, Lào và Myanmar. Họ nhận thấy bằng biện pháp kinh tế và thương mại có thể lôi kéo các nước này gần hơn với mình”.

Ngoài việc tranh thủ sự ủng hộ về chính trị, vị chuyên gia còn nhấn mạnh, Trung Quốc cũng tiến hành song song các mục tiêu về kinh tế khi đầu tư vốn tại 3 quốc gia ASEAN này:

“TQ muốn tận dụng việc đầu tư tại Lào, Campuchia và Myanmar để biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ hàng hóa. Ngoài ra, họ cũng kết hợp đẩy các công nghệ kém phát triển sang các nước này. Cùng với đó là nhằm vào khai thác tài nguyên dồi dào của nước sở tại. Nhưng tôi cho rằng đó không phải mục tiêu hàng đầu. Mục tiêu chính của TQ là lôi kéo tạo thành liên minh ủng hộ họ”, PGS.TS Nam nhấn mạnh.

Nguy cơ phụ thuộc

Nhiều năm nghiên cứu về Trung Quốc,vị chuyên gia nhận định, Bắc Kinh sẽ tích cực triển khai thêm các hoạt động nhằm thăm dò phản ứng của các quốc gia khác, trong đó có Campuchia, Lào và Myanmar.

Biện pháp nổi bật đó là tìm cách khai thác điểm yếu từ các quốc gia trên để đưa ra các biện pháp tương ứng khiến những nước này chấp nhận viện trợ hoặc đầu tư từ Trung Quốc.

Trong số 3 quốc gia nhận đầu tư từ Trung Quốc, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thương mại cho biết, dù chưa có những con số thống kê cụ thể, nhưng nhìn vào mối quan hệ song phương thời gian qua, Campuchia đang là nước có sự liên kết chặt chẽ nhất với Trung Quốc.

“Trung Quốc hiện nay làm mạnh nhất ở Campuchia trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Còn ở Lào ký kết cũng nhiều nhưng việc tiến hành chưa bao nhiêu. Trong khi đó, Myanmar thời gian gần đây cũng mới khởi động quan hệ hợp tác sau chuyến đi của bà Aung San Suu Kyi”, ông Nam nhấn mạnh.

“Nguy cơ đầu tiên, đó là các nước trên sẽ phải tiếp nhận công nghệ lạc hậu, trung bình kém trở xuống.

Thứ hai, khi họ đã chi phối được thì nền kinh tế các nước trên sẽ phụ thuộc vào Trung Quốc. Campuchia, Lào và Myanmar sẽ chỉ đuổi theo Trung Quốc mà không có bước tiến riêng. Trung Quốc nhích bước nào thì 3 nước trên nhích bước đó, không thể theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới được.

Khi đó các doanh nghiệp trong nước sẽ không thể cạnh tranh được với hàng hóa Trung Quốc và nước sở tại sẽ trở thành thị trường tiêu thụ của Bắc Kinh. Những doanh nghiệp này cùng lắm chỉ có thể tiến hành gia công, lắp ráp chứ không thể sản xuất đồng bộ được.

Để giải quyết tình trạng này, vị chuyên gia cho rằng bản thân các nước phải hết sức tỉnh táo trước những lời đề nghị được  đưa ra từ phía Trung Quốc.

Hoàng Nam

(Đất Việt)