Bình Lọt Kế Trump

Cac Bai Khac

No sub-categories

Bình Lọt Kế Trump
Monday, December 5, 2016
Vi Anh 
Theo Vietbao 
Chủ Tịch Tập Cận Bình
Nghe tin TT Trump rút Mỹ khỏi hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, Chủ Tịch Tập Cận Bình đánh phèng la, chập chả, khua chiêng gióng trống, sơn đông mãi võ vận động thay thế Mỹ ở Biển Đông. Nhưng TC đã lọt kế của TT Trump chủ trương có vẻ như bảo hộ mậu dịch Mỹ, nhưng thực chất là để triệt phá chiến lược kinh tế của TC, lâu nay sản xuất và xuất cảng hàng rẻ tiền bán cho các nước, đặc biệt là Tây Âu, Bắc Mỹ hai thị trường lớn nhứt thế giới.
Trước tiên TC tuyên truyền tố cáo Mỹ chống TC trên Biển Đông. Tin VOA ngày 26-11 dẫn từ nguồn tin của Bloomberg và Reuters, loan tải Viện Nghiên cứu Quốc gia về Biển Đông của TC tố cáo Mỹ đã cho tàu chiến và máy bay quân sự của Mỹ tiến hành hơn 700 cuộc tuần tra trên Biển Đông trong năm 2015. Mỹ biến Trung Quốc trở thành mục tiêu theo dõi số một của Hoa Kỳ. Mỹ còn liên kết với hải quân Nhật Bản và Úc, với Ấn cùng tập trận, ‘rõ ràng nhắm vào Trung Quốc’. Mỹ đặt hoả tiễn THAAD tại Hàn Quốc áp sát tuyến lửa vào TQ và khu vực này. Ngần ấy hành động quân sự của Mỹ, đồng minh và đối tác của Mỹ trên biển và trên bờ Á châu Thái bình dương, TC đề quyết rõ ràng là mối đe doạ chủ quyền TQ.

Báo cáo của Viện này không nói TC xây dựng các đảo nhân tạo với đường băng và các ngọn hải đăng trên các rặng san hô mà quốc gia này tuyên bố chủ quyền. TC coi nhưng việc làm gây căng thẳng làm cho Mỹ và đồng minh phải tăng cường sự tuần tra và hiện diện để bảo vệ tự do hàng hải và an ninh, ổn định trong vùng biển mà Mỹ xem là biển quốc tế này – là hành động chánh đáng của TC. TC coi những việc làm của họ trên Biển Đông như làm trong ao nhà của họ. Đến đỗi CSVN kéo dài phi đạo chỉ 120 m trên đảo Trường sa mà TC chiếm gần hết, TC lên tiếng phản đối CSVN quyết liệt, dù trên lý thuyết CSVN là “đồng chí đồng rận” với TC.

Trong khi đó TT Trump tân cử của Mỹ ít khi nói về Biển Đông. Lúc tranh cử hồi tháng 3, khi TC xây dựng một pháo đài quân sự trên các rặng san hô, Ông chỉ nói các lãnh đạo Trung Quốc “cố tình làm như vậy vì họ không tôn trọng tổng thống và đất nước chúng ta”. Chỉ khi đắc cử, TT Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi Hiệp ước Đối Tác xuyên Thái bình dương ngay sau khi nhậm chức, khiến TC tin rằng Mỹ để lại một khoảng trống ở Á châu Thái bình dương mà TC lắp vào giúp cho đà bành trướng của TC. Trong bản phúc trình nói trên mới đây Ông Ngô nói: “Rất có khả năng Tổng thống tân cử Donald Trump triển khai thêm tàu ở Biển Đông” có thể xảy xung đột nhưng “rất nhỏ” thôi.

Còn phía Mỹ, nhứt là phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Honolulu chưa bình luận gì về báo cáo này của TQ.

Ngoài ra TC còn thành lập Bảo tàng Biển Đông để chứng tỏ chủ quyền của TQ trên Biển Đông. Viện này đặt ở tỉnh đảo Hải Nam, mở cửa vào tháng Ba sang năm, với nhiều cổ vật thời nhà Minh và nhà Thanh (1368-1911). Ngoài ra còn có những la bàn cổ, nhật ký hàng hải và đồ gốm sứ từ các thời khác nhau như dân tìm được ở Biển Đông. Ý của Viện là cung cấp những manh mối giá trị cho các nhà nghiên cứu về trao đổi thương mại và văn hóa dọc theo hải lộ cổ có tên Con đường Tơ lụa. Ô. Đinh Huy chánh Sở Văn hóa của tỉnh Hải Nam cho biết, viện bảo tàng rộng 10 ha sẽ trưng bày các hiện vật về lịch sử, văn hóa và các tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông, làm nổi bật chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông và bảo vệ di sản văn hóa.

TC coi việc Mỹ rút khỏi TPP là cơ hội TC được giải vòng vây kinh tế do Mỹ thành lập. Đó là cơ hội TC lôi kéo các nước Á châu Thái bình dương vào vòng tay kinh tế của TC. Chính Chủ Tịch Tập cận Bình xuất tướng tại diễn đàn APEC ở thủ đô Lima, Peru, để cổ võ, lôi kéo các nước của TPP vào tổ chức Vùng Thương mại Tự do gọi tắt là FTAAP với 21 thành viên và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, gọi tắt là RCEP với 16 thành viên, đáng chú ý là RCEP sẽ có Ấn Độ tham gia nhưng không có Mỹ. Khu vực và hai tổ chức đó đương nhiên đặt dưới trướng của Bắc Kinh, dĩ nhiên là không có Mỹ.

Còn TT Lý Khắc Cường của TC thì công du một vòng các nước Trung Á và Đông Âu.

Ở đời muốn là một chuyện, còn làm đưọc hay không là một chuyện khác. Mỹ rút khỏi TPP, không có nghĩa là Mỹ chủ trương cô lập, bảo hộ mậu dịch với các nước, đặc biệt không phải cô lập đối với đồng minh. Trong 12 nước ký TPP có hơn phân nửa có hiệp ước giao thương song phương với Mỹ, trong đó có VNCS. Mỹ và Nhựt là hai nước chiếm thị trường lớn nhứt của TPP. Nhật và Mỹ là hai nước chiếm 80% tổng sản phẩm quốc nội trong tổng số 12 nước tham gia TPP. Mỹ đệ nhứt siêu cường kinh tế, Nhựt đệ tam siêu cường kinh tế, hai nước có 70 năm đồng minh thân thiết, hai bên đều cần nhau, hai bên đều cùng có lợi. Trong chiến lược chuyển trục sang Á châu Thái bình dương, Mỹ tạo điều kiện cho Nhựt đứng đầu liên minh các nước Á châu. Mỹ đồng ý cho Nhựt hầu như tu chính hiến pháp chủ hoà từ sau Thế Chiến 2, nay được có quân đội thay vì phòng vệ dân sự, được viện trợ quân sự cho các nước, và quân đội được hoạt động ở ngoại quốc.

Mỹ rút khỏi TPP về kinh tế mà thôi, cho nên không thấy một dấu chỉ nào Mỹ rút khỏi Biển Đông trên phương diện quân sự. Chính TC cũng đánh giá như thế.

Một số nước muốn giữ TPP dù Mỹ rút, vì dù sao Nhựt là đệ tam siêu cường kinh tế thế giới. Dấu chỉ đáng theo dõi. Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull nói ông hy vọng ông Trump sẽ thay đổi ý định và ủng hộ TPP, hoặc hiệp định này sẽ được duy trì dưới một dạng nào đó, theo ý của tân TT Trump. New Zealand đề nghị nên thương thuyết lại để đạt một hiệp định không có mặt của Hoa Kỳ. Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết Tokyo có kế hoạch vận động các quốc gia khác đã tham gia ký kết thỏa thuận này trong tiến trình thực thi TPP, và Tokyo có thể giữ vai trò làm đầu tàu cho TPP trong những nỗ lực hành động để bảo đảm cho TPP – một thỏa thuận thương mại lớn tầm toàn cầu – được thực thi càng sớm càng tốt.

Xét cho cùng kỳ lý, chiến lược kinh tế và quân sự của TT Trump không phải bảo hộ kinh tế, không phải cô lập theo thuyết Monroism của Mỹ đối với Tây Phương và đồng minh. Là một người gần suốt đời sống với kinh doanh, Ông Trump sẽ triệt con đường xuất cảng của TC ở hai thị trường lớn nhứt của thế giới là Tây Âu và Bắc Mỹ. Kinh tế của TC là dìm giá lương tiền của công nhân, tài trợ cơ xưởng và quốc doanh của TC để biến TC thành kho hàng rẻ tiền để xuất cảng. Ô Trump lên án TC thao túng tiền tệ, Mỹ có thể tăng thuế nhập hàng của TC lên 45%. Thế thì hàng TC sản xuất, hàng của các nhà kinh doanh Mỹ đem việc làm qua TC để trả lương ít, khi thuế tăng, thì TC chỉ có cách ngồi khóc thôi.

Chưa nhậm chức mà TT Tump đã chuẩn bị triệt con dương kinh t6e của hai chế độ CS ở Á châu, TC và VC. Tin mới đây ngày 23/11 Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thuyết phục Ô. Tim Cook, Tổng giám đốc điều hành của Apple, thay vì sản xuất sản phẩm ở các nước như Trung Quốc hay Việt Nam, nên đưa về Mỹ “xây một hoặc nhiều nhà máy lớn ở Mỹ”, Mỹ sẽ có các chính sách về thuế có lợi để Apple.

Chắc chắn kinh nghiệm và bí quyết đối phó kinh tế, tài chánh của TT Trump của Mỹ, Chủ Tịch Tập cận Bình không lão luyện quyền biến bằng TT Trump./.(Vi Anh)