Phản ứng thực dụng hung bạo của Bắc Kinh đối với trật tự thế giới đang chuyển

Cac Bai Khac

No sub-categories

Phản ứng thực dụng hung bạo của Bắc Kinh đối với trật tự thế giới đang chuyển

(internet image)

Kevin Rudd (cựu Thủ tướng Australia) * Bình Yên Đông lược dịch 

Financial Times (1 tháng 12 năm 2016) – Bắc Kinh ghét cay ghét đắng cái không thể đoán trước. Với Trump, họ có cái không thể đoán trước chiến lược ở quy mô lớn.
 
Trung Hoa thích giao thiệp với người ác độc mà họ biết. Bắc Kinh rất sẵn sàng để giao thiệp với một Tổng thống Hillary Clinton, nhưng cũng như hầu hết chúng ta, cơ quan phụ trách chánh sách đối ngoại của họ không biết phải làm thế nào sau khi Donald Trump đắc cử. Đây chính là cái tạo ra sự bấp bênh thật sự ở Bắc Kinh.
 
Các phân tích gia về chánh sách của Bắc Kinh hiện đang làm việc ngày đêm để phác họa tương lai của mối quan hệ Hoa-Mỹ. Nói chung, có 3 trường phái chồng chéo lên nhau. Phản ứng của Bắc Kinh đối với ông Trump sẽ được xếp đặt bởi những gì đang thịnh hành. Dù bằng cách nào, nó sẽ thực dụng một cách hung bạo và rất xa vời với lý thuyết.
 
Trường phái thứ nhất có thể gọi một cách đơn giản là trường phái “bất ổn”. Trung Hoa có một cách tiếp cận rất bảo thủ với chánh sách quốc tế. Họ không thích cái không thể đoán trước. Với ông Trump, họ nhận được cái không thể đoán trước ở quy mô lớn.
 
Trường phái thứ hai là lạc quan dứt khoát, bởi nhiều lý do. Những người ủng hộ thấy “những hỗn loạn” trong kỳ bầu cử ở Hoa Kỳ như là một bằng chứng với dân số trong nước về nền dân chủ cấp tiến Tây phương không thể thực hiện được. Họ cũng xem ông Trump như một chánh trị gia chuyển tiếp, được các chủ thuyết về chánh sách ngoại giao Hoa Kỳ và tổ chức nhân quyền và tình báo làm nhẹ gánh nặng. Vì thế, đối với họ, ông là một lãnh đạo có nhiều tiềm năng hơn để họ giao thiệp, trên phương diện an ninh quốc gia hay chánh sách kinh tế.
 
Hơn nữa, với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – không có Trung Hoa tham dự – nay đã chết, Bắc Kinh sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn với cái sẽ thay thế nó.
 
Luận điệu chống Hồi giáo của ông Trump có tiềm năng làm hao mòn quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ ở Indonesia và Malaysia, nơi mà Trung Hoa đã có những tiến bộ đáng kể trong việc bành trướng ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Rộng lớn hơn, những người lạc quan xem lời lẽ tranh cử mơ hồ của ông Trump đối với các đồng minh Nam Hàn và Nhật Bản làm gia tăng xác suất để láng giềng của Trung Hoa sẽ bắt đầu thích nghi với quyền lợi của Bắc Kinh.
 
Những người lạc quan cũng thấy một cơ hội về chánh sách ngoại giao cho Trung Hoa để trở thành một người đi đầu, không chỉ là một người đi sau, đối với việc giải phóng thương mại và thay đổi khí hậu – một mối lợi tiềm tàng cho năng lực mềm của Trung Hoa.
 
Trường phái thứ ba là trường phái bi quan. Ông Trump, đối với họ, đã khẳng định Trung Hoa, chứ không phải Nga, như là một đe dọa đáng để ý duy nhất đối với sức mạnh của Hoa Kỳ. Họ xem kế hoạch tăng cường quân đội Hoa Kỳ của Tổng thống tân cử, đặc biệt là hải quân, như là một hành động trực tiếp chống lại Trung Hoa.
 
Những người bi quan xem “bình thường hóa” những mối quan hệ Mỹ-Nga – thí dụ, thỏa thuận về Syria và Ukraine, có thể gồm cả việc bãi bỏ cấm vận – có thể tác động đến giọng điệu, nội dung và mục tiêu của công quản chiến lược mà Bắc Kinh vừa hình thành với Mạc Tư Khoa. Họ kết luận rằng điều này sẽ giúp cho Tổng thống Vladimir Putin được tự do trong việc thỏa hiệp với Trung Hoa. Điều này xảy ra trong một khung cảnh của mối quan hệ phức tạp và luôn thù địch giữa Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh từ thời Sa hoàng, và gần đây hơn, trong việc cạnh tranh ảnh hưởng chiến lược ở Trung Á.
 
Những người bi quan cũng ghi nhận rằng “đe dọa” kinh tế của Trung Hoa là trọng tâm của thông điệp vận động tranh cử của ông Trump về lý do tại sao giới trung lưu Mỹ đang đi thụt lùi và tại sao các kỹ nghệ đóng cửa và dời ra ngoại quốc. Họ xác định rất đúng ông Trump, tự bản năng, là một người chủ trương bảo vệ nền kỹ nghệ trong nước; khi ông nói về thuế tổng quát 45% đánh trên hàng hóa Trung Hoa, và tuyên bố Trung Hoa là một “kẻ đầu cơ tiền tệ”, ông có thể không nói đùa – vì nó có thể là thảm họa cho Hoa Kỳ, Trung Hoa và kinh tế thế giới trong việc theo đuổi chiến tranh thương mại và tiền tệ.
 
Theo quan điểm của những người bi quan, điều nầy sẽ đi vào trọng tâm của những ưu tiên quốc gia của Trung Hoa hiện nay: có tên là thành quả tương lai của nền kinh tế.
 
Hơn thế, những người bi quan cho thấy rằng ông Trump ít quan tâm đến nhân quyền, dân chủ và chủ nghĩa đạo đức ngoại lệ Mỹ tạo cho Hoa Kỳ một cơ hội sửa sai những quan hệ chiến lược với các đồng minh truyền thống chẳng hạn như Philippines và Thái Lan.
 
Trường phái nào trong các trường phái trên sẽ thịnh hành ở Bắc Kinh? Sự thật là trái banh đang nằm trong sân của ông Trump. Mỹ đã trở thành “biến số chiến lược” trong mối quan hệ tương lai Hoa-Mỹ.
 
Tổng thống tân cử gặp Chủ tịch Tập Cận Bình trong một hội nghị thượng đỉnh càng sớm càng tốt. Cả hai lãnh đạo có lẽ sẽ hành động quyết liệt và mạnh mẽ. Nhưng điều này có thể tạo đủ sự tương kính hỗ tương để có được mối quan hệ có hiệu quả.
 
Điểm mà hai lãnh đạo có thể thành công là Bắc Hàn, nơi mà đồng hồ nguyên tử đang chạy nhanh. Một thỏa thuận về vấn đề này có thể đủ để tái xác định triệt để tương lai của mối quan hệ Hoa-Mỹ một cách sớm sủa trong nhiệm kỳ của ông Trump.
 
Và đó sẽ là “nghệ thuật thỏa hiệp” tối thượng.
 
Kevin Rudd (Tác giả là cựu Thủ tướng Australia và Chủ tịch của Asia Society Policy Institute ở New York.) 
* Bài trích đăng chỉ nhằm mục đích thông tin. Nội dung bài viết không nhứt thiết phản ảnh quan điểm của Website. BBT

FINANCIAL TIMES
1-12-16
 

China’s brutally pragmatic response to a shifting world order

Beijing abhors unpredictability. With Trump it has strategic unpredictability at scale 

by: Kevin Rudd

China prefers to deal with the devil it knows. Beijing was fully prepared to deal with a President Hillary Clinton but, like the rest of us, the country’s foreign policy establishment is in the dark about what follows the election of Donald Trump. This creates genuine uncertainty in Beijing.

Chinese policy analysts are now working overtime to map out the future of Sino-American relations. Broadly, there are three overlapping schools of thought. China’s response to Mr Trump will be shaped by whichever prevails. Either way, it will be brutally pragmatic and not remotely ideological.

The first of these schools might simply be called the “instability” school. China has a deeply conservative approach to international policy. It does not like unpredictability. With Mr Trump, it has ended up with strategic unpredictability at scale.

A second school is decidedly optimistic, for several reasons. Its adherents see the “chaos” of the US election as proof for its domestic population of the unworkability of western liberal democracy. They also see Mr Trump as a transactional politician, unburdened by the orthodoxies of the US foreign policy, intelligence and human rights establishments. In their view, therefore, he is a leader with whom they have greater potential to cut a deal, either on national security or economic policy.

Furthermore, with the Trans-Pacific Partnership — which excluded China — now dead, Beijing will have greater influence on what replaces it.

Mr Trump’s anti-Muslim rhetoric has the potential to undermine US strategic interests in Indonesia and Malaysia, where China has already made significant progress in extending its south-east Asian influence. In the wider region, the optimists see the ambiguity of Mr Trump’s pre-election language on America’s South Korean and Japanese alliances increasing the probability that China’s neighbours will begin to accommodate Beijing’s interests.

The optimists also see a foreign policy opportunity for China to become a leader, not just a follower, on trade liberalisation and climate change — potentially a boon for Chinese soft power.

The third school is the pessimist school. Mr Trump, in this view, has identified China, not Russia, as the only credible threat to US power. They see the president-elect’s plan for expanding the US military, particularly the navy, as an act directed against China.

The pessimists see a “normalisation” of US-Russia relations — for example, deals on Syria and Ukraine, including the possible lifting of sanctions — as potentially affecting the tone, content and scope of Beijing’s newfound strategic condominium with Moscow. This, they conclude, would boost President Vladimir Putin’s freedom for manoeuvre in dealings with China. This occurs in the context of a complex, often adversarial relationship between Moscow and Beijing going back to tsarist times; and, more recently, strategic competition for influence in central Asia.

The pessimists also note that China’s economic “threat” was central to Mr Trump’s campaign message on why America’s middle class is going backwards and why its industries have closed and moved overseas. They correctly identify that Mr Trump is by instinct a protectionist; when he talks about a general tariff of 45 per cent on Chinese goods, and about his determination to declare China a “currency manipulator”, he might not be joking — however disastrous this may be for the US, China and the world economy in any ensuing trade and currency war.

In the pessimists’ view, this would go to the heart of Chinese national priorities today: namely the future performance of their economy.

Furthermore, China’s pessimists point to Mr Trump’s lack of interest in human rights, democracy and American moral exceptionalism as offering the US a chance to repair strategic relationships with traditional allies such as the Philippines and Thailand.

Which of these analyses will prevail in Beijing? The truth is that the ball is in Mr Trump’s court. America has now become the “strategic variable” in the future of US-China relations.

The earlier the president-elect meets President Xi Jinping at a working-level summit, the better. Both leaders are likely to play hardball. But this might just generate enough mutual respect to make the relationship work.

One area where the two leaders could make progress is North Korea, where the nuclear clock is ticking fast. An agreement on this one might just be able to radically redefine the future of China -US relations early in Mr Trump’s term.

And that would be the ultimate “art of the deal”.

The writer is a former prime minister of Australia and now president of the Asia Society Policy Institute in New York

http://www.viet-studies.com/kinhte/ChinaShiftingWorldOrder_FT.htm