Thực trạng đàn áp, sách nhiễu tôn giáo tại Việt Nam – Sự thật về ‘Tự do Internet ở Việt Nam’ -Công an Nghệ An đánh dân tàn bạo, cướp tài sản, lột quần áo
Friday, December 2, 2016
Theo RFA
Mục sư Nguyễn Hồng Quang trong một lần bị công an đánh trọng thương trước đây. |
Một số chức sắc tôn giáo không theo hệ thống nhà nước, công khai phê phán chính quyền Hà Nội là mình liên tục bị sách nhiễu, đàn áp. Thực trạng thế nào?
Liên tục sách nhiễu
Mục sư Nguyễn Hồng Quang, người đứng đầu Hội thánh Tin Lành Mennonite độc lập vào tối ngày 1 tháng 12 cho biết những sách nhiễu mà bản thân ông, người thân và tín hữu phải gánh chịu trong nhiều tháng qua:
“Chúng tôi hiện về tạm dung tại tổ 18, khu phố 1, phường Thạnh Lộc, quận 12. Trong 2-3 năm qua chúng tôi liên tục bị tấn công, bị đánh đập. Trong vòng 45 ngày trở lại đây, có 15 lần bị ném mắm tôm, chọi đá và chai thủy tinh. Mỗi lần như thế hằng ký mắm tôm.
Mới sáng nay họ đem sơn đỏ trét đầy cổng nhà hằng nhiều mét vuông, rất rung rợn!”
Linh mục Phan Văn Lợi, thuộc Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền được biết đến với nhiều kháng thư, tuyên bố về tình hình Việt Nam, từ Huế cũng trình bày những sách nhiễu mới nhất đối với ông và gia đình nơi ông đang sống:
“ Bản thân của tôi bị sách nhiễu rất nhiều, qua việc công an đã đổ keo vào ổ khóa cổng 6 lần để không cho tôi ra khỏi nhà. Trong tháng gần đây, nhịp độ đó gia tăng hơn.
Ngoài ra công an có 3 lần ném đồ dơ cũng như ném đá vào trong nhà làm bể kính, bể ngói… Lần mới đây nặng nề làm vỡ những tấm kính lớn ở trên gác.
Họ còn biện pháp nữa là chặn đường không cho tôi đi. Một lần tôi muốn đi qua Tòa Tổng Giám Mục nhưng hai công an ăn mặc thường phục, ăn nói rất côn đồ chặn tôi lại và còn bịa ra chuyện tôi mắc nợ mà không trả chủ nợ thuê chúng đến để giữ tôi lại. Tôi biết đó là những công an vì chúng thường xuất hiện quanh nhà của tôi.”
Trình báo & giải quyết
Cơ quan chức năng Việt Nam luôn yêu cầu người dân sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, nên đối với những trường hợp bị sách nhiễu, gây rối như vừa nêu, họ hướng dẫn cần báo với những nơi phụ trách an ninh- trật tự xã hội để được giải quyết.
Điều này cũng được những công dân như hai vị chức sắc mục sư Nguyễn Hồng Quang và linh mục Phan Văn Lợi thực hiện; thế nhưng theo họ không hề được giải quyết.
Mục sư Nguyễn Hồng Quang cho biết trường hợp của ông trong vấn đề này:
“Tôi là một người ‘trọng pháp’, rất tôn trọng pháp luật và tôn trọng trách nhiệm của những công viên công lực có trách nhiệm bảo an tại địa phương. Tôi trình bày với bảo vệ khu phố, đến tổ trưởng dân phố, đến cảnh sát khu vực, đến ủy ban Phường, bí thư Phường, công an Phường, quận ủy và ủy ban nhân dân quận 12 nơi mà ông Lê Trương Hải Hiếu làm chủ tịch quận, rồi công an thành phố Hồ Chí Minh, đến Công an Phía Nam và cả lãnh đạo cục an ninh phía bắc. Tất cả đều bất lực, vô vọng.
Chúng tôi trình bày thì họ cũng vào làm việc; nhưng nói tìm không ra. Họ gắn 4 camera trước nhà tôi. Khi họ vào ném, tôi thấy đèn (camera) đỏ lên. Nhưng họ nói ‘bảo trì’ và họ không xét.
Họ kiểm tra liên tục, chốt bảo vệ ở cách nhà tôi chỉ có 3 mét. Những kẻ xấu núp trong chốt bảo vệ ném qua nhà tôi. Nhưng họ trả lời không tìm ra, chưa trả lời gì cả! Họ chỉ hứa thôi. Không có điều tra gì cả mà càng ngày hễ báo cho họ thì việc ném mắm tôm càng gia tăng nhiều hơn, ác liệt hơn, dữ dội hơn và nguy hiểm hơn!”
Linh mục Phan Văn Lợi cũng gặp trường hợp tương tự:
“Có một lần cụ thể cách đây chừng hơn một tháng, lần đó công an đổ keo ngay giữa ban ngày vào nhà tôi và nhà người em trai ở bên cạnh.
Em tôi có gọi điện thoại cho công an phường nhưng họ không tới. Ở Việt Nam chúng tôi đều biết tất cả những đơn khiếu nại gửi lên cho nhà cầm quyền thì họ không bao giờ xét cả. Không phải chỉ trường hợp của tôi mà tất cả những ai bị sách nhiễu vì lên tiếng đấu tranh cho tôn giáo, nhân quyền mà gửi đơn, thậm chí gửi đơn lên Quốc hội, họ cũng không để ý! Vì Nhà nước luôn cho Nhà nước có lý còn nhân dân sai lầm! Nên chúng tôi thấy việc nộp đơn lên Nhà nước đều vô ích.
Thậm chí có những tín đồ bị giết chết nhưng khi làm đơn trình bày sự việc lên công an, lên các cấp chính quyền họ không bao giờ giải quyết cả.
Đó là thực tế tại Việt Nam.”
‘Nói & làm’ của chính quyền
Mục sư Nguyễn Hồng Quang cho biết trước đây Hội thánh Mennonite độc lập có vài trăm chi hội; thế nhưng nay số này chỉ còn lại chừng 60. Vì muốn các chi hội tiếp tục được duy trì nên ông nhẫn nhục không mạnh mẽ tố cáo những hành vi đàn áp đối với bản thân ông, gia đình; thế nhưng tình trạng vừa qua theo ông là quá mức chịu đựng đành phải tiếp tục lên tiếng.
Đối với giáo hội Công giáo, ngày 23 tháng 11 vừa qua, chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đến Vatican gặp giáo hoàng Phan xi cô. Những lãnh đạo khác của chính quyền và đảng cộng sản Việt Nam cũng có những chuyến thăm tương tự. Sau những chuyến thăm như thế truyền thông Nhà nước luôn có hình ảnh và bài viết tuyên truyền cho chính sách tôn giáo của nhà nước.
Phía linh mục Phan Văn Lợi qua kinh nghiệm bản thân và quan sát lâu nay thì lời nói và hành động của lãnh đạo Hà Nội vẫn không có gì thay đổi tức ‘lời nói không đi đôi với việc làm. Vị linh mục này nhận xét cứ sau những chuyến thăm của lãnh đạo Việt Nam đến Vatican thì sau đó lại xảy ra tình trạng đối xử, đàn áp tồi tệ hơn. Ông cho biết hiện đang có chiến dịch ‘bôi xấu’ những linh mục tại Giáo phận Vinh công khai hướng dẫn nạn nhân chịu tác động bởi Formosa khiếu kiện đòi hỏi quyền lợi và lên án nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh chính là tác nhân gây hại cho môi trường sống của người dân cần phải chấm dứt hoạt động.
Theo SBTN
Ảnh AliExpress |
Gần đây, Tổ chức Phóng viên không biên giới một lần nữa phải đề cập đến “Kẻ thù của Internet” nhắm đến giới lãnh đạo CSVN. Còn trong báo cáo năm 2016, tổ chức Freedom House – Hoa Kỳ xếp hạng Việt Nam không có tự do Internet và được liệt vào hạng thấp nhất của Đông Nam Á.
Nếu chỉ nhìn trên bề mặt, tỷ lệ người tham gia Internet ở Việt Nam là rất cao so với một số nước trong khu vực. Chỉ trong năm 2015 tỷ lệ người dùng internet ở Việt Nam tăng từ 48% lên 53%. Trong khi Campuchia chỉ có 19%, Myanmar chỉ có 22%, ngay cả nước được cho là hơn hẳn Việt Nam về kinh tế như Thái lan cũng mới được 39%, hay 22% ở Indonesia.
Ở Việt Nam người có điện thoại thông minh xài 3G tăng trưởng nhanh kể từ năm 2009 và năm 2015 có đến 29.3 triệu người sử dụng mạng 3G, truy cập internet với tốc độ 5Mbps, sắp tới sẽ có cả mạng 4G. Campuchia chưa có 3G phổ biến; Indonesia chỉ có tốc độ truy cập 3,0 Mbps kém xa Việt Nam; Myanmar còn chưa có 3G và vẫn dùng mạng cố định, tốc độ internet chậm chạp và rất đắt đỏ. Thái lan có nhỉnh hơn Việt Nam với tốc độ truyền tải là 20Mbps.
Tuy nhiên, chính quyền và công an chỉ mở Internet cho các mục đích vô thưởng vô phạt như chơi game online. Thậm chí, trong nhiều năm qua họ còn “buông” cơ chế quản lý hình ảnh và nội dung khiêu dâm trên mạng. Nhưng với các tin tức, bài bình luận có tính phản biện và phản kháng đối với chế độ cầm quyền thì bị siết rất gắt gao.
Năm 2013, một văn bản gọi là Nghị định 72/2013/NĐ-CP đã đặt ngoài vòng pháp luật việc sử dụng blog và các trang mạng xã hội để chia sẻ thông tin về tình hình thời sự. Nghị định này đánh dấu một bước lùi mới trong chiến dịch mà nhà cầm quyền nhằm vào việc sử dụng tiện ích Internet hiện đại như một công cụ thông tin độc lập và như một đối trọng gây phiền toái cho các phương tiện truyền thông truyền thống ở Việt Nam, vốn bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của đảng.
Từ trước khi Nghị định 72 ra đời, công an CSVN đã thiết lập chế độ tường lửa để ngăn chặn đến mức tối đa các trang web và blog bị coi là “độc hại”. Về sau này, không chỉ web và blog mà cả một số trang facebook cá nhân cũng bị ngăn chặn.
Những trang báo mạng và blog thường bị công an ngăn chặn mạnh tay nhất và thường xuyên nhất là Việt Nam Thời Báo (Hội Nhà báo độc lập Việt Nam), Bauxite…
Thậm chí vào những thời điểm nổ ra các cuộc biểu tình bảo vệ môi trường ở Hà Nội và Sài Gòn vào tháng 5/2016, hay cuộc biểu tình của giáo dân – ngư dân miền Trung phản đối Formosa, mạng facebook đã bị đóng thẳng tay trong một khoảng thời gian nhất định.
Giới quan chức và công an CSVN thường ngụy biện rằng tự do Internet là tự do trong khuôn khổ pháp luật”. Nhưng các tổ chức nhân quyền quốc tế lại thừa hiểu rằng đó là sự tự do của một kẻ chuyên áp chế quyền con người.
Công an mặc thường phục đã túm cổ anh Huân lôi xuống đường và liên tục đạp thẳng vào mặt, để lại dấu giày còn in trên mặt. Mắt anh bị đánh chảy máu, bầm tím, mặt sưng nhiều chỗ, chân và tay cũng bị sưng tấy. Toàn thân nhiều vết đòn thù trầy xước cả thịt.
Khoảng 5-7 người đã cướp hết tiền bạc, điện thoại và hơn 1 triệu đồng cùng các giấy tờ của anh Huân.
Sự việc xảy ra vào lúc 9 giờ 15 sáng khi anh đang đi trên xe buýt đoạn gần ngã tư Quán Hành, thành phố Vinh trước sự chứng kiến của nhiều người.
Một hành khách đi cùng anh đã thông báo cho gia đình cựu TNLT Nguyễn Đình Cương biết về vụ bắt cóc và nhanh chóng thông báo cho công luận.
Anh Huân cho biết, công an Nghệ An đã bắt anh và lôi anh đến vùng rừng núi Thanh Chương. Anh Huân kể: “Chúng dùng thắt lưng vụt tới tấp vào tôi. Thằng khác lấy giày đạp liên tục vào mặt và cạnh sườn, chúng thổ nhiều đòn vào ngực và các bộ phận trên thân thể tôi.”
Hằn lên cơ thể anh là những dấu giày và các vết roi đòn. Anh Huân càng hét to thì những kẻ này nói: “Mày hét đi tao cho mày chết luôn. Cái chân mày hay đi, tao đánh cho què luôn khỏi đi. Cho chết mẹ mày đi.”
Nguyên nhân vụ đánh đập có thể là một đòn dằn mặt với các nhà hoạt động và chính anh Huân,bởi anh là người tích cực trong việc đấu tranh cho quyền lợi của các em học sinh bị nhà trường lạm thu giáo dục. Ngoài ra anh là người thường xuyên lên tiếng đòi quyền lợi cho các nạn nhân Formosa, các tù nhân lương tâm và những nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền trong nước.
Khi được đưa về tới nhà anh Cương, nhà hoạt động này vẫn chưa hết bàng hoàng và đau đớn vì những đòn thù mà những tên công an đã gây cho anh.
Những năm gần đây, nhà cầm quyền đã mạnh tay trấn áp những tiếng nói đối lập với cường độ và tần suất càng dày. Trong khi cam kết với cộng đồng quốc tế sẽ cải thiện tình trạng nhân quyền thì thực tế là tình trạng vi phạm nhân quyền lại càng tăng với những vụ càng nghiêm trọng.
Nhiều người khi xem hình ảnh chỉ có thể thót lên một câu: cộng an ác hơn cả loài cầm thú