Ai là người đau khổ nhất nước Mỹ khi Trump lên làm Tổng Thống?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Ai là người đau khổ nhất nước Mỹ khi Trump lên làm Tổng Thống?
Giang Le
12-11-2016
Chắc nhiều bạn nghĩ người đau khổ nhất sau cuộc bầu cử vừa rồi là Hillary, nhưng đọc bài xã luận này của NYT có lẽ các bạn sẽ đồng ý với tôi: người đau khổ nhất là Obama.
Cách đây chưa lâu tôi có viết ba legacy quan trọng nhất của Obama là Dodd-Frank, Obamacare, và TPP. Đó là những chính sách rất quan trọng có thể thay đổi lâu dài hướng đi của nước Mỹ và xã hội Mỹ, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến cả thế giới. Obama sẽ đi vào lịch sử như một trong những tổng thống thành công và quan trọng nhất của Mỹ bất kể hình ảnh của ông khá yếu/mờ nhạt trong mắt một số nhà bình luận. Nhưng ngay cả trước cuộc bầu cử này khá lâu đã có dấu hiệu cả ba legacy của Obama có khả năng sụp đổ. Bây giờ thì không còn nghi ngờ gì nữa, những ưu tiên chính sách trong 100 ngày đầu của “tổng thống” Trump là xoá bỏ Dodd-Frank, xoá bỏ Obamacare và rút khỏi TPP.
Bất kể những lời phát biểu rất nhã nhặn và thái độ thân thiện trong buổi gặp mặt với Trump, Obama chắc chắn vô cùng đau khổ vì phải bàn giao nhiệm sở cho một kẻ sẽ phá bỏ những thành quả của mình đã làm trong 8 năm qua. Những thành quả đó không phải chỉ là những chính sách, con số vô hồn mà là niềm tin/lý tưởng của ông vào những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai. Tôi mường tượng hoàn cảnh của Obama khi tiếp Trump trong Nhà Trắng giống như một người cha phải dắt một kẻ tàn ác vào giao chìa khoá nhà lại rồi ra đi, tin chắc rằng hắn sẽ giết chết những đứa con (tinh thần) của mình. Ai là người có thể đau khổ hơn Obama ở giờ phút đó?
Tôi biết sẽ có một số kẻ cynic nói rằng thì Obama có thể làm được gì khác, ông ta là người thua cuộc và phải chấp nhận luật chơi. Đúng vậy, Obama, Hillary và những candidate khác trong lịch sử Mỹ luôn chấp nhận luật chơi khi thất bại. Không chỉ vì họ có “dignity” và “decency”, những phẩm chất mà tôi không thấy ở Trump, mà vì họ muốn bảo vệ nền dân chủ của đất nước họ. Họ hiểu rằng nguyên tắc “peaceful transfer of power”, bất kể phải transfer cho đối thủ của mình, đã giúp cho nước Mỹ ổn định và thịnh vượng.
Chỉ có thể chế dân chủ mới có thể đảm bảo được nguyên tắc này. Bởi vì Obama/Hillary và các supporters của họ biết rằng dù thua trong cuộc đua vào vị trí tổng thống năm 2016 thể chế dân chủ vẫn đảm bảo cho họ quyền được tiếp tục đấu tranh cho lý tưởng của mình mà không sợ bị Trump hay bất kỳ ai đàn áp. Họ không cần phải nổi dậy, phải rút vào bí mật, phải cầu viện ngoại bang để tiếp tục đấu tranh. Tôi không thể không đồng ý với Nguyễn An Nguyên là bốn năm sắp tới của “tổng thống” Trump chỉ là hạt cát trong lịch sử hiến pháp Mỹ, đất nước này đã có những tổng thống tồi tệ trong lịch sử. Bởi vậy dù đau khổ và thất vọng những người liberal sẽ vẫn tiếp tục đấu tranh, không cần bằng bạo lực mà thông qua các nguyên tắc dân chủ, như lời kêu gọi cuối cùng của Hillary:
This loss hurts, but please never stop believing that fighting for what’s right is worth it. We need you to keep up these fights now and for the rest of your lives.