Gia đình Donald Trump sẽ cùng nhau điều hành nước Mỹ
3 người con lớn và con rể ông Trump sẽ giúp cha điều hành nước Mỹ trong thời gian tới
12-11-2016
Hãng tin Reuters ngày 12.11 cho hay Tổng thống thứ 45 của Mỹ, ông Donald Trump sẽ bắt đầu lịch trình dài ngày thực hiện kế hoạch chuyển giao quyền lực sau khi tổng thống đương nhiệm Barack Obama đang sắp chấm dứt nhiệm kỳ của mình. Ba đứa con nhà Trump cũng sẽ có mặt trong thành phần nội các mới.
Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump sẽ bắt đầu “động thổ” phòng làm việc mới vào ngày 20.1.2017 cùng đại gia đình thân hữu và đội ngũ cố vấn từng sát cánh cùng ông trong chiến dịch tranh cử tổng thống.
Dự kiến ông Trump cùng cấp dưới của mình sẽ đẩy nhanh cuộc chuyển giao quyền lực trong thời gian tới cùng bộ máy chính quyền mới. Ông Mike Pence, Phó tổng thống liên danh tranh cử với ông Trump sẽ phụ trách việc bố trí nội các làm việc với tổng thống.
Cô con gái “rượu” nhà Trump là Ivanka cùng hai con trai là Eric và Donald Jr. và con rể Jared Kushner có mặt trong danh sách Ủy ban điều hành gồm có 16 thành viên.
Trong khi đó các tòa nhà của ông trùm bất động sản ở New York sẽ là “cơ quan đầu não” phổ biến chính sách của Trump với đội ngũ nhân viên mới vào 4.000 vị trí khác nhau.
Như đã cam kết lúc tranh cử, trong thời gian tới, ông Trump sẽ thiết lập cơ chế cắt giảm thuế, siết chặt nhập cư và bãi bỏ Đạo luật bảo vệ bệnh nhân ObamaCare. Đạo luật được thông qua dưới thời Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, khi phóng viên Wall Street Journal và CBS nhắc lại đạo luật trong một cuộc phỏng vấn, Trump cho biết ông vẫn sẽ giữ một số quy định cần thiết.
Tỉ phú Trump cho biết ông sẽ giao quyền quản lý đế chế kinh doanh đồ sộ của mình cho 3 người con có mặt trong nội các chính trị. Tuy nhiên việc những người con ông lấn sân vào chính trường làm dấy lên nguy cơ sẽ xảy ra những tranh chấp lợi ích, theo Daily Mail.
Mặt khác, người liên doanh tranh cử với ông Trump là ông Pence sẽ là cánh tay đắc lực trong việc thực hiện quá trình chuyển giao quyền lực vì ông Pence có mối quan hệ tốt với giới Cộng hòa trong Quốc hội. Dự kiến Phó tổng thống mới sẽ tiếp tục công việc ông Christie đã làm trước đây và hoàn thành nhiệm vụ “hình thành nhóm lãnh đạo vượt trội, những con người sẽ thực thi nghị trình đổi mới tại Washington.”
Hiện vị cựu thống đốc bang New Jersey này vẫn đang đối mặt với sức ép chính trị từ sau vụ bê bối “Bridgegate”.
Giành giật nơi chính trường
Dường như đội ngũ hậu phương cho chiến dịch tranh cử của ông Trump đã không tập trung thời gian cho xây dựng kế hoạch chuyển giao quyền lực khi thắng cử. Thậm chí phe ủng hộ đảng Cộng hòa còn bị “động lòng” tiếc nuối trước những thất bại của đối thủ Dân chủ Hillary Clinton hôm bầu cử 8.11.
Kết quả là do không có kế hoạch từ trước, từ hôm 8.11 đến nay hàng trăm ứng viên đã nộp đơn xin ứng cử vào nội các của ông Trump. Từ những người theo phe bảo thủ như Sarah Palin (bà này từng là cựu Thống đốc bang Alaska) đến chính trị gia lão luyện như ông David Malpass đều muốn có “vị trí” trong dàn lãnh đạo mới của nước Mỹ.
Theo Daily Mail, hôm 11.11, Thượng nghị sĩ Kelly Ayotte, người từng bị ông Trump đánh bại trong chiến dịch tranh cử nội bộ của đảng Cộng hòa ở New Hampshire cũng đứng ra ứng cử vị trí Bộ trưởng Quốc phòng.
Nguồn tin từ hậu phương của ông Trump cho hay Thượng nghị sĩ Alabama Jeff Sessions có khả năng đảm trách trọng trách ấy, trong khi người phát ngôn của Hạ viện Newt Gingrich được xem là vị Ngoại trưởng tiềm năng. Bên cạnh đó, tướng Michael Flynn đang là ứng viên sáng giá cho vị trí cố vấn quân sự, theo nguồn tin từ Daily Mail.
Dự kiến, nhân viên kho bạc kỳ cựu David Malpass và nhân viên Ủy ban An ninh và trao đổi Paul Atkins có thể sẽ giúp đỡ nhóm chuyển giao về các vấn đề kinh tế, ngoại thương.
Chính sách đối ngoại khó đoán
Rất khó đoán định đường đi nước bước của ông Trump sẽ như thế nào khi thương mại với Trung Quốc. Nhiều chuyên gia lo lắng ông Trump đang có xu hướng chỉ trích chính sách thương mại hiện thời của Bắc Kinh.
Song một vài chuyên gia kinh tế khác lại cho rằng ông Trump vẫn chấp nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc nếu Bắc Kinh không có những động thái làm thay đổi mạnh cán cân quyền lực trong khu vực.
Chiến thắng của ông Trump khiến tổng thống đương nhiệm Barack Obama phải thay đổi một số chiến lược đối ngoại của mình trong những tháng cuối cùng còn tại chức. Dự kiến ông Obama sẽ có chuyến thăm các nước đồng minh ở châu Âu và châu Á vào tuần tới. Một vài nguồn tin tiết lộ, tổng thống thứ 44 của Mỹ sẽ ngừng những nỗ lực yêu cầu quốc hội thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trong tuần tới, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ có chuyến công du sang New York, Mỹ để gặp vị tổng thống mới. Ông Trump cũng ngỏ ý về cuộc gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Bàn về chuyện chuyển giao quyền lực, Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Âu EU Jean-Claude Juncker bày tỏ thái độ thẳng thắn hôm 11.11 rằng: “Tôi nghĩ chúng ta sẽ phải mất thời gian 2 năm trước khi ông Trump có chuyến công du đến thế giới mà ông ta còn chưa biết đến”.
Xuân Hồng
Dự kiến ông Trump cùng cấp dưới của mình sẽ đẩy nhanh cuộc chuyển giao quyền lực trong thời gian tới cùng bộ máy chính quyền mới. Ông Mike Pence, Phó tổng thống liên danh tranh cử với ông Trump sẽ phụ trách việc bố trí nội các làm việc với tổng thống.
Cô con gái “rượu” nhà Trump là Ivanka cùng hai con trai là Eric và Donald Jr. và con rể Jared Kushner có mặt trong danh sách Ủy ban điều hành gồm có 16 thành viên.
Trong khi đó các tòa nhà của ông trùm bất động sản ở New York sẽ là “cơ quan đầu não” phổ biến chính sách của Trump với đội ngũ nhân viên mới vào 4.000 vị trí khác nhau.
Như đã cam kết lúc tranh cử, trong thời gian tới, ông Trump sẽ thiết lập cơ chế cắt giảm thuế, siết chặt nhập cư và bãi bỏ Đạo luật bảo vệ bệnh nhân ObamaCare. Đạo luật được thông qua dưới thời Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, khi phóng viên Wall Street Journal và CBS nhắc lại đạo luật trong một cuộc phỏng vấn, Trump cho biết ông vẫn sẽ giữ một số quy định cần thiết.
Tỉ phú Trump cho biết ông sẽ giao quyền quản lý đế chế kinh doanh đồ sộ của mình cho 3 người con có mặt trong nội các chính trị. Tuy nhiên việc những người con ông lấn sân vào chính trường làm dấy lên nguy cơ sẽ xảy ra những tranh chấp lợi ích, theo Daily Mail.
Mặt khác, người liên doanh tranh cử với ông Trump là ông Pence sẽ là cánh tay đắc lực trong việc thực hiện quá trình chuyển giao quyền lực vì ông Pence có mối quan hệ tốt với giới Cộng hòa trong Quốc hội. Dự kiến Phó tổng thống mới sẽ tiếp tục công việc ông Christie đã làm trước đây và hoàn thành nhiệm vụ “hình thành nhóm lãnh đạo vượt trội, những con người sẽ thực thi nghị trình đổi mới tại Washington.”
Hiện vị cựu thống đốc bang New Jersey này vẫn đang đối mặt với sức ép chính trị từ sau vụ bê bối “Bridgegate”.
Giành giật nơi chính trường
Dường như đội ngũ hậu phương cho chiến dịch tranh cử của ông Trump đã không tập trung thời gian cho xây dựng kế hoạch chuyển giao quyền lực khi thắng cử. Thậm chí phe ủng hộ đảng Cộng hòa còn bị “động lòng” tiếc nuối trước những thất bại của đối thủ Dân chủ Hillary Clinton hôm bầu cử 8.11.
Kết quả là do không có kế hoạch từ trước, từ hôm 8.11 đến nay hàng trăm ứng viên đã nộp đơn xin ứng cử vào nội các của ông Trump. Từ những người theo phe bảo thủ như Sarah Palin (bà này từng là cựu Thống đốc bang Alaska) đến chính trị gia lão luyện như ông David Malpass đều muốn có “vị trí” trong dàn lãnh đạo mới của nước Mỹ.
Theo Daily Mail, hôm 11.11, Thượng nghị sĩ Kelly Ayotte, người từng bị ông Trump đánh bại trong chiến dịch tranh cử nội bộ của đảng Cộng hòa ở New Hampshire cũng đứng ra ứng cử vị trí Bộ trưởng Quốc phòng.
Nguồn tin từ hậu phương của ông Trump cho hay Thượng nghị sĩ Alabama Jeff Sessions có khả năng đảm trách trọng trách ấy, trong khi người phát ngôn của Hạ viện Newt Gingrich được xem là vị Ngoại trưởng tiềm năng. Bên cạnh đó, tướng Michael Flynn đang là ứng viên sáng giá cho vị trí cố vấn quân sự, theo nguồn tin từ Daily Mail.
Dự kiến, nhân viên kho bạc kỳ cựu David Malpass và nhân viên Ủy ban An ninh và trao đổi Paul Atkins có thể sẽ giúp đỡ nhóm chuyển giao về các vấn đề kinh tế, ngoại thương.
Chính sách đối ngoại khó đoán
Rất khó đoán định đường đi nước bước của ông Trump sẽ như thế nào khi thương mại với Trung Quốc. Nhiều chuyên gia lo lắng ông Trump đang có xu hướng chỉ trích chính sách thương mại hiện thời của Bắc Kinh.
Song một vài chuyên gia kinh tế khác lại cho rằng ông Trump vẫn chấp nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc nếu Bắc Kinh không có những động thái làm thay đổi mạnh cán cân quyền lực trong khu vực.
Chiến thắng của ông Trump khiến tổng thống đương nhiệm Barack Obama phải thay đổi một số chiến lược đối ngoại của mình trong những tháng cuối cùng còn tại chức. Dự kiến ông Obama sẽ có chuyến thăm các nước đồng minh ở châu Âu và châu Á vào tuần tới. Một vài nguồn tin tiết lộ, tổng thống thứ 44 của Mỹ sẽ ngừng những nỗ lực yêu cầu quốc hội thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trong tuần tới, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ có chuyến công du sang New York, Mỹ để gặp vị tổng thống mới. Ông Trump cũng ngỏ ý về cuộc gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Bàn về chuyện chuyển giao quyền lực, Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Âu EU Jean-Claude Juncker bày tỏ thái độ thẳng thắn hôm 11.11 rằng: “Tôi nghĩ chúng ta sẽ phải mất thời gian 2 năm trước khi ông Trump có chuyến công du đến thế giới mà ông ta còn chưa biết đến”.
Xuân Hồng